Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (729.02 KB, 25 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
------------000--------------

TRẦN HUY TÙNG
CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, 2019


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-------------000--------------

TRẦN HUY TÙNG

CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG


MÃ SỐ: 9.34.02.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS.TS. LÊ THỊ TUẤN NGHĨA
2. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN

Luận án này được bảo vệ trước Hội đồng ở………………..vào ngày…………………tại
Học viện Ngân hàng
Luận án có thể tìm thấy ở:
- Thư viện Học viện Ngân hàng
- Thư viện Quốc gia

HÀ NỘI, 2019



1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Kiều hối ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Kể từ khi mở cửa
nền kinh tế, Việt Nam đã có các chính sách nới lỏng đối với dòng kiều hối từ năm 1999.
Những thay đổi trong chính sách quản lý ngoại hối cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các
dòng vốn ra, vào nói chung và kiều hối nói riêng. Song, các chính sách liên quan đến kiều hối
vẫn còn nhiều bất cập, chưa thu hút tối đa dòng kiều hối để phát huy những tác động tích cực
và có những biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của kiều hối. Chẳng hạn,
khung pháp lý về tiếp nhận kiều hối còn chưa hoàn thiện, hệ thống mục tiêu, giải pháp chính
sách kiều hối cho các đối tượng chưa rõ ràng. Để tối ưu hóa nguồn vốn kiều hối cho phát triển

kinh tế đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách kiều hối đồng bộ và khoa học hơn phù hợp
với diễn biến và tình hình mới. Trong bối cảnh như trên, việc nghiên cứu đề tài: “Chính sách
kiều hối phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam” là cần thiết.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Chủ đề kiều hối đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và các học
giả, nhà làm chính sách trên các phạm vi phong phú. Xu hướng nghiên cứu về kiều hối bắt
đầu xuất hiện với tần suất lớn từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II khi những quy định cởi mở
hơn về vấn đề di cư, nhập cư được các quốc gia áp dụng. Kể từ đó tới nay, các nghiên cứu nổi
bật về kiều hối có thể được chia thành 3 nội dung chính đó là: (i) định nghĩa, phương pháp đo
lường, dòng kiều hối; (ii) các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định gửi kiều hối; (iii) sử dụng và
tác động của kiều hối.
2.1.1. Định nghĩa, phương pháp đo lường và dòng kiều hối
Định nghĩa về kiều hối có sự khác nhau giữa các quốc gia dẫn đến sự sai khác trong
cách đo lường kiều hối (Kapur, 2003; Worldbank, 2007). Dù tất cả đều thừa nhận sự phát
triển và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn của kiều hối gửi từ thân nhân ở nước ngoài, định nghĩa
và phương pháp sử dụng để đo lường kiều hối cũng không giống nhau ở tất cả các quốc gia.
Một số nước không công bố hoặc công bố một phần số liệu về kiều hối chính thức, trong khi
đó, một số khác lại chỉ công bố số liệu từ các công ty chuyển tiền. Sự khác biệt giữa đầu tư và
kiều hối cũng tương đối không rõ ràng. Những sự không nhất quán này dẫn đến vấn đề thống
kê và so sánh kiều hối giữa các quốc gia gặp khó khăn (Worldbank, 2007).
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối
Về các nhân tố ảnh hưởng tới dòng kiều hối, các nghiên cứu trước đây chia các nhân tố
thành 2 mức độ: vĩ mô và vi mô. Xét về mức độ vĩ mô, các nhân tố bao gồm tình hình kinh tế
vĩ mô của nước gửi và nước nhận như lãi suất, tỷ giá, lạm phát,…(Lucas và Stark, 1985).
Wahba (1991) cũng chỉ ra chính sách của chính phủ, sự phát triển các trung gian tài chính, sự
khác biệt về lãi suất giữa 2 quốc gia cũng là những nhân tố vĩ mô tác động đến dòng tiền kiều
hối. Xét về mức độ vi mô, các nghiên cứu chỉ ra có 4 nhóm nhân tố chính bao gồm: (i) văn
hoá, (ii) giới tính, (iii) nhân khẩu học và (iv) các tổ chức Hội ở nước ngoài.
2.1.3. Sử dụng và tác động của kiều hối

a. Kiều hối, tiêu dùng và đầu tư
Hành vi sử dụng kiều hối là câu hỏi tạo ra sự tranh luận cho các học giả nghiên cứu về
kiều hối. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng kiều hối chủ yếu được dùng cho tiêu dùng và hầu như
nó không tác động lên việc cải thiện kinh tế địa phương. Một số khác cho rằng kiều hối được
sử dụng cho đầu tư phát triển như giáo dục, nhà cửa – giúp cải thiện vốn con người và cơ hội
việc làm, phát triển cho con người. Cụ thể, thông qua giáo dục, trình độ của con người tăng,
qua đó, cải thiện cơ hội tìm kiếm việc làm. Thông qua đầu tư vào xây dựng nhà cửa, người
nhận kiều hối hoặc người có thu nhập từ kiều hối có điều kiện sống tốt hơn, đồng thời, cơ hội


2
về thu nhập, việc làm cho chính những người công nhân xây dựng tại địa phương.
Bên cạnh những nghiên cứu tìm hiểu về việc sử dụng kiều hối cho giáo dục, một số
nghiên cứu khác tìm hiểu về hành vi sử dụng kiều hối cho đầu tư, phát triển (Osili, 2004 &
2007; Woodruff và Zenteno, 2007).
Liên quan tới hành vi sử dụng kiều hối cho đầu tư và phát triển kinh doanh, Woodruff
và Zenteno (2007) tìm ra sự di cư quốc tế (giữa Mỹ và Mexico) làm tăng 35-40% mức độ đầu
tư. Đặc biệt, nhóm tác giả tìm ra thông qua kiều hối, hộ gia đình nhận kiều hối có thể có vốn
để phát triển kinh doanh với mô hình doanh nghiệp nhỏ (dưới 15 người lao động).
Cuối cùng, Osili (2007) đã kiểm nghiệm mức độ kiều hối và tiết kiệm tại Nigiria chịu
ảnh hưởng bởi yếu tố tình cảm, động cơ bảo hiểm. Tác giả đã chỉ ra rằng kiều hối vào Nigiria
được thúc đẩy bởi yếu tố tình cảm khi nguồn kiều hối tăng khi tài sản của hộ gia đình (đất
đai) giảm. Tuy nhiên, tiết kiệm tại Nigieria được quyết định phần lớn bởi động lực đầu tư bởi
vì tiết kiệm có mối quan hệ tích cực với tài sản của hộ gia đình.
b. Kiều hối và tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu về tác động của kiều hối tới tăng trưởng kinh tế qua kênh tiêu dùng, đầu
tư có thể chia thành 2 nhóm, trong đó nhóm thứ nhất tập trung vào nghiên cứu ở phạm vi đa
quốc gia, nhóm còn lại nghiên cứu trên phạm vi một quốc gia. Xu hướng của các kết quả
nghiên cứu vẫn còn là một vấn đề tranh cãi do sự khác biệt về phương pháp cũng như dữ liệu
thu thập.

c. Kiều hối và hệ số nhân tác động
Nghiên cứu phạm vi tác động của kiều hối tới các biến số khác trong nền kinh tế là một
chủ đề quan trọng nhằm xác định tầm ảnh hưởng của kiều hối.
Trong một nghiên cứu về dữ liệu vi mô tại khu vực nông thôn, Taylor (1995) kiểm định
tác động trực tiếp và gián tiếp của dòng kiều hối tới một làng tại Mexico. Tác giả tìm thấy
kiều hối có hiệu ứng nhân bằng 1,6, nghĩa là cứ 1 triệu đô la kiều hối gửi về làng sẽ tạo ra 1,6
triệu đô la sản phẩm tăng thêm. Trong một nghiên cứu khác tại Mexico, Taylor và Dyer
(2009) sử dụng mô hình cân bằng tổng thể kết luận trong ngắn hạn, cứ 10% tăng lên của số
người di cư về nước dẫn đến 5% tăng lên về tiền lương ở khu vực nông thôn và 52% tăng lên
khoản đầu tư cho giáo dục. Trong dài hạn, cứ 10% tăng thêm của người di cư về nước dẫn
đến 1% tăng lên của thu nhập ở nông thôn, 52% tăng lên khoản đầu tư cho giáo dục và 15%
tăng lên khoản đầu tư về nhà ở.
d. Kiều hối, đói nghèo và bất bình đẳng
Một số nghiên cứu đã bàn về mối quan hệ giữa kiều hối, đói nghèo và bất bình đẳng.
Hầu hết các nghiên cứu đã chỉ ra kiều hối có tác dụng làm giảm nghèo đói ở các quốc gia
đang phát triển (Adams và Page, 2005; Acosta và cộng sự, 2006; Loksin và cộng sự, 2007;
Adams, 2006). Trái lại, mối quan hệ giữa kiều hối và bất bình đẳng thu nhập vẫn còn gây
tranh cãi . Nhiều nghiên cứu chỉ ra kiều hối chỉ có tác động làm tăng bất bình đẳng thu nhập
rất nhỏ (Barham và Boucher, 1998; Adams, 2006), tuy nhiên, một số cũng khẳng định điều
ngược lại (McKenzie và Rapport, 2007; Jones, 1998).
e. Kiều hối và phát triển tài chính
Mối quan hệ giữa kiều hối, tăng mức độ tiếp cận tài chính và phát triển tài chính tại các
quốc gia cũng được nhiều nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, kiều hối tác động lên phát triển tài
chính như thế nào vẫn là một câu hỏi thách thức các học giả. Các nghiên cứu trước đây chủ
yếu mô tả liên hệ giữa kiều hối và phát triển tài chính, đồng thời đưa ra nhận định kiều hối sẽ
đóng vai trò là chất xúc tác để phát triển tài chính khi giúp các hộ nhận kiều hối tiếp cận với
các sản phẩm tài chính, tín dụng. Bên cạnh đó, kiều hối có thể tác động lên sự sẵn sàng của
các ngân hàng trong việc cho vay các hộ hay các khu vực nhận nhiều kiều hối.



