Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Thực trạng triển khai mô hình sinh kế cho NKT tại tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.75 KB, 26 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
CTXH : Công tác xã hội
CLB : Câu lạc bộ
HTX : Hợp tác xã
NKT : Người khuyết tật
Lý do chọn chủ đề
Kết quả khảo sát của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết chỉ khoảng
15% số người khuyết tật trong độ tuổi lao động có việc làm ổn định. Phần lớn các hộ gia
đình có người khuyết tật đều có mức sống thấp, 32% sống nghèo, 58% có mức sống trung
bình. Hộ càng có nghiều người khuyết tật thì mức sống càng giảm. Con số 65 - 70% số
người khuyết tật đang sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội đã chứng tỏ
rằng vấn đề việc làm và sinh kế cho người khuyết tật đang là một dấu hỏi lớn hiện nay.
Năm 2008, mô hình Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật được Bộ Lao độngThương binh và xã hội giao cho Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam thực
hiện. Xác định đây là một trong những hướng trợ giúp đối tượng này thoát nghèo hiệu
quả và bền vững, Trung ương Hội đã không ngừng vận động, tài trợ, xây dựng và triển
khai thêm các Dự án Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, trẻ mồ côi tại nhiều địa phương
trong cả nước. Đến nay đã có 9 tỉnh, thành Hội ở các địa phương được Trung ương Hội
tài trợ triển khai tại 22 xã, 2 huyện và một thành phố với số tiền trên 3,6 tỷ đồng
Nhằm góp phần giảm bớt khó khăn cho người khuyết tật (NKT), tạo điều kiện cho
các đối tượng hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, tỉnh Hải
Dương đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, trong đó đáng chú ý là việc hỗ trợ sinh
kế, giúp cho nhiều gia đình có NKT thoát nghèo bền vững.Bên cạnh việc tạo ra công việc
ổn định cho người tàn tật cùng tham gia sản xuất, tạo nguồn thu cho gia đình, mô hình
không chỉ giúp NKT có thêm sự tự tin giúp họ hòa nhập cùng cộng đồng mà còn góp
phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của mọi người xung quanh đối với NKT trong
việc giúp đỡ, động viên NKT vươn lên trong cuộc sống.Để lảm rõ hơn về điều này, tôi
xin chọn chủ đề :" Thực trạng triển khai mô hình sinh kế cho NKT tại tỉnh Hải Dương
hiện nay " làm tiểu luận
I. Cơ sở lý luận.



1. Khái niệm.
1.1 Khái niệm " Người khuyết tật".
Theo quan điểm quốc tế:
Góc nhìn y học: Cho rằng khuyết tật là do hạn chế cá nhân, ở chính con người đó,
rất ít hoặc không để ý đến các yếu tố về môi trường xung quanh người khuyết tật. Quan
niệm này cho rằng có thể sử dụng các biện pháp, phát minh y học và thuốc điều trị để hỗ
trợ và cải thiện cuộc sống của người khuyết tật. Nhìn chung quan niệm này nhấn mạnh
người khuyết tật là người có vấn đề về thể chất và cần điều trị. Quan niệm này đẩy người
khuyết tật vào thế bị động. Một số quốc gia sử dụng quan niệm này: Trung Quốc, Ấn
Độ…
Góc nhìn xã hội: Trong mô hình xã hội, người khuyết tật được nhìn nhận là hệ quả
bị xã hội loại trừ và phân biệt. Bởi vì xã hội có những nhìn nhận sai lệch dẫn đến người
khuyết tật đối mặt với thái độ phận biệt đối xử, môi trường và thể chế. Góc nhìn này cho
rằng người khuyết tật bị khiếm khuyết theo các cách khác nhau nhưng xã hội mới là tác
nhân chính khiến họ trở thành người khuyết tật. Cách nhìn này cho rằng xã hội là vấn đề,
giải pháp là thay đổi xã hội. Tiêu biểu cho cách nhìn nhận này là đạo luật về người
khuyết tật của Hoa Kỳ năm 1990 (ADA- Americans with Disabilities Act of 1990), đạo
luật này định nghĩa: “Người khuyết tật là người có sự suy yếu về thể chất hay tinh thần
gây ảnh hưởng đáng kể đến một hay nhiều hoạt động trong cuộc sống”
Quan điểm người khuyết tật ở Việt Nam Trước năm 2010, quan niệm người khuyết
tật ở Việt Nam được nhìn nhận dưới góc độ “người tàn tật”. Pháp lệnh Người tàn tật năm
1998 định nghĩa “Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị
khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những
dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho quá trình lao động, sinh
hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.
Ngày 17/06/2010, Quốc hội Việt Nam dã thông qua Luật Người khuyết tật, thay vì
sử dụng khái niệm người tàn tật như trước đây. Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày
01/01/2011, phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn đề khuyết
tật. Theo đó “Người khuyết tật là những người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận
cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật, khiến cho lao động, sinh

hoạt, học tập gặp khó khăn”


1.2. Khái niệm " Sinh kế ".
Sinh kế (livelihood) là hoạt động kiếm sống của con người thông qua việc sử dụng các
nguồn lực (con người, tự nhiên, vật chất, tài chính, xã hội…) trong một môi trường dễ bị
tổn thương có sự quản lý của các tổ chức, định chế, chính sách. Khi hoạt động sinh kế
thích ứng, hoặc tránh được các tác động tiêu cực từ môi trường dễ bị tổn thương, đồng
thời bảo đảm duy trì, phát triển được các nguồn lực trong cả hiện tại và tương lai thì được
coi là sinh kế bền vững.
1.3 Khái niệm " CTXH với người khuyết tật".
CTXH với Người khuyết tật hoạt động chuyên nghiệp của nhân viên xã hội nhắm trợ
giúp các cá nhân, gia đình NKT nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức
năng xã hội cho người khuyết tật, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách ,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình Người khuyết tật tiếp cận được các
dịch vụ xã hội thông qua đó giải quyết các vấn đề của cá nhân và gia đình NKT qua đó
đảm bảo quyền cho NKT.
2. Phân loại khuyết tật và các mức độ khuyết tật.
Dạng tật bao gồm:


a) Khuyết tật vận động;



b) Khuyết tật nghe, nói;



c) Khuyết tật nhìn;




d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;



đ) Khuyết tật trí tuệ;



e) Khuyết tật khác.

Phân loại:


Khuyết tật về thể chất: Trẻ bại não, bại liệt, loạn dưỡng cơ



- Khuyết tật về trí tuệ: Chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ…



- Phối hợp cả hai: Bại não nặng…

Mức độ khuyết tật :
- Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn
chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc
quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng

ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn. Chính vì vậy học cần có


nhu cầu trợ giúp rất cao
- Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy
giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi
lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân
hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc. Họ cũng là người cần có nhu
cầu trợ giúp cao
- Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc những trường hợp quy định
trên. Họ chỉ cần sự trợ giúp nhỏ, tuy nhiên họ vẫn luôn cần sự tư vấn, kèm cặp.
3. Quan điểm và các hướng tiếp cận về NKT.
* Một số quan điểm cơ bản định hướng cho các hoạt động trợ giúp NKT ở Việt Nam:
- Đảm bảo an toàn cuộc sống cho mọi người dân trước những biến động về kinh tế, xã hội
và những bất lợi của cuộc sống cho NKT.
- Người khuyết tật không phải là gánh nặng của xã hội, họ cũng có niềm tin, giá trị, mong
muốn đóng góp cho xã hội, nhưng họ bị hạn chế về cơ hội tham gia.
- Nhà nước, cộng đồng , xã hội cần quan tâm , tạo cơ hội cho họ phát triển và hòa nhập.
- Việt Nam đang trong quá trình xây dựng khung pháp luật , chính sách, môi trường thuận
lợi về người khuyết tật , thông qua các chương trình mục tiêu ở cấp quốc gia và chương
trình hành động riêng để hỗ trợ NKT.
* Các hướng tiếp cận về NKT

- Hướng tiếp cận dựa trên lý thuyết nhân văn hiện sinh
- Hướng tiếp cận theo mô hình từ thiện
- Hướng tiếp cận theo mô hình y học.
- Hướng tiếp cận theo mô hình xã hội.
- Hướng tiếp cận dựa trên quyền con ng.
4. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của người khuyết tật
Xu hướng chung trong tâm lý của người khuyết tật đó là sự mặc cảm. Họ mặc cảm và

tự ti vì bị mất đi một phần cơ thể và có một cơ thể không hoàn vẹn như người bình
thường. Họ có xu hướng trầm cảm và tìm đến việc tự tử vì cho rằng mình là một người
bỏ đi, gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì thế bạn cần phải cởi trói gánh nặng tâm
lý này của người khuyết tật.


