Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành môn nghề điện dân dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.62 KB, 17 trang )

Bài dự thi tri thức trẻ vì giáo dục:
Một số kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành môn nghề điện dân dụng
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài.
Phân luồng học sinh sau cấp THPT hiện nay và những năm sắp tới cho ta
thấy đa số học sinh sẽ đi vào đời sống lao động, chỉ có một bộ phận có điều kiện
học lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc vào các trường nghề.
Số đông này cần này được chuẩn bị một số kĩ năng lao động kĩ thuật ngay từ khi
còn học phổ thông.
Quá trình giáo dục hướng nghiệp giúp học sinh tìm hiểu các lĩnh vực nghề
nghiệp phổ biến trong xã hội để giúp học sinh định hướng nghề và tự tìm hiểu
năng lực bản thân. Giáo dục nghề phổ thông là nơi học sinh có thể thực hành
nhiều nội dung lí thuyết. Thông qua những ví dụ vận dụng các kiến thức, kĩ năng
vào thực tiễn đời sống và sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ, kinh tế…làm tăng tính vận dụng của môn học và gắn với thực tiễn hơn.
Giáo dục nghề điện dân dụng là một trong những môn học được Bộ giáo dục và
đào tạo triển khai trong giáo dục nghề phổ thông với thời lượng 105 tiết, phân
phối 3 tiết một tuần. Qua môn học giúp học sinh làm quen sử dụng, bảo dưỡng
các thiết bị điện có trong gia đình, từ đó tạo niềm say mê với nghề nghệp.
Nhìn về lợi ích môn học ta thấy rõ, tuy nhiên khi thực hiện chương trình
ta thấy nhiều vấn đề. Với thời lượng 105 tiết có tới 51 tiết thực hành, trong đó có
nhiều tiết thực hành các nhà trường khó có thể đáp ứng về thiết bị cho tiết thực
hành bên cạnh đó đội ngũ giáo viên đa phần còn nhiều lúng túng trong triển khai
các bài thực hành, học sinh đa phần học vì chứng chỉ, bắt buộc hoàn thành
chương trình nghề phổ thông nên khó để có hứng thú môn học.
Sau nhiều năm giảng dạy nghề điện dân dụng tôi đã phần nào đúc rút
được một số kinh nghiệm giảng dạy trong tiết thực hành giúp học sinh có hứng
thú môn học và đạt chất lượng đối với giờ dạy thực hành. Trước thực trạng của
1



thực tế và tính cấp thiết của môn học và đặc biệt là các giờ thực hành nói riêng
nên tôi chọn đề tại sáng kiến kinh nghiệm. “ Một số kinh nghiệm giảng dạy giờ
thực hành nghề điện dân dụng”
II. Mục đích của đề tài.
Với một số kinh nghiệp giảng dạy bộ môn nghề điện phổ thông, đặc biệt
là tiết thực hành sau những năm giảng dạy đổi mới phương pháp, rút kinh
nghiệm bổ xung nhận thấy có kết quả tốt, mong rằng các đồng nghiệp tham
khảo, để có thêm kinh nghiệm giảng dạy tiết thực hành để góp phần tăng thêm
hứng thú của học sinh, giáo viên trong mỗi giờ dạy, cùng nhau trao đổi kinh
nghiệm để hoàn thiện phương pháp kĩ thuật dạy học để nâng cao chất lượng môn
học.
III. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.
Với đặc thù môn học đòi hỏi học sinh phải có kiến thức, kĩ năng thực
hành. Vấn đề tôi đưa ra là một số kinh nghiệm dạy tiết thực hành trong môn
nghề điện dân dụng góp phần nâng cao chất lượng, tạo hứng thú học tập cho học
sinh, và là tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy bộ môn nghề điện dân
dụng.

