Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Phương thức “huyền thoại hóa” hình tượng nữ giới trong văn học cách mạng việt nam giai đoạn 1954 – 1975 (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.67 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----------------------

NGUYỄN THỊ HỒNG LÂN

PHƯƠNG THỨC “HUYỀN THOẠI HÓA”
NHÂN VẬT NỮ TRONG MỘT SỐ TÁC
PHẨM VĂN HỌC
CÁCH MẠNG VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

ThS. NGUYỄN THỊ VÂN ANH

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này người viết đã nhận được sự giúp đỡ
và chỉ bảo tận tình của Ths. Nguyễn Thị Vân Anh – Giảng viên tổ Lí luận văn
học, các thầy cô trong tổ cùng toàn thể các thầy cô trong khoa Ngữ Văn
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể các thầy
cô giáo trong khoa đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa
luận này!
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên


Nguyễn Thị Hồng Lân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định đề tài: “Phương thức “huyền thoại hóa” nhân vật nữ
trong một số tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975”
là kết quả tôi cùng sự hướng dẫn của Ths. Nguyễn Thị Vân Anh, đồng thời đề
tài này không trùng với kết quả của tác giả khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Hồng Lân


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 4
4. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận .......................................................................... 5
7. Bố cục của khóa luận............................................................................... 6
NỘI DUNG.................................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH HUYỀN THOẠI ........................... 7
1.1. Khái niệm “huyền thoại” và “huyền thoại hóa” .................................... 7
1.2. Phê bình huyền thoại – nguồn gốc và quá trình phát triển................... 10
1.3. Phê bình huyền thoại một hướng tiếp cận giàu tiềm năng ................... 14
Chương 2. “HUYỀN THOẠI HÓA” NHÂN VẬT NỮ GIỚI NHƯ MỘT HỆ

THỐNG TU TỪ NGHỆ THUẬT ................................................................. 16
2.1. Sự quy chiếu các mẫu gốc của huyền thoại......................................... 16
2.1.1. Mẹ Tổ quốc .................................................................................. 16
2.1.2. Nữ anh hùng chiến trận ................................................................ 25
2.1.3. Con người bất hạnh được cứu rỗi ................................................. 31
2.2. Thủ pháp trùng điệp và khoa trương, khuyếch đại .............................. 38
2.2.1. Thủ pháp trùng điệp ..................................................................... 38
2.3. Mô típ thiện – ác đối đầu và cái kết có hậu ......................................... 46
2.3.1. Mô típ thiện ác đối đầu ................................................................. 46
2.3.2. Mô típ cái kết có hậu .................................................................... 52
KẾT LUẬN.................................................................................................. 56


TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Những năm gần đây, “huyền thoại” phê bình huyền thoại trở thành
mối quan tâm lớn của các nhà nghiên cứu văn học. Một trong những nguyên
nhân cốt lõi là nó khẳng định được ưu thế trong việc giải mã, khám phá tác
phẩm. Khuynh hướng sáng tác huyền thoại không phải đến bây giờ mới xuất
hiện mà nó xuất hiện từ lâu và trở thành “cái nôi” của văn học, là “thể loại”
tồn tại lâu đời nhất trước khi phân rã thành những ý thức xã hội khác nhau, đã
trở thành cội nguồn, chất liệu sáng tác của mọi loại hình nghệ thuật không
riêng gì văn học. Nhà nghiên cứu Piere Brunel quan niệm văn chương, nghệ
thuật (và hiện nay là điện ảnh) có vai trò như một “phòng lưu trữ huyền
thoại”. Huyền thoại được tái sinh, bao bọc bởi văn chương. Huyền thoại lấp
lánh bí ẩn, trở thành cái nôi của văn học, vì ở huyền thoại có những tình
huống, hoàn cảnh, câu chuyện mẫu với khả năng thâm nhập, tái sinh không

ngừng trong cấu trúc nghệ thuật. Không những vậy huyền thoại xuất hiện từ
vô thức tập thể của cộng đồng, của nhân loại nên nó như một di chỉ của kí ức,
văn hóa ăn sâu vào tiềm thức, chi phối, kiến tạo nên chất liệu trong quá trình
sáng tác của nghệ sĩ. Hướng tiếp cận huyền thoại mở ra những khả năng, triển
vọng mới trong nghiên cứu văn học nhưng đồng thời cũng gợi mở những
hướng thăm dò mới trong nghiên cứu quá trình tương tác, xâm lấn, ứng xử
với những chất liệu huyền thoại ở từng loại hình nghệ thuật (sân khấu, điện
ảnh, âm nhạc, kịch, điêu khắc…).
2. Giai đoạn 1954 – 1975 là một chặng đường dài đối với lịch sử dân
tộc cũng như đối với nền văn học Việt Nam. Văn học giai đoạn này phần lớn
là các sáng tác nói về cuộc kháng chiến chống Mĩ cùng với đó là sự chiến đấu
anh dũng của quân và dân ta. Chiến tranh qua đi nền văn học cũng dần đi vào

