LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo trong
Khoa Tài nguyên và Môi trường, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Để có được kết quả này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của GS.TS Nguyễn Như Hà là người
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND xã Cao Xá
huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ, các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp, sự động
viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2013
Sinh Viên
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................v
PHẦN I: MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2 Mục đích – Yêu cầu.........................................................................................1
1.2.1 Mục đích.......................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu.........................................................................................................2
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................3
2.1. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam.......................................................................................................................3
2.1.1. Khái quát chung về phân bón......................................................................3
2.1.2. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới.......3
2.1.3. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam........4
2.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới và ở Việt Nam...........................8
2.2.1. Khái quát chung về HCBVTV....................................................................8
2.2.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới................................................8
2.2.3. Thực trạng sử dụng HCBVTV ở Việt Nam...............................................11
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................13
3.1 Địa điểm nghiên cứu.....................................................................................13
3.2 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................13
3.3 Nội dung nghiên cứu:....................................................................................13
3.4 Phương pháp nghiên cứu:..............................................................................13
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu:....................................................................13
3.4.2 Tổng hợp và xử lí số liệu:...........................................................................15
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................16
4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường:..............................................16
ii
4.1.1 Điều kiện tự nhiên......................................................................................16
4.1.2 Thực trạng môi trường...............................................................................18
4.2 Thực trạng kinh tế-xã hội..............................................................................19
4.2.1 Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế..........................................19
4.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.....................................................20
4.2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập......................................................22
4.2.4 Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn..............................................24
4.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng............................................................24
4.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường.........28
4.4 Thực trạng sản xuất cây nông nghiệp tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ...............................................................................................................29
4.4.1 Diện tích, cơ cấu, chủng loại cây nông nghiệp của xã năm 2010..............29
4.4.2 Tình hình sản xuất cây nông nghiệp tại các hộ gia đình............................31
4.5 Thực trạng sử dụng phân bón trong sản xuất cây nông nghiệp tại xã Cao Xá,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ...........................................................................32
4.5.1 Thực trạng sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất cây nông nghiệp tại xã
Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.............................................................32
4.5.2 Thực trạng sử dụng phân bón vô cơ trong sản xuất cây nông nghiệp tại xã
Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.............................................................34
4.6 Thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cây nông nghiệp tại
xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ........................................................38
4.6.1 Thực trạng quản lý, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn xã...................38
4.6.2 Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng........................................39
4.7 Ảnh hưởng của việc lạm dụng thuốc BVTV và phân bón đến môi trường đất,
nước và an toàn vệ sinh thực phẩm.....................................................................49
4.8 Nhận thức của chính quyền và người dân về tác hại của việc lạm dụng phân
bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.......................52
4.8.1 Chính quyền...............................................................................................52
iii
4.8.2 Người nông dân..........................................................................................53
4.9 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón, thuốc BVTV nhằm phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững và BVMT............................................54
4.9.1 Giải pháp về mặt kỹ thuật...........................................................................54
4.9.2 Giải pháp kinh tế........................................................................................55
4.9.3 Giải pháp xã hội.........................................................................................56
4.9.4 Giải pháp chính sách, quản lý nhà nước.....................................................56
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................58
5.1 Kết luận.........................................................................................................58
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................60
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2009...............................19
Bảng 2. Hiện trạng dân số xã Cao Xá năm 2009................................................23
Bảng 3. Chủng loại, diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng của xã Cao Xá
năm 2010.............................................................................................................29
Bảng 4. Diện tích gieo trồng một số loại cây trồng chính trong các vụ sản xuất30
Bảng 5. Số lượng các loại cây trồng dược sản xuất trong phạm vi nông hộ.......31
Bảng 6. Cách thức sử dụng phân hữu cơ của người dân.....................................32
Bảng 7. Mức độ sử dụng phân hữu cơ trên một số cây trồng chính của xã Cao
Xá........................................................................................................................32
Bảng 8. Tình hình sử dụng phân đạm trên một số loại cây trồng chính xác của hộ
sản xuất................................................................................................................35
Bảng 9. Tình hình sử dụng phân lân, phân kali trên một số loại cây trồng chính
của các hộ sản xuất..............................................................................................36
Bảng 10. Tên một số loại phân đạm, phân kali được người dân sử dụng...........36
Bảng 11. Danh sách các loại thuốc BVTV chính được sử dụng ở địa phương...40
Bảng 12. Cách thức sử dụng thuốc BVTV của người dân..................................42
Bảng 13. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV ........................................................42
Bảng 14. Số lần phun thuốc và khoảng cách giữa các lần phun thuốc trong một
vụ của một số loại cây trồng................................................................................45
Bảng 15. Tình hình sử dụng hỗn hợp thuốc của người dân................................46
Bảng 16. Tình hình sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động của các hộ nông dân......46
Bảng 17. Thời gian cách ly của một số loại cây trồng đối với thuốc BVTV......48
Bảng 18. Kết quả phân tích nitrat và vi sinh vật.................................................49
Bảng 19. Kết quả phân tích thuốc BVTV...........................................................49
Bảng 20: Kết quả phân tích kim loại nặng..........................................................50
v
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản
xuất nông nghiệp, xuất khẩu gạo của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới. Đảng và
Nhà nước có những chính sách ưu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp nhằm
đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cũng như phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay, cây trồng nông nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong
đời sống của người dân, nó không chỉ cung cấp và cân bằng dinh dưỡng cho con
người mà còn là nguồn nguyên liệu chính phục vụ cho ngành chăn nuôi. Bên
cạnh đó sản phẩm cây trồng nông nghiệp có thị trường trong và ngoài nước ngày
càng mở rộng, giá trị kinh tế của chúng ngày càng tăng lên.
