Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.74 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

DƢƠNG VĂN TUYN

QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 60.34.04.10

Đà Nẵng - 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS Lê Văn Huy

Phản biện 1: TS. Lê Bảo
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Nhuận Kiên

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản lý kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với mọi quốc gia, “đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý
giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng”.
Xã hội càng phát triển, dân số ngày càng tăng, tác động của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và biến đổi khí hậu ngày một phức tạp
theo chiều hướng xấu do đó đòi hỏi công tác quản lý và sử dụng đất
càng phải có hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích và sử dụng bền vững
nguồn tài nguyên không thể tái tạo này. QLNN về đất đai ngày càng
trở nên cần thiết và là nhiệm vụ quan trọng trong công tác QLNN.
Thành phố Kon Tum là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa –
xã hội của tỉnh Kon Tum. Cùng với sự phát triển KT-XH của cả
nước, thành phố Kon Tum cũng chuyển mình phát triển do đó nhu
cầu sử dụng đất để phát triển kinh tế, xây dựng hệ thống cơ sở hạ
tầng giao thông, mở rộng đô thị ngày càng lớn đồng thời với sự phát
triển của khoa học công nghệ đòi hỏi công tác QLNN về đất đai trên
địa bàn phải theo kịp và làm động lực cho sự phát triển của KT-XH
của thành phố.
Tuy nhiên, công tác QLNN đất đai tại địa phương vẫn còn
một số tồn tại như hiệu quả sử dụng đất còn thấp, việc sử dụng đất
sai mục đích, lãng phí đất đai còn tồn tại; tình trạng đất đai bị suy
thoái, ô nhiễm, phá hoại đến mức báo động vẫn diễn ra; công tác quy
hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập, chồng chéo, chất lượng không
cao, chưa kết hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH của cả nước, các ngành, các cấp; công tác giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất bồi thường, giải phóng mặt bằng còn chậm và có



2
nhiều sai sót; năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác QLĐĐ còn
hạn chế; còn nhiều hạn chế bất cập trong chính sách quản lý và tổ
chức thực hiện, các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai
còn chồng chéo, thiếu tính thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa
cao.
Từ thực tiễn trên, cần thiết phải tìm hiểu, đánh giá chi tiết
công tác QLNN về đất đai trên địa bàn thành phố Kon Tum để công
tác quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hoàn thiện, đi vào chiều
sâu, nâng cao hiệu quả QLNN và góp phần vào công cuộc phát triển
KT-XH, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum”.
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
4.4. Phương pháp thống kê
5. Bố cục của luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đất đai.
Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
thành phố Kon Tum.
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai
trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
6. Tổng quan nghiên cứu

Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên


3
cứu đã có, kết hợp với việc phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về
đất đai trên địa bàn thành phố Kon Tum, sự thay đổi của hệ thống
pháp luật hiện hành liên quan đến QLĐĐ, sự phát triển của KT-XH
trong thời gian qua để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản
lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Kon Tum, từ đó đề xuất
các giải pháp cơ bản có tính khả thi để hoàn thiện công tác QLNN về
đất đai trên địa bàn thành phố Kon Tum.


4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1. KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nƣớc về đất đai
a. Khái niệm đất đai
b. Sử dụng đất
c. Quản lý đất đai
d. Quản lý nhà nước về đất đai
“Quản lý nhà nước về đất đai là hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà
nước đối với đất đai; đó là hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất;
phân phối và phân phối lại quỹ đất đai theo quy hoạch, kế hoạch;
kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất; điều tiết các
nguồn lợi từ đất đai”.Error! Reference source not found.
1.1.2. Vai trò quản lý nhà nƣớc về đất đai

a. Đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả
b. Đảm bảo tính công bằng trong quản lý và sử dụng đất
c. Đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc
1.1.3. Nguyên tắc quản lý nhà nƣớc về đất đai
a. Đảm bảo sự quản lý tập trung và thống nhất của nhà nước
b. Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa quyền sở hữu đất đai và
quyền sử dụng đất đai, giữa lợi ích của Nhà nước và lợi ích của
người trực tiếp sử dụng
c. Tiết kiệm và hiệu quả
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
1.2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý,
sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó


5
1.2.2. Công tác kỹ thuật về đất đai và nghiệp vụ địa chính
a. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa
giới hành chính, lập bản đồ hành chính
b. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá
tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất
c. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
1.2.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1.2.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi và
chuyển mục đích sử dụng đất
1.2.5. Quản lý tài chính về đất đai
1.2.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của ngƣời sử dụng đất; giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp
hành quy định của pháp luật về đất đai và quản lý hoạt động

dịch vụ về đất đai
a. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất; giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành
quy định của pháp luật về đất đai
b. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai
1.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về đất
đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp
về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng
đất đai
a. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định về đất đai và
xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
b. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong quản lý và sử dụng đất đai


6
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ KON TUM
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
b. Đặc điểm địa hình, khí hậu, đất đai
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội
a. inh tế
b. Văn hóa - xã hội
c. Nguồn nhân lực
d. Cơ sở hạ tầng
e. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư

g. Đánh giá chung về thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Kon Tum
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI
CỦA THÀNH PHỐ KON TUM
2.2.1. Tình hình sử dụng đất năm 2017
Kết quả số liệu thống kê năm 2017 cho thấy trên địa bàn thành
phố Kon Tum có tổng diện tích tự nhiên là 43.289,73ha.
a. Tình hình sử dụng đất theo mục đích sử dụng đất
Nhóm Đất nông nghiệp (NNP): Có diện tích 3.2243,76ha,
chiếm tỷ lệ 74,48% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Kon
Tum.
Nhóm đất phi nông nghiệp (PNN): Có diện tích 10.473,94ha
chiếm 24,19% tổng diện tích tự nhiên.


7
Nhóm đất chưa sử dụng (CSD) có 572,03ha chiếm 1,32% diện
tích tự nhiên.
Như vậy, thực trạng thành phố Kon Tum vẫn sử dụng đất vào
mục đích nông nghiệp là chủ yếu (chiếm 74,48% tổng diện tích đất),
diện tích đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp vẫn còn thấp.
Qua tình hình mục đích sử dụng đất của thành phố Kon Tum phản
ánh đúng thực trạng của thành phố Kon Tum đó là đô thị nhỏ, dân số
ít, vẫn chủ yếu sử dụng đất vào sản xuất nông nghiệp, sản xuất công
nghiệp chưa phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây
dựng nhiều. Chưa tận dụng hết quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất sông,
hồ, ao, suối và mặt nước lớn nhưng chưa tận dụng để phát triển
ngành nuôi trồng thủy sản.
b. Tình hình sử dụng đất theo đối tượng sử dụng và đối
tượng quản lý
c. Nhận xét chung về tình hình sử dụng đất năm 2017

2.2.2. Biến động đất đai giai đoạn 2014 – 2017
Đất nông nghiệp (NNP): Diện tích đất nông nghiệp 2017 là
32.243,76ha, giảm 13,45ha so với năm Thống kê 2016 và giảm 16,92
ha so với năm kiểm kê 2014. Chủ yếu do thu hồi đất để xây dựng các
công trình và chuyển mục đích sang đất ở.
Đất phi nông nghiệp (PNN): Kết quả thống kê năm 2017, diện
tích đất phi nông nghiệp: 10.473,94 ha, tăng 13,61 ha so với năm
thống kê 2016 và tăng 17,08 ha so với năm 2014. Chủ yếu là do xây
dựng các công trình và chuyển mục đích từ đất nông nghiệp.
Đất chưa sử dụng (CSD): Diện tích 472,03 ha, giảm 0,16 ha
so với năm 2014 do thu hồi làm đường.
*. Đánh giá tình hình biến động đất đai từ năm 2014-2017
Nhìn chung tình hình biến động đất đai năm 2017 của thành


8
phố không có sự biến động lớn so với năm kiểm kê 2014 và năm
thống kê 2016.
- Tình hình quản lý và sử dụng diện tích đất nông nghiệp ổn
định, giảm một phần nhỏ do chuyển mục đích sử dụng đất sang đất
phi nông nghiệp để thu hồi đất xây dựng các công trình và UBND
thành phố giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
- Tình hình sử dụng đất phi nông nghiệp không có sự biến
động lớn, chủ yếu là biến động đất xây dựng trụ sở cơ quan. Điều
này thể hiện từ năm 2014-2017 có ít dự án lớn về đường giao thông,
xây dựng các công trình hạ tầng để phát triển kinh tế như khu công
nghiệp, các nhà máy sản xuất kinh doanh được triển khai trên địa bàn
thành phố Kon Tum, chủ yếu là các công trình cải tạo, nâng cấp hạ
tầng hiện có.
- Đối với đất chưa sử dụng diện tích còn lại vẫn còn lớn, tuy