1


dĩ vãng. Do đó, việc tìm hiểu tác phẩm văn học cũng như nền văn học giai
đoạn 1954 – 1975 dưới những góc độ khác nhau là rất cần thiết. Người đọc có
thể tiếp cận tác phẩm từ nhiều góc nhìn khác nhau để có được cái nhìn tổng
quát về toàn bộ nền văn học. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phương
thức “huyền thoại hóa” nhân vật nữ trong một số tác phẩm văn học cách mạng
Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975” để có được cái nhìn mới hơn về văn học
giai đoạn này cũng như sự quy chiếu của các mẫu gốc huyền thoại đối với
văn
học.
3. Nhìn từ các phương thức biểu hiện của văn học, chúng ta thấy có sự
kết hợp của nhiều khuynh hướng sáng tác, bút pháp sáng tác khác nhau. Nhìn
từ phương diện này “huyền thoại hóa” thực chất là một phương thức, kĩ thuật
sáng tác tiêu biểu của văn chương. Vấn đề cần nói ở đây là khi sáng tác bằng
sự vô tình hay cố ý nhà văn đã sử dụng những chất liệu ra sao và nó có những

biến đổi gì trong cấu trúc, tư duy, thể loại, hình tượng thẩm mĩ. Hơn nữa
“huyền thoại hóa” xem xét dưới những góc độ khác nhau thì đây vẫn còn là
một vấn đề còn nhiều khoảng trống cần được đào sâu nghiên cứu.
Huyền thoại không chỉ đơn giản là một phương thức, kĩ thuật sáng tác
mà hơn hết huyền thoại được xem như một “tiền văn bản”, một thể loại tồn
tại lâu đời nhất, một hình thức nguyên hợp sơ khai, nơi lưu giữ văn bản
nhân loại. Từ mối quan hệ giữa huyền thoại và văn học, tác phẩm văn học
chính là mảnh đất màu mỡ cho sự tham dự của huyền thoại, tư duy huyền
thoại nảy mầm biểu hiện bằng sự gia tăng, lặp đi lặp lại những cổ mẫu từ đó
hình thành nên khuynh hướng sáng tác huyền thoại đa dạng.
Từ thực tiễn trong hoạt động sáng tác và nghiên cứu văn học chúng tôi
lựa chọn đề tài “Phương thức “huyền thoại hóa” hình tượng nữ giới trong văn
học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975” hướng đến giải quyết
những luận điểm khoa học đã nêu ra.

2


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Như đã nói huyền thoại đóng vai trò như là “trạng thái đầu tiên” của cái
mà sau này sẽ được gọi là “ý thức xã hội của cộng đồng dân tộc” hoặc “liên
dân tộc”. Thực tế cho thấy nghiên cứu về huyền thoại đã có từ lâu. Khóa luận
này tìm hiểu phương thức “huyền thoại hóa” tức là nghiên cứu quá trình, cơ
chế xâm lấn của huyền thoại, tư duy huyền thoại trong văn học viết mà phạm
vi cụ thể là hình tượng nữ giới trong văn học cách mạng 1954 – 1975.
Qua khảo sát chúng tôi tìm thấy một số công trình nghiên cứu cũng đã
đề cập đến phương thức “huyền thoại hóa” trong văn học. Luận văn của Lê
Quốc Hiếu “Phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương
đại” (Qua một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn
Xuân Khánh) đã đề cập đến phương thức huyền thoại hóa trong văn học.

Luận văn đề cập đến phương thức huyền thoại hóa từ phương diện thẩm mĩ;
các phương thức, khuynh hướng tái tạo huyền thoại.
Trên trang Văn học và Ngôn ngữ bài viết “Tìm hiểu phương thức
“huyền thoại hóa” trong một số tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới” của
Trần Mai Nhân cũng đã đề cập đến vấn đề huyền thoại hóa. Bài viết đã góp
phần có cái nhìn mới về phương thức “huyền thoại hóa”. Đề cập đến việc sử
dụng các điển tích để tạo nên những “huyền tích” cho tác phẩm. Bài viết cũng
đã chạm được đến một số khía cạnh của huyền thoại. Tuy nhiên, do dung
lượng bài viết còn hạn chế nên vấn đề bàn luận chưa được sâu sắc.
Bài viết “Hình tượng nhân vật nữ trong văn học Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975” của Ths. Nguyễn Thị Vân Anh trên Diễn đàn văn nghệ Việt
Nam đã đề cập đến dấu ấn của phương thức “huyền thoại hóa” trong văn học
giai đoạn 1954 – 1975. Bài viết đã đề cập đến sự quy chiếu của các mẫu gốc
huyền thoại trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Vấn đề nghiên cứu chỉ

