Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Dự án Phát triển du lịch cộng đồng Cơ Tu huyện Nam Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.7 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐỖ THỊ MỸ HOA

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI
HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Trƣơng Sỹ Quý

Phản biện 1: PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH
Phản biện 2: PGS.TS TRẦN ĐÌNH THAO

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại
học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, ngành du lịch tại Việt Nam đã đạt được
thành tựu quan trọng và đóng góp những giá trị lớn đến kinh tế quốc
gia. Năm 2017, Du lịch Việt Nam đã đạt được những kết quả quan
trọng. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12,96 triệu lượt, tăng
29,1% so với năm 2016; khách nội địa đạt 73,2 triệu lượt, tăng
18,1%. Kết quả đó đã minh chứng cho sức bật mạnh mẽ của ngành
Du lịch, được các cơ quan, tổ chức quốc tế có uy tín ghi nhận.
Huyện Nam Giang là huyện miền núi nghèo của tỉnh Quảng
Nam, sở hữu nhiều tiềm năng về văn hóa, thiên nhiên và nhiều nhóm
dân tộc khác nhau như Cơ tu, Giẻ Triêng, Tày, Kinh,…
Trên cơ sở triển khai thực hiện Đề án “Phát triển Du lịch huyện
Nam Giang giai đoạn 2007-2020” và Nghị quyết 06/NQ-TU của
Tỉnh ủy Quảng Nam về việc đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam
đến năm 2020, các cấp ngành huyện Nam Giang đã từng bước quy
hoạch, khai phá tiềm năng du lịch Nam Giang. Đặc biệt, từ năm
2012-2016, huyện Nam Giang được Tổ chức phi chính phủ FIDR tài
trợ “Dự án Phát triển du lịch cộng đồng Cơ Tu huyện Nam
Giang”, góp phần tạo nên thương hiệu DLCĐ Nam Giang. Tuy
nhiên, sau bốn năm phát triển, công tác quản lý nhà nước trong phát
triển DLCĐ của huyện Nam Giang vẫn còn những hạn chế nhất
định: vai trò hỗ trợ cộng đồng trong DLCĐ chưa được nhà nước chú
trọng, địa phương chưa tận dụng hết các nguồn lực tiềm năng, định
hướng và quy hoạch tổng thể về phát triển du lịch còn chậm, dẫn đến
sự lúng túng trong điều hành và thu hút đầu tư du lịch tại địa phương
sau khi dự án kết thúc.



2
Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả tiến hành nghiên cứu một cách
khoa học và có hệ thống về quản lý nhà nước tại huyện Nam Giang
đối với du lịch cộng đồng. Do vậy, tác giả chọn đề tài “Quản lý Nhà
nƣớc trong du lịch cộng đồng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng
Nam” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề ra các giải pháp quản lý nhà nước về DLCĐ tại huyện Nam
Giang một cách hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cấc vấn đề lý luận liên quan đến du lịch cộng
đồng, QLNN về DLCĐ;
- Phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về du lịch nói chung và
DLCĐ nói riêng trên địa bàn huyện Nam Giang trong thời gian vừa
qua;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý
nhà nước về DLCĐ tại huyện Nam Giang trong thời gian đến.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài sẽ làm rõ một số câu hỏi nghiên cứu sau:
- Vai trò và nội dung của QLNN về DLCĐ là gì?
- Thực trạng QLNN trong DLCĐ tại Nam Giang là như thế
nào?
- Các giải pháp QLNN nào giúp cho DLCĐ tại địa phương hiệu
quả hơn?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các hoạt động Quản lý nhà nước nảy sinh trong DLCĐ tại
huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.