Lâm Thao là huyện sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh trung du miền
núi Phú Thọ. Tuy nhiên, do dân số ngày càng tăng nhanh, tác động của quá trình
đô thị hóa làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dẫn tới nhu
cầu về lương thực cũng tăng cao. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc người
dân đầu tư mạnh nguồn phân hóa học, thuốc BVTV trong quy trình sản xuất của
mình. Điều này đã dẫn tới những hậu quả xấu về kinh tế,xã hội cũng như môi
trường. Do đó, cần phải đánh giá đúng thực trạng sử dụng phân bón, thuốc
BVTV tại các địa phương trong huyện, tìm ra những nguyên nhân khách quan
cũng như chủ quan cản trở sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững từ đó
đề xuất các giải pháp khắc phục các trở ngại trong sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm nông nghiệp và bảo vệ môi trường là vấn đề cấp thiết hiện nay.Vì vậy
tôi đã chọn đề tài: “ Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón trong sản xuất
nông nghiệp tại xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục đích – Yêu cầu
1.2.1 Mục đích
- Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
1
Đề xuất một số giải pháp sử dụng có hiệu quả phân bón và thuốc BVTV trong
sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
1.2.2 Yêu cầu
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón thuốc BVTV ở các vụ sản xuất
trong năm, các giống cây trồng khác nhau trên địa bàn xã.
- Đánh giá khả năng ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đối với môi
trường đất, nước, không khí.
- Điều tra, phỏng vấn người dân về việc sử dụng phân bón và thuốc
BVTV trong sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình.
- Tìm hiêu, đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng có hiệu quả phân bón
và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cao Xá, huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ.
2
PHẦN II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới
và Việt Nam
2.1.1. Khái quát chung về phân bón
2.1.1.1. Khái niệm chung về phân bón
2.1.2.2. Phân loại phân bón
2.1.2.3. Vai trò của của phân bón trong sản xuất nông nghiệp
2.1.2. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới
Từ lâu nông dân ta đã có câu "người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân". Phân
bón đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi
sống nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất
phân bón, nhưng ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước
có sự chênh lệch khá lớn. Sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai
khác nhau mà chủ yếu là do điều kiện tài chính cũng như trình độ hiểu biết về
khoa học dinh dưỡng cho cây trồng quyết định. Còn ở các nước phát triển, mức
độ sử dụng phân khoáng khác nhau là do khác nhau về cây trồng, điều kiện khí
hậu, cơ cấu cây trồng và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bón
bổ sung. Ở Mỹ, Canada và một số nước phát triển, các loại phân bón sinh học
mới sử dụng trong nông nghiệp đều cho hiệu quả kinh tế cao như: cà chua trồng
trong nhà kính đạt tới 740 tấn/ha/năm, dưa chuột đạt 1000 tấn/ha/năm.
Ở Thái Lan, việc sử dụng chế phẩm sinh học hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp
đã làm cho giá trị nông sản của nước này có vị thế cao trên thị trường thế giới.
Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước châu Á sử dụng phân
khoáng nhiều hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng)
lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân toàn châu Á. Trong lúc đó Trung Quốc và
Nhật lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn các nước trong khu vực. Hà Lan là
nước sử dụng phân khoáng nhiều nhất. Tuy nhiên lượng phân chủ yếu bón nhiều
3
cho đồng cỏ, rau và hoa để thu sản lượng chất xanh cao. Việt Nam được coi là
nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á.
Nhà bác học người Rumani, Davideson đã phát biểu trong hội nghị quốc
tế (5/1957): “ Cơ sở của nông nghiệp là độ phì nhiêu của đất và cơ sở của độ phì
nhiêu của đất là phân bón. Nhờ có phân bón mà diện tích nhỏ cho năng suất
cao”. Với kinh nghiệm 26 năm nghiên cứu tại viện khoa học , ông đã chứng
minh rằng không có cách nào nâng cao năng suất hiệu quả bằng cách sử dụng
phân bón, nêu lên vai trò của phân bón trong việc nâng cao năng suất và chất
lượng nông sản khi mà diện tích đất phục vụ sản xuất nông nghiệp ngày càng bị
thu hẹp dần. Năm 1989, toàn thế giới đã sử dụng 147 triệu tấn phân bón hóa học,
song việc bón phân hóa học về lâu dài làm tỷ lệ mùn giảm, đất chai cứng gây ô
nhiễm môi trường, dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản giảm, đồng thời
trong nông sản tích tụ nhiều chất gây hại đến sức khỏe con người, vì vậy, bón
phân vô cơ không phải là biện pháp tối ưu về lâu dài.
