Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

SỰ THAM GIA của THANH NIÊN TRONG TRỒNG cây ăn QUẢ (nghiên cứu trường hợp tại xã chiềng cọ, thành phố sơn la, tỉnh sơn la)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.24 KB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
-----------------------***----------------------

VŨ THANH MAI

SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN TRONG
TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La,
tỉnh Sơn La)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI
----------------------***--------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN TRONG
TRỒNG CÂY ĂN QUẢ
(Nghiên cứu trường hợp tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La,
tỉnh Sơn La)

Tên sinh viên:
Mã sinh viên:
Ngành đào tạo:
Lớp:


Niên khóa:
Giảng viên hướng dẫn:

VŨ THANH MAI
598913
XÃ HỘI HỌC
K59XHHA
2014 - 2018
Th.s NGUYỄN THỊ THU HÀ

HÀ NỘI – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này được thực hiện một cách nghiêm túc,
trung thực bằng nỗ lực nghiên cứu của chính tác giả, không gian lận, không sao
chép từ các tài liệu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của toàn bộ nội dung khóa
luận tốt nghiệp
NGƯỜI CAM ĐOAN

Vũ Thanh Mai

i


LỜI CẢM ƠN
Qua khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các
thầy cô trong khoa, các cán bộ và người dân xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La,
tỉnh Sơn La những người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt

thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thị Thu Hà, người đã
trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này. Với sự hướng dẫn nhiệt tình,
tận tâm, theo sát sinh viên trong quá trình làm khóa luận, cô không chỉ giúp đỡ
tôi về kiến thức, phương pháp nghiên cứu mà cô còn truyền đạt những kinh
nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu cho tôi, cô cũng là người động viên
và chia sẻ giúp đỡ tôi khi tôi gặp khó khăn để có thể hoàn thành khóa luận này.
Tôi cũng xin cảm ơn thầy cô trong bộ môn xã hội học và khoa Lý luận chính
trị và xã hội Trường Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã cung cấp cho tôi những
kiến thức, kinh nghiệm, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong khi đang học
tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện khóa luận.
Tôi cũng chân thành cảm ơn chủ tịch UBND, bí thư chi đoàn, các đoàn
viên và người dân xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã tạo điều
kiện, giới thiệu địa điểm thực tập và cung cấp những tài liệu, chia sẻ thông tin
liên quan đến đề tài để tôi hoàn thành đề tài tại địa phương.
Sau cùng, tôi xin kính chúc thầy cô trong khoa Lý luận chính trị và xã hội
thật dồi dào sức khỏe, luôn nhiệt huyết để tiếp tục dìu dắt các thế hệ sinh viên
của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2018
Sinh viên

Vũ Thanh Mai
ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài “Sự tham gia của thanh niên trong trồng cây ăn quả” nhằm tìm
hiểu về thực trạng sản xuất của các hộ gia đình có thanh niên tham gia trồng
cây ăn quả, đồng thời thấy được sự khác biệt về sự tham gia các hoạt động

trồng cây ăn quả giữa nhóm thanh niên đã kết hôn và nhóm thanh niên chưa kết
hôn. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng bằng
60 phiếu phỏng vấn thanh niên tham gia trồng mận hậu và phương pháp nghiên
cứu định tính bằng 12 phỏng vấn sâu bao gồm: 1 phỏng vấn sâu cán bộ phụ
trách kinh tế xã, 8 phỏng vấn sâu lao động thanh niên, 3 phỏng vấn sâu với
người lớn tuổi trong các gia đình có thanh niên tham gia trồng mận hậu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực trạng sản xuất cây ăn quả của các gia
đình có thanh niên tham gia trồng cây mận hậu đang có xu hướng phát triển
theo chiều sâu (cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, xây dựng mô hình
hợp tác xã trồng cây ăn quả sạch) nhằm đảm bảo thị trường đầu ra ổn định cho
sản phẩm. Về sự tham gia của thanh niên trong hoạt động trồng cây ăn quả của
gia đình, lực lượng thanh niên tham gia vào các quá trình với vai trò: người làm
chính, người phụ giúp. Tuy nhiên, trong từng vai trò thì tỷ lệ tham gia đảm
nhiệm vai trò là người làm chính của nhóm thanh niên đã kết hôn luôn chiếm tỷ
lệ cao hơn so với nhóm thanh niên chưa kết hôn.
Cây mận hậu là một loại cây đem lại giá trị kinh tế cao cho các hộ gia
đình. Tìm hiểu về sự tham gia của thanh niên trong hoạt động trồng cây ăn
quả có thể thấy được nguồn gốc, thực trạng sản xuất mận hậu và sự khác
nhau giữa hai nhóm thanh niên đã kết hôn và nhóm thanh chưa kết hôn) tại
địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa: sự tham gia – thanh niên – cây mận hậu

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN....................................................................................iii
MỤC LỤC............................................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG...........................................................................................vii
DANH MỤC HỘP.............................................................................................viii
PHẦN 1: GIỚI THIỆU.......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể............................................................................................2
1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu.................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................3
1.3.2. Khách thể nghiên cứu..................................................................................3
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................4
2.1. Các lý thuyết liên quan đến đề tài..................................................................4
2.1.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý............................................................................4
2.1.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng......................................................................5
2.1.3. Lý thuyết hệ thống hành động của T.Parson (1902 – 1979)........................6
2.2. Các nghiên cứu có liên quan..........................................................................7
2.2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam............................7
2.2.2. Các loại hình việc làm của thanh niên.......................................................11
2.2.3. Sự tham gia của nam giới và nữ giới trong sản xuất nông nghiệp............13
2.3. Các khái niệm liên quan...............................................................................15
2.3.1. Sự tham gia................................................................................................15
iv