Xu hướng thức hai là xu hướng suy nghĩ tiêu cực dễ dẫn đến việc trầm cảm. Đây là
một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vụ tự tử tập trung ở người khuyết tật.
Đối với những người khuyết tật bẩm sinh họ luôn nghĩ mình khi sinh ra là một gánh nặng
cho gia đình. Còn đối với những người khuyết tật do trả qua tai nạn thì họ đã phải hứng
chịu một mất mát quá lớn và cú sốc về tinh thần.
Xu hướng thứ ba trong tâm lý của người khuyết tật đó là thích ở một mình. Họ
thích sống một mình và ở một mình vì họ cho rằng bản thân họ đang là gánh nặng làm
phiền đến cuộc sống của người xung quanh.
Người khuyết tật có nhu cầu về dinh dưỡng và các thành phần vi lượng cao hơn so
với người bình thường.
Người khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong hoạt động và sinh hoạt, trong đó có
nhiều hạn chế trong việc quan sát, phát hiện rủi ro và phòng tránh những rủi ro. Vì vậy,
nhu cầu an toàn của NKT cũng cao hơn những người khác.
Một số người khuyết tật không được gia đình chấp thuận và thương yêu như những
người khác do những quan niệm sai lầm về người khuyết tật.
Thái độ của gia đình và hàng xóm có thể giúp đỡ hoặc làm NKT chậm tiến. Điều
quan trọng là phải thấy được năng lực của họ và đánh giá được những gì họ có thể đóng
góp , vai trò của họ trong gia đình hơn là nhìn NKT như là một gánh nặng, cần lòng
thương hại.
NKT cần được tiếp cận các dịch vụ giáo dục vì nhà trường là môi trường hòa nhập
tốt nhật , nơi có nhiều điều kiện cần thiết để họ có thể phát triển. Điều quan trọng là làm
thế nào để người khuyết tật trở thành những thành viên thực sự của cộng đồng và có thể
đóng góp cho cộng đồng đó phát triển.
5. Hoạt động của CTXH trong trợ giúp NKT.

Nhân viên xã hội trong quá trình làm việc với thân chủ thì thực hiện nhiều hoạt
động khác nhau như giáo dục, tham vấn, huy động nguồn lực, biện hộ, kết nối mạng lưới,
vận động động cộng động và chính sách, quản lý trường hợp, chuyển gửi và tiếp nhận
trường hợp. Nhân viên CTXH có những hoạt động cơ bản như sau :
Hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về người khuyết tật: Mỗi cá nhân trong
cộng đồng được nhân viên XH truyền thông , tuyên truyền nhận thức đầy đủ về vấn đề
khuyết tật và trách nhiệm đối với NKT trong các hoạt động trợ giúp.


Biện hộ : Biện hộ là vai trò của NVXH trong việc hỗ trợ NKT được hưởng quyền
lợi của mình. Biện hộ vừa có mục tiêu vận động thay đổi chính sách vừa có mục tiêu hỗ
trợ NKT tiếp cận được đến các chính sách này.. NVXH vừa có vai trò đại diện cho NKT
để phản ánh tiếng nói của họ đến các cấp chính quyền lại vừa giúp họ có khả năng tự biện
hộ cho mình. Để thực hiện tốt vai trò này, người NVXH phải có kiến thức về các quyền
cơ bản của NKT và các văn bản hiện hành của quốc tế và quốc gia để luôn so sánh đối
chiếu giữa quyền lợi của NKT với những đáp ứng hiện tại của xã hội. Tiếp đó, NVXH
cần phải có những kỹ năng về thương thuyết, đàm phán, trình bày… để tiếp cận, trình bày
và vận động các cấp chính quyền quan tâm và đáp ứng lợi ích của NKT.
Hoạt động huy động nguồn lực cộng đồng : Việc đánh giá các nguồn lực tại cộng
đồng nhằm giúp nhân viên xã hội huy động chính xác những gì NKT cần để góp phần
giải quyết vấn đề của họ. Dựa trên vấn đề mà NKT đang gặp phải, cũng như các mục tiêu
đặt ra trong việc trợ giúp NKT, NVXH cần đánh giá mức độ quan trọng của các nguồn
lực, nguồn lực nào là nguồn hỗ trợ chính, việc bố trí sử dụng các nguồn lực như thế nào.
Hoạt động quản lý trường hợp : Mục tiêu cụ thể mà nhân viên CTXH cần đạt được
trong quá trình cung cấp và triển khai dịch vụ hỗ trợ thông qua QLTH gồm:Hỗ trợ, can
thiệp khẩn cấp (nếu cần) để đảm bảo sự an toàn cho đối tượng hoặc người xung
quanh.Tạo động lực để đối tượng phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể tự giải quyết
vấn đề và tự lực trong cuộc sống của chính bản thân.Giúp đối tượng tiếp cận với các dịch
vụ hiện có một cách kịp thời và toàn diện. Hỗ trợ đối tượng tiếp cận dịch vụ can thiệp,
điều trị hoặc tư vấn chuyên sâu khi cần

6. Các nguyên tắc làm việc với người khuyết tật
Khi làm việc với NKT cần thực hiện nguyên tắc sau đây :
Tôn trọng người khuyết tật :Người khuyết tật có quyền được tôn trọng như những
người không khuyết tật khác, kể cả trong những vấn đề riêng tư. Không nên tựa vào hoặc
đu trên xe lăn của ai đó, xe lăn là được xem là phần riêng tư của NKT. Khi muốn giúp
người khiếm thị, hãy cho phép người đó nắm tay của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hướng
dẫn họ, chứ không phải là đẩy hoặc dẫn họ đi. Hãy đối xử lịch sự và ngang hàng với
NKT. Không nên có thái độ kẻ cả với người sử dụng xe lăn bằng cách vỗ trên đầu họ, chỉ
nên dành cử chỉ tình cảm này cho trẻ em.
Hãy dành thời gian để xây dựng lòng tin: Do sự khiếm khuyết về bản thân nên


người khuyết tật thường tự ti, mặc cảm trước những người khác. Vì vậy, dành thời gian
xây dựng lòng tin với NKT là điều cần thiết đối với nhân viên xã hội. Để thiết lập được
một mối quan hệ giao hảo, cần có thời gian và kiên nhẫn. Cần phải trực tiếp đến những
trung tâm hoặc thường xuyên tiếp cận cũng như tìm hiểu tư liệu hay quan sát những hành
vi và cuộc sống đời thường của họ và thể hiện sự quan tâm của mình.
Thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận hoặc hứa: Không có gì hủy hoại một mối
quan hệ cho bằng việc nuốt lời và thất hứa. Chúng ta phải luôn giữ đúng lời hứa của mình
để có thể xây dựng được lòng tin của những nhóm người yếu thế.
Tạo bầu không khí thoải mái bằng một số hình thức khuyến khích, động viên : Các
hình thức khuyến khích, động viên có thể được phát triển dựa vào tình hình thực tiễn của
NKT. Những biện pháp khuyến khích, động viên dưới hình thức như tặng thực phẩm,
vitamin, hay vật lưu niệm cũng có tác dụng xây dựng mối quan hệ bền vững. Mời thân
chủ tham gia vào các hoạt động giao tiếp bên ngoài để tạo môi trường giúp họ có thể trò
chuyện cởi mở về những vấn đề của bản thân.
Làm việc vào thời gian và địa điểm phù hợp với thân chủ: Xây dựng mối quan hệ
với NKT là việc làm việc dựa trên thời gian biểu của họ và tiếp xúc với họ vào thời gian
và địa điểm phù hợp với họ.
Đảm bảo tính bảo mật : Cần giữ kín tất cả các thông tin, kể cả hình ảnh, có thể ám

chỉ đến một cá nhân. Không chia sẻ những thông tin này với các cá nhân hoặc tổ chức
không làm việc trực tiếp với các vấn đề liên quan đến bệnh tật hay khiếm khuyết khi chưa
được sự đồng ý của thân chủ. Bảo mật là một nguyên tắc đạo đức quan trọng trong công
tác xã hội chuyên nghiệp.
Tôn trọng và thể hiện tính chuyên nghiệp : Trò chuyện với thân chủ về quan điểm,
khiếm khuyết của họ giúp ta hiểu được những điểm yếu, nhưng đồng thời cũng gợi nỗi
đau cho những người liên quan. Chúng ta cần thừa nhận và tôn trọng nỗi đau này. Có rất
nhiều NKT khi khiếm khuyết ở điểm này nhưng họ lại rất tài năng ở những lĩnh vực khác.
Chúng ta cũng cần giúp họ phát huy tài năng đó. Việc công nhận điểm mạnh của NKT
giúp củng cố niềm tin rằng bản thân họ là những người có ích và thắt chặt thêm mối quan
hệ. Khi thân chủ được đối xử tôn trọng và được coi như “Người nghị lực” họ sẽ cởi mở
hơn trong việc cung cấp những thông tin về môi trường và yếu tố xã hội tác động lên đời
họ.


