BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN MINH TUẤN
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC PHA CHẾ,
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THUỐC TIÊM TRUYỀN
TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ NGOẠI
LU Ậ N ÁN TI Ế N SĨ D ƯỢ C H Ọ C
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
NGUYỄN MINH TUẤN
NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC PHA CHẾ,
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THUỐC TIÊM TRUYỀN
TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ NGOẠI
Chuyên nganh: T
̀
Ổ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
Ma sô: 9720212
̃ ́
LU Ậ N ÁN TI Ế N SĨ D ƯỢ C H Ọ C
HÀ NỘI NĂM 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi và các thầy hướng
dẫn.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Hà Nội, ngày 03 tháng 01năm 2019
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Minh Tuấn
ii
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận án này, trước hết tôi xin trân trọng cám ơn Đảng
ủy, Ban Giám đốc, Phòng Sau đại học, Viện Đào tạo Dược Học viện
Quân y đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu đề tài luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần
Thế Tăng và PGS. TS. Nguyễn Minh Chính, các thầy đã trực tiếp hướng
dẫn và dành nhiều công sức giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án
này.
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn tới Thủ trưởng Cục Quân y,
Phòng Dược, Phòng Trang bị y tế, Trung tâm Y học dự phòng Quân đội,
Viện Kiểm nghiệm Nghiên cứu dược và trang bị y tế Quân đội đã nhiệt
tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Sư đoàn 316 Quân khu 2, Trung tâm
huấn luyện Y học quân sự, Khoa Tổ chức Chỉ huy Tham mưu Quân y Học
viện Quân y đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề
tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân và bạn
bè, đồng đội đã hết lòng giúp đỡ, động viên tôi để tôi hoàn thành luận án
này.
Hà Nội, ngày 03 tháng 01năm 2019
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Minh Tuấn
iii
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt và ký hiệu trong luận án
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI
1
3
LIỆU…………………………………
1.1. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG PHA CHẾ THUỐC TIÊM
TRUYỀN Ở TRẠM QUÂN Y SƯ ĐOÀN TRONG CHIẾN
TRANH………………………………………………………...
1.1.1. Sốc do vết thương, dự kiến thương bệnh binh và nhu
3
cầu thuốc tiêm truyền ở tuyến quân y trung đoàn, sư
đoàn trong chiến tranh …………………………………
1.1.2. Khả năng triển khai pha chế thuốc tiêm truyền trong
chiến
3
7
tranh………………………………………………
1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHA CHẾ VÀ TRANG BỊ,
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN, NGUỒN NƯỚC PHỤC VỤ PHA
CHẾ THUỐC TẠI TRẠM QUÂN Y SƯ ĐOÀN…….
12
1.2.1. Hoạt động pha chế thuốc tiêm truyền tại các đơn vị
hiện nay………………………………………………..
12
1.2.2. Danh mục trang bị pha chế……………………………
13
1.2.3. Tài liệu hướng dẫn pha chế thuốc tiêm truyền trong
điều kiện dã ngoại…………………………………….
18
iv
1.2.4. Nguồn nước và cải thiện chất lượng 20
nước……………
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHA
1.3.
CHẾ THUỐC TIÊM TRUYỀN TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ
NGOẠI…………………………………………………………
30
1.3.1. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc tiêm truyền glucose,
natri
30
clorid…………………………………………………..
1.3.2. Các phương pháp sản xuất thuốc tiêm
truyền…………
32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 35
CỨU........
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHẤT LIỆU NGHIÊN 35
CỨU…………………
2.1.1.
Đối tượng nghiên
cứu……………………………………
2.1.2. Chất liệu nghiên cứu……………………………………
2.1.3. Thiết bị nghiên
cứu………………………………………
35
36
37
2.1.4. Địa điểm nghiên cứu……………………………………
37
2.1.5. Thời gian nghiên cứu……………………………………
38
2.2.
PHƯƠNG
PHÁP
NGHIÊN
CỨU…………………………….......
2.2.1.Thiết kế nghiên cứu…………………………………
38
38
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………
2.2.3. Nội dung nghiên
cứu………………………………….......
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU…………………………………………………
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................
39
40
49
50
3.1. KẾT QUẢ HOÀN THIỆN CƠ SỐ, BIÊN SOẠN TÀI LIỆU
HƯỚNG DẪN PHA CHẾ THUỐC TIÊM TRUYỀN TẠI
TRẠM QUÂN Y SƯ ĐOÀN TRONG ĐIỀU KIỆN DÃ
NGOẠI………………………………………………………….
