Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.3 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ LÝ

CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC
SANG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
(Từ ba tác phẩm văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác
phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lý luận văn học

Người hướng dẫn khoa học

TS: Nguyễn Thị Kiều Anh

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, người đã
tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là
các thầy cô trong tổ Lí luận Văn học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian học tập và thực hiện khóa luận này

Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2017


Sinh viên

Nguyễn Thị Lý


LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Nguyễn Thị
Kiều Anh. Tôi xin cam đoan rằng:
- Khóa luận này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả.
- Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
- Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu
nào đã công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 7 tháng 4 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Lý


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích và ý nghĩa đề tài ........................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH ......................... 6
1.1 Văn học ....................................................................................................... 6
1.1.1 Thuật ngữ văn học............................................................................... 6
1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ văn học ....................................................... 7
1.2 Điện ảnh.................................................................................................... 11
1.2.1 Thuật ngữ điện ảnh ........................................................................... 11
1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh........................................................... 13
1.3 Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh.................................................. 19
1.3.1 Văn học và điện ảnh - người bạn song hành ................................... 19
1.3.2 Phim chuyển thể - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện
ảnh ............................................................................................................... 21
1.4 Phim chuyển thể trong lịch sử điện ảnh Việt Nam............................... 24
1.5 Giới thiệu về tác phẩm văn học và tác phẩm điệm ảnh....................... 26
1.5.1 Bộ ba tác phẩm “ Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của Nhà văn
Nam Cao...................................................................................................... 26
1.5.2 Phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy” ........................................ 29


CHƯƠNG 2: SỰ CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM VĂN HỌC SANG ĐIỆN
ẢNH …………………………………………………………………………. 32
2.1 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ cốt truyện.. 32
2.2 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ kết cấu ........ 38
2.3 Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh nhìn từ nhân vật ..... 40
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật là sản phẩm kì diệu, vĩ đại của trí tuệ và tâm hồn nhân loại.

Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật ngày càng thỏa mãn những
yêu cầu đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con người đồng thời khẳng
định tính độc lập của nó tước thực tiễn. Sở dĩ, nghệ thuật cần thiết bởi vì chính
trong nghệ thuật, con người đã tìm thấy sự biểu hiện cao nhất và đầy đủ nhất
những khả năng nhiều mặt của mình. Đó là văn học, âm nhạc, hội họa, điêu
khắc, kiến trúc… và sau này là sân khấu điện ảnh.
Các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ qua lại, tác động và thâm
nhập lẫn nhau. Một khuynh hướng văn nghệ có thể phát triển và lây lan trong
nhiều ngành nghệ thuật như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa
ấn tượng, chủ nghĩa hiện sinh… trong đó mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh
trong gia đình nghệ thuật được coi là một trong những “duyên phận” kỳ diệu và
đáng chú ý nhất. Văn học đã trở thành một nguồn rất quan trọng cho sự phát
triển của điện ảnh. Rất nhiều các tác phẩm điện ảnh kinh điển trên thế giới và cả
ở Việt Nam đã được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng. Điện ảnh đã
biết khai thác mảnh đất màu mỡ của văn học để làm cái nôi cho sự phát triển của
mình.
Đến nay điện ảnh đã ra đời hơn một thế kỷ. So với các loại hình nghệ
thuật khác như văn học, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, kiến trúc… thì đây là một
ngành nghệ thuật trẻ tuổi nhất. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng điện ảnh đã
đạt được vô vàn những thành tựu tuyệt vời. Đó là do điện ảnh không chỉ dựa vào
sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, mà còn thừa hưởng tinh hoa của tất cả các
loại hình nghệ thuật có trước. Bên cạnh đó, điện ảnh còn tác động ngược trở lại
vào các ngành nghệ thuật, đặc biệt là văn học, và khai sinh ra một lĩnh vực hoạt
động mới trong đời sống văn học là sáng tác truyện phim, các thủ pháp, ngôn
1


ngữ của điện ảnh lần lượt được “chuyển thể” vào tác phẩm văn học tạo nên một
diện mạo mới lạ, đầy sức sống cho một thể loại mới - kịch bản điện ảnh.
Tuy nhiên từ văn học sang điện ảnh là một con đường khó khăn và đầy thách

