Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Một số giải pháp hiệu quả giúp học sinh lớp chủ nhiệm rèn luyện lòng biết ơn và thể hiện lòng biết ơn, để từ đó cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.04 MB, 54 trang )

PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
1. Họ và tên người đăng ký: Dương Thị Thanh Thảo
2. Hiện là: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Thành Trinh
4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị
Dạy lớp 12c2, 10c1, 10c8, 10c10 và chủ nhiệm lớp 10c8
5. Tên đề tài sáng kiến:
Một số giải pháp hiệu quả giúp học sinh lớp chủ nhiệm rèn luyện lòng biết ơn
và thể hiện lòng biết ơn, để từ đó cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường.
6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Chủ nhiệm lớp
7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
- Làm rõ vai trò trò của lòng biết ơn và thể hiện lòng biết ơn trong việc cảm nhận
và tạo nên hạnh phúc và “mỗi ngày đến trường là một niềm vui” thật sự, tạo động
lực học tập tốt hơn, có thái độ sống tích cực hơn.
- Thực hiện qua ba bước:
+ Sự nỗ lực cảm nhận hạnh phúc từ chính bản thân giáo viên
+ Tìm sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh
+ Tương tác với học sinh qua những bài tập, sự trải nghiệm, ứng dụng bài giảng
Eleaning,…

8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:


- Thời gian thực hiện : Ngay từ đầu năm lớp học của 3 lớp chủ nhiệm 12c2( 20162017), 12c3 (2017-2018) và 10c8 (2018-2019); lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp
và giờ tổ chức ngoại khóa.
- Địa điểm: tại trường THPT Võ Thành Trinh

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:


Sự nhiệt tình, tinh thần chịu khó, yêu nghề của giáo viên; sự ủng hộ, tạo cơ hội
của Ban lãnh đạo nhà trường; các thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin.
10. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường THPT Võ Thành Trinh trường
11. Kết quả đạt được: Rèn luyện nên những con người biết nuôi dưỡng lòng biết
ơn, yêu trường mền lớp hơn, sống có trách nhiệm hơn. Biết trọng người và
được người trọng.
An Giang, ngày 14 tháng 2 năm 2019
Tác giả

Dương Thị Thanh Thảo


BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT Võ Thành
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Trinh
An Giang, ngày 14 tháng 2 năm 2019

BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ GIÚP HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM RÈN
LUYỆN LÒNG BIẾT ƠN VÀ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN,
ĐỂ TỪ ĐÓ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC
KHI ĐƯỢC ĐẾN TRƯỜNG .
I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Dương Thị Thanh Thảo

Nữ


- Ngày tháng năm sinh: 7/2/1985
- Nơi thường trú: An Bình, Hòa Bình, Chợ Mới, An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường THPT Võ Thành Trinh
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân
- Lĩnh vực công tác:Giáo dục
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
- Trường THPT Võ Thành Trinh( ngụ tại ấp An Thuận, Hòa Bình, Chợ Mới, An Giang), là
một ngôi trường ở huyện dù được trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị dạy học nhưng vẫn


còn nhiều khó khăn, nhưng với Ban giám hiệu nhiệt tâm và đội ngũ giáo viên, công nhân viên
yêu nghề luôn cố gắng từng ngày để hoàn thiện hơn nữa.
- Thuận lợi: Với ban lãnh đạo nhà trường trẻ, đầy nhiệt huyết, có trách nhiệm và sáng tạo,
chấp nhận thử thách với cái mới. Nên luôn tạo cơ hội, khuyến khích giáo viên đưa ra ý tưởng
và thực hiện ý tưởng nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho học sinh: nhân cách và tri thức,
kĩ năng sống.
- Khó khăn: đầu vào thi tuyển sinh 10 khá thấp, đặc biệt khu vực nông thôn nên nhiều gia
đình chưa thật đặt mục tiêu, đầu tư vào việc học của con một cách nghiêm túc nên nguy cơ bỏ
học cao.
- Tên sáng kiến: Một số giải pháp hiệu quả giúp học sinh lớp chủ nhiệm rèn luyện lòng
biết ơn và thể hiện lòng biết ơn, để từ đó cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường.
- Lĩnh vực: Chủ nhiệm lớp
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Có thể nói, hiện nay vẫn còn nhiều học sinh chưa thật nghiêm túc, chưa cố gắng hết
mình, chưa nỗ lực thực sự trong học tập. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân: gia
đình, xã hội,…..nhưng chắc chắn có một phần lớn quyết định, đó chính là cảm xúc
chủ quan của chính các em. Cảm xúc sẽ quyết định hành động của một người, khi
cảm thấy buồn chán, bi quan, bế tắc con người sẽ buông xuôi tất cả, hoặc nếu có làm