3


chạm đến một khía cạnh nhỏ của huyền thoại, nhưng lại giúp ta đến với “đại
lộ thênh thang” về lịch sử nghiên cứu huyền thoại.
Do sự khảo sát còn hạn chế nên chúng tôi chưa tìm hiểu hết được các
bài viết, các công trình nghiên cứu liên quan đến phương thức “huyền thoại
hóa”. Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là một vấn đề mới mẻ trong nghiên
cứu văn học cần được đào xới, tìm tòi, đi sâu phân tích.
Những bài viết trên đây, dù còn lẻ tẻ, song thực sự là chỉ dẫn, gợi ý quý
báu cho chúng tôi trong việc triển khai đề tài “Phương thức “huyền thoại
hóa” nhân vật nữ trong một số tác phẩm văn học cách mạng Việt Nam giai
đoạn
1954 – 1975.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài đã lựa chọn, đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận sẽ là:
các nguyên tắc “huyền thoại hóa” nhân vật nữ trong một số tác phẩm văn học
cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Số lượng các tác phẩm trong giai đoạn văn học này khá nhiều nhưng
tôi chỉ đi tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu. Về thơ, chúng ta có thể kể đến
các sáng tác của Tố Hữu, Lâm Thị Mĩ Dạ, Lê Anh Xuân, Dương Hương
Ly… Về truyện ngắn có thể kể đến một số tác phẩm như Mùa Lạc (Nguyễn
Khải), Mảnh trăng cuối rừng (Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu (Nguyễn
Trung Thành), Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)… Tiểu thuyết có Hòn
đất (Anh Đức), truyện kí có Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi),…
4. Mục đích và nhiệm nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Phương thức “huyền thoại hóa” nhân vật nữ trong
một số tác phẩm cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975”, người viết

4


muốn tìm hiểu những ảnh hưởng của các hình tượng văn học dân gian đối với
việc xây dựng các hình tượng nhân vật trong văn học viết giai đoạn 1954

1975.
Hơn nữa việc thực hiện đề tài khóa luận giúp cho chúng tôi có được
những hiểu biết sâu sắc hơn đối với văn học dân gian cũng như hiện tượng
văn học mà chúng tôi đang nghiên cứu.
Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào
việc nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong văn học cách mạng giai đoạn
1954 – 1975.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ đặc điểm sau:
- Thứ nhất: Sự quy chiếu các mẫu gốc của huyền thoại
- Thứ hai: Các thủ pháp nghệ thuật và các mô típ được sử dụng trong
văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Khi nghiên cứu vấn đề này người viết không chỉ dừng lại ở một thể loại
văn học mà có sự tìm tòi ở nhiều thể loại văn học như: thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết, truyện kí… để thấy được nét độc đáo trong việc quy chiếu các mẫu
gốc trong văn học.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này để làm sáng tỏ vấn đề, người viết sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
Trước hết, phê bình huyền thoại được xác định là phương pháp chủ
đạo. Đây là một một phương pháp nghiên cứu mà có vai trò quan trọng trong
việc giải quyết vấn đề.
-

Phương pháp tra cứu.

-

Phương pháp thống kê.

-

Phương pháp phân tích – tổng hợp.

5



-

Phương pháp hệ thống.

6. Đóng góp của khóa luận
- Về mặt lí luận: khóa luận này góp phần làm sáng tỏ thêm phương thức
“huyền thoại hóa” nhân vật nữ trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn
1954 – 1975.
- Về mặt thực tiễn: góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, giúp
cho việc tìm hiểu và nghiên cứu về phương thức “huyền thoại hóa” trong văn
học thêm phong phú.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, khóa luận được triển khai thành 2
chương chính:
- Chương 1: Khái quát về phê bình huyền thoại
- Chương 2: “Huyền thoại hóa” nhân vật nữ giới như một hệ thống tu
từ nghệ thuật

6


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHÊ BÌNH HUYỀN THOẠI
1.1. Khái niệm “huyền thoại” và “huyền thoại hóa”
“Huyền thoại” được xác định trong thuật ngữ phương Tây bằng từ gốc
là Myth (trong cổ ngữ Hi Lạp là Muthos, tiếng Pháp: Mythe, tiếng Anh:
Myth), với cách hiểu là câu chuyện về các vị thần, các cá nhân siêu việt, các
anh hùng chiến trận và gắn liền với khuynh hướng ngợi ca. Ở Việt Nam, khái
niệm “huyền thoại” vốn gắn liền với khái niệm “thần thoại”, tức là những

câu chuyện có tính chất thần kì (thần: thần kì; thoại: chuyện kể, câu chuyện).
Từ điển văn học định nghĩa huyền thoại là "thể loại truyện ra đời sớm
nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện
hoang đường tưởng tượng về các vị thần và những con người, những loài vật
mang tính chất thần kì, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra
để phản ánh, lí giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan
niệm “vạn vật có linh hồn” (hay thế giới quan thần linh) của họ”. Cách hiểu
tương tự cũng được thể hiện trong Từ điển tiếng Việt, khi các nhà biên soạn
khẳng định câu chuyện huyền thoại là “kì lạ, hoàn toàn do trí tưởng
tượng”. Lại Nguyên Ân trong sách 150 thuật ngữ văn học có cách định nghĩa
rộng rãi hơn khi cho rằng huyền thoại tồn tại “với tính cách là ý thức nguyên
hợp của xã hội cổ đại” và nó “không chỉ là thi ca, là sự hiểu biết (hoặc hiểu
lầm) về thế giới tự nhiên và xã hội mà còn là nghi thức, nghi lễ sùng bái, thể
hiện sự khuất phục của con người trước các sức mạnh khó hiểu, đầy tai hoạ
của tự nhiên và xã hội”. Như vậy, về cơ bản, khái niệm huyền thoại theo
nghĩa gốc nhằm chỉ một thể loại văn học, những câu chuyện gắn liền với tư
duy nguyên hợp và quan niệm vạn vật hữu linh của người cổ đại, thể hiện
những nhận thức ngây thơ của họ về các quy luật của tự nhiên và xã hội.