Hiện nay, trên thế giới đang quan tâm đến việc sử dụng các loại phân bón
hữu cơ (phân bón sinh học) và các chế phẩm sinh học bao gồm các loại phân
chuồng, phân ủ, phân xanh, phân vi sinh. Ở Ấn Độ, hàng năm sản xuất ra
khoảng 265 triệu tấn phân ủ, lượng bón bình quân 2 tạ/ha/năm, tương đương với
3,5 – 4 triệu tấn NPK và 6,7 triệu ha cây phân xanh, mối hecta thu được 40 – 50
kg đạm, ước tính thu được 0,3 triệu tấn đạm (Theo Phạm Văn Toàn, 2004).
Đặc biệt, Trung Quốc là nước sử dụng phân hữu cơ với lượng rất lớn, nhất
là phân chuồng, phân xanh, rơm rạ, tương đương với 9,8 tấn NPK nguyên chất,
và sử dụng nhiều các loại phân sinh học trên đồng ruộng. Phân sinh học sử dụng
cho 1 ha tương đương với 65 kg (N+P2O5+K2O).
2.1.3. Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Mỗi năm nông dân Việt Nam đã sử dụng tới khoảng 5 triệu tấn phân bón
vô cơ qui chuẩn, không kể phân hữu cơ và các loại phân bón khác do các cơ sở
tư nhân và công ty TNHH sản xuất, cung ứng.
4
Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình 7,2%/năm;
phân lân tăng 13,9%/năm; riêng phân kali có mức tăng cao nhất là 23,9%/năm.
Tổng lượng sử dụng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình
9,0%/năm và trong thời gian tới có xu hướng tăng mỗi năm khoảng 10%. Trong
15 năm qua, ở các giai đoạn: 1985-1990; 199 -1995 và 1996-2001 lượng tiêu thụ
phân kali ở Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục. Ở các giai đoạn 1985-1990;
1991- 1995 và 1996-2001 mức tiêu thụ phân đạm tăng hàng năm là 10,3%;
16,7% và 8,2% tương ứng. Như vậy trong 5 năm trở lại đây mức tăng tiêu thụ
phân đạm đã giảm dần. Ở 3 giai đoạn trên, mức tiêu thụ phân lân tăng hàng năm
là 13,4%; 26,8%; 21,1% tương ứng và cũng có xu hướng giảm mức tăng như
phân đạm.
Hiện nay, ngành sản xuất phân hóa học nước ta mới đáp ứng được khoảng
45% nhu cầu của nông nghiệp, còn lại phải nhập khẩu gần như toàn bộ phân
đạm urê, kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn phân hỗn hợp NPK với
tổng số trên 3 triệu tấn/năm. Riêng đối với phân khoáng kali, do phải nhập khẩu
hoàn toàn nên tiêu thụ kali ở nước ta bị phụ thuộc thị trường nước ngoài.
Trước những năm 70, ở miền Bắc Việt Nam, nông nghiệp sử dụng phân
hữu cơ là chủ yếu. Phân bón chủ yếu là các loại phân compốt, phân rác, phân
xanh các loại... Từ khi bắt đầu cuộc "Cách mạng xanh" đến nay, với các cơ cấu
cây trồng mới; giống mới (đặc biệt là các giống lai); hệ thống tưới tiêu được cải
thiện; khả năng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường. Đặc
biêt sau khi một số điều trong Luật đất đai được sửa đổi (12/ l998), sản xuất
nông nghiệp nước ta đã đi theo hướng thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất,
chất lượng nông sản cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Trong số các thiếu hụt về dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở
nước ta, lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về đạm, lân và kali. Đây
cũng là những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ
chi phối hướng sử dụng phân bón. Mặt khác, khi bón phân người ta cũng bắt đầu
5
tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí của từng giống cụ
thể, trong các vụ gieo trồng trên từng loại đất riêng. Vì vậy trong việc bố trí cơ
cấu sản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải nắm được cơ cấu cân đối dinh
dưỡng cho cây trồng trong vụ đổng thời có tính đến đặc điểm của các loại cây
trồng vụ trước.
Thực tế cũng chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại phân bón bổ
sung nhằm cân đối dinh dưỡng và cải thiện tính chất cơ lý của đất chứ không thể
thay thế hoàn toàn phân vô cơ (phân khoáng). Do vậy, để bảo đảm cho một nền
nông nghiệp phát triển bền vững, phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở
kết hợp hài hòa giữa phân vô cơ và phân hữu cơ, trong đó các loại phân được sử
dụng không những chỉ cân đối về tỷ lệ mà còn phải cân đối với lượng hấp thụ
để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất.