2.3.2. Thanh niên.................................................................................................15
2.3.3. Cây ăn quả.................................................................................................16
PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................17
3.1. Chọn điểm nghiên cứu.................................................................................17
3.2. Phương pháp thu thập thông tin...................................................................18

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp....................................................18
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp.....................................................18
3.3. Xử lý và phân tích thông tin.........................................................................19
3.4. Khung phân tích...........................................................................................19
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................21
4.1. Đặc điểm nhân khẩu – xã hội của các thanh niên tham gia trồng mận hậu.. .21
4.2. Thực trạng sản xuất cây ăn quả của các gia đình có thanh niên tham gia
trồng cây mận hậu...............................................................................................23
4.2.1. Thời gian và lý do trồng cây mận hậu.......................................................23
4.2.2. Quy mô sản xuất........................................................................................26
4.2.3. Thu nhập....................................................................................................33
4.3. Sự tham gia của thanh niên trong quá trình cung cấp/chuẩn bị đầu vào của
cây ăn quả............................................................................................................35
4.3.1. Các hoạt động cung cấp/chuẩn bị đầu vào của cây mận hậu....................35
4.3.2. Các hình thức tham gia của thanh niên ở các hoạt động cung cấp/chuẩn bị
đầu vào của cây mận hậu.....................................................................................37
4.4. Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chăm sóc/đảm bảo sản xuất cây
ăn quả..................................................................................................................42
4.4.1. Các hoạt động của quá trình chăm sóc/đảm bảo sản xuất.........................42
4.4.2. Các hình thức tham gia của thanh niên.....................................................44
4.5. Sự tham gia của thanh niên ở quá trình tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả.........48
4.5.1. Các hoạt động tiêu thụ cây mận hậu..........................................................48
4.5.2. Các hình thức tham gia của thanh niên trong quá trình tiêu thụ mận hậu..........49
v


PHẦN 5: KẾT LUẬN........................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................56
PHỤ LỤC...........................................................................................................60


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Độ tuổi của thanh niên tham gia trồng mận hậu.................................21
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của thanh niên tham gia trồng mận hậu..................22
Bảng 4.3: Diện tích trồng mận hậu của hộ gia đình............................................26
Bảng 4.4: Lao động tham gia hoạt động trồng mận hậu của hộ gia đình............29
Bảng 4.5: Chi phí đầu tư sản xuất/vụ..................................................................30
Bảng 4.6: thực trạng thuê lao động của gia đình trồng mận hậu.........................31
Bảng 4.7: Nguồn vốn vay của các hộ gia đình....................................................32
Bảng 4.8: Thu nhập/năm từ cây mận hậu............................................................33
Bảng 4.9: Sự tham gia của thanh niên trong quá trình cung cấp/chuẩn bị đầu vào...38
Bảng 4.10: Sự tham gia của thanh niên trong quá trình chăm sóc......................45
Bảng 4.11: Sự tham gia của thanh niên trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.........50

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1: Thời gian trồng mận hậu......................................................................25
Hộp 4.2: Lý do trồng mận của gia đình...............................................................26
Hộp 4.3: Diện tích trồng mận hậu.......................................................................27
Hộp 4.4: Sự tham gia của lao động gia đình trong trồng mận............................30
Hộp 4.5: Hiệu quả cải thiện đời sống của các hộ gia đình..................................34
Hộp 4.6: Tiêu trí chọn giống...............................................................................35
Hộp 4.7: Vai trò của thanh niên trong công đoạn cung cấp/chuẩn bị đầu vào....41
Hộp 4.8: Vun xới đất cho cây..............................................................................42
Hộp 4.9: Lý do không tham gia...........................................................................47
Hộp 4.10: Kinh nghiệm xác định thời điểm thu hái mận....................................48

Hộp 4.11: Mức độ quan trọng của thanh niên trong quá trình tiêu thụ...............52

viii


PHẦN 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một đất nước có khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn,
lao động ở nông thôn cũng chiếm gần 70% lực lượng lao động của cả nước. Mặc
dù trong những năm qua, xu hướng đô thị hóa đang gia tăng, nhưng theo Tổng
cục Thống kê, đến năm 2014, có 69,3% lực lượng lao động nước ta tập trung ở
nông thôn và trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp . Do đó,
nông nghiệp được xác định là một trong những trụ cột quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế đất nước ta giai đoạn 2016-2020.
Trong hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đạt được mức tăng
trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Giá trị sản xuất nông nghiệp
của Việt Nam tăng trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/năm giai đoạn (1986 2015) . Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, mặc dù kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó
khăn nhưng nông nghiệp, nông thôn vẫn là ngành giữ được tốc độ tăng trưởng
tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh tế. Đồng thời, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng tích cực đặc biệt là chuyển sang trồng
các loại cây ăn quả .
Diện tích cây ăn quả cả nước và các vùng, miền nhìn chung có xu hướng
liên tục tăng trong những năm gần đây. Tổng diện tích cây ăn quả cả nước năm
2016 ước đạt 857,4 nghìn ha, tăng hơn 122,8% lần so năm 1996 (384,8 nghìn
ha), tăng 11,7% so năm 2005 (767,4 nghìn ha), tăng 9,9 % so năm 2010 (779,7
nghìn ha) . Điều này cho thấy các loại cây ăn quả đã và đang góp phần mang lại
nguồn thu nhập đáng kể cho các gia đình nông dân. Theo kết quả khảo sát thị
trường năm 2016, nhiều gia đình trồng cây ăn quả đã đạt thu nhập hàng trăm
triệu đồng/vụ. Do đó ngày càng nhiều gia đình chuyển đổi từ việc trồng các loại
cây trồng, kém năng suất sang trồng cây ăn quả đảm bảo quá trình chuyển đổi cơ

