Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số kĩ năng mềm cần thiết đối với sinh viên trường Đại học Công Đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.34 MB, 5 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 147-151

MỘT SỐ KĨ NĂNG MỀM CẦN THIẾT
ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN
Bùi Đoan Trang -Trường Đại học Công đoàn
Ngày nhận bài: 19/5/2019; ngày sửa chữa: 25/5/2019; ngày duyệt đăng: 27/5/2019.
Abstract: Soft skills are important for students in the process of studying at the university and also
in the process of working after graduation. Equipping students with basic soft skills is one of the
strategic orientations of current training institutions. Survey results show that students of Trade
Union University evaluated the studying and self-study skills, presentation skill, listening skill and
behavior, communication skills; teamwork skill,... are necessary skills and need to be equipped,
which help students confidently integrate and develop in the future.
Key word: Skill, soft skill, student, Trade Union University.
1. Mở đầu
Trường Đại học Công đoàn là trường đại học đa
ngành, đa cấp trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam và chịu sự quản lí về chuyên môn của Bộ GD-ĐT.
Trường vừa thực hiện chức năng đào tạo cán bộ cho tổ
chức Công đoàn (chỉ tiêu do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam giao), vừa góp phần đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội (theo chỉ tiêu
Nhà nước giao). Trong quá trình hoạt động, nhà trường
luôn đặt mục tiêu chất lượng đào tạo lên hàng đầu. Chính
vì vậy, việc cam kết chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo
gồm: Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng, chuẩn thái độ luôn
là mục tiêu quan trọng xuyên suốt của nhà trường. Việc
đảm bảo chuẩn về kĩ năng nhất là các kĩ năng mềm cho
sinh viên (SV) là một trong các mục tiêu được nhà trường
đặc biệt quan tâm.


Các trường đại học của các nước phát triển như Mĩ,
Australia, Canada, Anh, Pháp, Singapore,… đều coi
trọng việc rèn luyện và phát triển các kĩ năng mềm cho
SV. Điều này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, tăng cường hiệu suất làm việc và nâng cao chất
lượng của cuộc sống cho SV sau khi ra trường. Còn ở
Việt Nam, trong chương trình đào tạo của các trường đại
học thì các học phần phát triển kĩ năng mềm chưa được
chú trọng đúng mức. Điều này dẫn đến một thực trạng là
SV khi ra trường còn thiếu nhiều kĩ năng nên hiệu quả
công việc còn nhiều hạn chế. Để khắc phục tình trạng
trên, những năm gần đây, nhiều trường đại học ở Việt
Nam đã đưa vào chương trình giảng dạy một số môn học
nhằm rèn luyện kĩ năng mềm cho SV. Tuy nhiên, qua tìm
hiểu, chúng tôi nhận thấy có nhiều kĩ năng mềm cần thiết
nhưng SV chưa được trang bị và khả năng sử dụng các
kĩ năng mềm của SV còn nhiều hạn chế. Bài viết đề cập
một số kĩ năng mềm cần thiết đối với SV Trường Đại học
Công đoàn.
2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1. Khái niệm kĩ năng
Theo Từ điển tiếng Việt: “Kĩ năng là khả năng vận
dụng những kiến thức thu được trong một lĩnh vực nào
đó vào thực tế” [1; tr 520].
Từ cách hiểu trên, có thể đưa ra khái niệm kĩ năng
như sau: Kĩ năng là khả năng chuyên biệt của một cá
nhân về một hoặc nhiều khía cạnh được sử dụng để giải
quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh trong

