Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi tại xã nguyễn huệ, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 87 trang )

Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo
trong khoa Tài nguyên và Môi trường – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
các cô, các bác và các anh, chị ở nơi thực tập cùng bố mẹ và bạn bè.
Đầu tiên em xin lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo ThS.
Lý Thị Thu Hà – bộ môn Công nghệ Môi trường đã tận tình giúp đỡ, hướng
dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Khóa luận tốt nghiệp

i

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường



Em xin chân thành cảm ơn phòng Tài nguyên và Môi trường huyện
Đông Triều tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em trong quá trình thực tập tốt nghiệp vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, khoa và bộ
môn Công nghệ Môi trường đã tạo mọi điều kiện cho em được phân tích tại
phòng thí nghiệm của bộ môn Công nghệ Môi trường và chỉ bảo, hướng dẫn
em trong suốt quá trình em tiến hành phân tích mẫu cũng như thực hiện đề tài
tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động
viên và quan tâm trong suốt quá trình em thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang

Khóa luận tốt nghiệp

ii

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

MỤC LỤC

Khóa luận tốt nghiệp


iii

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2002-2011..........4

Khóa luận tốt nghiệp

iv

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường......Error: Reference
source not found
Hình 2.2: Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải lỏng....Error: Reference source
not found
Hình 4.1: Vị trí địa lý của xã Nguyễn Huệ......................................................34

Hình 4.2: Cơ cấu kinh tế xã Nguyễn Huệ, năm 2012...Error: Reference source
not found
Hình 4.3 : Giá trị pH của các mẫu nước thải so với QCVN.....Error: Reference
source not found
Hình 4.4 : Nồng độ TSS của các mẫu nước thải so với QCVNError: Reference
source not found
Hình 4.5: Nồng độ COD của các mẫu nước thải so với QCVN................Error:
Reference source not found
Hình 4.6: Nồng độ BOD5 của các mẫu nước thải so với QCVN..............Error:
Reference source not found
Hình 4.7: Nồng độ NH+4 của các mẫu nước thải so với QCVN..............Error:
Reference source not found
Hình 4.8: Nồng độ P tổng số của các mẫu nước thải so với QCVN..........Error:
Reference source not found
Hình 4.9: Sơ đồ xử lý chất thải bằng hầm biogas của một số hộ chăn nuôi lợn
tại xã Nguyễn Huệ........................................Error: Reference source not found
Hình 4.10: Đánh giá của người dân về công tác quản lý môi trường chăn nuôi
của chính quyền xã Nguyễn Huệ..................Error: Reference source not found
Hình 4.11: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới
môi trường tại xã Nguyễn Huệ.....................Error: Reference source not found
Hình 4.12: Đánh giá của người dân về chất lượng các thành phần môi tại xã
Nguyễn Huệ..................................................Error: Reference source not found

Khóa luận tốt nghiệp

v

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC



Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Hình 4.13: Đánh giá của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới
sức khỏe tại xã Nguyễn Huệ.........................Error: Reference source not found
Hình 4.13: Mô hình hệ thống hầm biogas kết hợp với hồ lọc sinh học.....Error:
Reference source not found

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT
BVMT
BOD5
COD
CTR
EM
ND – CP
N-NH4+
NN&PTNT
N-NO3P-PO43
QCVN
QLMT
SS
TCVN
TT
UBND
VSMT
VSV
WHO


Khóa luận tốt nghiệp

: Bộ Tài nguyên Môi trường
: Bảo vệ môi trường
: Nhu cầu oxi sinh hóa
: Nhu cầu oxi hóa học
: Chất thải rắn
: Effective Microorganisms
: Ngị định – Chính phủ
: Nitơ theo amoni
: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
:Nitơ theo nitrat
: Photpho theo photphat
: Quy chuẩn Việt Nam
: Quản lý môi trường
: Chất rắn lơ lửng
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thông tư
: Ủy ban Nhân dân
: Vệ sinh môi trường
: Vi sinh vật
: Tổ chức y tế thế giới

vi

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội


Khóa luận tốt nghiệp

Khoa Tài nguyên và Môi trường

vii

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất nước ta đang trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa, đã và đang đạt
được sự phát triển chưa từng có trong lịch sử với mức tăng trưởng kinh tế
nhanh và mạnh, tốc độ đô thị hóa nhanh kéo gần khoảng cách giữa thành thị
và nông thôn. Đất nước với hơn 73% dân số sống ở khu vực nông thôn và
phần lớn là nông dân nên để đặt được những thành tựu phát triển như hiện nay
không thể không kể đến vai trò tối quan trọng của ngành Nông Nghiệp nói
chung và ngành chăn nuôi nói riêng.
Ngành Chăn nuôi với vai trò một trong những ngành sản xuất chính
trong nông nghiệp, đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
và kinh tế nông thôn đang ngày càng phát triển quy mô và hiện đại hơn.
Ngành chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là chăn nuôi trạng trại và chăn nuôi hộ gia
đình, trong đó chăn nuôi hộ gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng. Hiện nay ở
những vùng nông thôn, loại hình chăn nuôi này ngày càng phát triển, số lượng
vật nuôi trong mỗi gia đình tăng lên và loại hình vật nuôi cũng đa dạng hơn
mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ.

