Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 150 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CÀ VĂN THƯỞNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

CÀ VĂN THƯỞNG

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ SỸ TRUNG


THÁI NGUYÊN - NĂM 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, mọi sự giúp đỡ cho
việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn
đều
được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngà y thán g 8 năm 2019
Tác giả

Cà Văn Thưởng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này ngoài sự cố gắng, sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Lê Sỹ Trung, người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo cũng như các
khoa chuyên môn, phòng ban của Trường Đại học Nông lâm và các Thầy, Cô giáo
trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức của UBND
huyện Pác Nặm, Phòng Nông nghiệp& PTNT huyện, Phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện, Phòng kinh tế & hạ tầng, Ban lãnh đạo các cấp, các phòng ban của

huyện, xã, tổ dùng nước và những người dân địa phương đã cung cấp những thông
tin cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
trên địa bàn.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày tháng 8 năm 2019
Tác giả Luận văn

Cà Văn Thưởng


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ............................................................. ix
BẢN TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ ...................................................... x
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................... 3
Chương 1.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................. 4
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài............................................................................... 4
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................... 4

1.1.2. Vai trò của ngành thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp và trong nền kinh
tế quốc dân ......................................................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm và phân loại các công trình thuỷ lợi ........................................ 7
1.1.4. Đặc điểm kinh tế của hoạt động tưới tiêu .............................................. 11
1.1.5. Nội dung quản lý và sử dụng công trình thủy lợi ..................................
16
1.1.6. Yêu cầu nội dung nâng cấp sử dụng các công trình thủy lợi................. 13
1.1.7. Các vấn đề trong sử dụng các công trình thủy lợi ................................. 14
1.1.8. Sự cần thiết của công tác quản lý công trình thủy lợi............................ 12
1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 17
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý và sử dụng công trình của một số nước trên thế
giới ................................................................................................................... 17
1.2.2. Thực tiễn quản lý và sử dụng công trình thủy lợi ở Việt Nam ..............
20
1.3. Các công trình nghiên cứu có liên quan ................................................... 32


4

1.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý và sử dụng các công trình
thủy lợi trên địa bàn huyện Pác
Nặm....................................................................... 33
Chương 2.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 35
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Pác Nặm................................................. 35
2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội của huyện Pác Nặm ...................................... 38
2.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn huyện Pác Nặm ................................................................ 41
2.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................. 45

2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 45
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 45
2.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................. 48
2.3.3. Phương pháp phân tích .......................................................................... 48
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................... 48
2.4.1. Hiệu quả trong quản lý .......................................................................... 48
2.4.2. Hiệu quả trong sử dụng.......................................................................... 49
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................... 49
3.1. Thực trạng quản lý và sử dụng hệ thống công trình thuỷ lợi trên địa bàn
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn......................................................................... 49
3.1.1. Đặc điểm phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện................. 49
3.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi ........................... 51
3.1.3. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng công trình thủy lợi tại 3 xã
nghiên cứu
................................................................................................................... 64
3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng công trình thủy lợi
của huyện ......................................................................................................... 75
3.2.1. Bộ máy quản lý công trình thủy lợi ....................................................... 75
3.2.2. Cơ chế, chính sách trong quản lý........................................................... 76


5

3.2.3. Sự tham gia và ý thức bảo vệ công trình của cộng đồng hưởng lợi ...... 79


6

3.2.4. Đánh giá chung ...................................................................................... 81
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các

công trình thủy lợi tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ..................................... 83
3.3.1. Củng cố, kiện toàn tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cơ sở ............... 83
3.3.2. Tập trung đầu tư sửa chữa nâng cấp các công trình, hệ thống công trình
thủy lợi để phát huy tối đa năng lực công trình ...............................................
85
3.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý công trình
thủy lợi
..................................................................................................................... 86
3.3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của
người dân trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi .......... 87
3.3.5. Huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi vào việc quản lý
và sử dụng các công trình thuỷ lợi nội đồng ................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 92


