Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm về nhận biết và tách chất vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.78 KB, 23 trang )

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
VỀ NHẬN BIẾT VÀ TÁCH CHẤT VÔ CƠ
2.1. Bài tập nhận biết các chất
2.1.1. Nguyên tắc và yêu cầu khi giải bài tập nhận biết
Nhận biết là quá trình dùng các phương pháp để tìm ra các chất, hh bị mất nhãn hoặc bị hỗn tạp
trong hh (hay không rõ nguồn gốc ).
- Để nhận biết các chất hóa học cần nắm vững tính chất lý hóa cơ bản của chất đó, chẳng hạn:
Trạng thái tồn tại, màu sắc, mùi vị, độ tan, độ nóng chảy, độ sôi, các phản ứng hóa học đặc trưng
có kèm theo dấu hiệu tạo kết tủa, hòa tan, sủi bọt khí, thay đổi màu sắc , … kể cả những chất do
chúng tạo nên trong quá trình nhận biết.
- Để làm được các bài toán về nhận biết một cách thành thạo phải dựa vào các phản ứng hoá học
đặc trưng để nhận biết nghĩa là phản ứng mà dùng để nhận biết phải là những phản ứng gây ra các hiện
tượng bên ngoài mà giác quan ta có thể cảm nhận và cảm thụ được.
Cụ thể là dùng mắt để nhận biết hiện tượng hoà tan, kết tủa, mất màu, tạo màu hay đổi màu.
Dùng mũi để nhận biết các mùi vị đặc trưng như NH3 có mùi khai, SO2, sốc, H2S mùi trứng thối.
Thường chỉ dùng các phản ứng đặc trưng để nhận biết. Trừ trường hợp đặc biệt, thông thường muốn
nhận biết n hóa chất cần phải tiến hành (n-1) thí nghiệm.
2.1.2. Các phương pháp nhận biết
Có nhiều phương pháp để nhận biết hóa chất, trong đó nhận biết bằng phương pháp vật lý và hóa
học là thông dụng nhất.
2.1.2.1. Nhận biết bằng phương pháp vật lý
Nhận biết bằng phương pháp vật lý là phương pháp nhận biết các chất thông qua các tính chất vật
lý như: trạng thái tồn tại, nhiệt độ sôi, độ tan, màu sắc, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, từ tính... Các đặc
tính của từng chất như: khí CO2 không cháy, sắt bị nam châm hút, khí NH3 có mùi khai, khí H2 S có
mùi trứng thối, khí Cl 2 có màu vàng lục…
Ví dụ 1 : Để phân biệt các lọ đựng các chất sau bị mất nhãn: cát, Fe, đường glucozơ, ta có thể dựa
vào tính chất vật lý:
A. Độ tan
B. Tính dẫn điện
C. Từ tính
D. Cả A và C


Ví dụ 2: Để nhận biết lọ bị mất nhãn: F2 , Cl2, Br2, I2, S. Ta có thể dựa vào tính chất vật lí nào?
A. Tính tan
B. Mùi đặc trưng
C. Màu sắc
D. Trạng thái và màu sắc
Ví dụ 3: Để phân biệt các chất khí: Cl2, H2 S, H2 đựng trong các bình mất nhãn bằng thủy tinh. Ta
dùng phương pháp:
A. Dựa vào màu sắc
B. Dựa vào màu sắc và mùi đặc trưng
C. Dựa vào độ tan
D. Dựa vào mùi đặc trưng
Ví dụ 4: Dựa vào tính chất vật lý nào có thể phân biệt các bình chứa các chất bột trắng bị mất
nhãn gồm: muối ăn, đường cát và tinh bột?
A. Độ tan
B. Màu sắc
C. Mùi vị
D. Cả A và C
Ví dụ 5: Dựa vào tính chất vật lý nào có thể phân biệt các bình chứa 3 chất bột kim loại đều có
màu trắng bạc bị mất nhãn gồm: Fe, Al và Ag?
A. Độ tan
B. Từ tính
C. Khối lượng
D. Cả B và C
2.1.2.2. Nhận biết bằng phương pháp hóa học
Nhận biết bằng phương pháp hóa học là phương pháp nhận biết các chất bằng phản ứng hóa học
hay bằng dấu hiệu hóa học. Dạng bài tập này dựa vào dấu hiệu đặc trưng khi các chất phản ứng hóa
học với nhau (phản ứng tạo ra sản phẩm có dấu hiệu rõ ràng như thay đổi màu sắc, tạo kết tủa hoặc có
chất khí thoát ra ). Gọi là phương pháp xác định định tính. Bao gồm các dạng:
- Dùng các phản ứng đặc trưng hay thuốc thử để nhận biết từng chất hay từng nhóm chất
chung 1 phản ứng đặc trưng.



- Trong các chất đã cho có chung 1 phản ứng đặc trưng, ta có thể dùng thêm các phản ứng
khác (nếu đề cho phép ).
- Nếu các chất đã cho đều có dấu hiệu chưa thể nhận biết rõ, thì ta nên chuyển hóa chúng
thành 1 chất trung gian, rồi lại dùng thuốc thử nhận biết chúng  chất tương ứng ban đầu.
* Chú ý:
- Khi nhận biết các muối nên chú ý đến các phản ứng thủy phân trong nước.
Ví dụ : Muối Na2CO3 là muối trung hòa nhưng lại có tính bazơ. Vì sao?
Đó là vì Na2CO3 bị thủy phân trong nước tạo môi trường bazơ:
Na2 CO3  2H 2 O  2 NaOH  CO2   H 2 O

- Chú ý chọn thuốc thử, và trong quá trình nhận biết nên chú ý các phản ứng phụ.
- Không lãng phí, gây ô nhiễm môi trường.
a. Sơ đồ nhận biết
B
A
B