Chăn nuôi phát triển kéo theo lượng chất thải tăng lên đặt thêm gánh
nặng cho môi trường. Chăn nuôi hộ gia đình hầu hết đều nằm xen trong
những khu dân cư, quy mô còn nhỏ cùng với ý thức của người dân về vấn đề
xử lý chất thải, bảo vệ môi trường chưa cao dẫn đến khó quản lý. Hàng năm,
một lượng chất thải không được xử lý vẫn thải trực tiếp ra các rạch nước, ao,
hồ, hệ thống mương xung quanh chuồng trại gây bốc mùi hôi thối không
những ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe của chính người dân trong khu
vực mà còn là một trong những nguyên nhân gây lan truyền dịch bệnh từ nơi
này sang nơi khác dẫn đến hiện tượng bùng phát các ổ dịch kéo dài trong
nhưng năm gần đây,làm thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi.

Khóa luận tốt nghiệp

1

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã một phần mang lại cho xã
Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh một bộ mặt mới. Từ một xã
miền núi thuần nông, kinh tế gặp nhiều khó khăn thì nay đã bớt khó khăn hơn.
Trong xã nhiều hộ gia đình đã phát triển chăn nuôi ở quy mô vừa và lớn (50 –
150 con lợn, 500- 3000 gà thịt). Tuy nhiên việc phát triển chăn nuôi cũng đặt
ra nhiều thách thức, lượng chất thải rắn và nước thải ra từ hoạt động chăn
nuôi lớn hơn, thực trạng quản lý và xử lý chất thải còn chưa được quan tâm.
Môi trường địa phương đã và đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề,

nhiều hệ thống ao, mương dẫn, nước trong xã nước đã chuyển sang màu đen,
rong rêu phát triển nhiều, bôc mùi hôi, thối nhất là vào những ngày nắng nóng
phần nào đã gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân địa phương.
Do đó tôi chọn thực hiện đề tài:” Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải
pháp quản lý chất thải chăn nuôi tại xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều,
tỉnh Quảng Ninh.” Nhằm nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi
và đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi phù hợp với hiện
trạng của địa phương.
1.2 Mục đích – yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Nghiên cứu hiện trạng phát sinh chất thải rắn, nước thải từ hoạt động
chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp quản lý chất thải chăn nuôi tại xã Nguyễn
Huệ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
1.2.2 Yêu cầu
- Các số liệu phân tích điều tra phải trung thực, chính xác, khoa học.
- Thực hiện được các nội dung nghiên cứu đã đề ra.
- Đưa ra các giải pháp mang tính khả thi.

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Khóa luận tốt nghiệp

2

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường


2.1 Giới thiệu chung về tình hình chăn nuôi ở Việt Nam trong những
năm gần đây
2.1.1. Vai trò của ngành chăn nuôi trong nền kinh tế quốc dân
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Nhà Nước, nền kinh tế
nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến vững chắc từ nền kinh tế nông
nghiệp thuần nông với cây lúa là chủ yếu sang nền kinh tế đa dạng với nhiều
loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, ngành chăn nuôi ngày
càng có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt khi vấn đề
lương thực đã được giải quyết cơ bản, là một trong những mũi nhọn trong việc
chuyển đổi cơ cấu sản xuất Nông Nghiệp theo hướng đa dạng hóa vật nuôi.
Chăn nuôi đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hộ gia đình và là
một trong những nguồn thu chủ yếu của người dân nông thôn. Phần lớn hình
thức chăn nuôi ở nước ta là chăn nuôi đơn lẻ, ngay trong gia đình, trong khu
dân cư. Hiện nay hình thức chăn nuôi trang trại cũng đang ngày càng phát
triển.[Đào Hữu Hòa,12]
2.1.2 Thực trạng ngành chăn nuôi ở nước ta trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi trên thế giới nói chung và
ở Việt Nam nói riêng có những biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại
địa bàn và phương thức sản xuất, đồng thời cũng xuất hiện nhiều nhân tố bất
ổn như gây ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và nhiều dịch
bệnh như : bệnh tai xanh, bệnh lở mồm long móng, cúm gia cầm….[Bùi Hữu
Đoàn, 2011, 7]
Bảng 2.1 dưới đây là bảng thống kê số lượng gia súc, gia cầm giai đoạn
2002-2011.

Bảng 2.1: Số lượng gia súc, gia cầm tại Việt Nam giai đoạn 2002-2011

Khóa luận tốt nghiệp


3

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường
Loại vật nuôi

Năm

(Nghìn con)

(Triệu con)

