Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con theo mẹ tại trại lợn ngọc minh thuộc công ty cổ phần japfa comfeed việt nam và so sánh hiệu quả của một số phương pháp phòng, trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.6 KB, 67 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các tập thể cá nhân
trong và ngoài nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp
đỡ tôi trong những năm vừa qua và trong suốt quá trình thực tập. Đặc biệt tôi
xin chân thành cảm ơn TS. Chu Đức Thắng – Bộ môn Nội Chẩn – Dược – Độc
Chất thú y – Khoa Thú y – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ, chỉ
bảo tận tình để tôi hoàn thành bản báo cáo tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ nhân viên tại trại lợn Ngọc Minh và
ban lãnh đạo công ty cổ phần Japfa Comfeed Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi hoàn thành công việc trong quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập bản thân tôi không tránh khỏi những thiếu sót.
Vậy kính mong sự quan tâm góp ý của các thầy cô để tôi trưởng thành hơn
trong công tác sau này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2013
Sinh viên
Phan Tiến Trường Giang

i


MỤC LỤC

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH

iv


PHN TH NHT
M U
1.1. T VN
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi ở nớc ta đợc
đặc biệt quan tâm và có nhiều cơ hội để phát triển. Từng bớc hình thành các trại chăn nuôi quy mô lớn nhằm áp dụng quy
trình khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, đáp ứng nhu cầu về
thực phẩm sạch trong nớc cũng nh cho thị trờng xuất khu. Gn
mt thp k qua, chn nuụi ln nc ta ó cú nhng bc phỏt trin rt quan
trng vi tc tng hng nm tng i cao. Nm 2000 tng s u ln ch t
20,19 triu con, n nm 2008 ó lờn ti 26,7 triu con. Nh vy, mi nm trung
bỡnh n ln ó tng lờn 1 triu con. Theo thng kờ ca t chc nụng lng th
gii (FAO), Vit Nam l nc nuụi nhiu ln ng hng th 7 th gii, hng th
2 chõu v v trớ hng u khu vc ụng Nam chõu . (Bựi Hu on v
cng s, 2009).
Tuy nhiờn, bờn cnh nhng yu t thun li nh: truyn thng chn nuụi
ln lõu i, nhu cu tiờu dựng thc phm tng ca, chớnh sỏch phỏt trin kinh t
nụng nghip ca nh nc... thỡ cng nh cỏc ngh chn nuụi khỏc, chn nuụi
ln nc ta vn ang phi i mt v rt nhiu khú khn c bit l tỡnh hỡnh
dch bnh din bin phc tp n ln.Trong ú, hi chng tiờu chy gõy tỏc
hi rt ln cho n ln con theo m: lm gim t l sng sau cai sa, gim kh
nng tng trng, ln con cũi cc yu t. õy l vn lm cho ngi chn nuụi
quan tõm lo lng.

Trc tỡnh hỡnh ú chỳng tụi tin hnh nghiờn cu ti tt nghip:
"Tỡnh hỡnh mc hi chng tiờu chy n ln con theo m ti tri ln Ngc
Minh thuc cụng ty c phn Japfa Comfeed Vit Nam v so sỏnh hiu qu ca
mt s phng phỏp phũng, tr.

v


1.2.MỤC ĐÍCH
- Thực hành thú y tại cơ sở.
- Tìm hiểu tình hình dịch bệnh ở lợn xảy ra tại trại lợn Ngọc Minh.
- Nắm được quy trình chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn của trại.
- Tìm hiểu tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở đàn lợn con theo mẹ tại trại.
- So sánh hiệu quả của một số biện pháp phòng, trị hội chứng tiêu chảy ở

đàn lợn con theo mẹ.

2


PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY CỦA
LỢN CON
2.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Khi nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, đã có nhiều nhà khoa học đưa ra
các quan điểm của mình:
Theo Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng (1986): Tiêu chảy là hiện
tượng ỉa nhanh, ỉa nhiều lần trong ngày, phân có nhiều nước do ruột tăng cường
co bóp và tiết dịch.

Theo Nguyễn Minh Chí (1996) ngày nay người ta thống nhất rằng: Tiêu
chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến rất nhiều nguyên nhân, rất
nhiều yếu tố. Việc phân loại chỉ có ý nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là
chính, yếu tố nào là phụ hoặc để đưa ra phác đồ điều trị.
Cho dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó cũng
gây viêm nhiễm, tổn thương thực thể đường tiêu hoá và cuối cùng là quá trình
nhiễm trùng (Đào Trọng Đạt và Phan Thị Phượng, 1986; Hồ Văn Nam, Trương
Quang và cộng sự, 1997).
Hậu quả của bệnh là lợn chết với tỷ lệ cao, thường do mất nước, mất chất
điện giải và kiệt sức. Những lợn khỏi bệnh thường còi cọc, chậm lớn do ăn ít,
khả năng hấp thu dinh dưỡng giảm, giảm hiệu quả chăn nuôi (Đào Trọng Đạt và
cộng sự, 1995)
2.1.2. Những nguyên nhân gây tiêu chảy
Hội chứng tiêu chảy do nhiều nguyên nhân phức tạp, việc phân loại chỉ có
ý nghĩa tương đối, chỉ nêu lên yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ hoặc để đưa
ra phác đồ điều trị.

3


2.1.2.1. Do đặc điểm sinh lý của một số cơ quan hệ thống của lợn con chưa
hoàn chỉnh
Gia súc non từ khi bắt đầu tiếp xúc với môi trường bên ngoài, cơ thể chưa
kịp thích nghi do cấu tạo sinh lý của gia súc non trong đó hệ thống tiêu hoá,
miễn dịch, khả năng phòng vệ và hệ thẩn kinh chưa hoàn chỉnh.
* Đặc điểm tiêu hoá của gia súc non

Cơ quan tiêu hoá của lợn con phát triển rất nhanh nhưng chưa hoàn thiện.
Phát triển nhanh thể hiện sự tăng trưởng nhanh về dung tích dạ dày, ruột non và
ruột già (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên và cộng sự, 2000).