cấu cây trồng hợp lý và khai thác hiệu quả quỹ đất để phát triển sản xuất . Tuy
nhiên, một vấn đề đang đặt ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và
1


trồng cây ăn quả nói riêng ở các địa phương hiện nay là rất thiếu lao động, đặc
biệt là thanh niên.
Mặc dù có đến 51% thanh niên ở nông thôn, có cơ hội tốt trong lĩnh vực
nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao trong đó có cây ăn quả nhưng lực
lượng trẻ tham gia vào rất ít, dẫn đến tình trạng ruộng đất bỏ hoang, già hóa lao
động trong nông nghiệp, giảm năng suất chất lượng sản phẩm và khả năng tiêu
thụ ... Thực tế này làm ảnh hưởng đến năng suất trong sản xuất nông nghiệp, đã
tạo ra thách thức cho quá trình hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, nhất là quá
trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương thuần nông nghiệp. Chính vì
vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu về sự tham gia của thanh niên trong trồng cây ăn
quả, là cần thiết để thấy được hiện trạng tham gia của thanh niên trong các chuỗi
hoạt động của sản xuất.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu sự tham gia của thanh niên trong trồng cây ăn quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Tìm hiểu thực trạng sản xuất cây ăn quả của các gia đình có thanh niên
tham gia trồng cây ăn quả được điều tra tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La,
tỉnh Sơn La.
 Tìm hiểu sự tham gia của thanh niên ở quá trình cung cấp/chuẩn bị đầu
vào cho cây ăn quả tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
 Tìm hiểu sự tham gia của thanh niên ở quá trình đảm bảo sản xuất
(chăm sóc) cây ăn quả tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.
 Tìm hiểu sự tham gia của thanh niên ở quá trình tiêu thụ sản phẩm cây
ăn quả tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

1.3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
2


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự tham gia của thanh niên trong trồng
cây ăn quả.
1.3.2. Khách thể nghiên cứu
Những thanh niên từ 18 – 30 tuổi có tham gia hoạt động trồng cây ăn quả,
cụ thể là cây mận hậu tại các gia đình.
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nội dung: Cây ăn quả có rất nhiều loại, trong đề tài này, do
điều kiện có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sự tham gia của thanh niên
trong trồng cây mận hậu ở các khía cạnh như sự tham gia của thanh niên ở quá
trình cung cấp/chuẩn bị đầu vào, quá trình đảm bảo sản xuất (chăm sóc), quá
trình tiêu thụ sản phẩm trong trồng cây ăn quả tại tại xã Chiềng Cọ, thành phố
Sơn La, tỉnh Sơn La
 Phạm vi không gian: Xã Chiềng Cọ - thành phố Sơn La – tỉnh Sơn La.
 Phạm vi thời gian:
 Thời gian thu thập tài liệu thứ cấp: Từ năm 2006 đến nay.
 Thời gian thu thập thông tin sơ cấp: từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018.

3


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Các lý thuyết liên quan đến đề tài
2.1.1. Lý thuyết lựa chọn duy lý
Thuyết lựa chọn duy lý dựa trong xã hội học có nguồn gốc từ triết học,
kinh tế học, nhân học vào thế kỷ VIII, XIX. Một số nhà triết học đã cho rằng bản

chất con người là vị kỷ, luôn tìm đến sự hài lòng, sự thỏa mãn và lảng tránh nỗi
đau khổ. Một số nhà kinh tế học cổ điển thì từng nhấn mạnh vai trò động lực cơ
bản của động lực kinh tế, lợi nhuận khi con người phải đưa ra quyết định lựa
chọn hành động. Đặc trưng thứ nhất của tính chất có tính chất xuất phát điểm
của sự lựa chọn duy lý chính là các cá nhân lựa chọn hành động.
Thuyết lựa chọn hợp lý dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành
động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực
một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ
“lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc cân nhắc, tính toán để quyết định sử
dụng loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số những điều kiện hay cách
thức hiện có thể đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực.
Phạm vi của mục đích không chỉ yếu tố vật chất (lãi, lợi nhuận, thu nhập) mà
còn có cả yếu tố lợi ích xã hội và tinh thần.
Tiêu điểm của thuyết lựa chọn là các cá nhân. Các cá nhân được xem là có
mục đích hay mục tiêu về cái mà hành động của họ hướng tới. Các cá nhân cũng
được xem là các sở thích (giá trị, tiện ích). Hành động được thực hiện để đạt
được các đối tượng phù hợp với hệ thống sở thích cá nhân.
Mặc dù thuyết lựa chọn duy lý bắt đầu với các mục đích hay dự tính của
các cá nhân, nó ít quan tâm đến hai sự kìm hãm đối với hành động. Đầu tiên là
sự hiếm hoi của các tài năng. Các cá nhân có các tiềm năng khác nhau cũng như
các cách tham nhập khác nhau vào các tiềm năng khác. Đối với những người có