3
2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam
Kiều hối đã và đang đóng một vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là ở các
nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Từ năm 1999, sự tăng trưởng khá mạnh
của nguồn kiều hối về Việt Nam khiến những vấn đề liên quan đến nguồn vốn này ngày càng
nhận được nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu
điển hình về vấn đề kiều hối như Lê Minh Tâm và Nguyễn Đức Vinh (1999), Nguyễn Anh
Dũng và cộng sự (2005), Đặng Nguyên Anh (2005), Hernández-Coss (2005), Sakr (2006),
Pfau & Giang Thanh Long (2006), Nguyễn Thị Thùy Linh (2006), Nguyễn Đức Thành
(2007), Đỗ Thị Đức Minh (2007), Đỗ Thị Kim Hảo và các cộng sự (2013), Nguyễn Kim Anh
và các cộng sự (2017)... Các nghiên cứu này có thể phân loại thành 2 nhóm chính gồm: (i) các
nghiên cứu thống kê mô tả; (ii) các nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, về mặt lý luận, các nghiên cứu trước chưa làm rõ được định nghĩa của “kiều
hối”, đặc biệt là so sánh thuật ngữ “kiều hối” dùng ở Việt Nam với thuật ngữ “remittance”
dùng ở các quốc gia nói tiếng Anh. Điều này sẽ khiến cho việc xây dựng các chính sách quản
lý kiều hối khó toàn diện.
Thứ hai, nghiên cứu trước tiếp cận hệ thống chính sách quản lý kiều hối theo mục tiêu
(thu hút, quản lý, sử dụng) nhưng việc phân chia như vậy có thể khiến một số chính sách bị
trùng lặp giữa các nhóm. Do đó, việc tiếp cận hệ thống chính sách quản lý kiều hối theo
hướng mới, như cung-cầu ba giai đoạn, có thể giúp giải quyết vấn đề này.
Thứ ba, trừ Hung (2016) thực hiện phỏng vấn người Việt chủ yếu định cư tại Mỹ, các
nghiên cứu trước về vấn đề kiều hối của Việt Nam chưa thực hiện được phân tích định tính
thông qua dữ liệu phỏng vấn chuyên sâu.
Thứ tư, về kênh dịch vụ chuyển tiền kiều hối, các nghiên cứu trước tuy đã có những
phân tích về kênh chuyển tiền kiều hối tại Việt Nam nhưng mới chỉ dừng lại ở các tổ chức có
quy mô giao dịch lớn.
Thứ năm, theo kết quả nghiên cứu mới nhất từ Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017),
người đi xuất khẩu lao động Việt Nam ưu tiên sử dụng kiều hối số một cho việc trả nợ. Điều
này chứng tỏ dư nợ để đi xuất khẩu lao động tương đối lớn nhưng nhiều TCTD hiện nay đều

công bố dư nợ xuất khẩu lao động đã giảm đáng kể. Hiện trạng này đặt ra khoảng trống về
nghiên cứu về mối quan hệ giữa dòng kiều hối đối với tín dụng cho lao động đi làm việc ở
nước ngoài.
Thứ sáu, các nghiên cứu trước đây về chính sách kiều hối thường tập trung vào chính
sách công. Các chính sách kiều hối tư nhân được áp dụng bởi các tổ chức nhận và chi trả kiều
hối chưa được khảo sát, phân tích một cách hệ thống.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài: “Chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam” hướng tới bốn
mục tiêu:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lý luận về chính sách kiều hối nhằm phát triển kinh tế
Thứ hai, đánh giá tác động của kiều hối đối với phát triển kinh tế Việt Nam
Thứ ba, phân tích và đánh giá chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam
Thứ tư, xây dựng khung chính sách và đề xuất giải pháp chính sách kiều hối nhằm phát
triển kinh tế Việt Nam
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là (i) chính sách của cơ quan quản lý về kiều
hối; (ii) chính sách kiều hối tại Việt Nam; và (iii) tác động của chính sách kiều hối tới phát
triển kinh tế Việt Nam.


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: chính sách kiều hối tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: giai đoạn 1996 – 2018.
Đối với phân tích định tính, đề tài sử dụng dữ liệu từ khảo sát bằng kỹ thuật phỏng vấn
chuyên sâu và nhóm tập trung trong 2 năm 2018 và 2019.
Đối với phân tích định lượng, do hạn chế về dữ liệu thứ cấp, đặc biệt dữ liệu về kiều hối
ở Việt Nam nên giai đoạn nghiên cứu cho phân tích định lượng ở mô hình VECM kéo dài từ
quý 1 năm 1996 đến quý 4 năm 2016. Đối với mô hình PSM, do đặc thù của dữ liệu từ

VHLSS 2016 nên dữ liệu nghiên cứu là dạng dữ liệu chéo tại thời điểm năm 2016.
5. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
5.1. Chiến lược nghiên cứu
Về chiến lược nghiên cứu, luận án sử dụng chiến lược khảo sát và cơ sở dữ liệu thứ cấp.
Đối với khảo sát, đề tài thực hiện tiếp cận trên khung mô hình cung-cầu ba giai đoạn.
Theo đó, giai đoạn đầu tiên chính là người gửi kiều hối (bên cung) gửi kiều hối qua các kênh
trung gian. Giai đoạn thứ hai nằm ở việc các kênh trung gian xử lý các giao dịch liên quan tới
kiều hối. Giai đoạn thứ ba là việc kiều hối từ kênh trung gian tới người nhận kiều hối (bên
cầu). Khung nghiên cứu này sẽ được áp dụng để tìm hiểu về chính sách quản lý kiều hối, thể
chế quản lý kiều hối tại các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Với chiến lược cơ sở dữ liệu thứ cấp, thứ nhất, đề tài khai thác cơ sở dữ liệu về kiều hối
từ các báo cáo hàng năm của Worldbank. Thứ hai, cơ sở dữ liệu về kiều hối theo quý tại Việt
Nam được thu thập qua đề tài cấp Nhà nước của Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017) và cung
cấp từ phía NHNN Việt Nam. Thứ ba, dữ liệu từ VHLSS 2016 được sử dụng để đánh giá tác
động của kiều hối tới phát triển kinh tế hộ gia đình.
5.2. Khung phân tích
Chính sách
kiều hối
Mục tiêu
Nội dung
Công cụ

à

Kiều hối

Cung

Chủ thể, Quốc gia,
Hình thái, Hình thức


Trung
gian
Cầu

Kênh chuyển tiền
Sử dụng, Đối tượng

à

Carling
(2004)

Tiêu dùng
K
Tiết kiệm à
L
Đầu tư
TFP

à

Phát triển
kinh tế

Hàm sản
xuất
CobbDoughlas

Vĩ mô: GDP

Vi mô: Thu nhập,
đói nghèo, hành vi
chi tiêu

5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp khảo sát, thống kê, so sánh, phân tích - tổng hợp, diễn
dịch, quy nạp. Đặc biệt, nhằm khai phá thông tin, đề tài sử dụng phương pháp mô hình hoá
các vấn đề nghiên cứu dưới dạng bảng, sơ đồ, công thức toán học.
Thứ nhất, đối với mục tiêu hệ thống cơ sở lý luận về kiều hối, chính sách quản lý kiều
hối phục vụ phát triển kinh tế, nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp các chính sách kiều
hối được áp dụng tại các quốc gia nhận kiều hối lớn trên thế giới.
Thứ hai, để đánh giá tác động của kiều hối đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam, đề tài
tiếp cận theo hai phương pháp định lượng (VECM, PSM) và định tính (kỹ thuật phỏng vấn
chuyên sâu tại địa bàn).
Thứ ba, đối với mục tiêu đánh giá thực trạng chính sách quản lý kiều hối tại Việt Nam,
đề tài sẽ tiếp cận theo hướng cung – cầu theo ba giai đoạn, đồng thời dùng phương pháp định
tính qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu cơ quan quản lý.
Thứ tư, để xây dựng và đề xuất chính sách kiều hối nhằm phát triển kinh tế tại Việt
Nam, đề tài căn cứ vào bài học kinh nghiệm quốc tế từ các quốc gia nhận kiều hối trên thế
giới, định hướng quản lý ngoại hối và kiều hối ở Việt Nam, đặc điểm của người Việt di cư ở
nước ngoài, kết quả của phỏng vấn chuyên sâu các hộ gia đình là khách hàng của Agribank và
mô hình định lượng VECM. Ngoài ra, ý kiến phỏng vấn chuyên sâu từ chính cán bộ của các


5
cơ quan quản lý liên quan (NHNN, Cục Quản lý lao động ở nước ngoài, Tổng cục Hải quan,
Ủy ban Quản lý người Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Ngoại giao) cũng sẽ được phân tích.
6. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
a. Về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án trình bày và làm rõ khái niệm của kiều hối dựa trên các khía cạnh của

mô hình cung – cầu ba giai đoạn.
Thứ hai, luận án làm rõ mục tiêu, nội dung của chính sách kiều hối phục vụ phát triển
kinh tế.
Thứ ba, luận án phân loại kiều hối theo các tiêu chí theo mô hình cung – cầu ba giai
đoạn nhằm cung cấp cái nhìn toàn diện về kiều hối. Từ đó, hỗ trợ công tác quản lý và ban
hành các chính sách kiều hối.
b. Về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án xây dựng hệ thống mục tiêu chính sách kiều hối phục vụ phát triển
kinh tế tại Việt Nam.
Thứ hai, luận án xây dựng hệ thống giải pháp về chính sách kiều hối phục vụ phát triển
kinh tế tại Việt Nam gắn với giai đoạn phát triển mới của Việt Nam – giai đoạn phát triển bền
vững dựa trên tiến bộ khoa học công nghệ.
Thứ ba, luận án xây dựng hệ thống khuyến nghị cho các cơ quan quản lý Việt Nam
trong việc thống kê lượng kiều hối, minh bạch thông tin về kiều hối, quản lý các tổ chức
nhận, chi trả kiều hối và các chính sách nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách cho đối tượng
xuất khẩu lao động.
Thứ tư, trên cơ sở tổng hợp các bài học kinh nghiệm về chính sách quản lý kiều hối tại
các quốc nhận kiều hối theo hướng nội dung, luận án hệ thống các bài học về xây dựng chính
sách kiều hối cho Việt Nam và những vấn đề cơ quan quản lý Việt Nam cần quan tâm khi xây
dựng chính sách kiều hối.
c. Về mặt phương pháp
Thứ nhất, luận án phân tích hệ thống chính sách kiều hối thông qua cách tiếp cận cung –
cầu ba giai đoạn. Cũng bằng cách tiếp cận này, luận án phân tích thể chế quản lý kiều hối, qua
đó, luận án sẽ chỉ ra những khoảng trống về mặt thể chế quản lý kiều hối ở Việt Nam.
Thứ hai, luận án tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua quá trình phỏng vấn
chuyên sâu các tổ chức trung gian nhận và chi trả kiều hối, các hộ gia đình là khách hàng của
Agribank, từ đó, làm rõ thực trạng gửi và sử dụng kiều hối.
Thứ ba, luận án tiến hành thu thập dữ liệu thông qua quan sát thuần tuý, phỏng vấn các
tổ chức chuyển tiền kiều hối tư nhân đã được cấp phép ở Việt Nam nhằm tìm ra đặc điểm
hoạt động của các tổ chức này. Từ đó, cung cấp các khuyến nghị chính sách phù hợp nhằm

phát triển bền vững các tổ chức này trong tương lai.
Thứ tư, luận án kiểm định tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế thông qua phương
pháp định lượng (VECM, PSM) và định lượng (phỏng vấn chuyên sâu).
7. KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
Chương 2: Thực trạng chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp về chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế tại Việt Nam


