Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

LIÊN kết TRONG sản XUẤT và TIÊU THỤ táo QUẢ tại xã THƯỢNG NÔNG, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.11 KB, 100 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ
TIÊU THỤ TÁO QUẢ TẠI XÃ THƯỢNG NÔNG,
HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH PHÚ THỌ

Tên sinh viên

: Đặng Thị Kim Thanh

Chuyên ngành đào tạo

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: KTNNA – K57

Niên khóa

: 2012 - 2016


Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Nguyễn Thị Hải Ninh

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi
rõ nguồn gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề
tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương
nơi thực hiện đề tài.
Hà nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Đặng Thị Kim Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài
trường.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo Học
Viện Nông Nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT
đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản và những định hướng đúng đắn

trong học tập và tu dưỡng đạo đức, tạo tiền đề tốt cho tôi học tập và nghiên
cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.Nguyễn Thị Hải
Ninh - Bộ môn Kinh Tế tài nguyên và môi trường – Khoa Kinh Tế & PTNT
Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã dành nhiều thời gian tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới tập thể cán bộ UBND
xã Thượng Nông, toàn thể các chủ hộ trồng cây táo và người dân đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình nghiên cứu tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã
động viên khích lệ, chia sẻ khó khăn cũng như giúp đỡ nhiều mặt để tôi tiến
hành và hoàn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn !
Sinh viên
Đặng Thị Kim Thanh

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Xã Thượng Nông là một xã miền núi thuộc huyện Tam Nông tỉnh Phú
Thọ, là xã có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện
kinh tê xã hội rất thuận lợi cho trồng nhiều lợi cây ăn quả trong đó có cây táo.
Từ năm 2011 trở lại đây nhiều hộ dân đẫ đầu tư và học hỏi để phát triển cây
táo, nguồn lợi từ cây táo đã và đang phát huy đạt hiệu quả cao tạo điều kiện
cho phát triển thành cây trồng chủ đạo của gia đình trong tương lai. Tuy đã
thu được một số kết quả, song các hộ nông dân gặp rất nhiều khó khăn và
thách thức về vấn đề tiêu thụ táo quả. Làm thế nào để mối liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ táo quả của hộ phát triển là vấn đề đang được quan tâm của
các hộ trồng táo trong xã. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi tiến

hành nghiên cứu đề tài : “Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả tại xã
Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống
hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ táo quả; đánh giá thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu
thụ táo quả của hộ trong những năm qua; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
các hình thức liên kết của hộ nông dân xã Thượng Nông và từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên kết có hiệu quả trong
sản xuất và tieu thụ của các hộ nông dân xã Thượng Nông huyện Tam Nông tỉnh
Phú Thọ. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng táo và các tổ chức liên
quan đến liên kết sản xuất và tiêu thụ táo quả trên địa bàn; các hình thức liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ táo của đại phương và các yếu tố ảnh hưởng tới việc
tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của hộ nông dân.
Đề tài sử dụng đã thu thập từ các kết quả nghiên cứu, số liệu đã được
công bố phù hợp với phiam vi yêu cầu của đề tài và từ kết quả điều tra của 55
hộ trông táo trên địa bàn xã Thượng Nông huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ. Tài

iii


liệu thu thập được tổng hợp bằng các phương pháp như lập bảng, biểu đồ, sơ đồ,
phân tích bàng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phân tích SWOT.
Kết quả phát triển sản xuất táo của xã: Kết quả phân tích đánh giá thực
trạng phát triển sản xuất cây táo của xã Thượng Nông cho thấy, Thượng Nông
là xã trung du miền núi của tỉnh Phú Thọ, có điều kiệ thuận lợi cho phát triển
kinh tế. Là cây ăn quả hàng năm có đặc điểm là sau mỗi vụ các hộ đốn bỏ
thân giữ lại gốc cây cho phát triển cành mới vào năm sau do vậy diện tích
trồng của hộ không có sự thay đổi nhiều. Năm 2013 là 97,22 sào, năm 2014 là
97,22 sào và lên 97,35 sào vào năm 2015. Tuy nhiên trong những năm tiếp
theo các hộ sẽ mở rộng quy mô sản xuất phát triển cây táo.