việc gì đó thì hời hợt, qua loa. Ngược lại, khi có cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc người ta
sẽ thực hiện những việc làm tích cực, mang đến những thành quả tốt đẹp. Tương tự,
nếu các em học sinh cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường, các em sẽ học tốt
hơn, có thái độ tích cực hơn, có động lực để xây dựng mục tiêu cũng như hoàn thành
mục tiêu một cách trọn vẹn nhất. Vậy câu hỏi đặt ra để các em cảm nhận được hạnh
phúc khi đến trường, chúng ta - những người thầy, đặc biệt với cương vị là giáo viên
chủ nhiệm lớp - phải làm gì cho các em trong nội lực có giới hạn của bản thân mình,
để các em có thể thấy thực lòng vui vẻ, háo hức, hạnh phúc khi được đến trường, đến
lớp? Đây là một vấn đề lớn, bởi trước áp lực của chương trình học, kiểm tra, thi cử,
bạo lực học đường, sức hút khủng khiếp của game online, thế giới ảo,…... tôi nghĩ rèn
luyện cho học sinh lòng biết ơn và thể hiện lòng biết ơn, là một trong những giải pháp


hiệu quả để các em cảm nhận được hạnh phúc đặc biệt ở môi trường học tập mà
không một nơi nào khác có thể thay thế được.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Tại sao khi có lòng biết ơn, học sinh sẽ cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường
để “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”? Biết ơn là một loại mỹ đức. Người xưa
thường dùng chữ “Ân” và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác để truyền tải những
thông điệp sâu sắc về đạo làm người, về ý nghĩa của sinh mệnh con người. Trong văn hóa
cổ xưa luôn có khái niệm “Ân giả, nhân dã”, “Ân giả, huệ dã” (Người biết ơn là người
nhân, Người biết ơn là người có trí huệ). Lòng biết ơn, ngay từ khi còn là một đứa trẻ tập
nói bi bô cho đến lúc cấp sách đến trường, các em đã được dạy rất nhiều từ gia đình, thầy
cô. Sâu kín trong tâm hồn, chắc chắn mỗi em học sinh không phải là những người vô ơn.
Tuy nhiên, vì đời sống thời công nghệ thông tin, sự thay đổi nhanh như vũ bão mà
internet mang lại song song với những lợi ích mà nó có, bên cạnh đó mặt trái tác hại của
nó đó là tạo ra một thế giới ảo cực kì hấp dẫn qua game online, mạng xã hội, rồi tin tức
về cái ác tràn lan, lấn át hết những thông tin tốt đẹp,….….làm con người đặc biệt là giới
trẻ phải cuốn quýt tham gia vội vã, đắm chìm trong nó để không bị gọi là lạc hậu, luôn
sống trong nghi ngờ. Cùng đó, là đa số các bậc cha mẹ bảo bọc con mình quá mức, nên

các em cho đó là trách nhiệm, không nhìn thấy sự hi sinh của cha mẹ. Từ đó, các em chỉ
biết đòi hỏi vô lí, sống thu mình, ích kỉ, các em ít nói lời cám ơn, có hành động vô lễ với
thầy cô, không tôn trọng cha mẹ, không suy nghĩ đến sự hi sinh, lao động vất vả của cha
mẹ để các em được đến trường, từ đó không biết quý trọng cơ hội được đến trường nên
thành tích học tập không cao và dần trở nên vô cảm. Một hiện tượng đáng báo động! Đó
là điều mà ta cần khắc phục vì không khéo, nguồn cội sẽ đi vào quên lãng khi con người
chỉ biết cuốn theo nhịp sống quá nhanh của thế giới phẳng hiện đại, không còn những
khoảng lặng để suy ngẫm những điều đúng, sai, tốt , xấu không khéo sẽ đào tạo nên một
thế hệ trẻ có thể giỏi về kiến thức mà khiếm khuyết về tâm hồn. Có tài mà không có đức,
điều đó thật sự nguy hiểm!!! Hạnh phúc là khi ta biết thế nào là đủ, và chỉ có lòng biết ơn
mới lấp đầy khoảng trống của tâm hồn.