Cần thực sự chú ý : Đừng để mình bị phân tâm bởi những việc khác khi đang trò
chuyện với người khuyết tật. Nhìn vào mắt họ để thể hiện chúng ta đang lắng nghe họ
nói (trừ người khiếm khuyết về thị giác). Cần lắng nghe những câu chuyện riêng tư của
họ với thái độ tôn trọng. Chú ý việc sử dụng ngôn từ (không dùng các từ tạo ra sự kỳ thị
như thằng mù, con què, đứa câm…).Khi đưa đồ thì cần đưa tận tay cho họ. Tránh sự im
lặng quá lâu. Trò chuyện chứ không phải đặt câu hỏi.
Ứng xử lịch sự và trao tặng lời khen: Đối với mọi con người nói chung, và nhất là
những người thuộc nhóm yếu thế, những phép ứng xử lịch sự cơ bản và những lời động
viên khen ngợi sẽ giúp cảm nhận về tính nhân đạo và tình bằng hữu. Hãy thừa nhận với
họ nếu bạn học tập được một điểm mới qua cuộc trò chuyện với họ. Đây là một việc rất
đáng làm. Bạn có thể khen ngợi một thay đổi dù rất nhỏ trong họ. Hãy thành thật và cởi
mở. Thành thật và làm rõ động cơ là điều kiện thiết yếu để hình thành một mối quan hệ.
Bạn sẽ làm mất lòng tin của mọi người nếu nói điều mình không tin nhưng vẫn nói ra vì
biết người khác muốn nghe về điều đó. Thân chủ sẽ tôn trọng quyết định của bạn nếu bạn
đưa ra những giới hạn rõ ràng, kiên quyết trong mối quan hệ.

Dành nhiều thời gian lắng nghe; thể hiện sự thấu hiểu tâm trạng và cảm xúc của
thân chủ. Bạn cần thể hiện cho họ thấy rằng mình sẵn sàng lắng nghe tâm trạng của họ
trong tinh thần không phán xét. Bằng cách quan tâm và hiểu tâm trạng, cảm xúc của thân
chủ , bạn đang thể hiện sự thấu cảm và phẩm chất của một tư vấn viên tốt.
7. Kỹ năng trong hỗ trợ NKT
Kỹ năng biện hộ:Người KT yếu thế, thiếu kiến thức và hạn chế hiểu biết về quyền
của mình. Do thiếu sự tham gia trong các hoạt động cộng đồng, người KT ít hoặc không
biết được những chương trình đang thực hiện tại địa phương, vì thế họ mất đi cơ hội tham
gia và càng thiệt thòi. Xuất phát từ việc thiếu hiểu biết, hạn chế năng lực để bảo vệ quyền
của chính mình, người KT cần được tăng thêm hiểu biết về quyền của bản thân và có kỹ
năng để biện hộ cho chính mình. Công tác xã hội là phương pháp tiếp cận dựa trên quyền.
Nhân viên xã hội do vậy cần trợ giúp người KT biện hộ, có khả năng biện hộ nhằm dành
lại những quyền đáng được hưởng. Biện hộ cũng có nghĩa là thực hiện các hoạt động tác
động vào những cá nhân, cơ quan các bên có liên quan tới cung cấp dịch vụ, những người
có ảnh hưởng trong việc ra quyết định cải thiện, bổ sung các chính sách hỗ trợ các nhóm
thiệt thòi.


Kỹ năng tuyên truyền, vận động : Tuyên truyền là các hoạt động tác động cá nhân,
cộng đồng hay toàn xã hội nhằm tăng cường những hành vi tích cực để đạt được các mục
tiêu đề ra và tạo môi trường ủng hộ để mọi người có đủ năng lực thực hiện và duy trì bền
vững các hành vi có lợi. Cung cấp các thông tin về chính sách, khoa học kỹ thuật; Tạo cơ
hội cho người KT tăng cường trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng trong sản
xuất, kinh doanh cũng như trong cuộc sống; Thúc đẩy người KT tăng cường khả năng
liên kết trong làm ăn và cuộc sống; Hỗ trợ / ủng hộ, định hướng người KT tiếp cận thông
tin phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH cũng thực hiện kỹ năng vận động
tuyên truyền với cộng đồng nhằm tăng cường sự đoàn kết trong các cá nhân và tổ chức
trong cộng đồng; đảm bảo sự ổn định để phát triển kinh tế, xã hội; Nhận biết và trao
quyền / tạo cơ hội cho các nhóm dễ bị tổn thương trong cộng đồng; Nâng cao sự công
bằng và bình đẳng trong các hoạt động phát triển xã hội, nhất là tạo cơ hội cho người KT

nâng cao thu nhập và tham gia vào các hoạt động xã hội; Huy động sự tham gia của các
tổ chức xã hội, doanh nghiệp và xã hội trong việc đóng góp nguồn lực vật chất cũng như
phát triển các chính sách bảo vệ quyền của người KT và các nhóm dễ bị tổn thương.
Kỹ năng tham vấn : Tham vấn hỗ trợ tâm lý nhằm giúp thân chủ có cơ hội chia sẻ cảm
xúc, tâm tư, tìm hiểu khám phá về bản thân mình với những điểm mạnh, điểm hạn chế,
những nguồn lực có thể tham gia vào giải quyết vấn đề của thân chủ, qua đó họ có những
quyết định về giải pháp cho vấn đề của mình một cách hiệu quả nhất. Hỗ trợ tâm lý hiệu
quả yêu cầu khả năng lắng nghe chia sẻ, thúc đẩy sự tham gia khám phá bản thân của
thân chủ, sự tương tác tích cực và hợp tác giữa thân chủ và nhà tham vấn được coi trọng.
Do vậy, yêu cầu NVXH cần có các kỹ năng thúc đẩy như lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi,
và thấu cảm…
8. Mô hình sinh kế cho NKT
Từ năm 2008, mô hình Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật được Bộ Lao độngThương binh và xã hội giao cho Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam thực
hiện. Xác định đây là một trong những hướng trợ giúp NKT thoát nghèo hiệu quả và bền
vững, Trung ương Hội đã không ngừng vận động, tài trợ, xây dựng và triển khai thêm các
Dự án Hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật, trẻ mồ côi tại nhiều địa phương trong cả nước.
Đối với NKT, việc tham gia lao động không chỉ tạo nguồn thu nhập, nuôi sống bản
thân mà qua đó, họ sẽ tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, là cơ hội để khẳng định giá trị


của bản thân và hòa nhập cùng cộng đồng. Mô hình sinh kế được thiết kế qua các dự án,
chương trình “Mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT”, các dự án thực hiện mô hình này đã
đem lại nhiều kết quả đáng ghi nhận với những phương châm hành động “Dự án nhỏ,
hiệu quả lớn” đã giúp nhiều gia đình có NKT thoát nghèo và thoát nghèo bền vững.
Mô hình này tập trung cho người khuyết tật đang sống trong những gia đình có
hoàn cảnh khó khăn, chưa thể tự tìm ra lối thoát do thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, thiếu
phương pháp làm ăn để thoát nghèo bền vững, thông qua các hoạt động thiết thực phù
hợp với tình trạng khuyết tật của NKT như được vay vốn, được dạy nghề, tạo việc làm
mà còn được hướng dẫn các kỹ thuật chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình... Quan trọng
hơn, mô hình này từng bước tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động