cuộc sống [dẫn theo 2; tr 10].
Đa số các kĩ năng mà mỗi cá nhân có được là do quá
trình học tập và rèn luyện. Kĩ năng bao gồm hai nhóm,
đó là: Kĩ năng cứng và kĩ năng mềm [dẫn theo 2; tr 13].
2.1.2. Khái niệm kĩ năng mềm
Tác giả Forland, Jeremy cho rằng: “Kĩ năng mềm là
một thuật ngữ thiên về mặt xã hội để chỉ những kĩ năng
có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả
năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả
trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi, đó là
kĩ năng liên quan đến việc con người hòa mình, chung
sống và tương tác với cá nhân khác, nhóm, tập thể, tổ
chức và cộng đồng” [3].
Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa “Kĩ năng
mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản
ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và
trình độ chuyên môn và kiến thức. Kĩ năng mềm không
phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến
thức của sự hiểu biết lí thuyết mà đó là khả năng thích
nghi với môi trường và con người để tạo ra sự tương tác
hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả công việc” [4].
Michal Pollick tiếp cận dưới góc nhìn kĩ năng mềm
là một năng lực thuộc về Trí tuệ cảm xúc: “Kĩ năng mềm
đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ (Emotion
Intelligence Quotion), đó là những đặc điểm về tính cách,
khả năng giao tiếp, ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân

147

Email:



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 147-151

thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với người khác và
trong công việc” [5].
Tác giả Giusoppe Giusti cho rằng, kĩ năng mềm là
những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi: “Kĩ năng
mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi, đặc
biệt là những kĩ năng cá nhân hay kĩ năng con người. Kĩ
năng mềm thường gắn liền với những thể hiện của tính
cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, đó là kĩ năng
chuyên biệt rất “người” của con người” [6].
Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa thì cho
rằng, kĩ năng “mềm” là thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ năng
thuộc về trí tuệ cảm xúc, những yếu tố ảnh hưởng đến sự
xác lập mối quan hệ với người khác. “Kĩ năng mềm là
thuật ngữ dùng để chỉ các kĩ năng thuộc về trí tuệ cảm
xúc như: một số nét tính cách (quản lí thời gian, thư giãn,
vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới), sự tế nhị, kĩ
năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân thành, kĩ năng
làm việc theo nhóm... Đây là những yếu tố ảnh hưởng
đến sự xác lập mối quan hệ với người khác. Những kĩ
năng này là thứ thường không được học trong nhà
trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn,
không thể sờ nắm, nhưng không phải là kĩ năng đặc biệt
mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người. Kĩ
năng mềm quyết định bạn là ai, làm việc thế nào, là thước

đo hiệu quả cao trong công việc” [7].
Từ những quan niệm trên, chúng tôi đồng tình và sử
dụng quan niệm sau: Kĩ năng mềm (Soft skills) là một
thuật ngữ xã hội học dành cho cá nhân. Kĩ năng mềm bao
gồm các đặc điểm tính cách, lòng biết ơn, sự giao tiếp, sử
dụng ngôn ngữ, thói quen cá nhân, sự thân thiện và sự lạc
quan, khả năng đồng cảm với người khác, hay để giữ
bình tĩnh dưới các áp lực. Kĩ năng mềm là tổng hợp các
kĩ năng giúp con người tư duy và tương tác với nhau. Kĩ
năng mềm có vai trò rất quan trọng đối với SV trong quá
trình học tập, nghiên cứu và sinh hoạt ở môi trường đại
học cũng như sau khi ra trường… [dẫn theo 2; tr 14].
2.1.3. Phân loại kĩ năng mềm
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác
định và phân loại về kĩ năng. Theo quan điểm của Robin
Sharma [dẫn theo 2; tr 19] thì kĩ năng mềm được xem là kĩ
năng quan trọng nhất trên thị trường việc làm toàn cầu hiện
nay, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển nhanh.
Sharma lựa chọn 7 loại kĩ năng, bao gồm: kĩ năng giao tiếp,
kĩ năng tư duy và giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc nhóm,
học suốt đời và kĩ năng quản lí thông tin, kĩ năng khởi
nghiệp, đạo đức và am hiểu, kĩ năng lãnh đạo. Trong mỗi
loại kĩ năng mềm này lại bao gồm một vài kĩ năng cụ thể.
Sharma phân loại các kĩ năng mềm theo hai nhóm yếu tố:
Kĩ năng mà mỗi cá nhân phải có (must have) và kĩ năng nếu
có thì tốt (good to have). Còn Becci Newton và nhóm tác
giả thuộc Viện Nghiên cứu việc làm IES (Anh) trong một