Trâu



Ngựa

Dê, cừu

Lợn

Gia cầm

2002


2814,5

4062,9

110,9

621,9

23169,5

233,3

2003

2834,9

4394,4

112,5

780,4

24884,6

254,6

2004

2869,8


4907,7

110,8

1022,8

26143,7

218,2

2005

2922,2

5540,7

110,5

1314,1

27435,0

219,9

2006

2921,1

6510,8


87,3

1525,3

26855,3

214,6

2007

2996,4

6724,4

103,5

1777,7

26560,7

226,0

2008

2897,7

6337,7

121,2


1483,4

26701,6

248,3

2009

2886,6

6103,8

102,2

1375,1

27627,7

280,2

2010

2877,0

5808,3

93,1

1288,4


27373,3

300,5

2011

2712,0

5436,6

88,1

1267,8

27056,0

322,6

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2012
Theo kết quả của tổng cục Thống kê thời điểm 1/10/2012, cả nước có
2,63 triệu con trâu, bằng 96,89% so với 1/10/2011, 5,2 triệu con bò bằng
95,5% so với cùng kỳ.
Đàn trâu, bò tiếp tục giảm do diện tích chăn thả bị thu hẹp, hiệu quả
chăn nuôi trâu, bò thấp nên đã không khuyến khích nguời chăn nuôi đầu tư.
Riêng đàn bò sữa vẫn trong xu hướng phát tiển tốt đặt 167 nghìn con, tăng
17% so với thời điểm 1/10/2011. Hiện nay, các tỉnh có số lượng bò sữa tăng
mạnh là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng, Bình
Dương, Long An và Sóc Trăng.
Đối với chăn nuôi lợn, cả nước có khoảng 26,5 triệu con lợn bằng
97,93% so với 1/10/2011, trong đó đàn lợn nái có 4,03 triệu con giảm 0,53%

so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2012 và đặc biệt trong 6 tháng cuối năm,

Khóa luận tốt nghiệp

4

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

chăn nuôi lợn gặp nhiều khó khăn do giá thịt giảm, chi phí đầu tư tăng cao,
sức mua thấp, các khó khăn về vốn, lãi suất tín dụng, bệnh dịch…
Với chăn nuôi gia cầm, tại thời điểm 1/10/ 2012 đàn gia cầm có 308,5
triệu con bằng 95,63% so với 1/10/2011, trong đó đàn gà có 223,7 triệu con,
giảm 3,86%. Lượng chăn nuôi gia cầm giảm chủ yếu là do giá bán thấp trong
khi chi phí đầu tư luôn ở mức cao, lượng gia cầm nhập vào Việt Nam cả theo
đường chính ngạch và tiểu ngạch với giá bán thấp hơn nhiều so với giá trong
nước.[Bộ môn CS&CL,1/ 2013, 4]
Phát triển chăn nuôi ở Việt Nam có 2 phương thức chính: chăn nuôi
công nghiệp trang trại, chăn nuôi gia trại. Theo báo cáo của Sở NN&PTNT
các tỉnh, ở nước ta hiện nay chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về số đầu
gia súc cũng như lượng thịt hơi cung cấp cho thị trường. Hiện số lượng lợn
được chăn nuôi theo phương thức nông hộ nhỏ lẻ (bình quân 3-4 con/hộ)
chiếm tới 65% tổng đàn lợn, cung cấp hơn1/2 sản lượng thịt lợn cho cả nước.
Số lượng đàn gà được chăn nuôi tại nông hộ cũng chiếm 70% tổng đàn và
60% sản lượng thịt gà. Năm 2008, cả nước có 7,8 triệu hộ chăn nuôi gà.
Trong đó quy mô dưới 20 con là 5,2 triệu hộ chỉ có khoảng 97.000 hộ có quy

mô trên 100 con và 4000 hộ có quy mô trên 1.000 con. Năm 2011, số lượng
chăn nuôi gà đã giảm xuống còn 6,5 triệu hộ do tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp nhất là dịch cúm gia cầm gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Tuy
nhiên số lượng hộ chăn nuôi dưới 20 con vẫn còn chiếm khoảng 60%. Đàn
trâu bò thì gần như 100% được nuôi tại nông hộ. [Đình Tú – Thạch Bình,
2012, 25]
Một vài năm trở lại đây do diễn biến tình hình dịch bênh phức tạp, giá
đầu vào cao, đầu ra không ổn định, tiếp cận vốn khó khăn nên nhiều người
chăn nuôi nhỏ bỏ chuồng khiến tỉ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm từ mức 70-75%
xuống còn 50-55%, chăn nuôi trang trại tăng lên ở mức 13,4 % năm 2010.
Nhưng tính trung bình tỉ lệ các hộ chăn nuôi theo phương thức nông hộ dẫn

Khóa luận tốt nghiệp

5

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

đầu cả về số lượng đầu gia súc và tổng sản lượng thịt.[Trần Bá Nhân,
2013,18]
Theo tiến sĩ Nguyễn Đặng Vang (Hội Chăn nuôi Việt Nam) phân tích
sở dĩ chăn nuôi nông hộ luôn chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu chăn nuôi chia theo
phương thức vì chăn nuôi nông hộ tận dụng được nguồn phụ phẩm nông
nghiệp, đất đai, công lao động nhàn rỗi và nguồn vốn tự có nên không thể phủ
nhận vai trò vô cùng to lớn của chăn nuôi nông hộ.[Đình Tú – Thạch Bình,

2011, 24]
Chăn nuôi trang trại chủ yếu phát triển ở các tỉnh Đông Nam Bộ, đồng
bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Các khu chăn nuôi vẫn còn
phát triển tự phát chưa được quy hoạch, chủ yếu được xây dựng trên đất vườn
nhà, đất mua hoặc thuê tại địa phương. Nhiều trang trại xây dựng ngay trong
khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường, guy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con
người và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
[ Trần Bá Nhân, 2013,18]
2.2 Tổng quan về chất thải chăn nuôi
2.2.1 Nguồn gốc và đặc điểm chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi được chia ra làm 3 nhóm chính: Chất thải rắn, chất
thải lỏng, chất thải khí.
2.2.1.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn là hỗn hợp các chất hữu cơ, vô cơ, vi sinh vật và trứng ký
sinh trùng có thể gây bệnh cho người và gia súc khác. Chất thải rắn gồm
phân, thức ăn thừa của gia súc, gia cầm, vật liệu lót chuồng, xác súc vật
chết… chất thải rắn có độ ẩm từ 56-83% tùy theo phân của các loài gia súc
gia cầm khác nhau và có tỉ lên NPK cao.[Trương Thanh Cảnh, 2010, 5]
- Phân gia súc
Lượng phân gia súc thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống,
loại, tuổi, khẩu phần ăn, trọng lượng gia súc và phương thức chăn nuôi.