C
 D

Thuốc thử 1

B

C
D



Thuốc thử 2

B
 ………
C

A

b) Lựa chọn thuốc thử
Cần nắm rõ tính chất của chất cần nhận biết và chọn thuốc thử phải phù hợp. Nên chọn thuốc thử
khi cho phản ứng có dấu hiệu đặc trưng mà các chất khác không có.
Ví dụ: Có các chất cần nhận biết như: Na2CO3, NaCl
- Nếu muốn nhận biết Na2CO3 thì nên dùng H+
- Nếu muốn nhận biết NaCl nên dùng Ag+ …
 Nhận biết được dùng thuốc thử không hạn chế
Dạng này có thể dùng nhiều thuốc thử khác nhau để nhận biết, miễn sao hợp lí. Tuy nhiên, dạng
đề này ít phổ biến trong các đề thi và thí nghiệm. Do độ khó và tính khả thi của chúng vì phải chọn
nhiều thuốc thử, quá trình dài và phức tạp.
Ví dụ 1: Để nhận biết 5 chất bột màu trắng bị mất nhãn sau : CuSO4, Na2CO3, CaCO3 và BaSO3,
các hóa chất được dùng là:
A. HCl và NaOH
B. H2O, HCl và dd Br2
C. BaCl2 và HCl
D. NaOH và BaCl2
Ví dụ 2: Để nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dd: NaCl, Na2SO4, NaNO3 ta dùng hóa chất nào?
A. Dd BaCl2
B. Dd AgNO3
C. Dd Ba(OH)2
D. Dd BaCl2 và dd AgNO3

 Nhận biết với thuốc thử hạn chế
Dạng này chỉ được dùng những thuốc thử mà đề cho hay đề yêu cầu. Trường hợp này ta lựa chọn
một hóa chất thích hợp có khả năng gây phản ứng cho dấu hiệu đặc trưng cho tất cả các chất cần nhận
biết (hoặc 1 hay 2 chất ) và từ những chất đó có thể nhận biết các chất còn lại. Để giải dạng toán này ta
có một số điểm lưu ý sau:
- Có thể dùng chất đã nhận biết trở lại làm thuốc thử.
- Trong dd các muối nhận biết có các ion Al 3+, Zn2+, Cr3+, Sn2+, Pb2+, Cu2+, Mg2+, Fe2+, Fe 3+,
+
NH4 , … ta dùng kiềm.
- Trong các dd nhận biết vừa có môi trường axit vừa có môi trường bazơ, ta dùng quỳ tím.
- Các dd nhận biết có dd muối HCO3-, HSO3- ta đun nóng nhẹ dd để nhận biết thông qua hiện
tượng có khí bay ra:
2HCO3  H 2 O  CO32  CO2 

Ví dụ 1: Chỉ được dùng quỳ tím có thể nhận biết được mấy chất trong các chất bị mất nhãn sau :
Na2SO4, HCl, Ba(OH)2 , Na2CO3


A. 1 chất
B. 2 chất
C. 3 chất
D. 4 chất
Ví dụ 2: Chỉ dùng 1 kim loại nào có thể nhận biết các chất sau : Ba(OH) 2, K2SO4, FeCl2, AlCl3
A. Fe
B. Al
C. Ba
D. Na
 Nhận biết không được dùng thêm thuốc thử
Dạng này không được dùng bất cứ một thuốc thử nào, có dùng là sai.
Để giải dạng toán này ta lưu ý một số điểm sau:

- Trong các dd muốn nhận biết có muối HCO3 -, HSO3 - ta đun nóng các mẫu dd muối này, thông
qua hiện tượng khí bay ra hay kết tủa để nhận biết, rồi dùng nó trở lại làm thuốc thử.
o

t
2 NaHCO3 
Na2 CO3  CO2   H 2 O
o

t
Ca( HCO3 ) 2 
CaCO3  CO2   H 2 O

- Nguyên tắc chung để giải dạng toán này là cho các chất tác dụng lẫn nhau từng đôi một rồi lập
bảng quan sát hiện tượng để kết luận (Quy tắc này gọi là quy tắc bóng đá vòng tròn ).
Ví dụ 1: Không dùng thêm hóa chất nào khác có thể nhận biết được những dd nào trong các dd
phân biệt sau: NaOH, H2SO4, NH4 Cl, Al2(SO4 )3, CuSO4, AgNO3 , BaCl2 ?
A. NaOH, H2SO4, NH4Cl, Al2(SO4 )3
B. NH4Cl, Al2(SO4 )3, CuSO4, AgNO3
C. Al2(SO4)3 , CuSO4, AgNO3, BaCl2
D. Tất cả dd trên.
Ví dụ 2: Không dùng thêm hóa chất nào khác có thể nhận biết được mấy dd trong các dd sau:
H2SO4, BaCl2, Na2CO3 , HCl?
A. 1 dd
B. 2 dd
C. 3 dd
D. 4 dd
c) Nhận biết các chất trong hh đã biết thành phần
 Chất phân tích là chất lỏng hoặc dd
Trường hợp đơn giản có thể dùng các phản ứng đặc trưng để nhận ra từng ion có trong dd; nếu

phản ứng không bị cản trở bởi các chất khác trong dd.
Ví dụ 1: Để xác nhận sự có mặt của các ion có trong dd X: BaCl2 , Al(NO3)3, CuCl2, các hóa chất
cần có là:
A. NH3 dư, H2SO4, AgNO3, Cu
B. NH3 dư, HCl, Cu
C. NaOH, HCl, NH3 dư
D. A, B, C đều sai.
* Chú ý: Trong trường hợp không thể dùng phản ứng đặc trưng phát hiện ra các ion có mặt trong
hh do các yếu tố khác cản trở; thì phải dùng thuốc thử nhóm để phân chia các ion thành nhóm; dùng
phản ứng đặc trưng để nhận biết.
Ví dụ 2: Để nhận biết các ion có trong dd Y : Pb2+, Ba2+, Al3+, Zn2+, Cd2+, Ag+, hóa chất được
dùng là:
A. HCl, NaOH, H2SO4
B. H2 SO4 , NaOH, NH3
C. HCl, NaOH, H2SO4, NH3
D. A, B, C đều sai
 Chất phân tích là chất rắn
Nguyên tắc: Tương tự như trong dd, tức là dùng các phản ứng đặc trưng để nhận ra từng chất rắn
có trong hh
Ví dụ: Để xác nhận sự có mặt của các oxit : MgO, Fe2O3, Al2O3, ta dùng hóa chất nào?
A. HCl, NaOH, NH3
B. Chỉ dd NaOH
C. NaOH, NH3
D. HCl, NaOH
d) Nhận biết dựa trên kết quả định lượng
Trong một số trường hợp khó phát hiện sự có mặt của các ion trong dd do chúng có phản ứng
giống nhau với các thuốc thử đặc trưng, hoặc khó tìm thấy thuốc thử thích hợp. Tuy vậy về mặt định
lượng chúng có phản ứng với những mức độ khác nhau đối với 1 lượng thuốc thử nhất định, do đó có
thể nhận biết chúng bằng cách định lượng thuốc thử phản ứng.