6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI CƯ VÀ KIỀU HỐI
1.1.1. Sự di cư và dịch chuyển lao động
Nếu như xu hướng dịch chuyển lao động từ nơi thừa lao động sang nơi thiếu lao động
chủ yếu do động lực về thu nhập, xu hướng di cư thường xảy ra bao gồm hai nhóm nguyên
nhân khách quan: (i) bất ổn tại quốc gia nguyên xứ và (ii) xã hội. Trong đó, di cư xã hội là
dạng di cư có xu hướng ngày càng gia tăng hiện nay. Bên cạnh di cư theo diện đoàn tụ gia
đình, một dạng của di cư xã hội chính là việc các kết hôn với người nước ngoài.
1.1.2. Khái niệm kiều hối
Trong phạm vi của đề tài này, kiều hối quốc tế là đối tượng được xem xét.
Theo bên cung, kiều hối là một phần thu nhập của người gửi kiều hối về nước nguyên
xứ. Theo bên trung gian, kiều hối là khoản chuyển tiền giữa các quốc gia. Theo bên cầu, kiều
hối là toàn bộ thu nhập của hộ có từ bên nước ngoài. Việc thống kê kiều hối cần xác định rõ
phương pháp thu thập nhằm minh bạch dữ liệu kiều hối.
1.1.3. Phân loại kiều hối
Phân loại kiều hối có vai trò quan trọng trong công tác quản lý và đề xuất các chính
sách quản lý kiều hối phục vụ phát triển kinh tế phù hợp. Các tiêu chí để phân loại kiều hối

được dựa trên mô hình cung – cầu. Cụ thể:
Bảng 1.3: Phân loại kiều hối theo các tiêu chí
Bên

Tiêu chí

Phân loại
Lao động
(bất hợp pháp)

Chủ thể gửi tiền

Lao động tạm thời
(hợp pháp)
Người định cư
(có quốc tịch)

Cung
Quốc gia gửi
Hình thái tài sản
Hình thức gửi

Trung
gian

Kênh chuyển tiền

Cầu

Mục đích sử dụng


Theo kỹ năng nghề nghiệp:
- Không có kỹ năng
- Có kỹ năng
- Chuyên nghiệp
Theo giới tính:
- Nam
- Nữ

Nhóm quốc gia phát triển (South-South)
Nhóm quốc gia đang phát triển (North-South)
Ngoại tệ, vàng
Tiền tệ
Tiền trên tài khoản
Hàng hoá
Cá nhân gửi
Nhóm gửi (Collective Remittance)
Tổ chức tín dụng được cấp phép
Chính thức
Tổ chức chuyển tiền đã được cấp phép
Mang ngoại tệ có khai báo hải quan
Tổ chức chưa được cấp phép
Phi chính thức
Chuyền tiền tay ba
Mang ngoại tệ không khai báo hải quan
Trả nợ
Tiêu dùng
Giáo dục, Y tế (à chất lượng lao động)
Hàng hoá: hàng nội địa, hàng nhập khẩu
Ngắn hạn

Tiết kiệm
Trung hạn
Dài hạn
Chứng khoán
Đầu tư
Tài sản
Bất động sản
Khác


7
Bên

Tiêu chí

Hộ Gia đình
Đối tượng nhận
Tổ chức

Phân loại
Dự án phát triển
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Phát triển
Quỹ xã hội, từ thiện
Thành thị
Nông thôn
Nhà nước
Tư nhân

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Kiều hối góp phần vào quá trình tích lũy vốn, phát triển chất lượng lao động, qua đó
thúc đẩy phát triển kinh tế.
1.3. CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.3.1. Khái niệm chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
Theo The University of Sydney (2018), chính sách được hiểu một cách cơ bản nhất là
một hệ thống nguyên tắc có chủ ý hướng dẫn các quyết định và đạt được các kết quả hợp lý.
Ở nghiên cứu này, chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế được định nghĩa là hệ thống
các quy định hoặc các công cụ sử dụng bởi cơ quan nhà nước nhằm tác động vào người gửi,
người nhận và bên trung gian, qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hướng tới giảm sự
phụ thuộc của nền kinh tế vào kiều hối.
1.3.2. Mục tiêu của chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
Xét về mục tiêu cuối cùng, chính sách kiều hối nhằm mục tiêu phát triển kinh tế. Về bản
chất, phát triển kinh tế nằm ở chỗ nền kinh tế không chỉ tăng trưởng kinh tế về quy mô mà cơ
cấu kinh tế cũng được thay đổi theo hướng tích cực, đảm bảo tăng trưởng kinh tế về dài hạn
hay còn gọi là tăng trưởng bền vững.
Xét về đối tượng tác động, mục tiêu của chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
bao gồm ba bên: (i) người gửi tiền; (ii) tổ chức trung gian và (iii) người sử dụng tiền. Trong
đó, người sử dụng có thể là cá nhân và/hoặc tổ chức (doanh nghiệp, địa phương).
Xét theo thứ tự ưu tiên, đối với các quốc gia khác nhau, căn cứ vào thực trạng tiếp nhận
và sử dụng kiều hối, các mục tiêu của chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế theo thời
gian có thể không giống nhau. Dù thứ tự ưu tiên tại một thời điểm đối với chính sách kiều hối
nhằm phát triển kinh tế có thể khác nhau ở mỗi quốc gia, xu hướng chung của mục tiêu chính
sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế được tổng hợp theo thời gian như sau: (i) thu hút kiều
hối; (ii) thu hút kiều hối vào kênh chính thức; (iii) hướng kiều hối vào phát triển kinh tế.
1.3.3. Nội dung chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
Nội dung chính sách kiều hối được trình bày theo đối tượng trong mô hình gồm: bên
cung kiều hối, trung gian chuyển tiền kiều hối và bên tiếp nhận - sử dụng kiều hối.
Đối với chính sách kiều hối dành cho bên cung, nội dung chính sách kiều hối thường
tập trung vào việc thu hút và đảm bảo nguồn cung kiều hối trong tương lai thông qua chính

sách đối với người đi lao động ở nước ngoài có thời hạn và chích sách đối với người định cư.
Đối với chính sách kiều hối dành cho bên trung gian chuyển tiền, nội dung của chính
sách kiều hối hướng tới mục tiê tự do hoá các kênh chuyển tiền nhằm giảm chi phí chuyển
tiền, tạo ra lợi ích cho người sử dụng dịch vụ.
Đối với chính sách kiều hối dành cho bên nhận kiều hối, nội dung chính sách tập trung
vào bên nhận là cá nhân/hộ gia đình và tổ chức/địa phương, trong đó, ưu tiên sử dụng kiều hối
vào tiêu dùng phát triển, sản xuất kinh doanh đối với cá nhân/hộ gia đình và hướng kiều hối
vào đầu tư phúc lợi đối với tổ chức/địa phương.
1.3.4. Công cụ thực thi chính sách kiều hối
Về công cụ thực hiện các chính sách kiều hối, 3 nhóm công cụ cơ bản gồm: pháp lý, tổ
chức và tài chính. Ngoài ba công cụ cơ bản trên, công cụ tuyên truyền cũng có thể được sử


8
dụng. Tùy vào đặc điểm, cơ cấu người di cư của mỗi quốc gia mà công cụ tuyên truyền có thể
được thiết kế không giống nhau.
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
a. Kinh nghiệm về chính sách kiều hối về bên cung
Thứ nhất, thực hiện chính sách duy trì quan hệ chặt chẽ với người di cư
Thứ hai, chính sách bảo vệ quyền và lợi ích của những người di cư
Thứ ba, xóa bỏ rào cản đối với các khoản gửi tiền kiều hối về nước
Thứ tư, phát triển thị trường xuất khẩu lao động
Thứ năm, huy động kiều hối thông qua công cụ tài chính
Thứ sáu, nâng cao kiến thức tài chính cho cộng đồng
b. Kinh nghiệm về chính sách kiều hối về bên trung gian
Thứ nhất, cấp phép, phân loại và tạo hành lang pháp lý để các đơn vị cung cấp dịch vụ
kiều hối hoạt động.
Thứ hai, xây dựng, cải thiện hạ tầng thanh toán kết nối giữa các tổ chức cung cấp dịch