nghiên cứu năm 2005 có tên “What employers look for
when recruiting the unemployed and inactive: Skills,

characteristics and qualifications” (tạm dịch: Người sử dụng
lao động tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng những người thất
nghiệp và không hoạt động: kĩ năng, đặc điểm và trình độ)
lại mô tả các loại kĩ năng theo thứ bậc, bao gồm: kĩ năng cơ
bản như: khả năng đọc, viết, nói bằng ngôn ngữ chính thức,
khả năng sử dụng toán ở mức độ cần thiết; kĩ năng cốt lõi
gồm giao tiếp, biết chữ, làm việc với người khác; kĩ năng
then chốt như áp dụng công nghệ thông tin, cải thiện hiệu
quả, giải quyết vấn đề; kĩ năng việc làm; các kĩ năng mềm
khác như khả năng lãnh đạo, phục vụ khách hàng, giải quyết
xung đột [dẫn theo 2; tr 20].
Tại Việt Nam cũng có nhiều tác giả đưa ra cách phân
loại kĩ năng mềm. Có thể kể đến cách phân loại của tác giả
Vĩnh Thắng (2012), đó là: học tập; thiết lập mục tiêu; quản
lí thời gian; tổ chức công việc; giao tiếp; thuyết trình hiệu
quả; lãnh đạo nhóm; làm việc nhóm; giải quyết vấn đề; ra
quyết định. Thực tế cho thấy, 10 nhóm kĩ năng mềm trên
không chỉ giúp cho SV có ý thức trong học tập, giúp SV
hoàn thiện bản thân, nâng cao năng suất, lao động, hiệu
quả công việc mà còn là sự nhạy bén, thích nghi, tư duy
sáng tạo, phản xạ nhanh trước những vấn đề của cuộc sống
và công việc [8]. Theo tác giả Phan Quốc Việt, có nhóm
10 kĩ năng cần thiết cho người lao động và SV Việt Nam,
đó là: Kĩ năng học và tự học, kĩ năng lãnh đạo bản thân và
hình ảnh cá nhân, kĩ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm, kĩ
năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kĩ năng lắng nghe,
kĩ năng thuyết trình, kĩ năng giao tiếp và ứng xử, kĩ năng
giải quyết vấn đề, kĩ năng làm việc đồng đội, kĩ năng đàm
phán [dẫn theo 2; tr 25].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng quan điểm

của tác giả Phan Quốc Việt trong việc phân loại thành 10
nhóm kĩ năng mềm cần thiết cho người lao động nói
chung và SV nói riêng.
2.2. Một số kĩ năng mềm cần thiết cho sinh viên
Trường Đại học Công đoàn trong quá trình học tập và
làm việc sau khi ra trường
2.2.1. Khách thể, phương pháp và nội dung nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Để xác định được các kĩ
năng mềm cần thiết cho SV Trường Đại học Công đoàn
trong quá trình học tập cũng như phục vụ cho công việc
sau khi ra trường, chúng tôi tiến hành khảo sát 250 SV
Trường Đại học Công đoàn trong thời gian từ tháng
10/2018 đến 01/2019.
- Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu sử dụng phối
kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: nghiên cứu
lí luận, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và thống
kê toán học để xử lí số liệu. Thang đánh giá gồm 3 mức
độ: Rất cần thiết = 3 điểm, cần thiết = 2 điểm, không cần
thiết = 1 điểm.