7


Vào thế kỉ XX, khi tư duy huyền thoại trở thành một hiện tượng phổ
biến trong văn học nghệ thuật thì càng có nhiều người quan tâm đến việc định
nghĩa một cách rõ ràng về khái niệm này, thường là trong các công trình khoa
học, như một giới hạn cho những vấn đề nghiên cứu của mình. Barbéris cho
rằng “huyền thoại là một hình tượng mà ý nghĩa ngày càng sâu sắc thêm ngay
cả khi kẻ sáng tạo hoặc những hoàn cảnh sinh ra nó đã đi qua từ lâu rồi”. Ưu
điểm của định nghĩa này là đã mở rộng nội hàm của khái niệm, mở ra con
đường để tiếp cận chủ nghĩa huyền thoại thế kỉ XX, nhưng ngay trong sự mở

rộng ấy đã bộc lộ hạn chế. Trong lí luận văn học hiện đại, với quan niệm tác
phẩm văn học như là quá trình, bất cứ một hình tượng nào cũng luôn có khả
năng sâu sắc thêm về ý nghĩa theo thời gian, và như vậy thì định nghĩa trên đã
cho phép du nhập vào huyền thoại tất cả mọi loại hình tượng. Garaudy ví
huyền thoại như một hệ thống tín hiệu thứ ba. Mặc dù trong định nghĩa này
Garaudy chưa luận giải một cách thật rõ ràng về mặt khoa học, nhưng cũng
phản ánh được phần nào tính chất của huyền thoại, thậm chí đã động được
đến đặc trưng cơ bản nhất của nó. Trong cuốn Thi pháp của huyền thoại,
Meletinsky không đưa ra một định nghĩa cụ thể, song có thể thấy ông hiểu
huyền thoại là toàn bộ những gì được tạo nên do trí tưởng tượng của con
người, phân biệt với phi huyền thoại ở tính chất kì ảo, phi thực (huyền thoại
cổ), hoặc tính chất phi logic, phi thực được tạo bởi sự lắp ghép những mẫu vật
không theo logic thông thường của nó. Quan niệm này gần gũi với cách định
nghĩa của Phùng Văn Tửu: “Huyền thoại là những hình tượng nghệ thuật gián
tiếp, có tầm khái quát lớn và lung linh đa nghĩa. Nó là những hình ảnh tượng
trưng với quy mô lớn hơn cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Huyền thoại hiện đại là
do trí tưởng tượng thuần tuý xây dựng nên, không thể xét đoán bằng lí trí hay
tiêu chuẩn khoa học, nhưng thường cũng chẳng có yếu tố hoang đường,
chẳng có thiên thần, á thánh, ma quỷ, cũng chẳng có tầng địa ngục hay
những chốn

8


thiên đường. Hoàng Trinh trong Phương Tây văn học và con người định
nghĩa huyền thoại là một biểu tượng văn học đạt được sự tổng hợp nhất định.
Dưới một hình thức phóng to (hoặc rất cụ thể hoặc rất trừu tượng), và xuyên
qua một ẩn ý triết học, tác giả muốn làm nổi lên một cách tổng quát một hiện
tượng nào đó để ca ngợi hoặc phê phán theo quan niệm thẩm mĩ của
mình”.. Ngoài ra còn có nhiều định nghĩa khác mà do khuôn khổ bài viết,

chúng tôi không tiện dẫn.
Nhìn vào các định nghĩa trên, ta có thể thấy ngày nay cách hiểu về
huyền thoại đã thoát li phạm trù thể loại để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu
huyền thoại trong tư cách là một hình thức tư duy thuần tuý, một đặc điểm
quan trọng của văn học thế kỉ XX. Đến đây, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một
định nghĩa phù hợp với hướng nghiên cứu riêng, tất nhiên là có kế thừa định
nghĩa của những người đi trước: “Huyền thoại là những hình ảnh được tạo
nên do trí tưởng tượng của con người bao gồm những yếu tố kì ảo, hoang
đường bởi cấu trúc bên trong của nó, ít có bóng dáng của đời sống thực tại về
mặt hình thức (những câu chuyện về thần linh, thiên đường, địa ngục...) hoặc
được tạo thành từ những chất liệu thực tại, nhưng bằng các mối quan hệ với
những chi tiết khác, vượt qua những giới hạn lịch sử cụ thể, mang thêm tính
kì lạ, khó chấp nhận theo logic thông thường, để giải thích một hiện tượng
của thực tại hoặc để biểu đạt một ý nghĩa nào đó có tính chất phổ quát”.
Huyền thoại hóa (Mystification) là quá trình tạo lập huyền thoại. Theo
Damiel-Henri Pageux, “Huyền thoại là tất cả những gì mà một nền văn hóa
có thể và mong muốn biến thành huyền thoại”. “Nếu một nhân vật lịch sử trở
thành huyền thoại (chẳng hạn Napoleon xuất hiện như một Achile mới, một
Promethe khác hay con yêu tinh vùng Corse) thì điều quan trọng là khả năng
cấu thành của nó trong ý thức cộng đồng”.