3. Nội dung sáng kiến : Biện pháp tổ chức
- Thời gian thực hiện : Ngay từ đầu năm lớp học của 3 lớp chủ nhiệm
12c2( 2016-2017), 12c3 (2017-2018) và 10c8 (2018-2019); lồng ghép trong các tiết
sinh hoạt lớp và giờ tổ chức ngoại khóa.
- Xác định các bước rèn luyện lòng biết ơn, thể hiện lòng biết ơn để tạo
nên hạnh phúc: có 3 bước
+ Sự nỗ lực cảm nhận hạnh phúc từ chính bản thân giáo viên
+ Tìm sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh
+ Tương tác với học sinh qua những bài tập, sự trải nghiệm.
- Biện pháp tổ chức cụ thể:
3.1 Giáo viên tự rèn luyện sự biết ơn và thể hiện lòng biết ơn- giáo viên phải thật
sự hạnh phúc mới có thể tạo nên một môi trường cộng hưởng hạnh phúc đến
học trò:
- Những áp lực của chương trình dạy- học, nỗi lo cơm áo, gạo tiền, vị thế của người
thầy thay đổi trong xã hội ngày nay,..... luôn có thể tạo nên sự mệt mỏi trong quá
trình theo nghề. Nhưng người thầy có lòng tự trọng rất cao lại không cho phép
mình không đủ trách nhiệm, nên thay vì không thay đổi được những nguyên nhân

khách quan tác động, thì tôi lựa chọn thay dổi từ bên trong cảm xúc của bản thân.
- Bước đầu tiên, tôi so sánh mình với hàng nghìn người thất nghiệp, hay lao động
nặng nề, ý nghĩa của công việc mình đang theo đuổi từ đó sẽ sinh ra lòng cảm
thán, sự biết ơn bởi bản thân có nơi đến, nơi thực hiện những ước mơ của mình
- Sau đó, học cách biết ơn và thể hiện nó. Nhiều người sẽ thấy khó hiểu, sao ở trường
học, lớp học các giáo viên lại phải biết ơn? Biết ơn ai? Biết ơn điều gì? Biết ơn học


trò luôn dành tình cảm yêu quý thật sự cho mình, hàng ngày thầy cô vẫn đang nhận
lấy những năng lượng từ học sinh của mình. Chỉ có là thầy cô có nhận ra điều đó hay
không thôi.
- Học cách sống hạnh phúc: Trong cuộc sống, ai cũng có lúc bị những cảm xúc tiêu cực
xuất hiện vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Lòng biết ơn sẽ làm năng lượng tích
cực trào lên trong mỗi chúng ta, làm tan biến những cảm xúc tiêu cực, đặc biệt tôi
biết chấp nhận hơn những lỗi sai của học trò và sẽ kiên nhẫn, tận tình hướng dẫn các
em cách sửa sai thay vì cáu giận. Bởi vì tôi đã hiểu rõ Vạn vật vốn dĩ không hoàn hảo.
Tôi cũng đã học cách lắng nghe không chỉ bằng tai mà bằng cả trái tim vì tôi hiểu
rằng chỉ khi thực sự biết lắng nghe tôi mới hiểu các học trò của mình, mới có thể giúp
các em một cách hiệu quả. Và khi biết lắng nghe, tôi học được nhiều điều từ cuộc
sống, mới có thể thành công trong việc giáo dục con cái và học trò của mình.
3.2 Thực hiện buổi nói chuyện với phụ huynh về chuyên đề “ Dạy con thời hiện
đại”:
- Thời gian: buổi họp phụ huynh đầu tiên của năm học trong tháng 9
- Cách tiến hành:
3.2.1 Bước chuẩn bị: Cho học sinh viết cảm nhận, viết những mong muốn, lời cám
ơn, xin lỗi với cha mẹ bằng cách khơi gợi tình yêu thương của các em qua những
câu chuyện, bài hát về công cha nghĩa mẹ, về sự vất vả thậm chí khổ nhục của cha
mẹ chỉ vì lo cho con, trong giờ sinh hoạt chủ nhiệm trước đó.
3.2.2 Thực hiện: Trong giờ họp:
- Xác định với phụ huynh buổi họp hôm nay là buổi họp của những con người có

cùng mục đích: cha mẹ vì con, giáo viên vì học trò và chúng là một- để tìm được
sự đồng cảm
- Đặt ra các câu hỏi:


+ Các bâc cha mẹ mong muốn điều gì nhất ở con mình?
-> Đa số câu trả lời là: Thành nhân- thành người tử tế trước, sau đó mới đến học giỏi
+“ Làm cách nào để con mình đạt được điều mong muốn?” Cha mẹ mong muốn
giáo viên phải làm gì? Từ đó, đưa ra yêu cầu chân thành của bản thân với phụ
huynh.
-> Đầu tiên, quan trọng nhất trong các biện pháp là cha mẹ phải là tấm gương. Xây
dựng cho con lòng biết ơn để con có thể trở thành người tử tế để say mê học tập.
- Nhấn mạnh về giá trị của lòng biết ơn: TS. Đinh Phương Duy - Chủ tịch Hội Khoa
học Tâm lý TP.HCM khẳng định: “Một người không biết đến lòng biết ơn thì sẽ
không làm được gì cả. Chính lòng biết ơn giúp người ta sáng tạo, vượt qua khó
khăn thử thách để làm được rất nhiều việc… Và vai trò của gia đình là đặc biệt
quan trọng trong việc giáo dục con cái lòng biết ơn”.
- Chỉ ra một số điều cần khắc phục trong việc dạy con của cha mẹ: hay so sánh, tâm lý
bù đắp bằng vật chất, giao phó toàn bộ con cho nhà trường, đáp ứng những đòi hỏi
vô lý,..... hậu quả là con sống ỷ lại, lười nhát học tập và vô ơn qua những câu
chuyện ngắn.
- Nhắc nhở cha mẹ chú ý nhiều hơn đến con và giữ liên hệ thường xuyên với giáo
viên chủ nhiệm.
- Trao thư cảm nhận của học sinh đến cha mẹ, nhờ cha mẹ ghi lại đôi dòng nhắn gửi
đến con mình. Cha mẹ và con có thể hiểu nhau, tạo nên sợi dây liên kết chặt chẽ,
gia đình hạnh phúc,thì hạnh phúc sẽ lan tỏa, lòng biết ơn cũng sẽ tăng cao và được
duy trì mạnh mẽ.





Cha mẹ lắng nghe nỗi lòng của con và cùng trao đổi về tâm lý lứa tuổi vị
thành niên, cũng như một số biện pháp giáo dục con hợp lý


3.3 Tương tác với học sinh:
3.3.1 Giao bài tập:
 Cách tiến hành:
- Cho các em bài tập trước 1 tuần so với
ngày sinh hoạt lớp:
Quan sát trên đường từ nhà đến trường,
trong 1 tuần, em sẽ gặp rất nhiều
người? Hãy nói về người mà em ấn
tượng nhất, từ họ em có thể so sánh với
bản thân mình và rút ra bài học nhân
sinh? Ghi lại cảm nhận bằng một đoạn
văn .( Gợi ý: có thể là em bé bán vé số,
thợ xây dựng, các bạn học sinh,......)


- Quy định các em nộp trước 1 ngày sinh hoạt lớp.
- Trong giờ sinh hoạt, trả lại bài cảm nhận của các em, chọn 1 số bài, mời các em
đứng lên trình bày. Sau đó, trình chiếu lại một số hình ảnh, clip về những con người
thiếu may mắn và thành công nhờ nỗ lực
- Tổng kết, chỉ rõ giá trị của lòng biết trong vai trò tạo nên hạnh phúc:
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương” ( Kahlil Gibran) và “Đủ nắng hoa sẽ nở, đủ gió
chong chóng sẽ quay, và đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” . Đâu có điều gì phát
triển và thăng hoa được nếu chỉ có một mình. Vì thế, trong cuộc sống chúng ta không thể
hạnh phúc khi ta không có lòng biết ơn. Biết cám ơn từ những điều giản dị ta mới nhận ra

mình thực sự đang SỐNG- sống đẹp. Chúng ta biết ơn vì đây là truyền thống quý báu của
dân tộc? Vì nó là thước đo đánh giá đạo đức của con người? Hay đơn giản vì biết ơn là
điều ta được dạy khi còn đi học? Tất cả những lý do này đều không phải, đó chỉ là tác
động bên ngoài, khiến cho việc biết ơn trở nên khiên cưỡng. Chúng ta biết ơn vì điều đó
khiến chúng ta sống hạnh phúc hơn. Rốt cuộc thì hạnh phúc là gì nếu không phải là sự
hài lòng, mà điều này bắt nguồn từ sự biết đâu là đủ, với gốc rễ là cái tâm trân trọng biết