2


PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận của đề tài.
1. Giáo viên phải nắm vững lý thuyết chuyên môn về bài thực hành.
a. Phân phối chương trình.
Môn học gồm 105 tiết gồm 6 chương và 32 bài. Trong đó có 51 tiết thực
hành trong 13 bài cụ thể như sau:
STT

1


Tên chương

Chương I: Đo lường

Tên bài
Bài 4: Thực hành đo dòng điện và điện

lượng
3 tiết

áp xoay chiều
Bài 5: Thực hành đo công suất và điện

3 tiết

năng
Bài 6: Thực hành sử dụng vạn năng kế

3 tiết

Bài 9: Thực hành tính toán thiết kế

2

máy biến áp một pha công suất nhỏ.
Chương II: Máy biến Bài 11: Thực hành chuẩn bị vật liệu và
áp

làm khuôn máy biến áp

Bài 13: Thực hành quấn máy biến áp
một pha
Bài 18: Thực hành sử dụng và bảo

3

dưỡng quạt điện
Chương III: Động cơ Bài 20: Thực hành sử dụng và bảo
điện

dưỡng máy bơm nước
Bài 22: Thực hành sử dụng và bảo
dưỡng máy giặt
Bài 24: Thực hành tính toán chiếu sáng

4
Chương IV: Mạng
điện trong nhà

Thời

cho một phòng học.
Bài 26: Thực hành đọc sơ đồ mạch
điện
Bài 28: Thực hành tính toán thiết kế
mạng điện cho một phòng ở
Bài 29: Thực hành lắp đặt mạng điện
3

3 tiết

3 tiết
9 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
3 tiết
9 tiêt


cho một phòng ở
b. Kinh nghiệm nắm vững phương pháp và kiến thức chuyên môn.
Giáo viên cần nắm vững nội dung, mức độ cần đạt về mặt kiến thức, kĩ
năng, thái độ của học sinh đối với từng bài, từng chương.
* Chương I: Do lường.
- Kiến thức:
+ Biết được chức năng, cấu tạo của một số đồng hồ đo điện trong nghề
điện dân dụng.
+ Biết cách sử dụng một số đồng hồ đo điện thường đùng trong nghề điện
dân dụng.
+ Biết chức năng, cấu tạo và cách sử dụng một số dụng cụ kiểm tra điện
thường dùng trong nghề điện dân dụng.
- Kĩ năng.
+ Sử dụng một số đồng hồ đo điện thường đùng trong nghề điện dân
dụng.
+ Sử dụng một số dụng cụ kiểm tra điện thường dùng trong nghề điện dân
dụng.
- Thái độ: Làm việc cẩn thận, tỉ mỉ, đảm bảo an toàn lao động.
* Chương II: Máy biến áp.

- Kiến thức:
+ Hiểu được phân loại máy biến áp, cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy
biến áp một pha.
+ Hiểu được cách tính toán, thiết kế và quy trình quấn máy biến áp một
pha công suất nhỏ.
+ Biết cách sử dụng một số dụng cụ cần thiết cho quấn máy biến áp một
pha.
- Kĩ năng: Thiết kế và quấn được máy biến áp một pha công suất nhỏ.
- Thái độ:
+ Hứng thú với việc thiết kế và quấn máy biến áp một pha.
4


+ Làm việc nghiêm túc, khoa học, tuân thủ đúng quy trình và đảm bảo an
toàn lao động và vệ sinh môi trường.
* Chương III: Động cơ điện.
- Kiến thức:
+ Biết được một số kiến thức cơ bản về động cơ điện.
+ Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và một số ứng dụng của động cơ
điện xoay chiều một pha.
+ Biết được chức năng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số mạch
điêu khiển động cơ điện xoay chiều một pha.
+ Biết cách bảo dưỡng, sửa chữa hư hỏng đơn giản của một số đồ dùng
loại điện cơ trong gia đình.
- Kĩ năng: Tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa được một số hư hỏng đơn giản
của động cơ điện trong đồ dùng điện gia đình.
- Thái độ: Tuân thủ đúng quy trình và đảm bảo an toàn lao động.
* Chương IV: Mạng điện trong nhà
- Kiến thức
+ Biết được một số kĩ thuật về chiếu sáng.

+ Biết cách tính toán, thiết kế mạng điện đơn giản trong nhà.
+ Hiểu được quy trình, yêu cầu kĩ thuật của lắp đặt mạng điện trong nhà.
- Kĩ năng: Tính toán, thiết kế, lắp đặt được mạng điện đơn giản cho một
phòng ở.
- Thái độ: Yêu thích việc thiết kế và lắp đặt mạng điện mạng điện trong
gia đình.