Cơ quan tiêu hoá của lợn con chưa được hoàn thiện do một số men tiêu
hoá thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần tuổi đầu.
Men Pepsin: Khoảng 25 ngày đầu men Pepsin trong dịch vị dạ dày lợn
con chưa có khả năng tiêu hoá protit của thức ăn. Sau 25 ngày trong dịch vị dạ
dày mới có HC1 ở dạng tự do và khi đó men Pepsin mới có khả năng hoạt động.
Do thiếu HC1 dạng tự do nên lợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại
xâm nhập vào đường tiêu hoá. Các men tiêu hoá chưa hoàn thiện, hậu quả dễ
nhận biết là rối loạn tiêu hoá gây tiêu chảy còi cọc, thiếu máu và chậm lớn.
Lợn con dưới 3 tuần tuổi chỉ có một số men tiêu hoá có hoạt tính mạnh
như men Trypsin, Catepsin, Lactaza, Lipaza và men Kimozin.
Men Trypsin là men tiêu hoá protein của thức ăn. Men Catepsin là men
tiêu hoá protein trong sữa. Đối với lợn con 3 tuần tuổi đầu men Catepsin có hoạt
tính mạnh và sau đó hoạt tính giảm dần.
Men Lactaza có tác dụng tiêu hoá đường Lacto trong sữa. Men này có
hoạt tính mạnh ngay từ khi lợn mới đẻ ra và tăng cao nhất ở tuần tuổi thứ 2, sau
đó hoạt tính của men này giảm dần.
Men Kimozin và Lipaza có hoạt tính mạnh trong 3 tuần đầu, sau đó hoạt
tính giảm dần.
Nói chung, lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hoá tốt các chất dinh
4


dưỡng trong sữa lợn mẹ, còn khả năng tiêu hoá thức ăn còn kém. Vì vậy trong
quá trình nuôi dưỡng lợn con theo mẹ chúng ta cần chú ý các thời kỳ.
Lợn con sơ sinh (1-10 ngày tuổi): là thời kỳ bú sữa đầu, cần cho lợn con
tận dụng sữa đầu vì sữa đầu có nhiều kháng thể, chất khoáng vi lượng, Vitamin.
Hai mươi ngày sau khi đẻ, lượng sữa mẹ giảm dần, nhưng nhu cầu của
lợn con lại tăng lên. Đây là giai đoạn khủng hoảng thứ nhất. Sau khi cai sữa, lợn
con lại rơi vào tình trạng khủng hoảng thứ hai. Để khắc phục tình trạng này,
chúng ta có thể kích thích vách dạ dày lợn con tiết ra HC1 ỏ dạng tự do sớm hơn

bằng cách bổ sung thức ăn sớm cho lợn con.
* Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt

Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh nên thân nhiệt chưa
ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa được cân bằng.
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con còn kém đo nhiều nguyên nhân:
- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể

lợn con thấp, trên thân lợn lông còn thưa nên khả năng cung cấp năng lượng để
chống rét bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.
- Hệ thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh. Trung khu

điều tiết nhiệt nằm ở vỏ não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả 2
giai đoạn trong thai và ngoài thai.
- Diện tích bề mặt của cơ thể lợn con so với khối lượng chênh lệch tương

đối nên lợn con mất nhiệt nhiều khi bị lạnh.
- Giai đoạn này lợn con duy trì được thân nhiệt, chủ yếu là nhờ nước

trong cơ thể và nhờ hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn.
- Cơ thể lợn con có hàm lượng nước rất cao, lúc sơ sinh nước trong cơ thể

chiếm 81- 81,5%. Ở giai đoạn 3- 4 tuần tuổi chiếm 75- 78%.
Nhịp đập của tim lợn con so với với lợn trưởng thành nhanh hơn rất
nhiều. Ở giai đoạn đầu mới đẻ nhịp đập tim lên tới 2001ần/phút (lợn lớn chỉ 80901ần). Lượng máu đến các cơ quan cũng rất lớn, đạt tới 150 ml máu/ phút/ kg
5


thể trọng (lợn trưởng thành chỉ đạt 30- 40 ml).
Nói chung, khả năng điều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém,

nhất trong tuần tuổi đầu mới đẻ ra. Mặt khác phản xạ có điều kiện của lợn con
chưa ổn định, thích ứng kém với những thay đổi của ngoại cảnh. Do vậy lợn con
rất đễ bị cảm lạnh dẫn đến tiêu chảy, đặc biệt vào những tháng mưa, lạnh và độ
ẩm cao.
* Đặc điểm về khả năng miễn dịch

Lợn con mới đẻ ra trong máu hầu như chưa có kháng thể. Lượng kháng
thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu. Cho nên khả năng miễn dịch
của lợn con hoàn toàn là thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thề hấp thu được
nhiều hay ít từ sữa mẹ.
Trong sữa đầu của lợn nái hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ
hàm lượng protein trong sữa chiếm tới 18 - 19%, trong đó lượng γ-globulin chiếm số
lượng khá lớn 34- 45%. γ- globulin có tác dụng tạo sức đề kháng cho nên sữa đầu có
vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con.
Lợn con hấp thu γ- globulin bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu
nguyên vẹn phân tử γ- globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử γglobulin chỉ có khả năng thẩm qua thành ruột lợn con tốt nhất trong 24 giờ đầu sau
khi đẻ ra nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con khá rộng. Cho nên
24giờ sau khi bú sữa đầu hàm lượng γ- globulin trong máu lợn đạt tới 23,3 mg/l00ml
máu. Sau 24giờ lượng kháng men trong sữa giảm dần và khoảng cách giữa các tế
bào vách ruột của lợn con hẹp dần lại nên sự hấp thụ γ- globulin kém hơn, hàm
lượng γ - globulin trong máu lợn con tăng lên chậm hơn. Đến 3 tuần tuổi chỉ đạt
khoảng 24 mg/l00ml máu (máu bình thường của lợn có khoảng 6,5 mg γ- globulin
trong 100 ml máu). Do đó, lợn con cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt.
Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì từ 20- 25 ngày tuổi mới có khả năng
tự tổng hợp kháng thể. Do đó những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề
kháng rất kém, tỷ lệ chết rất cao (Võ Trọng Hốt, Trần Đình Miên và cộng sự, 2000).
6


