Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.9 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐINH QUANG HUY

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ,
TỈNH GIA LAI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2019


Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐỖ NGỌC MỸ

Phản biện 1: GS.TS. Trƣơng Bá Thanh
Phản biện 2: PGS.TS. Trƣơng Tấn Quân
Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới chung của đất nƣớc,
công tác quản lý ngân sách nhà nƣớc cũng đã có những bƣớc cải
cách, đổi mới và đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Kể từ khi Luật
Ngân sách nhà nƣớc đƣợc Quốc hội nƣớc ta thông qua năm 2002 và
có hiệu lực thi hành đã góp phần quy định rõ, đầy đủ về quyền hạn
và trách nhiệm của các cơ quan quản lý ngân sách nhà nƣớc.
Chi ngân sách nhà nƣớc là một bộ phận quan trọng của cán cân
ngân sách nhà nƣớc. Chi ngân sách nhà nƣớc có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc,
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Thị xã An Khê là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Gia Lai và khu
vực Đông Bắc Tây Nguyên. Trong thời gian qua, tình hình tăng
trƣởng kinh tế của thị xã tƣơng đối ổn định, hoàn thành tốt các nhiệm
vụ trọng tâm của ngân sách. Tuy nhiên, công tác quản lý chi ngân
sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã hiện vẫn còn nhiều hạn chế nhƣ
tính dàn trải trong chi ngân sách nhà nƣớc, tiến độ giải ngân chậm,
hiệu quả trong đầu tƣ thấp... Chính vì vậy, cần hoàn thiện công tác
quản lý chi ngân sách nhà nƣớc, sử dụng hiệu quả các khoản chi,
khắc phục và giảm thiểu các hậu quả do tình trạng thất thoát, lãng
phí trong việc sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nƣớc là yêu cầu
cấp thiết đối với các cơ quan chức năng trên địa bàn thị xã An Khê,
góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã An
Khê lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020. Với những lý do trên, tôi
chọn đề tài “Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã
An Khê, tỉnh Gia Lai” làm đề tài luận văn thạc sỹ.



2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản
lý chi ngân sách nhà nƣớc.
- Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn
thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2013 - 2017.
- Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc thị xã An Khê trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa
bàn thị xã An Khê giai đoạn 2013 – 2017 nhƣ thế nào?
- Giải pháp nhƣ thế nào để hoàn thiện công tác quản lý chi ngân
sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã An Khê?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: nghiên cứu những vấn đề lý luận và
thực tiễn công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã
An Khê.
- Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản
lý chi thƣờng xuyên và chi đầu tƣ xây dựng cơ bản của ngân sách
của thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
+ Về không gian: nghiên cứu các nội dung trên địa bàn thị xã An
Khê, tỉnh Gia Lai.
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa
bàn thị xã An Khê từ năm 2013 đến 2017; đề xuất các giải pháp hoàn
thiện quản lý chi ngân sách nhà nƣớc thị xã đến năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
+ Tác giả sẽ xác định những dữ liệu thứ cấp cần thiết sử dụng
trong nghiên cứu đề tài trƣớc khi tiến hành thu thập dữ liệu. Các dữ



3
liệu thứ cấp sẽ đƣợc thu thập và xử lý theo yêu cầu của việc sử dụng
dữ liệu đó trong đề tài.
+ Tiến hành thu thập những vấn đề lý luận đã đƣợc rút ra từ các
giáo trình, sách chuyên ngành, qua các đề tài nghiên cứu, qua các
phƣơng tiện thông tin đại chúng để làm cơ sở lý luận sử dụng trong
đề tài hay đánh giá, đề xuất giải pháp. Ngoài ra, số liệu thứ cấp đƣợc
thu thập thông qua các báo cáo hàng năm trong công tác quản lý chi
ngân sách từ các cơ quan chức năng của thị xã nhƣ Phòng Tài chính Kế hoạch, Chi cục thống kê, Kho bạc nhà nƣớc An Khê....
- Phƣơng pháp phân tích số liệu: Sử dụng các phƣơng pháp
phân tích để phân tích những số liệu thứ cấp đã thu thập đƣợc để làm
cơ sở cho việc đánh giá thực trạng quản lý chi thƣờng xuyên và đề
xuất những giải pháp thiết thực.
+ Từ những số liệu thứ cấp đã thu thập, tác giả tiến hành phân
tích chi tiết các nội dung liên quan đến việc quản lý chi ngân sách
nhà nƣớc, làm cơ sở để đánh giá tổng quát thực trạng quản lý chi
ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã An Khê.
+ Sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh thực trạng với các
định hƣớng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thị xã nhằm đánh
giá đƣợc những thành quả và hạn chế trong công tác quản lý chi ngân
sách nhà nƣớc tại địa phƣơng.
+ Từ những kết quả của các phƣơng pháp phân tích, so sánh;
trên cơ sở các lý luận, tác giả sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc trên địa
bàn thị xã An Khê.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về khoa học: Hệ thống hóa các lý thuyết nghiên cứu về quản
lý chi ngân sách nhà nƣớc.



4
- Về thực tiễn: Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà
nƣớc trên địa bàn thị xã An Khê, đánh giá đƣợc những điểm mạnh,
điểm yếu, nguyên nhân; qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện
quản lý chi ngân sách nhà nƣớc thị xã đến năm 2020.
Đề tài có thể sẽ nguồn tài liệu tham khảo đối với các cơ quan
chức năng trên địa bàn thị xã, góp phần hoàn thiện công tác quản lý
ngân sách và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nƣớc.
7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu
Để luận văn đƣợc hoàn chỉnh và có nhiều đóng góp, góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã An Khê, tác
giả phải dựa vào các cơ sở lý luận quan trọng từ các giáo trình về
quản lý ngân sách và bài viết của các nhà kinh tế. Từ đó, tác giả có
nhận định chính xác hơn trong công trác nghiên cứu của bản thân.
Giáo trình đƣa ra những lý luận về NSNN, đặc điểm NSNN,
nguyên tắc quản lý NSNN, tổ chức hệ thống NSNN. Bên cạnh đó,
tác giả còn nêu lên những cách thức đo lƣờng tình trạng NSNN. Giới
thiệu về những vấn đề chung, giá trị danh nghĩa và giá trị thực của
NSNN, bội chi NSNN; khái niệm, phân loại, vai trò chi tiêu công và
cách thức đánh giá chi tiêu công.
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
9. Kết cấu của luận văn
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI NGÂN SÁCH VÀ QUẢN
LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ,

TỈNH GIA LAI



×