4


nhiều tiềm năng, thành quả cuối cùng có thể tương đối dễ. Tuy nhiên đối với
những người ít có tiềm năng, sự đạt được mục đích có thể khó khăn hoặc bất khả
Vận dụng lý thuyết lựa chọn duy lý vào đề tài nhằm làm rõ sự lựa chọn
của thanh niên trong việc tham gia vào các hoạt động trong quá trình cung
cấp/chuẩn bị đầu vào, quá trình sản xuất (chăm sóc), quá trình tiêu thụ của hoạt

động trồng cây ăn quả là dựa trên sự tính toán giữa lợi ích tối đa và chi phí tối
thiểu. Việc lựa chọn tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp không chỉ xuất
phát từ yếu tố vật chất mà còn xuất phát yếu tố tinh thần, niềm vui, sở thích, tình
yêu đối với đất đai và cả nghề truyền thống của cha ông họ. Đồng thời cũng
nhằm lý giải sự lựa chọn tham gia các hoạt động khác nhau trong trồng cây ăn
quả là dựa trên các tiềm năng sẵn có của thanh niên.
2.1.2. Lý thuyết cấu trúc chức năng
Lý thuyết cấu trúc chức năng là lý thuyết đầu tiên quan trọng của xã hội
học sự ra đời của nó được xuất phát từ triết học. Những năm 1940 và 1950 chính
là những năm đi đến đỉnh cao và bắt đầu suy vong của thuyết cấu trúc chức
năng. Lịch sử của thuyết này gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội học
Auguscomte, spencer, Durkheim, Parson…và nhiều người khác. Nguồn gốc của
lý thuyết cấu trúc chức năng là: thứ nhất truyền thống khoa học xã hội pháp coi
trọng sự ổn định, trật tự của hệ thống với các bộ phận có quan hệ chức năng hứu
cơ với chỉnh thể hệ thống và thứ hai là truyền thống khoa học Anh với thuyết
tiến hóa, thuyết kinh tế, thuyết vị lợi, thuyết hứu cơ phát triển mạnh. Từ hai
truyền thống này đã nảy sinh những ý tưởng khoa học về xã hội như là một sinh
thể hữu cơ đặc biệt với hệ thống.
Thuyết chức năng trong xã hội cho rằng muốn giải thích sự tồn tại và vận
hành của xã hội cần phải phân tích cấu trúc – chức năng của nó tức là chỉ ra các
thành phần cấu thành và cơ chế hoạt động của chúng. Các luận điểm cơ bản của
thuyết chức năng đều nhấn mạnh đến tính cân bằng, ổn định và khả năng thích
nghi của cấu trúc. Thuyết này cho rằng, một xã hội tồn tại phát triển được là do
5


các bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân
bằng chung của cả cấu trúc. Bất kì một sự thay đổi nào ở các thành phần cụ thể
cũng đều kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác (Lê Ngọc Hùng, 2008). Các
nhà xã hội học theo thuyết chức năng cũng lưu ý rằng: chức năng xuất phát tự

nhiên từ chính sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống gốm các bộ phận cấu thành
một cấu trúc nhất định đáp ứng nhu cầu, tạo lợi ích và thỏa mãn yêu cầu xã hội.
Theo lý thuyết này, xã hội được xem là một hệ thống tương đối chặt chẽ
và được cấu thành từ các tiểu hệ thống. Mỗi tiểu hệ thống của một bộ phận đều
giữ vai trò nhất định phù hợp nhằm duy trì sự ổn định và đảm bảo sự phát triển
của toàn bộ hệ thống (Vũ Quang Hà, 2002). Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào
trong đời sống xã hội cũng đều có chức năng riêng của mình, nếu thiếu đi sự vật,
hiện tượng ấy cùng những chức năng tương ứng của nó thì xã hội không thể vận
hành, tồn tại được.
Vận dụng lý thuyết cấu trúc chức năng vào trong nghiên cứu để phân tích
sự tham gia của các thanh niên chưa kết hôn và các thanh niên đã kết hôn trong
trồng cây ăn quả. Từ đó chỉ ra ảnh hưởng từ sự tham gia của thanh niên đến hoạt
động trồng cây ăn quả của hộ gia đình.
2.1.3. Lý thuyết hệ thống hành động của T.Parson (1902 – 1979)
Trong lý thuyết tổng quát về hệ thống hành động, Parson định nghĩa
“hành động” là “một quá trình trong hệ thống tác nhân – tình huống mà hệ thống
đó có ý nghĩa động cơ đối với cá nhân hay trong trường hợp của một tập thể, các
cá nhân thành viên của tập thể. Parson chỉ ra thuộc tính cơ bản của hành động là
cá nhân không những “phản ứng” đối với “kích thích” nhất định của tình huống,
mà còn phát triển một hệ thống các “kỳ vọng” đối với các đối tượng khác nhau
của tình huống xã hội.
Theo Parson, một đơn vị hành động được cấu trúc bởi năm yếu tố vật chất
và tinh thần, khách quan và chủ quan: mục đích của hành động, phương tiện để
hành động, điều kiện diễn ra hành động, các chuẩn mực để lựa chọn mục đích và
6