Ví dụ: Có 3 lọ bị mất nhãn: dd A: H2SO4 0,1M, dd B: NaHSO4 0,1M, dd C: H2SO4 0,1M và
HNO3 0,1M.
Chỉ được phép dùng dd NaOH 0,1M và chỉ thị phenolphtalein, có thể phân biệt được dd nào?
A. Dd A
B. Dd B
C. Dd C
D. Cả ba dd
e) Nhận biết các chất dựa vào các hiện tượng, giả thiết đã cho
Trong thực nghiệm để phân tích các chất chưa biết người ta phải tiến hành thí nghiệm thử các
tính chất của chất cần nhận biết.
Các bài tập nhận biết các chất chưa rõ nguồn gốc thường được cho trước dưới dạng sơ đồ phân
tích các thao tác thí nghiệm nêu trên kèm theo đó là hiện tượng hóa học xảy ra. Trên cơ sơ đó mà dùng
suy luận lôgic để nhận biết các chất.
Ví dụ: Một chất X là muối nguyên chất có màu xanh lục nhạt, tan trong nước và có phản ứng axit
yếu. Cho dd X phản ứng với NH3 dư thì mới đầu thu được kết tủa sau đó kết tủa tan và cho dd màu
xanh da trời.
Cho H2S lội qua dd X đã được axit hóa bằng HCl thấy có kết tủa đen. Cho BaCl2 vào dd X thu
được kết tủa trắng, không tan trong axit. Cho biết X?
A. CuSO4
B. CuSO4.5H2O
B. NiSO4
D. CuCl2
2.1.2.3. Phương pháp làm bài tập nhận biết
Để trình bày một bài giải bài tập nhận biết ta có thể sử dụng một trong hai cách sau:
Cách 1: Dùng phương pháp mô tả
Cách này gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Trích mẫu thử từ hóa chất cần nhận biết (có thể đánh số các ống nghiệm để tiện theo
dõi).
Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ theo yêu cầu của đề bài: Thuốc thử tuỳ chọn, hay hạn chế, hay

không dùng thuốc thử bên ngoài,...).
Bước 3: Cho thuốc thử vào mẫu, trình bày hiện tượng quan sát được (mô tả hiện tượng xảy ra )
và rút ra kết luận đã nhận biết được hoá chất nào.
Bước 4: Viết phương trình phản ứng minh hoạ khi nhận biết.
Cách 2: Dùng phương pháp lập bảng
Cũng qua các bước như cách (1). Riêng bước thứ 2 và bước thứ 3 thay vì mô tả có thể gộp lại
thành bảng trình tự nhận biết như sau:
Hóa chất cần
Thuốc thử
nhận biết

A

B

C



X



Y
///
///



///


Kết luận đã nhận ra
(A)
(B)
(C)

Lưu ý: Kí hiệu (-) quy ước: không có dấu hiệu gì xảy ra (mặc dù có thể có phản ứng ), (/// ): chất
đã nhận biết được.
Sau cùng phải viết phương trình phản ứng xảy ra khi nhận biết.
Cần lưu ý sự khác nhau giữa nhận biết và phân biệt. Để phân biệt các chất A, B, C, D chỉ cần
nhận biết các chất A, B, C, chất còn lại đương nhiên là Z. Trái lại, để nhận biết các chất A, B, C, D
phải xác định đủ tất cả các chất này, không được bỏ qua chất nào.
2.1.2.4. Các dạng bài tập nhận biết
Đối với những bài tập nhận biết ta có thể gặp một trong các dạng sau:
1) Nhận biết các hóa chất (rắn, lỏng, khí ) riêng biệt
2) Nhận biết các chất trong cùng 1 hh
3) Xác định sự có mặt của các chất (hoặc các ion ) trong cùng 1 dd.
Tùy theo yêu cầu của bài tập mà trong mỗi dạng lại có thể gặp 1 trong các trường hợp sau:


- Nhận biết với thuốc thử tự do (tùy chọn )
- Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có giới hạn )
- Nhận biết không được dùng thuốc thử bên ngoài.
Dạng 1: Nhận biết các hóa chất (rắn, lỏng, khí ) riêng biệt
Nguyên tắc: Nhận biết các hóa chất riêng biệt có nghĩa là mỗi mẫu thử chỉ có một chất. Dựa vào
các phản ứng đặc trưng để nhận biết các chất. Tuy nhiên, cần lưu ý các chất có phản ứng và hiện tượng
xảy ra tương tự.
1. Nhận biết các chất rắn riêng biệt
Bài tập 1: Có 5 kim loại riêng rẽ sau: Ba, Mg, Fe, Ag, Al. Chỉ dùng dd H2SO4 loãng có thể nhận
được:

A. 1 kim loại.
B. 2 kim loại.
C. 3 kim loại.
D. 5 kim loại.
Bài tập 2: Để phân biệt 4 chất rắn mất nhãn: Na2SO4, Na2CO3, BaCO3 , và BaSO4 có thể dùng
những thuốc thử nào sau đây :
A. Nước, giấy quỳ tím.
B. Dd NaOH, NaNO3 .
C. Nước và dd NaOH.
D. Nước, dd HCl.
Bài tập 3: Cho 4 chất rắn riêng rẽ: Na2O, Al2O3, Fe2 O3, Al. Chỉ dùng nước có thể nhận được
A. 0 chất.
B. 1 chất.
C. 2 chất.
D. 4 chất.
Bài tập 4: Có 4 chất rắn đựng trong các lọ mất nhãn Na2O, Al2O3 , Fe 2O3. Hóa chất được dùng để
nhận biết các lọ trên là:
A. H2O
B. Dd HNO3
C. Dd H2 SO4
D. Dd HCl
Bài tập 5: Chỉ dùng 1 dd thích hợp, có thể phân biệt 3 kim loại riêng biệt: Na, Ba, Cu. Dd đó là:
A. HNO3
B. NaOH
C. H2SO4
D. HCl
Bài tập 6: Có 4 chất rắn NaOH, Al, Mg, Al 2 O3. Hóa chất được dùng để nhận biết 4 chất rắn đó là:
A. Khí HCl
B. HNO 3 đặc, nguội
C. NaOH nguyên chất