Số liệu phản ánh quy mô, tốc độ tăng trưởng về năng suất, sản lượng
táo quả xã Thượng Nông qua 3 năm tương đối cao. Sản lượng năm 2013 là
420 tạ trong đó táo chua đạt 287 tạ và táo ngọt là 133 tạ. Năm 2014 tăng lên
455 tạ với 295 tạ táo chua và 160 tạ táo ngọt. Năm 2015 đạt 290 tạ táo chua
và 183 tạ táo ngọt. Kênh tiêu thụ táo quả chủ yếu trên địa bàn xã là bán cho
các thu gom và các chợ bán lẻ, HTXNN đại diện đứng ra làm trung gian, là
địa điểm tập trung để các hộ mang táo tới bán cho các thu gom, giá bán BQ
táo ngọt là 17 nghìn đồng/kg, táo chua là 10 nghìn đồng/kg.
Nội dung liên kết trong sản xuất và têu thụ táo ở xã Thượng Nông.
Diện tích trồng táo đạt 1,81 sào/hộ, các họ liên kết với nhau trong sản xuất và
tiêu thụ theo các nội dung sau:
 Liên kết trong sản xuất:
 Liên kết ngang:các hộ liên kết với nhau về trao đổi kinh nghiệm, thống
nhất thời điểm bón phân, trao đổi cách chữa trị nấm trên táo; liên kết
trong cung ứng vật tư thiết bị.
 Liên kết dọc: bao gồm mối liên kết trong sản xuất giữa hộ trồng táo và
HTXNN; mối liên kết giữa HTXNN với trung tâm khuyến nông tỉnh
Phú Thọ.
iv


 Liên kết trong tiêu thụ
 Liên kết ngang: liên kết giữa NSX – NSX; liên kết giữa NTG – NTG.
 Liên kết dọc: liên kết giữa hộ nông dân với người thu gom.
Những mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ đã và đang mang lại
những lợi ích cho các tác nhân tham gia liên kết.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
táo quả bao gồm:cơ chế chính sách; quy mô sản xuất của hộ; kinh nghiệm
trồng táo của hộ nông dân; khả năng tiếp nhận thông tin; yếu tố về thị trường;
điều kiện thời tiết khí hậu.

Các giải pháp cải thiện và nâng cao các mối liên kết trong sản xuất và
tiêu thụ táo. Qua phân tích thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thu táo
trên địa bàn xã Thượng Nông, phân tích tác động của các yếu tố, phân tích
SWOT, tôi đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện nâng cao các
mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả cho xã Thượng Nông huyện
Tam Nông tỉnh Phú Thọ, các giải pháp đó bao gồm: hoàn thiện công tác quy
hoạch; giải pháp thị trường tiêu thụ; giải pháp nâng cao năng lực cho hộ nông
dân; giải pháp phát triển hoạt động của HTXNN.

v


MỤC LỤC
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM............................................................................................................i
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN............................................................................................i
1.1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................................................3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................................................................4
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................................................................4
2.1. Cơ sở lý luận......................................................................................................................................................6
2.2. Cơ sở thực tiễn về các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả.......................................19
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................................................................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................................37
4.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ táo quả trên địa bàn xã Thượng Nông...............................................40
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ táo qủa trên địa bàn xã Thượng Nông...................................................................43
4.2 Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo ở xã Thượng Nông..................................................46
Sơ đồ 4.2. Cách thức quan hệ mua bán..............................................................................................................64
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ táo..................................................68
4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo
quả của các hộ nông dân xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.............................................78

5.1. Kết luận............................................................................................................................................................82
5.2. Kiến nghị..........................................................................................................................................................83
22. Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của nó đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường,
truy cập ngày 30/02/2016........................................................................................................86
23. Xây dựng thương hiệu cho táo quả , truy cập ngày 15/04/2016 ...........................................86

vi


LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.....................................................................................................................................iii
MỤC LỤC...............................................................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................................................x
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ..........................................................................................................xi
DANH MỤC HỘP..................................................................................................................................................xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................................................xii
PHẦN I. MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................ 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu..................................................................................................................... 4
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................................................... 4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN....................................................................................6
2.1. Cơ sở lý luận.............................................................................................................................. 6
2.1.1. Các khái niệm cơ bản................................................................................................................... 6
2.1.2. Vai trò và các nguyên tắc liên kết............................................................................................... 13