2. Chuẩn bị thiết bị, vật liệu, dụng cụ cho giờ thực hành.
Đối với một tiết dạy thực hành điều cần thiết là phải chuẩn bị thiết bị, vật
liệu, dụng cụ cần thiết cho tiết thực hành đó. Một bất cập đó là trong chương
5


trình giáo dục nghề điện phổ thông có rất nhiều tiết thực hành khó thực hiện vì
nhà trường thiếu thiết bị như bài 20, 22, 29 do đó giáo viên cần phải vận dụng
linh hoạt trong khi thực hiện bài. Có thể tận dụng bằng nhiều hình thức để chuẩn
bị cho tiết thực hành.
- Tận dụng các vật liệu, thiết bị qua các lần tổ chức thi lấy chứng chỉ
nghề.
- Đối với những thiết bị lớn hơn như quạt điện có thể tận dụng trong nhà
trường các quạt điện cũ, hỏng, các thiết bị khác như máy bơm, máy biến áp có
thể mua lại những máy đã cũ hỏng. Trước khi dạy tiết thực hành cần thông báo
cho học sinh theo từng nhóm chuẩn bị trước tuần, tận dụng các thiết bị gia đình
có sẵn như kìm, tô vít, kéo, các vật liệu như bìa… tùy thuộc vào yêu cầu của
từng bài để tránh tình trạng phải mua tốn kém.
3. Những yêu cầu đối với người dạy.
a. Nắm vững quy trình thực hành, có kĩ năng thực hành.
Đối với một giờ dạy thực hành yêu cầu đối với người dạy ngoài việc nắm
vững lý thuyết chuyên môn và các vấn đề liên quan thì người dạy phải nắm
vững quy trình thực hành, các kĩ năng thực hiện bài thực hành. Để làm được

điều đó người dạy cần.
- Nắm vững kiến thức chuyên môn, các kiến thức liên quan.
- Nắm vững quy trình thực hành, các kĩ năng khi thực hành, người dạy
phải trực thực hiện thực hành bài học nhuần nhuyễn trước khi tổ chức dạy thực
hành cho học sinh.
- Nắm vững các công đoạn và đặt ra các tình huống, cách khắc phục có
thể xảy ra khi tiến hành thực hành.
b. Người dạy phải tổ chức giờ thực hành khoa học
Dạy thực hành có những khác biệt so với dạy lí thuyết vì mục tiêu chủ yếu
của bài thực hành là hình thành và rèn luyện một số kĩ năng lao động nghề
nghiệp. Ngoài ra học sinh còn được hình thành và rèn luyện tính kỉ luật trong lao
động, thói quen thực hiện công việc theo đúng quy trình, hình thành tác phong
công nghiệp, chuẩn bị cho các em tâm thế bước vào cuộc sống lao động.
6


Để chất lượng giờ thực hành đạt kết quả tốt, gây được hứng thú đối với
học sinh đòi hỏi người dạy phải chuẩn bị kĩ các thiết bị thực hành, người giáo
làm thử thí nghiệm thực hành thành thạo theo yêu cầu, đặt các tình huống có thể
có thể xảy ra, lập kế hoạch, chuẩn bị giáo án cho giờ thực hành thật tốt, lập được
các công việc, kế hoạch cụ thể.
Một giờ thực hành giáo viên cần tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị
Công việc chuẩn bị của giáo viên quyết định đến thành công của giờ dạy
thực hành, nên cần thực hiện những công việc sau:
+ Lập kế hoạch dạy học
+ Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, nguyên, vật liệu sử dụng của học sinh trong
tiết thực hành.
+ Chuẩn bị môi trường thực hành, như phòng thực hành, các điều kiện về
ánh sáng, điện…