Như đã trình bày ở trên, do đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn sơ sinh và lợn

con theo mẹ chưa hoàn thiện. Do đó chúng rất dễ bị tác động bởi các tác nhân gây
bệnh. Đây cũng là một yếu tố quan trọng làm cho lợn con theo mẹ bị tiêu chảy.
Một trong những yếu tố rất quan trọng, trong các nguyên nhân gây bệnh
đường tiêu hoá là thiếu sắt. Nhu cầu về sắt của lợn con là rất lớn, nhưng sắt
trong sữa mẹ cung cấp không đủ. Lợn con thiếu sắt dễ sinh bần huyết, cơ thể suy
yếu, sức đề kháng giảm vì vậy bổ sung sắt cho lợn con là rất cần thiết.
2.1.2.2. Do điều kiện ngoại cảnh
Ta biết rằng trong điều kiện sinh lý bình thường có sự cân bằng giữ sức đề
kháng của cơ thể con vật với các yếu tố gây bệnh. Khi sức đề kháng của cơ thể bị
giảm sút, mối quan hệ cân bằng mất đi và con vật bị rơi vào trạng thái bệnh lý.
Ngoại cảnh là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quan trọng tới sức đề
kháng cơ thể, các yếu tố ngoại cảnh có nhiều nhưng quan trọng nhất là thời tiết
khí hậu. Nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu quá nóng, quá lạnh, mưa, gió, độ
ẩm cao, kết hợp với vệ sinh chuồng trại không hợp lý, mật độ nuôi nhốt quá
đông, lợn dễ bị tiêu chảy. Trong thực tế những tháng mưa nhiều kèm theo khí
hậu lanh tỷ lệ lợn con phân trắng tăng lên rõ rệt có khi đến 80- 100% trong đàn
(Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1995)
Sử An Ninh (1991), Hồ Văn Nam và cộng sự (1997) cho biết: Khi gia súc
tiếp xúc với điều kiện ẩm ướt, bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn
dịch, giảm tác dụng thực bào. Do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh,
đặc biệt là lợn sơ sinh.
2.1.2.3. Do hậu quả của việc chăm sóc, nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Về nguyên nhân do thức ăn, nước uống, chế độ nuôi dưỡng chăm sóc có
nhiều tài liệu công bố: Thức ăn chất lượng kém, thức ăn thừa, chất thải trong
chuồng nuôi là nguồn tàng trữ và lây lan mầm bệnh (Đào Trọng Đạt và cộng sự,
1995), đồng thời ô nhiễm nặng cả vi sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật có khả năng
gây bệnh như E.coli, Salmonella, Clostridium perfringens.... cùng với phương thức
7



cho ăn không phù hợp là những nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.
Chúng ta đều biết nước là yếu tố quan trọng trong cơ thể gia súc, nhất là
gia súc non. Nếu mất nước 10% sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh
lý, mất nước 20% gia súc non sẽ chết. Lợn con thiếu nước sẽ uống nước bẩn ở
nền chuồng, hố rãnh, dễ bị nhiễm khuẩn gây viêm ruột ỉa chảy (Phạm Quân,
Nguyễn Đình Chí, 1983).
Những lợn nái sau khi đẻ bị sát nhau, viêm đường sinh dục tiết niệu hoặc
viêm vú .... đều ảnh hưởng đến chất và lượng sữa bị thay đổi. Nếu trong sữa mẹ
mang trùng sẽ truyền cho con qua sữa và gây bệnh.
2.1.2.4.Nguyên nhân do vi sinh vật
a. Do vi khuẩn

Vi khuẩn ở ống tiêu hoá cùng với vật chủ hình thành một hệ thống sinh
thái mà sự cân bằng là cần thiết cho sức khoẻ vật chủ. Trong điều kiện bình
thường sức đề khác của con vật tốt thì chúng không gây bệnh. Khi có những tác
động làm biến đổi trạng thái sinh lý bình thường làm giảm sức đề kháng của con
vật, dẫn tới “thế cân bằng động” giữa sức đề kháng của con vật và sức trỗi dậy tấn
công của các loài vi khuẩn này bị phá vỡ. Lúc đó chúng sẽ sinh sôi nảy nở, tăng lên
về số lượng, tăng cường về độc lực và gây bệnh cho lợn.
Loạn khuẩn đường ruột: Nhiều tác giả khẳng định khu hệ vi sinh vật bình
thường trong ruột không làm ảnh hưởng xấu mà còn tạo điều kiện tốt cho cơ thể
vật chủ trong quá trình tiêu hoá và hấp thu. Ngược lại trong một điều kiện nào
đó, khu hệ vi sinh vật không gây bệnh hoăc gây bệnh tuỳ nghi, nếu do những
hoàn cảnh thuận lợi, tất cả các loài hoặc chỉ một loài nào đó sinh sản lên quá
nhiều sẽ gây ra hiện tượng loạn khuẩn (Trịnh Văn Thịnh, 1964; Nguyễn Thị
Khanh, 1994).
Do nguyên nhân loạn khuẩn là rất đa dạng, vì vậy việc điều trị hội chứng
loạn khuẩn đường ruột của gia súc là hết sức khó khăn và phức tạp.
8



Đến nay người ta đã khẳng định rằng: tác nhân vi khuẩn gây tiêu chảy ở
gia súc phổ biến gồm 3 loài chính: E.coli, Salmonella và Clostridium perfringens
(Nguyễn Bá Hiên, 2001).
* E.coli