thức đối với những người đam mê nghệ thuật. Vậy tác phẩm văn học được
chuyển thể sang phim điện ảnh nó đã khai thác và chuyển hóa những gì? Nó
biến đổi ra sao và có bảo toàn được tính văn học nữa không? Lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ tác
phẩm văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ
Đại ngày ấy)” chúng tôi mong tìm hiểu và lí giải được phần nào mối quan hệ đa
chiều, phức tạp đó.
2. Lịch sử vấn đề
Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh hiện nay được rất nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy vấn đề này được đề cập đến
trong một số cuốn sách của các nhà phê bình, nghiên cứu điện ảnh của Liên Xô
như Văn học với điện ảnh của Vai-Sphen, M.Rôm, I.Khayphitxo,
E.Gaborilotritru; Tiết kiệm vàng màn ảnh của X.Preilich… Các cuốn sách này
đã phân tích một số khía cạnh về đặc trưng ngôn ngữ văn học và điện ảnh,
phương pháp biểu hiện của truyện phim, thành phần văn xuôi trong phim.
Vấn đề này còn được bàn đến trong một số bài báo như sau:
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6/1999, Phạm
Vũ Dũng
- Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 2 năm 2001,
Hưng Nguyên)
- Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số
12-2002, Minh Trí)
Bên cạnh đó, có bài luận văn:


-

Luận văn Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh
(từ góc nhìn tự sự) của TS Đỗ Thị Ngọc Diệp).
Các bài báo, luận văn, khóa luận chủ yếu chỉ ra những nét khái quát về

mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, đặc biệt là vai trò của văn học với
điện ảnh. Và có phân tích ít nhiều đến sự chuyển thể từ tác phẩm văn học
sang phim điện ảnh.
Vì vậy để có được một cái nhìn tương đối đầy đủ về sự chuyển thể từ
tác phẩm văn học sang phim điện ảnh là một điều tương đối khó khăn đối
với chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này.
Mặt khác, “Làng Vũ Đại ngày ấy” là sự kết hợp bộ ba tác phẩm “Chí
Phèo - Lão Hạc - Sống Mòn” của nhà văn Nam Cao, được tác giả kịch
bản Đoàn Lê và đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể thành phim điện
ảnh công chiếu vào năm 1982 và qua khảo sát của chúng tôi nhận thấy
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện. Hiện
mới chỉ có những bài viết đăng trên các báo, tạp chí giới thiệu vài nét về
sáng tác văn phong của tác phẩm cũng như suy nghĩ, cảm nhận của người
xem về bộ phim. Lịch sử vấn đề như vậy quả thực là một thử thách đối
với chúng tôi.

3. Mục đích và ý nghĩa đề tài
Từ việc phân tích đặc điểm của văn học và điện ảnh cũng như mối quan
hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn xem xét và tìm hiểu
sự biến thể của văn học khi đi vào môi trường điện ảnh thông qua việc
chuyển thể bộ ba tác phẩm “Chí Phèo- Lão Hạc-Sống mòn” của nhà văn
Nam Cao sang tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy” của tác giả
kịch bản Đoàn Lê và đạo diễn Phạm Văn Khoa. Qua đó chỉ ra những điểm
tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn học với phim điện ảnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ tác phẩm
văn học: Chí Phèo, Lão Hạc, Sống mòn sang tác phẩm điện ảnh Làng Vũ

Đại ngày ấy)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Truyện ngắn “Chí Phèo”
Truyện ngắn “Lão Hạc”
Tiểu thuyết “Sống mòn”
Tác phẩm điện ảnh “Làng Vũ Đại ngày ấy”
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm, mối liên hệ giữa văn học và điện ảnh
Tìm hiểu bộ ba tác phẩm “Chí Phèo - Lão Hạc - Sống mòn” của nhà văn
Nam Cao
Tìm hiểu về phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy” của đạo diễn Phạm
Văn Khoa
So sánh hai thể loại để thấy sự tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn
học và phim chuyển thể “Làng Vũ Đại ngày ấy”.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm văn
học và phim điện ảnh chúng tôi đã lựa chọn và kết hợp các phương pháp,
thao tác nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Phương pháp phân loại và thống kê
- Phương pháp khảo sát - so sánh
- Phương pháp mô tả


7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung của khóa luận được triển khai
thành 2 chương:
Chương 1: Khái lược về văn học và điện ảnh.
Chương 2: Sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang điện ảnh.