9


Rolland Barthe thì cho rằng “Huyền thoại hóa” là một vận hành có
nhiệm vụ biến những hiện tượng ngẫu nhiên mang tính lịch sử trong một nền
văn hóa thành những câu chuyện, những điều thiêng liêng, thần thánh hoặc
những chân lí hiển nhiên, không còn gì thắc mắc hay đáng ngờ. “Huyền thoại
hóa” tạo nên “doxa”. Barthes dùng lại thuật ngữ “doxa” của Platon, với nghĩa
“giọng nói của tự nhiên” để chỉ tất cả những quan điểm chính thống về sự vật,

về cuộc đời… Người ta bị thuyết phục tin rằng tất cả những gì xảy ra chung
quanh ta, các định chế xã hội, các nguyên tắc đạo lí, các quy ước văn học…
đều hoàn toàn tự nhiên, không có gì phải bàn cãi về tính chất tự nhiên của
chúng. Tính thiêng liêng thần bí, giả tạo bao quanh những sự vật, hiện tượng
đó được hình thành do sự cố tình xóa bỏ, lãng quên tính ngẫu nhiên lịch sử
của chúng.
1.2. Phê bình huyền thoại – nguồn gốc và quá trình phát
triển
Khuynh hướng phê bình huyền thoại học được nảy sinh ở Anh vào thế
kỉ XX và sau đó được phát triển ở Mĩ. Cơ sở phương pháp luận của phê bình
huyền thoại là quan niệm cho rằng “huyền thoại” là nhân tố quyết định để
hiểu toàn sản phẩm của nhân loại. Hiện nay, phê bình huyền thoại là một
phương pháp mới trên thế giới và dần xác lập được nội hàm khái niệm. Tuy
vậy, nội hàm và ngoại diên của nó phức tạp đến mức nào thì bản thân chúng
về cơ bản đã được xác định. Vì thế, thuật ngữ “phê bình huyền thoại” là chỉ
cho một ngành nghiên cứu văn học nhất định, có cơ sở lí thuyết.
Trong số những nhà nghiên cứu về huyền thoại thì Northrop Frye (1912
– 1991), nhà khoa học người Canada, có tầm ảnh hưởng đặc biệt trong việc
xây dựng phương pháp luận của phê bình huyền thoại. Theo ông, “huyền
thoại là hạt nhân của toàn bộ nền văn chương nhân loại mà huyền thoại trung
tâm hay huyền thoại gốc của nó là huyền thoại – truy tìm (quest – myth)”.
Frye cũng đánh giá khá cao những thành quả của Jung trong nghiên cứu

10


huyền thoại dựa trên học thuyết về “cổ mẫu”. Phê bình huyền thoại còn được
biết đến với những cách gọi khác nhau, được quan niệm là hai nhánh của phê
bình huyền thoại đó là “phê bình nghi lễ” và “phê bình cổ mẫu”. Tuy hình
thành hai cách thức nghiên cứu khác nhau nhưng hai hướng nghiên cứu này

chẳng những không tiêu diệt nhau mà còn bổ sung cho nhau để phát triển.
Theo đó, huyền thoại không chỉ là sự phân nhánh tư duy mà huyền thoại còn
là những mẩu chuyện hoang đường ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu lí giải thế
giới tự nhiên của con người lúc bấy giờ.
Theo Gilbert Durand – nhà phê bình huyền thoại tiêu biểu của thế kỉ
XX, phê bình huyền thoại (mythocritique) là sự phân tích để tìm ra được
những “chuyện kể nằm bên dưới chuyện kể” và “gắn liền với ý nghĩa của mọi
chuyện kể”. Đồng thời ông cũng xác định ba giai đoạn của phương pháp
“phân tích”, bao gồm “một” bản kê những chủ đề” huyền thoại, những tình
huống phối hợp các nhân vật và các trang trí, cuối cùng, sự đối chiếu những
bài học của huyền thoại với những huyền thoại khác thuộc “một thời đại hay
một không gian văn hóa khá xác định”. Trong sự chuyển hóa vào các tác
phẩm, huyền thoại gốc (monomyth) không ngừng tiếp nhận thêm những sáng
tạo mới không ngừng cải biến tùy thuộc vào cá tính của người nghệ sĩ và tinh
thần thời đại. Chính vì vây, theo Durand phê bình huyền thoại là sự nghiên
cứu trên tinh thần kết hợp giữa một “yếu tố văn hóa” và một “tập hợp xã hội
nhất định” và việc xem xét tác phẩm theo “phê bình huyền thoại” sẽ cho
chúng ta biết về “linh hồn cá nhân hay tập thể”. Đối với những tiểu thuyết
được sáng tác trong thế kỉ XIX, XX thì huyền thoại là chất liệu không thể
thiếu để truyền tải ý nghĩa của tác phẩm.
Trong khoảng thời gian gần đây, những công trình dịch thuật, các tài
liệu nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại trong sáng tác văn học đã
tăng lên. Tiếp nhận lí thuyết về huyền thoại trong giới nghiên cứu văn học ở