vụ kiều hối trong nước và bắt đầu liên kết với nước ngoài nhằm giảm chi phí giao dịch, tăng
cường tiếp cận tài chính ở khu vực nông thôn.
Thứ ba, tạo lập cơ chế giám sát các tổ chức dịch vụ cung ứng kiều hối, thực hiện minh
bạch hoá thị trường.
c. Kinh nghiệm về chính sách kiều hối về bên cầu
Thứ nhất, khuyến khích kiều bào vay tiền mua nhà ở trong nước
Thứ hai, ban hành các chương trình, khoản đầu tư hỗ trợ các dự án phát triển hạ tầng ở
địa phương.
Thứ ba, triển khai chương trình giáo dục tài chính cá nhân nhằm định hướng sử dụng
hiệu quả nguồn kiều hối.
1.4.2. Tổng kết kinh nghiệm quốc tế về chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
Việt Nam
1.4.2.1. Kinh nghiệm về thiết kế và xây dựng chính sách kiều hối
Thiết kế và xây dựng chính sách kiều hối cần dựa trên đặc điểm và xu hướng của những
người di cư của quốc gia. Mỗi quốc gia đều có những bối cảnh kinh tế, xã hội và lịch sử khác
nhau, do đó, quá trình di cư và đặc điểm của người di cư cũng không giống nhau.
Để xây dựng và thực thi chính sách kiều hối có hiệu quả, thể chế quản lý kiều hối của
Chính phủ cần được quan tâm.
1.4.2.2. Kinh nghiệm về chính sách đối với bên cung
Đối với nguồn cung kiều hối, có hai bài học quan trọng: một là, cần duy trì chính sách
thân hữu với kiều bào nhằm không những tận dụng nguồn kiều hối gửi về mà còn là chất xám
từ cộng đồng ở nước ngoài; hai là, chính sách xuất khẩu lao động nên chuyển hướng sang thị
trường phát triển nhằm tăng thu nhập và cả kỹ năng cho người lao động, góp phần chuyển
dịch lao động tại địa phương trong tương lai.
1.4.2.3. Kinh nghiệm về chính sách đối với bên trung gian
Việc coi kiều hối như một nguồn lực cho đầu tư phát triển thì cần minh bạch thông tin
về lượng kiều hối về. Sự minh bạch này nằm ở chỗ việc chính các cơ quan quản lý Nhà nước
công bố thông tin về kiều hối một cách chính xác, kịp thời.
1.4.2.4. Kinh nghiệm về chính sách đối với bên cầu
Kinh nghiệm các nước cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng kiều hối vào các hoạt

động đầu tư phát triển. Để giúp các hộ gia đình nhận kiều hối bền vững, kinh nghiệm thế giới
chỉ ra vai trò của giáo dục tài chính trước, trong và sau khi người lao động tạm thời ở nước
ngoài. Tại Việt Nam, trước hết có thể tận dụng mạng lưới rộng khắp của NHCSXH, các quỹ


9
tín dụng nhân dân, bưu điện trong việc phổ biến giáo dục tài chính. Sau đó, triển khai đào tạo
giáo dục tài chính từ các trường cấp 1, cấp 2, cấp 3 và bậc cao đẳng, đại học.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM
2.1. THỰC TRẠNG KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM
2.1.1. Thực trạng kiều hối vào Việt Nam nhìn từ bên cung
Thứ nhất, về chủ thể người gửi kiều hối, chủ thể gửi kiều hối về Việt Nam có sự đa
dạng nhưng có thể chia thành 2 nhóm chính: (i) lao động xuất khẩu và (ii) người định cư. Dựa
vào quy mô, riêng đối với người Việt định cư có thể chia thành 3 nhóm nhỏ gồm: người Việt
di cư theo diện khủng hoảng chiến tranh, cô dâu Việt Nam đi lấy chồng nước ngoài và loại
hình khác.
Thứ hai, về hình thái kiều hối, trước năm 1999, khi các quy định quản lý ngoại hối tại
Việt Nam còn rất chặt chẽ khiến chi phí gửi tiền về nước cao nên hình thái chủ yếu là hàng
hóa; sau năm 1999, các quy định quản lý ngoại hối được nới lỏng đặc biệt là việc khuyến
khích kiều hối chuyển về, sự phát triển của các tổ chức, dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ dẫn
đến hình thái kiều hối bằng tiền tệ tại Việt Nam tăng lên.
Thứ ba, quốc gia gửi kiều hối về Việt Nam, kiều hối chuyển về từ Mỹ, Canada chiếm
tỷ trọng cao nhất, trung bình khoảng 64% trong giai đoạn 2011-2015. Kiều hối từ nhóm các
nước phát triển như Úc và các nước châu Âu như Pháp, Đức có giá trị lớn, chiếm từ 5-9%
kiều hối vào Việt Nam và tăng trưởng tương đối bền vững.
2.1.2. Thực trạng kiều hối vào Việt Nam nhìn từ bên trung gian
Bảng 2.2: Mô tả kênh chuyển tiền kiều hối vào Việt Nam

Kênh

Loại hình

Cách thức
Qua hệ thống
ngân hàng (SWIFT)

TCTD
Chính
thức

Phi chính
thức

Tổ chức
kinh tế

Công ty chuyển tiền kiều hối được thành
lập bởi các TCTD
Công ty chuyển tiền tư nhân

Công ty bưu chính (thuộc Tập đoàn Bưu
chính viễn thông)
Mang ngoại tệ trực tiếp có khai báo với Hải quan
Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ kiều hối nhưng chưa
được cấp giấy phép hoặc chưa đăng ký

Qua các công ty
chuyển tiền quốc tế


Chuyển tiền qua đại lý
Chuyển tiền trực tiếp qua cửa khẩu không khai báo (Trên
5.000 USD cần khai báo với cơ quan hải quan)

Nguồn: tổng hợp của tác giả
2.1.3. Thực trạng kiều hối vào Việt Nam nhìn từ bên cầu
Bảng 2.4: Mục đích sử dụng kiều hối của lao động xuất khẩu phân theo quốc gia
Đơn vị : % trên tổng lượng kiều hối gửi về
Mục đích sử dụng
Sinh hoạt

Hàn
Quốc

Nhật
Bản

Malaysia

Đài
Loan

Châu
Âu

Châu


Châu

Úc

Trung Đông
– Châu Phi

19

19

26

16

20

23

19

21


10
Mục đích sử dụng

Hàn
Quốc

Nhật
Bản


Malaysia

Đài
Loan

Châu
Âu

Châu


Châu
Úc

Trung Đông
– Châu Phi

Sửa chữa, xây dựng
nhà cửa

16

9

23

18

13


21

15

17

Trả nợ

21

37

18

31

30

10

10

23

7

4

8


6

4

11

12

7

27

23

16

22

20

13

28

21

6

5


7

6

8

11

3

7

2

2

1

1

1

7

7

1

2


2

1

1

4

6

7

3

Phát triển sản xuất,
góp vốn kinh doanh
Đầu tư tài chính và
tiết kiệm
Y tế, giáo dục
Du lịch, giải trí
Khác (Xây chùa, làm
từ thiện)

Nguồn: Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2017)
2.2. TÁC ĐỘNG CỦA KIỀU HỐI TỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế Việt Nam qua mô hình VECM
2.2.1.1. Mô hình nghiên cứu
Để đánh giá mối quan hệ giữa kiều hối, nguồn vốn, nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh
tế, đề tài sử dụng kiểm định nhân quả Granger. Mô hình VAR được diễn tả theo 4 phương

trình như sau:
∆lGDP = α0 + Σn i=1 α1i ∆lGDPt-1 + Σn i=1α2i ∆lREMt-1 + Σn i=1α3i ∆lCAPt-1
+ Σn i=1α4i ∆ENRt-1 + α5ECTt-1 + μt
(1)
n
n
n
∆lREM = β0 + Σ i=1 β1i ∆lREMt-1 + Σ i=1β2i∆ lGDPt-1 + Σ i=1β3i ∆lCAPt-1
+ Σn i=1β4i ∆ENRt-1 + β5ECTt-1 + σt
(2)
∆lCAP = λ0 + Σn i=1 λ1i ∆lCAPt-1 + Σn i=1λ2i∆ lGDPt-1 + Σn i=1λ3i ∆lREMt-1
+ Σn i=1λ4i ∆ENRt-1 + λ5ECTt-1 + εt
(3)
n
n
n
∆ENR = ω0 + Σ i=1 ω1i ∆ENRt-1 + Σ i=1ω2i∆ lGDPt-1 + Σ i=1ω3i ∆lREMt-1
+ Σn i=1ω4i ∆lCAPt-1 + ω5ECTt-1 + γt
(3)
Trong đó:
lGDP = log của tổng sản phẩm quốc nội thực tế
lREM = log của kiều hối
lCAP = log của tổng vốn đầu tư (capital formation)
ENR = tỷ lệ tăng trưởng học sinh cấp 2, được hiệu chỉnh bởi tỷ lệ tăng dân số
ECTt-1 = hiệu chỉnh lỗi, trễ 1 kỳ
μt, σt , εt, γt là sai số của mô hình.
2.2.1.2. Dữ liệu
Nguồn dữ liệu của GDP, CAP và REM được trích xuất từ Thống kê tài chính quốc tế
(IFS). Trong khi đó, chỉ tiêu nguồn nhân lực được tính toán theo số liệu của tổng cục Thống
kê Việt Nam. Tất cả các số liệu được hiệu chỉnh mùa vụ theo phương pháp Census X13 và

được logarit hóa (trừ số liệu nguồn nhân lực, ERN) nhằm hạn chế hiện tượng phương sai sai
số thay đổi. Sau khi được logarit hoá, ký hiệu của mỗi biến (trừ biến ERN) sẽ được thêm chữ
cái “l” ở trước.
Bảng 2.5: Phân tích thống kê mô tả các biến trong mô hình VECM
Số quan sát: 84

lGDP

lREM

lCAP

ENR

Mean

8.739

6.798

3.424

6.582

Max

9.106

7.895


3.694

7.95

Min

8.388

4.362

3.282

5.39


11
Số quan sát: 84

lGDP

lREM

lCAP

ENR

Std. Dev

0.218


0.896

0.121

0.93

Skewness

-0.105

-0.465

0.631

0.054

Prob.