Vì vậy, nông nghiệp nước ta nói chung và miền Bắc nói riêng không thể
chấp nhận được nguyên lý "tuyệt đối không dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu
hóa học", đặc biệt trong điều kiện chúng ta ngày càng sử dụng nhiều giống cây
trồng có năng suất cao. Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững đang đặt ra
yêu cầu sử dụng phân bón hợp lý và phù hợp với điều kiện thực tế. Trước hết
phải tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, cùng các biện pháp kỹ thuật khác
như: cày vặn rạ, cày vùi phụ phẩm các loại cây trồng (đặc biệt là các cây họ đậu)
hoặc trồng xen loại cây họ đậu lớn làm cây bóng mát ở vườn cà phê hay vườn
cây ăn quả.v.v... Trên cơ sở đó dùng một lượng phân hóa học hợp lý, bón cân đối
cho mỗi cây trồng trong hệ thống cơ cấu cây trồng trên từng loại đất
Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón của Viện Thổ nhưỡng - Nông
hóa và các viện, trường Đại học nông nghiệp từ năm 1995 đến nay cho thấy một
số hạn chế về việc sử dụng phân bón miền Bắc nước ta như sau:
Việc bón phân mới chỉ chú trọng ở đất đồng bằng nơi có một số cây trồng
có lượng nông sản hàng hóa tương đối lớn như: lúa, ngô, lạc, khoai tây, rau vụ
đông v.v... Ở đất đồi núi, người ta chỉ chú trọng bón phân cho các vùng chuyên
6
canh như chè, mía. Trong 10 năm qua, tỷ lệ bón N, P, K đã cân đối hơn (Tỷ lệ N:
P: K của các năm 1990, 1995 và 2000 là 1: 0,12: 0,05;1:0,46: 0,12 và 1: 0,44:
0,37 tương ứng. Tuy nhiên, tỷ lệ NPK vẫn còn mất cân đối, đặc biệt đối với cây
trồng trên đất dốc (tỷ lệ kali còn rất thấp so với tỷ lệ đạm, lân). Do công tác
khuyến nông về kỹ thuật bón phân cân đối chưa được làm tốt và tâm lý ưa
chuộng phân đạm của nông dân nên việc tăng bón đạm đã làm trầm trọng thêm
sự mất cân đối dinh dưỡng trong đất làm hiệu quả kinh tế sử dụng phân bón
chưa cao.
Lượng phân bón trên 1 ha tuy đã được tăng lên (ở các năm 1990- 1995
-2000 tổng lượng bón N + P2O5 + K2O (kg/ha) là 58,7: 117,7 và 170,8 tương
ứng, chủ yếu trên đất đồng bằng và so với các nước phát triển thì mức trên vẫn
còn thấp (ở Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản tổng lượng NPK tiêu thụ khoảng
240-400 kg/ha). Trên đất đồi núi ở nước ta, mức sử dụng phân bón còn thấp hơn
nhiều, đặc biệt phân kali được bón quá ít như đã nêu ở trên.
Sử dụng phân bón không đồng đều giữa các vùng sinh thái và các thửa
ruộng trong một tiểu vùng. Vì đất trồng trọt ở vùng đồng bằng đã chia cho từng
hộ gia đình, nên lượng phân bón cho nhu cầu của mỗi loại cây trồng cũng rất
khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chăn nuôi và tiềm lực kinh tế của mỗi hộ.
Mặt khác, diện tích đất trồng trọt của mỗi hộ gia đình ở vùng đồng bằng là rất
thấp, trung bình là 0,3 ha/hộ, hơn nữa lại chia ra quá nhiều thửa ruộng ở các tiểu
địa hình trong xã (trung bình mỗi hộ có 4-5 thửa, nhiều nơi mỗi hộ có tới 10 - 12
thửa ruộng) nên đã tạo tâm lý cho nông dân không muốn bón phân đầy đủ cho
cây trồng ở mỗi thửa ruộng của mình. Trên đất đồi núi, việc đầu tư cho phân bón
lại rất thấp, đặc biệt đối với cây công nghiệp, cây thực phẩm lâu năm, cây ăn
quả, cây rừng, đồng cỏ. Người ta rất ít chú ý đến phân bón cho các vùng trồng
rừng trong kế hoạch phủ xanh đất trống, đồi trọc.
Sử dụng phân bón còn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Sử dụng phân
chuồng và phân rác không hợp vệ sinh gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, tiêu
7
hóa v.v... ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh
lý (Urê, SA, K2SO4, KCl, supe lân còn dư lượng axit) đã làm chua hóa đất nên
đã làm nghèo kiệt các ion bazơ và làm xuất hiện nhiều nguyên tố độc hại mà chủ
yếu là Al3+, Fe3+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng, làm giảm hoạt tính sinh học
của đất. Ngoài ra, việc bón nhiều và bón muộn phân đạm cho rau đã làm tăng
đáng kể hàm lượng nitrat trong sản phẩm rau.
Chất và lượng các nguyên tố dinh dưỡng của nhiều loại phân bón không
bảo đảm nên khi sử dụng đã ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây trồng. Bón
các loại phân này không những không tăng năng suất cây trồng và chất lượng
nông sản mà còn gây thiệt hại kinh tế cho các hộ nông dân. Các loại phân này
chủ yếu thuộc các nhóm: phân trộn (phân hỗn hợp), phân hữu cơ sinh học, phân
vi sinh, phân hữu cơ - khoáng, phân bón lá do các đơn vị và tư nhân sản xuất
bằng các phương pháp lạc hậu hoặc cố ý lừa đảo. Các loại phân đó không đạt
tiêu chuẩn Việt Nam về liều lượng, tỷ lệ các nguyên tố dinh dưỡng và hàm
lượng các nguyên tố độc hại, khi bón sẽ gây ô nhiễm môi trường.