ơn. Biết ơn là một cách đối trọng, thực hành nuôi dưỡng thân tâm. Biết ơn sẽ giúp chúng
ta nhận ra đâu là đủ, không vọng tâm tham lam. Đồng thời, nó là cái nhìn khích lệ, thay
đổi cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống với nhiều khía cạnh khác nhau để biến khó khăn
thành cơ hội, biến bất hạnh thành lạc quan.
Lòng biết ơn không chỉ đem lại hạnh phúc cho bản thân người biết ơn, mà còn mang lại
hạnh phúc cho tất cả mọi người. Khi phát tâm biết ơn, chúng ta đang khai mở thiện tâm
và lòng từ bi. Sự cảm kích khi nhận được lòng biết ơn sẽ tạo nên một chuỗi những việc
thiện với tình cảm tốt lành.
 Mục đích:
Cho các em so sánh để thấy được rằng so với nhiều người : những đứa trẻ em
phải vào đời bán vé số, cõng gạch, những người thợ xây, người khuyết tật,..... vất vả,
thiệt thòi thì các em luôn mãi than phiền vì học nhiều, vì không có xe đẹp, điện thoại
sang, quần áo hàng hiệu thì ai còn diễm phúc hơn ? Từ đó, có lòng biết ơn với người
cho em cuộc sống hiện tại: được đến trường, đến lớp. Phải thấy may mắn và hạnh
phúc để học tập tốt hơn.



Cảm nhận của em Trần Anh Thư
lớp 12c3

3.3.2 Trải nghiệm: Đến thăm trường tình thương Khai Trí

Mục đích để các em biết ơn những gì mình có, biết sẻ chia, yêu thương để cảm
nhận hạnh phúc. Từ đó biết trọng người, trọng mình.


3.3.3 Giáo dục lòng biết ơn cho mẹ:
Thực hiện qua bài giảng Elearning về chuyên đề: Hãy nói lời yêu thương!!!
(đã thực hiện trước đó cùng đồng nghiệp là cô Nguyễn Thị Tuyết Nhung) . Nội
dung của bài giảng là:
 Thông qua các câu chuyện kể và cả những câu chuyện thật về sự yêu
thương, hi sinh của cha mẹ, những lỗi lầm của những đứa con, để từ đó biết
ơn cha mẹ, thực hiện và nói lên lời cảm ơn ,xin lỗi khi còn có thể. Một số
câu chuyện trong bài giảng:

 Câu chuyện về Cậu bé và cây táo:
Cậu bé và cây táo

Hòa cùng các em nhỏ có hoàn cảnh thiếu may mắn hơn


Ngày xửa ngày xưa, có một cậu bé hàng ngày cậu rất thích đến chơi với một
cây táo rất to. Cậu leo lên cây để hái trái ăn, ngủ những giấc trưa ngon lành
dưới bóng râm của cây. Cậu rất yêu quý cây táo và ngược lại cây táo cũng rất
quý mến cậu.

Thời gian cứ thế trôi đi rất nhanh, cậu bé giờ đã lớn và cậu không còn lui tới
chơi với cây táo nữa. Rồi một ngày nọ, cậu đi tới chỗ cây táo với một nét mặt
buồn rầu. Cây táo reo lên gọi cậu:

– Hãy tới chơi với ta.


Cậu bé đáp:

– Cháu giờ đã lớn rồi, không còn là đứa trẻ năm xưa nữa, cháu chẳng thích
chơi dưới gốc cây nữa. Cháu giờ chỉ thích chơi đồ chơi và hiện giờ cháu đang
cần tiền để mua chúng.

Cây táo nói với cậu bé:

– Rất tiếc ta chỉ có những trái táo ngọt, ta không có tiền. Nhưng cậu có thể hái
những trái táo chín mọng của ta đem đi bán đổi lấy tiền mua đồ chơi.