0.020

0.036

0.013

0.016

Nguồn: Kết quả từ phần mềm Eviews
2.2.1.3. Kết quả nghiên cứu
Đánh giá tác động dài hạn
Tại mô hình 1 với biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế cho thấy tác động dài hạn từ

kiều hối, nguồn vốn và nguồn nhân lực tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn
1996-2016.
Tại mô hình 2 với biến phụ thuộc là kiều hối cho thấy xuất hiện tác động dài hạn từ
tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn và nguồn nhân lực tới dòng kiều hối tại Việt Nam trong giai
đoạn 1996-2016.
Tại mô hình 3 với biến phụ thuộc là nguồn vốn cho thấy xuất hiện tác động dài hạn từ
tăng trưởng tín dụng, kiều hối và nguồn nhân lực tới hình thành nguồn vốn tại Việt Nam trong
giai đoạn 1996-2016.
Tại mô hình 4 với biến phụ thuộc là nguồn nhân lực cho thấy không xuất hiện tác
động dài hạn từ tăng trưởng kinh tế, kiều hối và nguồn vốn tới hình thành nguồn nhân lực tại
Việt Nam giai đoạn 1996-2016.
Đánh giá tác động ngắn hạn
Với biến phụ thuộc là tăng trưởng kinh tế, kiểm định Wald test cho thấy các biến kiều
hối, nguồn vốn và nguồn nhân lực đều có tác động tới tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn.
Với biến phụ thuộc là dòng kiều hối, kiểm định Wald test cho thấy các biến tăng
trưởng kinh tế, nguồn vốn đều không có tác động tới kiều hối trong ngắn hạn. Trong khi đó,
biến nguồn nhân lực có tác động tới kiều hối trong ngắn hạn.
Với biến phụ thuộc là nguồn vốn, kiểm định Wald test cho thấy các biến tăng trưởng
kinh tế, kiều hối và nguồn nhân lực đều không có tác động tới nguồn vốn trong ngắn hạn.
Với biến phụ thuộc là nguồn nhân lực, kiểm định Wald test cho thấy dòng kiều hối,
tăng trưởng kinh tế và nguồn vốn đều không có tác động đến nguồn nhân lực trong ngắn hạn.
2.2.1.4. Ý nghĩa kết quả
Thứ nhất, kiều hối có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam cả trong
ngắn hạn và dài hạn.
Thứ hai, kết quả từ mô hình không cho thấy tác động trong ngắn hạn từ kiều hối tới vốn
đầu tư, mà chỉ cho thấy tác động dài hạn gộp của kiều hối, tăng trưởng kinh tế và nguồn nhân
lực tới vốn đầu tư.
2.2.2. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế Việt Nam qua mô hình PSM
2.2.2.1. Lựa chọn mô hình
Đánh giá tác động của kiều hối đối với hộ nhận kiều hối so với chính họ trong điều

kiện giả định họ không nhận được bằng phương pháp kết nối điểm xu hướng với nhóm kiểm
soát. Kỹ thuật kết nối bằng phương pháp “người hàng xóm gần nhất” được áp dụng. Phương
trình đánh giá tác động: ATT = E(Yni| khi=1) – E(Ynj |khi=1)
2.2.2.2. Dữ liệu
Khai thác bộ dữ liệu từ cuộc điều tra mức sống dân cư năm 2016. Ngưỡng nghèo đối
với khu vực nông thôn, thành thị được lấy từ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg.
Bảng 2.12: Giá trị kiều hối và số lượng hộ nhận kiều hối phân theo khu vực
Khu vực
Thành thị

Giá trị kiều hối trung bình
(1.000 đồng)
2.348,7235

Số lượng hộ
2.828

Số lượng hộ
nhận kiều hối
137


12
Khu vực
Nông thôn
Tổng

Giá trị kiều hối trung bình
(1.000 đồng)
2.051,5237

2.141,0032

Số lượng hộ
nhận kiều hối
216
353

Số lượng hộ
6.565
9.393

Nguồn: tính toán trên STATA từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Bảng 2.13: Thống kê mô tả các biến số sử dụng trong mô hình PSM
Biến số
Biến giả: hộ có nhận kiều
hối hay không
Quy mô kiều hối theo xã
Vùng
Khu vực (Thành
thị/Nông thôn)
Biến giả: hộ ở nhà không
kiên cố hoặc đơn sơ
Tỷ lệ thành viên trong hộ
tốt nghiệp tiểu học
Thu nhập bình
quân/người/tháng
Chỉ số nghèo
đa chiều
Ngưỡng nghèo thu nhập
Chi cho giáo dục

Chi cho y tế
Chi cho y tế
dự phòng
Chi hàng hóa lâu bền

Ký hiệu

Số quan
sát

Trung
bình

Độ lệch
chuẩn

Nhỏ
nhất

Lớn nhất

kh

9.393

0,037

0,1901

0


1

kh_xa
reg6

9.393
9.393

6.422,307
3,315

36.111,61
1,8155

0
1

642.000
6

urban

9.393

1,698

0,458

1


2

temhouse

9.393

7,878

26,941

0

100

tyle_tntieuhoc

9.389

0,231

0,2698

0

1

nom_inc

9.393


2.952,225

2.778,19

115

96.970

MPI30

9.393

0,039

0,116

0

0,8

pvline_inc
chigd
chiyte

9.393
9.393
9.073

760,215

4.702,291
5.187,999

91,749
14.680,97
11.613,03

700
0
6

900
735.000
306.965

chi_yte_duphong

9.393

386.146

1.255,358

0

44.670

chi_lauben

9.393


7.681,294

43.945

0

1.206.000

Nguồn: tính toán trên STATA từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Phần bôi màu chỉ danh mục các biến đo lường kết quả
2.2.2.3. Kết quả và thảo luận
Bảng 2.14: Kết quả đánh giá tác động mô hình PSM
Biến kết quả
Thu nhập bình
quân/người/tháng
Chỉ số nghèo
đa chiều
Chi tiêu y tế
Chi tiêu y tế
dự phòng
Chi tiêu giáo dục
Chi tiêu hàng hóa
lâu bền

Treated
(Hộ nhận kiều hối)

Control
(Hộ kiểm soát)


ATT
(Chênh lệch)

t-Stats

4.492,6

3.216,134

1.276,525

5,01

0,009

0,013

-0,004

-0,74

7.044,378

5.353,083

1.691,294

1,39


525,742

381,5

144,242

1,38

4.979,402

4.947,602

31,8

0,03

13.503,142

5.656,485

7.846,657

2,28

Nguồn: tính toán trên STATA từ bộ dữ liệu VHLSS 2016
Kiều hối có tác động tích cực tới thu nhập bình quân đầu người/tháng, làm giảm chỉ số
nghèo đa chiều, mở rộng khả năng chi tiêu trên các mặt hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng chi tiêu
cho giáo dục ít hơn so với y tế và đặc biệt thấp hơn chi tiêu cho hàng hoá lâu bền.
2.2.3. Tác động của kiều hối tới phát triển kinh tế Việt Nam qua điều tra khảo sát
2.2.3.1. Phương pháp điều tra khảo sát

Để đánh giá tác động của dòng kiều hối tới phát triển kinh tế tại Việt Nam, nghiên cứu
này thực hiện phân tích định tính qua điều tra khảo sát tại địa bàn nhằm tìm ra bằng chứng
của dòng kiều hối tới phát triển kinh tế.


13
Bảng 2.16: Tổng hợp mẫu điều tra khảo sát
TT
1

Đối tượng
Người gửi tiền

Số lượng
(người)

Hình thức phỏng vấn

Ghi chú

9

Phỏng vấn qua
Viber/Zalo/Messenger

5 người định cư
4 lao động tạm thời ở nước ngoài
Trung tâm kiều hối Agribank (1người)
Phòng Ngoại hối, Agribank chi nhánh tỉnh
Thanh Hoá (1 người)

Phòng Ngoại hối, Agribank chi nhánh tỉnh
Phú Thọ (1 người)
Công ty TNHH Anh Quang (1 người)
Công ty TNHH Kim Linh (1 người)
Công ty Kiều hối Đông Á (1 người)
Công ty Kiều hối Sacombank (1người)

2

Kênh chuyển tiền

7

Phỏng vấn chuyên sâu
Phỏng vấn qua điện
thoại (đối với Công ty
kiều hối tư nhân với
vai trò là khách hàng)

3

Người nhận tiền
(Hộ gia đình)

12

Phỏng vấn chuyên sâu

4


Tổ chức cho vay
lao động đi
xuất khẩu

2

Phỏng vấn chuyên sâu

5

Hội Nông dân

2

Phỏng vấn chuyên sâu

Tổng

Thanh Hoá (4 hộ), Phú Thọ (4 hộ),
Hà Tĩnh (4 hộ)
Agribank (1 lãnh đạo phụ trách mảng tín
dụng);
NHCSXH (1 lãnh đạo phụ trách mảng tín
dụng chính sách tại Hội sở)
Hội trưởng hội nông dân xã Đông Khê,
huyện Đông Sơn, Thanh Hoá
Hội trưởng hội nông dân xã Vĩnh Lại,
huyện Lâm Thao, Phú Thọ

Số mẫu phỏng vấn chuyên sâu: 32 người


Nguồn: tổng hợp của tác giả
2.2.3.2. Kết quả nghiên cứu
Cấp độ hộ gia đình
Đối với hộ gia đình, kết quả khảo sát đã cho thấy kiều hối có tác động tích cực lên kinh
tế của hộ, giúp xoá đói, giảm nghèo, tích luỹ tài sản trong tương lai và nâng cao trình độ nhận
thức về sức khoẻ, dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, kiều hối chưa có tác động để phát triển kinh tế
hộ gia đình theo quy mô lớn.
Tại các tổ chức chuyển tiền chính thức
Đối với các tổ chức trung gian chuyển tiền kiều hối, ngoài lợi ích kinh tế thu được từ
phí chuyển tiền, các tổ chức này đặc biệt là các TCTD không những đa dạng hoá được nguồn
thu nhập mà còn có thể mở rộng mối quan hệ với khách hàng.
Một kết quả thú vị khác từ cuộc phỏng vấn nhóm tập trung các cán bộ ngân hàng
Agribank đó là, kiều hối gửi về bằng ngoại tệ có thể người dân không để vào tài khoản ngân
hàng mà thay vào đó cho vay lại chính họ hàng, hàng xóm của họ đang có nhu cầu ngoại tệ để
đi xuất khẩu lao động.
Đối với kênh chuyển tiền phi chính thức, kiều hối, ngược lại, luôn mang lại lợi ích cho
hoạt động này nhờ thủ tục nhanh chóng, thuận tiện.
Tuy nhiên, xét trên giác độ toàn nền kinh tế, kiều hối qua kênh phi chính thức sẽ khiến
không chỉ công tác thống kê gặp khó khăn mà sự an toàn cho người nhận tiền không phải lúc
nào cũng được bảo đảm như tình trạng tiền giả. Một khía cạnh khác là, kênh chuyển tiền phi
chính thức sẽ tạo điều kiện cho nhiều lao động bất hợp pháp có thể gửi tiền về nước, gây khó
khăn hơn cho hoạt động đàm phán song phương trong việc đưa lao động Việt Nam ra nước
ngoài làm việc.
Tại địa phương
Dữ liệu khảo sát của nghiên cứu chỉ ra kiều hối tác động đến kinh tế địa phương theo
hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, kiều hối là một nguồn lực gửi về các hộ
gia đình ở địa phương, giúp địa phương xoá đói, giảm nghèo nhanh, vệ sinh môi trường được
nâng cao, nông thôn thay đổi nhờ những ngôi nhà khang trang.