2.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Khái quát chung về HCBVTV
2.2.1.1. Khái niệm chung về HCBVTV
2.2.2.2. Phân loại HCBVTV
2.2.2.3. Vai trò của HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp
2.2.2. Thực trạng sử dụng HCBVTV trên thế giới
Trước thế kỷ XX, theo ghi chép của một số triết gia cổ đại thì việc thì việc
sử dụng HCBVTV đã có từ xa xưa qua việc dùng lá cây dải xuống chỗ nằm để
tránh côn trùng đốt. Tài liệu của Hassall mô tả việc sử dụng các chất vô cơ để
tiêu diệt các loại côn trùng đã có từ thời Hy Lạp cổ đại, con người cũng đã biết
sử dụng các loài cây độc và lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh. Giữa
thế kỷ XVI, người Trung Quốc đã biết dùng các chất thạch tín sau đó là Nicotin
chiết xuất từ cây thuốc lá để bảo vệ cây trồng. Cuối thế kỷ XIX, các HCBVTV
8
đã được sử dụng rộng rãi nhưng biện pháp hóa học lúc này vẫn chưa có vai trò
đáng kể trong sản xuất nông nghiệp.
Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1960, HCBVTV hữu cơ ra đời làm thay đổi
vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ nấm thủy
ngân hữu cơ đầu tiên ra đời vào năm 1913; tiếp theo là các thuốc trừ nấm lưu
huỳnh rồi đến các nhóm khác. DDT đã được Zeidler tìm ra tại Thụy Sỹ năm
1924. Hàng loạt HCBVTV ra đời sau đó: hợp chất photpho hữu cơ đã được phát
minh năm 1942, clo hữu cơ (1940 – 1950); các hóa chất lân hữu cơ, các hóa chất
cacbamat lần đầu tiên được phát hiện ở Anh. Biện pháp hóa học bị khai thác ở
mức tối đa, từ cuối những năm 1950, những hậu quả xấu của HCBVTV gây ra
cho con người và môi trường được phát hiện.
Từ năm 1960 – 1980, việc lạm dụng HCBVTV đã để lại những hậu quả
rất xấu cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Trong nhân dân xuất hiện tư
tưởng sợ hãi, không dám dùng HCBVTV; thậm chí có người cho rằng cần loại
bỏ không dùng HCBVTV trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì điều này các nhà
khoa học đã đầu tư nghiên cứu các loại HCBVTV mới an toàn đối với môi
trường và sức khỏe con người. Nhiều HCBVTV mới ra đời như hóa chất trừ cỏ
mới; các HCBVTV nhóm pyrethroid tổng hợp; các HCBVTV bệnh có nguồn
gốc sinh học hay tác động sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và
cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng trên thế giới không những không giảm
mà còn liên tục tăng lên.
Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm
hơn, vai trò của biện pháp hóa học vẫn được thừa nhận. Tư tưởng sợ HCBVTV
cũng bớt dần, do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây
trồng, các loại HCBVTV đã được phát triển lên một tầm cao mới cũng như đã
có một chiến lược mới về công thức hóa học và các phương pháp sử dụng.
Nhiều loại hóa chất mới, trong đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao
9
với dịch hại nhưng an toàn với môi trường ra đời. Sự phát triển mới này đã tạo
ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiễm độc HCBVTV.
Sản lượng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế giớ
sản xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3
triệu tấn mỗi năm. Đến nay, thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537
loại HCBVTV. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu và sử
dụng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa kỳ.
Tại Trung Quốc, để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung
Quốc đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy, ngành
công nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2.500 nhà máy
sản xuất lớn, nhỏ. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc tăng trưởng nhanh, năm
2007 đạt 1731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1902 nghìn tấn.
Trung Quốc là nhà sản xuất lớn nhất trong ngành công nghiệp HCBVTV
toàn cầu. Năm 2007, lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Hoa Kỳ. Trung quốc
đứng đầu thề giới về sản xuất, sử dụng HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu
lượng HCBVTV đứng hàng đầu thế giới. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc,
tổng lượng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485 nghìn tấn với kim ngạch hơn 2
tỷ USD.
Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân
tăng rất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấp
đôi, 75% diện tích canh tác của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng HCBVTV. Số
HCBVTV nông dân sử dụng từ 353 triệu lên 475 triệu Pound. Ở Hoa Kỳ, sản
lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn. Hoa Kỳ là một quốc
gia xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn, kim ngạch 2 tỷ
USD.
Trên đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất
nhập khẩu và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nước sử dụng nhiều như: Thái
10
Lan, Nhật Bản, Brazil,… Tuy vây, mức đầu tư và tiêu thụ các nhóm hóa chất tùy
thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước.
Trong 10 năm gần đây đã có những thay đổi trong ngành công nghiệp
HCBVTV thế giới là những hóa chất có tính độc cao đã từng bước được loại ra
khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môi
trường và cộng đồng.
2.2.3. Thực trạng sử dụng HCBVTV ở Việt Nam
Giai đoạn trước năm 1957, biện pháp hóa học hầu như không có vị trí
trong sản xuất nông nghiệp. Tháng 1 năm 1956 thành lập tổ hóa chất bảo vệ thực
vật của Viện Khảo cứu trồng trọt đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hóa BVTV ở
Việt Nam. Năm 1961, Cục Bảo vệ thực vật được thành lập, là một cơ quan quản
lý Nhà nước thuộc Bộ NN & PTNT. HCBVTV được dùng lần đầu trong sản
xuất nông nghiệp ở miền Bắc tại Hưng Yên (vụ đông xuân 1956 – 1957), miền
Nam, HCBVTV được sử dụng từ năm 1962.