D. H2O
Bài tâp 7: Có 4 chất rắn đựng trong 4 bình riêng biệt mất nhãn gồm Mg, Al 2 O3, Al, Na. Để phân
biệt 4 chất rắn trên, thuốc thử nên dùng là:
A. Dd HCl dư
B. Dd HNO3 dư
C. Dd NaOH dư
D. H2O
2. Nhận biết các chất lỏng, dd riêng biệt
Bài tập 1: Các dd loãng sau: Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH. Chỉ dung quỳ tím có
thể nhận được
A. 2 dd.
B. 3 dd.
C. 4 dd.
D. 6 dd.
Bài tập 2: Hóa chất có thể dùng để nhận biết 3 dd mất nhãn chứa H2SO4, BaCl2 và NaCl là:
A. Bột kẽm
B. Giấy quỳ tím
C. Dd Na2CO3
D. Tất cả đều đúng
Bài tập 3: Có các lọ mất nhãn chứa các dd AgNO3 , CaCl2, Na2CO3, HCl. Không dùng thêm thuốc
thử nào khác có thể nhận biết được mấy chất?
A. 1 chất
B. 4 chất
C. 3 chất
D. 2 chất
Bài tập 4: Có 5 dd đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl 3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3 , NaCl. Nếu chỉ
được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dd:
A. BaCl2
B. NH3
C. NaOH

D. HCl
Bài tập 5: Có 4 ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dd HCl, HNO3,
KCl, KNO3 . Dùng 2 hóa chất nào trong các cặp hóa chất sau đây để có thể phân biệt được các dd trên?
A. Giấy tẩm quỳ màu tím và dd Ba(OH)2
B. Dd AgNO3 và dd phenolphtalein
C. Dd Ba(OH)2 và dd AgNO3
D. Giấy tẩm quỳ màu tím và dd AgNO3
Bài tập 6: Để phân biệt 2 dd KCl và NaCl người ta sử dụng phương pháp:


A. Quỳ tím
B. So màu với ngọn lửa
C. Dd AgNO3
D. Dd phenolphtalein
Bài tập 7: Có các lọ hóa chất mất nhãn, trong mỗi lọ đựng 1 trong các dd sau: FeCl2 , (NH4)2SO4,
FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dd NaOH lần lượt thêm vào từng dd có thể
nhận biết tối đa được:
A. 2 dd
B. 3 dd
C. 4 dd
D. 5 dd
Bài tập 8: Có các ống nghiệm chứa các dd: FeCl2, FeCl3, CuCl2, AlCl3. Chỉ dùng dd NH3 có thể
nhận biết được những ống nghiệm nào trong số những ống nghiệm trên?
A. Nhận biết được tất cả các dd đó
B. FeCl3, CuCl2, AlCl3
C. CuCl2, AlCl3
D. FeCl2, FeCl3, CuCl2
Bài tập 9: Để phân biệt các dd riêng biệt chứa trong các lọ mất nhãn gồm NH4NO3, (NH4)2 CO3,
AlCl3, MgCl2 và NaNO3 bằng một thuốc thử (không dùng hóa chất đã nhận biết ), có thể dùng:
A. Dd NaOH

B. Dd Ba(OH)2
C. Dd HNO3
D. Quỳ tím
Bài tập 10: Có 4 dd mất nhãn: Na2 CO3 , NaNO3, Na2SiO3 và Na2S. Nếu chỉ dùng 1 thuốc thử để
phân biết 4 chất trên ta có thể dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử dưới đây?
A. Giấy quỳ tím
B. Dd HCl
C. Dd CaCl2
D. Dd NH3
Bài tập 11: Có 4 dd chứa trong 4 bình riêng biệt mất nhãn: NaOH, HCl, H 2SO4 và Na2CO3. Hóa
chất nào sau đây có thể phân biệt được 4 dd trên?
A. Quỳ tím
B. Dd NaOH
C. Dd BaCl2
D. Dd MgCl2
Bài tập 12: Có 5 dd hóa chất không nhãn, mỗi dd nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối
sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2 S và K2 SO4 . Chỉ dùng một dd thuốc thử là dd H2SO4 loãng nhỏ trực
tiếp vào mỗi dd, thì có thể phân biệt tối đa:
A. 1 dd
B. 2 dd
C. 3 dd
D. 4 dd
3. Nhận biết các chất khí riêng biệt
Nguyên tắc: Để nhận biết một chất khí người ta có thể dựa vào tính chất vật lý hoặc tính chất hóa
học đặc trưng của nó. Thí dụ, có thể dựa vào mùi trứng thối đặc biệt của H 2S để nhận ra khí này hoặc
nhận ra khí NH3 bằng mùi khai đặc trưng của nó.
Bài tập 1: Có 5 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: N2, NH3, Cl2 , CO2, O2. Để xác định lọ đựng
khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là
A. Quỳ tím ẩm
B. Dd HCl

C. Dd Ca(OH)2
D. Dd BaCl2
Bài tập 2: Để phân biệt 2 bình mất nhãn chứa hai khí O2 và O3 thì phương pháp tốt nhất là:
A. Dùng que đóm sắp tắt
B. Dùng dd KI và hồ tinh bột
C. Dùng miếng đồng nung nóng
D. Ngửi mùi
Bài tập 3: Để phân biệt hai bình mất nhãn riêng biệt chứa hai khí SO 2 và CO2 thì phương pháp tốt
nhất là:
A. Dùng dd xút
B. Dùng dd nước Brom
C. Dùng dd H2SO4 đậm đặc
D. Dùng dd nước vôi trong
Bài tập 4: Có 3 khí không màu đựng trong ba bình kín là CO2, SO2, HCl. Để nhận biết ba khí trên
ta có thể dùng các thuốc thử là:
A. Nước Br2
B. Dd Ca(OH)2


B. Dd AgNO3
D. Nước Br2 và Ca(OH)2
Bài tập 5: Chỉ có giấy quỳ ẩm, lửa và giấy tẩm dd muối X người ta có thể phân biệt 4 lọ chứa khí
riêng biệt O2, N2, H2S và Cl2 do có hiện tượng: khí (1) làm tàn lửa cháy bùng lên; khí (2) làm mất màu
của giấy; khí (3) làm giấy có tẩm dd muối X hóa đen. Kết luận sai là:
A. Khí (1) là O2; X là muối CuSO4
B. X là muối CuSO4; khí (3) là Cl 2
C. Khí (1) là O2; khí còn lại là N2
D. X là muối Pb(NO3 )2; khí (2) là Cl 2
Bài tập 6: Có 6 bình đựng các khí N2, H2, CO2, CO, Cl2, O2. Để nhận biết các khí trong bình ta
chọn bộ hóa chất nào?