3
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác QLNN
về DLCĐ tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
 Về không gian: Chủ yếu tập trung vào địa bàn xã Tabhing,
huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
 Về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp thu thập trong các
báo cáo của huyện, trung ương về DLCĐ trong khoảng 5 năm trở lại
đây (từ năm 2012).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài lấy phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp chủ
yếu. Bên cạnh đó, đề tài áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống trên
cơ sở coi DLCĐ tại huyện Nam Giang là một hệ thống.
5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp:
Nguồn dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập trong 5 năm gần đây từ:
 Kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước;
 Tài liệu hội thảo, báo cáo của UBND huyện Nam Giang;
 Niên giám thống kê huyện Nam Giang & số liệu của Tổng cục
Thống kê
 Số liệu của Tổ chức Cứu trợ/ Phát triển Quốc tế FIDR, đơn vị
đã hỗ trợ Dự án phát triển DLCĐ Cơ tu trên địa bàn huyện Nam
Giang.
- Số liệu sơ cấp: Số liệu này là số liệu phỏng vấn các chuyên gia
đầu ngành cũng như các cán bộ QLNN liên quan.
5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tác giả tiến hành thống kê, phân tích các số liệu trên excel. Bên

cạnh đó, số liệu sẽ được biểu thị trên đồ thị để người đọc có cái nhìn


4
tổng quan hơn về số liệu đang phân tích.
6. Ý nghĩa khoa học của Đề tài
- Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn làm sáng tỏ khung lý
thuyết nghiên cứu việc QLNN về DLCĐ; các khái niệm, vai trò của
QLNN về DLCĐ.
- Kết quả thực tế của đề tài sẽ xác định được những thành công,
tồn tại và nguyên nhân về mặt QLNN về DLCĐ giai đoạn hiện nay;
đồng thời trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để khắc phục các hạn
chế này.
7. Sơ lƣợc tài liệu chính sử dụng trong nghiên cứu
- Giáo trình “Quản lý nhà nước về kinh tế", tác giả Đỗ Hoàng
Toàn, Mai Văn Bưu, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội (2005).
Giáo trình cung cấp những kiến thức lý luận, khái quát cơ bản, có
tính hệ thống của một môn khoa học về việc nhà nước quản lý nền
kinh tế quốc dân của nhà nước cũng như đề cập đến những quy luật
và nguyên tắc, công cụ và phương pháp, mục tiêu và chức năng của
công tác QLNN về kinh tế.
- Sách “Community Development through Tourism”, tác giả
Sue Beeton (2006)
- Nghiên cứu “Collaboration Theory and Community Tourism
Planning” (Annals of Tourism Research), tác giả Jamal, T.B và Getz
(1995)
- Bài báo khoa học “Tourism routes as a tool for the economic
development of rural area”, tác giả Briedenhann, Jenny (2004)
- Sách “Tourism in destination communities”, tác giả Singh
Shalini, Timothy, Ross Kingston

- Luận án tiến sỹ, trường Đại học Janes Cook, Úc “Community
based Tourism: Perspective and Future Possibilities”,

tác giả


5
Rocharungsat Pimrawee (2005)
- Luật Du lịch Việt Nam 2005
- Cẩm nang “thực tiễn Phát triển du lịch Nông thôn Việt Nam”, Viện
nghiên cứu phát triển Du lịch và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật bản
(JICA) (2013)
- Vietnam tourism Statistics 2000-2012, nhà xuất bản Thanh niên
(2013)
8. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu
Trong cuốn “Community Development through Tourism” tác
giả Sue Beeton (2006) [18] đã cung cấp hệ thống lý thuyết cơ bản về
du lịch và các vấn đề liên quan đến cộng đồng trong việc phát triển
du lịch. Do vậy cuốn sách này được xem là tài liệu cần thiết cho các
nghiên cứu về DLCĐ trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Nhóm tác giả Shalini Singh, Daleen J. Timothy và Ross
Kingston Dowling (2003) với “Tourism in Destination Communities
(CABI)” thì đề cập đến những tác động của hoạt động du lịch dựa
trên ba khía cạnh chính bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường
văn hóa – xã hội và môi trường kinh tế.
Khi nghiên cứu về thái độ của cộng đồng thì tác giả Jamal. T.B
và Getz, D. (1995) trong “Collaboration Theory and Community
Tourism Planning (Annals of Tourism Research) đã chỉ ra rằng ý
kiến của người dân về việc phát triển du lịch trong một cộng đồng
địa phương phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau ví dụ như mức độ

phát triển du lịch của địa phương đó, nhận thức của người dân về lợi
ích và tính bền vững của điểm đến nói chung.
Tại Việt Nam, hiện đã có một số công trình nghiên cứu về du lịch
cộng đồng như “Du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc Việt Nam của
tác giả Nguyễn Thị Hường trong luận văn thạc sỹ ngành Dân tộc học