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH
“Tìm hiểu đặc thù của nghệ thuật không có nghĩa là tìm ra đường biên ranh
giới giữa nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác mà chủ yếu chỉ ra những
thuộc tính cơ bản, loại biệt của nghệ thuật” [14; 13]. Văn học và điện ảnh là hai
loại hình nghệ thuật độc lập, tồn tại song song và tương trợ lẫn nhau.
1.1 Văn học
1.1.1 Thuật ngữ văn học
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó là một “sản phẩm thẩm mỹ độc
đáo nảy sinh trong quá trình sáng tạo theo quy luật cái đẹp” [15; 13]. Nhà triết
học Hy Lạp cổ đại Aritxtot đã chú ý đến đặc trưng nổi bật của nghệ thuật là sự
“mô phỏng tự nhiên”, bao hàm việc tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng
mỗi loại hình nghệ thuật có cách “mô phỏng tự nhiên khác nhau”, nó được quy
định bởi chất liệu của loại hình
Nếu chất liệu của hội hoạ là màu sắc và đường nét, của âm nhạc là tiết tấu và
âm thành, của vũ đạo là hình thể và động tác… đều tồn tại dưới trạng thái vật
chất thì chất liệu của văn học là ngôn từ. “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” [1;
377], hay văn học là “loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” [8; 275].
Như vậy văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để phản ánh đời sống xã hội và
thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người. Chất liệu của văn học hoàn
toàn do con người tạo ra. Đó là ngôn ngữ, hay nói cách khác là ngôn từ. Những
từ ấy tồn tại một cách khách quan trong đời sống hàng ngày. Letssing đã phân
biệt chính xác khi cho rằng hội hoạ sử dụng “các vật thể và màu sắc tồn tại trong
không gian làm phương tiện và ký hiệu, còn thơ ca thì sử dụng âm thanh phát ra
từ tiếng lần lượt trong không gian”. Bởi vậy, nếu chúng ta không biết thứ ngôn


ngữ viết trong tác phẩm văn học thì chúng ta sẽ không thể nào hiểu được nội
dung của nó.

Văn học là sự phản ánh của đời sống nên văn học lấy con người làm đối
tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người trong tính tổng hợp,
toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của
nó trên các phương diện thẩm mỹ. Trong các tác phẩm văn học, nhà văn không
chỉ đưa ra những nhận thức khách quan mà còn bộc lộ tư tưởng, tình cảm, ước
mơ, khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Do đó “nội dung của
văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và phương diện
khách quan” [9; 276]. Đối tượng và nội dung đặc thù đòi hỏi văn học phải có
phương thức chiếm lĩnh và biểu đạt riêng, đó là hình tượng nghệ thuật.
Tóm lại, văn học là nghệ thuật ngôn từ, thứ nghệ thuật có những hình tượng
không trực tiếp trông thấy, nghe thấy được mà chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng
của chúng ta. Với tất cả những khả năng kỳ diệu của mình, ngôn từ đã đem lại
cho văn học những đặc trưng độc đáo, giúp khu biệt văn học với các loại hình
nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác.
1.1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ văn học
1.1.2.1 Tính “phi vật thể” của hình tượng ngôn từ
Do lấy ngôn từ làm chất liệu nên văn học gắn với kiểu hình tượng “phi vật
thể”, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người. Để xây
dựng được hình tượng nghệ thuật đặc biệt như vậy vì các từ, hay nói đúng hơn là
sự kết hợp của các từ có khả năng chỉ ra hoặc làm cho người đọc nhớ đến bất kỳ
một sự vật, hiện tượng nào trong giới tự nhiên, xã hội và ý thức con người.
Văn học khác với các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ các hình tượng của nó
không được cảm thụ trực tiếp bằng các giác quan: Thị giác, thính giác… Chúng
ta có thể trực tiếp nhìn thấy bức tranh Người đàn bà xa lạ, nghe điệu nhạc Sông
Danube xanh, tận mắt thấy điệu múa Champa… nhưng với các tác phẩm văn
học thì không thể, bởi ngôn ngữ - chất liệu đặc thù của nó - không phải là vật


chất hay vật thể, đó chỉ là những ký hiệu của nó mà thôi. Khi đọc hoặc nghe một
tác phẩm văn học, chúng ta không nhìn thấy trực quan cái mà nhà văn mô tả,

nhưng nhờ vào sức mạnh của trí tưởng tượng mà dường như chúng ta tái tạo lại
được các hình tượng, biểu tượng mà văn bản chỉ ra.
Bằng chất liệu ngôn từ, nhà văn không những tái tạo được những cái hữu
hình mà còn tái tạo được cả những cái vô hình, những cái mỏng manh, mơ hồ
nhất mà các loại hình nghệ thuật khác phải bất lực. Nhà thơ Đoàn Phú Tứ đã
từng tái hiện sinh động màu sắc và hương vị của thời gian qua tâm trạng hoài
niệm:
“Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh”.
(Màu thời gian)
Dưới tác động “ma thuật” của nghệ thuật ngôn từ, đắm mình vào thế giới của
các biểu tượng biến hoá khôn lường mà văn bản ghi lại, người đọc đã trở thành
người đồng sáng tạo với nhà văn trong quá trình tham gia xây dựng nên các hình
tượng nghệ thuật.
Như vậy tính “phi vật thể” của hình tượng nghệ thuật là một đặc tính nổi bật
khác biệt giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác. Nhờ có đặc tính này
mà các nhà văn không chỉ miêu tả được hiện thực đa dạng, muôn màu của cuộc
sống mà còn có thể đi sâu vào thế giới bên trong của hiện thực, mở ra chân trời
tưởng tượng của thế giới nội tâm phong phú của con người.
1.1.2.2 Khả năng miêu tả, thâm nhập vào đời sống tâm lý, tình cảm của con
người
Khách thể của văn học là “vương quốc bất tận của tinh thần”. Chính ngôn
từ, cái vỏ của tư duy, đã giúp văn học khám phá, đi sâu vào “vương quốc bất
8