2.1.3. Nội dung nghiên cứu hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo của hộ nông dân..............15
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản của hộ nông dân.............17
2.2. Cơ sở thực tiễn về các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả...............................19
2.2.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ta về vấn đề liên kết trong sản xuất
nông nghiệp......................................................................................................................................... 19
2.2.2. Tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả ở một số địa phương của Việt Nam............20
2.2.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn................................................................................................ 23
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................24
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.................................................................................................... 24
3.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................................................... 24

vii


Bên cạnh đó các yếu tố khí hậu và điều kiện địa hình không thuận lợi, do vậy đã gây ảnh hưởng nhất
định đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Lượng mưa cả năm chỉ tập trung ở
một số tháng nhất định nên thường sảy ra ngập úng đối với những vùng đất thấp, bị sói mòn rửa trôi ở
những nơi có độ dốc lớn...................................................................................................................... 26
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................................... 26
a) Giao thông....................................................................................................................................... 31
b) Thuỷ lợi và nước sinh hoạt.............................................................................................................. 31
c) Giáo dục - đào tạo............................................................................................................................ 31
e) Văn hoá thể dục thể thao.................................................................................................................. 33
Quản lý và khai thác có hiệu quả phòng thư viện, bưu điện văn hóa xã, mạng lưới điện thoại được phủ
sóng, 100% gia đình có phương tiện nghe nhìn, xã có thư báo đến trong ngày đảm bảo phục vụ nhu cầu
thông tin kịp thời được thông suốt........................................................................................................ 33
Như vậy có thể thấy tình hình CSHT của xã Thượng Nông đã đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của
người dân, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.....................................................33
3.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 37
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu........................................................................................... 37

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin.................................................................................................. 37
3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin...................................................................................................... 38
3.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu................................................................................38
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu................................................................................................ 39
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................................40
4.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ táo quả trên địa bàn xã Thượng Nông.......................................40
4.1.1. Quy mô sản xuất táo trên địa bàn xã Thượng Nông - Tam Nông - Phú Thọ.................................40
4.1.2 Năng suất và sản lượng táo quả tại xã Thượng Nông...................................................................42
4.1.3 Tình hình tiêu thụ táo quả tại xã Thượng Nông............................................................................43
4.2 Thực trạng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo ở xã Thượng Nông.........................................46
4.2.1. Đặc điểm của các tác nhân tham gia liên kết...............................................................................46
4.2.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ táo tại hộ điều tra.......................................................................51
4.2.3. Thực trạng về các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả ở xã Thượng Nông.........55
4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình liên kết sản xuất và tiêu thụ táo.........................................68
4.3.1 Cơ chế chính sách....................................................................................................................... 68
4.3.2 Quy mô sản xuất của hộ.............................................................................................................. 70
4.3.3 Kinh nghiệm trồng táo của hộ nông dân...................................................................................... 71
4.3.4 Khả năng tiếp nhận thông tin....................................................................................................... 72
4.3.5 Yếu tố về thị trường.................................................................................................................... 73
4.3.6 Điều kiện thời tiết khí hậu........................................................................................................... 76
Những khó khăn đó đã ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây táo, khoảng tháng
4 và tháng 5 các mầm táo bắt đầu nảy cho ra cành mới, khi gặp nắng to, kéo dài hoặc mưa nhiều sẽ

viii


khiến cho mầm táo phát triển không tốt, thậm chí nắng nóng kéo dài làm cho gốc táo không nảy được
mầm, nắng nóng sẽ làm cho quả bị đét, ít nước và chát, mưa nhiều quả sẽ bị thối, nhiều sâu. Do đó làm
cho năng suất thấp ảnh hưởng lớn tới liên kết trong sản xuất và tiêu thụ của hộ...................................76
4.3.7. Phân tích SWOT........................................................................................................................ 77