6
(2011). Nghiên cứu này đã nhấn mạnh giá trị văn hóa trong việc khai
thác du lịch, tác động của DLCĐ đối với hoạt động kinh tế, văn hóa xã
hội và môi tường tại hai địa phương;
Hay “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Vũ Văn Cường
(2012) đề cập đến việc khai thác loại hình DLCĐ với sự tham gia
của hầu hết các hộ dân sinh sống trong vùng lõi khu bảo tồn, hàng
năm tiếp đón, phục vụ gần 90% là khách quốc tế.
9. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan, nội
dung chính của Luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận của Quản lý nhà nước về du lịch cộng
đồng;
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước phát về du
lịch cộng đồng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam;
Chương 3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về
du lịch cộng đồng tại huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.


7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU

LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
1.1.1. Quản lý nhà nƣớc (QLNN)
Theo nghĩa chung nhất, QLNN vừa là chức năng, vừa là quyền
hạn và nhiệm vụ của nhà nước. Nó được hiểu là việc Nhà nước sử
dụng quyền lực chung đã được thể chế hóa tác động thường xuyên
và liên tục đến các quá trình, lĩnh vực hay quan hệ xã hội nhằm đạt
được mục đích quản lý.
1.1.2. Quản lý nhà nƣớc về kinh tế
QLNN về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền
của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có,
để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều
kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế.
Trong quản lý nhà nước về kinh tế, nhà nước sử dụng hệ thông
các công cụ cần thiết để thực hiện chức năng quản lý của mình như
công cụ định hướng (kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển kinh
tế …), công cụ kinh tế, tài chính tiền tệ (chính sách đầu tư, thuế, chi
tiêu ngân sách, hệ thống ngân hàng, lãi suất, tín dụng…), công cụ
pháp luật (pháp luật, các văn bản pháp quy…), các công cụ tổ chức
và giáo dục.
1.1.3. Quản lý nhà nƣớc về du lịch và nội dung quản lý nhà
nƣớc về du lịch
a. Quản lý nhà nước
Xuất phát từ lý luận chung về QLNN, với tư cách là chủ thể,


8
nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý tất cả các lĩnh vực, các mặt của
đời sống xã hội và ngành du lịch cũng nằm trong số đó. Có thể hiểu

QLNN về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh liên tục
bằng quyền lực cộng cộng chủ yếu thông qua pháp luật, dựa trên trên
nền tảng của thể chế chính trị nhất định đối với các quá trình, các
hoạt động du lịch nhằm đạt được hiệu quả và mục tiêu kinh tế - xã
hội do nhà nước đặt ra.
Ở Việt Nam, cơ quan thực hiện chức năng QLNN về du lịch
trong phạm vi cả nước là Bộ Văn hóa TT&DL, trực tiếp là Tổng cục
Du lịch. Tổng cục Du lịch thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý nhà nước và tổ chức
thực thi pháp luật về du lịch trong phạm vi cả nước, quản lý các dịch
vụ công về du lịch theo quy định của pháp luật.
b. Nội dung Quản lý nhà nước về du lịch
* Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch
* Xây dựng hành lang pháp lý cho doanh nghiệp du lịch
* Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
* Thanh tra, giám sát hoạt động du lịch
* Truyền thông, quảng bá các điểm đến du lịch
1.1.4 Khái quát về du lịch công đồng và đặc điểm du lịch
công đồng
 Khái niệm về du lịch cộng đồng
a. Khái niệm Du lịch
Theo Tổ chức Du lịch thế giới: “Du lịch là hoạt động của con
người đến và ở tại những nơi ngoài môi trường hàng ngày của họ
trong một thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay
những mục đích khác”.
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2015: “Du lịch là các hoạt


9
động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú

thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
b. Các chức năng của du lịch
Du lịch có bốn nhóm chức năng cơ bản bao gồm: chức năng xã
hội, kinh tế, sinh thái và chính trị.