của những người xung quanh đối với người khuyết tật, từ đó giúp họ tự tin hơn, vươn lên
hòa nhập cộng đồng.
II. Thực trạng triển khai mô hình sinh kế cho NKT tại tỉnh Hải Dương
1. Giới thiệu về tỉnh Hải Dương
Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm Đồng bằng sông Hồng, thuộc tam giác kinh tế
trọng điểm phía Bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tiếp giáp với các tỉnh Bắc Ninh,
Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Bình, Hưng Yên và thành phố cảng Hải Phòng.
Tỉnh Hải Dương bao gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã với dân số khoảng
1,8 triệu người, trong đó trên 60% trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số cao (khoảng
84,5%) sống ở khu vực nông thông và chủ yếu là làm nghề nông. Đây sẽ là nguồn cung
lao động rất quan trọng và dồi dào cho các dự án đầu tư.
Trong năm 2014, mặc dù vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức nhưng
với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo Tỉnh và chính quyền địa phương, mức tăng trưởng
kinh tế của tỉnh vẫn tăng hơn so với năm trước. Tổng sản phẩm địa phương dự kiến đạt
46.397 tỷ đồng, tăng 7,1% so với năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng dự
kiến đạt 78.566 tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm trước. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy
sản dự kiến đạt 15.584 tỷ đồng, tăng 0,1% so với năm trước.
Hải Dương là một trong những khu vực văn hóa tâm linh của cả nước. Hải Dương
có 1.098 khu di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích quốc gia và nhiều khu di tích khác đã
được xếp hạng đặc biệt quốc gia đó là khu Côn Sơn, Kiếp Bạc… Một số điểm du lịch đẹp
và nổi tiếng là Côn Sơn - Kiếp Bạc, động Kính Chủ, đền cao An Phụ, gốm sứ Chu Đậu -


Mỹ Xá, đảo cò Chi Lăng Nam ...
Là một tỉnh phát triển, song tỉnh Hải Dương cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề
trong đó có vấn đề hỗ trợ sinh kế cho NKT
2. Hiện trạng NKT trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tổng số NKT trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 26.156 người, chiếm tỷ lệ 1,6% dân
số toàn tỉnh. Qua điều tra cho thấy tỷ lệ NKT huyện Chí Linh cao nhất là 3.638 người
(chiếm 2,5%) dân số của huyện và thấp nhất là TP Hải Dương 923 người (0,7%), còn lại

Nam Sách là 1.785 (1,3%), Thanh Hà 2.319 người (1,4%), Ninh Giang 1.402 người
(1,%), Thanh Miện 1.916 người (1,5%), Kim Thành 1.823 người (1,5%), Tứ Kỳ 3.108
người (1,9%), Gia Lộc 3.258 người (2,2%), Cẩm Giàng 1.718 người (1,4%), Bình Giang
1.966 người (1,9%), Kinh Môn 2.291 người (1,4%).Theo số liệu thống kê năm 2011 của
các huyện, thị xã, thành phố, toàn tỉnh có 43.055 người khuyết tật trong đó nam có
27.631 người (64,17%), nữ có 15.424 người (35,83%). Trong đó có 6.356 là trẻ em,
24.451 người trong độ tuổi lao động, 12.248 người từ 60 tuổi trở lên.
Phân tích về dạng tật: khuyết tật vận động có 12.234 người; khuyết tật nghe, nói có
2.394 người; khuyết tật nhìn có 3.544 người; khuyết tật thần kinh, tâm thần có 6.721
người; khuyết tật trí tuệ có 4.269 người; khuyết tật khác có 13.893 người. Có 2.535 người
có việc làm, 17.304 người có khả năng làm việc nhà, công việc nhẹ, 23.216 không có khả
năng làm việc và không có việc làm.
Về chế độ đang hưởng: có 1.630 người đang hưởng lương, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
7.911 người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công; 19.685 người hưởng trợ cấp xã hội
hàng tháng tại cộng đồng, 13.829 người không hưởng chế độ; 15.423 người chưa có thẻ
bảo hiểm y tế; 10.129 người khuyết tật thuộc diện hộ nghèo và khó khăn về kinh tế.
Phân bố theo nhóm tuổi: NKT ở độ tuổi lao động từ 16 - 40 tuổi là cao nhất, 8.560
người, chiếm 32,7% tổng số NKT. NKT ở nhóm tuổi từ 1 - 5 tuổi là thấp nhất, 487 người,
chiếm 1,9%, chủ yếu dị tật bẩm sinh.
Phân bố theo giới: Nam 11.212 người chiếm 42,9%, nữ 14.944 người chiếm 57,1%
Phân bố theo nghề nghiệp: NKT không có khả năng lao động 1.5.456 người, chiếm
58,1% tổng số NKT. NKT chủ yếu ở nông thôn làm ruộng 7.234 người, chiếm 27,7%.
Phân loại người tàn tật theo từng nhóm tàn tật: NKT về vận động cao nhất 7.413
người, chiếm 28,3%. NKT về mất cảm giác là thấp nhất 228 người, chiếm 0,9%.


Phân bố mức độ tàn tật của NKT: Mức độ 0 là 10.830 người, chiếm tỷ lệ 41,4%
tổng số NKT. Mức độ 1 là 9.480 người, chiếm tỷ lệ 36,2%. Mức độ 2 là 5.846 người,
chiếm tỷ lệ 22,4%.
Phân loại mức độ tàn tật theo nhóm: Nhóm khó khăn vận động cao nhất 7.413

người. Nhóm mất cảm gián có số người thấp nhất là 228 người. Mức độ tàn tật của nhóm
khó khăn vận động chủ yếu ở mức độ 2 (40,5%) và mức độ 1 (31,9%). Mức độ mất cảm
giác lại chủ yếu ở mức độ 0 và 1: 41,7% và 36,8%.
Phân loại theo nhóm khó khăn vận động:Trong nhóm khó khăn vận động chủ yếu là
liệt 1 chi dưới 1.853 người, chiếm 25%, tiếp đến là bại não 1.642 người, chiếm 22,2%.
Người cụt 2 chi trên thấp nhất 45 người chiếm 0,6%.
Phân loại nhóm khó khăn vận động theo nguyên nhân: Người có khó khăn vận
động nguyên nhân chủ yếu là di chứng bệnh tật và chưa rõ nguyên nhân 5.517 người,
chiếm 60,9%. Người khó khăn vận động do nguyên nhân bẩm sinh 1.920, chiếm 25,9%.
Người khó khăn vận động do tai nạn đứng thứ 3 là 651 người, chiếm 8,8%. Người khó
khăn vận động do bị thương chỉ có 325 người, chiếm 4,4%.
Phân loại nhóm khó khăn vận động theo mức độ: Người khó khăn vận động do liệt
1 chi dưới chủ yếu ở mức độ 0 (50%) và mức độ 2 (31,7%). Người ở mức độ 1 chỉ có
18,3%. Người khó khăn vận động do bại não chủ yếu ở mức độ 2 (51%) và mức độ 1
(41,8%), ở mức độ 0 chỉ có 7,2%. Nhìn chung trong nhóm khó khăn vận động chủ yếu ở
hai mức độ là: 2 và 1.
Người khuyết gặp khó khăn về nhiều mặt trong đó có học tập, việc làm, hôn nhân,
kỳ thị...Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quả của
nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn.Gia đình NKT chủ yếu có thu nhập
thấp dưới 80.000 đồng/người/tháng (chiếm 63,1%). Rất ít NKT có thu nhập khá trên
150.000 đồng/người/tháng (chiếm 8%). Cuộc sống của NKT phụ thuộc hoàn toàn và
không hoàn toàn chiếm 75%, chỉ có 25% NKTcó cuộc sống tự lập.
3.Hoạt động triển khai mô hình sinh kế cho NKT tại tỉnh Hải Dương
3.1 Mô hình dạy nghề, tạo việc làm
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động (năm 2011) đến nay, Hội Bảo trợ người
khuyết tật (NKT) và trẻ em mồ côi tỉnh Hải Dương đã có nhiều hoạt động thiết thực
nhằm bảo trợ, chăm sóc NKT . Đặc biệt, các cấp hội đã triển khai nhiều mô hình tạo việc


làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, giúp NKT sống lạc quan, từng bước hòa

nhập cộng đồng.
Trước thực trạng trên, Tỉnh Hải Dương đã xây dựng và trình UBND cấp tỉnh phê
duyệt mức chi phí đào tạo cho từng nghề trong danh mục nghề đào tạo phù hợp với
chương trình đào tạo, thời gian đào tạo; đặc thù của người khuyết tật và điều kiện thực tế
của địa phương với mức tối đa 6.000.000đ/người/khóa học; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên dạy nghề và tư vấn việc làm cho người khuyết tật; Tư vấn học nghề, việc làm
theo khả năng của người khuyết tật;Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm phù hợp cho người
khuyết tật. Kinh phí dạy nghề cho người khuyết tật được bố trí trong chương trình mục
tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề với mức hỗ trợ tối thiểu; Đánh giá và tài liệu hóa
kết quả thực hiện mô hình hỗ trợ sinh kế người khuyết tật và triển khai nhân rộng ra các
địa bàn khác; Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở dạy nghề cho NKT và
tạo điều kiện thuận lợi cho NKT có nhu cầu được học nghề phù hợp; Thực hiện các chính
sách ưu đãi hỗ trợ các cơ sở dạy nghề, các doanh nghiệp dạy nghề, các cơ sở sản xuất
dành riêng cho NKT để đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho NKT.
Tỉnh

Hải

Dương đang hỗ
trợ dạy nghề, tạo
việc làm, chăm
sóc sức khoẻ,
cấp xe lăn, máy
trợ thính… để
giúp
43.000

đỡ

trên

người

khuyết tật, nhất là 3.400 người khuyết tật ở độ tuổi từ 10 đến 29 tuổi trên địa bàn phục
hồi chức năng, hoà nhập cộng đồng. Mái trường nuôi dưỡng ước mơ Những năm trước,
khi sức ép về lao động việc làm đang còn đè nặng, người bình thường có sức khỏe tốt
muốn kiếm việc làm không phải là chuyện dễ. Vì vậy, mong ước có được việc làm để tự
nuôi sống bản thân của NKT như những giấc mơ xa vời. Trong bối cảnh đó, Trung tâm
Bảo trợ xã hội (BTXH) Hải Dương trở thành một điểm sáng của tỉnh về công tác dạy chữ,


dạy nghề, giới thiệu việc làm cho NKT. Phó Giám đốc Trung tâm BTXH Hải Dương
Nguyễn Thị Oanh cho biết: Mỗi năm, trung tâm tiếp nhận khoảng 50 trẻ khiếm thính
(câm, điếc) từ sáu đến tám tuổi. Khi mới vào trung tâm, các em sống khép nép và rất mặc
cảm, tự ti. Để các em hòa nhập được với cộng đồng, khi trưởng thành có việc làm, cán
bộ, giảng viên của trung tâm phải rất tâm huyết trong việc nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy ngôn
ngữ ký hiệu và dạy kỹ năng sống cho các em. Học hết chương trình tiểu học, các em
được chuyển sang học nghề phù hợp trước khi bước vào cuộc sống tự lập. Hiện nay, gần
250 trẻ khiếm thính từ bảy đến 16 tuổi đang được trung tâm nuôi dưỡng. Bằng ngôn ngữ
ký hiệu và qua ánh mắt, cử chỉ, ở các em toát lên sự hồn nhiên và sự tự tin hướng tới
những điều tốt đẹp của cuộc sống.
Năm 2010, trung tâm mở 10 khóa học nghề, cấp chứng chỉ cho 436 NKT, trong đó
có gần 200 em được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc. Nhiều em đã tự mở cửa
hàng, cửa hiệu và sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Cùng với Trung tâm BTXH Hải
Dương, cán bộ, nhân viên của Trung tâm giới thiệu việc làm (Liên đoàn Lao động tỉnh)
cũng đã dành nhiều tâm huyết cho các chương trình đào tạo nghề giới thiệu việc làm cho
NKT. Từ năm 2003 đến nay, trung tâm đã đào tạo nghề cho 350 NKT, giới thiệu hơn 200
người vào làm việc tại các doanh nghiệp. Trung tâm giới thiệu việc làm 8-3 (Hội LHPN
tỉnh) cũng đã đào tạo nghề cho hơn 300 NKT phần lớn là các bé gái, phụ nữ nông thôn.
Sau khi hoàn thành các khóa dạy nghề, trung tâm tạo việc làm ổn định cho chị em bằng
cách gắn việc làm của NKT với các cơ sở sản xuất đã từng tham gia chương trình dạy

nghề cho nông dân và chương trình dạy nghề cho phụ nữ. Điểm đến của người khuyết tật
Công ty mỹ nghệ Hồng Ngọc (Chí Linh) thành lập năm 1996 với mục đích thu nhận trẻ
em khuyết tật vào dạy nghề và tạo việc làm phù hợp. Công ty đang tạo việc làm cho gần
400 lao động là NKT và thương binh. Các nghề chính ở công ty là may, thêu, chạm khắc
đá, kim hoàn, sơn mài... NKT làm việc ở công ty được hỗ trợ tiền ăn, chỗ nghỉ, có thu
nhập ổn định, bình quân hơn hai triệu đồng/tháng/người.
3.2 Mô hình chăn nuôi bò
Bên cạnh hoạt động tạo việc làm cho NKT là hoạt động xây dựng mô hình sinh kế cho
NKT.


Được vay vốn nuôi bò sinh sản, kinh tế gia đình anh Đặng Quang
Ninh đã bớt khó khăn.
Tìm hiểu việc hỗ trợ sinh kế cho NKT ở Hải Dương, tâm đắc nhất là Dự án tạo cơ
hội thoát nghèo cho NKT thông qua nuôi bò sinh sản. Được triển khai cuối tháng 8-2008,
tuy vậy, xét trên tình hình thực tế của địa phương, việc hỗ trợ dạy nghề, cung cấp cây con
giống không đạt hiệu quả, lãnh đạo địa phương đã tham mưu lên Trung ương Hội, Cục
bảo trợ xã hội chuyển sang mô hình “Hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản”.Với phương thức
"nhà nước và nhân dân cùng làm", mỗi gia đình tham gia dự án được hỗ trợ 6 triệu đồng
để mua bò giống. Gia đình nào có điều kiện huy động thêm từ các nguồn vốn khác để
mua con giống tốt hơn sẽ được giúp đỡ. Việc làm này khuyến khích các gia đình, người
thân NKT có trách nhiệm tham gia cùng Nhà nước, cộng đồng giúp đỡ, tương trợ giúp
đối tượng vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng, không ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ của Nhà
nước.Sau khi lựa chọn đối tượng và nhận được bản cam kết của người khuyết tật và gia
đình NKT, UBND xã đã mời các cán bộ kỹ thuật của trung tâm khuyến nông huyện tới
hướng dẫn kiến thức chăn nuôi bò sinh sản cho những người tham gia chương trình dự
án. Tất cả các con bò giống được mua về đều được cán bộ thú y của xã kiểm tra, bấm tai
đeo số. NKT và gia đình của họ chỉ được thanh toán khoản tiền hỗ trợ sau khi đã có sự
xác nhận của cán bộ thú y xã về chất lượng con giống, tiêu chuẩn chuồng trại...



Theo đó, Tỉnh hội cho gia đình NKT nghèo vay 6 triệu đồng không lãi trong 3 năm
để mua bò giống và nuôi bò sinh sản. Sau 3 năm, nếu thoát nghèo thì vốn được luân
chuyển cho hộ khác. Quá trình thực hiện dự án, các cấp hội phối hợp với ngành nông
nghiệp tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản cho các đối tượng thụ hưởng,
đồng thời có biện pháp quản lý vốn chặt chẽ. Đến nay, đã có 353 gia đình NKT nghèo
được vay vốn. Mặc dù chưa hết chu kỳ 3 năm nhưng đã có 5 hộ gia đình NKT thoát
nghèo. Nói về hiệu quả của dự án, anh Đặng Quang Ninh huyện Nam Sách một NKT
được vay vốn nuôi bò sinh sản, chia sẻ: “Nuôi bò sinh sản vừa cho sức kéo, cho phân bón
lúa, vừa có bê con để bán, trang trải cuộc sống gia đình”.