nhiên việc khai thác để đưa vào sử dụng còn hạn chế.
2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
2.3.1. Triển khai thi hành Luật đất đai 2013 trên địa bàn
thành phố Kon Tum
2.3.2. Công tác kỹ thuật về đất đai và nghiệp vụ địa chính
tại thành phố Kon Tum
a. Xác định địa giới hành chính thành phố Kon Tum
Thành phố Kon Tum có diện tích tự nhiên 43.289 ha, dân số
137.662 người, có 21 đơn vị hành chính (10 phường và 11 xã). Địa
giới, mốc giới của các đơn vị hành chính được xác định theo Chỉ thị
số 364/CT-HĐBT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, rõ
ràng, không có tranh chấp, lấn chiếm.
Tuy nhiên, nhiều năm qua tỉnh Kon Tum đã đề nghị Chính


9
phủ, Bộ Nội vụ và Quốc Hội về việc điều chỉnh lại địa giới hành
chính tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai, trong các vị trí đề nghị điều
chỉnh giao lại cho tỉnh Kon Tum quản lý có xã Ia Khươl của huyện
ChưPah tỉnh Gia Lai giáp ranh với xã Hòa Bình của thành phố Kon
Tum. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận của 2 tỉnh cũng
như chưa có quyết định giải quyết cuối cùng của Chính phủ và Quốc
hội.
b. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất; xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
Thành phố Kon Tum đã thực hiện được việc định giá các loại
đất theo đường phố, vị trí thửa đất để làm căn cứ tính tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất và các khoản thuế liên quan về đất. Đã lập xong

quy hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2020 và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của thành phố và toàn bộ 21 xã,
phường và đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy toàn thành phố, đo
đạc trọn địa giới hành chính các xã, phường trên địa bàn thành phố,
bản đồ được thành lập ở các tỷ lệ 1:500, 1:1.000 khu đất ở; tỷ lệ
1:1.000, 1:2000 khu vực đất sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích đo
chính quy được 43.212,49 ha với 1369 tờ bản đồ (bản đồ số và bản
đồ giấy)
Về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai: Hiện đã trang bị Hệ thống
mạng gồm máy chủ và các trang, thiết bị và đã hoàn thành công đoạn
nhập và quét hồ sơ gốc vào cơ sở dữ liệu của 15 xã, phường thành
phố Kon Tum, 6 phường còn lại đang trong quá trình thực hiện.
Nhìn chung, thành phố đã xây dựng được hệ thống bản đồ địa
chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất tương đối hoàn chỉnh, đo đạc toàn bộ địa giới hành chính của các


10
xã, phường và bước đầu xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Tuy nhiên
bản đồ chủ yếu là bản đồ tỷ lệ lớn (tỷ lệ 1:1.000, 1:2000), bản đồ tỷ
lệ nhỏ, chi tiết đã được lập nhưng vẫn còn thiếu. Chưa xây dựng
được hệ thống dữ liệu đất đai thống nhất từ các cơ quan QLNN về
đất đai của thành phố đến các xã, phường, chủ yếu vẫn quản lý, lưu
trữ hồ sơ giấy.
c. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa
chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Về đăng ký biến động đất đai: Từ năm 2014-2017, cơ quan
QLNN về đất đai của thành phố đã tiếp nhận và giải quyết 24221 hồ
sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân
với tổng diện tích đất 2311,39 ha.

Về công tác giải quyết hồ sơ thế chấp, xóa thế chấp bằng QSD
đất và tài sản gắn liền với đất: Từ năm 2014-2017 đã tiếp nhận và
giải quyết 23413 hồ sơ thế chấp và xóa thế chấp QSD đất và tài sản
gắn liền với đất.
Từ 2014-2017, UBND thành phố đã cấp được 17.006 GCN
với diện tích 3.800 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp 15.663
giấy/3.603,41 ha; đất ở đô thị 728 giấy/24,99 ha; đất ở tại nông thôn
615 giấy/171,6 ha.
Hiện nay, thành phố đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy
CNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho
người dân với tỷ lệ cấp giấy CNQSD đất đạt 94,1%. Tuy nhiên, tỷ lệ
cấp giấy CNQSD đất lần đầu đối với đất ở tại nông thôn mới đạt
84,3%.