Chức năng xã hội



Chức năng kinh tế



Chức năng chính trị



Chức năng bảo vệ môi trường nhân văn và sinh thái

c. Khái niệm về du lịch cộng đồng (DLCĐ)
DLCĐ là một hình thức du lịch nhằm tìm cách trao quyền cho
cộng đồng quản lý tăng trưởng du lịch và đạt được các cộng đồng liên
quan đến phát triển bền vững và kinh tế, xã hội và môi trường.
 Vai trò, đặc điểm của du lịch cộng đồng
a. Vai trò của du lịch cộng đồng
 Đối với công tác bảo tồn tài nguyên
 Đối với du lịch
 Đối với cộng đồng

- Mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên trực tiếp tham gia
cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách.
- Giúp cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình đối với việc
bào vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của địa phương tại khu
du lịch.
- DLCĐ đóng vai trò quan trọng công tác giảm nghèo.
b. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
- Phát triển du lịch phải được cộng đồng ủng hộ;
- Chủ thể tham gia trực tiếp vào DLCĐ là người dân địa phương.


10
Họ được trao quyền làm chủ, quyết định quy mô và phương hướng phát
triển du lịch tại cộng đồng, quản lý và đồng thời thực hiện các dịch vụ
kinh doanh du lịch;
- Lợi ích hướng đến cộng đồng. Phát triển DLCĐ đồng nghĩa
với việc chia sẻ lợi ích công bằng cho cộng đồng địa phương và các
bên tham gia.
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG
1.2.1. QLNN trong quy hoạch và tổ chức thực hiện quy
hoạch về du lịch cộng đồng
1.2.2. Xây dựng hành lang pháp lý kinh doanh và cơ chế
cộng đồng tham gia quản lý Du lịch.
1.2.3. Hỗ trợ cộng đồng tham gia hoạt động kinh doanh du
lịch
1.2.4. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng
đồng về du lịch cộng đồng và thái độ đối với du khách
1.2.5. Thanh tra, giám sát hỗ trợ du lịch cộng đồng
1.2.6. Truyền thông, quảng bá

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.3.1. Các yếu tố bên ngoài
a. Tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới và khu vực
b. Tình hình phát triển kinh tế của đất nước
c. Nhu cầu của du khách
d. Yếu tố tài nguyên du lịch
1.3.2. Các yếu tố bên trong
a. Quản lý ngành
b. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật


11
c. Nguồn nhân lực
d. Công tác xúc tiến, quảng bá
e. Đầu tư phát triển du lịch cộng đồng
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc ở mô hình làng du lịch
dựa vào cộng đồng Bhoong và Đhrôồng huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc ở mô hình làng du
lịch dựa vào cộng đồng Triêm Tây, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 trình bày tổng quan các cơ sở lý luận, là nền tảng
giúp tác giả có cái nhìn tổng quan về quản lý nhà nước về kinh tế, du
lịch cộng đồng và quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng. Từ đó là
cơ sở để tiến hành các bước nghiên cứu tiếp theo.
Chương sau trình bày thực trạng về công tác quản lý nước về

cộng đồng tại huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam là địa điểm tác giả
nghiên cứu.


12
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NAM GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG
NAM
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
Huyện Nam Giang là huyện miền núi rộng nhất của tỉnh Quảng
Nam với tổng diện tích tự nhiên của huyện lên đến 1.842,89 km2.
Cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ
Tam kỳ 120 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Đắc Ốc - Đắc Tà Ọc
70 km về phía Đông.
Huyện Nam Giang có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị
trấn và 11 xã; được phân theo 2 vùng:
- Vùng thấp: Thị trấn Thạnh Mỹ, Cà Dy, TaBhinh, Tà Pơơ.
- Vùng cao: Chà Vàl, Zuôih, Đắc Pree, Đắc Pring, La Dêê, Đắc
Tôi, La Êê, Chơ Chun.
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Theo số liệu niên giám thống kê năm 2015 tổng dân số toàn
huyện năm 2015 là 24.372 người, tương ứng 6.104 hộ; trong đó dân
tộc Kinh 1.165 hộ; Cơ Tu 3.511 hộ; Giẻ Triêng 1.314 hộ và các dân
tộc khác 114 hộ.