7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Có nghĩa là

BQ

Bình quân

CN

Công nghiệp


CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

CP

Chính Phủ

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CT

Công trình

CTTL

Công trình thủy lợi

CTTN

Công trình thủy nông

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

DT


Diện tích

HĐBT

Hội đồng bộ trưởng

HTKT

Hạ tầng Kinh tế

HTX

Hợp tác xã

KTXH

Kinh tế xã hội

KTCTTL

Khai thác công trình thủy lợi

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN

Nông nghiệp


NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTM

Nông thôn mới

QL

Quản lý

SLCT

Số lượng công trình

SS

So sánh

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TKCN

Tìm kiếm cứu nạn

TLNĐ


Thủy lợi nội đồng

TLP

Thủy lợi phí

TSCĐ

Tài sản cố định

UBND

Ủy ban nhân dân


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Phân loại các công trình thủy lợi ở Việt Nam............................10

Bảng 1.2.

Các hình thức tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi
cấp
tỉnh..........................................................................................................2
4


Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng đất của huyện Pác Nặm ...............................37

Bảng 2.2.

Tình hình dân số, lao động của huyện Pác Nặm giai đoạn 20162018 ............................................................................................40

Bảng 2.3.

Tổng hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .........................46

Bảng 3.1.

Tình hình quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi trên địa bàn
huyện Pác Nặm năm 2018 .........................................................55

Bảng 3.2.

Đánh giá mức độ hư hỏng các công trình thủy lợi năm 2018....56

Bảng 3.3.

Tình hình duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình thủy lợi
của Huyện giai đoạn 2016 - 2018 ..............................................59

Bảng 3.4.

Nguồn vốn đầu tư xây dựng và duy tu công trình thủy lợi giai
đoạn 2016- 2018.........................................................................64


Bảng 3.5.

Tình hình sử dụng các công trình thủy lợi ở 3 xã nghiên cứu ...65

Bảng 3.6.

Tình hình sử dụng thủy lợi phí và thủy lợi nội đồng của 3 xã
nghiên cứu ..................................................................................67

Bảng 3.7.

Kết quả đầu tư kiên cố hóa kênh mương của 3 xã nghiên cứu ..69

Bảng 3.8.

Kết quả tại các vùng đã cứng hóa kênh mương của 3 xã
nghiên cứu
..............................................................................................72

Bảng 3.9.

Hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương trong cung cấp nước
tưới tại 3 xã nghiên cứu..............................................................75

Bảng 3.10. Hiệu quả của việc kiên cố hoá kênh mương trong nạo vét và tu bổ
công trình thuỷ nông ở 3 xã nghiên cứu ....................................75


vii

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu của các hộ điều tra tại vùng đã cứng hóa và chưa
cứng hóa kênh mương ở 3 xã nghiên cứu ..................................78


8

Bảng 3.12. Kết quả nghiên cứu từ người dân về quản lý và sử dụng CTTL78
Bảng 3.13. Sự tham gia của hộ về quản lý và sử dụng CTTL......................80


9

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về thủy lợi.................... 21
Hình 1.2: Mô hình tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ................. 25
Hình 3.1: Mạng lưới CTTL trên địa bàn huyện ............................................ 51
Hình 3.2. Bộ máy quản lý CTTL tại Bắc Kạn .............................................. 53


10

BẢN TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Cà Văn Thưởng
Tên đề tài luận văn:“Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong quản lý khai
thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”
Chuyên ngành: Phát triển nông thôn- Mã số: 8 62 01 16
Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
1. Mục đích nghiên cứu
Nâng cao công tác quản lý, khai thác có hiệu quả công trình thủy lợi trên địa
bàn huyện, góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân tại

huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp Thu thập số liệu thứ cấp, Thu thập số liệu sơ
cấp, Phương pháp thu thập nhằm quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn
huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp
và xử lý số liệu, Phương pháp phân tích, Phương pháp thống kê mô tả, Phương pháp
thống kê so sánh, Phương pháp phân tích kinh tế công cộng.
3. Những phát hiện chính
- Công tác quản lý và sử dụng các công trình thuỷ lợi của huyện chủ yếu là do
Phòng NN&PTNT, UBND xã và các Tổ dùng nước trực tiếp quản lý, sử dụng. Hiện
nay huyện có 161 công trình thủy lợi, các công trình thủy lợi cung cấp nước tưới
cho
430,60 ha lúa hai vụ, trong đó lúa vụ Xuân là 280,40 ha và lúa vụ Mùa 150,20 ha.
Hầu hết các công trình thủy lợi có hiệu quả phục vụ thấp, tưới không ổn định, diện
tích lúa được tưới ổn định hàng năm chỉ đạt khoảng 60- 70% diện tích cần được
tưới. Đội ngũ cán bộ quản lý mang tính chất kiêm nhiệm, chưa được đào tạo chuyên
sâu.
- Công trình thủy lợi do các địa phương quản lý và sử dụng là các công trình
có quy mô phục vụ nhỏ. Hệ thống kênh mương của huyện đã được kiên cố hóa
khoảng


11

70%, sử dụng tương đối đa dạng, nhưng đang bị xuống cấp, nhiều đoạn kênh còn bị
vỡ. Các công trình thủy lợi sau đầu tư đã được bảo vệ và quản lý, vận hành và duy
tu bảo dưỡng; những công trình thủy lợi bị hư hỏng xuống cấp đã được tổ quản lý
chủ động tu sửa, bảo dưỡng và kịp thời phục vụ nước tưới kịp mùa vụ.



12

- Các yếu tố ảnh hưởng chính đến hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình
thủy lợi: Bộ máy quản lý CTTL; Cơ chế, chính sách trong quản lý; Sự tham gia và ý
thức bảo vệ công trình của cộng đồng hưởng lợi.
- Đề tài đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng
các công trình thủy lợi trên địa bàn huyện. Cụ thể như: Củng cố, kiện toàn tổ chức
quản lý công trình thuỷ lợi cơ sở; Tập trung đầu tư sửa chữa nâng cấp các công
trình, hệ thống công trình thủy lợi để phát huy tối đa năng lực công trình; Nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực thực hiện quản lý công trình thủy lợi; Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân; Huy động tối đa
sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi vào việc quản lý và sử dụng các công trình
thuỷ lợi nội đồng.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt, thường
xuyên xảy ra lũ lụt và hạn hán thì hệ thống thủy lợi lại càng thể hiện rõ vai trò then
chốt trong việc điều hòa hệ thống tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, hệ thống thủy lợi nước ta
đã có sự phát triển vượt bậc với hàng ngàn công trình: Kênh mương, hồ chứa nước,
cống tưới tiêu, đê, kè, bờ bao…Hệ thống công trình thủy lợi đã phát huy tác dụng,
góp phần không nhỏ vào việc điều tiết nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp,
ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ đời sống người dân và góp phần cần bằng hệ sinh thái môi
trường. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, hiện nay sự lãng phí
trong quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi vẫn còn là một thực trạng đáng báo
động. Kênh mương không phát huy được tác dụng hay sự phân bố các hồ chứa

không phù hợp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp.Chất lượng các
công trình thủy lợi cũng là một vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Pác Nặm là một huyện miền núi, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn 90 km
về phía bắc, huyện có diện tích đất tự nhiên 47.539 ha trong đó đất nông nghiệp
chiếm 9,35%; đất lâm nghiệp chiếm 74%, đất chưa sử dụng chiếm 14,06%, đất phi
nông nghiệp chiếm 2,18%. Huyện bao gồm 10 đơn vị hành chính xã với 118 thôn,
dân số 31.236 người, có 6.283 hộ bao gồm 7 dân tộc cùng sinh sống (Tày, Mông,
Dao, Nùng, Sán Chỉ, Kinh, Hoa). Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số chiếm 98,9%; tỷ lệ hộ
nghèo năm 2017 là 42,57% và năm 2018 là 38,95% (2.769 hộ nghèo) (UBND
huyện Pác Nặm (2016, 2017, 2018), Báo cáo tình hình phát triển KTXH của
huyện Pác
Nặm). Thu nhập của các hộ dân chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp là chính (trên
95%
là hộ thuần nông). Hiện nay huyện Pác Nặm có 154 công trình thủy lợi, trong đó có
108 công trình thủy lợi có năng lực tưới từ 1ha trở lên, đảm bảo tưới cho 329,73 ha
lúa hai vụ. Cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến lượng mưa giảm, phân bố
không đồng đều và sự thay đổi cơ cấu mùa vụ, hệ số quay vòng đất tăng lên dẫn