148


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 147-151

- Nội dung nghiên cứu: Chúng tôi đưa ra 10 kĩ năng
mềm cơ bản: học và tự học; lãnh đạo bản thân và hình
ảnh cá nhân; tư duy sáng tạo và mạo hiểm; lập kế hoạch

và tổ chức công việc; lắng nghe; thuyết trình; giao tiếp
ứng xử; giải quyết vấn đề; làm việc nhóm; đàm phán.
2.2.2. Kết quả khảo sát
2.2.2.1. Đánh giá của sinh viên về các kĩ năng mềm cần
thiết trong thời gian học tập tại trường đại học
Để đánh giá về các kĩ năng mềm cần thiết của SV
trong thời gian học tập tại trường đại học, Kết quả được
thể hiện ở bảng 1.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

biến đổi không ngừng của khoa học và công nghệ. Học
và tự học giúp SV có hứng thú học tập, niềm say mê
nghiên cứu khoa học, hình thành cho người học nếp sống
khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, không ngừng tiến lên
trên con đường học tập. Bằng quá trình tự học, người học
trau dồi, hoàn thiện được nhân cách và tri thức của mình.
Kết quả khảo sát cho thấy, kĩ năng thuyết trình cũng
được SV đánh giá cao về mức độ cần thiết, bởi đây là
một trong những kĩ năng quan trọng. Dù bạn là ai, làm

gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn
đề nào đó trước người khác (có thể là một người, một

Bảng 1. Đánh giá của SV về các kĩ năng cần thiết trong thời gian học tập tại trường đại học
Mức độ (tỉ lệ %)
Điểm trung
Kĩ năng
Rất
Không
bình (ĐTB)
Cần thiết
cần thiết
cần thiết
Kĩ năng học và tự học
68,0
23,6
8,4
2,60
Kĩ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá
20,0
32,0
48,0
1,72
nhân
Kĩ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm
24,0
34,8
41,2
1,83
Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công

22,0
36,4
41,6
1,80
việc
Kĩ năng lắng nghe
59,2
33,6
7,2
2,52
Kĩ năng thuyết trình
60,8
33,2
6,0
2,55
Kĩ năng giao tiếp ứng xử
54,4
34,8
10,8
2,44
Kĩ năng giải quyết vấn đề
38,4
20,4
41,2
1,97
Kĩ năng làm việc nhóm
39,2
24,4
36,4
2,03

Kĩ năng đàm phán
14,4
36,4
49,2
1,65

Bảng 1 cho thấy: kĩ năng học và tự học được SV đánh
giá cần thiết ở mức độ cao nhất, xếp thứ 1, bởi kĩ năng
học và tự học rất cần thiết cho bản thân mỗi con người.
Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân
và là một trong những kĩ năng cần thiết hàng đầu đối với
người học nói chung và SV nói riêng. Tổ chức
UNESSCO xác định mục đích học tập là: “Học để biết,
học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định
mình”. Học để biết chính là thu nhận được tri thức của
nhân loại về các lĩnh vực trong đời sống tự nhiên và xã
hội. Kĩ năng học và tự học sẽ giúp SV: nhớ lâu và vận
dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong
cuộc sống. Bên cạnh đó, giúp SV trở nên năng động, sáng
tạo, không ỷ lại hay phụ thuộc vào người khác. Từ đó,
biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn
thiện bản thân. Học và tự học giúp SV có thể nắm vững
tri thức, thông hiểu tri thức, bổ sung và hoàn thiện các kĩ
năng, kĩ xảo tương ứng. Giúp cho người học có được thói
quen và phương pháp tự học để làm phong phú thêm vốn
hiểu biết của bản thân. Giúp người học theo kịp được sự