13

Bảng 2.1. Dân số huyện Nam Giang 2015
TT

Đơn vị

Diện tích

Dân số TB

Mật độ DS

TN (km )

(ngƣời)

(ngƣời/km2)

2

1

TT. Thạnh Mỹ

207.28

7701

37.2

2


Xã Cà Dy

201.36

3104

15.4

3

Xã Chà Vàl

130.79

2532

19.4

4

Xã La Dêê

110.23

1369

12.4

5


Xã Zuôih

132.15

1209

9.1

6

Xã Tà Pơơ

175.74

1204

6.9

7

Xã Đắc Pre

99.62

1269

12.7

8


Xã Chơ Chun

112.00

999

8.9

9

Xã Tà Bhing

158.86

2184

13.7

10

Xã Đắc Pring

312.87

885

2.8

11


Xã Đắc Tôi

74.58

845

11.3

12

Xã La Êê

131.12

875

6.7

1846.60

24.176

13.10

Toàn huyện

2.1.3. Đặc điểm kinh tế
Do địa hình của huyện có nhiều sông suối nên có tiềm năng lớn
về thủy điện. Hiện nay các công trình thủy điện đang được xây dựng

và vận hành trên địa bàn huyện là thủy điện Sông Bung 2, Sông
Bung 4, Sông Bung 5 và Sông Bung 6. Bên cạnh đó huyện cũng có
tài nguyên khoáng sản như vàng, đặc biệt trữ lượng đá vôi ở thị trấn
Thạnh Mỹ khá lớn. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của huyện
theo giá hiện hành năm 2014 đạt 204,091 tỷ đồng; Giá trị sản xuất
công nghiệp-xây dựng của huyện theo giá hiện hành năm 2014
đạt1.688,537 tỷ đồng trong khi giá trị sản xuất ngành dịch vụ của


14
huyện theo giá hiện hành năm 2014 đạt 576,790 tỷ đồng
2.2. MÔ HÌNH DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG CƠ TU
HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1.

Mô hình DLCĐ Cơ Tu huyện Nam Giang, tỉnh

Quảng Nam
Mô hình DLCĐ Cơ Tu huyện Nam Giang được triển khai tại địa
bàn 7 thôn của xã Tabhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam dưới
sự hợp tác của Tổ chức Cứu trợ/ Phát triển Quốc tế (FIDR) và UBND
huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam từ tháng 04 năm 2012.
a. Cấu trúc vận hành mô hình DLCĐ Cơ Tu Nam Giang:
Với cấu trúc của mô hình phát triển một đơn vị đại diện xúc tiến
du lịch cộng đồng Cơ Tu để làm điều phối cho chương trình, dự án
FIDR đã thành lập Đơn vị Điều hành Tour (ĐHT) là người Cơ Tu.
ĐHT sẽ đảm nhận các công việc như phối hợp với các thuyết minh
viên địa phương để điều phối tour, yêu cầu các công ty du lịch và du
khách tuân thủ quy định du lịch, phụ trách xúc tiến du lịch.
Xã Ta Bhing sẽ bao gồm 7 thôn. ĐHT sẽ luân phiên sắp xếp

cho 7 thôn này luân phiên tham gia đón khách.
b. Nguyên tắc thực hiện mô hình DLCĐ Cơ Tu Nam Giang:
bao gồm 3 nguyên tắc :
- Cộng đồng địa phƣơng chủ động trong tất cả các giai đoạn
phát triển du lịch.
- Cộng đồng địa phương là đối tƣợng hƣởng lợi chính.
- Nguồn lực địa phƣơng được khai thác trên nền tảng được
tôn trọng và bảo tồn.


15
2.2.2. Kết quả khai thác dịch vụ DLCĐ Cơ Tu huyện Nam
Giang, tỉnh Quảng Nam

Biểu đồ 2.1. Thu nhập và số tour đến cộng đồng Cơ Tu từ
năm 2012 – 2016
Nguồn : từ Tổ chức FIDR
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN NAM GIANG,
TỈNH QUẢNG NAM
2.3.1. Thực trạng về quy hoạch và tổ chức thực hiện quy
hoạch DLCĐ Cơ Tu huyện Nam Giang trong thời gian vừa qua
Từ năm 2012 cho đến 2016, mô hình DLCĐ tại huyện Nam
Giang chỉ được triển khai duy nhất tại điểm xã Tabhing dưới sự tài
trợ của Tổ chức FIDR. Tuy nhiên, sau khi dự án kết thúc, UBND
huyện Nam Giang chưa có được bước tiến nào trong việc duy trì vai trò
quy hoạch, hỗ trợ tổ chức thực hiện trong quản lý DLCĐ.