Ông Bùi Quang Phong,
65 tuổi, ở huyện Chí
Linh bị khuyết tật bẩm
sinh, gia đình thuộc diện
nghèo trong xã. Ðầu năm
2012, ông được hỗ trợ
sáu triệu đồng, cộng số
tiền vay thêm của sáu
người con, mỗi người
một triệu đồng, ông mua
một con bò cái giống về chăn nuôi. Do chăm sóc tốt, chỉ sau một năm, bò mẹ đã sinh bê
con. Ông Phong bán con bê đủ tiền trả nợ và mua sắm một số đồ dùng trong nhà. Ông
Phong nói: "Trước kia do đông con, lại nghèo, vợ chồng tôi chỉ nuôi vài con gà, con vịt
nên cuộc sống rất khó khăn. Từ khi được vay vốn nuôi bò, được cán bộ Hội Bảo trợ NTT,
TMC, cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cách chăm sóc, phòng,
chống bệnh tật cho bò, cuộc sống gia đình tôi đã khá hơn trước. Vừa qua, con bò cái của
tôi được chọn trong số bò của 12 gia đình tiêu biểu của huyện tham dự hội thi "NKT chăn
nuôi bò sinh sản giỏi lần thứ nhất", tôi vui lắm".
Hiện, con bò cái của ông Phong đang mang thai, ông hy vọng lứa tới, vợ chồng ông

có thêm tiền để tu sửa lại nhà cửa và dưỡng già.Ðoạt giải nhì cuộc thi "NKT chăn nuôi bò
sinh sản giỏi", Phạm Thị Phương, cô gái bị nhiễm chất độc da cam ở huyện Ninh Giang


bộc bạch: "Gia đình em có ba anh chị em, đều bị nhiễm chất độc da cam, do bố em đã
tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở các chiến trường Tây Ninh, Cam-pu-chia. Mẹ em
cũng là một bệnh binh, nên cuộc sống rất khó khăn, dù đã được chính quyền, đoàn thể
quan tâm. Nhưng từ khi được nhận hỗ trợ vốn của hội, cuộc sống đã khá hơn. Những vật
dụng như vô tuyến, tủ lạnh đều do gia đình em nuôi bò, chim bồ câu, gà mà có".Phương
là con cả trong gia đình, bản thân bị mất tay phải, xương quai xanh phải gồ lên. Còn hai
em, mỗi người lại có những khiếm khuyết riêng. Nhớ lời bố dặn trước lúc qua đời: "Là
con lớn trong gia đình, con phải biết tự đứng lên, đừng làm cây "tầm gửi", để giúp mẹ,
giúp các em", Phương đã cố gắng học tập và thi đỗ Ðại học Văn hóa (Hà Nội). Hiện
Phương công tác tại Thư viện huyện Ninh Giang. Sau khi nhận hỗ trợ vốn của Hội Bảo
trợ NTT, TMC tỉnh cùng với số tiền gia đình hiện có, Phương vay thêm năm triệu đồng từ
họ hàng mua được con bò cái đang có mang, trị giá 17 triệu đồng. Hiện Phương đã xuất
chuồng hai lứa bê con, đủ tiền trả nợ, số còn lại Phương tu sửa chuồng trại, nuôi 400 con
bồ câu giống và thịt, 300 gà mái đẻ. Mấy tháng nữa, con bò mẹ lại sinh bê con, Phương
sẽ lại có tiền tu sửa nhà, giúp các em.
3.3 Mô hình hợp tác xã
Song song với việc xây dựng mô hình hỗ trợ vốn chăn nuôi bò sinh sản cho các hộ
gia đình có NKT, Tỉnh Hội đã trực tiếp chỉ đạo thành lập các HTX dạy nghề, đào tạo việc
làm cho NKT theo hướng cầm tay chỉ việc nhằm vừa dạy nghề, truyền nghề, gắn với tạo
việc làm có thu nhập để cải thiện cuộc sống.
Sau một thời gian chuẩn bị, với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của các hội
viên Hội người mù, Hội Bảo trợ NTT và TEMC huyện, sự giúp đỡ của Huyện ủy –
HĐND – UBND huyện Chí Linh, HTX Người khuyết tật huyện Chí Linh được thành lập
gồm 30 thành viên là các hội viên Hội người mù huyện và người khuyết tật trên địa bàn.
HTX Người khuyết tật được thành lập nhằm hỗ trợ việc làm, tạo thu nhập, góp phần ổn
định cuộc sống cho người khuyết tật của địa phương. Đồng thời tạo môi trường giúp

người khuyết tật được giao lưu, chia sẻ, động viên nhau vươn lên trong cuộc sống, hòa
nhập cộng đồng. HTX Người khuyết tật huyện Chí Linh hoạt động theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi, hợp tác và phát triển. Trong đó các
thành viên trong HTX tự nguyện góp vốn, góp sức, phát huy sức mạnh tập thể, cùng nhau
vượt lên số phận, với phương châm “tàn nhưng không phế” thực hiện có hiệu quả các


hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng như tăm tre, chổi chít, đũa ăn, đồng phục
học sinh, đệm lau sàn… Bước đầu, HTX sẽ cung ứng ra thị trường các sản phẩm như tăm
tre, chổi chít, là những sản truyền thống do người khuyết tật của địa phương làm ra.


Để hợp tác xã đi vào hoạt động có hiệu quả Ban chủ nhiệm HTX và các thành viên
sẽ chú trọng phát triển các ngành nghề của HTX, thúc đẩy HTX phát triển theo chiều sâu,
thích ứng với cơ chế thị trường, tăng sức cạnh tranh, tạo thương hiệu cho sản phẩm của
HTX. Tự lực, tự cường, đoàn kết trong sản xuất - kinh doanh, thông qua con đường nhân
đạo tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để tạo việc làm cho người khuyết tật,
giúp các thành viên HTX và gia đình nâng cao đời sống cả về vật chất và tinh thần, hòa
nhập cộng đồng từ đó tạo động lực thúc đẩy HTX phát triển bền vững.
Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho NKT thông qua các đơn vị, tổ chức như: HTX
May mặc người khuyết tật Gia Lộc, HTX Tình thương Cẩm Giàng, HTX Khuyết tật tình
thương Kinh Môn… Việc triển khai thực hiện hỗ trợ sinh kế trợ giúp cho NKT thuộc hộ
nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh đã phát huy nội lực của hộ gia đình NKT, góp
phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện một số tiêu chí xây dựng
NTM ở các địa phương.
Là một trong những cơ sở hoạt động vì NKT, những năm qua, HTX May mặc
người khuyết tật Gia Lộc là địa chỉ tin cậy, tạo việc làm ổn định cho NKT, thân nhân
NKT, giúp họ tự tin vươn lên ổn định cuộc sống.
Năm 2012, HTX được thành lập và đi vào hoạt động, chủ yếu may đồng phục học sinh.
Khó có thể kể hết những gian nan vất vả buổi ban đầu trong việc tìm kiếm và vận động

chị em theo học nghề, khi nhiều người khuyết tật chưa vượt qua được những mặc cảm
của bản thân trong cuộc sống hàng ngày. Vào thời điểm ấy, HTX chỉ có 6 thành viên,
trang thiết bị thô sơ, hạn chế. Để mở rộng thị trường, chị Trần Thị Hoàn, Giám đốc HTX
May mặc người khuyết tật phải lặn lội đến các trường học trong huyện thuyết phục Ban
Giám hiệu để được nhận những đơn hàng.Sau thời gian nỗ lực gây dựng, đến nay, HTX
phát triển ổn định với nhiều thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất trị giá hàng trăm
triệu đồng, mỗi năm xuất xưởng hàng nghìn sản phẩm. Doanh thu đạt khoảng 1 tỷ
đồng/năm; tạo việc làm cho 15 lao động, chủ yếu là chị em có hoàn cảnh khó khăn và
NKT. HTX còn tạo điều kiện cho các chị em đi lại khó khăn mượn máy may, nhận hàng
về làm tại nhà với mức thu nhập trung bình 3 triệu đồng/người/tháng.
3.4 Mô hình CLB Người khuyết tật
Đối với những người khuyết tật, việc tham gia lao động không chỉ tạo ra nguồn thu
nhập nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội mà qua đó họ còn tìm thấy