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao các mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
táo quả của các hộ nông dân xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ...............................78
4.4.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch................................................................................................... 78
4.4.2. Giải pháp thị trường tiêu thụ...................................................................................................... 79
4.4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cho hộ nông dân............................................................................80
4.4.4. Giải pháp phát triển hoạt động của HTXNN...............................................................................81
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................................82
5.1. Kết luận.................................................................................................................................... 82
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................................. 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................................................85

ix


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã qua 3 năm 2013-2015...............................................28
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của xã Thượng Nông.....................................................30
Bảng 3.3. Tình hình CSHT của xã............................................................................................... 34
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm (2013- 2015).......................................36
Bảng 3.5. Cơ cấu đối tượng điều tra............................................................................................ 38
Bảng 4.1. Diện tích trồng táo qua các năm của xã Thượng Nông ( năm 2013-2015)....................41
Bảng 4.2. Năng suất và sản lượng táo quả của xã qua các............................................................42
năm ( 2013-2015)....................................................................................................................... 42
Bảng 4.3. Thông tin chung về hộ điều tra.................................................................................... 47
Bảng 4.4. Nguồn đất sản xuất táo của hộ.....................................................................................51
Bảng 4.5. Thu nhập của hộ từ việc trồng xen một số loại hoa màu trong 1 vụ ( tính cho 1 sào ).. .52
Bảng 4.7. Kênh tiêu thụ táo quả của các hộ sản xuất táo..............................................................54
Bảng 4.8. Nội dung liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất............................................56
Bảng 4.9. Tình hình liên kết trong cung ứng của hộ.....................................................................57
Bảng 4.10. Nội dung liên kết giữa người sản xuất với HTXNN...................................................58

Bảng 4.11. Đánh giá việc hỗ trợ của Nhà nước và nhà khoa học..................................................60
Bảng 4.12. Kết quả và lợi ích của liên kết trong sản xuất táo quả.................................................61
Bảng 4.13. Nội dung liên kết trong tiêu thụ giữa NSX-NSX........................................................63
Bảng 4.14. Cách thức quan hệ mua bán với người sản xuất của các thu gom...............................65
Bảng 4.15. Phương thức thanh toán của NTG..............................................................................65
Bảng 4.17. Nguyện vọng về chính sách của nhà nước của các hộ điều tra....................................70
Bảng 4.18. Kinh nghiệm trồng táo của hộ nông dân.....................................................................71
Bảng 4.19. Các phương tiện thông tin của hộ theo dõi về tình hình thị trường.............................72
Bảng 4.20. Tần xuất theo dõi thông tin thị trường của hộ.............................................................73

x


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ táo qủa trên địa bàn xã Thượng Nông...............................................43
Đồ thị 4.1. Biến động giá táo qua các năm ở xã Thượng Nông............................................45
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu phần trăm tiêu thụ táo của các hộ điều tra năm 2016............................54
Sơ đồ 4.2. Cách thức quan hệ mua bán.................................................................................... 64

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Ý kiến của người dân khi được tham gia lớp tập huấn trồng táo...................59
Hộp 4.2. Ý kiến của hộ trong việc nắm bắt các thông tin về các chính sách................68
Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ địa phương trong việc nắm bắt các thông tin về các chính
sách............................................................................................................................ 69
Hộp 4.4. Ý kiến của hộ về tình hình thị trường tiêu thụ trên địa bàn............................74

xi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
SX
SXNN
HTX
HTXNN
DN
LK
NSX
NTG
CN – XD – DV
HND
CSHT
QM
UBND

Giải nghĩa
Sản xuất
Sản xuất nông nghiệp
Hợp tác xã
Hợp tác xã nông nghiệp
Doanh nghiệp
Liên kết
Người sản xuất
Người thu gom
Công nghiệp – xây dựng – dịch vụ
Hộ nông dân
Cơ sở hạ tầng
Quy mô
Ủy ban nhân dân