16

2.3.2. Thực trạng về ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản và cơ chế cộng đồng tham gia quản lý DLCĐ tại huyện Nam
Giang
Huyện đã cùng nhau ngồi và thảo luận rất nhiều trong các cuộc
họp để đưa ra các chủ trương, định hướng hỗ trợ DLCĐ trên địa bàn.
Tuy nhiên, các cơ chế chính sách đó vẫn chưa được thể hiện bằng
văn bản chính sách cụ thể nào.
2.3.3. Thực trạng về công tác hỗ trợ cộng đồng của nhà
nƣớc trong tham gia hoạt động kinh doanh du lịch tại huyện
Nam Giang
Chính quyền huyện Nam Giang đang dần khuyến khích và đơn
giản hóa thủ tục pháp lý cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ gia
đình kinh doanh nhỏ lẻ tại địa phương.
Công tác phát triển, quản lý cơ sở hạ tầng, giao thông, y tế, liên
lạc, an ninh v.v được UBND huyện Nam Giang chú trọng phát triển
nhằm tạo điều kiện tối đa cho cộng đồng tham gia hoạt động du lịch.
2.3.4. Thực trạng về công tác tuyên truyền giáo dục, nâng
cao nhận thức cộng đồng về du lịch dựa vào cộng đồng và thái độ
đối với du khách tại huyện Nam Giang
Sau khi dự án du lịch dựa vào cộng đồng tại Huyện Nam Giang
kết thúc vào năm 2016, chỉ có duy nhất một lớp học mở ra vào tháng
01/2017 để tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức cho bà con.
2.3.5. Thực trạng về công tác thanh tra, giám sát của nhà
nƣớc trong việc hỗ trợ mô hình DLCĐ Cơ Tu tại huyện Nam
Giang
Tỉ lệ tham gia của Ban quản lý cấp Huyện và ban Thực hiện cấp
tỉnh chưa đạt kỳ vọng (80%) trong suốt giai đoạn của dự án. Công
tác thanh tra, giám sát hỗ trợ được xem là yếu tố cần được xem trọng



17
trong thời gian tới.
Bảng 2.6. Tỉ lệ tham gia của các cấp NN trong mô hình
DLCĐ tại

Quảng Nam theo thống kế của Tổ chức FIDR
từ năm 2012 – 2016.
Năm

Đối

2012

2013

2014

2015

2016

30%

47%

56%

64%%

65%


60%

65%

52%

70%

76%

Tƣợng
Ban Quản lý cấp
huyện
Ban Thực hiện
cấp xã
Nguồn: Tổ chức FIDR
UBND huyện Nam Giang chưa thực hiện hoạt động giám sát
kiểm tra để đảm bảo việc kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng
được thực hiện hiệu quả.
2.3.6. Thực trạng về công tác truyền thông, quảng bá mô
hình DLCĐ tại huyện Nam Giang
Việc quảng bá mới chỉ dừng lại ở cấp độ địa phương.
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NAM
GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
2.4.1. Kết quả phỏng vấn các chuyên gia đầu ngành
 Ông Keiichiro Takadera - Chuyên gia du lịch cộng đồng
tại Nhật bản