14
Về mặt tiêu cực, kiều hối tác động tới kinh tế địa phương một cách tiêu cực nếu như
kiều hối được sử dụng vào mục đích tích trữ bất động sản. Điều này làm giá đất tăng nhanh
khiến những người có nhu cầu thực sự lại không mua được nhà. Một điểm tiêu cực khác là sự
lãng phí, thông thường kiều hối gửi về sẽ được xây dựng lại nhà cửa khang trang nhưng nếu
được xây dựng quá mức cần thiết thì số tiền đưa vào đó lại mất đi cơ hội để những người có
nhu cầu khác được tiếp cận. Cuối cùng, trong ngắn hạn, kinh tế địa phương bị ảnh hưởng bởi
nhiều lao động đi nước ngoài làm ăn.
2.3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM
2.3.1. Chính sách kiều hối tại Việt Nam trước năm 1999
Do bối cảnh đặc thù của nền kinh tế giai đoạn trước năm 1999, chính sách kiều hối của
Việt Nam trước năm 1999 chưa toàn diện và hệ thống. Nói đúng hơn là, kiều hối chưa được
đưa vào tầm ngắm của cơ quan quản lý nhà nước với vai trò là một nguồn lực cho phát triển
kinh tế Việt Nam.
2.3.2. Chính sách kiều hối tại Việt Nam giai đoạn 1999-2018
Chính sách kiều hối từ năm 1999 đến năm 2018 của Việt Nam đã được thể chế hóa.
Điểm nhấn quan trọng nhất trong các chính sách kiều hối giai đoạn này là Chính sách khuyến
khích người Việt ở nước ngoài gửi tiền về nước thể hiện ở Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg.
Sau khi có Quyết định 170/1999/QĐ-TTg, Chính phủ đã ban hành chính sách quan trọng
nhằm tăng nguồn thu kiều hối cho Việt Nam thông qua chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao
động và bảo vệ quyền lợi cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài với Việt Nam.
Bảng 2.17: Khung chính sách kiều hối tại Việt Nam giai đoạn 1999 – 2018
Đối tượng
Mục tiêu

Giải pháp
Khuyến khích người
Việt Nam ở nước ngoài
gửi tiền về nước


Bên cung:
Thu hút nguồn
cung kiều hối

Thúc đẩy đưa người đi lao
động ở nước ngoài

Công cụ
Tuyên truyền (kêu gọi gửi tiền)
Miễn thuế đối với khoản kiều hối
Cho phép gửi trên tài khoản tiết kiệm ngoại tệ, rút
tiền bằng ngoại tệ
Tín dụng ưu đãi đi lao động nước ngoài
Hỗ trợ chi phí trước khi đi lao động nước ngoài
Quỹ hỗ trợ người đi lao động nước ngoài

Bảo vệ quyền lợi cho
người Việt ở nước ngoài

Tổ chức (Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài đầu
mối tổ chức gắn kết cộng đồng)
Pháp lý (Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam)
Tài chính (Quỹ bảo hộ công dân, Quỹ tổ chức sự
kiện thu hút kiều bào)

Bên trung gian:
Quản lý dịch vụ
chuyển tiền


Tạo khung pháp lý điều
chỉnh hoạt động các tổ
chức cung ứng dịch vụ
chuyền tiền kiều hối

Hình thành các văn bản pháp lý quản lý hoạt động
cung ứng dịch vụ kiều hối, trong đó chú trọng vào
vấn đề cấp phép và báo cáo của các công ty

Bên cầu

Tuyên truyền

Tuyên truyền từ các địa phương nhận nhiều kiều hối
Các Quỹ xã hội, từ thiện

Nguồn: tác giả tổng hợp
2.3.2.1. Chính sách nhằm tăng nguồn cung kiều hối
a. Chính sách xuất khẩu lao động
Các chính sách nhằm tăng nguồn cung kiều hối thông qua xuất khẩu lao động bao gồm
2 chính sách chính: (i) hỗ trợ chi phí, cho vay vốn ưu đãi xuất khẩu lao động và (ii) quản lý
các công ty xuất khẩu lao động.
b. Chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi cho người Việt ở nước ngoài


15
Để đảm bảo nguồn kiều hối ổn định, ngoài chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động, các
chính sách còn hướng tới bảo vệ quyền lợi cho người Việt ở nước ngoài, trong đó có đối
tượng người Việt đang định cư ở nước ngoài.
2.3.2.2. Chính sách nhằm quản lý dịch vụ chuyển tiền

Định hướng quản lý các tổ chức được phép thực hiện dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ,
trong đó có kiều hối, về cơ bản là không đổi từ năm 1999 đến 2018. Tuy nhiên, hệ thống văn
bản mới ra đời có tính cập nhật và giúp cơ quan quản lý kiểm soát số lượng cũng như chất
lượng hoạt động của các tổ chức thực hiện dịch vụ này. Qua đó, giúp cơ quan quản lý, cụ thể
là Vụ Quản lý Ngoại hối và Vụ Dự báo Thống kê thuộc NHNN Việt Nam cải thiện chất lượng
thống kê nguồn kiều hối, đồng thời, cũng giúp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
2.3.2.3. Tổ chức thực thi chính sách kiều hối tại Việt Nam giai đoạn 1999-2018
Thể chế về kiều hối ở Việt Nam tương đối đầy đủ, tuy nhiên, 2 điểm bất cập là: (i) do sự
chia cắt trong quản lý giữa các Bộ ngành, việc thu thập, chia sẻ, sử dụng, khai thác các dữ liệu
về kiều hối hạn chế; (ii) tuy đã cho phép mở tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ nhưng một thể
chế toàn diện nhằm hướng dòng kiều hối vào kênh đầu tư phát triển vẫn chưa đạt được.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI
VIỆT NAM
2.4.1. Những mặt tích cực
Khung chính sách kiều hối tương đối hoàn thiện và thống nhất từ năm 1999 đến 2018.
Các chính sách về phát triển dịch vụ trung gian chuyển kiều hối được nâng cấp từ năm 2016,
tạo điều kiện mở cửa dịch vụ này. Chính sách đối với xuất khẩu lao động có bước ngoặt khi tạo
được khuôn khổ pháp lý từ Luật tới các văn bản dưới Luật. Nhờ các chính sách khuyến khích
người Việt Nam ở nước ngoài gửi tiền về nước, quy mô dòng kiều hối vào Việt Nam đã có
những bước tăng trưởng ấn tượng. Theo World Bank (2017), nếu như năm 2000, quy mô
lượng kiều hối rơi vào khoảng 1,34 tỷ USD thì đến hết năm 2017, con số này đã là gần 14 tỷ
đô, gấp hơn 10 lần. Quy mô kiều hối so với GDP gần bằng ngân sách cho giáo dục, cao hơn
ngân sách cho phát triển nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
Hình 2.4: Dòng kiều hối vào Việt Nam giai đoạn 2001-2017

17

16

20


15

20

14

20

13

20

12

20

11

20

10

20

09

20

08


20

07

20

06

20

05

20

04

20

03

20

20

20

20

02


70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
-10%
-20%
-30%
01

16
14
12
10
8
6
4
2
0

Kiều hối (tỷ $) (trục trái)
Tăng trưởng kiều hối (%) (trục phải)
Kiều hối/GDP (%) (trục phải)

Nguồn: Worldbank Data Indicator
2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, khuôn khổ pháp lý còn thiếu ở chính sách kiều hối cho bên cầu và quản lý
luồng kiều hối ra-vào chưa tốt. Nguyên nhân chủ quan chủ yếu là cơ quan quản lý chưa thiết
kế, xây dựng chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế một cách tổng thể, trong mối quan


16
hệ với chính sách khác và trong bối cảnh mới. Văn hóa tiêu dùng cộng với sự khó khăn trong
đo lường dòng kiều hối khiến cơ quan quản lý khó đưa ra hệ thống chính sách phù hợp.
Thứ hai, tình trạng lao động xuất khẩu chất lượng thấp, ý thức không cao dẫn đến hậu
quả về dài hạn. Nguyên nhân của hạn chế này là cơ quan quản lý chưa ban hành chiến lược
cho công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Thứ ba, tín dụng cho xuất khẩu lao động giảm mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này
có thể do từ phía người lao động; từ phía doanh nghiệp và từ phía cơ quan quản lý. Về phía
người lao động, tín dụng ưu đãi cho đi lao động nước ngoài chủ yếu triển khai tại các huyện
nghèo – vùng có trình độ dân trí không cao. Về phía doanh nghiệp, điều kiện vĩ mô khó khăn
hoặc do đối tác phá vỡ hợp đồng dẫn đến không có nguồn công việc để khai thác. Về phía cơ
quan quản lý, chưa có cơ chế cung cấp thông tin giữa bên đưa người đi lao động ở nước ngoài
với các TCTD.
Thứ tư, tồn tại lao động không hợp pháp tại nước ngoài tạo nên nguồn kiều hối qua kênh
phi chính thức hoặc nguồn thu nhập bất hợp pháp. Nguyên nhân của hạn chế này nằm ở hiện
nay chưa có quy định pháp luật điều chỉnh đối với nhóm lao động này, phát sinh nhiều khó
khăn, phức tạp trong công tác quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ
của người lao động.
Thứ năm, công tác tuyên truyền liên quan tới chính sách thúc đẩy người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài còn chưa hệ thống và chưa thể hiện được “sự phát triển kinh tế”
theo đúng nghĩa. Nguyên nhân chính nằm ở sự thiếu hụt về chiến lược đưa người đi lao động ở
nước ngoài và cách thức tổ chức tuyên truyền.
Thứ sáu, một số chính sách dành cho người định cư còn chưa phù hợp, đặc biệt khi sử
dụng các công cụ tuyên truyền.
Thứ bảy, khả năng quản lý các tổ chức trung gian chuyển tiền còn yếu, đặc biệt ở khu

vực Hà Nội do thị trường còn non trẻ so với Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, khâu quản lý
các tổ chức chuyển tiền không chính thức gặp khó khăn do nguyên nhân từ cả phía cung và
phía cầu.