2

đến hiện nay lượng nước cần dùng để tưới cho 1 ha tăng từ 1,2 đến 1,4 lần so với
giai


3

đoạn 2006- 2010 (theo kết quả tính toán phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch xây dựng
và phát triển thủy lợi huyện Pác Nặm giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm
2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1164/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2018

của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn phân cấp quản lý khai thác các công trình thủy
lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn). Trong năm 2018 nói chung và 6 tháng cuối năm
2018 nói riêng để đảm bảo nước phục vụ sản xuất nông nghiệp từ các công trình
thủy lợi các địa phương, các ban quản lý công trình thủy lợi bằng các nguồn vốn
tích cực sửa chữa nâng cấp công trình từng bước nâng cao năng lực, hiệu quả tưới.
Tuy nhiên các hoạt động quản lý khai thác công trình thuỷ lợi còn nhiều mặt
hạn chế như tổ chức quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả, mối quan hệ giữa doanh
nghiệp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi với địa phương, các tổ chức hợp tác, hộ
dùng nước còn lỏng lẻo, sử dụng nước còn lãng phí, tuỳ tiện, trách nhiệm trong bảo
vệ công trình không được quan tâm, công tác duy tu bảo dưỡng công trình trông chờ
vào sự quan tâm đầu tư của Nhà nước. Vì những yêu cầu cấp thiết trên, tôi đã chọn
đề tài “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp trong quản lý khai thác công trình
thủy lợi trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn” để nghiên cứu với hy vọng
góp phần giải quyết được những tồn tại nêu trên trong công tác quản lý các công
trình thủy lợi của huyện trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được thực trạng quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi trên
địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn;
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và sử dụng các công
trình thủy lợi trên địa bàn huyện;
- Đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các
công trình thủy lợi trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi tại huyện Pác Nặm, tỉnh
Bắc Kạn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





4

3.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại các xã đại diện trong công tác quản lý và sử dụng các
công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn.
3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
+ Số liệu thứ cấp thu thập trong 3 năm 2016- 2018
+ Số liệu sơ cấp thu thập năm 2018
4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
4.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp cơ sở khoa học về:hệ thống cơ sở lý luận, thực trạng tổ chức quản
lý và sử dụng các công trình thủy lợi, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
quản lý sử dụng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lý, sử dụng các công trình
thủy lợi tại huyện Pác Nặm, qua đó đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý và sử dụng các công trình thủy lợi tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc
Kạn.
Là tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu cho những lĩnh
vục
liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5


Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm
* Thuỷ lợi
Thủy lợi được hiểu là những hoạt động liên quan đến ý thức con người trong
quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước để phục vụ lợi ích của mình (Nguyễn
Đức Châu, 2013). Những biện pháp khai thác nước bao gồm khai thác nước mặt và
nước ngầm thông qua hệ thống bơm hoặc cung cấp nước tự chảy.
Thủy lợi trong nông nghiệp là các hoạt động kinh tế - kỹ thuật liên quan đến
tài nguyên nước được dùng trong nông nghiệp. Điểm quan trọng của thủy lợi trong
nông nghiệp là sử dụng hợp lý nguồn nước để có năng suất cây trồng và năng suất
vật nuôi cao (Đoàn Thế Lợi, Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Thị Thùy Linh, 2013).
Các nội dung của thuỷ lợi trong nông nghiệp bao gồm:
- Xây dựng hệ thống thủy lợi:
+ Tạo nguồn nước thông qua việc xây đập làm hồ chứa hoặc xây dựng trạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

bơm.
+ Xây dựng trạm bơm tưới và hệ thống kênh mương dẫn nước.
- Thực hiện việc tưới và tiêu khoa học cho đồng ruộng. Làm tăng năng suất
cây trồng vật nuôi và phát triển các ngành kinh tế khác.
- Quản lý hệ thống thủy lợi (tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và quy mô phục