11
2.3.3. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy
hoạch đô thị
a. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành
phố Kon Tum đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và phê
duyệt uy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu của thành phố Kon Tum của UBND tỉnh, UBND thành
phố đã xây dựng quy hoạch, lập và được phê duyệt kế hoạch sử dụng
đất 05 năm; lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hàng năm hàng
năm theo đúng quy định.
Tuy nhiên vẫn còn tình trạng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất chậm, không đúng thời gian. Chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất không cao do đó gây nhiều vướng mắc trong thực hiện, tình
trạng quy hoạch treo còn phổ biến gây khó khăn cho nhân dân. Việc

công bố và niêm yết công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho
người dân còn hạn chế, còn tình trạng không tuân thủ việc thực hiện
thậm chí phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
b. Quy hoạch đô thị
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển đô thị của thành phố Kon
Tum đã được UBND tỉnh phê duyệt, từ năm 2014-2017 thành phố
đã xây dựng và phê duyệt và được UBND tỉnh phê duyệt 11 đồ án
quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu chức năng chi tiết tỷ lệ 1/500
với quy mô khoảng 11869,31ha và 8 đồ án quy hoạch nông thôn mới
đối với 8 xã với diện tích 319ha.
2.3.4. Quản lý việc giao đất, thu hồi đất và chuyển mục
đích sử dụng đất
a. Về giao đất
Từ năm 2014-2017, UBND thành phố đã tiến hành giao đất ở


12
và đất nông nghiệp cho 1259 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích
đất: 231,2 ha.
Trong những năm qua, UBND thành phố đã làm tốt quy định
về giao đất. Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp giao đất không
đúng đối tượng, không đúng chủ sử dụng đất do thực hiện sai quy
trình xác minh nguồn gốc đất, giao đất trùng diện tích đất đã giao
cho người khác, giao đất không thu tiền sử dụng đối với các trường
hợp phải thu tiền sử dụng đất, …
b. Về chuyển mục đích sử dụng đất
Từ năm 2014 – 2017, UBND thành phố đã cho phép 2070
trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp
sang đất ở với diện tích chuyển là 24,08 ha đất ở.
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, việc chuyển mục đích

sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở phải thu tiền sử dụng đất
trừ một số trường hợp được miễn, giảm nộp tiền sử dụng đất. Tuy
nhiên, giá đất của nhà nước ban hành thường thấp hơn giá đất thực tế
của thị trường, đồng thời hiện nay trên địa bàn thành phố tồn tại
nhiều trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không
đúng mục đích nhưng công tác kiểm tra còn nhiều lỏng lẻo, vụ lợi
của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác địa chính do đó thất thu
nguồn tài chính rất lớn từ tiền sử dụng đất và tiền thuế đất phi nông
nghiệp hàng năm.
c. Về thu hồi đất
Từ năm 2014 -2017, UBND thành phố đã ban hành 658 quyết
định thu hồi đất để thực hiện thi công 64 công trình, với tổng diện
tích thu hồi là: 1211.653,3m2. Việc thu hồi đất để thực hiện các công
trình giao thông, mục đích công cộng, mục đích phát triển kinh tế
nhìn chung thực hiện đúng pháp luật.


13
2.3.5. Quản lý tài chính về đất đai, khai thác qũy đất
a. Quản lý tài chính về đất đai
Thuế, phí, lệ phí khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ về đất
đai là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, là nguồn thu mang tính
thường xuyên, ổn định cho ngân sách cấp xã cũng như ngân sách
thành phố trong bối cảnh nguồn thu từ các hoạt động công nghiệp,
thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố không lớn.
b. Khai thác quỹ đất
Từ năm 2014-2017, các dự án khai thác quỹ đất của thành phố
đã tiến hành đấu giá 633 lô đất với số tiền 142,29 tỷ đồng, 18 thửa
đất nhỏ lẻ với diện tích 3.753,6m2 với tổng số tiền đấu giá thu được
là 5,036 tỷ đồng.