phương tiện hành động cho phù hợp, sự nỗ lực: những thao tác, công việc cần
làm để thực hiện hành động. Hành động được định hình thành các kiểu, loại hay
dạng thức khác nhau do tác động của những yểu tố định hướng mà Parson gọi là

biến khuôn mẫu. Ông nêu ra 5 biến khuôn mẫu của việc xác định vai trò. Cấu
trúc hệ thống xã hội là cấu trúc của các hệ thống hành động được xác định trong
mối tương quan của các biến khuôn mẫu: sự lựa chọn động cơ, tình cảm giữa sự
thiên vị và sự vô tư, sự lựa chọn lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, sự lựa chọn
chuẩn mực định hướng giá trị giữa chuẩn mực phổ biến và đặc thù, sự lựa chọn
phương thức hành động giữa giành lấy và gán cho, sự lựa chọn quy mô giữa lợi
ích đặc trưng và lợi ích phổ biến chung .
Trong nghiên cứu này, lý thuyết hệ thống hành động là tiền đề cho việc
xác định vai trò của thanh niên trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, nó là sự
lựa chọn động cơ, lựa chọn phương thức hành động và sự kỳ vọng của bản thân
họ và gia đình trong hoạt động canh tác cây ăn quả nhằm mang lại hiệu quả về
năng suất, thu nhập… Từ đó, thanh niên nỗ lực tham gia vào các quá trình chuẩn
bị đầu vào, quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ trong hoạt động trồng cây ăn
quả. Đồng thời, để hoạt động sản xuất cây ăn quả mang lại hiệu quả tối ưu thì
việc tham gia đầy đủ các công đoạn là cần thiết, tạo thành hệ thống hành động.
2.2. Các nghiên cứu có liên quan
2.2.1. Thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
Trong lịch sử phát triển thế giới, tại hầu hết các quốc gia đều đi lên từ
nông nghiệp, đóng vai trò cơ sở cho phát triển công nghiệp. Nông nghiệp là
ngành cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Trong hầu hết các nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn cung cấp lương
thực, thực phẩm, cung cấp nông sản cho xuất khẩu, thu ngoại tệ, tạo vốn để mua
sắm máy móc, thiết bị, vật tư thiết yếu cho công nghiệp hóa; hình thành quan hệ
trong phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế. Phát triển nông nghiệp tạo
tiền đề kinh tế - xã hội cho phân công lao động mới và tái cơ cấu trong nông
7


nghiệp và toàn bộ nền kinh tế theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa.
Ngoài ra còn là địa bàn tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, giải quyết đầu ra

thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển, cung cấp vốn cho quá trình công
nghiệp hóa, tạo tiền đề vật chất cho phát triển một số ngành công nghiệp có khả
năng tích lũy nhanh cho công nghiệp hóa .
Trong những năm gần đây, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành
tựu đáng kể: Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3,13%,
vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra (2,6 - 3%). Chất lượng
tăng trưởng tiếp tục được cải thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản
xuất ngành đã tăng từ 57% (2010) lên 64,7% (2013); 67,8% (2014) và khoảng
68% (2015); năng suất lao động xã hội ngành nông, lâm, thủy sản tăng gần gấp
đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015. Giá trị sản
phẩm thu được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 2010
lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82 - 83 triệu đồng/ha năm 2015; cứ
mỗi ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha (2013) lên
177,4 triệu đồng/ha (2014) và khoảng 183 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của
người dân nông thôn năm 2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 (đạt mục tiêu
của Nghị quyết Đại hội Đảng XI đề ra). Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông,
lâm, thủy sản đạt tới 30,8 tỷ USD, mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay .
Sự phát triển của hoạt động sản xuất nông nghiệp đã góp phần thực hiện
thành công xóa đói giảm nghèo trong bối cảnh phần lớn dân số vẫn sống ở khu
vực nông thôn và nông nghiệp là nguồn sinh kế chính của người dân ở những
địa bàn khó khăn. Tỷ lệ giảm nghèo ở Việt Nam liên tục cải thiện trong suốt thời
gian dài với mức giảm ấn tượng khoảng 2%/năm . Đây là nền tảng quan trọng
của ổn định xã hội, an ninh chính trị, đồng thời cũng là đóng góp quan trọng cho
công tác bảo vệ môi trường.
Sản xuất nông nghiệp hiệu quả, thu được khối lượng nông sản lớn, là
nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của nước ta. Hoạt động
8