niềm vui trong cuộc sống và tự tin hòa nhập với cộng đồng. Sau gần 4 năm đi vào hoạt
động, Câu lạc bộ Người Khuyết tật (CLB NKT) tỉnh Hải Dương không chỉ đã thực sự trở
thành ngôi nhà chung của những người khuyết tật trên địa bàn, mà còn khẳng định được
vai trò trong việc hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm ổn định cho các thành viên.
Thời gian qua, CLB đã có nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên tiếp cận và
học một số nghề phù hợp với điều kiện và sức khỏe của bản thân như: Nghề làm chổi
chít, tầm quất, tăm tre, may mặc… Được học nghề và có việc làm ổn định, từ đó nâng cao
thu nhập trong cuộc sống đã giúp cho các thành viên trong CLB vơi bớt đi những mặc
cảm về bệnh tật. Giờ đây, 50 thành viên trong CLB đã có nghề và việc làm ổn định, một
số thành viên có tay nghề cứng mạnh dạn đứng ra mở các cơ sở làm nghề như: Tầm quất,
chổi chít, tăm tre… Tiêu biểu trong số đó có em Văn Đăng Cường. Mặc dù ngay từ khi
sinh ra, Cường chỉ có một bên tay, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của em gặp rất nhiều
khó khăn, tuy nhiên không vì thế nản lòng, em đã cố gắng học tập và tốt nghiệp ngành
Dược tại trường Trung cấp Dược Phú Thọ. Cuộc sống tưởng cứ êm đềm trôi đi, sau khi
tốt nghiệp, chuẩn bị đi làm thì căn bệnh đục tủy tinh thể đã cướp đi nguồn sáng của em.

Qua lời giới thiệu, Cường đã tìm đến CLB NKT Hải Dương và xin tham gia sinh hoạt tại
CLB. Tại đây, Cường được CLB giới thiệu học nghề làm chổi chít, khi học nghề xong,
Cường cùng một số thành viên trong CLB mở cơ sở làm chổi chít tại gia đình và Cường
là người trực tiếp quản lý. Hiện tại cơ sở làm chổi chít của Văn Đăng Cường đang tạo
công ăn, việc làm ổn định cho 4 lao động với mức thu nhập trung bình từ 1-2 triệu
đồng/người/tháng.
Cùng chung cảnh ngộ như Văn Đăng Cường, chị Nguyễn Thị Lay, mồ côi cha từ
khi mới lên 7 tuổi, không may mắn như bạn bè cùng trang lứa, căn bệnh bại liệt đã khiến
đôi chân chị không thể đi lại được. Năm 2012, chị gia nhập CLB NKT Hải Dương và
được CLB giúp đỡ, tặng cho 1 chiếc xe lăn và giới thiệu tham gia tổ chức bán hàng nhân
đạo từ thiện. Đến nay, chị đã có một cuộc sống ổn định, có thu nhập để nuôi sống bản
thân và người mẹ già, hai mẹ con thoát khỏi nghèo khó. Không chỉ tự mình cố gắng vươn
lên trong cuộc sống, chị còn giúp đỡ nhiều thành viên khác trong CLB vượt qua bệnh tật,
phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Sau khi tham gia CLB và được ban chủ nhiệm CLB hỗ trợ cho học nghề tầm quất.
Giờ đây, chị Đào Thị Hằng, ở huyện Cẩm Giàng đã tự mình mở được cơ sở tầm quất tại


TP Hải Dương, dạy nghề và tạo việc làm cho em gái là Đào Thị Út cũng bị hỏng hai mắt.
Bình quân mỗi tháng chị Hằng thu nhập khoảng 3 triệu đồng/tháng. Nhờ có CLB NKT
mà hai chị em đã có một công việc ổn định, đem lại nguồn thu cho chính bản thân và gia
đình. Chị Hằng tâm sự: Nếu không có CLB NKT Hải Dương, không có được sự quan tâm
của CLB thì những người có hoàn cảnh kém may mắn như chúng tôi làm sao có được
như ngày hôm nay. Càng biết ơn, tôi càng cố gắng vì gia đình, vì niềm tin CLB đã giành
cho tôi. Tôi tự nhủ với lòng mình, phải sống làm sao cho xứng đáng với lời dạy của Bác
Hồ “Tàn nhưng không phế”.
Ngay từ khi thành lập, Ban chủ nhiệm CLB đã xác định: Chỉ hỗ trợ cho NKT cái
“cần câu” chứ không hỗ trợ “con cá” mới hy vọng họ thoát nghèo. Vì thế từ sự quan tâm
của CLB, sự nỗ lực của bản thân và gia đình NKT, hỗ trợ dạy nghề đã mang lại hiệu quả
thiết thực. Tất cả các thành viên trong CLB NKT sau khi được hỗ trợ dạy nghề, họ đều

làm tốt cái nghề đã được dạy, tạo nguồn thu ổn định cuộc sống.
Từ khi CLB hoạt động đã đem lại tinh thần chia sẻ tình đồng tật giữa các thành viên
với nhau, động viên nhau tự tin yêu cuộc sống, hăng say lao động khẳng định được vị trí
của mình trong Gia Đình và Xã Hội. – Ban chủ nhiệm đã đi đến các nhà chùa mua hương
để tạo việc làm và gây quỹ cho CLB. – CLB đã vận động các thành viên tham gia viết
bài, tuyên truyền với Xã Hội về người khuyết tật, để Xã Hội hiểu thêm và thông cảm sẻ
chia cùng người khuyết tật.
4. Đánh giá hoạt động
4. 1 Hiệu quả
Xác định mục tiêu chỉ hỗ trợ cho NKT “cần câu” chứ không hỗ trợ “con cá” mới hy
vọng họ sẽ thoát nghèo bền vững. Vì thế, cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành,
sự nỗ lực của bản thân và gia đình những NKT, dự án đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Phần lớn NKT được hỗ trợ đều vươn lên làm kinh tế ổn định, tạo nguồn thu cải thiện
cuộc sống. Đây thực sự là một trong những hướng trợ giúp thoát nghèo hiệu quả và bền
vững. Và hơn thế nữa, dự án mô hình sinh kế cho NKT còn góp phần tạo sự chuyển biến
về nhận thức của những người xung quanh trong việc giúp đỡ, động viên NKT, từ đó tình
yêu thương NKT trong xã hội cũng được cải thiện hơn.Nếu tặng NKT một khoản tiền thì
chỉ có thể giải quyết nhu cầu trước mắt cho họ. Giúp họ có công việc phù hợp với khả
năng sẽ là “chìa khóa” giải quyết vấn đề việc làm, đồng thời tạo nguồn sinh kế bền vững,


lâu dài.
Dự án sinh kế hỗ trợ người khuyết tật đã đem lại hiệu quả thiết thực cho các đối
tượng ở nhiều lĩnh vực từ đầu tư phát triển kinh tế, các công trình phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày, đến các tiện ích, tiếp cận với các dịch vụ công cộng. Nội dung Dự án phù
hợp với người khuyết tật ở nông thôn không chỉ mở ra nhiều cơ hội thoát nghèo, mà còn
giúp người khuyết tật tự tin tái hoà nhập cộng đồng, tạo ra sự chuyển biến trong nhận
thức, hành động của người xung quanh đối với người khuyết tật
Có thể khẳng định, hỗ trợ sinh kế cho NKT là dự án mang tính nhân văn sâu sắc,
đáp ứng được sự mong đợi của NKT nghèo. Mong rằng dự án sẽ tiếp tục được nhân rộng