Giai đoạn 1957 – 1990, thời kỳ bao cấp việc nhập khẩu quản lý và phân
phối HCBVTV hoàn toàn do Nhà nước thực hiện. Lượng HCBVTV dùng không
nhiều, khoảng 15.000 tấn thành phẩm/năm với hơn 20 chủng loại chủ yếu là
thuốc trừ sâu và thuốc trừ bệnh. Thời kỳ 1976 – 1980, mỗi năm cả nước sử dụng
16.000 tấn HCBVTV. Thời kỳ 1986 – 1990, trung bình mỗi năm sử dụng 14.000
tấn HCBVTV, trong đó 55% là lân hữu cơ, 13% là clo hữu cơ, 12% là hợp chất
carbamat, còn lại hợp chất thủy ngân, asen. Đa phần là các hóa chất tồn lưu lâu
trong môi trường hay có độ độc cao.
Giai đoạn từ 1990 đến nay, kể từ khi có chính sách đổi mới năm 1986, thị
trường HCBVTV đã thay đổi cơ bản. Nền kinh tế thị trường nguồn hàng phong
phú, nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện lựa chọn
HCBVTV, giá cả khá ổn định có lợi cho nông dân. Lượng hóa chất sử dụng
trong nông nghiệp ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó phần lớn là hóa chất trừ
sâu và còn lại là trừ cỏ, trừ bệnh, nhóm phosphat hữu cơ chiếm khoảng 56%,
11
phổ biên nhất là Wolfatox và Monitor. Đó là những loại thuốc độc hại cho môi
trường và con người. Giai đoạn gần đây cơ cấu tỷ lệ các loại HCBVTV đã được
thay đổi đáng kể, nhiều loại hóa chất mới hiệu quả hơn, an toàn hơn với môi
trường được nhập khẩu và sử dụng. Năm 1991, hóa chất trừ sâu chiếm 83,3%,
hóa chất trừ nấm 9,5%, hóa chất diệt cỏ 4,1%, những loại khác 3,1%. Đến năm
2008, tỷ lệ sử dụng là hóa chất trừ sâu chiếm 37,9%, hóa chất trừ nấm chiếm
21,12%, hóa chất diệt cỏ 13,77%, hóa chất diệt công trùng 23,46% và những
loại khác 3,75%. Lượng HCBVTV tiêu thụ qua các năm tăng dần, kim ngạch
nhập khẩu HCBVTV tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim
ngạch nhập khẩu HCBVTV và nguyên liệu năm 2007 là 382.830.015 USD, tăng
25,4% so với cùng kỳ năm 2006; năm 2008 là 473.760.692 USD, tăng 23,8% so
với cùng kỳ năm 2007. Nguồn HCBVTV được nhập khẩu về trong năm 2008
chủ yếu từ: Trung Quốc (200.262.568 USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn
Độ (42.219.807 USD), kế tiếp là Nhật Bản (19.412.585 USD)… Hiện nay, số
lượng và chủng loại HCBVTV sử dụng ở nước ta tương đối cao so với kgu vực.
Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép 886 hoạt chất và
2537 thương phẩm được phép sử dụng tại Việt Nam.
12
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu: Địa bàn xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV
trong sản xuất nông nghiệp của xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
3.3 Nội dung nghiên cứu:
- Điều tra thực trạng sản xuất cây nông nghiệp tại xã Cao Xá, huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Điều tra tình hình quản lý, kinh doanh thuốc BVTV và phân bón tại
xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
- Điều tra tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp tại
các hộ dân.
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ dân.
3.4 Phương pháp nghiên cứu:
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu:
3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu thứ cấp về đặc điểm tự nhiên, đặc điểm tình hình
kinh tế - xã hội…của xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, thu thập và
đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp
của địa bàn nghiên cứu từ:
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ.
+ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
+ Tại các xã tiến hành nghiên cứu: Phong Vân A, Phong Vân B, Tề Lễ,
Nguyễn Xá,…
13
3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Thu thập thông tin sơ cấp thông qua quá trình khảo sát thực địa tại các
điểm nghiên cứu, điều tra tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản
xuất nông nghiệp của các xã nghiên cứu. Thông qua phỏng vấn các hộ dân bằng
bản câu hỏi ở các xã thuộc địa điểm nghiên cứu trong phạm vi xã Cao Xá, huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Số lượng là … hộ nông dân chia đều cho … xã
…………..
3.4.1.3 Phương pháp chuyên gia
Thực hiện thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với cán bộ có
trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong lình vực sử dụng thuốc BVTV, xử lý và
đánh giá ô nhiễm môi trường liên quan thuốc BVTV, các nông dân giàu kinh
nghiệm trong sản xuất nông nghiệp sử dụng thuốc BVTV…
3.4.1.4 Phương pháp lấy mẫu rau
Mẫu rau được thu thập trên cánh đồng của nông dân ở … xã đại diện trên
xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Mỗi xã thu thập 3-4 mẫu rau, trong
đó có cả mẫu rau ăn lá và mẫu rau ăn củ.