tận” đó với những suy tư phức tạp, những rung động tế vi của lòng người: “Mới
đọc được mươi dòng chị giận dữ tưởng như có thể xé vụn từng mảnh được,

người ta coi thường chị đến thế ư? Nhưng khi gập lá thư lại thì một cảm giác êm
đềm cứ lan nhanh ra như mạch nước ngọt rỉ thấm vào những thớ đất khô cằn vì
nắng hạn, một nỗi vui sướng kỳ lạ dào dạt không thể nén lại nổi khiến người chị
ngây ngất, muốn cười to một tiếng, nhưng trong mi mắt lại như đã mọng đầy
nước chỉ định trào ra”. Đó là tâm trạng của nhân vật Đào - một người phụ nữ
nhan sắc kém mặn mà, bất hạnh trong cuộc sống - khi nhận được lá thư của ông
Trung đội trưởng già phụ trách lò gạch trong truyện ngắn Mùa lạc của nhà văn
Nguyễn Khải. Có lẽ không có loại hình nghệ thuật nào có thể lột tả được hết
những cảm giác vô hình ấy trong lòng người như văn học. Âm nhạc trữ tình cố
nhiên cũng đi sâu vào lòng người nhưng là trên những cảm xúc và rung động ít
nhiều trừu tượng. Chỉ cần một xúc cảm, một tâm trạng, một suy nghĩ của con
người trước cuộc sống cũng đủ để nhà văn có thể tạo nên những bức tranh sinh
động, cụ thể về hiện thực.
Đây cũng chính là một thế mạnh của văn học với tư cách là một loại hình
nghệ thuật bằng ngôn từ, và cũng là lãnh địa “thử bút” của các nhà văn, nhà thơ,
giúp họ làm nên tên tuổi.
1.1.2.3 Khả năng chiếm lĩnh và xử lý không gian, thời gian.
Mỗi loại hình nghệ thuật chiếm lĩnh hiện thực trong các chiều không gian,
thời gian của nó một cách khác nhau. Chẳng hạn hội hoạ và điêu khắc miêu tả
các sự vật một cách tĩnh tại, chớp lấy một khoảnh khắc nhất định của đối tượng
và biểu hiện nó trong tương quan về không gian. Nhưng văn học thì trái lại, chủ
yếu tái hiện các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, hoạt động sống của
con người gắn liền với những cảm thụ, suy nghĩ, ý định, hành vi sự kiện…
“Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn học mang tính cực đại về không gian, cực lâu
và cực nhanh về thời gian” [6; 191]. Văn học có khả năng to lớn trong việc miêu
tả đối tượng trong tính vận động, tái tạo dòng thời gian với những nhịp độ khác
9


nhau. Sự vận động của thời gian trong tác phẩm văn học phản ánh nhịp độ vận

động của cuộc sống.
Vì miêu tả thời gian trong ý thức, trong sự cảm thụ của con người mà tác
phẩm văn học có khả năng miêu tả thời gian ba chiều (quá khứ - hiện tại - tương
lai). Chính vì vậy mà văn học có thể chiếm lĩnh và tái hiện đời sống một cách đa
dạng, sâu rộng mà các loại hình nghệ thuật khác như hội hoạ, điêu khắc không
thể nào đạt được.
Ngay cả trong việc mô tả không gian nghệ thuật, văn học cũng lại có những ưu
thế riêng so với điêu khắc, hội hoạ. Vận dụng những từ ngữ để chỉ ra các sự vật,
nhà văn có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này sang bức tranh khác một cách
nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người đọc vào những miền không gian
khác nhau
Trong thơ Huy Cận thì ta lại bắt gặp không gian ba chiều :
“Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
(Tràng Giang)
Các biểu tượng không gian trong văn học không chỉ là hình ảnh của không
gian vật lý mà nó còn là sự hiện diện của không gian tâm tưởng mang ý nghĩa
khái quát.
Qua những không gian ấy, con người có được một hình thức biểu hiện tư
tưởng - thẩm mỹ, tình cảm, cảm xúc, một phương thức chiếm lĩnh hiện thực đời
sống một cách đặc thù. “Các nghệ sĩ ngôn từ không những gần gũi với các biểu
tượng thời gian mà còn gần gũi với các biểu tượng không gian, mặc dù trong
văn học rõ ràng là cái thứ nhất chiếm ưu thế” [6; 83].
Như vậy, việc sử dụng ngôn từ làm chất liệu, văn học đã xây dựng được các
hình tượng nghệ thuật “phi vật thể” đầy sống động mà người đọc có thể cảm
nhận bằng mọi giác quan.
10