Cậu bé mừng rỡ, cậu trèo lên cây hái toàn bộ số táo trên cây và sung sướng
đem đi bán. Cây táo rất buồn bã vì kể từ hôm đó không thấy cậu bé quay trở
lại.

Một hôm, cậu bé – giờ đã lớn thành một chàng trai, cậu trở lại và cây táo thấy
rất vui mừng khi nhìn thấy cậu. Cây nói:

– Hãy tới chơi với ta

Cậu đáp:

– Cháu giờ không có thời gian đâu để vui chơi. Cháu còn phải làm việc để
kiếm tiền nuôi sống gia đình cháu. Gia đình cháu hiện giờ đang rất cần một
ngôi nhà nhỏ để trú ngụ. Bác có gì để giúp đỡ cháu không?

Câu táo nói với cậu:

– Ta xin lỗi cháu, ta thì không có tiền mà cũng chẳng có nhà. Nhưng cháu có

thể chặt cành của ta để dựng nhà.


Thế là chàng trai cầm rìu tới chặt hết cành trên cây táo. Cậu vui vẻ trở gỗ về
dựng nhà và cũng kể từ hôm đó cây táo lại không thấy cậu quay trở lại nữa,
cây táo rất buồn.

Một ngày hè oi bức và nóng nực, chàng trai – giờ đây đã cao tuổi – quay lại
chỗ cây táo. Cây táo thấy chàng trai mừng rỡ gọi:


– Hãy tới chơi với ta

Chàng trai ủ rũ nói với cây táo:

– Cháu cảm thấy rất buồn vì càng ngày cháu càng già đi. Cháu muốn được
chèo thuyền để thư giãn một mình. Bác có thể giúp gì được cho cháu?

Cây táo đáp:

– Ta thì không có thuyền, nhưng cậu có thể dùng thân cây của ta đóng lấy một
chiếc thuyền để một mình chèo thuyền ra xa. Được thư giãn nghỉ ngơi trên
thuyền một mình giữa sông nước chắc cậu sẽ thấy nhẹ nhõm và thanh thản
hơn.

Chàng trai chặt cây táo để làm thành một chiếc thuyền. Cậu chèo thuyền lênh
đênh giữa sông để nghỉ ngơi thư thái.

Nhiều năm sau, cậu quay lại chỗ cây táo. Thấy cậu tới cây táo nói:



– Xin lỗi con trai của ta, giờ đây ta không còn gì để giúp con nữa rồi. Ta giờ
chỉ là một cái gốc, không có thân cũng chẳng có táo. Ta thật sự không giúp
được gì cho cậu nữa, cái còn lại duy nhất của ta là bộ rễ đang chết dần chết
mòn – Cây táo nói với cậu, những giọt nước mắt rưng rưng chảy xuống.

Cậu bé đáp:

– Giờ đây cháu cũng đã già, cháu không còn đủ sức để leo trèo nữa, cũng
không còn răng để mà ăn táo. Cháu chỉ cần một chỗ để ngồi nghỉ, vì cháu đã
quá mệt mỏi với những năm tháng vất vả đã qua.

Cây táo nói với cậu:

– Ôi, vậy cái gốc cây già cỗi này của ta là một nơi rất tốt cho cậu dựa vào và
nghỉ ngơi. Hãy tới đây với ta.

Chàng trai ngồi xuống gốc gây già cỗi, cây táo mừng rơi nước mắt.

Đây chính là cậu chuyện của tất cả chúng ta. Hình ảnh cây táo trong truyện
chính là hình ảnh của cha mẹ. Khi chúng ta còn nhỏ, ta được cha mẹ yêu
thương che chở. Khi chúng ta lớn lên, ta bỏ cha mẹ mà đi và chỉ quay trở về


khi cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Nhưng lúc nào cũng vậy, vòng tay của cha mẹ
luôn sẵn sàng ôm chúng ta vào lòng nâng đỡ hy sinh tất cả để cho ta được
hạnh phúc nhất.

 Câu chuyện về Tình yêu của người mẹ Nhật Bản:


Đây là một câu chuyện có thật về sự Hy sinh của một người mẹ trong trận động đất đã
diễn ra ở Nhật Bản.