50
3.1.1. Cơ số thuốc pha chế thuốc tiêm truyền tại trạm quân
y
sư 50
đoàn…………………………………………………
3.1.2. Cải tiến và đánh giá hiệu quả của thiết bị lọc RO cải 52
tiến
3.1.3. Xiết nút nhôm cầm tay…………………………………
v
3.1.4. Tài liệu Hướng dẫn pha chế thuốc tiêm truyền tại
trạm quân y trong điều kiện dã
ngoại………………………
3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI, CHẤT LƯỢNG
NƯỚC CẤT, THUỐC TIÊM TRUYỀN GLUCOSE 5% VÀ
NATRI CLORID 0,9% TẠI TRẠM QUÂN Y SƯ ĐOÀN
BẰNG TRANG BỊ, TÀI LIỆU ĐÃ NGHIÊN CỨU…………
3.2.1. Đánh giá khả năng triển khai pha
chế……………………
3.2.2. Chất lượng nước cất pha tiêm, thuốc tiêm
truyền………
Chương 4. BÀN LUẬN……………………………………………….
4.1. HOÀN THIỆN CƠ SỐ, BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG
DẪN PHA CHẾ THUỐC TIÊM TRUYỀN TẠI TRẠM QUÂN
58
60
63
71
79
116
Y SƯ ĐOÀN…………………………………………………….
4.1.1. Danh mục trang bị pha chế thuốc tiêm truyền tại trạm
quân y sư đoàn…………………………………………
4.1.2. Đóng gói trang bị pha chế thuốc tiêm truyền tại trạm
quân y sư đoàn…………………………………………
4.1.3. Về tài liệu hướng dẫn pha chế thuốc tiêm truyền tại
trạm quân y sư đoàn trong điều kiện dã
ngoại…………
4.1.4. Về nghiên cứu cải tiến, chế tạo trang bị pha
chế………
4.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TRIỂN KHAI, CHẤT LƯỢNG
NƯỚC CẤT, THUỐC TIÊM TRUYỀN GLUCOSE 5% VÀ
NATRI CLORID 0,9% TẠI TRẠM QUÂN Y SƯ ĐOÀN
BẰNG TRANG BỊ, TÀI LIỆU ĐÃ NGHIÊN CỨU…………
4.2.1.
Khả năng triển khai pha
chế……………………………
4.2.2. Chất lượng nước cất, thuốc tiêm truyền pha chế tại
trạm quân y sư đoàn trong điều kiện dã
ngoại………………
KẾT LUẬN……………………………………………………………
KIẾN NGHỊ…………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………
PHỤ LỤC……………………………………………………...............
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
1
BC
Bào chế
2
BYT
Bộ Y tế
3
CCBĐ
Cứu chữa bước đầu
79
79
83
85
92
99
99
101
111
113
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
CCCB
CĐ
CT
CTBVTQ
DD
DH
ĐKDN
HCHC
e
eBB
f
f BB
HVQY
KXK
L
LB
L/h
NQYVN
PCDN
PCK
Cứu chữa cơ bản
Chuẩn độ
Chỉ thị
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Dung dịch
Dưới hầm
Điều kiện dã ngoại
Hợp chất hữu cơ
Trung đoàn
Trung đoàn bộ binh
Sư đoàn
Sư đoàn bộ binh
Học viện Quân y
Khúc xạ kế
Lít
Lều bạt
Lít/giờ
Ngành Quân y Việt Nam
Pha chế dã ngoại
Phân cực kế
vii
STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ
23
PL
Phụ lục
24
PP1
Phương pháp 1
25
PP2
Phương pháp 2
Pounds Per Square Inch (Lực tác dụng trên một inh
26
PSI
vuông)
27
RO
Reverse Osmosis (Thẩm thấu ngược)
28
SD
Standar deviation (Độ lêch chuẩn)
29
SL
Số lượng
30
SSCĐ
Sẵn sàng chiến đấu
31
TB
Thương binh
32
TBBB
Thương binh, bệnh binh
33
TLHD
Tài liệu hướng dẫn
34
TT
Thuốc thử
35
TTT
Thuốc tiêm truyền
36
Tr.QYf
Trạm quân y sư đoàn bộ binh
37
38
39
Trạm quân y trung đoàn bộ binh
Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Giá trị trung bình
Tr.QYe
X ± SD
X
viii
DANH MỤC BẢNG
Bảng
1.1.