Khóa luận tốt nghiệp

6

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội


Khoa Tài nguyên và Môi trường

Theo Vũ Đình Tôn và cộng sự, 2010, lợn ở các lứa tuổi khác nhau thì
lượng phân thải ra khác nhau.
Bảng 2.2: Lượng phân lợn thải ra thay đổi theo lứa tuổi
STT

Loại lợn

1
2
3
4
5

Cai sữa – 15kg
15-30 (kg)
30-60 (kg)
60- xuất chuồng
Nái chửa kỳ I và chờ

6
7

phối
Nái chưa ký II
Nái nuôi con

Mức thức ăn tiêu thụ


Lượng phân thải

(kg/con/ngày)
0,42
0,75
1,64
2,3
1,86

(kg/con/ngày)
0,25
0,47
0,8
1,07
0,8

1,86
3,7

0,88
0,88

Nguồn: Vũ Đình Tôn và cộng sự ,2010
Như vậy một đời lợn thịt tính từ cai sữa đến xuất chuồng khoảng
110kg, lượng thức ăn tiêu thụ là 257,5kg, lượng phân tạo ra là 127,05kg, lợn
nái 1 năm tiêu thụ hết 797 kg, lượng phân trung bình thải ra là 342,22 kg.
Về mặt hóa học, những chất trong phân chuồng có thể chia làm hai
nhóm là chất hữu cơ chứa nitơ ở dạng hòa tan và không hòa tan. Nhóm hai là
hợp chất nitơ bao gồm hydratcacbon, lignin, lipid… tỉ lệ C/N có vai trò quyết

định đối với quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ có trong phân chuồng.
[ Trương Thanh Cảnh, 2010, 5]
Trong thành phần phân gia súc, gia cầm còn chứa các loại virus,
vi trùng, đa trùng, trứng giun sán và nó có thể tồn tại vài ngày tới vài
tháng trong phân.
- Xác súc vật chết
Xác gia súc, gia cầm chết là một chất thải đặc biệt trong chăn nuôi.
Thường các gia súc, gia cầm chết do các nguyên nhân bệnh lý, cho nên chúng
là một nguồn phát sinh ô nhiễm nguy hiểm, dễ lây lan các dịch bệnh.
- Thức ăn dư thừa vật liệu lót chuồng

Khóa luận tốt nghiệp

7

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Trong các chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi thường dùng rơm, rạ
hay các chất độn khác để lót chuồng. Sau một thời gian sử dụng những vật
liệu này sẽ được thải bỏ. Loại chất thải này tuy chiếm khối lượng không lớn,
nhưng chúng cũng là một nguồn gây ô nhiễm quan trọng, do phân nước tiểu
các mầm bệnh có thể bám theo chúng.[ Bùi Hữu Đoàn, 2011,7]
Ngoài ra thức ăn thừa, thức ăn bị rơi vãi cũng là nguồn gây ô nhiễm, vì
thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ bị phân hủy trong môi trường tự
nhiên.

- Vật dụng chăn nuôi, bệnh phẩm thú y và các chất thải khác
Các vật dụng chăn nuôi hay thú y bị loại bỏ như bao bì, kim tiêm, chai
lọ đựng thức ăn, thuốc thú y….. cũng là một nguồn quan trọng dễ gây ô
nhiễm môi trường. Đặc biệt các bệnh phẩm thú y, thuốc khử trùng, bao bì
đựng thuốc có thể xếp vào các chất thải nguy hại cần phải có biện pháp xử lý
như chất thải nguy hại.[ Bùi Hữu Đoàn, 2011,7]
2.2.1.2 Chất thải lỏng ( nước thải)
Nước thải chăn nuôi là môt tập hợp của nhiều thành phần ở cả trạng
thái rắn và lỏng, bao gồm phân, lông, vảy, da, chất độn chuồng, nước tiểu gia
súc, nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm rửa gia súc, thức ăn rơi vãi và các
bệnh phẩm thú y….. Thành phần của nước thải chăn nuôi có thể thay đổi phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như loại gia súc, gia cầm, quy mô chăn nuôi, chế độ
dinh dưỡng cho gia súc và các phương pháp thu gom chất thải.[Nguyễn Thị
Hoa Lý, 17]
Bảng 2.3: Lượng nước tiểu của một số loại gia súc
Loại gia súc
Trâu, bò
Lợn<10 kg
Lợn 15-45kg
Lợn 45 -100 kg