Nhìn chung, trong những năm qua thành phố đã làm tốt công
tác quản lý tài chính về đất đai, khai thác quỹ đất để tạo vốn phát
triển. Đây là những nguồn thu rất quan trọng, cùng với nguồn bổ
sung của tỉnh, của các chương trình mục tiêu quốc gia,… để thành
phố chủ động thực hiện được các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng,
chỉnh trang đô thị cũng như đầu tư cho phát triển kinh tế-xã hội của
thành phố. Tuy nhiên việc quản lý nguồn thu từ đất công ích còn
chưa chặt chẽ, vi phạm về tự ý chuyển mục đích vẫn còn nhiều, sử
dụng sai mục đích còn lớn gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.
2.3.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ
của ngƣời sử dụng đất và quản lý các hoạt động dịch vụ công về
đất đai
a. Thực hiện các quyền của người sử dụng đất
b. Bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng
Trong giai đoạn 2014-2017, UBND thành phố phê duyệt 64
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trong đó:


14
+ Tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ: 240,376 tỷ đồng
+ Giao đất tái định cư và bồi thường bằng đất 90 lô/1,78 ha
Công tác lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư: Trình tự, thủ tục lập, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái
định cư được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và
Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh
Kon Tum, về việc ban hành quy định thực hiện quy chế dân chủ
trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi triển
khai dự án đầu tư.
Tuy nhiên việc thu hồi, bồi thường của các cơ quan còn nhiều
sai sót, vi phạm dẫn đến thời gian giải phóng mặt bằng, thu hồi đất

kéo dài, ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, gây bức xúc trong nhân
dân dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài, đông người, tạo điểm nóng thi
thực hiện dự án.
c. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh chưa được hình
thành (sàn giao dịch bất động sản) do đó việc mua bán, trao đổi về
quyền sử dụng đất chủ yếu thông qua trao đổi mua bán tự thoả thuận
của người dân.
Để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, thực hiện chỉ đạo
của UBND tỉnh, trong thời gian qua thành phố đã chỉ đạo các ngành,
các cấp thực hiện tạo quỹ đất sạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, bán đấu
giá quyền sử dụng đất cho các đối tượng có nhu cầu; chủ động tham
mưu trong việc thực hiện chính sách tài chính về đất đai có hiệu quả,
qua đó tạo chuyển biến lớn trong việc khai thác, sử dụng quỹ đất trên
địa bàn thành phố hiệu quả, tiết kiệm, thu hút các doanh nghiệp đầu
tư, góp phần phát triển kinh tế.


15
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của
pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất
a. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp
luật về đất đai
Từ năm 2014-2017, UBND thành phố đã chỉ đạo Thanh tra
thành phố tiến hành 09 cuộc Thanh tra liên quan đến việc quản lý, sử
dụng đất. Đồng thời qua công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị cũng kịp thời xử lý những sai phạm, tiêu cực, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
b. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai

Từ năm 2014 đến 2017, UBND thành phố đã tiếp nhận 2245
đơn tố cáo, khiếu nại, kiến nghị của công dân. Trong đó đơn liên
quan đến đất đai, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là: 1432 đơn,
chiếm 63,41%. UBND thành phố đã ban hành 94 quyết định giải
quyết khiếu nại, tố cáo, 14 quyết định đình chỉ giải quyết khiếu nại
và chỉ đạo các cơ quan chức năng của thành phố tham mưu, giải
quyết và trả lời các nội dung kiến nghị của công dân liên quan đến
công tác QLNN về đất đai, thủ tục hành chính về đất đai theo quy
định.
2.4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI Ở THÀNH PHỐ KON TUM
2.4.1. Kết quả đạt đƣợc
2.4.2. Những hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà
nƣớc về đất đai
a. Nguyên nhân khách quan
b. Nguyên nhân chủ quan


16
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT
ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐƢA RA GIẢI PHÁP
3.1.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố Kon Tum
a. Định hướng phát triển
b. Mục tiêu tổng quát
c. Mục tiêu cụ thể
d. Các nhiệm vụ chủ yếu