A. Dd KI (hồ tinh bột ), dd Ca(OH)2 , CuO, dd Br2
B. Dd Ca(OH)2, quỳ tím, que đóm
C. Dd KI (hồ tinh bột ), dd Ca(OH)2, bột Cu, CuO
D. Bột Cu, quỳ tím, dd Br2
Dạng 2: Nhận biết các chất trong cùng một hh
Nguyên tắc: Nhận biết hh có nghĩa là mỗi mẫu thử có từ hai chất trở lên hoặc nhận biết sự có mặt
của từng chất trong cùng một hh. Khi nhận biết được chất nào thường loại nó ra khỏi hh và nhận biết
đến cùng.
Nhận biết hh cần lưu ý các chất khác có cùng phản ứng đặc trưng hoặc có phản ứng khác gây
“nhiễu ” phản ứng đặc trưng của chất ta cần nhận biết. Nếu cần, phải tách chúng ra trước.
Bài tập 1: Có 3 mẫu hợp kim: Cu – Ag (1), Cu – Al (2), Cu – Zn (3). Để nhận biết 3 mẫu hợp kim
đó. Hóa chất được dùng là:
A. Dd HCl, dd NaOH dư
B. Dd NaOH, dd NH3 dư
C. Dd H2SO4 loãng, dd NH3 dư
D. Dd NaOH, dd HCl dư.
Bài tập 2: Có 3 mẫu hợp kim: Mg – Ag (1), Mg – K (2), Mg – Al (3). Chỉ dùng 1 hóa chất để
nhận biết 3 mẫu hợp kim đó. Hóa chất được dùng là:
A. Dd NaOH
B. Dd H2 SO4 loãng
C. Nước cất
D. Không thể nhận biết được.
Bài tập 3: Cho hh hai khí CO2 và SO2. Để nhận biết sự có mặt từng khí trong hh đó, ta dùng hóa
chất:
A. Dd Br2
B. Dd Ca(OH)2
C. Dd Br2 và dd Ca(OH)2
D. Quỳ tím
Bài tập 4: Cho hh các khí SO3, SO2, CO2. Để nhận biết các khí có trong hh ta dùng hóa chất:
A. Dd Br2

B. Dd Br2 và dd Ca(OH)2
C. Dd H2SO4 loãng
D. Dd Ba(OH)2
Bài tập 5: Để nhận biết hh các chất sau: (Fe + Fe 2O3 ), (Fe + FeO ), (FeO+ Fe 2O3 ), các hóa chất
cần thiết là:
A. NaOH, HCl, CuSO4
B. NaOH, H2SO4
C. NaOH, CuSO4
D. H2SO4, CuSO4
Dạng 3: Nhận biết sự có mặt của các chất (hoặc các ion) trong cùng một dd
Nguyên tắc:
- Nhận biết sự có mặt của các chất hoặc ion trong dd hoặc hh tương đương với việc chứng
minh sự có mặt của các chất hoặc ion trong dd hoặc hh đó, nghĩa là ta phải nhận biết tất cả các
chất và ion đó.
- Để giải bài tập này, ta cũng phải sử dụng các phản ứng đặc trưng để nhận ra từng chất.
Tuy nhiên, nếu có nhiều chất có cùng hiện tượng hoặc sự có mặt của chất này làm ảnh hưởng
đến hiện tượng quan sát được của chất kia thì trước hết ta phải tách chất đó ra khỏi dd, hh trước
hoặc điều chỉnh pH của dd cho thích hợp để chỉ xảy ra một phản ứng.


- Việc nhận biết các ion là cơ sở cho việc nhận biết tất cả các loại hóa chất trong chương
trình hóa học phổ thông. Chỉ cần quan sát xem chất cần nhận biết có chứa những ion nào. Nhận
biết được ion (âm hoặc dương ) là sẽ nhận được hóa chất chứa ion đó.
- Thông thường, muốn nhận biết một cation M n+ trong dd ta phải dùng thuốc thử là một
anion đối kháng An- nhưng khi đưa anion An- vào dd phải kèm theo một cation M’n+ nào đó thì
M’n+ phải là cation lạ không có trong dd. Tương tự như vậy, muốn nhận biết một anion Antrong dd ta phải đưa vào một cation đối kháng Mn+ nhưng khi đưa cation Mn+ vào dd phải có
kèm theo anion A’n- thì A’n- phải là anion lạ không có trong dd.
Bài tập 1: Dd X chứa HCO3-, CO32-, NH4+. Để chứng minh sự có mặt của các ion trong dd X, thứ
tự thuốc thử dùng là:
A. Chỉ cần dùng dd Ba(OH)2