Tên bảng
Trang
Tỷ lệ sốc, mất máu trong tổng số thương binh ở tuyến
quân y trung đoàn, sư đoàn trong các cuộc chiến tranh
3
1.2.
trước đây..........................................................................
Dự kiến tỷ lệ, số lượng thương binh theo mức độ tổn
4
1.3.
thương trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.......................
Dự kiến nhu cầu thuốc tiêm truyền natri clorid 0,9%,
glucose 5% cho thương binh ở tuyến trung đoàn, sư đoàn
5
1.4.
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc...................................
Khối lượng thuốc tiêm truyền natri clorid 0,9%, glucose
6
1.5.
5% đóng gói sẵn trong cơ số Y, K...................................
Kết quả thăm dò ý kiến về hoạt động pha chế thuốc
tiêm
truyền
tại
các
đơn
12
1.8.
vị........................................................
Khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm có trong nước của
1.9.
màng RO………………………………………………….
Các sản phẩm màng lọc RO đang có trên thị trường Việt
26
27
1.10.
1.11.
Nam………………………………………………………..
Chức năng của các lõi lọc trong hệ thống lọc nước RO
Một số thiết bị lọc RO công suất 20L/h trên thị trường
2.1.
2.1.
2.2.
Việt Nam…………………………………………………
Các nguồn nước được sử dụng trong nghiên cứu
Các nguồn nước được sử dụng trong nghiên cứu (tiếp)
Các nội dung xin ý kiến đóng góp vào tài liệu hướng
dẫn
2.3.
27
28
35
36
pha
chế............................................................................
Đánh giá các chỉ tiêu trong nước cất.................................
41
47
ix
Bảng
2.3.
3.1
3.2
3.3.
Tên bảng
Trang
Đánh giá các chỉ tiêu trong nước cất (tiếp).......................
47
Nội dung Cơ số pha chế F2106.......................................
50
Danh mục Cơ số pha chế F2106 đóng gói theo kiện
52
Kích thước, khối lượng thiết bị lọc RO cải
52
3.4.
tiến..................
Lựa chọn lõi lọc cho thiết bị lọc RO cải
53
3.5.
tiến......................
So sánh công suất lọc của thiết bị Kangaroo và RO cải
53
3.6.
tiến....................................................................................
Hiệu suất lọc của thiết bị lọc RO cải tiến với các
nguồn
3.9.
nước
lọc
nhiều
lần..............................................................
So sánh sự thay đổi giới hạn amoni, nitrit trong nước
54
trước và sau khi qua thiết bị lọc RO cải
3.10.
tiến.......................
So sánh sự thay đổi giới hạn sắt, độ cứng trong nước
55
trước và sau khi qua thiết bị lọc RO cải
3.11.
tiến..............................
So sánh sự thay đổi giới hạn clorid, hợp chất hữu cơ
55
55
trong nước trước và sau khi qua thiết bị lọc RO cải
3.13.
tiến................
Sự thay đổi màu, mùi vị, độ đục, pH theo khối lượng
nước lọc được qua thiết bị lọc RO cải
3.14.
tiến.................................
Sự thay đổi giới hạn amoni, nitrit, sắt theo khối lượng
56
nước lọc được qua thiết bị lọc RO cải
tiến...........................
3.15
57
So sánh sự thay đổi các chỉ tiêu độ cứng, clorid, hợp chất
hữu cơ theo khối lượng nước lọc được qua thiết bị lọc
RO cải tiến
58
3.16.
Đánh giá độ kín của chai sau khi xiết nút nhôm................
59
3.17.
Khả năng chịu áp lực của chai sau khi xiết nút
nhôm..........
60
x
Bản
Tên bảng
g
Trang
3.20. Kết quả ý kiến đánh giá tài liệu Hướng dẫn pha chế thuốc
tiêm truyền tại trạm quân y sư đoàn trong điều kiện dã
ngoại
62
3.21. Các nhóm công việc khi triển khai pha chế thuốc tiêm
truyền trong điều kiện dã ngoại.........................................
63
3.22. Thứ tự công việc, người thực hiện, người giám sát triển
khai pha chế thuốc tiêm truyền tại trạm quân y sư đoàn
3.23. Tổng hợp số lần pha chế....................................................
64
65
3.24. Thời gian triển khai pha chế dưới hầm khi chưa có tài
liệu
hướng
dẫn..........................................................................
3.25. Thời gian triển khai pha chế trong lều bạt khi chưa có tài
65
liệu hướng dẫn...................................................................
66
3.26. Thời gian triển khai pha chế dưới hầm khi có tài liệu
hướng
dẫn....................................................................................