3.1.2. Tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất đai
a. Tiềm năng
b. Nhu cầu sử dụng đất
3.1.3. Quan điểm sử dụng đất
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ
ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM
3.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, quy hoạch đô thị
Chủ động xây dựng, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng
năm từ sớm để trình HĐND thông qua để kịp thời gian thực hiện.
Thuê đơn vị thực hiện quy hoạch, kế hoạch có năng lực. Phải tham
vấn ý kiến chuyên gia và lấy ý kiến chính quyền địa phương và nhân
dân tại khu vực được quy hoạch để góp ý xây dựng để quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất có chất lượng, sát với thực tế. Tăng cường rà soát
các quy hoạch, kế hoạch không còn phù hợp, chậm thực hiện, các dự
án treo để kịp thời hủy bỏ, điều chỉnh.
Đồng bộ quy hoạch đất đai với quy hoạch xây dựng. Công
khai minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


17
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo các chủ thể sử dụng đất
thực hiện đúng, không phá vi phạm, phá vỡ quy hoạch đã được phê
duyệt. Hạn chế tối đa lợi ích nhóm trong quy hoạch.
3.2.2. Hoàn thiện công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất
Tiếp tục bố trí nguồn vốn để tiếp tục đo đạc, thành lập bản đồ
ở các tỷ lệ 1:500, 1:1.000 khu đất ở; tỷ lệ 1:1.000, 1:2000 khu vực
đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố.

Hoàn thành công đoạn nhập và quét hồ sơ gốc vào cơ sở dữ
liệu của toàn bộ 21 xã phường, từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất
đai, hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai và Sổ Địa chính điện tử
thống nhất đến các xã, phường để tiến tới đăng ký, giao dịch đất đai
trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân và thương mại hóa thông
tin đất đai làm cơ sở thực hiện tự chủ tài chính đối với các cơ quan,
đơn vị cung cấp thông tin đất đai.
Tiếp tục hoàn thiện bộ thủ tục hành chính về đất đai của thành
phố Kon Tum theo hướng đơn giản, giảm việc đi lại, thời gian chờ
đợi của người dân.
Tăng cường việc cấp giấy CNQSD đất ở nông thôn để tăng tỷ
lệ đất được cấp giấy CNQSD đất, thuận lợi cho việc quản lý và tăng
nguồn thu thuế sử dụng đất.
Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và người dân để kịp thời
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, làm thay đổi cơ bản nhận thức
phục vụ của cán bộ, công chức trong QLĐĐ.
3.2.3. Tăng cƣờng quản lý công tác giao đất, cho thuê đất
và thu hồi đất
Xây dựng cơ chế định giá đất, xây dựng bảng giá đất sát với


18
giá trị thực tế của đất trên thị trường để để làm căn cứ để tính thuế,
phí, cho thuê, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất.
Áp dụng các cơ chế tạo quỹ đất để bán đấu giá đối với các vị
trí hai bên đường giao thông khi mở mới để bù đắp chi phí xây dựng
nhằm hạn chế việc lợi dụng quyền hạn để mưu lợi bản thân, lợi ích
nhóm trong quy hoạch.
Phải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch trước khi tiến hành đấu
giá, đấu thầu dự án. Đấu giá để lựa chọn nhà nhà đầu tư, giám sát

nhà đầu tư thực hiện theo đúng thời gian, quy hoạch.
Sử dụng hợp lý, hài hòa các biện pháp bồi thường hỗ trợ khi
thu hồi đất như: Bồi thường bằng việc giao đất ở mới, giao nhà tái
định cư và bồi thường bằng tiền để người thu hồi có thể tự lo nơi ở
mới
Hạn chế thấp nhất việc bồi thường một lần bằng tiền khi thu
hồi đất của người đang sản xuất nông nghiệp.
Thực hiện nghiêm quy định về việc thực hiện dân chủ trong
công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi triển khai dự
án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum ban hành theo Quyết định
02/2015/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 để giải phóng mặt bằng nhanh
hơn, giảm việc khiếu nại, tố cáo cũng như tiêu cực, nhũng nhiễu
trong thu hồi, bồi thường.
3.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính về đất đai
Sử dụng một phần nguồn thu từ đất hàng năm để tạo qũy đất
và phát triển quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất để có kinh phí
tiếp tục phát triển quỹ đất mới để ổn định thị trường bất động sản.
Tăng cường công tác kiểm tra các trường hợp tự ý chuyển mục
đích đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp để xử phạt, thu tiền
sử dụng đất cũng như truy thu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp để