xii


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất trồng trọt nói riêng là lĩnh
vực sản xuất vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu về lương thực, thực
phẩm cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng xuất khẩu.
Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩa to lớn và quyết định đến việc
chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Làm cho năng suất cây trồng tăng,
đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng sẽ chuyển nền sản xuất nông nghiệp
từ độc canh lương thực sang nền nông nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm
hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường và góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Diện tích cây ăn quả cả nước ước đạt 832 nghìn ha, trong đó miền Bắc
38,7%, miền Nam 61,3%, trong đó riêng ĐBSCL là vùng sản xuất trái cây lớn
nhất chiếm 37% diện tích cả nước. Sản lượng cây ăn quả đạt 930 ngàn tấn
(Tổng cục thống kê, 2014).
Mặc dù vậy, SXNN của Việt Nam hiện đang phải đối mặt với khá nhiều
những khó khăn, thách thức do tập quán canh tác truyền thống lạc hậu, do
hình thức tổ chức sản xuất nhỏ lẻ manh mún, do tác động của hội nhập kinh tế
quốc tế và tình trạng biến đối khí hậu đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong
số những khó khăn thách thức đang đặt ra đối với SXNN thì vấn đề liên kết
trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản được coi là một trong những
vấn đề then chốt, có ảnh hưởng quyết định đến tới sự phát triển SXNN của
đất nước.
Nghị quyết số 26 NQ/TƯ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chỉ rõ:
“Chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với
các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị
trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại,

trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn”. Nhờ những chủ
1


trương chính sách đó mà nhiều hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản đã được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng như hình thức
liên kết bốn nhà, hình thức liên kết trực tiếp giữa hộ nông dân với DN, hình
thức nhóm liên kết giữa tư thương và nông dân, hình thức liên kết trực tiếp
giữa người nông dân và người tiêu dùng sản phẩm… (Vũ Đức Hạnh, 2015).
Vùng đất trung du miền núi Phú Thọ có điều kiện tự nhiên thích hợp
cho phép trồng nhiều loại cây ăn quả như táo, dứa, mít, nhãn, vải, bưởi, cam,
quýt, hồng… Theo số liệu tổng hợp từ các địa phương, đến hết năm 2014 cả
tỉnh có khoảng trên dưới 2.500 - 3.000ha cây ăn quả gồm bưởi 1.500ha, táo
120ha, chuối trên 1.000ha, còn lại là hồng, vải, xoài… (Quốc Vượng, 2014).
Với lợi thế tiếp giáp thủ đô Hà Nội qua cầu Trung Hà huyện Tam Nông
là đầu mối giao thông vận tải quan trọng của tỉnh Phú Thọ, các tuyến đường
huyết mạch chạy qua huyện là QL32, QL 32A, QL 32C, với vị trí địa lý, kinh tế
thuận lợi, diện tích đất đai, tài nguyên, cho phép huyện có khả năng phát triển
nông nghiệp đa dạng, phong phú, có khả năng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2014
là: 15.596,92 ha, diện tích đất nông nghiệp là 10.932,62 ha, trong đó diện tích đất
trồng cây hàng năm là 4.723,58 ha chiếm 30,29% (Phan Văn Thảo, 2014).
Thượng Nông là một xã miền núi thuộc huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
Diện tích đất đai tài nguyên phong phú thích hợp trồng nhiều loại cây ăn quả,
bước đầu đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy đã thu được một số kết quả, song
tính manh mún của cây ăn quả vẫn phổ biến. Vào mùa thu hoạch tại những
vùng trồng táo người sản xuất bày bán dọc đường đi, giá cả tùy thời điểm, tuy
khá hơn trồng lúa, ngô, rau nhưng rất mất công, khó tránh khỏi tình trạng
“được mùa, mất giá”. Và càng khó hơn mở rộng quy mô sản xuất, một hộ có
vài sào trồng táo, cả xã vài ha thì bán được, nhiều hơn chưa biết tiêu thụ ra

sao? Vấn đề tiêu thụ táo quả của các hộ nông dân đã và đang gặp nhiều khó
khăn và thách thức.
2


Thực tế thì mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả đã thực sự
đạt hiệu quả như người dân mong muốn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới
tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của hộ cũng như thuận
lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện liên kết với mỗi hình thức liên kết
tiêu thụ sản phẩm táo quả của hộ nông dân là gì?. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn
đề này, đề tài: “Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả tại xã Thượng
Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ” được thực hiện nhằm tháo gỡ những
khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm táo quả của các hộ nông dân trong xã,
UBND xã và các cơ quan chức năng đã có những chỉ đạo tích cực, khuyến
khích và tăng cường các hoạt động liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng về tình hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo
quả của các hộ nông dân xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức liên
kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả của các hộ dân xã Thượng Nông trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các hình thức
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả;
- Đánh giá thực trạng các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
táo quả của các hộ nông dân những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới các hình thức liên kết trong sản
xuất và tiêu thụ táo quả của các hộ nông dân xã Thượng Nông;
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường các hình thức

liên kết có hiệu quả trong sản xuất và tiêu thụ táo quả của các hộ nông dân xã
Thượng Nông.