xuất khẩu được trú trọng phát triển đã đem lại đóng góp quan trọng trong sản

xuất nông nghiệp Việt Nam. Trung bình trong giai đoạn 2011-2012, tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt 18,8%/năm, vượt xa so với chỉ tiêu 6-7% theo kế
hoạch phát triển giai đoạn 2011-2015 của Bộ NN&PTNT. Trong khi thương mại
Việt Nam thường xuyên nhập siêu thì nông nghiệp là ngành duy nhất luôn luôn
xuất siêu, góp phần đáng kể cải thiện cán cân thương mại. Năm 2012 là năm đầu
tiên sau 20 năm Việt Nam có thặng dư cán cân thương mại (284 triệu USD) 46
chủ yếu nhờ xuất khẩu nông sản và xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Xuất khẩu nông sản đạt mức kỷ lục 27,5 tỷ USD và đạt thặng
dư xuất khẩu ròng 10,6 tỷ USD trong năm 2012 . Trong đó phải kể đến sự tăng
trưởng của hoạt động sản xuất cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả cả nước và các
vùng, miền nhìn chung có xu hướng liên tục tăng trong những năm gần đây.
Tổng diện tích cây ăn quả cả nước năm 2016 ước đạt 857,4 nghìn ha, tăng hơn
122,8% lần so năm 1996 (384,8 nghìn ha), tăng 11,7% so năm 2005 (767,4
nghìn ha), tăng 9,9 % so năm 2010 (779,7 nghìn ha). Năng suất bình quân của
tất cả các loại cây ăn quả hiện ước đạt hơn 10 tấn/ha, tăng hơn 25% so năm 2005
(8,1 tấn/ha) và tăng 9,8% so năm 2010 (9,2 tấn/ha); Tổng sản lượng quả đạt hơn
8,5 triệu tấn, tăng hơn 50% so năm 2005 (5,5 triệu tấn), hơn 25% so năm 2010
(6,8 triệu tấn), trong đó có cây mận hậu. .
Cây Mận hậu là loại cây ăn quả được trồng rộng rãi trên cả nước và đem
lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là ở tỉnh Sơn La. Tổng diện tích Mận hậu của
tỉnh hiện nay là 4.808 ha, sản lượng năm 2017 ước đạt 25.395 tấn, toàn tỉnh có
12 vùng canh tác mận hậu , trong đó có 2 vùng trồng mận lớn nhất là huyện Mộc
Châu và thành phố Sơn La. Theo số liệu thống kê 2017, ở Mộc Châu có tới hơn
2.000 ha là cây mận hậu, trong đó trên 1.400 ha đang cho quả, với năng suất đạt
18.000 tấn/năm. Nhờ chất lượng tốt, quả giòn, thơm và căng mọng, mận hậu
Mộc Châu luôn được giá, giúp nhiều hộ đồng bào có mức thu nhập 700 - 800
triệu đồng/năm, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13% . Tại xã Chiềng
9



Cọ - thành phố Sơn La có trên 509 ha mận hậu được trồng ở 11/11 bản, sản
lượng trung bình mỗi năm khoảng 10.000 tấn. Năm 2017, thu nhập bình quân
đầu người trong xã đạt trên 28 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm chỉ còn hơn 2,5%
.
Tuy nhiên, mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể và có đóng góp tích
cực cho việc duy trì ổn định kinh tế - xã hội, nhưng hoạt động sản xuất nông
nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn như: Chất lượng tăng trưởng thấp được biểu
hiện ở mức tổn thất sau thu hoạch cao, chất lượng sản phẩm không đồng đều, vệ
sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, khả năng tạo giá trị mới thấp . T heo số
liệu từ nhóm nghiên cứu của ActionAid, thu nhập từ nông nghiệp vẫn thấp. Thu
nhập từ nông nghiệp của các hộ gia đình vào khoảng 16.000 đồng/ngày (0,77 Đô
la Mỹ), thấp hơn rất nhiều so với chuẩn nghèo thế giới là 1,25 Đô la Mỹ/ngày
(khoảng hơn 26.000 đồng). Thu nhập bình quân từ trồng trọt của các hộ là
khoảng hơn 4.000 đồng/người/ngày (0,21 Đô la Mỹ) và từ các khoản ngoài nông
nghiệp là gần 12.000 đồng/người/ngày (0,56 Đô la Mỹ). Theo số liệu thống kê,
tính đến quý 4 năm 2017, dân số từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt gần 72,2 triệu
người, trong đó có 55,2 triệu người thuộc lực lượng lao động, và có khoảng
39,8% lao động đang sản xuất nông nghiệp . Dù tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam
đã và đang diễn ra nhưng đến nay lao động nông thôn vẫn được xem là đông
đảo, hiện chiếm khoảng 67,8% lực lượng lao động. Mặc dù sản xuất nông
nghiệp những năm qua có sự phát triển nhưng về cơ bản, chỉ chiếm 16% trong
cơ cấu GDP, tuy nhiên lao động lại chiếm trên 42%. Trong đó lực lượng lao
động chủ yếu là người già, phụ nữ và trẻ nhỏ .
Nhìn chung, các nghiên cứu về nông nghiệp đã chỉ ra hiện trạng và vai trò
của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế của đất nước. Theo đó,
trong những năm qua hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu, tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được thì
hoạt động nông nghiệp cũng vẫn còn gặp không ít khó khăn.
10



2.2.2. Các loại hình việc làm của thanh niên
Thanh niên là lực lượng lao động lớn của xã hội và là nguồn lực quan
trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hằng năm có
khoảng 1,2 - 1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động . Trên con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay, vai trò của thanh niên với sự phát triển của
đất nước ngày càng quan trọng và đáng được quan tâm .
Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số
và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển
nhanh . Theo số liệu thống kê, có khoảng 70% dân số sống và khoảng 48% lao
động đang làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, có gần 2/3 dân số trẻ ở
Việt Nam (64,1%) hiện có việc làm và tham gia vào thị trường lao động. Trong
đó, lao động tự làm chiếm 14,5% và lao động gia đình không được trả lương
chiếm 25,2%. Đây là những lao động dễ bị tổn thương và chiếm tới 39,7% lực
lượng lao động trẻ có việc làm hiện nay . Trong xu thế ngày càng phát triển và
hội nhập vào nền kinh tế chung đã đặt ra không ít những khó khăn về vấn đề
việc làm và dịch chuyển cơ cấu lao động, đặc biệt là người dân sống ở khu vực
nông thôn do trình độ, tay nghề và khả năng thích ứng còn nhiều hạn chế, do đó
vấn đề đào tạo nghề rất được chú ý .
Cùng với sự dồi dào về nguồn lao động trẻ, các vấn đề liên quan cũng dần
nảy sinh. Những năm qua, công tác giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao
động nông thôn và các chương trình mục tiêu cũng được trú trọng thực hiện đã
đạt được kết quả bước đầu rất quan trọng. Trung bình hằng năm các dự án này
đã tạo ra việc làm cho 300.000 đến 350.000 lao động, chủ yếu là lao động thanh
niên nông thôn; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta từ 60% đầu những năm
1990 xuống còn 9,6% năm 2012. Số lượng và tỷ lệ thanh niên tham gia hoạt
động kinh tế năm 2008 là hơn 16 triệu, chiếm 67,2% tổng số thanh niên cả nước,
bằng 38,7% lực lượng lao động xã hội; năm 2009, con số đó là gần 18 triệu,
chiếm 75,4% tổng số thanh niên, bằng 36,6% lực lượng lao động xã hội và năm
11