19
tạo sự công bằng giữa những người sử dụng đất.
Quản lý chặt chẽ quỹ đất công ích của các xã, phường để tránh
bị lấn chiếm, khai thác nguồn thu cho ngân sách.
3.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý thị trƣờng bất động sản
Xây dựng được hệ thống tổ chức Phát triển quỹ đất vững mạnh
để huy động tài chính đầu tư và phát triển các quỹ đất để đấu giá tạo
nguồn kinh phí để phát triển cũng như tái đầu tư, tạo nguồn cung đất

dồi dào cho thị trường, ổn định thị trường bất động sản khi cần thiết.
Công khai, minh bạch quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các
dự án đầu tư trên địa bàn thành phố để tạo điều kiện cho người dân
hiểu rõ các thông tin về dự án, đất đai. Công bố công khai các quy
hoạch đô thị tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500.
Tạo điều kiện thuận lợi và có chính sách thu hút các doanh
nghiệp kinh doanh bất động sản thực hiện các dự án đầu tư và mở
các sàn kinh doanh bất động sản để cung cấp thông tin về các dự án
bất động sản, thực hiện các các giao dịch bất động sản qua sàn giao
dịch.
Giao phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với phòng
Quản lý Đô thị thành phố tham mưu UBND thành phố các cơ chế,
chính sách cũng như quản lý thị trường bất động sản trên địa bàn
thành phố.
Tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các
nhà đầu tư, các cơ quan định giá cũng như sàn giao dịch bất động sản
để đảm bảo hoạt động đúng pháp luật. Thu hồi, hủy bỏ các dự án
chậm triển khai, không đúng tiến độ cũng như nhà đầu tư, doanh
nghiệp không đủ điều kiện, năng lực thực hiện dự án, rút giấy phép
hoạt động.


20
3.2.6. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra và giải
quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động QLNN về
đất đai trên địa bàn thành phố trong đó nòng cốt là cơ quan Thanh
tra, phòng Tài nguyên Môi trường thành phố và nâng cao vai trò của
Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các đoàn thể chính trị xã hội, Hội
đồng nhân dân, các cơ quan báo chí và nhân dân để kiểm tra việc

quản lý, sử dụng và chấp hành pháp luật đất đai của người dân, của
các cơ quan, tổ chức cũng như việc thực thi nhiệm vụ của đội ngũ
cán bộ, công chức và xử lý vi phạm nếu có.
Thực hiện tốt Luật khiếu nại, Luật tố cáo và Luật Tiếp công
dân, trong đó phải tiếp tục đề cao vai trò của các đoàn thể ở khu dân
cư trong việc hòa giải những khiếu nại, tranh chấp đất đai từ cơ sở,
không để phát sinh mâu thuẫn, tạo điểm nóng.
3.2.7. Xây dựng chƣơng trình kế hoạch, mục tiêu quản lý
nhà nƣớc về đất đai
Phải xây dựng chương trình, kế hoạch QLNN về đất đai giai
đoạn 5 năm và hàng năm để làm tốt công tác quản lý cũng như điều
chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế. Nội dung kế hoạch
phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể; các công cụ để thực hiện như nhân
lực, chính sách, tài chính, … và biện pháp theo dõi, đánh giá và giám
sát kết quả thực hiện.
3.2.8. Nhóm giải pháp khác
a. Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và xây dựng
cơ sở thông tin đất đai
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ
tầng, đô thị được đầu tư xây dựng do đó dẫn đến sự tranh chấp, khiếu
nại cũng như ô nhiễm môi trường, vi phạm sử dụng đất đai, hủy hoại


21
đất,… ngày càng nhiều, ý thức của người dân, cán bộ công chức
trong việc sử dụng đất hiệu quả, đúng pháp luật, bảo vệ và cải tạo đất
chưa được nâng cao. Do đó cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Chỉ đạo các cơ quan có liên quan kiểm tra, rà soát các văn
bản pháp luật về đất đai, các quy trình, thủ tục hành chính về đất đai
trên địa bàn thành phố để kịp thời điều chỉnh, bổ sung và thay thế các