E.coli thuộc họ trực khuẩn Enterobacteriaceae, giống Escherichia. E.coli là
một trực khuẩn hình gậy ngắn, bắt màu Gram (-), sống trong điều kiện hiếu khí,
yếm khí tuỳ tiện, phần lớn di động. Chúng phát triển dễ dàng trên các môi
trường nuôi cấy thông thường (Nguyễn Như Thanh, 2001).
Ở nước ta thường gặp một số chủng E.coli như: O8, O138, O141, O145, O147
và O149... gây bệnh lợn con phân trắng (Theo Nguyễn Thị Nội, 1986 và Nguyễn
Vĩnh Phước, 1978).
Bệnh phát ra lẻ tẻ trong đàn, 1-2 con bị bệnh rồi lây sang con khác. Lợn bắt
đầu bú ít, ăn ít hoặc bỏ bú, sốt nhẹ 39,5- 40°C. Khi bệnh nặng lợn bỏ bú, bỏ ăn hoàn
toàn, nhiệt độ tăng lên đến 41°C. Bệnh thường tiến triển theo hai thể:
Thể quá cấp tính: Lợn chết nhanh chỉ trong vòng 6-20giờ. Lợn đi lại xiêu
vẹo, nằm bẹp một chỗ, ho nhiều khó thở, nước mũi đặc nhầy như mủ. Phân lỏng
màu trắng, lầy nhầy, có trường hợp toàn nước, lẫn máu tươi có mùi hôi tanh khó
chịu. Trước khi chết lợn thường co giật nhiều.
Thể cấp tính: Lợn chết chậm từ 2-4 ngày. Lợn có triệu chứng như thể quá
cấp. Ngoài ra còn thấy lợn sưng mí mắt, viêm giác mạc mắt, phân lỏng màu
vàng xám. Trước khi chết cũng co giật, kiệt sức rồi chết.
Vấn đề phòng chống bệnh tiêu chảy do E.coli gây ra đã, đang và vẫn là vấn
đề nan giải. Hiện tại có 3 mục tiêu cơ bản (Nguyễn Bá Hiên, 2001):
- Hướng thứ nhất là vệ sinh tốt để giảm lượng E.coli gây bệnh.
- Hướng thứ hai là tiến hành chăm sóc tốt để duy trì sức kháng tự nhiên.
- Hướng thứ ba là tạo sức miễn dịch đặc hiệu bằng cách tiêm chủng
vacxin cho gia súc mẹ.


9


* Salmonella

Salmonella thuộc họ trực khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae, là một loại
vi khuẩn có hình gậy ngắn, hai đầu tròn, không hình thành nha bào, giáp mô. Đa
số Salmonella có khả năng di động, bắt màu Gram âm, vừa hiếu khí vừa kỵ khí
bắt buộc. Các yếu tố gây bệnh của Salmonella cũng giống như E.coli (Nguyễn
Như Thanh, 2001). Hiện nay theo tổ chức y tế thế giới có khoảng 2324 chủng
Salmonella. Trên lợn thường gặp Sal.cholerae suis, Sal.enteritidis, Sal.dubilin,
Sal.typhimuium... gây bệnh.
Salmonellois là một bênh truyền nhiễm phức tạp của gia súc và hoang
thú. Bệnh có đặc tính dịch tễ khác nhau nhiều giữa các vùng địa lý. Bệnh thường
biểu hiện ở dạng:
Dạng cấp tính: lợn ủ rũ bỏ ăn, sốt 41-42°C. Lợn bị viêm kết mạc, mí mắt
sưng, rối loạn tiêu hoá dẫn đến tiêu chảy, phân lợn có màu vàng sáng, có lẫn
chất nhầy, mùi hôi thối. Khi lợn ỉa chảy thì thân nhiệt giảm. Thỉnh thoảng thấy
lợn bị nôn mửa. Lợn chết sau 2-7 ngày, tỷ lệ chết 70- 80%.
Dạng á cấp tính: Thân nhiệt của lợn tăng lên 41°C, ỉa chảy mạnh, lợn gày
sút nhanh, lợn có thể bị lòi dom. Trên da xuất hiện những mảng da bị tụ máu đỏ
hoặc tím bầm ở bụng, tai và bẹn. Sau đó xuất hiện triệu chứng viêm phổi, lợn ho
thở dốc, tỷ lệ chết khoảng 40- 50%.
Dạng mãn tính: Các triệu chứng lâm sàng xuất hiện từ từ. Một trong những
triệu chứng đầu tiên và quan trọng là ỉa chảy. Phân lợn ban đầu ở dạng nhão có
lầy nhầy và những mảng thành ruột bong ra. Lợn ăn ít, uống nhiều nước. Thân
nhiệt lúc đầu tăng sau đó bình thường. Một số lợn ốm thấy bị viêm khớp, chân
bị què, lợn có thể bị viêm phổi, ho, thở gấp, nước mũi chảy nhiều. Lợn ốm sống
sót thì còi cọc, chậm lớn.
Khống chế Salmonella ở người và động vật: là một việc làm cấp thiết nhưng

đầy khó khăn. Vệ sinh phòng bệnh, tránh cho động vật khoẻ tiếp xúc với mầm
bệnh là khâu thiết yếu. Tiếp theo là việc hạn chế những stress bất lợi. Phòng
10


bệnh, sử dụng những tác nhân kháng vi khuẩn trong thức ăn, cũng như làm giảm
tỉ lệ lâm sàng nhưng không phòng chống được việc lây nhiễm hay loại bỏ được
vi khuẩn.
Tìm kiếm một vacxin có hiệu lực để tạo miễn dịch chủ động cho con vật
vẫn là việc làm có tính chiến lược để khống chế bệnh.
* Clostridium perfringens