2010 là 17,1 triệu, chiếm 75,9% tổng số thanh niên, bằng 33,7% lực lượng lao
động xã hội. Tính đến thời điểm 1-10-2012, cả nước có 53,1 triệu người từ 15
tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động (trong đó 70% là lao động thuộc khu vực
nông thôn) . Số liệu thống kê 2018 cho biết lao động từ 15 tuổi trở lên có việc
làm trong khu vực khu vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ước tính là
20,9 triệu người, chiếm 38,6% (giảm 1,9 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm
trước); khu vực Công nghiệp và xây dựng là 14,4 triệu người, chiếm 26,7%
(tăng 1,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước); khu vực Dịch vụ là 18,7
triệu người, chiếm 34,7% (tăng 0,7 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước) .
Tuy nhiên cũng có một số lao động thanh niên sau một thời gian làm việc
tại các đô thị, khu công nghiệp đã quay trở lại sản xuất nông nghiệp… Nếu trước
đây, người trẻ có suy nghĩ rằng làm nông là nghề vất vả nên không nhiều người
hứng thú với công việc này, nhưng định kiến này đang dần thay đổi và ngày
càng nhiều bạn trẻ tham gia vào nông nghiệp theo những cách khác nhau. Trước
đây nếu chỉ là nông nghiệp giản đơn thuần túy, thì hiện tại – khi giới trẻ dần
quan tâm hơn đến nông nghiệp, nông nghiệp đã được định hướng phát triển theo
hướng công nghệ cao nhờ việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào sản xuất. Trong những năm gần đây nhiều mô hình khởi nghiệp công nghệ
cao của lao động trẻ đang dần xuất hiện và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: mô
hình trang trại Skyfarm (Hòa Bình), trang trại rau Rasafarm, Công ty TNHH
Clean Macrobiotics Việt Nam, Công ty Cam Vinh Kỳ Yến… tuy nhiên số lượng
người trẻ gắn bó với nông nghiệp nhìn chung vẫn còn khá ít trong tổng thể nền
kinh tế
Nhìn chung có thể thấy vấn đề lao động và việc làm của thanh niên nông
thôn vẫn trong tình trạng thiếu ổn định. Trong đó việc làm trong lĩnh vực nông
nghiệp có tính thiếu ổn định nhất do đất nông nghiệp thuộc diện thu hồi để xây
dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, và các công trình công
cộng,… tăng mạnh nên thanh niên nông thôn càng thêm thiếu việc làm. Bên

12


cạnh đó, theo thống kê về lao động và việc làm với đối tượng là lao động thanh
niên ở nông thôn thì số người không được đào tạo nghề chiếm 68,4%, số người
không có đất để sản xuất - kinh doanh là 53,1%, loại khó khăn tiếp cận các
nguồn vốn là 22,3%, thiếu kinh nghiệm sản xuất là 26,5%, thiếu thông tin về thị
trường lao động là 23,3% . Những hạn chế đó cũng góp phần làm nảy sinh những
bất cập trong vấn đề việc làm của thanh niên do thu nhập từ việc làm của lao động
thanh niên vẫn chưa cao, đòi hỏi cần được cải thiện.
Như vậy, các nghiên cứu phần nào cho thấy tình hình việc làm của thanh
niên hiện nay, đặc biệt là thanh niên nông thôn. Trong đó, đa phần thanh niên lựa
chọn những công việc phi nông nghiệp với mong muốn có được thu nhập cao
hơn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn phải đối mặt với thực tế về trình độ, kỹ
năng tay nghề hạn chế. Mặc dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định thanh niên gắn
bó với nông nghiệp.
2.2.3. Sự tham gia của nam giới và nữ giới trong sản xuất nông nghiệp
Trong xã hội ngày nay, đặc biệt là từ khi thế giới bước sang thế kỷ XX,
với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, kéo theo đó là sự phát
triển của kinh tế, từ kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của xã hội, phụ nữ
và nam giới đều tham gia các hoạt động sản xuất tạo thu nhập nhằm phát triển
kinh tế cho gia đình . Các hoạt động tạo thu nhập trong nông hộ hết sức phong
phú và đa dạng, trong đó có hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phân công lao
động giữa nam và nữ, cũng có sự khác biệt. Nam giới thường làm các công việc
nặng nhọc như cày bừa, phun thuốc, còn phụ nữ thì thường làm các công việc
nhổ mạ, cấy, làm cỏ, tham gia thu hoạch và bán sản phẩm.
Theo kết quả điều tra trong nghiên cứu khảo sát vai trò của phụ nữ trong
nông nghiệp và nông thôn xã Nghĩa Hiệp, Yên Mỹ, Hưng Yên cho thấy, trong
cung cấp đầu vào lựa chọn giống, lựa chọn kỹ thuật canh tác, mua công cụ và
vật tư, bán sản phẩm, thuê công cụ và lao động đều có từ 50 - 61% ý kiến đánh

giá người vợ ra quyết định chính, trong khi đó người chồng chỉ có từ 24 - 37%.
13