3.4.1.5 Phương pháp và các chỉ tiêu phân tích mẫu rau
- TCVN 7768-2: 200 xác định hàm lượng cadimi: Phương pháp đo phổ
hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
- TCVN 7770: 2007 xác định hàm lượng asen - phương pháp đo phổ hấp
thụ nguyên tử giải phóng hydrua.
- TCVN 7766: 2007 xác định hàm lượng chì – Phương pháp đo phổ hấp
thụ nguyên tử không ngọn lửa.
- TCVN 7767: 2007 xác định hàm lượng nitrat và nitrit – Phương pháp
đo phổ hấp thụ phân tử.
- TCVN 8319: 2010 xác định đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vât- Phương
pháp sắc ký khí.
14
3.4.2 Tổng hợp và xử lí số liệu:
Số liệu thu thập từ địa bàn nghiên cứu (số liệu thứ cấp và sơ cấp) được
tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu. Sử dụng công cụ để xử lý số liệu thu
thập được: Phần mềm Excel, …..
15
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường:
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Cao Xá là xã đồng bằng, nằm ở phía Nam huyện Lâm Thao, có vị trí địa lí:
- Phía Bắc giáp xã Thanh Đình và Thành phố Việt Trì
- Phía Nam giáp xã Vĩnh Lại
- Phía Đông giáp sông Hồng
- Phía Tây giáp xã Sơn Vi và Tứ Xã.
Với tổng diện tích tự nhiên là1037.31ha, có sông Hồng và đường tỉnh lộ
324 chạy qua, Cao Xá có vị trí địa lí tương đối thuận lợi về phát triển kinh tế-xã
hội.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Là một xã đồng bằng, Cao Xá có địa hình tương đối bằng phẳng. Đất đai
chủ yếu là đất phù sa cổ, chỉ có một phần nhỏ diện tích ngoài đê là đất phù sa
được bồi hàng năm và đất đồi ở thôn Dục Mỹ và thôn Cao Lĩnh. Nhìn chung địa
hình rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
4.1.1.3 Khí hậu
Xã Cao Xá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm
chung của khí hậu vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23.8 0C, nhiệt độ cao nhất lên tới
38-390C, thấp nhất là 4-50C. Số giờ nắng trong năm là 1.472 giờ, trung bình có
252 ngày nắng.
* Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.681mm, cao nhất là tháng
5 với lượng mưa là 293mm, thấp nhất là tháng 2 với lượng mưa là 10mm.
* Độ ẩm: độ ẩm trung bình cả năm khoảng 84%, lượng mưa bốc hơi từ 40
– 45%, tổng lượng nhiệt trung bình hằng năm khoảng 9.3000C.
16
* Gió: Phổ biến là 2 loại gió mùa Đông Bắc và Đông Nam. Gió mùa
Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, đây là loại gió
lạnh, nhiệt độ không khí xuống thấp, thường gây ra các đợt rét và sương muối.
Gió Đông Nam xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 10, đây là loại gió mát mẻ mang
theo nhiều hơi ẩm và đem lại lượng mưa dồi dào trong thời gian này.
- Cao Xá ít chịu ảnh hưởng của bão, không có lũ, hàng năm chỉ có giông
và mưa lớn, hiện tượng lụt nay đã khắc phục được do hệ thống tiêu nước tốt.
- Sương muối và sương mù ít xảy ra, khí hậu nhìn chung điều hòa thuận
lợi cho sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.4 Thủy văn
Xã Cao Xá có mạng lưới thủ văn khá phong phú, có khả năng cung cấp đủ
nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Xã có sông Hồng chảy qua với chiều dài
khoảng 2,5km và các hệ thống kênh tiêu nước từ các vùng Sơn Vi, Cao Xá ra
sông Hồng và ngòi Tùng ở khu vực giữa xã, chạy qua các cánh đồng và khu dân
cư. Ngoài ra, xã còn có nhiều ao, hồ phân bố ở hầy hết các khu vực trong xã, là
nơi tích nước để phục vụ tưới cho đồng ruộng.
4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Đất đai xã Cao Xá chủ yêu là đất phù sa cổ không được bồi đắp hàng
năm, chỉ có một phần diện tích nhỏ ngoài đê sông Hồng. Đất đai của xã có tính
chất thịt nhẹ và trung bình, độ chua trung tính. Hàm lượng đạm, lân, kali… từ
trung bình đến khá, giàu. Đất ở đây thích hợp cho việc thâm canh cây lúa và một
số loại rau màu.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có một phần diện tích nhỏ đất đồi có màu
vàng hoặc sẫm, là loại đất phát triển trên nền phiến thạch gơ nai và phù sa cổ
sông Hồng.
17
* Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của xã Cao Xá khá dồi dào, bao gồm các nguồn nước
sau:
- Nguồn nước mặt: Bao gồm toàn bộ hệ thống sông, ngòi, thủy lợi, ao hồ
trên địa bàn xã như sông Hồng và hệ thống kênh tiêu. Đây là nguồn cung cấp
nước chính cho sản xuất nông nghiệp của xã.
- Nguồn nước ngầm dồi dào, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân, tuy
nhiên nước ngầm có hàm lượng ion Fe, Mg cao nên khi khai thác sự dụng cần
được xử lý và lọc.