Clostridium perfringens là thành viên điển hình của họ Clostridium, đòi
hỏi điều kiện yếm khí tuyệt đối cho quá trình phát triển. Clostridium perfringens
có khả năng sản sinh nha bào, Gram (+), catalaza (-).
Hiện tại, người ta đã phát hiện Clostridium perfringens có 5 type là A, B,
C, D và E. Chúng được phân chia theo các dạng độc tố gây chết mà chúng sản
sinh (alpha, beta, epsilon, iota).
Trong số 5 type huyết thanh của Clostridium perfringens, type C là type
phân bố rộng rãi và quan trọng nhất, đặc biệt ở lợn. Clostridium perfringens type
C có thể phân lập được trong chất chứa đường ruột của động vật khoẻ. Viêm
ruột hoại tử ở lợn con do Clostridium perfringens type C được coi là một bệnh ở
lợn con từ năm 1995, khi những trường hợp bệnh đầu tiên được mô tả ở Anh và
Hungari (Nguyễn Bá Hiên, 2001).
Clostridium perfringens sản sinh ra 12 loại độc tố khác nhau, một trong số
các độc đặc biệt quan trọng, gây ra những tình trạng bệnh lý đặc trưng và gây
chết con vật, các độc tố α, β, ε, ι là các độc tố gây chết chủ yếu. mặt khác, mỗi
loại độc tố có vai trò quan trọng trong việc nhận biết các chủng gây bệnh khác
nhau của Clostridium perfringens (Nguyễn Vĩnh Phước (1976).
Điều trị bệnh do Clostridium perfringens bằng phương thức sử dụng kháng

sinh để chống lại vi khuẩn cũng được áp dụng trong trường hợp bệnh nổ ra đột
ngột và là một trong những biện pháp cho hiệu quả nhất định,
Việc phòng bệnh bằng vacxin cũng đã được thực hiện ở nhiều nước trên
thế giới.
11


b. Do Virus
Hiện nay trên thế giới người ta tìm thấy các loại virus gây tiêu chảy ở lợn.
Ba chủng virus gây tiêu chảy chủ yếu là : TGEV (Transmissible Gastro Enteritis
Virus), PEDV ( Porcine Epidimic Diarrhea Virus, và RV ( Rota Virus). Những virus
này đã được phân lập ở Bỉ , Anh (1978), Nhật (1985), Triều Tiên (1981)...
(Pensaert MB, 1978).
* Bệnh viêm ruột dạ dày truyền nhiễm (TGE)

Bệnh TGE của lợn do một loại virus cùng tên thuộc nhóm Coronavirus, họ
Coronaviridiae gây ra. Virus xuất hiện năm 1935 tại Mỹ và được mô tả năm 1946.
Tại Châu Á bệnh xuất hiện ở Triều Tiên, 1981; Thái Lan, 1987...(Niconxki,
1986; Đào Trọng Đạt và cộng sự, 1995).
Lợn ở mọi lứa tuổi đều nhiễm bệnh, thời gian ủ bệnh là 2-3 ngày. Mức độ
trầm trọng của bệnh khác nhau tuỳ thuộc vào lứa tuổi của lợn. Lợn lớn chỉ gây
ra tiêu chảy nhẹ, kéo dài trong vài ngày, sau đó tự khỏi. Ngược lại ở lợn con
bệnh lại xảy ra trầm trọng. Lợn con theo mẹ thường nôn ra sữa chưa tiêu, vón
cục lại, phân lỏng gần như nước, mùi thối khắm. Tỷ lệ chết 100%.
Bênh tiêu chảy truyền nhiễm ở lợn (PED)
Bệnh PED do một loại Coronavirus có tên CV777 gây ra. Bệnh xảy ra với
lợn mọi lứa tuổi. Đặc tính kháng nguyên của loại virus này hoàn toàn khác
kháng nguyên của virus gây bệnh TGE. Thể bệnh PED giống như thể bệnh TGE,
nhưng nhẹ hơn vì bệnh PED chỉ gây chết 60% lợn con dưới 21 ngày tuổi, 15%
lợn vỗ béo.

Bệnh PED chỉ kéo dài 2-3 tuần. Bản thân con vật mang mầm bệnh chỉ tiêu
chảy trong vòng một tuần.
Lợn mắc PED thường có triệu chứng nôn mửa, con vật có biểu hiện đau
bụng. Virus phá huỷ lông nhung của ruột (đặc biệt là không tràng và hồi tràng).
Lợn bỏ ăn uống nhiều nước, thích nằm chúi đầu vào nhau.
Mổ khám thấy ruột non mỏng, ruột bị căng phồng chứa nhiều nước màu
12


vàng.
* Bệnh do Rotavirus

Lợn các lứa tuổi đều cảm nhiễm. Song bệnh thường thấy ở lợn con theo
mẹ và sau cai sữa. Bệnh phát ra ở những giờ sau khi sinh 12-48giờ, ở lợn con
thời gian ủ bệnh là 2-5 ngày.
Bệnh có triệu chứng điển hình là lợn bỏ bú, ủ rũ đôi khi có nôn mửa. Lợn
tiêu chảy, phân nhão như hồ sau đó màu vàng trắng hoặc xám. Tỷ lệ ốm 5080% nhưng tỷ lệ chết rất thấp.
Lợn tiêu chảy gầy sút rõ rệt, lông xù. Sau khi khỏi bệnh lợn còi cọc, chậm
lớn, biếng ăn, còn ở lợn lớn không có biểu hiện lâm sàng (Đào Trọng Đạt và
cộng sự, 1995).
Bệnh tích: Thành ruột non mỏng, dạ dày chứa cục sữa hơi vàng lổn nhổn,
không tiêu mùi chua (Niconxki, 1986).
2.1.2.5.Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy ở
lợn cũng như một số loại gia súc khác. Tác hại của chúng không chỉ cướp chất dinh
dưỡng của vật chủ mà còn tác động lên vật chủ thông qua những nội ngoại độc tố do
chúng tiết ra làm sức đề kháng gây trúng độc, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát
sinh. Ngoài ra ký sinh trùng còn gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá, gây viêm
ruột, ỉa chảy (Phan Lục, 1996). Có nhiều loại ký sinh trùng gây tiêu chảy ở lợn như:
cầu trùng Eimeria, Isospora suis, Crytosporidium, Ascaris suum, Trichuris suis... hoặc