Đối với các công việc trong quá trình đảm bảo sản xuất, từ khâu làm đất đến
phun thuốc sâu có 44 - 79% ý kiến đánh giá người vợ là người trực tiếp thực
hiện chính, người chồng chỉ có 5 - 42% số ý kiến cho là người thực hiện chính
các khâu công việc . Trong một nghiên cứu khác về phụ nữ và bình đẳng giới
trong đổi mới ở Việt Nam, cũng cho thấy kết quả tương tự về vai trò của phụ nữ
trong hoạt động sản xuất: có 72 – 90% ý kiến cho là phụ nữ là người đảm nhiệm
công việc cấy và làm cỏ .
Trong quá trình thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm, có 44 – 80% ý kiến cho
rằng người vợ thực hiện chính các khâu trong công việc thu hoạch và đi bán sản
phẩm, chỉ có 5 – 40% ý kiến cho là người chồng thực hiện chính . Trong một
nghiên cứu khác, các công việc thu hoạch sản phẩm như phơi lúa đòi hỏi sử
dụng ít công sức thì phụ nữ đảm nhận cao nhất (chiếm 19,3%), cả hai cho hoạt
động phơi lúa chiếm 56,7% và tỷ lệ thuê mướn (người khác) chiếm thấp nhất
2,7% . Hay trong một nghiên cứu khác về sự phân công lao động trong các gia
đình dân tộc thiểu số thì: trong sản xuất, phụ nữ là lực lượng lao động chính
trong trồng trọt, phụ nữ vẫn là người đảm nhận nhiều trong các công việc như
thu hoạch (chiếm 56,6%), bảo quản sản phẩm (chiếm 81,0%). Tuy nhiên, trong
trồng lúa nước, có thể thấy rằng vai trò của nam chiếm khá cao trong công việc
này, khi mà nam giới là người đảm nhiệm chính trong khâu làm đất (nam chiếm
60,0%, nữ chiếm 7,3%), thủy lợi (nam chiếm 73,3%, nữ chiếm 9,7%), chọn
giống và xử lý giống (nam chiếm 36,3%, nữ chiếm 31,0%), bán hoặc trao đổi
sản phẩm (nam chiếm 81,0%, nữ chiếm 10,0%), cùng với đó nam giới đảm
nhiệm công việc chính trong trồng rừng, khai thác rừng, chăn nuôi trâu bò và cá
nước ngọt .
Qua kết quả từ các nghiên cứu trên, có thể nhận thấy sự khác biệt trong
việc tổ chức lao động và mức độ tham gia vào các quyết định trong hoạt động

sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phụ nữ là
người đảm nhận vai trò chính trong việc thực hiện các khâu trong quá trình sản
14


xuất cũng như đưa ra quyết định trong quá trình cung cấp đầu vào cho hoạt động
sản xuất. Nam giới có tham gia các khâu trong hoạt động sản xuất, tuy nhiên họ
chỉ đảm nhiệm vai trò chính trong các hoạt động đòi hỏi về thể lực như làm đất
và thu hoạch, còn trong các hoạt động khác đòi hỏi sự khéo léo thì họ chỉ đóng
vai trò phụ giúp cho người phụ nữ khi ý kiến cho rằng họ là người thực hiện
chính khá thấp so với phụ nữ.
2.3. Các khái niệm liên quan
2.3.1. Sự tham gia
Sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày
càng cao vào quá trình phát triển, từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch,
thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng
và bảo đảm sự phân chia công bằng lợi ích của sự phát triển
2.3.2. Thanh niên
Theo Luật Thanh niên quy định tai điều 1: “Thanh niên quy định trong
luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”.
Trong nghiên cứu này, thanh niên được lựa chọn là những thanh niên trong
độ tuổi từ 18 đến 30 vì trong nhóm tuổi này, lực lượng thanh niên là lao động
chủ lực, chính thức bức vào thị trường lao động làm ra thu nhập, đóng góp cho
các hoạt động kinh tế của gia đình.
2.3.3. Cây ăn quả
Cây ăn quả (Nam Bộ gọi là cây ăn trái), là loại cây trồng hoặc hoa quả
rừng mà trái cây được dung làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm. Các loại quả là
nguồn dinh dưỡng quý của con người. Trong quả có nhiều đường dễ tiêu, axit
hữu cơ, mỡ, protein, hợp chất khoáng, pectin, tanin, chất thơm, Vitamin C, B,
B1, B2, B6, P, PP, Provitamin A và các chất khác, là những chất dinh dưỡng

không thể thiếu được của cơ thể con người.
Ở Việt Nam có 39 họ, 124 loài và có trên 350 giống cây ăn quả. Dựa vào
nguồn gốc và yêu cầu nhiệt độ để sinh trưởng và phát triển có thể chia thành 3 loại:
15


×