1.2 Điện ảnh

1.2.1 Thuật ngữ điện ảnh
Tính đến nay, năm 2016, nghệ thuật điện ảnh đã có 220 năm tuổi. Sự ra đời
của điện ảnh đã làm cho nghệ thuật biến động và khởi sắc, nó tác động to lớn
đến đời sống tinh thần của nhân loại. Người ta không khỏi bất ngờ trước diện
mạo mới mẻ và trẻ trung của nó. Nhưng điện ảnh là gì thì vẫn chưa có một khái
niệm cụ thể.
Trong cuốn Đại từ điển tiếng Việt, điện ảnh đã được định nghĩa là “1 - Kỹ
thuật thu vào phim những hình cử động liên tục và chiếu lại trên màn ảnh. 2 Ngành nghệ thuật dùng kỹ thuật để thu phát kịch bản được dàn dựng, đạo diễn
công phu” [12; 634]. Còn cuốn Từ điển tiếng Việt tường giải và liên tưởng thì
đưa ra cách hiểu về điện ảnh là “nghệ thuật phản ánh hiện thực bằng những hình
ảnh hoạt động liên tục, thu vào phim (nhựa, video) để chiếu các cử động lên
màn ảnh” [4; 905]. Những nhà nghệ sĩ thì tuỳ theo cảm quan của mình mà đưa
ra những ý kiến khác nhau: “điện ảnh là âm nhạc của ánh sáng”, “là nghệ thuật
của sự biến đổi”, “là hình ảnh chuyển động”, “là con đẻ của khoa học kỹ
thuật”… Tuy nhiên những nhận xét đó chưa phải là toàn bộ nội hàm của thuật
ngữ điện ảnh. Song hiện nay quan niệm phổ biến nhất cho rằng điện ảnh có 8
thuộc tính cơ bản: điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, có tính chất quần chúng,
tính dân tộc và tính quốc tế, tính giải trí, tính kinh tế thương mại và mang giá trị
tư tưởng nhân sinh sâu sắc. Điện ảnh là con đẻ của khoa học kỹ thuật - công
nghệ và nằm trong cấu trúc văn hoá, truyền thông đại chúng” [5; 16].
Điện ảnh là một ngành nghệ thuật tổng hợp bởi nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất là điện ảnh đã tiếp nhận ở văn học đề tài, cốt truyện, tư tưởng, lời
thoại và các thủ pháp nghệ thuật. Trong lịch sử điện ảnh thế giới cũng như Việt
11


Nam, việc các thể loại điện ảnh, đặc biệt là phim truyện luôn kế thừa ý tưởng,
cốt truyện… của các tác phẩm văn học là một điều hết sức phổ biến như: Chị Tư
Hậu (năm 1964), Nổi gió (năm 1966), Cánh đồng hoang (năm 1979), Mẹ vắng
nhà (năm 1979)

Điện ảnh còn tiếp nhận ở hội hoạ và các loại hình nghệ thuật khác như điêu
khắc, kiến trúc… để tạo ra những thành tố cho một bộ phim. Mỗi hình phim
giống như một tác phẩm hội hoạ mà ở đó dưới sự chỉ đạo của người đạo diễn, sự
bài trí của người hoạ sĩ, cách đặt máy quay của người quay phim, điệu bộ diễn
xuất của diễn viên hay một cảnh thiên nhiên tĩnh lặng… đều là một tác phẩm hội
hoạ có bố cục hoàn chỉnh về màu sắc, có tiền cảnh, hậu cảnh… có chủ điểm ý
tưởng mà những người làm phim muốn gửi đến người xem.
Điện ảnh đưa âm nhạc tham gia vào bộ phim không chỉ để phụ hoạ làm nền
mà còn làm tăng tính chất trữ tình và thi vị cho bộ phim. Ca khúc Hoa sữa ngọt
ngào trong bộ phim Hà Nội - Mùa chim làm tổ, ca khúc da diết buồn Chị tôi
trong phim truyền hình nhiều tập Người Hà Nội.
Những gì mà điện ảnh tiếp nhận ở những loại hình nghệ thuật khác, những
thông điệp bằng lời, bằng âm nhạc, bằng hình ảnh… đã tạo nên tính tổng hợp
của nghệ thuật điện ảnh. Bởi vậy, nói về điện ảnh, các nhà nghiên cứu đã phải
khẳng định rằng: “Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp, mang đến cho hàng
triệu người xem ngôn từ của nhà văn, tranh của hoạ sĩ, diễn xuất của diễn viên,
giai điệu của nhạc sĩ… Đây là nghệ thuật liên kết hội hoạ và kiến trúc, âm nhạc
và văn học. Phim có âm thanh và màu sắc, khổ rộng và lập thể - Đây quả thực là
một nghệ thuật tổng hợp” [4; 17]. Với tính tổng hợp về ngôn ngữ biểu hiện như
vậy, điện ảnh có thể phản ánh đời sống một cách phong phú, hiện thực hơn tất cả
các nghệ thuật khác, đồng thời cũng “phi hiện thực”, “siêu hiện thực” hơn tất cả.
Điện ảnh là nghệ thuật chân tình nhất, chủ quan nhất, cảm động nhất, thấm sâu
nhất, tác động mạnh mẽ nhất vào giác quan của người xem. Điện ảnh đã mở
đường cho việc nhận thức bằng nghệ thuật những chân trời rộng lớn.
12