một số loài giun tròn lớp Nematoda...
Ngoài những nguyên nhân kể trên, hiện nay việc sử dụng các loại thuốc
hoá dược trị liệu trong thú y có nhiều vấn đề bất cập như: việc sử dụng thuốc
tràn lan, không thận trọng, thiếu cơ sở khoa học dẫn đến hiện tượng kháng
kháng sinh của một số loại vi khuẩn đặc biệt là hệ vi khuẩn đường ruột và
gây nên tình trạng rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột của cơ thể vật nuôi (Tạ
13


Thị Vịnh, 1996).
2.1.3. Cơ chế gây tiêu chảy
2.1.3.1. Cơ chế
Các nguyên nhân gây tiêu chảy theo các cơ chế sau:
Cơ chế tăng tiết dịch:
Hay gặp trong viêm ruột, nước từ niêm mạc ruột tiết ra có thể gấp hàng
chục lần mức bình thường, nhất là trong viêm ruột cấp do ngộ độc (độc tố vi
khuẩn, virus thức ăn ôi thiu, nấm mốc...) gây mất nước cấp diễn (nhanh).
Cơ chế tăng co bóp:
Làm thức ăn qua ruột nhanh khi chưa kịp tiêu hoá và hấp thụ đầy đủ. Dấu
hiệu đặc trưng là bồn chồn đi lại nhiều và sôi bụng, phân sống lổn nhổn có khi ra
toàn sữa chưa được tiêu hoá. Cơ chế này cũng gặp trong một số trường hợp
viêm ruột và nhiễm khuẩn ruột, rối loạn vi khuẩn chí. Thuốc tẩy có cơ chế này.
Cơ chế giảm hấp thụ:
Khiến lượng nước thải theo phân tăng lên, gặp trong các loại viêm ruột
khác nhau, rối loại phân bố vi khuẩn. Thuốc tẩy MgSO4 cũng có cơ chế này.
Khi đã tiêu chảy trong viêm ruột cấp do ngộ độc thì cả 3 cơ chế đều có mặt và
chúng đều đóng vai trò quan trọng như nhau làm cho tiêu chảy mạnh hơn .
Có thể hiểu tổng thể quy trình cơ chế như sau: Độc tố do thức ăn hay do
vi khuẩn sản sinh tác động vào quá trình trao đổi muối nước ở ruột làm cho
nước và chất điện giải không được hấp thụ từ ruột vào cơ thể ngựơc lại thẩm

xuất từ cơ thể vào ruột. Nước tập trung vào ruột làm cho ruột căng lên, cộng
với khí do thức ăn lên men hay do vi khuẩn lên men tạo ra càng làm cho ruột
căng lên, sức căng của ruột và quá trình viêm ruột khích thích vào hệ thống
thần kinh thực vật ở ruột tạo nên những cơn nhu động ruột mạnh đẩy nước
và phân ra ngoài, gây tiêu chảy.
Tiếp theo đó vi khuẩn, virus, độc tố vào máu làm cho bại huyết dẫn đến cơ
thể mệt mỏi ủ rủ, sốt cao khi mầm bệnh nhân nên, gây bệnh tích tại cơ quan nội tạng.
14


Chớnh nhng nguyờn nhõn ny lm cho ln cng tiờu chy nng hn.
Sơ đồ vòng xoắn bệnh lý trong tiêu chảy
ỉa lỏng
cấp
Mất nớc

RL hấp th

Giảm
khối lợng
tun
hoàn

Máu cô
đặc
(thiếu O2
)

Trụy tim
mạch


Giảm
chức
năng
gan,
thận
ứ sản
phẩm độc
toan

Rối loạn
chuyển
hóa
Thoát
huyết t
ơng

Mất
muối
Nhim
toan

Giãn
mạch

Nhiễm
độc
thần
kinh


2.1.3.2. Hu qu ca hi chng tiờu chy
a chy lm mt cht khoỏng, nguyờn t vi lng nh hng n quỏ trỡnh
to xng, to mỏu, lm c th thiu mỏu. Ln con s sinh, khi b a chy lm
niờm mc tn thng, din tớch hp thu v kh nng hp thu gim, ln khụng
hp thu c cỏc cht dinh dng v khỏng th t sa m, sc khỏng vi vi
khun v ngoi cnh kộm nờn d mc bnh.
Túm li quỏ trỡnh sinh bnh trờn ó a ln con vo ba trng thỏi ri
15


loạn: Rối loạn chức năng tiêu hoá, hấp thu, rối loạn cân bằng của khu hệ vi sinh
vật đường ruột, rối loạn cân bằng nước và điện giải do bị tiêu chảy quá nhiều.
Lợn con trong tình trạng nhiễm độc, trụy tim mạch mà chết. Những con chữa
khỏi hay bị còi chậm lớn.

16


2.1.4. Triệu chứng của hội chứng tiêu chảy
Dựa vào nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, dựa vào mức độ xâm nhập của vi
khuẩn vào vật chủ và hậu quả biểu hiện trên lâm sàng, chúng ta có thể thấy các
triệu chứng sau:
Lợn con mắc bệnh đa số thân nhiệt không tăng, nếu có tăng thì chỉ sau hai
đến ba ngày thân nhiệt trở về bình thường. Cơ thể có những thay đổi lớn như
gầy tóp nhanh, lông xù đuôi rũ, nằm một xó, hai chân sau dúm lại và run lẩy
bẩy, đít dính phân be bét. Con vật đi ỉa, rặn nhiều, tư thế rặn ỉa rất đặc trưng (hai
chân sau thu trước bụng, lưng uốn cong, bụng thóp lại để rặn). Thể trạng con vật
đờ đẫn, có khi bú chút ít hoặc bỏ bú. Các niêm mạc mắt, mũi mồm nhợt nhạt,
chân lạnh, thần kinh yếu, co giật từng cơn, cảm giác ở da bị mất, tính đàn hồi
của da giảm, nhịp tim nhanh, thở nhanh và sâu.