66
3.27. Thời gian triển khai pha chế trong lều bạt khi có tài liệu
hướng dẫn........................................................................
66
3.28. So sánh thời gian 1 lần pha chế khi chưa có và có tài liệu
hướng dẫn..................................................................
67
3.29. So sánh thời gian triển khai 5 nhóm công việc trong triển
khai pha chế dưới hầm và trong lều bạt…………………..
3.30. So sánh thời gian triển khai 5 nhóm công việc trong triển
68
khai pha chế khi chưa có và có tài liệu hướng dẫn...........
3.31. Kết quả đánh giá chất lượng nước cất xử lý bằng phèn
69
chua, thuốc tím…………………………………………….
3.32. Chất lượng nước cất sau khi lọc qua thiết bị RO cải
70
tiến…
3.33. Khảo sát lượng phèn chua cho vào nước sau khi lọc qua
71
thiết bị RO cải tiến ảnh hưởng chất lượng nước
cất……….
71
xi
Bản
Tên bảng
Trang
g
3.34. Chất lượng nước cất sau khi lọc qua thiết bị RO cải tiến
có
thêm
phèn
chua…………………………………………….
3.35. Kết quả kiểm tra tính chất, độ trong của dung dịch
72
glucose
5%....................................................................................
3.36. Kết quả kiểm tra pH, nồng độ của dung dịch glucose 5%
73
74
3.37. Kết quả xác định giới hạn 5HMF trong dung dịch
glucose
5%.....................................................................................
3.38. Kết quả xác định nội độc tố vi khuẩn trong dung dịch
75
glucose 5%........................................................................
3.39. Kết quả kiểm tra tính chất, độ trong của dung dịch natri
76
clorid 0,9%.......................................................................
3.40. Kết quả đánh giá pH, nồng độ của dung dịch natri clorid
76
0,9% ……………………………………………………….
77
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc đảm bảo kịp thời, đầy đủ nhu cầu thuốc cứu chữa cho thương
binh trong chiến đấu là nhiệm vụ và là yêu cầu bắt buộc của công tác tiếp
tế quân y thời chiến. Trạm quân y sư đoàn là phân đội quân y cấp chiến
thuật, trong chiến đấu làm nhiệm vụ cứu chữa cơ bản cho thương binh.
Để đáp ứng cho nhiệm vụ cứu chữa tại trạm quân y sư đoàn, ngành Quân y
đã nghiên cứu đóng gói, cấp phát cơ số K bao gồm các thuốc chiến thương,
trong đó có 2 thuốc tối cần thiết để chống sốc và phẫu thuật cho thương
binh là thuốc tiêm truyền glucose 5% và natri clorid 0,9%. Trong điều kiện
chiến tranh ác liệt, có sự hỗ trợ của công nghệ cao như hiện nay, các
phương tiện kỹ thuật càng hiện đại càng dễ bị đối phương phát hiện và
tiêu diệt, các cơ sở hậu cần kỹ thuật luôn là mục tiêu đánh phá, hệ thống
giao thông bị chia cắt, các khu vực tác chiến bị cô lập. Các phân đội quân y,
trong đó có trạm quân y sư đoàn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo
đủ thuốc đủ thuốc phục vụ cứu chữa thương binh, do đó giải pháp hiệu
quả nhất là tổ chức pha chế tại chỗ bằng trang bị phù hợp với điều kiện
tác chiến của quân đội nhân dân Việt Nam [1], [2].
Thấy được tầm quan trọng của hoạt động này trong CCBVTQ, ngày
15/6/1994 Chính phủ có Quyết định số 315/QĐ TTg giao nhiệm vụ cho
ngành Y tế tổ chức 53 tổ pha chế lưu động trong cả nước, nhằm đáp ứng
đủ thuốc cho việc cứu chữa người bị thương trong các khu vực có chiến sự
[3]; năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 129/2014/NĐ CP ngày
21/12/2014 về việc Giao chỉ tiêu huy động ngành Y tế khi có chiến tranh và
tình trạng khẩn cấp, quy định cho các tỉnh, thành phố trong cả nước phải
huy động 81 tổ pha chế dịch truyền [4]. Điều lệ Quân y quân đội nhân dân
2
Việt Nam và các văn bản chỉ đạo nghiệp vụ hiện hành của Cục Quân y
cũng luôn khẳng định pha chế thuốc là hoạt động chuyên môn bắt buộc tại
các tuyến quân y, trong đó trạm quân y sư đoàn phải triển khai pha chế
được thuốc tiêm truyền đáp ứng nhu cầu cứu chữa cho thương binh trong
chiến đấu [5], [6], [7].