ở nhiều địa phương, để ngày càng có nhiều NKT vượt lên số phận, xóa bỏ mặc cảm, tự
tin vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Tại các xã tham gia dự án, các cấp hội BTNT tập trung vào những đối tượng có
hoàn cảnh khó khăn, chưa tìm ra lối thoát nghèo do thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn làm ăn
để triển khai các hoạt động, như: Hỗ trợ vốn chăn nuôi bò sinh sản, nuôi lợn thịt, dạy
nghề nón lá, nghề thủ công mỹ nghệ, công trình vệ sinh, nước sạch, trao tặng xe lăn...
Được thụ hưởng dự án, NKT đã chủ động tham gia, không trông chờ hay ỷ lại, vì vậy các
mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế, giúp họ có được việc làm và cuộc sống ổn định.
Được hội họp, giao lưu chia sẻ, được học tập cùng những người đồng cảnh ngộ đã giúp
NKT phấn khởi, vơi đi tư tưởng nặng nề về bệnh tật, tâm lý mặc cảm, tự ti. Sau 5 năm
triển khai dự án, đã có 611 hộ được hỗ trợ về phương tiện, học bổng; hỗ trợ xây dựng
công trình; hỗ trợ khác; hỗ trợ sinh kế với số tiền trên 1,6 tỷ đồng. Từ 203 hộ gia đình có
NKT không có việc làm, phải sống dựa vào gia đình, người thân và tiền trợ cấp xã hội;
sau 5 năm được hỗ trợ sinh kế, đã có 185 hộ NKT thoát nghèo (đạt 92%), chỉ còn lại 18
hộ chưa thoát nghèo (chiếm 8%). Đời sống của NKT được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình
quân đạt 1,2 triệu đồng/người/tháng.
4.2 Khó khăn
Mặc dù trong những năm qua, chính quyền địa phương đã không ngừng quan tâm
tới công tác hỗ trợ mô hình sinh kế cho NKT song số lượng người tham gia còn quá ít, tỷ
lệ tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm.Mặc
khác, phần lớn những người khuyết tật có việc làm không ổn định, làm các công việc tạm
thời, lao động chân tay, làm việc trong các tổ chức cơ sở mang tính nhân đạo, từ thiện.


Rất ít người tìm được việc làm ổn định trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc
các công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ chuyên môn. Vì vậy, thu nhập của NKT cũng
tương đối thấp, không ổn định. Số người khuyết tật còn cao, trình độ NKT còn thấp ,
công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT trên địa bàn còn chưa thường xuyên.
Phần lớn người khuyết tật hiện nay được đào tạo nghề ngắn hạn, đa số làm việc
trong các tổ chức nhân đạo, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Bên cạnh tay nghề, trình

độ văn hóa hạn chế cũng là rào cản khiến họ khó tiếp cận công việc ổn định. Thống kê
cho thấy, chỉ có khoảng 9,4% người khuyết tật học hết bậc THPT. Khó tìm việc, rất nhiều
bạn trẻ dù còn sức lao động song đành ở nhà sống dựa vào gia đình.
Cơ chế, chính sách cho các doanh nghiệp có lao động là người khuyết tật vẫn chưa
thật sự khuyến khích các doanh nghiệp nhận NTK vào làm. Thực tế, rất ít doanh nghiệp
sử dụng lao động là người khuyết tật đạt được tỷ lệ từ 30% trở lên trong tổng số lao động
để được thuộc diện hưởng chính sách, số doanh nghiệp đủ điều kiện hưởng lại gặp nhiều
khó khăn khác khi tiếp cận chính sách, đặc biệt là ưu đãi về tín dụng, về thuế, về mặt
bằng sản xuất kinh doanh… Có không ít doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm
nhưng chờ đợi mãi vẫn không được miễn giảm thuế. Điều này cho thấy, số lượng doanh
nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật tiếp cận được chính sách ưu đãi rất hạn
chế.Các quy định về sử dụng lao động là người khuyết tật là khó thực hiện đối với các
doanh nghiệp vì doanh nghiệp sợ tốn kém chi phí. Đặc biệt quy định người sử dụng lao
động phải thường xuyên chăm sóc sức khỏe lao động là người khuyết tật còn gây ra nhiều
tranh cãi, chưa được các doanh nghiệp hiểu như thế nào là phù hợp.
Bên cạnh đó, việc thực hiện các quy định về cấm sử dụng lao động khuyết tật suy
giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm công
việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm được đánh giá là ưu việt, tuy nhiên những quy định
này cũng hạn chế cơ hội việc làm của người khuyết tật.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan do
xuất phát điểm của tỉnh thấp, điều kiện kinh tế còn khó khăn, vị trí địa lý không thuận
lợi…, nhưng còn có nguyên nhân chủ quan, đó là: một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa
quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác xây dựng mô hình sinh kế
cho NKT; việc huy động nguồn lực cho công tác xây dựng mô hình sinh kế cho NKT còn
khó khăn; chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa


phương để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho NKT; việc huy động vai trò của Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng trong thực hiện công tác hỗ trợ
mô hình sinh kế cho NKT ở một số nơi còn hạn chế; ý thức, trách nhiệm tự vươn lên

thoát nghèo của một bộ phận NKT còn thấp. Từ đó đã ảnh hưởng tới kết quả thực hiện
một số chương trình phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện công tác xây dựng mô hình
sinh kế cho NKT trên địa bàn tỉnh.
III. Đề xuất giải pháp.
Để mô hình sinh kế cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Hải Dương có nhiều
hiệu quả hơn nữa, cần có những giải pháp như sau :

Đào tạo đội ngũ nhân viên cả về kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong dạy
nghề cho NKT. Bên cạnh đó cần cõ phòng tham vấn tâm lý nhằm xóa bỏ
mặc cảm tự ti cho nkt, phòng tư vấn hỗ trợ việc làm , chính sách, pháp luật
cho NKT. Đặc biệt cần phát huy vai trò của CTXH trong hỗ trợ NKT. Tiến
hành đào tạo, thành lập nhiều nhóm cộng tác viên trên toàn địa bàn tỉnh.
Thành lập nhiều mô hình sinh kế cho nkt.
Tổ chức liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng và nhân rộng mô
hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, tạo cơ hội hòa nhập bền vững cho NKT.
Bên cạnh đó, tỉnh, ngành chức năng xem xét có cơ chế ưu đãi như miễn giảm thuế, các
khoản đóng góp khác nhằm khuyến khích doanh nghiệp tiếp nhận lao động khuyết tật.
Cùng với sự trợ giúp của cộng đồng, mỗi NKT cũng không ngừng nỗ lực rèn luyện,
học tập, nâng cao tay nghề, chủ động vươn lên trong cuộc sống.
Huy động nguồn lực của toàn xã hội chăm lo cho công tác hỗ trợ sinh kế cho NKT
theo phương châm: Nhà nước tạo điều kiện về sinh kế, cộng đồng hỗ trợ còn bản thân
người KT tự nỗ lực vươn lên thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cơ chế,
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; đa dạng hóa các hình thức tạo sinh kế cho NKT, tạo
điều kiện cho NKT được tiếp cận các chính sách, nguồn lực, thị trường... Nâng cao vai
trò của các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện việc
liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa NKT với doanh nghiệp.
Khuyến khích thành lập các hợp tác xã, các tổ hợp tác; thu hút các doanh nghiệp về
vùng nông thôn liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho NKT. Chỉ đạo các doanh nghiệp



đầu tư vào tỉnh cam kết sử dụng một tỷ lệ nhất định lao động địa phương thuộc NKT
Ðổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của
Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác hỗ trợ mô hình sinh kế đến toàn
thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tạo sự đồng thuận và
phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn xã hội trong triển khai
thực hiện công tác hỗ trợ mô hình sinh kế cho NKT. Tổ chức thực hiện tốt phong trào thi
đua "Cả nước chung tay vì người KT - Không để ai bị bỏ lại phía sau". Chú trọng các
biện pháp tuyên truyền, vận động để NKT nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của bản thân
vừa là chủ thể, vừa là đối tượng được hưởng lợi từ chương trình , từ đó chủ động, nỗ lực
vươn lên trong phát triển kinh tế, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước,
tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể và cộng đồng để vươn lên
thoát nghèo bền vững; không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ, giúp đỡ từ bên ngoài.
Kết Luận.
Có thể nói, các mô hình hỗ trợ sinh kế cho NKT tỉnh Hải Dương đã tạo cơ hội cho
NKT có điều kiện về việc làm, tăng thu nhập, tự lo cuộc sống bản thân, giảm bớt sự lệ
thuộc vào gia đình, xã hội. Thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục vận động sự ủng hộ bằng tiền
và hiện vật của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để tổ chức các hoạt động
trợ giúp NKT cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Đẩy mạnh tổ chức nhiều hình thức
dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sinh kế phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa
phương và đối tượng NKT. Thường xuyên phối hợp với các ngành, địa phương tuyên
truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi ứng xử và cách tiếp cận đối với vấn đề NKT,
góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và đoàn thể đối với NKT, khơi
dậy lòng nhân ái, đùm bọc, giúp đỡ của các nhà hảo tâm, doanh nghiệp và cộng đồng.


×