Lượng nước tiểu (kg/ngày)
10 - 15
0,3 - 0,7
0,7 - 2
2-4

Nguồn: Dẫn theo Hoàng Minh Đức, 2009

Khóa luận tốt nghiệp


8

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Nước thải là dạng chất thải chiếm khối lượng lớn nhất trong chăn nuôi.
Theo khảo sát của Trương Thanh Cảnh và ctv (2006), trên gần 1000 trạng trại
chăn nuôi lợn quy mô vừa và nhỏ ở một số tỉnh phía Nam cho thấy hầu hết
các cơ sở chăn nuôi đều sử dụng một khối lượng lớn nước cho gia súc. Cứ 1
kg chất thải chăn nuôi do lợn thải ra được pha thêm với từ 20-49 kg nước.
Lượng nước lớn này có nguồn gốc từ các hoạt động tắm cho gia súc dùng để
rửa chuồng nuôi hàng ngày…. Việc sử dụng nước tắm cho gia súc hay rửa
chuồng làm tăng lượng nước đáng kể, gây khó khăn cho việc thu gom và xử
lý nước thải sau này.[ Trương Thanh Cảnh, 2010, 5]
Thành phần của nước thải chăn nuôi rất phong phú, chúng bao gồm các
chất rắn ở dạng lơ lửng, các chất hòa tan hữu cơ hay vô cơ, trong đó nhiều
nhất là các hợp chất chứa nitơ và photpho. Nước thải chăn nuôi còn chứa
nhiều vi sinh vật, kí sinh trùng, nấm, nấm men và các yếu tố gây bệnh sinh
học khác. Do ở dạng lỏng và giàu chất hữu cơ nên khả năng bị phân hủy vi
sinh vật rất cao. [ Nguyễn Thị Hoa Lý, 17]

Bảng 2.4: Giá trị một số thông số của nước thải chăn nuôi lợn
Chỉ tiêu
Độ màu
Độ đục

BOD5
COD
SS
Ptổng
Ntổng
Dầu mỡ

Đơn vị
Pt- Co
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

Nồng độ
350 - 870
420 - 550
3500 - 9800
5000 - 12000
680 - 1200
36 - 72
220 - 460
5 - 58

Nguồn: Trương Thanh Cảnh và ctv, 1997- 1998
2.2.1.3 Chất thải khí ( khí độc và mùi hôi)


Khóa luận tốt nghiệp

9

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Chăn nuôi là một ngành sản xuất tạo ra nhiều khí thải. Theo Hobbs và
cộng sự (1995), có tới trên 170 chất khí có thể sinh ra từ chăn nuôi, điển hình
là các khí CO2, CH4, NH3, NO2, NO, H2S, indol, schatol mecaptan… và
hàng loạt các khí gây mùi khác. Hầu hết các khí thải chăn nuôi có thể gây độc
cho gia súc, cho con người và môi trường.[Trương Thanh Cảnh, 2010, 5]
Khí thải chăn nuôi phát sinh từ ba nguồn chính:
- Khí thải từ hệ thống chuồng trại chăn nuôi
Lượng phát thải các khí ô nhiễm từ chuồng nuôi phụ thuộc một số yếu
tố: loại hình chăn nuôi (ví dụ như chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt hay bò sữa,
bò cày kéo, gia cầm, thủy cầm…), trình độ quản lý, cách thu gom (thu phân
rắn chung hay tách khỏi chất thải lỏng) và dự trữ phân (mương dẫn, hầm chứa
chất thải…), mức độ thông thoáng của hệ thống chuồng nuôi (chuồng kín hay
mở…) lượng khí phát thải từ hệ thống chuồng nuôi còn phụ thuộc vào thời gian ví
dụ ban ngày khi gia súc gia cầm hoạt động thường phát tán nhiều khí thải hơn ban
đêm, hay mùa hè phát thải khí cao hơn mùa đông, do vận động của con vật, nhiệt
độ cao làm tăng khả năng phân hủy chất thải của vi sinh vật.
- Khí ô nhiễm phát thải từ hệ thống lưu trữ chất thải chăn nuôi
Tùy thuộc vào loại hình bể chứa, hệ thống thu gom, xử lý….(có nền xi
măng hay hố đào dưới đất). Bể chứa bằng xi măng kín thường hạn chế phát

thải khí ô nhiễm.
- Khí ô nhiễm phát thải từ đồng ruộng, vườn cây… được bón phân gia
súc hay từ ao cá sử dụng phân gia súc làm thức ăn. Lượng phân, trạng thái của
phân hay kĩ thuật bón đều ảnh hưởng tới lượng khí phát thải từ phân. Nếu bón
ủ đúng kỹ thuật sẽ giảm khí gây mùi. Bón phân lỏng dễ phân giải tạo khí hơn
phân rắn, bón phân lấp kín sẽ hạn chế việc tạo và phát sinh khí thải vào môi
trường…[Bùi Hữu Đoàn, 2011,7]
2.2.1.4 Tiếng ồn