Điện ảnh là một loại hình độc lập, tính chất độc lập của nó không kém gì so
với các loại hình nghệ thuật khác. Nó chỉ sử dụng một cách sáng tạo kinh
nghiệm phong phú của quá trình phát triển nghệ thuật trước kia chứ không phải

là sự “liên kết” các loại hình nghệ thuật khác nhau thành một con số cộng.
Và với tư cách là một nghệ thuật thì có lẽ không có một nghệ thuật nào lại có
tính quần chúng, phổ cập to lớn như điện ảnh.
Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, mỗi tác phẩm điện ảnh của một quốc
gia đều mang một dấu ấn dân tộc - quốc tế nhất định và có tính chất giải trí rõ
nét . Cùng với truyền hình và báo viết, báo Điện tử trên mạng… điện ảnh cũng
nằm trong cấu trúc văn hoá và truyền thông đại chúng.
Nói đến nghệ thuật người ta thường chỉ nghĩ đến việc sáng tạo cái đẹp. Nhưng
nghệ thuật điện ảnh không chỉ mang những vẻ đẹp của một loại hình nghệ thuật
thời thượng bậc nhất mà nó còn có tính kinh tế thương mại cao. Điện ảnh vừa là
nghệ thuật đồng thời cũng vừa là một ngành công nghiệp: công nghiệp điện ảnh.
1.2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh
Điện ảnh là một loại hình tổng hợp nên ngôn ngữ của nó cũng là ngôn ngữ tổng
hợp, bao gồm ngôn ngữ của thị giác, thính giác và sự ráp nối chúng - montage.
1.2.2.1 Ngôn ngữ thị giác
“Điện ảnh là ngôn ngữ của các hình ảnh thị giác có từ vựng, phép đặt câu, bỏ
lửng trong câu, có các dấu chấm câu và ngữ pháp của mình” [ 9; 8].
Hình ảnh chính là chất liệu cơ bản của ngôn ngữ điện ảnh, nó có nhiệm vụ giới
thiệu với chúng ta những hình tượng sẽ đập vào thị giác. Hình ảnh là thứ nguyên
liệu đầu tiên của nghệ thuật điện ảnh và cũng là một hiện thực vô cùng phức tạp.
Nguồn gốc của nó có tính hai mặt khá sâu sắc, nó vừa là sản phẩm mặc nhiên
của máy quay vốn có khả năng tái tạo lại một cách chính xác hiện thực do con
người chọn lựa và tổ chức theo một mục đích thẩm mỹ nhất định.

13


Từ vai trò to lớn của hình ảnh, người ta đã đưa ra một nhận định về điện ảnh
là: “một nghệ thuật của những hình ảnh chuyển động”. Giăng ÉpStanh đã đúng
khi ông viết rằng: “sự chuyển động đã thực sự tạo nên đặc điểm đầu tiên của