Tuy nhiên, hiện tại việc triển khai pha chế tại trạm quân y sư đoàn
hiện nay không thể thực hiện được vì trang bị pha chế ở tuyến sư đoàn
hiện tại đã lạc hậu, nhiều trang bị không còn phù hợp nhưng chưa được
nâng cấp, bổ sung kịp thời. Lý do thứ hai là cần có một tài liệu có thể áp
dụng triển khai pha chế ở tuyến sư đoàn trong điều kiện dã ngoại, nhưng
hiện tại chưa được biên soạn. Cuối cùng là vấn đề ô nhiễm môi trường,
trong đó có sự ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên đang ở mức báo động, rất
khó có được nước sạch phục vụ pha chế.
Với thực trạng về trang bị, tài liệu hướng dẫn pha chế và ô nhiễm
nguồn nước như vậy, các sư đoàn không thể triển khai pha chế nếu không
có các biện pháp khắc phục. Do đó, nghiên cứu hoàn thiện danh mục, biên
soạn tài liệu hướng dẫn, đánh giá khả năng triển khai và chất lượng thuốc
tiêm truyền pha chế trong điều kiện dã ngoại là một yêu cầu cấp thiết đối
với công tác tiếp tế quân y trong giai đoạn hiện nay.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Nghiên cứu tổ chức pha
chế, đánh giá chất lượng thuốc tiêm truyền trong điều kiện dã
ngoại có các mục tiêu:
1 Hoàn thiện cơ số, biên soạn tài liệu hướng dẫn pha chế
thuốc tiêm truyền tại trạm quân y sư đoàn trong điều kiện dã ngoại.
2 Đánh giá khả năng triển khai, chất lượng nước cất, thuốc
tiêm truyền glucose 5% và natri clorid 0,9% tại trạm quân y sư đoàn
3
bằng trang bị, tài liệu đã nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. NHU CẦU VÀ KHẢ NĂNG PHA CHẾ THUỐC TIÊM TRUYỀN Ở
TRẠM QUÂN Y SƯ ĐOÀN TRONG CHIẾN TRANH
1.1.1. Sốc do vết thương, dự kiến thương binh và nhu cầu thuốc tiêm
truyền ở tuyến quân y trung, sư đoàn trong chiến tranh
1.1.1.1. Sốc do vết thương chiến tranh
Sốc do vết thương chiến tranh là một nguyên nhân chính gây tử vong
cho thương binh (TB), đặc biệt là ở tuyến trung đoàn (e), sư đoàn (f).
Tỷ lệ sốc, mất máu của TB trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam
được thống kê ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tỷ lệ sốc, mất máu trong tổng số thương binh ở tuyến quân
y trung đoàn, sư đoàn trong các cuộc chiến tranh trước đây
Tuyến e (%)
Cuộc chiến tranh
Tuyến f (%)
Toàn bộ
Sốc,
Toàn bộ
Sốc,
TB
mất máu/TB
TB
mất máu/TB
Chống Pháp
6,0
3,0 18,0
5,3
3,9 12,0
Chống Mỹ
8,8
9,4 25,1
13,9
7,6 27,0
Biên giới Tây Nam
13,9
8,2 24,0
16,6
7,6 32,0
Biên giới phía Bắc
17,0
9,2
Trung bình
11,4
7,5 16,8
11,9
6,4 27,7
4
* Nguồn: theo Lê Thế Trung (1989) [8]
Số liệu ở bảng 1.1 cho thấy: Nếu tỷ lệ TB bị sốc m ức độ 2 và mức
độ 3 càng lớn, thì nhu cầu thuốc tiêm truyền (TTT) càng nhiều, nhưng số
lượng TTT trong các cơ số có hạn nên luôn bị thiếu so với nhu cầu, cần có
giải pháp đảm bảo, trong đó triển khai pha chế tại chỗ là phương án chủ
động, kịp thời, hiệu quả nhất [9].
1.1.1.2. Dự kiến thương binh và nhu cầu thuốc tiêm truyền ở tuyến
quân y trung đoàn, sư đoàn trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Với quân số trung bình một trung đoàn bộ binh (eBB) là 2750 người,
một sư đoàn bộ binh (fBB) là 9000 người. Nếu một đợt chiến đấu kéo dài
10 15 ngày, tỷ lệ TB được dự kiến như ở bảng 1.2.