+ Hướng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ, vật liệu nếu cần, báo cáo thực
hành, ôn lại lí thuyết cần thiết cho bài thực hành.
- Bước 2: Dạy thực hành cần được tiến hành theo những bước sau.
+ Giúp học sinh hiểu được mục tiêu bài học trước khi vào bài mới
+ Hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức, kiểm tra chuẩn bị cần thiết cho giờ
thực hành
+ Hướng dẫn ban đầu gồm các hoạt động hướng dẫn học sinh tìm hiểu
quy trình tiến hành công việc. Giáo viên thao tác mẫu, trong quá trình làm mẫu
giáo viên phải chọn vị trí thích hợp để tất cả học sinh có thể nhìn và nghe rõ, cho
học sinh biết chính xác các thao tác đang làm mẫu, liên hệ thao tác đó, và luôn
chú ý tới học sinh có theo dõi không, dừng lại các thao tác cơ bản, nêu các
chuẩn chất lượng để học sinh ghi nhận, cố gắng. Sau đó gọi một học sinh làm
mẫu, lưu ý các lỗi thường mắc, và tổng kết lại các thao tác thực hành.
+ Hướng dẫn học sinh thực hành.

7


Giáo viên cho học sinh thực hành sau khi đã hiểu quy trình thực hành,
giáo viên quan sát, uốn nắn các sai sót rồi mới cho học sinh làm tiếp để không
ảnh hưởng đến các bước tiếp theo.
+ Đánh giá kết quả học sinh và tổng kết bài học.
Đánh giá kết quả thực hành khi học sinh kết thúc thực hành, cho học sinh
tự kiểm tra và kiểm tra chéo về kết quả thực hành nhằm tạo cho học sinh thói
quen tự kiểm tra đánh giá kết quả công việc của mình, nâng tính chủ động học
tập của học sinh. Giáo viên triển khai tự kiểm tra hoặc kiểm tra chéo phải nêu
các tiêu chí kiểm tra cụ thể.
Giáo viên tổng kết chung bài học, nhận xét ưu, khuyết điểm và lưu ý
những sai xót để tránh cho bài học sau.
c. Tổ chức kiểm tra, đánh giá phải đổi mới cả về mặt nội dung lẫn hình

thức, phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với từng nội dung của bài
thực hành.
Giáo viên phải thực hiện đúng các phương pháp kiểm tra đánh giá theo
hướng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp, kĩ thuật.
Theo phương pháp kiểm tra kết qua học tập của học sinh. Bằng nhiều
hình thức để phù hợp với nội dung bài thực hành. Phải đánh giá phân loại được
học sinh căn cứ vào mục tiêu bài học, về kiến thức, kĩ năng và thái độ.
- Kiểm tra đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm (Chắc nghiệm tự luận,
chắc ngiệm khách quan)
- Kiểm tra đánh giá qua quan sát thực hiện bài thực hành, các câu hỏi vấn
đáp tình huống trong thao tác thực hiện, nhằm phát huy tình sáng tạo của học
sinh.
- Kiểm tra đánh giá qua kết quả thực hiện bài thực hành.
- Kiểm tra qua bài tập ở nhà hay ở lớp.
- Giáo viên kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với từng đối tượng học sinh,
phù với nội từng bài thực hành. Để có kết quả kiểm tra sát thực đối tượng học
sinh và đúng chất lượng học sinh, đánh giá phù hợp với từng đối tượng học sinh,

8


với từng dạng bài thực hành giáo viên phải xây dựng cụ thể các tiêu chí đánh giá
bài thực hành, các công cụ đánh giá.
Do khả năng nắm bắt lý thuyết và kĩ năng thực hành mỗi người học khác
nhau ở đây có yêu tố về năng khiếu, kĩ năng… vì vậy giáo viên cần linh hoạt về
yêu cầu kiểm tra, đánh giá với người học. Học sinh có kĩ năng thực hành thì
thích mức độ thực hành, học sinh đó sẽ hăng say làm việc để hoàn thiện kĩ năng
và khẳng định mình do đó giáo viên cần phải phân loại những đối tượng này.
Đối với những học sinh có kĩ năng thực hành trung bình giáo viên cần có những
yêu cầu phù hợp có thể phân nhóm để giúp nhau quy trình thực hành hoặc các