hình ảnh trên màn ảnh”. Trong một ý nghĩa nhất định, một cuốn phim là một
loạt ảnh chụp nối tiếp nhau, dĩ nhiên là những ảnh “hoạt động” được ghi lại trên
một cuộn phim liên tục… Nếu đem tách những hình ảnh đó ra khỏi bộ phim thì
ở một mức độ nào đó đều trở thành vô nghĩa. Việc truyền đạt sự chuyển động,
đó chính là ý nghĩa tồn tại của điện ảnh, là đặc tính chủ yếu, biểu hiện cơ bản về
bản chất của nó.
Đặc trưng của điện ảnh đòi hỏi phải làm thế nào cho các hình ảnh, bối cảnh
trên màn ảnh phải thật sự hiện thực và tạo ra tính chân thực cho hành động. Bởi
vậy, mọi hình ảnh xuất hiện trên màn ảnh đều thông qua dàn cảnh. Dàn cảnh là
một phần việc của làm phim giống như nghệ thuật sân khấu: xếp đặt, ánh sáng,
phục trang và hành vi nhân vật. Trong sự kiểm soát của dàn cảnh, người đạo
diễn đưa ra tiêu điểm cho máy quay. Bất kỳ loại phim nào mà chúng ta xem đều
sử dụng dàn cảnh. Dàn cảnh cho phép những vật thể có khả năng diễn đạt cảm
xúc và suy nghĩ, đồng thời cũng tích cực hoá chúng để tạo ra các khuôn mẫu
khác nhau. Toàn bộ thiết kế cảnh có thể xếp đặt làm thế nào để chúng ta hiểu
được diễn biến của câu chuyện.
Trang phục hay phục trang thường phối hợp với việc dựng cảnh. Nó như
một bộ phận cấu thành của một phong cách dàn dựng nhất định của một bộ
phim. Phục trang hiện trên nền những bối cảnh khác nhau, nhằm nhấn mạnh
những động tác và tư thế của các nhân vật, phù hợp với những gì mà họ thể hiện.
Phục trang trong điện ảnh cần phải hết sức chân thực và thật sự điển hình. Nó
làm nổi bật lên tính cách và sự nhận thức, trạng thái xã hội của nhân vật. Phục
trang cũng có thể tạo ra những ấn tượng tâm lý đối với người xem và nó có thể
đóng vai trò thúc đẩy, tạo dựng nhân quả trong cách kể chuyện.

14


Ánh sáng, trang phục, màu sắc… có một vị trí quan trọng như vậy nhưng diễn
xuất của diễn viên còn có vai trò to lớn hơn: “Dù không sử dụng cảnh dựng sẵn,

nhờ diễn xuất của các diễn viên, điện ảnh vẫn cứ là một nghệ thuật”, “điện ảnh
vẫn không thể thực sự phát triển thành một nghệ thuật phong phú và vĩ đại
được nếu không có sự tham gia của diễn viên” [14; 175]. Sự cần thiết đó là do
những
người xây dựng phim không thể nào quay được một khối lượng lớn lao các
cảnh phim trong cuộc sống thực để dựng thành tác phẩm. Và nếu thiếu sự
tham gia của các diễn viên vị tất đã có thể quay được những bộ phim nhằm
mục đích phát hiện một cách toàn diện thế giới nội tâm của từng người và
những số phận riêng, phức tạp của họ.
Trong một bộ phim, diễn xuất của diễn viên cùng với thủ pháp biểu hiện của
màn ảnh tạo nên hình tượng nhân vật. Hình dáng nhân vật được phác hoạ từ
những ấn tượng đầu tiên mà người diễn viên mang lại cho khán giả: trang phục,
đầu tóc, khuôn mặt, dáng người. Tính cách nhân vật được khai thác chủ yếu
qua diễn xuất của diễn viên, bao gồm từ sự biểu cảm của ánh mắt, nét mặt,
động tác và lời nói… Đó là những yếu tố thuộc về thị giác và thính giác. Một
tác phẩm
điện ảnh thành công thì người ta không thể không nhắc đến vai trò của
diễn viên.
Sự kết hợp các khung cảnh, trang phục, ánh sáng, diễn xuất trong việc dàn
cảnh đã đưa lên hình ảnh các yếu tố vật chất, tạo nên cấu trúc của hình ảnh
điện ảnh, còn công tác tạo hình sẽ kiểm soát chất lượng nghệ thuật của cảnh
phim. Tạo hình điện ảnh trước hết là dựng khuôn hình cho hình ảnh. Trong
nghệ thuật
điện ảnh, khuôn hình đóng vai trò quan trọng vì nó giúp người ta xác định được
hình ảnh. Khuôn hình không chỉ cho chúng ta thấy không gian bên ngoài cảnh
15


quay mà còn tạo cho chúng ta cảm giác như đang ở một ví trí nào đó trong
cảnh quay.

Khuôn hình của hình ảnh không chỉ đặt ta ở những vị trí hay những độ cao
nhất định trên một mặt phẳng hay mặt nghiêng mà còn ở khoảng cách. Nó
cho