* Tài nguyên nhân văn
Xã Cao Xá chỉ có dân tộc Kinh sinh sống với 2 tôn giáo là thiên cháu giáo
và phật giáo. Nền văn hóa là văn hóa lúa nước lâu đời.
Người dân Cao Xá giàu truyền thống cách mạng, cần cù, sáng tạo trong
lao động, linh hoạt với cơ chế thị trường. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Chính
quyền và nhân dân luôn thể hiện tinh thần đoàn keert, tương thân tương ái, sáng
tạo trong lao động, sản xuất, mang lại những thành tựu quan trọng trên tất cả các
mặt kinh tế - văn hóa - xã hội.
4.1.2 Thực trạng môi trường.
Do nằm gần khu vực nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao và nhà máy ắc
quy, nên môi trường không khí và nước của xã bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Các chất thải trong sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt là tại các làng nghề,
khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng), việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực
vật có nguồn gốc hóa học, sử dụng với liều lượng không hợp lý… là những
nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Để phát triển bền vững và đảm bảo sức
khỏe cho người dân, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp bảo
vệ môi trường sinh thái. Chú trọng phát triển hệ thực vật xanh, có chính sách
18
khuyến khích nhân dân thay đổi nếp sống sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
trong từng thôn, xóm và cộng đồng.
4.2 Thực trạng kinh tế-xã hội
4.2.1 Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế
Trong những năm gần đây, bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, tình hình kinh tế trên địa bàn xã Cao Cá đã có những khởi sắc.
Phần lớn các mục tiêu phát triển kinh tế có mức tăng trưởng khá và cao hơn mức
bình quân của huyện Lâm Thao. Các ngành kinh tế đã có những bước phát triển
đáng kể trên tất cả các ngành, các lĩnh vực từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệpxây dựng cơ bản đến ngành dịch vụ.
Bảng 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 – 2009
Nhóm ngành
Tổng
Nông – lâm – thủy sản
Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Năm 2005
GTSX
Cơ cấu
(tỷ đồng)
53,0
32,8
9,5
10,7
(%)
100,0
61,9
18,0
20,1
Năm 2009
GTSX
Cơ cấu
(tỷ đồng)
100,0
49,7
20,2
30,1
(%)
100,0
49,7
20,2
30,1
Nguồn: Báo các chính trị xã Cao Xá, năm 2010
Tổng giá trị sản xuất bình quân của xã giai đoạn 2005-2010 tăng
13,2%/năm, trong đó ngành nông nghiệp tăng 11,9%/năm, ngành tiểu thủ công
nghiệp-xây dựng tăng 23,4%/năm, dịch vụ thương mại tăng 19,97%/năm. Thu
nhập bình quân đến năm 2010 đạt 11 triệu đông/người/năm. Bình quân lương
thực đầu người đạt 588,9kg/người/năm.
Như vậy, cùng với xu hương chung của cả nước, cơ cấu kinh tế của xã
cũng chuyển dịch theo chiều hướng tích cực đúng với chủ trương của Đảng và
Nhà nước trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là
giảm tỷ trọng nhóm ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp-xây
dựng và thương mại-dịch vụ. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm từ 61,9% năm
2005 xuống còn 49,7% năm 2009; ngành tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ
19
bản tăng tỷ trọng từ 18% năm 2005 lên 20,2% năm 2009, thương mại dịch vụ
tăng từ 20,1% năm 2005 lên 30,1% năm 2009.
4.2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
4.2.2.1 Nông nghiệp
Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trên địa bàn xã. Trong những
năm qua, sản xuất nông nghiệp luôn được chủ đạo theo hướng giảm tỷ trọng
trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, áp dụng các tiến bộ
khoa học kĩ thuật và sản xuất, tăng giá trị trên đơn vị diện tích canh tác theo
hướng sản xuất hàng hóa. Hiện nay, giá trị/ha đất canh tác trên địa bàn xã đạt
khoảng 59 triệu đồng, tăng khoảng 27 triệu đồng so với năm 2005.
* Trồng trọt
Thời gian vừa qua, tuy thời tiết diễn biến bất lợi, sâu bệnh phát triển làm
ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, nhưng có sự chuyển đổi về cơ cấu vụ mùa,
áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đưa giống có chất lượng và năng suất
cao vào sản xuất… nên giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng. Cụ
thể:
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, quy hoach vùng sản xuất gắn liền
với đẩy mạnh thâm canh, tăng hệ số quay vòng của đất. Từng bước dồn đổi diện
tích đất trồng lúa bấp bênh kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản và trồng rau
màu có giá trị kinh tế cao hơn. Kinh tế vườn bãi đã có bước thay đổi phương
thức từ sản xuất thuần nông sang sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Diện tích cây vụ
đông và rau màu được mở rộng. Tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT, đưa các
giống lúa có năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế cao vào sản xuất; đưa cơ
giới hóa vào các khâu sản xuất. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá,
năng suất lúa bình quân đạt 55 tạ/ha. Tổ chức thực hiện đề án sản xuất rau an
toàn bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, bình quân giá trị thu nhập trên một
đơn vị diện tích năm 2009 đạt 59 triệu đồng/ha.
20