3


1.3. Câu hỏi nghiên cứu
1) Trên địa bàn xã Thượng Nông đang có những hình thức liên kết sản
xuất và tiêu thụ táo quả nào? Những tác nhân tham gia trong các hình thức
liên kết này là ai?
2) Những yếu tố nào có ảnh hưởng tới việc tham gia liên kết và kết quả
thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm táo quả của hộ nông dân
trong xã? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó ra sao?
3) Những giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện và tăng
cường các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả của hộ nông
dân trong xã Thượng Nông?
1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các tác nhân liên quan tới quá trình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
táo quả trên địa bàn xã Thượng Nông, bao gồm: hộ nông dân trồng và sản
xuất táo, người thu gom, HTX, cán bộ địa phương;
- Các hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ táo quả của địa
phương;
- Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ
táo quả của hộ nông dân.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do diện tích trồng táo của xã Thượng Nông những năm gần đây mới
phổ biến và nhân rộng, do vậy mối liên kết trong sản xuất của các hộ nông
dân chỉ dừng lại ở hình thức liên kết ngang giữa các hộ trồng táo với nhau,
giữa các hộ sản xuất và người thu gom. Cùng với đó hình thức liên kết với

các tổ chức cung ứng vật tư sản xuất, HTXNN trong cung ứng đầu vào chưa
thực sự phát triển.
 Về nội dung:

4


- Thực trạng các hình thức liên kết trong tiêu thụ táo quả của các hộ
nông dân.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới sự tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ táo
quả của địa phương.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao các hình thức liên kết
sản xuất và tiêu thụ táo quả.
 Về không gian:
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Thượng Nông, huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ.
 Về thời gian:
Số liệu được thu thập từ năm 2013 – 2015 và tiến hành khảo sát trong
năm 2016.

5


PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Lí luận về liên kết
 Liên kết
Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học thì liên kết là khái niệm chỉ sự kết
hợp giữa hai hay nhiều phần tử để trở thành một khối thống nhất, giữa các

phần tử có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về vai trò và nhiệm vụ của mình để
cùng thực hiện các công việc chung nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Liên kết là
một hình thức kết hợp diễn ra trên mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, khoa
học. Như liên kết kinh tế, lên kết sản xuất, liên kết hóa học, liên kết phân tử…
Trong đó khái niệm liên kết kinh tế được sử dụng nhiều trong nền kinh tế xã
hội ngày nay với vai trò ngày càng lớn, đóng góp cho sự phát triển của kinh tế
xã hội mỗi quốc gia (David. W. Pearese, 1995).
 Liên kết kinh tế
Theo Phạm Thị Minh Nguyệt (2006): “Liên kết kinh tế chính là những
phương thức hoạt động của các hình thức hợp tác kinh tế, liên kết kinh tế phát
triển ngày càng phong phú, đa dạng theo sự phát triển của hợp tác kinh tế. Tất
cả các mối quan hệ kinh tế được hình thành giữa hai hay nhiều đối tác với
nhau dựa trên những hợp đồng đã kí kết với những thỏa thuận nhất định gọi là
liên kết kinh tế”.
Liên kết kinh tế là một thể chế kinh tế nhằm thực hiện một kiểu phối
hợp hành động giữa các chủ thể kinh tế độc lập tự chủ với nhau, một cách tự
nguyện, thỏa thuận đôi bên cùng có lợi và tin tưởng lẫn nhau; ràng buộc lẫn
nhau theo một kế hoạch hoặc qui chế định trước, dài hạn hoặc thường xuyên;
nhằm ổn định và nâng cao hiệu quả kinh tế (Hồ Quế Hậu, 2012).