11


Việt Nam khá muộn. Theo tìm hiểu bài viết “ Fzan Kafka- và vấn đề “huyền
thoại” trong văn học” của Hoàng Trinh đăng trên tạp chí Văn học (tháng
5/1970) có vai trò tiên phong trong việc trong việc bàn luận về “huyền thoại”

trong nghiên cứu văn học ở Việt Nam. Theo tác giả “không nên nghĩ rằng
trong các tiểu thuyết Lâu đài, Vụ án và các tiểu thuyết trong tập Vạn lí trường
thành, Biến dạng… Kafka muốn phản ánh hay ghi lại những câu chuyện có
thật nào đó theo quan niệm thông thường của các nhà văn hiện thực”, hơn hết
những tư liệu này là cái “cớ” để thông qua nó dựng lên “huyền thoại”- tức là
những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm khái quát lớn, mang một ẩn ý
sâu, phản ánh những tư tưởng triết học của tác giả về những vấn đề nào đó
đang đặt ra trong cuộc sống”. Những lí giải của Hoàng Trinh chưa thật sự
thuyết phục và rõ ràng. Cũng trong bài viết này ông đã đưa ra những nhận xét
xác đáng về khái niệm huyền thoại trong văn học. Theo ông, huyền thoại
không gì khác là những “hình ảnh” có nguồn gốc, được “rút ra” trong hệ
thống thần thoại, điển tích là những hình ảnh khác thường, “phi lí tính” do
nhà văn sáng tạo ra, qua đó nói lên một cách ẩn ý những sự thật, những nỗi
niềm, những ước vọng nào đó của cá nhân mình đồng thời cũng là thời đại
mình. Nó là một tấm voan mờ ảo khoác lên trên những hiện thực sinh động,
mà nhà văn đã chủ động che bớt ánh sáng hoặc phá bỏ kích tắc.
Rõ ràng, theo quan điểm của Hoàng Trinh, huyền thoại không chỉ trở
thành một nguồn suối chất liệu dồi dào mà còn trở thành phương thức biểu
hiện, biện pháp cảm thụ thế giới, và là nơi gửi gắm những điều thực tế mà
nhà văn muốn nói.
Bài viết của Phùng Văn Tửu “Vấn đề huyền thoại trong văn học nghệ
thuật” đăng trên tạp chí Nghiên cứu Nghệ thuật, số tháng 3/1976 đã soi chiếu
huyền thoại như một “phương thức nghệ thuật đang có xu hướng trở thành
một trong những kĩ thuật sáng tác của tiểu thuyết hiện đại”. Phùng Văn Tửu

12


luận bàn khái niệm “huyền thoại” đồng thời chỉ ra sự quan tâm đến huyền
thoại của các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới thông qua việc liệt kê các

công trình nghiên cứu, sáng tác tiêu biểu. Không chỉ vậy nhìn vào đời sống
văn học Việt Nam tác giả còn lí giải nguyên nhân mà huyền thoại trở thành
vấn đề “xa lạ”, “ít ai quan tâm” bằng những dẫn chứng khá thuyết phục. Đó là
do hoàn cảnh đất nước phải trải qua chiến tranh liên miên, chủ nghĩa anh
hùng với nguyên tắc mĩ học được đề cao. Vậy nên ở giai đoạn văn học cách
mạng, sáng tác cũng như lí luận phê bình thế kỉ XX, huyền thoại – với quan
niệm, nhận định liên quan đến sự mơ hồ, kì ảo ít được chú ý. Tuy nhiên tình
hình có sự biến đổi, khởi sắc. Từ sau 1986, “trên văn đàn những tác phẩm với
các nhân vật, các sự kiện siêu nhiên được xây dựng trên cơ sở của trí tưởng
tượng sáng tạo, vượt ra ngoài khuôn khổ chân thực, cụ thể lịch sử” xuất hiện
ngày càng nhiều. Bài viết của Phùng Văn Tửu đã đưa ra những ý kiến khoa
học sắc sảo, gợi mở khả năng ứng dụng nghiên cứu huyền thoại.
Tác giả Lại Nguyên Ân (“Thần thoại, văn học, văn học huyền thoại”
đăng trên tạp chí Văn học, số tháng 3/1992) bày tỏ những quan ngại về tình
trạng nghiên cứu huyền thoại. Thứ nhất, giới nghiên cứu “chưa chú ý đến mối
liên hệ giữa văn học với thần thoại” (Lại Nguyên Ân đồng nhất “huyền thoại”
với “thần thoại”). Thứ hai, thái độ xem thường thậm chí là phủ nhận những
sáng tác huyền thoại ở văn học thế kỉ XX. Thứ ba, khẳng định một cách mạnh
mẽ “thế giới quan thần thoại” không hề mất đi cùng với việc “ý thức nguyên
hợp đã mất đi khi phân lập thành các hình thái ý thức riêng biệt”, nên chú ý
đến hiện tượng “ý thức huyền thoại hóa”. Bài viết chỉ ra sự bùng nổ mạnh mẽ
của các kiểu sáng tác huyền thoại hóa đang ngày càng lớn mạnh trong cả đời
sống văn học và xã hội, cùng sự cảnh báo những hệ quả của ý đồ huyền thoại
hóa.
Chùm bài “Phương pháp phê bình huyền thoại học” (Đỗ Lai Thúy giới
thiệu) đăng trên tạp chí Văn học nước ngoài, số 2/2001 gồm “J.Grimm –