B. Dd BaCl2 dư, sau đó dùng dd Ba(OH)2
C. Chỉ cần dùng dd BaCl2
D. Dùng dd HCl, sau đó dùng dd Ba(OH)2
Bài tập 2: Dd hh Y gồm Na2 CO3 và NaCl. Thuốc thử để nhận biết sự có mặt của các anion trong
dd Y lần lượt là:
A. Dd Ca(OH)2, dd HCl
B. Dd HCl, dd AgNO3
C. Dd HNO3, dd AgNO3
D. Dd BaCl2, dd AgNO3
Bài tập 3: Dd X có các ion Na+, Cl-, Br-, I-. Phương pháp nhận biết sự có mặt anion Cl - là:
A. Cho dd AgNO3 /HNO3 vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng
B. Cho dd AgNO3 dư vào, lọc lấy kết tủa, cho tiếp NH3 loãng, gạn lấy dd, axit hóa bằng HNO3,
thấy xuất hiện kết tủa.
C. Sục khí F2 vào, tạo dd màu vàng
D. Cho MnO2 vào, thấy có khí màu vàng lục.
Bài tập 4: Phương pháp nhận biết sự có mặt cation Ba2+ trong dd có đồng thời Ba2+, Ca2+ là:
A. Dùng dd Na2SO4, xuất hiện kết tủa trắng
B. Dùng dd Na2CO3, xuất hiện kết tủa trắng
C. Dùng dd hh K2 Cr2 O7 và CH3COOH, xuất hiện kết tủa vàng
D. Dùng dd hh (NH4)2C2O4 và CH3COOH, xuất hiện kết tủa vàng.
Bài tập 5: Ion C2 O42- dùng để nhận biết được ion nào trong số những ion sau: Ca2+, Fe2+, NH4 +,
+
Na trong dd:
A. Ca2+, Na+
B. Ca2+
C. Na+, Fe2+
D. Tất cả các ion trên
Bài tập 6: Có dd chứa các anion: SO32- và SO42-. Để nhận biết sự có mặt từng ion ta dùng hóa
chất:
A. Dd Ba(OH)2 và dd H2 SO4

B. Dd BaCl2 và dd HCl
C. Dd Ca(OH)2 và dd HCl
D. Dd NaOH và dd HCl
Bài tập 7: Một dd chứa đồng thời các cation: Ba2+, NH4+, Cr3+. Để nhận biết sự có mặt từng
cation trong dd ta dùng hóa chất:
A. Dd NaOH và dd H2SO4
B. Dd NaOH
C. Dd H2SO4
D. Quỳ tím và dd HCl
Bài tập 8: Có các ống nghiệm dự kiến sau đây:
1. Fe 2+, Fe 3+, H+, NO32. Fe 2+, Cu2+, Ag+, NO32+
+
3+
3. Cu , Ag , Fe , SCN
4. Cu2+, Fe 3+, Ag+, NO3Ống nghiệm nào không thể tồn tại đồng thời các ion đó?
A. 1, 2, 3
B. 1, 3, 4
C. 2, 4
D. 1, 2, 3, 4


2.1.3. Hệ thống bài tập áp dụng
Bài 1: Để phân biệt khí SO2 và khí SO3, thuốc thử không dùng là:
A. Dd Ca(OH)2
B. Dd nước Br2
C. Dd KMnO4
D. Dd K2Cr2O7
Bài 2: Có 4 lọ mất nhãn X, Y, Z, T, mỗi lọ chứa một trong các dd sau đây: AgNO3, ZnCl2, HI,
Na2CO3 . Biết rằng Y chỉ tạo khí với Z nhưng không phản ứng với T. Dd có trong các lọ X, Y, Z, T lần
lượt là:

A. ZnCl2, HI, Na2 CO3 , AgNO3
B. AgNO3, Na2CO3, HI, ZnCl2
C. AgNO3 , HI, Na2CO3, ZnCl2
D. ZnCl2, Na2CO3, HI, AgNO3
Bài 3: Để phân biệt oxi và ozon người ta không dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Que đóm có than hồng
B. Dd KI và hồ tinh bột
C. Dd KI và phenolphtalein D. Kim loại Ag
Bài 4: Chỉ dùng một dd hóa chất thích hợp, có thể phân biệt 3 kim loại riêng biệt: Na, Ba, Cu. Dd
đó là:
A. HNO3
B. NaOH
C. H2SO4
D. HCl
Bài 5: Có 3 bình chứa các khí SO2, O2 và CO2. Phương pháp thực nghiệm để nhận biết các khí
trên là:
A. Cho từng khí lội qua dd Ca(OH)2 dư, dùng đầu que đóm còn tàn đỏ.
B. Cho từng khí lội qua dd H2S, sau đó lội qua dd Ca(OH)2
C. Cho cánh hoa hồng vào các khí, sau đó lội qua dd NaOH
D. Cho từng khí đi qua dd Ca(OH)2, sau đó lội qua dd Br2
Bài 6: Để nhận biết các dd riêng biệt: dd NaCl, nước Gia-ven. Dd KI ta có thể dùng một thuốc
thử, đó là:
A. Dd HCl
B. Dd AgNO3
C. Dd KMnO4
D. Dd NaOH
Bài 7: Để phân biệt các dd riêng biệt: CrCl 2, CuCl2, NH4Cl, CrCl3 và (NH4)2SO4 ta chỉ cần dùng
một dd thuốc thử là:
A. Dd NaOH
B. Dd Ba(OH)2

C. Dd BaCl2
D. Dd AgNO3
Bài 8: Có 5 lọ đựng 5 chất bột trắng riêng biệt sau: NaCl, Na 2CO3 , Na2SO4, BaCO3, BaSO4 có thể
dunhf nhóm hóa chất nào sau đây để phân biệt được từng lọ?
A. H2O và CO2
B. H2O và NaOH
C. AgNO3 và H2O
D. H2O và quỳ tím
Bài 9: Có 4 ống nghiệm mất nhãn đựng riêng biệt các dd không màu gồm NH4HCO3, NaAlO2,
C6H5ONa, C2H5OH. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt 4 dd trên?
A. Dd NaOH
B. Dd HCl
C. Khí CO2
D. Dd BaCl2
Bài 10: Để phân biệt 6 dd NaNO3, Fe(NO3 )2, Al(NO3)3, Mg(NO3 )2, NH4 NO3 , (NH4)2SO4 chỉ cần
dùng thuốc thử sau:
A. Dd H2 SO4
B. Dd NaOH
C. Dd NH3
D. Dd Ba(OH)2
Bài 11: Để nhận biết các chất rắn riêng biệt gồm: Mg, Al, Al 2O3 ta dùng:
A. Dd NaOH
B. Dd HCl
C. H2 O
D. Dd NH3
Bài 12: Để phân biệt O2 và O3, người ta dùng thuốc thử nào?
A. Dd CuSO4
B. Dd H2SO4
C. Dd KI và hồ tinh bột
D. Nước