6


QĐ 38-HĐBT năm 1989 về liên kết kinh tế trong sản xuất, lưu thông, dịch
vụ: “Liên kết kinh tế là những hình thức phối hợp hoạt động do các đơn vị
kinh tế tự nguyện tiến hành để cùng nhau bàn bạc và đề ra các chủ trương,
biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinh doanh của mình, nhằm
thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng có lợi nhất”.
Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra mối quan hệ kinh tế ổn định
thông qua các hợp đồng kinh tế hoặc các quy chế hoạt động của từng tổ chức

liên kết, để tiến hành phân công sản xuất chuyên môn hoá và hiệp tác hoá,
nhằm khai thác tốt tiềm năng của từng đơn vị tham gia liên kết, góp phần
nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng
cao thu nhập của các bên liên kết cũng như tăng thu ngân sách Nhà nước;
hoặc để cùng nhau tạo thị trường chung, phân định hạn mức sản lượng cho
từng đơn vị thành viên, giá cả cho từng loại sản phẩm, để bảo vệ lợi ích kinh
tế của nhau tạo cho nhau có khoản thu nhập cao nhất.
Như vậy có thể hiểu liên kết kinh tế chính là sự hợp tác kinh tế tự
nguyện giữa hai hay nhiều bên tham gia thông qua các hợp đồng kinh tế, phối
hợp bàn bạc kế hoạch sản xuất, kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất
cho các bên tham gia.
Liên kết trong sản xuất: Là những hình thức phối hợp hoạt động của
các đơn vị tham gia vào khâu sản xuất của một hay nhiều sản phẩm, từ đầu
vào của sản phẩm cho tới đầu ra của sản phẩm, hình thành các chủ trương,
biện pháp nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất.
Liên kết trong tiêu thụ: Liên kết trong tiêu thụ là những hình thức phối
hợp hoạt động của các đơn vị tham gia vào khâu phân phối tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa dịch vụ, là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Liên kết
trong tiêu thụ hình thành các kênh tiêu thụ, mạng lưới tiêu thụ nhằm thúc đẩy
phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ theo mong muốn của nhà phân
phối.
7


Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ
diễn ra và thu hút mọi sự tham gia của các chủ thể kinh tế có nhu cầu mà
không giới hạn phạm vi địa lí. Là sự phối hợp hoạt động của các đơn vị tham
gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu dùng của một
hoặc một số hàng hóa dịch vụ. Mỗi ngành hàng đều có nhiều công đoạn đều
được thực hiên bởi những chủ thể nhất định. Mỗi chủ thể đều có thể là các

pháp nhân độc lập hoặc các bộ phận phụ thuộc lần nhau về mặt pháp lí nhưng
đều được thực hiện và hoàn thành một số chức năng và tạo ra những sản
phẩm nhất định (Nguyễn Tất Thắng, 2012).
2.1.1.2. Lí luận về sản xuất và tiêu thụ
 Sản xuất:
Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là quá
trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Sản xuất là một khái niệm rất phổ biến
trong đời sống và trong kinh tế, một cách đơn giản nhất sản xuất được hiểu là:
Sản xuất là quá trình các hãng sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm
(Cao Thúy Xiêm, 2012).
 Tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian
giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng.
Trong quá trình tuần hoàn các nguồn vật chất, việc mua và bán được thực
hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu
thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp (Trần Minh Đạo, 2002 ).
Tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức kinh tế và
kỹ thuật nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ
chức sản xuất, tiếp nhận sản phẩm, chuẩn bị hàng hoá và bán theo nhu cầu
khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất (Nguyễn Thị Lan Anh, 2014).

8


Như vậy, tiêu thụ sản phẩm táo quả của hộ nông dân là đưa sản phẩm
táo quả từ nơi sản xuất là hộ nông dân đến nơi chế biến hay tiêu dùng sản
phẩm giữa người bán là hộ nông dân và người mua nhằm thực hiện lợi ích của
mỗi bên thông qua hoạt động trao đổi mua bán.
 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện của quan hệ giữa người tiêu dùng và