Thứ
bậc
1

9
7
8
3
2
4
6
5
10

nhóm người, hoặc rất nhiều người). Một bài thuyết trình
hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì
chúng ta mong đợi. Nhiều người cho rằng, thuyết trình
luôn là thử thách, khó khăn. Trên thực tế, thuyết trình
không khó, nếu biết cách và luyện tập thường xuyên. Kĩ
năng thuyết trình giúp SV: Biết cách nói, trình bày một
vấn đề nào đó trước đám đông; có khả năng lập luận, trao
đổi, truyền tải thông tin một cách hiệu quả để thuyết phục
người nghe; góp phần phát triển kĩ năng giao tiếp trong
nhiều môi trường giao tiếp khác nhau với các đối tượng
khác nhau; làm cho bản thân tự tin hơn khi giao tiếp.
Bên cạnh đó, SV Trường Đại học Công đoàn còn cho
rằng kĩ năng lắng nghe cũng là một trong những kĩ năng
cần thiết đối với SV khi còn học tập trên giảng đường bởi
lắng nghe là quá trình tập trung chú ý để giải mã sóng âm
thanh thành ngữ nghĩa. Lắng nghe rất cần thiết và quan
trọng. Không biết lắng nghe, người kinh doanh sẽ không
hiểu được nhu cầu của khách hàng, SV không hiểu bài
hoặc không nắm vững vấn đề của bài giảng, nhân viên
không nắm vững chủ trương chính sách của cơ quan...


149


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 147-151

Cấp quản trị, lãnh đạo cơ quan không thành công phần
lớn chỉ vì không biết lắng nghe. Lắng nghe một cách hiệu
quả là một cách tốt nhất để cải thiện khả năng giao tiếp
của mình và thăng tiến. Kĩ năng lắng nghe sẽ giúp SV:
nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông
tin, đánh giá đúng nội dung thông tin và tương tác qua lại
trong quá trình giao tiếp; tạo ra sự liên kết giữa với mọi
người tăng khả năng giao tiếp. Đó là liên kết về xúc cảm
như tạo ra mối quan hệ tốt đẹp, chia sẻ sự cảm thông với
người khác và khám phá những tính cách mới mẻ của
một người đã quen…; giúp giải quyết xung đột, mâu
thuẫn và hiệu quả; khả năng giải quyết được vấn đề
nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, SV Trường Đại học
Công đoàn cho rằng các kĩ năng đàm phán, kĩ năng lãnh
đạo bản thân và hình ảnh cá nhân và kĩ năng lập kế hoạch
và tổ chức công việc là không thật sự cần thiết đối với SV.
2.2.2.2. Đánh giá của sinh viên về các kĩ năng cần thiết
khi đi làm

TT
1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

và chuyên nghiệp thì việc lập kế hoạch và tổ chức công
việc hiệu quả ngày càng trở nên quan trọng. Kĩ năng lập
kế hoạch và tổ chức công việc là một kĩ năng cần thiết
không chỉ với các cấp lãnh đạo mà còn với tất cả những
ai muốn thực hiện tốt nhất mục đích mà mình đã đặt ra.
Đối với SV, kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức sẽ giúp SV:
ứng phó tốt hơn với những tình huống bất định có thể xảy
ra trong quá trình học tập và làm việc; định hướng cho
bản thân tốt hơn trước những cơ hội và thách thức; giảm
thiểu những sự trùng lặp, lãng phí cho cá nhân trong quá
trình thực hiện công việc; lập kế hoạch sẽ giúp cho việc
xây dựng mục tiêu rõ ràng và có lộ trình để thực hiện mục
tiêu đã đặt ra.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy kĩ năng giao tiếp ứng
xử cũng được SV đánh giá là cần thiết khi đi làm. Điều
này có thể lí giải như sau: Giao tiếp là một cuộc đối thoại
hai chiều làm thay đổi cả người gửi lẫn người nhận tức
là có sự chia sẻ thông tin. Hai bên điều chỉnh mục tiêu,
điều chỉnh hành vi qua sự tác động lẫn nhau để cùng hiểu