Khóa luận tốt nghiệp

10

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Tiếng ồn trong chăn nuôi thường gây nên bởi hoạt động của gia súc, gia
cầm hay tiếng ồn sinh ra bởi hoạt động của các máy công cụ sử dụng trong
chăn nuôi. Trong chăn nuôi tiếng ồn chỉ xảy ra ở một thời điểm nhất định
(thường là ở thời gian cho gia súc, gia cầm ăn). Tuy nhiên tiếng ồn từ gia súc,
gia cầm là những âm thanh chói tai, rất khó chịu đặc biệt là những khu
chuồng kín.[ Nguyễn Tuấn Dũng, 2012, 8]
2.2.2 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ rất
nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật
về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi. Mỗi năm ngành chăn nuôi gia súc gia

cầm thải ra khoảng 75-85 triệu tấn phân, với phương thức sử dụng phân
chuồng không qua xử lý ổn định và nước thải không qua xử lý xả trực tiếp ra
môi trường gây ảnh hưởng lớn tới môi trường.[Đặng Kim Chi, Hoàng Thu
Hương, 2007, 6]
Lượng chất thải tăng

Chất vô cơ

Chất hữu cơ

Mầm bệnh

Chất ô nhiễm

Không khí

Đất

Nước

Sức khỏe – đời sống – sản xuất
Hình 2.1: Sơ đồ ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường.
[Đặng Kim Chi, Hoàng Thu Hương, 2007, 6]
2.2.2.1 Ảnh hưởng tới môi trường không khí

Khóa luận tốt nghiệp

11

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC



Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Chăn nuôi nói chung phát thải khá nhiều loại khí thải (CO2, NH3, CH4,
H2S... thuộc các loại khí nhà kính chính) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của vật
nuôi, do ủ phân, chế biến thức ăn...ước tính khoảng vài trăm triệu tấn/năm.[10]
Theo ước tính, chất thải của gia súc toàn cầu tạo ra 65% lượng Nitơ
oxit (NO2) trong khí quyển. Đây là loại khí có khả năng hấp thụ năng lượng
mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Động vật nuôi còn thải ra 9% khí
CO2 toàn cầu, 37% lượng khí Methane (CH4) khí này có khả năng giữ nhiệt
cao gấp 23 lần khí CO2.[Trương Thanh Cảnh, 2010, 5]
Ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực trại chăn nuôi do sự phân
huỷ các chất hữu cơ có mặt trong phân và nước thải. Sau khi chất thải ra khỏi
cơ thể vật nuôi thì các chất khí đã lập tức bay lên, khí thải chăn nuôi bao gồm
hỗn hợp nhiều loại khí trong đó có trên 40 loại gây mùi, chủ yếu là H 2S và
NH3. Trong điều kiện kị khí cộng với sự có mặt của vi khuẩn trong phân và
nước thải xảy ra quá trình khử các ion sunphát (SO 42-) thành sunphua (S2-).
Trong điều kiện bình thường thì H2S là một trong những nguyên nhân gây ra
các vấn đề về màu và mùi.[X.Hợp, 2012,14]
Trong chăn nuôi lợn nói riêng thì vấn đề ô nhiễm không khí đang là
một vấn đề khá nghiêm trọng. Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ
Nam Định và Hà Tây cũ, qua khảo sát tại xã Trực Thái (Trực Ninh - Nam
Định) có 91,13% hộ nuôi lợn và xã Trung Châu (Đan Phượng - Hà Tây cũ,
nay thuộc Hà Nội) với 93,33% số hộ nuôi lợn, quy mô 3-43 con/hộ thấy mức
độ ô nhiễm đang ở tình trạng báo động. Khí độc NH 3, H2S có trong không khí
cao hơn mức cho phép 4,7 lần. Nồng độ S 2- tại hố thu nước thải chăn nuôi lợn
có thể lên đến 330 mg/l cao hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn (theo QCVN 24:

2009/ BTNMT cột B nồng độ sunfua là 10mg/l) [Vũ Trọng Bình,1]
Một số hộ chăn nuôi lợn ở nông thôn sống ở gần chợ, trường học hoặc
xen lẫn trong các khu dân cư, mùi hôi từ phân và nước thải của lợn đã gây ảnh
hưởng rất lớn đến cộng đồng người dân ở chợ, trường học và khu dân cư. Mùi

Khóa luận tốt nghiệp

12

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

thối gây ảnh hưởng xấu đối với cơ thể con người. Khi người hít phải mùi đó
sẽ thấy khó chịu, nhức đầu, tim đập mạnh, không muốn ăn. Những chất khí
độc như H2S, NH3, CO2, CH4, CO.... khi con người hít vào ở nồng độ cao hoặc
nồng độ thấp nhưng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thống tuần
hoàn, hệ tiêu hóa và hệ thống thần kinh. Lâu ngày sẽ làm tê liệt hệ thống khứu
giác. Thần kinh thường xuyên bị mùi hôi thối kích thích sẽ bị tổn thương làm
ảnh hưởng đến chức năng hưng phấn và ức chế vỏ đại não.[Prof Anthony J
McMichael PhD, 2007, 28]
Như vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do chăn nuôi là một vấn
đề lớn. Nhưng trong thực tế thì vấn đề này lại chưa được quan tâm nhiều. Hầu
hết ở các cơ sở chăn nuôi đều không có biện pháp xử lý môi trường không khí.
Chỉ một số cơ sở lớn thì có hệ thống thông gió để giảm mùi song cũng chỉ
giảm mùi trong môi trường trại chăn nuôi còn lượng khí thải vẫn thoát ra
ngoài gây ô nhiễm mùi, ô nhiễm không khí. Có một số trang trại lớn đã dùng