13



Huyền thoại Đức “Gilbert Durand và phương pháp phê bình huyền thoại
học”, Jean – Yves Tadie và “Huyền thoại trong tiểu thuyết của Emile Zola”
của Lê Ngọc Hân tiếp tục đóng góp những diễn giải về huyền thoại, ứng dụng
huyền thoại trong nghiên cứu văn học.
Năm 2004, nhóm tác giả Song Mộc, Trần Nho Thìn giới thiệu công
trình dịch Thi pháp của huyền thoại (1976) của nhà nghiên cứu văn học dân
gian lỗi lạc người Nga E.M.Meletinsky. Có thể khẳng định, đây là công trình
có ý nghĩa khoa học lớn lao trong việc giới thiệu tư tưởng lí luận về huyền
thoại của Meletinsky. Công trình gồm 3 phần. Phần thứ nhất, giới thiệu
những lí thuyết mới về huyền thoại và cách tiếp cận văn học từ góc độ
nghi lễ – huyền thoại. Phần thứ hai, trình bày những hình thức cổ điển của
huyền thoại và sự thể hiện của huyền thoại trong truyện kể dân gian. Phần
thứ ba mang tính chất ứng dụng nhiều hơn. Tác giả đã đi phân tích sự xuất
hiện của “chủ nghĩa huyền thoại” trong văn học thế kỉ XX, nghiên cứu
trường hợp tiểu thuyết của James.
Như vậy, phê bình huyền thoại là một hướng nghiên cứu mới, nó mới
chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong vài thập niên trở lại đây. Do đó, còn nhiều
điều mới mẻ chưa khám phá được.
1.3. Phê bình huyền thoại một hướng tiếp cận giàu tiềm
năng
Phương Tây bàn nhiều đến huyền thoại từ giữa thế kỉ XX. Vấn đề này
cũng thu hút sự quan tâm ở nước ta trong thời kì đổi mới. Sự phát triển mạnh
mẽ của phê bình huyền thoại thể hiện rõ khuynh hướng dân tộc học hóa việc
nghiên cứu văn học, biểu hiện ở chỗ phối hợp nghiên cứu các huyền thoại
truyền thống với nghiên cứu văn học. Trong vấn đề này thì phê bình huyền
thoại vẫn còn ít những công trình nghiên cứu do đó việc cập nhật về lĩnh vực
này là rất khó.

14



Trong những năm gần đây những công trình dịch thuật, tài liệu liên
quan đến lĩnh vực nghiên cứu huyền thoại đã tăng hẳn lên. Tuy nhiên, để so
sánh những công trình nghiên cứu của ta so với các công trình nghiên cứu ở
nước ngoài ta thấy rằng những gì của chúng ta vẫn còn rất ít ỏi và thiếu hệ
thống.
Dân tộc nào trên thế giới, ít hoặc nhiều đều có những kho tàng
thần thoại riêng của mình. Những huyền thoại ấy cũng mơ hồ tối nghĩa, cần
phải giải đoán và không thể đưa ra những tiêu chuẩn của lí trí để bắt bẻ.
Trong sáng tác văn học dù có ý thức hay không nhà văn đã vận dụng đặc thù
“biến dạng” của huyền thoại theo cách riêng, chẳng hạn như phương pháp
điển hình hóa. Tuy nhiên, nếu không để ý thì bạn đọc khó có thể nhận ra
được yếu tố huyền thoại trong tác phẩm.
Do đó, huyền thoại cần được giải mã, cái hay cái đẹp của một tác
phẩm văn chương sâu sắc được thể hiện ra ngay trên bề mặt các trang giấy
hay con chữ. Tính chất “huyền” của huyền thoại thể hiện ngay ở khía cạnh
đó chứ không phải là những yếu tố hoang đường.
Phê bình huyền thoại ngày nay đang dần được chú trọng phát triển
nó không chỉ thể hiện được xu hướng hướng về cội nguồn của dân tộc mà
còn là một khuynh hướng phát triển mới của văn học.

15


Chương 2
“HUYỀN THOẠI HÓA” NHÂN VẬT NỮ GIỚI NHƯ MỘT HỆ
THỐNG TU TỪ NGHỆ THUẬT
2.1. Sự quy chiếu các mẫu gốc của huyền thoại
Văn học 1954 – 1975 là giai đoạn văn học khi mà đất nước đang trong
thời kì chiến tranh diễn ra ác liệt. Do đó, nhiệm vụ của văn học là phục vụ

chiến đấu. Không chỉ có nam giới mới tham gia chiến đấu mà ta còn thấy ở
đó là bóng dáng của phụ nữ tham gia chiến đấu bằng lòng hăng say, quyết
tâm đánh giặc ngoại xâm. Văn học giai đoạn này phần lớn xây dựng những
nữ anh hùng kiên cường, bất khuất. Họ được nhấn mạnh ở con người công
dân, con người xã hội qua cái nhìn có phần “nam hóa” mạnh. Nhà cấu trúc
luận Iu.M. Lotman cho rằng: “Thiết chế văn bản sản sinh huyền thoại bao giờ
cũng được phân bố ở trung tâm của khối văn hóa”. Như vậy, có thể hiểu
sáng tác văn học giai đoạn này đều là các văn bản chính thống, tồn tại công
khai và nằm ở vị trí trung tâm của văn hóa, văn học thời đại. Do vậy, như
một quy luật mỗi hình tượng nhân vật nữ trong văn học giai đoạn này đều
tìm đến một nguyên tắc thích hợp đó là nguyên tắc “huyền thoại hóa”. Văn
học giai đoạn 1954 – 1975 đã dày công tạc dựng những nữ anh hùng “Kiên
cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Hay nói cách khác văn học đã
mượn những nguyên mẫu có thực để đưa họ vào trong văn học và họ trở
thành những người phụ nữ điển hình cho thời đại. Ở đây những dấu ấn cổ
xưa của huyền thoại đã tm về và in dấu đậm nét trong văn học giai đoạn
này.
2.1.1. Mẹ Tổ quốc
Trong không khí của cuộc cách mạng sục sôi và dưới ánh sáng của lý
tưởng mới, hơn bao giờ hết hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ
đẹp mới. Vẻ đẹp của những con người đã được giải phóng hoàn toàn, thoát
16


ra khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến, để hòa mình vào công cuộc
chung của