sản phẩm có yêu cầu đơn giản vì nếu có cố gắng hết sức thì sản phẩm cũng
không có kết quả cao mà học sinh dễ mắc tâm lý ngại học.
Kiểm tra đánh giá phải phù hợp với từng bài thực hành cụ thể ví dụ như
bài 22 thực hành và sử dụng máy giặt, bài 29 thực hành lắp đặt mạng điện cho
một phòng ở… theo yêu cầu thì phải có một máy giặt, có một căn phòng để lắp
đặt mạng điện. Với trang bị của nhà trường thì khó có thể đáp ứng điều này rất
khó để có thể tổ chức thực hiện thực hành, cách kiểm tra đánh giá. Đối với bài
thực hành máy giặt giáo viên có thể phân nhóm nhà bạn nào có máy giặt thì
nhóm đó có thể đến tìm hiểu và thực hành rồi báo cáo với giáo viên bằng biên
bản nhóm. Giáo viên cần đưa ra các yêu cầu cụ thể để học sinh bắt buộc phải tìm
hiểu thực tế học sinh mới báo cáo được như vậy sẽ đánh giá được học sinh có
tìm hiểu và thực hành hay không. Đối với bài 29 thực hành lắp đặt mạng điện
cho một phòng ở giáo viên có thể yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị một tờ cát tông
hoặc ván gỗ sau đó phân nhóm để mỗi nhóm ghép thành một tấm có diện tích
lớn và nhóm đó sẽ thực hành trên san sản phẩm của mình.
Môn giáo dục giáo dục nghề điện đặc biệt là các bài thực hành mang tính
định hướng nghề trong tương lai và người học bước đầu làm quen với các thiết
bị điện, dụng cụ… trong thực tế. Vì vậy người dạy chủ yếu trang bị những kiến
thức cơ bản, những kĩ năng thực hành cơ bản để khuyến khích người học phát
triển tư duy, định hướng nghề cho tương lai. Nên người dạy khi truyền tải kiến
thức, tổ chức thực hành phải phù hợp với từng đối tượng học sinh như vậy sẽ
9


góp phần tạo nên hứng thú hơn đối với mỗi giờ thực hành nói riêng và bộ môn
nghề nói riêng.
II. Tổ chức dạy học trên một bài thực hành cụ thể.
Soạn giáo án bài 18 thực hành: sử dụng và bảo dưỡng quạt điện
A. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này, HS đạt đựơc:

1. Kiến thức, kĩ năng
- Tháo và lắp được quạt điện
- Bảo dưỡng được quạt điện
- Biết được một số hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục.
2. Thái độ:
Yêu thích công việc kĩ thuật, tuân thủ các qui trình và đảm bảo an toàn.
B. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
a. Nội dung
- Tìm hiểu một số loại quạt điện thông dụng
- Tháo, lắp quạt điện
- Tìm hiểu nguyên lí mạch điều khiển động cơ một pha quạt điện
- Sử dụng và bảo dưỡng quạt điện
b. Thiết bị dạy học
- 1 Quạt bàn 220V loại động cơ một pha chạy tụ
- 1 Quạt bàn 220V loại động cơ vòng chập
- Bút thử điện, vạn năng kế
- Kìm, tua vít, một số cờ lê
2. Học sinh:
- Các kiến thức đã học trong chương
C. Tiến trình dạy học:
Bước 1: Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh, ổn định lớp
Bước 2: Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra xen kẽ trong nội dung bài mới)
Bước 3: Nội dung bài mới.
10


Quạt điện là thiết bị điện thông dụng trong mỗi gia đình mà chúng ta được
học ở bài trước và được thực hành ở THCS vì vậy trong bài thực hành hôm nay
chúng ta cần nâng cao hơn về mặt kiến thức như sự làm việc của các sơ đồ mạch