nhà sản xuất. Thể hiện độ tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất.
Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm người tiêu dùng và nhà sản xuất gần gũi
nhau hơn, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng tốt hơn, thuận tiện hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn (Nguyễn
Thị Lan Anh, 2014).
Tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp củng cố
vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm có
chất lượng tốt và giá cả phải chăng cùng với phương thức mua bán dễ dàng
thuận tiện và dịch vụ bán hàng tiên tiến … (Thư viện học liệu mở Việt Nam,
2015).
Tiêu thụ sản phẩm có vai trò làm trung gian, cầu nối giữa người sản
xuất của các doanh nghiệp với các đối tượng khách hàng khác nhau. Qua đó
doanh nghiệp nắm bắt được những yêu cầu của khách hàng, phản ứng từ phía
khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp
(Thư viện học liệu mở Việt Nam, 2015).
Tiêu thụ sản phẩm có một vai trò vô cùng quan trọng, nếu thực hiện tốt
công tác tiêu thụ sản phẩm không những thực hiện giá trị sản phẩm mà còn
tạo uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở để củng cố vững chắc và phát triển thị
trường trong nước và thị trường nước ngoài. Tiêu thụ sản phẩm cũng là nhân
tố tạo ra sự cân bằng trên thị trường trong nước, hạn chế hàng hoá nhập khẩu
và nâng cao uy tín đối với các hàng hoá nội địa.

9


2.1.1.3. Các hình thức liên kết
a) Căn cứ vào vai trò quan hệ kinh tế giữa các tác nhân từ sản xuất tới tiêu
dùng, người ta chia làm hai phương thức:
 Liên kết ngang
Là hình thức liên kết giữa các chủ thể nhằm mục đích làm chủ thị

trường sản phẩm. Kết quả của hình thức liên kết ngang này là hình thành nên
những tổ chức liên kết như HTX, liên minh, hiệp hội… Các cơ sở liên kết với
nhau là những cơ sở hoạt động độc lập nhưng có quan hệ với nhau và thông
qua một bộ máy kiểm soát chung. Với hình thức liên kết này, ngành nông
nghiệp có thể hạn chế được sự ép cấp ép giá nông sản của các cơ sở chế biến
nhờ sự làm chủ thị trường nông sản (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
 Liên kết dọc
Đây là phương thức liên kết mà các thành viên khi tham gia liên kết sẽ
làm chủ dây chuyền sản xuất, nó được thực hiện theo trật tự của các khâu
trong quá trình sản xuất kinh doanh như liên kết giữa sản xuất với chế biến
hoặc cả sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm (Phạm Thị Minh Nguyệt,
2006).
b) Căn cứ vào hình thức thỏa thuận có:
 Mua bán tự do trên thị trường
Mua bán trên thị trường tự do là hình thức giao dịch trực tiếp giữa
người mua và người bán. Người mua thấy được số lượng, chất lượng hàng
hóa mình cần, còn người bán sau khi thỏa thuận được giá cả sẽ bán và thu
được tiền mặt đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Việc mua bán được thực
hiện trên thị trường theo quan hệ cung cầu. Thị trường có vai trò là người
định giá, giá cả được định đoạt tại mỗi thời điểm giao dịch (Nguyễn Thị Lan
Anh, 2014).
 Thoả thuận miệng

10


Thỏa thuận miệng là các thoả thuận không được thể hiện bằng văn bản
giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc
nào đó. Thỏa thuận miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất
lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm nhận hàng. Cơ sở của thỏa thuận miệng là

niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham
gia hợp đồng.
Thỏa thuận miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ
thân thiết (họ hàng, anh chị em ruột thịt, bạn bè…), hoặc giữa các tác nhân đã
có quá trình hợp tác, liên kết SX và tiêu thụ với nhau mà trong suốt thời gian
hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách
nhiệm giữ chữ tín với các đối tác. Tuy nhiên thỏa thuận miệng thường chỉ là
các thoả thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng
hoá. So với hợp đồng bằng văn bản thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính
chất pháp lý thấp (Vũ Đức Hạnh, 2015).
 Hợp đồng bằng văn bản
Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập
giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm. Hợp đồng
là “sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm
nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với giá đặt
trước”.
Liên kết thông qua hợp đồng là hình thức một công ty cam kết mua
hàng hóa từ một nhà máy SX với một mức giá được xác định trước khi mua.
Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà SX và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh của
những văn bản thỏa thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này có
thể là về giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên liệu đầu vào,
các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được thỏa thuận trước khi bán.

11


Liên kết thông qua hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và
quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp đồng (Vũ Đức Hạnh, 2015).

12



×