18
Theo ông đánh giá hiện nay vai trò của quản lý nhà nước đối
với ngành du lịch còn yếu, chưa đồng bộ. Nhà nước cần tham gia sâu
hơn vào công tác quản lý DLCĐ. Đặc biệt, là về việc hỗ trợ người
dân trong chiến lược kết nối với thị trường.
 Bà Nobuko Otsuki – Trƣởng đại diện Tổ chức FIDR tại
Việt Nam
Bà chưa nhận thấy vai trò rõ rệt của nhà nước trong việc đỡ
đầu, hỗ trợ cho người dân tiếp tục duy trì và phát triển hơn nữa du
lịch cộng đồng tại địa phương. Bà cũng kiến nghị hướng tới việc nhà
nước nên hỗ trợ người dân vừa làm vừa thử nghiệm. Phân khúc thị
trường cho chiến lược xúc tiến thì cần lắng nghe nhu cầu của thị
trường để biết thật sự nhu cầu của khách hàng.
 Ông Đinh Hài – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam cũng đã có những động tác hỗ trợ trong việc
quản lý du lịch để các địa phương tuân theo. Cụ thể, ngày
02/11/2018, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Quyết định số 3285/QĐUBND về ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch Quảng
Nam. Ông gợi ý huyện Nam Giang nên sử dụng Bộ quy tắc này như
kim chỉ nam cho việc quản lý du lịch cộng đồng tại địa phương.
 Bà Phạm Thị Nhƣ – PCT UBND Huyện Nam Giang
Sự giám sát quản lý từ cấp huyện chưa được rõ rệt. Thống kê số
lượt xuống địa phương của cán bộ cấp huyện để giám sát hỗ trợ
người dân là chưa đảm bảo để Ủy ban có thể nắm bắt được hết thông
tin tour cũng như tình hình thực tế của địa phương một cách kịp thời.
 Ông Nguyễn Văn Phi – Phó phòng VHTT Huyện Nam
Giang
Khó khăn hiện tại của phòng là nguồn lực cán bộ chưa đảm bảo



19
về số lượng và chất lượng để có thể quản lý DLCĐ một cách bài bản.
2.4.2. Thành tựu
2.4.3. Hạn chế
2.4.4. Nguyên nhân hạn chế
Kết luận chƣơng 2
Mục đích của chương này là trình bày tổng quan về huyện Nam
Giang, xã Tà Bhing nơi thực hiện mô hình DLCĐ dựa vào cộng
đồng Cơ Tu. Các số liệu được lấy từ UBND Huyện Nam Giang,
HTX Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu và Tổ chức FIDR. Thực
trạng của công tác quản lý nhà nước về DLCĐ được đưa ra từ các ý
kiến của các chuyên gia đầu ngành. Cuối cùng, tác giả đánh giá về
thành tựu, hạn chế nguyên nhân hạn chế làm cơ sở để tiến đến
chương 3.


20
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NAM
GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NAM GIANG, TỈNH
QUẢNG NAM
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
- Quy hoạch và xây dựng cơ chế QLNN hiệu quả về DLCĐ tại
địa phương; trong đó xây dựng mô hình DLCĐ tại huyện Nam Giang
sẽ là một trong những mô hình du lịch cộng đồng lớn tại Quảng
Nam, hướng huyện Nam Giang trở thành một trong những địa

phương du lịch lớn của Việt Nam đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch
cộng đồng.
- Đảm bảo sự tham gia bền vững của cộng đồng trong DLCĐ
dưới sự quản lý của nhà nước.
- Thay đổi tích cực về phát triển kinh tế, về bảo vệ môi trường
và văn hóa, về chất lượng cuộc sống của người dân nhờ vào công tác
quản lý của nhà nước về DLCĐ.
3.1.2. Một số chỉ tiêu cụ thể
- Tạo cơ chế để đảm bảo hơn 2.478 người dân xã Tabhing nói
chung và hơn 24.000 người dân huyện Nam Giang nói chung được
tham gia tổ chức, phát triển DLCĐ tại địa phương. Phát triển thương
hiệu DLCĐ tại huyện Nam Giang sẽ là địa điểm "phải đến" khi du
lịch tại Quảng Nam.
- Quản lý nhà nước bao gồm cả định hướng và hỗ trợ cộng
đồng để lượng khách du lịch tăng ít nhất 60% so với thời điểm năm


21
2016 (đạt hơn 2500 lượt khách) và khai thác nguồn tài nguyên địa
phương hợp lý, tạo sự đa dạng trong các sản phẩm lưu niệm, gắn liền
với thương hiệu vùng.
- Thực hiện các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho người dân
định kỳ 3 tháng/1 lần.
- Thực hiện thanh tra giám sát, quản lý mô hình DLCĐ ở Ta
Bhing định kỳ 1 tháng/1 lần.
- Xây dựng được bộ khung pháp lý về du lịch cộng đồng tại
địa phương rõ ràng, tạo điều kiện thu hút nhiều hơn các công ty du
lịch và khách đến tham quan. Thu nhập từ du lịch đạt đến 525.000
USD trong năm 2025.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TẠI HUYỆN NAM GIANG, TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch, tổ chức thực hiện
quy hoạch phát triển DLCĐ tại huyện Nam Giang
3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng hành lang pháp lý
kinh doanh và cơ chế cộng đồng tham gia quản lý du lịch tại
huyện Nam Giang
- Đề ra các chính sách làm du lịch rõ ràng, phù hợp với tình
hình địa phương, văn hóa của dân tộc Cơ Tu và các dân tộc khác tại
vùng du lịch.
- Ban hành một số hướng dẫn cụ thể về kinh doanh du lịch
cộng đồng, kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch cộng đồng và xúc
tiến du lịch cộng đồng… nhằm tăng hiệu quả trong công tác quản lý
và kinh doanh du lịch cộng đồng.