Khi trận động đất xảy ra, khi đội cứu hộ tiếp cận hiện trường hoang tàn thuộc về ngôi
nhà của một phụ nữ trẻ, họ trông thấy thi thể bất động của cô qua các khe nứt. Nhưng
tư thế của cô thật kì lạ, trông cô như đang quỳ xuống như khi cầu nguyện, thân cô
hướng về phía trước, và hai tay cô như đang bọc lấy thứ gì đó. Ngôi nhà đổ nát đã đè
quỵ hoàn toàn lưng và đầu của cô.

Dù rất khó khăn, người đội trưởng vẫn cố gắng đưa tay qua các khe nứt để chạm tới
thân người phụ nữ. Ông hy vọng mong manh rằng cô vẫn sống. Tuy nhiên, làn da lạnh
và cơ thể cứng đã bảo ông rằng người phụ nữ này đã vĩnh viễn ra đi.

Ông và các thành viên còn lại của đội tiếp tục tìm kiếm ở các căn nhà đổ nát kế tiếp.
Linh tính mách bảo điều gì đó, người đội trưởng bị thôi thúc quay lại căn nhà sụp đổ
của người phụ nữ đó. Một lần nữa, ông lại lần mò một cách khó nhọc bên dưới không
gian chật hẹp cơ thể đã lạnh của người phụ nữ, và bất ngờ thay, ông reo lên một cách
mừng rỡ:"Một đứa trẻ, là một đứa trẻ!"

Cả đội đã cùng với nhau, cẩn thận di dời từng mảnh đổ vỡ của căn nhà chung quanh
người cô. Một cậu bé 3 tháng tuổi đã được tìm thấy trong tấm chăn hoa bên dưới thân
người mẹ đã mất của mình. Người mẹ đã hy sinh thân mình để cứu lấy cậu bé , khi
căn nhà sụp đổ, cô đã ôm trọn đứa trẻ và gánh lấy toàn bộ sức nặng của tòa nhà, đứa
trẻ vẫn ngủ, một cách bình yên khi người đội trưởng đưa ra.

Bác sỹ nhanh chóng kiểm tra cậu bé, khi mở tấm chăn ông thấy một chiếc điện thoại.
Một dòng chữ vẫn sáng trên màn hình. Dòng chữ nói rằng:"Nếu con có thể sống, con
phải nhớ rằng mẹ luôn yêu con." Chiếc điện thoại được chuyền từ tay người này sang



tay người khác.Ai đọc và cũng khóc: "Nếu con có thể sống, con phải nhớ rằng mẹ
luôn yêu con."

Thật sự là tình yêu vĩ đại mà người mẹ đã để lại cho con mình, phải không các bạn!

 Câu chuyện về Phía sau đoạn clip người đàn ông mặc áo dài đỏ, nhảy
múa trên hè phố Sài Gòn: "Kiếm tiền cho con đi học, có gì phải xấu hổ"
Mặc cho người ta nói chú bị khùng bị điên khi nhảy múa trên đường phố, chú
Chánh vẫn rất vui với công việc của mình, bởi nó sẽ đem đến một cái Tết đủ đầy
hơn cho gia đình chú.
"Lúc chú bận cái áo dài này vào, nhảy múa ngoài đường, người ta nói chú là thằng
khùng thằng điên" - chú Chánh cười, rồi nói tiếp - "Người ta nói gì thì nói, chú vẫn cứ
làm. Mình kiếm đồng tiền cho con cái được đi học thì không có gì phải xấu hổ".
Dưới cái nắng buổi trưa như thiêu đốt của Sài Gòn, người đàn ông trong chiếc áo dài đỏ
vẫn tươi cười nhảy múa trên đường phố, ông không quên cúi đầu chào những người qua
đường và cảm ơn ai đó đã ghé lại gánh hàng để mua 1 bịch bánh.
Câu chuyện cảm động của người cha 13 năm xa xứ
Những ngày cận Tết, phố phường Sài Gòn khoác lên mình tấm áo mùa xuân rực rỡ, ở
một góc nhỏ trên đường Hoàng Diệu (quận 4) hình ảnh một người đàn ông trung niên
mặc áo dài đỏ nhảy múa trong điệu nhạc xuân càng khiến lòng người xốn xang.
"Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến..." - với tay tắt nhạc từ
chiếc loa mini, chú Chánh (47 tuổi, Bình Định) ngồi xuống ghế vừa thở dốc vừa
nói: "Mấy bữa nay ngày nào chú cũng nhảy liên tục từ sáng tới tối. Có mệt một chút
nhưng bán buôn được hơn nên vui lắm!".


×