Bảng 2. Đánh giá của SV về các kĩ năng cần thiết khi đi làm
Mức độ (tỉ lệ %)
Kĩ năng
Rất
Không
Cần thiết
cần thiết
cần thiết
Kĩ năng học và tự học
6,8
38,4
54,8
Kĩ năng lãnh đạo bản thân và hình ảnh cá
30,8
33,6
35,6
nhân
Kĩ năng tư duy sáng tạo và mạo hiểm
40,4
30,4
29,2
Kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công
70,8
26,0
3,2
việc
Kĩ năng lắng nghe
20,4
34,8
44,8

Kĩ năng thuyết trình
29,6
34,8
35,6
Kĩ năng giao tiếp ứng xử
66,4
26,0
7,6
Kĩ năng giải quyết vấn đề
41,6
25,2
33,2
Kĩ năng làm việc nhóm
42,0
38,0
20,0
Kĩ năng đàm phán
31,2
30,4
38,4

Bảng 2 cho thấy: Đa số SV Trường Đại học Công
đoàn cho rằng kĩ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc
là không cần thiết đối với SV khi đang đi học nhưng lại
rất cần thiết khi đi làm bởi lập kế hoạch là việc xác định
mục tiêu cần đạt được của tổ chức, cá nhân hình thành
các chiến lược chung để đạt được những mục tiêu đó và
xây dựng các phương pháp chi tiết để kết hợp và điều
phối công việc của tổ chức. Lập kế hoạch được hiểu là
việc chọn lựa trước một phương án hành động trong

tương lai cho tổ chức, cá nhân trên cơ sở xác định các
mục tiêu cần đạt được và phương pháp đạt được mục tiêu
đó. Khi công việc được chuẩn hóa với những yêu cầu cao

ĐTB

Thứ
bậc

1,52

10

1,95

6

2,11

4

2,68

1

1,76
1,94
2,59
2,08
2,22

1,93

9
8
2
5
3
7

biết về tình huống, có cùng tiếng nói, đem lại lợi ích
nhiều nhất có thể. Kĩ năng giao tiếp giúp chúng ta truyền
tải thông điệp một cách rõ ràng, chính xác; khả năng mã
hóa và giải mã các thông điệp bằng ngôn ngữ hay phi
ngôn ngữ hiệu quả; xây dựng hình ảnh bản thân tốt đẹp
hơn trong mắt mọi người; xây dựng và tạo lập các mối
quan hệ bền vững, hiệu quả.
Kĩ năng làm việc nhóm cũng được SV cho là cần thiết
trong quá trình làm việc bởi trong thời đại ngày nay, khi
khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm
việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết. Đơn giản vì
không ai là hoàn hảo, làm việc theo nhóm sẽ tập trung

150


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 3 tháng 5/2019, tr 147-151

những mặt mạnh của từng người và bổ sung cho nhau.

Hơn nữa, chẳng ai có thể cáng đáng hết mọi việc. Cho dù
đó là kinh tế, kĩ thuật hay văn học, nghệ thuật, chúng ta
không thể thành công và chiến thắng nếu ta chỉ là một cá
nhân. Kĩ năng làm việc nhóm giúp chúng ta có khả năng
phối hợp tốt trong công việc; có sự tương tác đa chiều
trong một nhóm làm việc để có thể hoàn thành nhiệm vụ
của mình xuất sắc hơn nhờ giúp đỡ các thành viên khác;
nâng cao khả năng tương tác giữa các thành viên trong
một nhóm, nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc, phát triển
tiềm năng của bản thân.
Như vậy, có sự khác biệt về tỉ lệ lựa chọn các kĩ năng
cần thiết trong quá trình học tập tại trường đại học và khi
đi làm. Điều đó cho thấy, SV bước đầu đã có sự xác định
cơ bản về vai trò của các kĩ năng trong những môi trường
khác nhau.
3. Kết luận
Kết quả khảo sát cho thấy, SV Trường Đại học Công
đoàn đánh giá kĩ năng học và tự học, kĩ năng thuyết trình,
kĩ năng lắng nghe là những kĩ năng cần thiết đối với SV
khi còn học tập trong nhà trường; còn các kĩ năng cần thiết
khi đi làm là: lập kế hoạch và tổ chức công việc; giao tiếp
ứng xử; làm việc nhóm. Chính vì vậy, Trường Đại học
Công đoàn cần trang bị cho SV các kĩ năng mềm cần thiết
để giúp SV tự tin hội nhập và phát triển trong tương lai.