Bảng 1.2. Dự kiến tỷ lệ, số lượng thương binh theo mức độ tổn
thương
trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở tuyến trung, sư đoàn
Đơn vị tính: Người
eBB
Mức độ tổn thương
Tiế
n
công
Thươn
Nặng
g
b
i
n
h
T.số
(%)
Vừa
(%)
Nhẹ
(%)
(%)
fBB
Phòng Cả
ngự
đợt
Tiế
n
công
Phòng Cả
ngự
đợt
Tổng
cộng
17,5
36
22
58
71
32
103
161
32,5
68
40
108
132
58
190
298
50
103
62
165
202
90
229
394
100
207
124
331
405
180
522
953
Ghi chú: eBB: Trung đoàn bộ binh; eBB: Sư đoàn bộ binh.
5
*Nguồn: theo Nguyễn Văn Hưng (2008) [10]
Số liệu ở bảng 1.2 cho thấy: tỷ lệ TB ở tuyến e từ 4,5
7,5%/ngày/quân số tham gia chiến đấu, một đợt chiến đấu khoảng 25%
quân số bị thương; còn ở tuyến f tỷ lệ TB từ 2 4,5%/ngày/quân số tham
gia chiến đấu, một đợt chiến đấu khoảng 15% quân số bị thương. Dự kiến
sau một đợt chiến đấu, toàn tuyến e,f có trên 950 TB do vũ khí thông
thường sát thương ở cả 3 mức độ nặng, vừa và nhẹ.
Bên cạnh dự kiến tỷ lệ TB, còn phải tính đến nhu cầu thuốc cho
quân nhân tại các đơn vị do điều kiện chiến tranh sinh hoạt khó khăn, nguy
cơ dịch bệnh như sốt rét, tê phù, bệnh ngoài da, các bệnh do virus rất có khả
năng xuất hiện...lúc này nhu cầu thuốc cho các quân nhân bị mắc các dịch
bệnh có thể còn lớn hơn nhu cầu cho TB, cần phải có các phương án đảm
bảo để có đủ thuốc để điều trị cho những quân nhân bị bệnh, trong đó có
TTT [11], [12], [13], [14].
Theo số liệu trong các cuộc kháng chiến trước đây của ngành Quân y
Việt Nam (NQYVN): cứ 2000 TB chuyển từ tuyến trước về Tr.QYe, Tr.QYf
cần phải có 250 500 L TTT dùng trong chống sốc, phẫu thuật, cấp cứu,
điều trị cứu chữa bước đầu và cứu chữa cơ bản cho khoảng 12,5% trong
tổng số TB, với lượng sử dụng là 1,5 L/TB cho cứu chữa bước đầu, 2,0
L/TB cho cứu chữa cơ bản tính theo TTT glucose 5% và TTT natri clorid
0,9% [15] (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Dự kiến nhu cầu thuốc tiêm truyền natri clorid 0,9%, glucose
5%
cho thương binh ở tuyến trung, sư đoàn trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc
Phương thức
eBB
fBB
6
tác chiến
12,5% TB
SL
sử dụng TTT (L)
TB
Tiến công/ngày
Phòng ngự/ngày
Đợt chiến đấu
207
124
331
SLTB
TTT
26
16
42
39
24
63
12,5% TB
SL
TB
405
180
953
sử dụng TTT (L)
SLTB
TTT
51
23
74
102
46
148
* Nguồn: theo Nguyễn Minh Chính và cs (2014) [15]
Số liệu ở bảng 1.3 cho thấy: Nhu cầu TTT dự kiến cho một đợt
chiến đấu ở tuyến e là 63 L, tuyến f là 148 L.
Với khả năng đảm bảo thuốc, vật tư y tế để cứu chữa của 1 cơ số Y
là 25 TB, 1 cơ số K là 50 TB, thì số lượng cơ số được cấp phát và khối
lượng TTT natri clorid 0,9% và glucose 5% có sẵn trong cơ số được trình
bày ở bảng 1.4.
Bảng 1.4. Khối lượng thuốc tiêm truyền
natri clorid 0,9%, glucose 5% đóng gói sẵn trong cơ số Y, K
TT
Thuốc
tiêm truyền
Cơ số Y
Cơ số K
Trong
SL
TTT Trong
SL
Cộng
1 cơ số cơ số
1
2
Glucose 5%
Natri clorid 0,9%
Tổng cộng
(L)
2
1,5
13
13
(L)
26
19,5
45,5
1 cơ số cơ số
(L)
4
3
19
19
(L)
76
57
133
7
* Nguồn: theo Nguyễn Minh Chính và cs (2014) [15]
Bảng 1.4 cho thấy: Nếu được tiếp tế 13 cơ số Y, số lượng TTT
glucose 5% và natri clorid 0,9% có trong cơ số là 45,5 L; với 19 cơ số K thì
số lượng TTT có trong cơ số là 133 L, số lượng TTT có sẵn là 178,5 L.