16


chúng ta cảm giác đang ở xa hay ở gần nơi diễn ra tình tiết trong phim. Cự ly
khuôn hình khác nhau sẽ tạo nên các cỡ cảnh khác nhau là: toàn cảnh,
trung cảnh, cận cảnh, tiền cảnh, hậu cảnh.
Như vậy, “Khuôn hình không chỉ có chức năng miêu tả đơn thuần mà còn
tăng cường, hỗ trợ cho kể chuyện, tạo ra nhiều kiểu kể chuyện phim.” [5; 25].
Khuôn hình sẽ cho ta thấy đó là cảnh quay mang tính khách quan hay chủ quan
của nhân vật, từ đó sẽ quyết định kiểu kể chuyện của hình ảnh là ống kính kể
chuyện hay nhân vật kể chuyện.
Tốc độ quay mà ta thấy trên màn hình phụ thuộc vào mối quan hệ của tỷ
lệ giữa phim quay và phim chiếu. Cả hai tỷ lệ đều được tính trên khuôn hình
bằng giây. Để nắm bắt được các hiệu quả biểu cảm, nhà làm phim có thể thay
đổi vận tốc của chuyển động trong khi quay phim. Thường thì sự thay đổi
vận tốc sẽ giúp tạo nên các hiệu quả xúc cảm đặc biệt.
Tóm lại, hình ảnh chính là thứ ngôn ngữ đầu tiên và tác động trực tiếp vào
thị giác của chúng ta khi xem một tác phẩm điện ảnh. Hình ảnh đó được tạo
nên bởi nhiều yếu tố: ánh sáng, màu sắc, phục trang, diễn xuất, khuôn hình…
và phải đảm bảo tính chân thực và sống động. Xét về hình thức điện ảnh không
phải là cái gì mới hơn “hình ảnh hoạt động”. Hình ảnh chính là phương tiện đặc
thù để xây dựng nên hình tượng nghệ thuật điện ảnh.
1.2.2.2 Ngôn ngữ thính giác
Việc đưa âm thanh lên màn ảnh đã tạo một bước đột phá cho ngành điện
ảnh, mở rộng khả năng miêu tả và đem lại cảm giác hiện thực và một tầm cỡ
mới cho

điện ảnh. Âm thanh có thể dẫn chúng ta đi qua hình ảnh, chỉ cho ta những
thứ cần xem. Âm thanh trong truyện phim còn hàm chứa khả năng tự sự. Nhà
làm phim sử dụng âm thanh để thể hiện một cách chủ quan những gì nhân vật
16


đang suy nghĩ, đem lại thông tin về trạng thái tinh thần của nhân vật. Những
suy nghĩ
được nói lên như vậy có thể so sánh được với hình ảnh trên đường hình. Âm
thanh có một chiều kích không gian vì nó bắt nguồn từ một dòng chảy. Âm

17


thanh cũng cho phép các nhà làm phim thể hiện thời gian theo nhiều cách
khác nhau.
Âm thanh có thể xuất hiện ở trong hoặc ngoài màn hình, xuất hiện đồng thời
với hình ảnh hoặc sớm hơn hay muộn hơn hình ảnh. Các âm thanh lặp đi lặp lại
có khả năng dẫn dắt tự sự hoặc nhấn mạnh sự phát triển của tự sự. Với sự xuất
hiện của điện ảnh của âm thanh, sự vô tận của khả năng thị giác đã được
góp mặt nhờ sự vô tận của các sự kiện âm thanh.
Âm thanh trong điện ảnh có ba loại: lời thoại, âm nhạc và tiếng động (hay
còn gọi là hiệu quả âm thanh). Lời thoại trong điện ảnh bao gồm độc thoại, đối
thoại và lời dẫn chuyện. Lời thoại là một bộ phận hữu cơ gắn liền với toàn bộ
phim. Nó hướng tới những kỹ năng thuộc lĩnh vực nhận thức chứ không
phải là kĩ năng thuộc lĩnh vực ngôn từ, trực diện bút ngữ như tiểu thuyết.
Trong loại hình nghệ thuật thứ bảy này, lời thoại cùng với hình ảnh và các yếu
tố khác tạo nên hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, góp phần tạo xung
đột kịch tnh của phim truyện. Tuy vậy, tác phẩm điện ảnh không nên lạm dụng
thoại vì còn có nhiều cách khác nhau để thể hiện tư tưởng truyện phim. Phải

phấn đấu sao cho
được như L.Tônstôi đã viết: “Hãy hà tiện lời nói, hãy để cho mỗi lời nói là một
mũi tên nhọn xuyên thẳng vào đích và trái tim khán giả”.
Tuy nhiên, thoại không bao giờ đứng hàng đầu về tầm quan trọng. Hiệu quả
âm thanh luôn luôn là trung tâm cho các trường đoạn hành động. Hiệu quả âm
thanh là kết quả của những rung ngân trong không khí. Biên độ hay chiều rộng
của những rung ngân khiến chúng ta cảm nhận được sự ồn ào hay âm lượng.
Tiếng động bao gồm loại có quan hệ với thiên nhiên (như tiếng gió thổi,
mưa rơi, tiếng chim hót…) hay tiếng động do con người tạo ra (tiếng vó ngựa,
tiếng giày dép đi trên sàn nhà…).
18


Trong các phương pháp biểu hiện bằng âm thanh thì âm nhạc góp phần thi vị
nhất. Âm nhạc phụ trợ cho hành động phim, mạnh hơn loại điển hình nhất
của

19


×