[10] Thái Trí Dũng (2012). Kĩ năng giao tiếp và thương
lượng trong kinh doanh. NXB Lao động - Xã hội.

Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Phê (2003). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà

Nẵng.
[2] Vũ Thị Nga (2017). Phát triển kĩ năng mềm cho sinh
viên Trường Đại học Công đoàn. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở Trường Đại học Công đoàn, mã
số KH2017.03.
[3] Forland - Jeremy (2006). Managing Teams and
Technology. UC Davis, Graduate School of
Management.
[4] Nancy J. Pattrick (2008). Social skills for teenagers
and adults with esperger syndrome. Jessica
Kingsley Publisher.
[5] Michal Pollick (2008). Soft skills for Bussiness man.
Boston, American.
[6] Giusoppe Giusti (2008). Soft skills for Lawyer.
Chelsea Publisher.
[7] Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa (2010).
Giáo dục giá trị và kĩ năng sống cho học sinh phổ
thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] Vĩnh Thắng (2012). Top 10 kĩ năng mềm cần thiết
cho bạn trẻ. NXB Trẻ.
[9] Bussiness Edge (2006). Giao tiếp trong quản lí để
tránh lỗi giao tiếp hàng ngày. NXB Trẻ.

[2] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
(2016). Chương trình học phần Thanh nhạc 1 và 2.
Tài liệu lưu hành nội bộ.

[11] Nguyễn Hữu Thân (2006). Truyền thông giao tiếp
trong kinh doanh. NXB Thống kê.
[12] Leil Lowndes (2009). Nghệ thuật giao tiếp để thành

công. NXB Lao động - Xã hội.
[13] Nguyễn Quốc Việt - Nguyễn Minh Thảo (2012).
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua
phát triển kĩ năng lao động và vai trò của giáo dục
phổ thông. Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà
Nội, số 28 (Kinh tế và Kinh doanh), tr 185-192.
[14] Vũ Thị Phượng - Dương Quang Huy (2006). Giao
tiếp trong kinh doanh. NXB Tài chính.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN...
(Tiếp theo trang 310)
Tài liệu tham khảo
[1] Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang
(2016). Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng
ngành Sư phạm Âm nhạc. Tài liệu lưu hành nội bộ.

[3] Lê Thị Minh Xuân (2006). Về đổi mới phương pháp
giảng dạy môn Thanh nhạc ở trường cao đẳng sư
phạm. Tạp chí Giáo dục, số 129, tr 45; 16.
[4] Lê Thị Minh Xuân (chủ nhiệm, 2012). Thiết kế nội
dung hỗ trợ dạy học thanh nhạc ngành Sư phạm Âm
nhạc trình độ cao đẳng phần dân ca nước ngoài. Đề
tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Cao đẳng
Sư phạm Trung ương Nha Trang.
[5] Lê Thị Minh Xuân (chủ nhiệm, 2018). Thiết kế nội
dung hỗ trợ dạy học học phần Thanh nhạc 2 - phần
luyện kĩ thuật hát, chương trình đào tạo sinh viên
cao đẳng Sư phạm Âm nhạc Trường Cao đẳng Sư
phạm Trung ương Nha Trang. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở, Trường Cao đẳng Sư phạm

Trung ương Nha Trang.
[6] Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên, 2013). Giáo trình
Giáo dục học. NXB Đại học Sư phạm.
[7] Trần Bá Hoành (2006). Đổi mới phương pháp dạy
học, chương trình và sách giáo khoa. NXB Đại học
Sư phạm.

151



×