chế phẩm EM để hạn chế mùi, cách này rất hiệu quả nhưng tiếc là số lượng cơ
sở thực hiện rất ít. Nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không
khí do chăn nuôi thì mùi hôi thối, ruồi, muỗi và các loại sinh vật gây bệnh
truyền nhiễm khác sẽ phát sinh ngày càng nhiều và ảnh hưởng đến sức khỏe
người, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh đối với động vật nuôi.[ Đào Lệ Hằng,
11]
2.2.2.2 Ảnh hưởng tới môi trường nước.
Nguồn chất thải chăn nuôi gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước chủ
yếu là nước thải (nước tiểu, nước tắm, rửa chuồng trại) và phân thải. Theo
như tính toán thì với một đàn gia súc 10.000 con, để tạo ra khoảng 1000 tấn
lợn hàng năm thì phải giải quyết 10.000-20.000 tấn phân, 20.000 - 30.000 m 3
nước tiểu và 50.000 - 200.000 m3 nước rửa chuồng trại.[Nguyễn Tuấn Dũng,
2012, 8]

Khóa luận tốt nghiệp

13

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Dù nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi không lớn như các ngành công
nghiệp, sinh hoạt nhưng trong nước thải và chất thải chăn nuôi có chứa hàm
lượng các chất ô nhiễm rất cao, đặc biệt là các hợp chất chứa N và P. Do vậy,
nếu không quản lý tốt nguồn thải từ chăn nuôi thì rất dễ làm ô nhiễm các
nguồn nước mặt, gây hiện tượng phú dưỡng. Đặc biệt là các khu vực chăn

nuôi tập trung với số lượng lớn thì nguồn thải chăn nuôi rất dễ gây tình
trạng ô nhiễm cục bộ trong một phạm vi hẹp (trong khu vực làng nghề)
và việc nước mặt bị tích lũy một lượng lớn các chất ô nhiễm trong một
thời gian dài có thể là một nguyên nhân chính dẫn đến việc nước gầm bị
ô nhiễm do quá trình thấm lọc các chất ô nhiễm từ nước mặt và nước
ngầm. Đặc biệt là với các hợp chất của nitơ (NO 3--N và NH 4+ -N) do
chúng hầu như không bị giữ lại bởi đất nên khả năng thấm lọc là rất lớn.
[V.porphyre, Nguyễn Quế Côi, 2006, 26]
Cho đến nay, chưa có một báo cáo nào đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô
nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi gây ra. Theo báo cáo tổng kết của viện
chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải chảy tự do ra môi
trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi
bức. Nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Tổng
số VSV và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho phép rất nhiều lần. Ngoài ra
nước thải chăn nuôi còn có chứa Coliform, E.coli, COD...và trứng giun sán
cao hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép.[X.Hợp, 2012,14]
Theo số liệu của Sở Khoa học và Công nghệ Nam Định và Hà Tây cũ,
qua khảo sát tình hình nước thải chăn nuôi lợn tại xã Trực Thái (Trực Ninh Nam Định) và xã Trung Châu (Đan Phượng - Hà Tây cũ, nay thuộc Hà Nội)
thấy mức độ ô nhiễm đang ở tình trạng báo động: nước thải nhiễm E.Coli và
25% số mẫu nhiễm trứng giun với mật độ 4.025 trứng/500 ml nước thải. Hàm
lượng COD là 3.916 mg/l, trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ từ 100 đến 400

Khóa luận tốt nghiệp

14

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội


Khoa Tài nguyên và Môi trường

mg/lít. Một ví dụ khác, ở các trại lợn tại xã Đức Sơn (thành phố Đồng Hới)
của trung tâm giống vật nuôi tỉnh Quảng Bình, hàng ngày thải ra lượng chất
thải lớn không được xử lý làm 50 hộ dân quanh vùng không thể sử dụng
nguồn nước ngầm do có váng vàng, mùi hôi tanh. Tỷ lệ người dân mắc bệnh
tiêu chảy, mẩn ngứa, ghẻ lở rất cao. Chăn nuôi lợn ở xã Tô Hiệu (Thường Tín
- Hà Nội) với việc xả thẳng phân, nước tiểu lợn ra cống rãnh và hệ thống
thoát nước làm môi trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe người dân.[Vũ Trọng Bình, 1]
Hiện nay, trên cả nước còn nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày
thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống
thoát nước, kênh mương trong vùng làm nhiều hộ dân không có nước sinh
hoạt (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh), tỷ lệ người dân bị mắc
bệnh tiêu chảy, mẫn ngứa và ghẻ lở cao.[ Nguyễn Khoa Lý, 2008,16]
2.2.2.3 Ảnh hưởng tới môi trường đất
Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục diễn ra ở nhiều
nơi trên cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn
nước... còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất lượng
nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn.
Trong chất thải chăn nuôi có chứa một lượng lớn nitơ và photpho do
gia súc không hấp thụ hết từ thức ăn. Vì vây, khi bón quá nhiều loại phân này
cho cây trồng, cây sẽ không thể hấp thụ hết, và hàm lượng nitơ, photpho dư sẽ
tồn tại trong đất và gây ô nhiễm cho đất. Sự tồn tại nitơ hay photpho hàm
lượng cao trong đất sẽ kích thích sự phát triển của các vi sinh vật ưa nitơ hay
photpho, ức chế các loại vi sinh vật khác làm thay đổi khu hệ vi sinh đất.
Ngoài ra trong môi trường đất, nitơ hay bị oxy hóa thành nitrat, chúng đóng
thành váng trên bề mặt thổ nhưỡng, hạn chế sự trao đổi các thành phần trong
đất với môi trường.[Đào Lệ Hằng,11]