vụ từng công trình mà áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu
quả
công trình về mặt tưới tiêu cũng như tính bền vững của công trình).
Cho đến nay chưa có một quy định thống nhất về quy mô các công trình thuỷ
lợi. Theo quy mô phục vụ, mức vốn đầu tư, người ta thường phân chia thuỷ lợi thành
3 cấp: lớn, vừa và nhỏ (Đoàn Thế Lợi, Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Thị Thùy Linh,
2013).
* Thủy nông: Hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp
được gọi là thủy nông.Sản phẩm của công trình thủy lợi là nước tưới, nước tưới là
yếu tố hàng đầu và không thể thiếu đối với sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




* Hệ thống thuỷ nông là tập hợp các công trình làm nhiệm vụ lấy nước từ
nguồn nước, dẫn vào đồng ruộng tưới cho cây trồng và tiêu hết lượng nước thừa trên
đồng ruộng, bao gồm công trình lấy nước, hệ thống kênh mương lấy nước tưới tiêu
và các công trình phục vụ trên hệ thống đó.
* Công trình lấy nước: Nguồn nước tưới trong nông nghiệp có thể là nước
sông ngòi, nước trong các hồ chứa, nước thải của các thành phố, các nhà máy công
nông nghiệp và nước ngầm ở dưới đất. Tuỳ theo nguồn nước và các điều kiện địa
hình, thuỷ văn ở từng vùng mà các công trình lấy nước có thể xây dựng khác nhau,
để phù hợp với khả năng lấy nước, vận chuyển nước về khu tưới và các địa điểm cần
nước khác. Người ta thường gọi chúng là công trình đầu mối của hệ thống tưới.
* Hệ thống kênh mương dẫn nước bao gồm hệ thống tưới và hệ thống tiêu.
Hệ thống tưới làm nhiệm vụ vận chuyển nước từ công trình đầu mối về phân phối
cho hệ thống điều tiết nước mặt ruộng trên từng cánh đồng trong khu vực tưới. Hệ
thống tiêu làm nhiệm vụ vận chuyển nước thừa trên mặt ruộng do tưới hoặc do mưa

gây nên, ra khu vực chứa nước.
Theo tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kênh tưới Việt Nam TCVN 4118- 85, hệ
thống kênh tưới được phân ra như sau:
- Kênh đầu mối: Dẫn nước từ nguồn đến kênh cấp 1.
- Kênh cấp 1: Lấy nước từ kênh đầu mối phân phối nước cho kênh cấp 2.
- Kênh cấp 2: Lấy nước từ kênh nhánh cấp 1 phân phối nước cho kênh
nhánh cấp 3.
- Kênh cấp 3: Lấy nước từ kênh nhánh cấp 2 phân phối cho cấp kênh cuối
cùng.
- Kênh nhánh cấp 4: Còn là kênh nội đồng: Đây là cấp kênh tưới cố định cuối
cùng trên đồng ruộng, phụ trách tưới cho khoảnh ruộng, thửa ruộng.
* Khai thác các công trình thuỷ nông: Là một quá trình vận hành, sử dụng và
quản lý các công trình thuỷ nông nhằm đảm bảo cung cấp và tiêu thoát nước đúng
kế hoạch tưới tiêu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho khu vực tưới tiêu và xã
hội (Nguyễn Đức Châu, 2013).
* Thuỷ lợi phí: Là một phần phí dịch vụ về nước của công trình thuỷ lợi, để
góp phần chi phí cho công tác tu bổ, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi. (Đoàn
Thế Lợi, Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Thị Thùy Linh, 2013).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.1.2. Vai trò của ngành thủy lợi trong sản xuất nông nghiệp và trong nền kinh tế
quốc dân
Trong những năm cuối của thế kỷ XX và nhưng năm đầu của thế kỷ XXI,
loài người trên trái đất cần phải quan tâm và giải quyết 5 vấn đề to lớn mang tính
chất toàn cầu đó là:
- Vấn đề về hoà bình.
- Vấn đề về lương thực thực phẩm.