Bài 13: Để phân biệt 2 bình khí HCl và Cl 2 riêng biệt, có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây?
A. Giấy tẩm dd phenolphtalein
B. Giấy tẩm hồ tinh bột và dd KI
C. Giấy tẩm dd NaOH
D. Giấy tẩm dd CuSO4


Bài 14: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được những chất nào sau: AgNO 3, MgCl2, HCl, HNO3,
Ba(OH)2?
A. HCl, HNO3, Ba(OH)2
B. HCl, AgNO3, Ba(OH)2
C. AgNO3, MgCl2, Ba(OH)2
D. AgNO3, MgCl2, HCl, HNO3 , Ba(OH)2
Bài 15: Chỉ dùng phenolphtalein có thể phân biệt được 3 dd nào sau đây?
A. KOH, KCl, K2SO4
B. KOH, KCl, NaCl
C. KOH, NaOH, H2 SO4
D. KOH, KCl, H2SO4
Bài 16: Chỉ dùng NaOH có thể nhận biết được dãy hóa chất nào trong các dãy sau đây?
A. Na2 CO3 , AgNO3, CaCl2, HCl B. H2SO4, Na2SO4, MgSO4, AlCl3
C. CuCl2, AlCl3, CaCl2, NaCl
D. AlCl3, Zn(NO3 )2, FeCl3, MgSO4
Bài 17: Chỉ dùng quỳ tím nhận biết các chất riêng biệt trong dãy dd nào sau đây?
A. Na2CO3, K2SO3, CaCl2, HCl
B. Na2CO3, NaOH, HCl, Ba(OH)2
C. Al(NO3)3, FeSO4, CuCl2, NH4Cl, HCl
D. H3 PO4 , H2 SO4 , HCl, H2O
Bài 18: Để nhận biết dãy dd: HCl, NaOH, Na2SO4, NH4Cl, NaCl, BaCl2 , AgNO3 thì cần dùng ít
nhất bao nhiêu loại thuốc thử?
A. 1

B. 2
C. 3
D. 4
Bài 19: Để nhận biêt 3 ống nghiệm đựng 3 dd HCl, H2SO4, NaOH có cùng nồng độ ta dùng:
A. Al
B. Phenolphtalein
C. AlCl3
D. Fe, Al
Bài 20: Để nhận biết dãy hóa chất sau (ở dạng dd ): KOH, HCl, FeCl 3, Pb(NO3)2, Al(NO3)3,
NH4 NO3 thì phải dùng ít nhất số thuốc thử là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. Không cần thuốc thử
Bài 21: Cho các dd: HCl (X1 ), KNO3 (X2), HCl + KNO3 (X3), Fe 2 (SO4)3 (X4). Dd có thể dùng bột
Cu để nhận biết là:
A. X1, X3, X4
B. X1 , X4
C. X3 , X4
D. X1 , X2 , X3, X4
+
2+
Bài 22: Dd chứa các ion Na , Ca , Mg2+, Ba2+, H+, Cl–. Phải dùng dd chất nào sau đây để loại bỏ
hết các ion Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+ ra khỏi dd ban đầu?
A. K2CO3
B. NaOH
C. Na2SO4
D. AgNO3
Bài 23: Phân biệt kim loại: Na, Ba, Cu bằng các hóa chất nào sau đây?
(1) Nước, H2 SO4 loãng

(2) Nước, NaOH
(1) H2 SO4, NaOH
(4) HCl, NaOH
A. 1
B. 2, 3
C. 1, 2
D. 3, 4
Bài 24: Phân biệt 3 km loại bằng các hóa chất sau đây?
(1) HCl, NaOH
(2) HNO3, NaOH
(3) H2 SO4 loãng, NH4OH (4) Nước, H2SO4
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 3
D. 3, 4
Bài 25: Phân biệt Cl2 , SO2 và CO2 bằng:
(1) Nước Br 2 , dd Ba(OH)2
(2) Dd KMnO4 + H2SO4, dd KI
(3) Dd KI, nước vôi trong
(4) Dd KMnO4 + H2 SO4 , dd AgNO3
A. 2
B. 1 hoặc 2
C. 3 hoặc 4
D. 4
Bài 26: Để phân biệt Na2 CO3 , NaHCO3, CaCO3 có thể dùng:
A. Nước, nước vôi trong
B. Dd H2SO4
C. Dd HCl
D. Nước, dd CaCl2
Bài 27: Để nhận biết 3 bột kim loại Fe, Ag, Cu đựng trong các bình riêng biệt dùng thuốc thử:

A. Dd HNO3 đặc nóng
B. Dd HCl


C. Dd H2 SO4 loãng
D. Dd NaOH
Bài 28: Để phân biệt FeS, FeS2, FeCO3, Fe2 O3 có thể dùng:
A. Dd HNO3
B. Dd NaOH
C. Dd H2SO4 đặc nóng
D. Dd HCl
Bài 29: Để phân biệt 3 khí: H2S, NH3, SO2 có thể dùng:
(1) Giấy tẩm dd KMnO4 + H2SO4 loãng
(2) Giấy quỳ
(3) Giấy tẩm Pb(CH3COO)2 .
A. 2
B. 2 hoặc 3
C. 3
D. 1
Bài 30: Phân biệt Na2 O, Na2O2, Mg, Cu có thể dùng
A. Dd H2 SO4
B. Nước
C. Dd NH4OH
D. Dd Na2S
Bài 31: Phân biệt dd các muối: NaCl, Ba(NO3)2 , K2 S
(1) Dd H2 SO4
(2) Dd AgNO3
(3) Dd HCl
(4) Dd NaOH
A. 1