22
3.2.3. Hoàn thiện công tác hỗ trợ cộng đồng trong tham gia
hoạt động kinh doanh du lịch tại huyện Nam Giang
- Đào tạo năng lực tiếng anh: 1 tháng/1 lần.
- Đào tạo năng lực đón tiếp khách: 3 tháng/1 lần
- Họp định kỳ các nhóm tham gia vào du lịch cộng đồng để
tổng kết, rút bài học kinh nghiệm và cải thiện cho những lần đón
khách tiếp theo: 1 tháng/ 1 lần.
3.2.4 Hoàn thiện công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao
nhận thức cộng đồng về phát triển du lịch và thái độ đối với du
khách tại huyện Nam Giang
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng để
đảm bảo sự giao tiếp giữa cộng đồng và du khách diễn ra tốt nhất.
3.2.5 Hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát hỗ trợ du lịch

cộng đồng tại huyện Nam Giang
Đây là lúc vai trò “bà đỡ” trong công tác thanh tra giám sát của
nhà nước cần được phát huy và đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Điều này
cần thực hiện thường xuyên và định kỳ 1 tháng/ 1 lần nhằm hỗ trợ tối
đa việc quản lý DLCĐ tại địa phương.
3.2.6 Hoàn thiện công tác truyền thông quảng bá trong
phát triển DLCĐ tại huyện Nam Giang
Thông qua việc tiến hành nghiên cứu thị trường, huyện cần xác
định thị trường mục tiêu để quảng bá tour du lịch này đến các công
ty lữ hành và đối tượng khách du lịch phù hợp với mục tiêu.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với UBND xã Tabhing
- UBND xã tiếp xúc người dân và thúc đẩy người dân tham
gia, điều tra nhu cầu, mong ước của người dân .v.v…
- UBND xã cũng nên lưu ý đến các quy hoạch du lịch đi đồng


23
bộ với sự phát triển nông thôn, quy hoạch không gian, kiến trúc tại
các nhà cộng đồng tập trung, nhà văn hóa các thôn.
3.3.2. Kiến nghị đối với UBND huyện Nam Giang
Các cơ quan quản lý nhà nước tại huyện Nam Giang có trách
nhiệm thúc đẩy, hỗ trợ quản lý du lịch cộng đồng trong sự tương
quan với các chương trình quản lý phát triển nông thôn khác tại
huyện. Cần có công tác lập kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và giám sát
các chương trình. Ở cấp huyện, sẽ có ngân sách tương ứng được
phân bổ trực tiếp đến địa phương.
3.3.3. Kiến nghị đối với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Quảng Nam
- Nên có cái nhìn tổng quát về DLCĐ, tuyển chọn nhân sự ,

lập kế hoạch phát triển và duy trì thương hiệu. Mở rộng mạng lưới,
xúc tiến liên kết với công ty lữ hành.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến
du lịch giữa các địa phương trong cả nước. Trong đó, liên kết quảng
bá, xúc tiến du lịch giữa Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam tiếp
tục được thúc đẩy triển khai để đạt hiệu quả.
- Hoàn thiện vai trò của Trung tâm xúc tiến Du lịch Quảng
Nam.
3.4. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP
THEO
3.4.1. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu
Một là, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc tham khảo các ý kiến
của chuyên gia đầu ngành, chỉ là đánh giá dựa trên quan sát chủ quan
của các chuyên gia và tác giả.
Hai là, nghiên cứu này chỉ tập trung vào cơ chế quản lý dự án
DLCĐ của Huyện Nam Giang.


×