17
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI TẠI VIỆT NAM
Thứ nhất, kiều hối là nguồn thu nhập bổ sung bằng ngoại tệ quan trọng cho nền kinh
tế. Do đó, khung chính sách kiều hối nhằm phục vụ phát triển kinh tế tại Việt Nam cần được
nghiên cứu, xây dựng
Thứ hai, kiều hối tuy là vấn đề tiền tệ nhưng nó lại dựa trên các mối quan hệ xã hội
(Ciggett, 2005). Do đó, chính sách kiều hối cần được xây dựng dựa vào đặc điểm của đối
tượng di cư và đối tượng tiếp nhận kiều hối.
Thứ ba, dòng kiều hối không chỉ chịu tác động bởi chính sách kiều hối mà còn bị ảnh
hưởng bởi các chính sách khác. Do đó, khi xây dựng chính sách này cần chú ý tới sự đồng bộ
giữa các nội dung chính sách được ban hành.
Thứ tư, kiều hối không chỉ tồn tại dưới hình thái tiền tệ và hàng hoá mà còn tồn tại
dưới hình thái chất xám. Việc xây dựng chính sách kiều hối trong mối liên hệ chặt chẽ với
chính sách dành cho nhân tài và chính sách giáo dục, khoa học – công nghệ cần được quan
tâm trong thời gian tới.
Thứ năm, kiều hối có thể đến từ các quốc gia, loại hình ngành nghề khác nhau phụ
thuộc vào vị trí địa lý và công việc của người Việt Nam ở nước ngoài. Do đó, chính sách kiều
hối cần được xây dựng đảm bảo sự đa dạng của các tiêu chí trên nhằm tránh tác động tiêu cực
của việc tập trung hóa.
Thứ sáu, kiều hối có liên quan chặt chẽ tới kênh dịch vụ chuyển tiền. Do đó, chính
sách kiều hối cần chú ý tới vấn đề giảm chi phí chuyển tiền thông qua mở cửa thị trường này
hơn nữa.

Thứ bảy, là một nguồn ngoại tệ bên ngoài vào quốc gia, thống kê kiều hối đóng vai trò
quan trọng nhằm phát huy nội lực của nguồn vốn này. Do đó, chính sách kiều hối cần quan
tâm tới nội dung minh bạch thông tin kiều hối và thông tin trên thị trường dịch vụ nhận và chi
trả kiều hối.
Cuối cùng, tư duy chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế cần phải được nhận
thức đúng đắn về hàm ý của sự phát triển. Sự phát triển ở đây mang tính dài hạn, là sự thay
đổi, chuyển đổi về chất lượng lao động và sinh kế của hộ gia đình nơi nhận được kiều hối.
3.2. MỤC TIÊU CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM
Bảng 3.1: Các chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế chia theo đối tượng
Đối tượng

Cung

Mục tiêu

Mục tiêu cụ thể

Giải pháp chính sách

Thu hút nguồn kiều hối
trong ngắn hạn

Tối đa hóa nguồn kiều hối gửi
từ nước ngoài

Thúc đẩy chương trình đi lao
động ngắn hạn chất lượng ở
nước ngoài

Đảm bảo nguồn

kiều hối trong
dài hạn

Phát triển gắn kết
cộng đồng

Các chương trình trao đổi, giáo
dục cho trẻ em của các gia đình
xuyên quốc gia

Thu hút kiều hối qua kênh
ngân sách nhà nước

Từ thiện tự nguyện

Thu hút nguồn kiều hối
vào kênh đầu tư phát
triển qua chính quyền
Thu hút nguồn kiều hối
vào kênh đầu tư phát
triển qua các

Phát triển cơ chế đầu tư theo
nhóm phân theo vùng miền
Tiếp cận thông qua các tổ chức
tài chính vi mô
Phát triển doanh nghiệp

Cơ chế kết nối vốn từ
kiều hối theo nhóm

tới chính quyền địa phương
Tín dụng cho người nhận
kiều hối
Cơ chế khuyến khích (giảm thuế


18
Đối tượng

Mục tiêu
tổ chức

Phát triển thị trường
chuyển tiền chính thức
Trung gian

Cầu

Phát triển kênh
tiết kiệm từ nguồn
kiều hối

Khuyến khích tiêu
dùng hợp lý từ nguồn
kiều hối
Khuyến khích tiết
kiệm, đầu tư từ nguồn
kiều hối

Mục tiêu cụ thể

vừa và nhỏ
Tiếp cận thông qua cơ chế đầu
tư qua các Quỹ
Giảm chi phí chuyển tiền
Khuyến khích gửi tiền qua các
trung gian tài chính
Tăng lợi nhuận từ việc gửi
kiều hối
Khuyến khích tiêu dùng hàng
nội địa

Giải pháp chính sách
nhập khẩu hàng hoá vốn)
Cơ chế kết nối vốn từ
kiều hối qua quỹ
Tạo cơ chế thông thoáng trong
hoạt động chuyển tiền của các tổ
chức
Bán chéo sản phẩm giữa các tổ
chức tín dụng
Trái phiếu kiều hối
Tuyên truyền
Trợ giá

Tạo điều kiện cho người gửi
tiền được tiêu với đại diện là
người nhà

Bảo hiểm sức khoẻ cho người
không di cư nhưng hướng bán

cho người di cư

Tăng tiết kiệm, đầu tư tư nhân
từ nguồn kiều hối

Tuyên truyền
Giáo dục tài chính cá nhân

Nguồn: tổng hợp của tác giả
3.3. GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH KIỀU HỐI NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
3.3.1. Nhóm giải pháp từ phía cung
3.3.1.1. Định hướng và quản lý thị trường xuất khẩu lao động
Thứ nhất, định hướng thị trường xuất khẩu lao động về phía cung - cầu.
Thứ hai, quản lý chặt chẽ thị trường xuất khẩu lao động về phía cung - cầu
3.3.1.2. Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu của Việt Nam
Trong ngắn hạn, cần cải cách chương trình và tăng cường cơ sở vật chất đào tạo cho lao
động xuất khẩu.
Trong trung hạn, cần đẩy mạnh hội nhập quốc tế về dạy nghề nhằm giúp người lao động
Việt Nam được đánh giá thông qua hệ thống tiêu chí của nước ngoài.
Trong dài hạn, để phát triển người lao động xuất khẩu nói riêng và người Việt Nam nói
chung nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ, kiến thức về kinh tế - tài chính –
ngân hàng cơ bản.
3.3.1.3. Thu hút nguồn kiều hối cùng chất xám từ người Việt định cư
Thứ nhất, tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra nước ngoài
thông qua đa dạng các kênh thông tin
Thứ hai, tạo ra kênh liên lạc kết nối người Việt ở trong và ngoài nước
Thứ ba, tăng cường bảo đảm quyền lợi cho người Việt định cư
3.3.2. Nhóm giải pháp cho bên trung gian
3.3.2.1. Quản lý và khuyến khích sự phát triển của dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Thứ nhất, tiếp tục rà soát, cấp phép và tăng cường giám sát các tổ chức kinh tế thực hiện

dịch vụ nhận và chi, trả kiều hối.
Thứ hai, cấp phép cho các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM thực hiện dịch vụ nhận và
chi, trả kiều hối.
Thứ ba, khuyến khích cổ phần hóa các công ty chuyển tiền kiều hối
Thứ tư, khuyến khích sự phát triển của dịch vụ trung gian thanh toán gắn với kiều hối
3.3.2.2. Tăng cường giám sát và minh bạch thông tin đối với dịch vụ chuyển tiền kiều hối
a. Về tăng cường giám sát hoạt động của công ty chuyển tiền kiều hối
Vụ Quản lý Ngoại hối - NHNN Việt Nam cần bổ sung thông tin báo cáo của các tổ chức
kinh tế tư nhân được cấp phép cung cấp dịch vụ kiều hối. Ngoài doanh số nhận và chi, trả
ngoại tệ như đang làm, tổ chức cần báo cáo với NHNN Việt Nam về dữ liệu nhận kiều hối


19
theo nguồn gốc quốc gia gửi, các biện pháp công ty đã thực hiện nhằm phát hiện chống rửa
tiền của tổ chức, phí dịch vụ bình quân của tổ chức…
b. Về tăng cường minh bạch thông tin đối với dịch vụ chuyển tiền kiều hối
Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, các giải pháp liên quan nhằm minh bạch hóa
thông tin trên thị trường dịch vụ chuyển tiền là rất quan trọng.
Do đó, cần có chính sách bắt buộc các đơn vị phải có thêm website chính thức với
những nội dung cần được phê duyệt bởi NHNN Việt Nam và Bộ Thông tin Truyền thông.
Đồng thời, NHNN Việt Nam nên công bố danh sách các tổ chức được cấp phép thực hiện
hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ lên website chính thức của NHNN.
3.3.3. Nhóm giải pháp về phía cầu
3.3.3.1. Huy động nguồn kiều hối vào các Quỹ từ thiện
Để vận động kiều bào gửi tiền về nước qua kênh từ thiện, việc minh bạch các thông tin
hoạt động của Quỹ đóng vai trò quan trọng. Từ thông tin về pháp lý, mục đích hoạt động đến
các hoạt động thực tế cần có bằng chứng có thể kiểm tra và xác thực bởi cơ quan Nhà nước.
Các Quỹ có thể phối hợp chặt chẽ với Ban Truyền thông Đối ngoại của Đài Truyền hình Việt
Nam trong việc tuyên truyền về hoạt động của Quỹ trên các kênh chính thức của Đài tại nước
ngoài. Song song với đó, danh sách những đối tượng đóng góp cho Quỹ từ thiện cần được