Khóa luận tốt nghiệp

15

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

Gần đây người ta còn thấy sự có mặt các kim loại nặng trong phân gia
súc. Nguyên nhân là do việc bổ sung một số kim loại nặng có khả năng kích
thích sự tăng trọng của gia súc nên một số doanh nghiệp chế biến thức ăn gia
súc đã cho một số kim loại nặng vào thành phần thức ăn. Nhưng điều đáng
nói là họ đã cho nhiều loại kim loại nặng với hàm lượng lớn vào thành phần
chế biến, trong khi đó, cơ thể gia súc chỉ hấp thu một số kim loại nặng với
một khối lượng nhất định. Vì vậy, khi đất trồng trọt được bón loại phân có
nguồn gốc từ chất thải chăn nuôi có thể dẫn tới tích tụ một lượng kim loại
nặng trong đất. Nếu kéo dài các kim loại này được đất trồng hấp thụ thì chúng
có thể được tích tụ trong các loại lương thực, thực phẩm các loại rau quả…,
khi con người ăn các loại thực phẩm này sẽ đưa các kim loại nặng này vào cơ
thể, tích tụ trong cơ quan và gây tác hại cả cho con người.[Chu Đình Khu,
2010, 15]
2.2.2.4 Ảnh hưởng tới môi trường kinh tế - xã hội.
Chất thải chăn nuôi còn là là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh về hô
hấp, tiêu hoá, do trong chất thải chứa nhiều VSV gây bệnh, trứng giun, sán.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo: nếu không có biện pháp thu
gom và xử lý chất thải chăn nuôi một cách thỏa đáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến

sức khỏe con người, vật nuôi và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc
biệt là các virus gây bệnh ở gia súc, gia cầm có thể lây sang người.[ X.Hợp,
2012, 14]
Từ cuối năm 2003, dịch cúm gia cầm đã bùng phát liên tục trên các
vùng trong cả nước. Từ đầu năm 2007 đã bùng phát hội chứng rối loạn hô hấp
và sinh sản (bệnh tai xanh - PSSR) trên lợn và tiếp tục bùng phát thêm nhiều
đợt trong những năm trở lại đây, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi, gây
mất an toàn thực phẩm và còn có nguy cơ lây nhiễm sang người nguy hiểm

Khóa luận tốt nghiệp

16

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường

không kém bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng.[Nguyễn Khoa Lý,
2008,16]
Rõ ràng ngành chăn nuôi phát triển nếu không đi kèm với các biện pháp
xử lý chất thải sẽ làm môi trường sống của con người xuống cấp nhanh
chóng. Môi trường bị ô nhiễm lại tác động trực tiếp vào sức khoẻ vật nuôi,
phát sinh dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác quản lý dịch bệnh, giảm
năng suất không thể phát triển bền vững.
Mặt khác, Chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm nếu được quản lý, sử
dụng hợp lý sẽ là nguồn thức ăn cho cá, làm phân bón ruộng, làm nhiên liệu
khí đun nấu và thắp sáng… Nhằm hạn chế được ô nhiễm môi trường, thúc

đẩy phát triển kinh tế trang trại, có tác dụng tích cực xây dựng nền nông
nghiệp sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phân giảm
nghèo, tạo lập hệ sản xuất nông nghiệp bền vững, góp phần bảo vệ môi
trường và xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp.[ Đào Hữu Hòa,12]
2.3 Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
2.3.1 Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi
Chất thải chăn nuôi hiện nay hiện là một vấn đề khá bức xúc trong các
phương án phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Ở nước ta, hiện trạng ô
nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra đang ngày một gia tăng ở
mức đáng báo động đòi hỏi đặt ra những phương án quản lý phù hợp và hiệu
quả nhất.
Theo thống kê năm 2010, cả nước có khoảng 8.500.000 hộ có chuồng
trại chăn nuôi ở quy mô hộ gia đình và khoảng 18.000 trang trại chăn nuôi tập
trung. Các trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn phần lớn có hệ thống xử
lý chất thải với các loại công nghệ khác nhau, nhưng hiệu quả xử lý chưa triệt
để, số trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải bằng biogas khoảng
67%. Trong đó chỉ có khoảng 2,8% có đánh giá tác động môi trường; Chăn
nuôi hộ gia đình mới có khoảng 70% (khoảng 5.950.000 hộ) có chuồng trại

Khóa luận tốt nghiệp

17

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


Trường ĐHNN Hà Nội

Khoa Tài nguyên và Môi trường


chăn nuôi, tỷ lệ có chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm khoảng
10%. Mới có khoảng 8,7% hộ chăn nuôi có công trình khí sinh học (hầm
Biogas), còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không xử lý chất thải vật nuôi
và chỉ có 0,6% số hộ có cam kết bảo vệ môi trường. [Nguyễn Tuấn
Dũng, 2012, 8]

Khóa luận tốt nghiệp

18

Nguyễn Thị Thu Trang – K54MTC


×