Lợn con có biểu hiện khát nước, uống cả nước bẩn, đái ít. Quan sát lỗ hậu
môn lợn thấy lồi ra, màu hồng, ướt rất dễ chẩn đoán.
Phân lợn bệnh rất đặc trưng: Ngày đầu nung bệnh phân táo lổn nhổn như
hạt đỗ đen, tiếp theo là phân sệt, màu vàng trắng, mùi tanh khắm khó chịu. Tiếp
theo phân lỏng ra, có khi lợn ỉa toé ra nước, trong phân có bọt khí, lẫn hạt mỡ
không tiêu, rất bẩn và rất khó chịu. Giai đoạn cuối bệnh chuyển sang lành phân
lợn đặc, sệt từ màu trắng xám chuyển sang xám đen, thành khuôn như phân lợn
khoẻ (Đào Trọng Đạt, 1966).
2.1.5. Các biện pháp phòng bệnh
Bệnh tiêu chảy do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Do vậy việc phòng bệnh là
hết sức cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện chăn nuôi và khí hậu của nước ta.
2.1.5.1. Phòng bệnh bằng biện pháp vệ sinh, nuôi dưỡng, quản lý, chăm sóc
Trong chăn nuôi khâu vệ sinh phòng bệnh là hết sức quan trọng và cần
thiết. Vệ sinh phòng bệnh tạo ra môi trường tốt, làm tăng sức đề kháng không
đặc hiệu ngăn ngừa mầm bệnh lây lan. Các biện pháp vệ sinh: Vệ sinh, sát trùng
chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi.... cách ly động vật mới nhập , động vật ốm...
17


(Nguyễn Vũ Phước, 1978).
Nhiều tác giả nhấn mạnh về chế độ đảm bảo ăn uống tốt cho lợn con, tập lợn
con vận động, chống nóng, chống ẩm và chống lạnh cho lợn con(Đào Trọng Đạt,
1966 ). Phạm Gia Ninh từ năm 1980 đã dùng lò sưởi để chống lạnh cho lợn con
giai đoạn bú sữa, kết quả đã làm giảm tỷ lệ lợn con phân trắng.
Để chống Stress lạnh ẩm cho lợn con sơ sinh, Sử An Ninh và cộng sự
(1991), đã dùng ACTH liều 0,125mg/con, kết hợp Predzolon 2,5mg/con phòng
bệnh viêm ruột và ỉa chảy cho lợn con theo mẹ.
Như vậy, việc đảm bảo tốt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng như thức ăn
đảm bảo chất lượng, tập cho lợn con ăn sớm..., việc đảm bảo tốt vệ sinh chuồng
nuôi, vệ sinh tiểu khí hậu chuồng nuôi... là rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ lợn

con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy.
2.1.5.2.Phòng bệnh bằng vacxin
Phòng bệnh bằng vacxin là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa
bệnh đặc biệt là các bệnh có nguyên nhân là vi sinh vật. Khi nghiên cứu xác
định vai trò của E.coli trong bệnh phân trắng lợn con và triển vọng phòng trừ
bằng vacxin, Nguyễn Thị Nội (1985) đã chọn những serotype thường gặp cùng
với các chủng có kháng nguyên K88 để chế vacxin phòng bệnh, tiêm cho nái
chửa 4-6 tuần trước khi đẻ cho kết quả bảo hộ tăng hơn 30-40% lợn con sinh ra
so với lô đối chứng.
Bên cạnh các loại vacxin E.coli, các nhà khoa học cũng đó nghiên cứu chế
vacxin Salmonella. Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều loại vacxin phòng bệnh do vi
khuẩn Salmonella gây ra ở lợn. Mỹ sản xuất vacxin đa giá thành phần gồm E.coli,
Pasteurella mutocida và Salmonella choleraesuis. Ở Đức chế vacxin Salmonella
typimurium chủng ĐT104. Hungari chế vacxin vi khuẩn Salmonella có bổ trợ glucoza.
2.1.5.3.Phòng bệnh bằng các chế phẩm sinh học
Nhiều nhà khoa học nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng
và chống các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hoá của nguời và gia súc. Sử dụng
18


Lactobacillus để tạo sự cân bằng cho hệ vi sinh vật đường ruột, các chế phẩm
sinh học này dùng dưới dạng: canh trùng Yount còn gọi là APK (dùng làm sữa
chua); Lê Thị Tài và cộng sự, 1968 đã sử dụng bột subtilis để phòng, điều trị
bệnh phân trắng và tiêu chảy lợn con cho kết quả tốt (Nguyễn Thị Khanh, 1994).
2.1.6. Điều trị hội chứng tiêu chảy
Việc điều trị hội chứng tiêu chảy phải điều trị sớm ngay khi mới phát hiện
bằng nhiều biện pháp tổng hợp. Đó là phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, thải trừ
chất chứa trong đường tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc ruột, chống mất nước và điện
giải, phải sử dụng các loại kháng sinh để gây ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn, tạo lại
cân bằng hệ sinh thái của hệ vi sinh vật đường ruột.