17



đất nước. Thơ văn đã dành sự ưu ái lớn khi miêu tả hình ảnh những bà
mẹ Việt Nam anh hùng cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng, chiến
đấu bảo vệ nước nhà. Từ những người mẹ trẻ như Út Tịch (Người mẹ cầm
súng – Nguyễn Thi), Sứ (Hòn Đất – Anh Đức)… cho đến những bà mẹ cao
tuổi như mẹ Tơm, mẹ Suốt trong thơ Tố Hữu, mẹ Sáu (Hòn Đất – Anh
Đức), bà mẹ đào hầm trong thơ Dương Hương Ly… đều sáng ngời đức hi
sinh, chở che đùm bọc. Trong cuộc sống thường nhật người mẹ tần tảo lo
cho con, chăm con từng bữa ăn, giấc ngủ, chở che, đùm bọc yêu thương con
cái vô điều kiện. Phương diện này đã được các nhà văn chú trọng nâng lên
thành một tầm vóc vĩ đại bởi nó gắn liền với sứ mệnh thiêng liêng mà lịch sử
dân tộc đặt lên vai mỗi người dân Việt Nam, trong đó có người phụ nữ.
Trong thế hệ các nhà văn, nhà thơ thời kì chống Mĩ, Tố Hữu được xem
là lá cờ đầu là gương mặt tiêu biểu nhất của dòng văn học cách mạng.
Thơ ông cũng là tiếng thơ giàu cảm xúc, mang âm điệu hào sảng về những
người mẹ Việt Nam anh hùng.
Xuất phát từ những người mẹ cụ thể, Tố Hữu đã khái quát nên
người mẹ Tổ Quốc. Hình tượng Tổ Quốc được Tố Hữu lồng trong hình ảnh
người Mẹ một cách thấu suốt và sáng rõ:
“Việt Nam, ôi Tổ Quốc thương yêu
Trong khổ đau người đẹp hơn
nhiều Như bà mẹ sớm chiều gánh
nặng Nhẫn nại nuôi con suốt đời im
lặng
…Biết hi sinh nên chẳng nhiều lời”
(Chào xuân 67 – Tố Hữu)

18


Tác giả đã khắc họa một hình tượng bà mẹ khổ đau gắn liền với đức

hi sinh vô bờ bến, một đức hi sinh thầm lặng, cao cả, thủy chung và thiêng
liêng.

19


Nụ cười thầm lặng, nước mắt thầm lặng, cái chết thầm lặng của bà
má Hậu Giang là nét phẩm chất chung của các bà mẹ Việt Nam, phụ nữ
Việt Nam. Với bài Bầm ơi bằng việc tìm sự đối xứng và tương phản, Tố
Hữu đã khắc họa một người mẹ lam lũ, vất vả, thầm lặng quên nỗi đau của
mình để hướng về con người ngoài mặt trận, hướng về Tổ Quốc:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng Bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời Bầm sáu mươi”
(Bầm ơi – Tố Hữu)
Ở đây có nỗi xót xa, cay đắng, có nỗi nhọc nhằn, tần tảo của người
Mẹ, người phụ nữ trong ca dao, dân ca, trong thơ các nhà thơ cổ điển.
Những con người quanh năm “gửi lưng cho trời, gửi mặt cho đất”, lặn lội
“mom sông” để “nuôi đủ năm con với một chồng”.
Đó còn là hình ảnh về người phụ nữ, người mẹ trong Người mẹ cầm
súng của Nguyễn Thi. Chị Út Tịch trong tác phẩm của Nguyễn Thi được xây
dựng theo bút pháp huyền thoại. Chị Út Tịch là một người phụ nữ dũng
cảm, gan dạ, căm thù giặc sâu sắc, không chỉ giỏi việc nước mà còn đảm việc
nhà. Có thể khẳng định đây là người phụ nữ xứng đáng với tám chữ vàng
mà Hồ Chí Minh đã dành tặng cho phụ nữ Việt Nam “ANH HÙNG – BẤT
KHUẤT
– TRUNG HẬU – ĐẢM ĐANG”. Với dáng người nhỏ gọn, chị có khuôn mặt
tròn và đôi mắt to sáng. Con người chị thể hiện sự thông minh, nhanh nhẹn,
từ nhỏ chị đã đi ở đợ, chống trả bà chủ của mình không ngần ngại. Đánh vợ

của Hàm Giỏi “…Lúc ngồi dậy sẵn tay, Út liệng luôn cái chén vào mặt
mụ…”. “Út thủ sẵn nắm bột ớt. Con kia lớn gấp ba Út. Nó vừa quơ cây lên

20


×