Trong khi nhu cầu phải có là 211 L, do đó lượng TTT còn thiếu là: 211
178,5 = 32,5 L.
Số lượng TTT còn thiếu (32,5 L) phải được triển khai pha chế tại
Tr.QYf để chủ động đáp ứng đủ nhu cầu cứu chữa cho TB [15]. Chính vì
vậy, ngoài khối lượng TTT glucose 5% và natri clorid 0,9% có sẵn, CQY đã
đóng gói 1000g natri clorid nguyên liệu pha tiêm trong mỗi cơ số K [15].
Điều đó cho thấy, việc triển khai pha chế TTT tại Tr.QYf đã nằm trong
phương án bảo đảm của NQYVN, vừa góp phần chủ động đáp ứng nhu
cầu thuốc, vừa giảm bớt khối lượng vật tư quân y phải đóng gói, vận
chuyển trong điều kiện chiến đấu cơ động, nhất là điều kiện địa hình rừng
núi, chứ không chỉ là nhiệm vụ đột xuất trong giai đoạn hiện nay.
1.1.2. Khả năng triển khai pha chế thuốc tiêm truyền trong chiến tranh
1.1.2.1. Quân đội nước ngoài
Trong chiến tranh Thế giới lần thứ II (1941 1945), Hồng quân Liên
Xô (cũ) đã tổ chức được một màng lưới pha chế thuốc rộng khắp, đảm bảo
cho công tác cứu chữa thương binh tại các mặt trận [16].
Để chủ động đảm bảo TTT cho TB tại các chiến trường trong thời
gian nhanh nhất có thể, quân đội nước ngoài vẫn luôn quan tâm đến nghiên
cứu pha chế TTT với các nội dung: Cải tiến công nghệ, tổ chức pha chế,
8
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước, TTT trong ĐKDN
[17]. Quân đội Nga đang có cơ số trang bị pha chế TTT tại các đại đội quân
y lữ đoàn, sư đoàn [18], [19]. Một số công ty của Mỹ đang nghiên cứu chế
tạo các thiết bị pha chế TTT trang bị cho cá nhân binh sĩ hoặc các bộ phận
tác chiến trên chiến trường ở xa căn cứ, có thể chủ động đảm bảo nhu cầu
TTT cho TB theo hướng áp dụng công nghệ cao như điều chế nước cất
bằng hệ thống lọc RO, sau đó nước cất được lọc qua màng lọc vô khuẩn để
loại trừ vi khuẩn rồi đóng gói trực tiếp vào các chai Polyethylen terephthalat
(PET) chứa sẵn nguyên liệu hoặc dung dịch mẹ, không cần tiệt khuẩn.
Nhưng đây cũng mới là các sản phẩm chế thử, chưa được quân đội Mỹ
chính thức áp dụng [20], [21], [22].
1.1.2.2. Ngành Quân y Việt Nam
* Trong kháng chiến chống Pháp (19461954)
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, khi lượng TB tại các trận chiến
đấu tăng cao nên thiếu thuốc, các phân đội quân y đã triển khai và pha chế
hàng nghìn L TTT, góp phần đảm bảo đủ nhu cầu thuốc cứu chữa cho TB
ngay tại mặt trận [2], [23].
* Trong kháng chiến chống Mỹ (1965 1975)
Đầu những năm 1960 của cuộc kháng chiến chống Mỹ, công tác chi
viện vật chất, trong đó có thuốc từ miền Bắc cho miền Nam bị đối phương
tìm mọi cách ngăn chặn, việc mua sắm tại chỗ không thuận lợi, dẫn đến
thiếu hụt thuốc. Nhằm chủ động đáp ứng nhu cầu thuốc cho thương bệnh
binh, mặc dù trong điều kiện khó khăn thiếu thốn về nhân lực và trang bị,
nhưng các phân đội quân y từ cấp trung đoàn trở lên trên khắp chiến trường
miền Nam đã tích cực, chủ động triển khai bào chế thuốc với trang bị, nhân
lực tại chỗ, trong đó TTT là sản phẩm chủ lực [24], [25], [26].