điều khiển, kĩ năng tháo lắp, bảo dưỡng, phát hiện hư hỏng và cách khắc phục
quạt điện.
Hoạt động 1: Chuẩn bị phân bố thời gian và yêu cầu
- Giáo viên chia lớp 4 nhóm, phân công nhóm trưởng, giao nhiệm vụ cho
nhóm trưởng.
- Giáo viên có thể đặt một vài câu hỏi trước khi thực hành.
+ Có mấy loại động cơ điện một pha dùng cho quạt điện ?
+ Vai trò của động cơ điện trong quạt điện là gì ?
+ Vai trò của cánh quạt trong quạt điện là gì ?
- Phân bố thời gian và yêu cầu cho bài thực hành.
Bài thực hành được thực hiện trong 3 tiết.
+ Tiết 1: 30 phút đầu tìm hiểu quạt điện, hướng dẫn tháo lắp, học sinh
thực hành
+ Tiết 2: Học sinh thực hành
+ Tiết 3: Học sinh nhận xét kết quả thực hành, bảo dưỡng quạt điện, giáo
viên tổng kết đánh giá, thu báo cáo thực hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo quạt điện.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số loại quạt điện thông dụng (VD:
Quạt bàn, quạt cây, qua treo tường, quạt trần...) giáo viên hướng dẫn học sinh
tìm hiểu từng loại nêu đặc điểm và công dụng của mỗi loại.
- Giáo viên nhận xét về quan hệ giữa công suất quạt và kích thước động
cơ điện, các sải cánh 235mm, 400mm,...1800mm biểu thị gì?
- Giáo viên tổng kết và nêu sự phát triển và tính đa dạng của các loại động
cơ điện hiện nay.
- Giáo viên làm mẫu trình tự tháo quạt điện đã chuẩn bị theo trình tự.
+ Yêu cầu học sinh quan sát, ghi nhớ và đánh dấu vị trí từng chi tiết.

11



+ Lần lượt tháo rời vỏ, tháo rời roto ra khỏi stato ( Lưu ý học sinh xếp các
chi tiết thứ tự để dễ nhớ khi lắp lại động cơ)
+ Giáo viên giới thiệu, nhận xét về các bộ phận cấu tạo quạt điện như vỏ,
thân, lõi thép stato, roto, dây quấn stato, dây quấn roto.
+ Giáo viên giới thiệu một số mạch điều khiển điều khiển quạt điện đã
chuẩn bị trước (VD: mạch điều khiển quạt bàn, quạt trần..)
- Giáo viên làm mẫu trình tự lắp quạt.
+ Giáo viên nhấn mạnh chi tiết nào tháo sau sẽ lắp trước.
+ Lưu ý học sinh không gây va dập, làm vênh trục, làm hỏng cách điện
dây quấn, làm đứt dây...
+ Xiết lại ốc vít chính xác, đảm bảo roto quay trơn.
+ Kiểm tra lại các mối hàn, mối nối dây quấn và cách điện day quấn.
+ Sau khi lắp xong cho động cơ chạy thử.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành tháo, lắp động cơ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cẩn thận, đảm bảo không gây hư
hỏng cho quạt điện và dụng cụ, đảm bảo an toàn.
- Giáo viên cho các nhóm thảo luận về trình tự tháo, nhắc lại trình tự tháo,
lắp quạt điện.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm chuẩn bị chỗ tháo động cơ, chỗ đặt động
cơ, chỗ đặt các chi tiết, dụng cụ...
- Giáo viên hướng dẫn quá trình tháo động cơ, yêu cầu quan sát cấu tạo
các bộ phận của động cơ có thể đặt các câu hỏi đi kèm như:
+ Bộ phận này làm bằng gì ?
+ Chức năng của bộ phận đó ?
+ Các yêu cầu kĩ thuật đảm bảo động cơ chạy tốt ?....
- Trước khi học sinh lắp quạt điện yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình lắp
động cơ chi tiết nào tháo sau lắp trước.
- Yêu cầu học sinh thao tác cẩn thận, an toàn có thể kèm các câu hỏi:
+ Tại sao khi lắp phải tránh va đập?
+ Nêu làm vênh trục sẽ ảnh hưởng gì đến sự làm việc của quạt điện ?

12


+ Tại sao không được phép va trạm làm hỏng cách điện dây quấn ?
+ Tại sao phải siết ốc vít chính xác ?
+ Tại sao phải kiểm tra lại trước khi cho chạy thử ?
- Sau khi kiểm tra cẩn thận, kĩ càng giáo viên cho vận hành chạy thử xem
quạt có chạy bình thường không, khâu nào không bình thường và cách khắc
phục.
Hoạt động 4: Bảo dưỡng quạt điện
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm vệ sinh quạt điện, tra dầu, mỡ vào trục,
bánh răng hộp tuốc năng... cần chỉ cụ thể các vị trí.
Hoạt động 5: Đánh giá kết quả thực hành
- GV hướng dẫn HS củng cố quy trình.
- HS tự đánh giá kết quả nhóm theo các tiêu chí sau:
+ Công tác chuẩn bị .
+ Thực hiện đúng quy trình.
+ Ý thức bảo vệ môi trường.
+ Sản phẩm thực hành.
- Giáo viên thu kết quả thực hành các nhóm theo mẫu đã phát trước.
Mẫu phiếu báo cáo thực hành.
Tên nhóm:........................................
Họ tên các thành viên:
1....
2...
....
Trình tự tháo quạt điện.
TT
Tên chi tiết
1