thông tin lại trên các phương tiện nhằm tri ân tới các đối tượng kiều bào.
Ngoài minh bạch các thông tin về mục đích, tôn chỉ hoạt động của Quỹ phải được minh
bạch, các Quỹ cần thường xuyên nâng cao năng lực quản trị, điều hành nhằm phát triển Quỹ
và đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng một cách hiệu quả.
3.3.3.2. Huy động nguồn kiều hối vào kênh tiêu dùng phát triển
Để thúc đẩy giáo dục kiến thức tài chính cá nhân, đề tài đề xuất triển khai mô hình giáo
dục tài chính thông qua hệ thống mạng lưới của các đối tượng cung cấp dịch vụ TCVM như
NHCSXH, các quỹ tín dụng nhân dân, TCTCVM và Agribank.
3.3.3.3. Huy động nguồn kiều hối qua việc phát triển sản phẩm tiết kiệm
Để phát hành thành công những trái phiếu kiều hối kiểu này, bên cạnh mục tiêu vì cộng
đồng, xã hội và sự phát triển của địa phương đang có hoàn cảnh khó khăn, quy mô, kỳ hạn và
lãi suất phát hành cần phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua và cả dự án đang định
huy động vốn. Theo đó, thời điểm phát hành và công tác marketing về sản phẩm tiết kiệm trái
phiếu đặc biệt cần được nghiên cứu kỹ lưỡng. Đặc biệt, trước hết phải ước tính được lượng
kiều hối tiềm năng và nhu cầu của chính những người gửi tiền kiều hối về sản phẩm tiết kiệm
có liên quan tới kiều hối nói chung và trái phiếu “kiều hối” nói riêng.
3.3.3.4. Huy động nguồn kiều hối vào kênh đầu tư phát triển
Từ kinh nghiệm sử dụng kiều hối của các quốc gia nhận kiều hối, Việt Nam nên kêu gọi
nguồn từ kiều hối vào các tổ chức tài chính vi mô, hình thành các quỹ của Việt kiều đầu tư
vào doanh nghiệp vừa và nhỏ và kết hợp giữa nguồn kiều hối và nguồn ngân sách đầu tư vào
các dự án phát triển.
3.4. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
3.4.1. Nâng cao công tác thống kê về kiều hối
Để nâng cao công tác thống kê kiều hối, một mặt phải tạo sự phát triển cho thị trường
dịch vụ chuyển tiền chính thức nhằm tác động vào động lực chuyển tiền của người gửi, mặt
khác NHNN Việt Nam cần kiến nghị với Chính phủ điều chỉnh Nghị định 16/2014/NĐ-CP về
quản lý cán cân thanh toán. Theo đó, cơ quan hải quan cần kiểm soát và xác định số kiều hối
chuyển qua cửa khẩu.
3.4.2. Tăng cường sự minh bạch thông tin về kiều hối
Số liệu kiều hối mà NHNN Việt Nam đã thu thập và theo dõi từ năm 1999 nên được

công bố ra công chúng, có thể hàng năm, tiến tới là hàng quý, tháng nhằm tạo ra sự minh bạch


20
và giúp Việt Nam dễ tiếp cận với nguồn vốn khác hơn trong trường hợp con số kiều hối mà
World Bank đưa ra quá cao.
3.4.3. Tổ chức lại Quỹ bảo hộ công dân và Quỹ quốc gia về việc làm
Chính phủ cần nghiên cứu rà soát lại Quỹ bảo hộ này theo hai hướng, một là cho sát
nhập với Quỹ hỗ trợ tạo việc làm, hai là cho thay đổi cơ chế chi tiền của Quỹ cho phù hợp với
thực tiễn nhằm tạo điều kiện hỗ trợ nhanh chóng cho công dân Việt Nam đang gặp khó khăn
ở nước ngoài.
Đối với Quỹ quốc gia về việc làm, Bộ Tài chính cần quan tâm bố trí dự toán bổ sung
nguồn vốn cho Quỹ Quốc gia về việc làm để đáp ứng nhu cầu vay vốn tại việc làm (vốn đầu
tư phát triển). Bên cạnh đó, cần kiện toàn lại bộ máy và tăng cường quản lý, sử dụng Quỹ này
có hiệu quả, hợp pháp; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán
Nhà nước đối với hoạt động của Quỹ để khắc phục những hạn chế trong việc đóng, nộp quỹ
không đầy đủ.
3.4.4. Tăng cường quản lý hoạt động tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu lao động
Thắt chặt quản lý hoạt động tín dụng ưu đãi cho xuất khẩu lao động, đặc biệt là vấn đề
ký quỹ của người lao động tại doanh nghiệp.
3.4.5. Xây dựng chính sách cho lao động ngắn hạn theo thời vụ
Sớm ban hành khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho lao động đi làm ngắn hạn tại các
nước phát triển.

KẾT LUẬN CHUNG
Đề tài: “Chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế Việt Nam” đã giải quyết
được 4 mục tiêu nghiên cứu chính, gồm:
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về chính sách kiều hối nhằm phát triển kinh tế
Luận án tiếp cận kiều hối theo mô hình cung – cầu ba giai đoạn, từ đó phân tích khái
niệm kiều hối theo các giác độ nguồn cung, kênh trung gian và bên tiếp nhận. Cũng với cách

tiếp cận này, luận án đưa ra đặc điểm và phân loại kiều hối nhằm gợi ý cho chính sách kiều
hối. Về chính sách kiều hối, luận án tiếp cận chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
hướng tới các đối tượng trong mô hình cung – cầu ba giai đoạn. Theo đó, mục tiêu, nội dung
và công cụ chính sách lần lượt được thể hiện một cách hệ thống. Cuối cùng, kinh nghiệm
quốc tế về chính sách kiều hối được trình bày nhằm làm sáng tỏ thêm các luận cứ khoa học về
vấn đề được nghiên cứu.
Thứ hai, phân tích thực trạng kiều hối và đánh giá tác động kiều hối tới phát triển kinh
tế tại Việt Nam
Hiện trạng về kiều hối phân chia theo mô hình cung – cầu kết hợp cơ sở lý luận từ
phần phân loại kiều hối đã trình bày một bức tranh tổng quát về kiều hối. Sử dụng phương
pháp định lượng qua mô hình VECM, PSM và phương pháp khảo sát qua kỹ thuật phỏng vấn
chuyên sâu, luận án kết luận kiều hối đã có tác động tích cực tới phát triển kinh tế hộ gia đình,
đặc biệt là các hộ ở khu vực nông thôn. Ngoài ra, kiều hối có tác động tích cực tới các tổ chức
trung gian chuyển tiền. Tuy nhiên, ở cấp độ địa phương và nền kinh tế, kiều hối có thể gây ra
sự lãng phí do chưa được sử dụng vào những kênh đầu tư phát triển. Do đó, việc tạo lập các
chính sách kiều hối nhằm phát triển kinh tế ở Việt Nam là cần thiết.
Thứ ba, phân tích thực trạng và đánh giá chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế
tại Việt Nam
Bằng phương pháp tổng hợp cùng khảo sát ý kiến chuyên gia, chính sách kiều hối tại
Việt Nam đã được thể hiện qua hệ thống văn bản pháp lý và thể chế khi triển khai. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng những chính sách kiều hối trong thời gian từ năm 1999 đến nay là


21
tương đối phù hợp góp phần làm tăng dòng kiều hối vào kênh chính thức, tuy nhiên, khoảng
trống trong khung chính sách kiều hối ở Việt Nam nằm ở các chính sách cho việc sử dụng
dòng kiều hối hướng tới phát triển kinh tế. Hệ thống mục tiêu, nội dung và công cụ chính sách
kiều hối phục vụ phát triển kinh tế cần được xây dựng nhằm nâng cao tác động tích cực của
kiều hối đến sự phát triển của quốc gia.
Thứ tư, đề xuất khung và giải pháp về chính sách kiều hối phục vụ phát triển kinh tế

tại Việt Nam
Luận án đã phân tích những định hướng về chính sách kiều hối, đưa ra khung hệ thống
mục tiêu chính sách kiều hối nhằm phát triển kinh tế. Sau đó, dựa trên mô hình cung – cầu ba
giai đoạn và kết quả khảo sát, luận án đưa ra 3 nhóm giải pháp về nâng cao nguồn cung kiều
hối; tăng cường quản lý giám sát các tổ chức thực hiện dịch vụ nhận và chi trả kiều hối và giải
pháp đối với bên tiếp nhận kiều hối. Các khuyến nghị bổ trợ được trình bày nhằm làm tăng
hiệu quả thực hiện hệ thống giải pháp.
Hạn chế của luận án nằm ở do nguồn lực có hạn nên số lượng phỏng vấn chuyên sâu,
đặc biệt là các đối tượng người gửi và nhận tiền chưa được nhiều. Sự đa dạng của người gửi
tiền ở các phân loại sẽ giúp ích cho công tác hoạch định chính sách kiều hối, do đó, khoảng
trống này sẽ là mục tiêu của những nghiên cứu trong tương lai. Bên cạnh điểm hạn chế về quy
mô khảo sát, do chưa thể khai thác được bộ dữ liệu VHLSS 2018 nên luận án chưa thể đánh
giá theo thời gian ảnh hưởng của dòng kiều hối tới phát triển kinh tế theo mô hình khác biệt
trong khác biệt (DID). Ngoài ra, mối quan hệ giữa kiều hối và tín dụng cũng chưa được lý
giải do dữ liệu đầu vào khiêm tốn. Những khó khăn và hạn chế này là cơ hội để nghiên cứu
sinh tiếp tục nghiên cứu trong tương lai.


22
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TT Tên công trình

Tác giả

Nơi đăng
Kỷ yếu hội thảo khoa học

1

Discusssion of Informal

Remittances Measurement

quốc gia: “Promoting
Trần Huy Tùng

Finacial Inclusion in
Vietnam”, Học viện
Ngân hàng, 2017

Kinh nghiệm chính sách kiều hối
2

tại El Salvador và bài học cho

Trần Huy Tùng

Việt Nam
3

Đề xuất khung chính sách quản lý
kiều hối tại Việt Nam

Trần Huy Tùng

Bàn thêm về tác động của kiều hối
4

tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam và

Trần Huy Tùng


một số hàm ý chính sách
5

Hiệu quả tín dụng chính sách cho

Đỗ Thị Kim Hảo

đồng bào dân tộc thiểu số qua các

Chu Khánh Lân

chương trình của NHCSXH

Trần Huy Tùng

Tạp chí Thị trường Tài chính
Tiền tệ, số 456, 2016
Tạp chí Thị trường Tài chính
Tiền tệ, số 516 + 517, 2019
Tạp chí Ngân hàng, số 7,
tháng 04/2019
Tạp chí Khoa học và Đào tạo
Ngân hàng, Số 200+201,
tháng 02/2019
ISSSN 1859-011X


×