9
Tại chiến trường Nam Bộ, có sư đoàn trong 1 năm đã pha chế được
1029,3 L thuốc gồm dung dịch natri clorid, glucose, Novocain, vitamin B1,
C, B12...Có chiến dịch, sư đoàn đã pha chế hơn 2000 L thuốc các loại [27].
Tại chiến trường Tây Nguyên, từ năm 19611975 đã pha chế khoảng
100.000 L TTT (chiếm trên 33% nhu cầu). Khối lượng TTT pha chế tại chỗ
(301.633 L) gấp khoảng 6 lần lượng chi viện từ miền Bắc (53.326 L) và
gấp gần 265 lần mua ngoài thị trường (1.141 L) [28].
Trên đường mòn Hồ Chí Minh, từ năm 1965 1975, Quân y các đơn
vị thuộc Bộ tư lệnh 559 đã tổ chức pha chế tại chỗ được khoảng 2.156 L
TTT bao gồm natri clorid 0,9%, glucose 5%, nước cất, novocain để cứu
chữa cho TB tại các trạm quân y dọc đường Trường Sơn [29].
Những con số về khả năng triển khai và số lượng TTT pha chế tại
chỗ ở các chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ rất có ý nghĩa về mặt
thực tiễn đối với công tác tiếp tế quân y, khẳng định vai trò không thể
thiếu được của hoạt động này trong chiến tranh, cần được duy trì trong
điều kiện hiện nay [1], [23].
Ở miền Bắc, công tác pha chế cũng phát triển rộng khắp tại các
bệnh viện trong ngành Y tế. Đa số các bệnh viện tuyến huyện tự pha chế
được TTT glucose và natri clorid để điều trị cho người bệnh [30].
Sau ngày đất nước thống nhất, NQYVN vẫn thường xuyên quan
tâm, chỉ đạo công tác tiếp tế quân y, trong đó có công tác pha chế thuốc
thông qua các hội thao kỹ thuật, các đợt tập huấn nhằm duy trì hoạt động
chuyên môn ở các đơn vị và đảm bảo sẵn sàng chiến đấu [31].
* Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (19791989) và hiện nay
Trong thời kỳ đầu của cuộc CCBVTQ được dự báo là sẽ diễn ra khẩn
trương, ác liệt nên sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp nhưng lại rất khẩn
10
trương trên một địa bàn rộng, do đó ngoài việc được đảm bảo từ cấp trên thì
tạo nguồn vật chất tại chỗ là một yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị, nhất
là các đơn vị tuyến trung, sư đoàn [32], [33]. Đối với ban dượcTr.QYf, ngoài
nhiệm vụ tiếp nhận, bảo quản, cung cấp thuốc, vật tư y tế, còn có nhiệm
vụ pha chế TTT để sử dụng tại trạm và các đơn vị trong sư đoàn [34].
Số liệu sơ kết đợt chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc (từ 17/02/1979
18/03/1979) cho thấy: Tuy có một số đơn vị vẫn triển khai pha chế được,
nhưng đa số các đơn vị không thể triển khai pha chế do nhiều nguyên nhân do
trang bị chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, xuống cấp; nhân viên chưa quen với
PCDN, chưa tích cực tổ chức huấn luyện trong thời bình, nên khi chiến tranh
xảy ra không triển khai được, phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả cứu chữa
cho TB [35].
Xác định vai trò của công tác pha chế TTT trong ĐKDN là một hoạt
động không thể thiếu trong công tác tiếp tế quân y thời chiến, từ nhiều
năm nay, các chương trình huấn luyện đào tạo về y, dược học quân sự luôn
có nội dung này để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và nghiên cứu cho các đối
tượng học viên bác sĩ quân y, dược sĩ quân y, sĩ quan dự bị y dược và lực
lượng y tế dự bị động viên [36], [37].
Trong tổ chức huấn luyện, diễn tập lực lượng y tế dự bị động viên,
ngoài việc huy động trong các cơ sở y tế, một số trang thiết bị được hỗ trợ
từ các cơ sở Quân y. Do đó, ngoài nhiệm vụ huấn luyện cho các phân đội
quân y, NQYVN còn cần phải có trang bị để hỗ trợ các cơ sở y tế triển
khai [38], [39], [40], [41].
Trong tài liệu “Mấy vấn đề cơ bản của công tác đảm bảo quân y
trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc” do CQY xuất bản năm 1982 và
tài liệu “Tổ chức và chiến thuật quân y năm 1989” về công tác đảm bảo