2...
Trình tự lắp quạt điện

Chú ý khi tháo động cơ

TT
Tên chi tiết
Chú ý khi lắp động cơ
1...
- Giáo viên nhận xét kết quả từng nhóm theo các tiêu chí đã nêu.
Bước 4: Củng cố
13


- Giáo viên củng cố lại kiến thức bài thực hành, nhấn mạnh mục tiêu bài
thực hành
- Giáo viên nhận xét chung trong buổi thực hành.
Bước 5: Dặn dò
- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài học sau.
III. Kiến nghị
- Để tiết thực hành có hiệu quả thiết thực thì cần phải có sự thay đổi về
nhận thức của cả giáo viên lẫn học sinh, cần nâng cao vai trò của các tiết thực
hành. Muốn thế cần phải có sự cải tiến một cách đồng bộ về trang thiết bị thí
nghiệm sao cho chính xác, thao tác đơn giản nhưng hiệu quả và tạo cảm giác tự
tin cho giáo viên khi tiến hành một tiết thực hành thí nghiệm.
- Biểu điểm đánh giá tiết thực hành sao cho có sự thống nhất giữa các
giáo viên cùng bộ môn để vừa mang tính chất động viên và vừa không làm sai
lệch kết quả đánh giá của bộ môn, tạo cho học sinh niềm thích thú say mê trong
các tiết học thực hành.
- Trân trọng đề nghị bộ, nghành, sở và ban lãnh đạo nhà trường quan tâm

hơn nữa về thiết bị, dụng cụ thực hành... môn học nghề điện dân dụng. Tổ chức
các buổi thảo luận, hướng dẫn thực hành cho giáo viên để giáo viên có điều kiện
trao đổi kinh nghiệm, bổ túc kĩ năng thực hành.

PHẦN 3: KẾT LUẬN
14


Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân mà tôi đã thực hiện
trong những năm học qua và chỉ mang tính chất tham khảo vì thời gian thử
nghiệm còn chưa nhiều, tuy rằng kết quả đạt được chưa được như mong muốn
bởi nhiều yếu tố khác nhau như: đồ dùng thí nghiệm, đối tượng học sinh...
nhưng tôi cũng xin mạo muội đưa ra mong được các thầy cô và các bạn đồng
nghiệp góp ý chân thành để tôi có thể hoàn chỉnh phương pháp nhằm mục đích
nâng cao hiệu tiết dạy thực hành tạo được hứng thú của học sinh và đảm bảo
chất lượng bài thực hành góp phần nâng cao hiệu giảng dạy môn nghề điện dân
dụng nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung đảm bảo mục tiêu của ngành
giáo dục đề ra.
Xin trân trọng cảm ơn !
Phủ Lý, ngày

tháng 09năm 2019
Người viết

Nguyễn Hoài Dương

Tài liệu tham khảo
15



1. Các trang Wed dạy nghề
2. Nghề điện dân dụng 11
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình SGK 11
4. Sách giáo viên nghề điện dân dụng
5. Kĩ thuật điện ứng dụng

PHỤ LỤC
16


Trang
PHẦN: MỞ ĐẦU

1

I. Lý do chọn đề tài

1

II. Mục đích của đề tài

2

III. Khách thể, đối tượng nghiên cứu

2

PHẦN II: NỘI DUNG

3


I. Cơ sở lý luận của đề tài

3

1. Giáo viên phải nắm vững lý thuyết chuyên môn bài thực hành.

3

2. Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ cho bài thực hành

6

3. Những yêu cầu đối với người dạy

6

II. Tổ chức thực hành trên một bài cụ thể

10

III. Kiến nghị

15

PHẦN 3: KẾT LUẬN

15

17




×