- Vấn đề về bùng nổ dân số.
- Vấn đề về ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề về năng lượng, nhiên liệu.
Trong khuôn khổ của nền kinh tế quốc dân, thuỷ lợi là một ngành có đóng
góp đáng kể để giải quyết các vấn đề nêu trên. Nghị quyết đại hội Đảng đã chỉ ra
rằng nông nghiệp phải là mặt trận hàng đầu.Vì phát triển nông nghiệp là vấn đề giải
quyết vấn đề lương thực thực phẩm. Bên cạnh các biện pháp thâm canh tăng năng
xuất cây trồng như cơ giới hoá nông nghiệp, phân bón, bảo vệ thực vật,...thì thuỷ
lợi phải là biện pháp hàng đầu.
Khi công tác thuỷ lợi đã thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu,
mức độ sử dụng nguồn nước cao (tỷ trọng giữa nguồn nước tiêu dùng và lượng nước
nguồn do thiên nhiên cung cấp) thì không những từng quốc gia mà phải tiến hành
liên quốc gia để giải quyết vấn đề lợi dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ cho phát
triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản... Ngoài ra thuỷ lợi còn đóng góp
to lớn trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường nước bị ô nhiễm.
Xuất phát từ vai trò của ngành thuỷ lợi trong hệ thông kinh tế quốc dân ngành
thuỷ lợi có bốn nhiệm vụ chính sau đây:
- Cung cấp nước cho dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ với
khối lượng và chất lượng cần thiết.
- Dẫn và xử lý nước thải để bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm.
- Hồi phục và bổ sung nguồn nước để lợi dụng theo kế hoạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Phòng chống lũ lụt, bảo vệ bờ biển, tránh những thiệt hại về người, tài sản
của nhân dân và tài sản xã hội chủ nghĩa.
Thuỷ lợi phục vụ nhiều mục đích như: Yêu cầu tưới tiêu, phát điện, cung cấp

nước cho đời sống, phát triển giao thông thuỷ, chống lũ lụt bảo vệ tính mạng và tài
sản của nhân dân...
Xây dựng thuỷ lợi là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó sản xuất trực
tiếp ra tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân. Ngành thuỷ lợi góp phần trực tiếp
cải thiện đời sống của nhân dân thông qua các công trình, tạo ra tích luỹ cho xã hội
từ lợi nhuận của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngành thuỷ lợi góp phần thực hiện đường lối kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc
phòng của Đảng đồng thời thuỷ lợi quản lý một khối lượng lớn vốn đầu tư nhà nước,
thường chiếm khoảng 8-10% vốn đầu tư xây dựng của các ngành trong nền kinh tế
quốc dân.Thuỷ lợi đã tạo ra một giá trị sản phẩm xã hội bằng 11% -12% Tổng sản
phẩm quốc dân cả nước và tiêu phí từ 14-16% tổng số lao động.
1.1.3. Đặc điểm và phân loại các công trình thuỷ lợi
1.1.3.1. Đặc điểm của công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp
Thuỷ lợi là ngành kinh tế tổng hợp nhằm khai thác sử dụng hợp lý và bảo
vệ tài nguyên nước. Các lĩnh vực chính của công tác thuỷ lợi là quy hoạch nguồn
nước, khảo sát thiết kế, xây dựng công trình, quản lý khai thác công trình, quản lý
lưu vực, bảo vệ và phát triển môi trường, chỉnh trị sông, bờ biển và phòng chống
bão lụt.
Công trình thuỷ lợi là những công trình phục vụ các lĩnh vực thuộc công tác
thuỷ lợi, thể hiện tác động của con người vào thiên nhiên nhằm khai thác nguồn
nước phục vụ các lợi ích của con người (Nguyễn Đức Châu, 2013).
Đề cập đến công trình thuỷ lợi là đề cập đến tính chất đa ngành của công
trình, phục vụ cho nhiều ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp, điện năng, giao
thông,
cấp thoát nước, phòng chống lũ lụt, cải tạo môi trường, du lịch,... Thật khó phân biệt
rõ ràng đối tượng phục vụ của công trình thuỷ lợi. Khi muốn nghiên cứu riêng một
lĩnh vực nào đó của công trình thuỷ lợi nói chung, người ta thường quan tâm đến các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×