Khi mới phát hiện lợn mắc bệnh cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, áp dụng
biện pháp cách ly con vật bị bệnh với những con khác nhằm tránh lây lan và có
chế độ chăm sóc tốt, chú ý giữ ấm cho con vật. Tiếp theo thực hiện điều trị kết hợp
vừa diệt căn nguyên vừa diệt triệu chứng.
 Điều trị căn nguyên
Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại kháng sinh sử dụng riêng
rẽ hoặc phối hợp điều trị như:Amoxycillin, Colistin, Neomycin, Oxytetracyclin,
Enrofloxacin, Kanamycin…
Tuy nhiên, cũng không được lạm dụng kháng sinh, chỉ dùng khi thật cần thiết,
khi dùng phải dùng theo nguyên tắc, do vi khuẩn hiện nay đã có tính kháng thuốc
làm cho một số kháng sinh không còn có tác dụng chữa bệnh nữa.
 Điều trị triệu chứng
Khi lợn bị tiêu chảy kéo dài thường dẫn đến mất nước, dinh dưỡng,
khoáng, vitamin… nên rối loạn tiêu hoá, hấp thu dinh dưỡng và gầy sút nhanh
chóng, nếu mất nước quá nhiều lợn con sẽ chết hoặc còi cọc chậm lớn. Do đó bên
cạnh việc dùng kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn cần phải dùng kèm theo một
số chất bổ sung chất điện giải, năng lượng, vitamin cho lợn, ngoài ra dùng các
19


chất làm se niêm mạc tránh tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá.
- Một số dung dịch hay dùng như Ringerlactat (LRS), dung dịch
Dextrose 5%, dung dịch Sodium clorit 10%, Gluconat canxi 10%, nước muối
sinh lý 0,9%, Glucose 5%, Oresol, Electrolyte Blent…tiêm tĩnh mạch hoặc
cho uống, để bổ xung nước, các ion Na +, K+, Cl-…
- Một số vitamin như: vitamin B1, vitamin B12, vitamin C… cũng có
vai trò quan trọng có thể cho uống, tiêm tuỳ dạng bào chế.
- Một số thuốc vị thuốc nam có nhiều Tanin cũng có thể sử dụng để
điều trị nhằm làm se niêm mạc, hạn chế, làm kết tủa sản phẩm độc và giảm nhu
động như quả hồng xiêm xanh, búp ổi xanh… sắp nước cho con vật uống.

Ngoài ra, một số chế phẩm sinh học như EM, các loại men vi sinh như
Biosubtyl cũng có khả năng phòng trị hội chứng tiêu chảy rất tốt vì chúng có
khả năng khôi phục hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột, khống chế sự phát
triển của các vi khuẩn gây bệnh, lấy lại cân bằng của hệ sinh vật đường ruột.
Bên cạnh đó, cần chăm sóc hộ lý tốt, bổ sung nước và chất điện giải là rất
cần thiết giúp cơ thể lợn con nhanh chóng hồi phục.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Hội chứng tiêu chảy ở lợn gây thiệt hại rất lớn và đã được rất nhiều nhà
khoa học trong nước và trên thế giới quan tâm, nghiên cứu.
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Tiêu chảy ở lợn xuất hiện khắp thế giới, một số tác giả đã nghiên cứu và
công bố kết quả bệnh xuất hiện ở mọi phương thức chăn nuôi truyền thống hay
chăn nuôi công nghiệp thậm chí trong cả điều kiện chăn nuôi sạch cũng không
loại trừ được bệnh
- Theo A.G.Bactin cho rằng nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh chuồng trại

kém, chăm sóc quản lý kém, thức ăn chủ yếu thiếu chất dinh dưỡng (trích theo
Đỗ Đức Diện, 1999).
- A. Vkovashitki cho rằng trong giai đoạn chưa trưởng thành, ở lợn con
20


chưa có HC1 nên dạ dày của lợn chưa có tác dụng tiêu hoá và ngăn chặn vi
khuẩn gây bệnh (trích theo Đỗ Đức Diện, 1999).
- Tại trung tâm nghiên cứu Thú y ở Anh, Wales (1961) và Sojk- Sueeney

(1963) nghiên cứu được 532 chủng E.coli phân lập được và các serotype thường
gặp là: 08K87(B); 0147K89(B), Kgg(L) (trích theo Đỗ Đức Diện, 1999).
- Tại Ấn Độ, serotype thường xuyên phân lập được trong lợn mắc bệnh tiêu


chảy là Ogg (Xheol và Malik, 1973).
- Tại Tiệp Khắc, serotype của vi khuẩn E.coli thường xuyên phân lập được từ

lợn mắc bệnh tiêu chảylà: Og; 0116; 0147; 0157, (Gonich và cộng sự, 1970).
Stevens, 1963 (trích theo Tạ Thị Vịnh, 1995) đã nghiên cứu phòng bệnh
viêm ruột ỉa chảy do E.coli và ông đưa ra 3 biện pháp chính:
- Làm giảm số lượng E.coli.
-Tăng sức đề kháng của lợn con bằng cách cho lợn con bú sữa đầu và bổ
sung sắt vào thức ăn cho lợn mẹ.
-Thực hiện các phương pháp chăm sóc quản lý nuôi dưỡng lợn mẹ trong
thời kỳ có chửa và lợn con trong thời kỳ 3 tuần tuổi đầu.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo Vũ Văn Ngữ, Đặng Phương Việt (1979),bệnh tiêu chảy là do hiện
tựợng loạn khuẩn, mà nguyên nhân chính dẫn đến loạn khuẩn là các yếu tố ngoại
cảnh, thời tiết khí hậu.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Hiên (2001), nguyên nhân vi
khuẩn gây tiêu chảy chính ở gia súc là E.coli, Salmoneỉla và Clostridium.
Nguyễn Thị Nội (1986) đã phân lập được 24 serotype O của E.coli và
chọn ra 6 serotype O141, O149, O147, O117, O138, O139 có tần suất cao để sản xuất
vacxin E.coli vô hoạt có bổ trợ keo phèn, tiêm hai lần cho lợn mẹ phòng bệnh
phân trắng lợn con
Phạm Khắc Hiếu, Bùi Thị Tho (1996), nghiên cứu tình hình kháng thuốc
của E.coli phân lập từ lợn con ỉa phân trắng. Kiểm tra một số yếu tố ảnh hưởng
21


×