quy định đã lỗi thời, hết hiệu lực pháp luật, không đúng với quy định
hiện hành bằng các quy định mới cụ thể hơn, đơn giản tạo thuận lợi
cho người dân, doanh nghiệp.
- Đa dạng các hình thức tuyên truyền như các cuộc thi tìm hiểu
pháp luật về đất đai, các vở diễn văn nghệ về các tình huống về pháp
luật đất đai; phát tờ rơi, tranh ảnh về việc thực hiện pháp luật đất đai,
qua các buổi tiếp dân, tuyên truyền pháp luật hàng quý của UBND
các xã, phường; thông qua hệ thống loa phát thanh của xã, phường;
qua Báo Kon Tum, Đài Phát thành truyền hình tỉnh, thành phố,… để
dần đưa pháp luật đất đai vào đời sống nhân dân.
- Công khai bộ thủ tục hành chính về đất đai, chính sách về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, các dự án đầu tư, quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tại tất cả các UBND xã, phường, các cơ quan QLĐĐ của
thành phố, tại Hội trường của các Tổ dân phố cũng như trên Website
của UBND thành phố để người dân có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu
về các quy trình, thủ tục hành chính về đất đai. In ấn và treo bản đồ
quy hoạch sử dụng đất tại các khu dân cư để người dân biết.
- Kiện toàn Ban Tiếp công dân thành phố, cán bộ Tiếp công
dân tại xã, phường để tiếp nhận, giải đáp thắc mắc của người dân,
doanh nghiệp.
- Tiếp tục xây dựng Tủ sách pháp luật ở cơ sở trong đó trang
bị các sách báo liên quan đến pháp luật đất đai, các thủ tục, chính


22
sách về đất đai tại các Nhà văn hóa Thôn, Tổ Dân phố để người dân
có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu.
b. Tăng cường quản lý cán bộ và kiện toàn bộ máy quản lý
nhà nước về đất đai
Tiếp tục kiện toàn các cơ quan QLĐĐ của thành phố, đổi mới

và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, cải cách thủ tục hành
chính và xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc
thực hiện nhiệm vụ QLNN về đất đai. Nâng cao trách nhiệm tự chủ
kinh phí để hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và
Trung tâm phát triển quỹ đất.
Tuyển chọn, bố trí sử dụng cán bộ địa chính các cấp, nhất là
cấp xã có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng. Loại
bỏ cán bộ, công chức không đủ tư cách đạo đức, nhũng nhiễu, cố ý
làm trái để vụ lợi trong thực hiện nhiệm vụ ra khỏi bộ máy.
Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ, công chức để nắm chắc các quy định mới, chính sách
mới để thực hiện đúng, hạn chế sai sót trong thực hiện. Chuẩn bị đầy
đủ cơ sở vật chất, con người để sử dụng, khai thác Hệ thống thông
tin đất đai và Sổ Địa chính điện tử trong thời gian tới.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển kinh tế, đô thị hóa, dân số ngày càng
tăng, tình trạng ô nhiễm môi trường, xói mòn, thoái hóa đất và việc
sử dụng đất quá mức ngày càng tăng làm cho công tác QLNN về đất
đai ngày càng có vai trò quan trọng.
Từ 2014 đến 2017, thành phố Kon Tum đã thực hiện tốt các
nội dung QLNN về đất đai, đảm bảo việc quản lý sử dụng đất có hiệu


23
quả, đơn giản hóa thủ tục hành chính và nâng cao tinh thần, thái độ
phục vụ nhân dân phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH. Tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc phục trong thời
gian tới để thực hiện tốt hơn.
Đề tài đã phân tích cơ sở lý luận cơ bản về vai trò, đặc điểm,

nguyên tắc QLNN về đất đai và các nội dung trong công tác QLNN
về đất đai, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được của công tác
QLNN về đất đai của chính quyền thành phố Kon Tum, nhận diện
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém làm
giảm hiệu lực và hiệu quả sử dụng đất. Trên cơ sở định hướng sử
dụng đất, tiềm năng đất đai và dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm
2020 của thành phố để đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN về
đất đai của chính quyền thành phố Kon Tum trong thời gian tới.
2. KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu tình hình QLNN về đất đai của chính quyền
thành phố Kon Tum, kiến nghị với cấp có thẩm quyền một số nội
dung sau:
- UBND tỉnh và Sở Tài nguyên Môi trường ưu tiên bố trí
nguồn kinh phí để hỗ trợ, đầu tư trang bị máy móc, phương tiện kỹ
thuật và kinh phí phục vụ cho công tác chuyên môn như: Công tác
lập hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSD đất, công tác quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương thực hiện phương án bảo
vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác và xử lý nghiêm các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc khai thác khoáng sản sai phép,
trái phép.
- UBND thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, phường và các
phòng ban chuyên môn tổ chức giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo,


×