B. 2
C. 1, 2
D. 3, 4
Bài 32: Để phân biệt: MgCO3, CH3COONa, Pb(CH3COO)2 , BaCO3 có thể dùng theo thứ tự:
A. Nước, dd H2SO4
B. Dd H2 SO4 , dd HCl
C. Dd HCl, dd NaOH
D. Dd HNO3 , dd NaOH
Bài 33: Để phân biệt các dd: HNO3, Hg(NO3)2, H2SO4 loãng ta có thể dùng:
A. Dd NaOH
B. Dd NH4 OH
C. Cu
D. Dd Na2S
Bài 34: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Chỉ dùng H 2SO4 loãng có thể nhận biết được kim
loại nào?
A. Ba, Ag
B. Mg, Fe, Al
C. Ba, Mg, Fe, Al
D. Ba, Mg, Al, Ag, Fe
Bài 35: Cho các dd riêng biệt: NH4Cl, H2 SO4 , NaCl, NaOH, Na2SO4, Ba(OH)2 . Chỉ được dùng
thêm một thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dd trên?
A. Dd AgNO3
B. Dd BaCl2
C. Dd quỳ tím
D. Dd phenolphtalein
Bài 36: Có 4 kim loại: Mg, Ba, Zn, Fe. Chỉ dùng thêm một chất thì có thể dùng chất nào trong số
các chất cho dưới đây để nhận biết các kim loại đó?
A. Dd NaOH
B. Dd Ca(OH)2
C. Dd HCl

D. Dd H2 SO4 loãng
Bài 37: Chỉ dùng thêm dd H2SO4 loãng, có thể nhận biết được bao nhiêu kim loại trong số các
kim loại sau: Al, Mg, Fe, Cu, Ba:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
Bài 38: Chỉ dùng một dd và dd bazơ nào sau đây để nhận biết các hợp kim Cu – Ag, Cu – Al, Cu
– Zn.
A. HCl và NaOH
B. H2SO4
C. NH3 và HNO3 loãng
D. NH3 và HCl
Bài 39: Có các dd AlCl3, NaCl, MgCl2 , H2 SO4 . Chỉ được dùng thêm một thuốc thử nào sau đây
để phân biệt các dd đó:
A. Dd quỳ tím
B. Dd AgNO3
C. Dd BaCl2
D. Dd NaOH
Bài 40: Để phân biệt hai khí SO2 và C2H4 có thể dùng dd nào sau đây?
A. Dd KMnO4 trong nước
B. Dd Br2 trong nước
C. Dd NaOH trong nước
D. Dd Br2 trong CCl4
Bài 41: Cho các dd: NH4Cl, NH4HCO3 , NaNO2, NaNO3. ĐưỢC dùng nhiệt độ và chỉ dùng thêm
một hóa chất nào trong số các hóa chất sau đây để nhận được các dd trên?


A. Dd KOH
B. Dd NaOH

C. Dd Ca(OH)2
D. Dd HCl
Bài 42: Chỉ dùng H2O có thể nhận biết được dãy chất nào sau đây?
A. 5 chất bột: Cu, Al, Fe, Ag, S
B. 5 chất bột màu trắng: CaO, Na2O, MgO, P 2O5
C. 4 kim loại: K, Al, Ag, Fe
D. 4 chất bột: Na2O, Al2O3, Fe, Fe 2O3
Bài 43: Có 4 lọ mất nhãn đựng 4 dd HCl, H2SO4, BaCl2, Na2CO3. Thuốc thử nào sau đây dùng để
nhận biết chúng?
A. Quỳ tím
B. Dd phenolphtalein
C. Dd AlCl3
D. Tất cả đều đúng
Bài 44: Cho các dd sau đây: KOH, HCl, FeCl 3 , Al(NO3)3, Pb(NO3)2 và NH4NO3 . Số hóa chất tối
thiểu cần dùng thêm để phân biệt được các dd trên là:
A. Không cần dùng thêm bất kì hóa chất nào
B. Chỉ dùng thêm một hóa chất
C. Chỉ dùng thêm hai hóa chất
D. Chỉ dùng thêm ba hóa chất
Bài 45: Chỉ dùng một thuốc thử trong các thuốc thử nào sau đây để phân biết các khí Cl 2, O2 và
HCl?
A. Que đóm có than hồng
B. Giấy tẩm dd phenolphtalein
C. Giấy quỳ tím khô
D. Giấy quỳ tím tẩm có dd KI và hồ tinh bột
Bài 46: Trong phòng thí nghiệm có các dd mất nhãn: AlCl3, NaCl, KOH, Mg(NO3)2, Pb(NO3)2,
Zn(NO3 )2. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dd trên?
A. Quỳ tím
B. Phenolphtalein
C. Nước amoniac

D. Cả A, B, C
Bài 47: Nếu chỉ bằng cách đun nóng thì nhận ra được bao nhiêu dd trong 5 dd riêng biệt sau:
NaHSO4 , KHCO3, Mg(HCO3)2 , Ba(HCO3 )2, Na2SO3.
A. 5
B. 3
C. 2
D. 1
Bài 48: Có các dd AlCl3, NaCl, MgCl2, H2SO4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để
phân biệt các dd đó:
A. Dd NaOH
B. Dd AgNO3
C. Dd BaCl2
D. Dd quỳ tím
Bài 49: Có 4 lọ đựng dd mất nhãn là AlCl 3, NaNO3, K2CO3, NH4NO3. Nếu chỉ được phép dùng
một chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào sau đây?
A. Dd NaOH
B. Dd Ba(OH)2
C. Dd H2 SO4
D. Dd AgNO3
Bài 50: Để phân biệt 2 muối FeSO4 và Fe2(SO4)3 có thể dung thuốc thử nào sau đây?
A. Dd BaCl2
B. Dd NaOH
C. Dd KMnO4/H2 SO4
D. Cả B và C
Bài 51: Thuốc thử nào có thể phân biệt 5 dd mất nhãn: Na2 SO4 , H2 SO4 , NaOH, BaCl2 ?
A. Quỳ tím
B. Phenolphtalein
C. Dd AgNO3
D. A hoặc B
Bài 52: Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được 4 dd: Ba(OH)2,

H2SO4, Na2 SO4 , NaCl?
A. Quỳ tím
B. Phenolphtalein
C. NaHCO3
D. Cả A, B, C
Bài 53: Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt Fe 2O3 và Fe3O4?
A. Dd H2SO4 loãng
B. Dd HNO3
C. Dd HCl
D. Dd KMnO4


Bài 54: Để nhận biết dãy dd: H2SO4, HCl, KOH, Na2 SO4 , NH4Cl, NaCl, BaCl2 , AgNO3 thì cần
dùng ít nhất bao nhiêu loại thuốc thử?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 55: Để phân biệt các dd đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, ZnCl2, AlCl3,
FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:
A. Dd NaOH
B. Dd NH3
C. Dd Na2 CO3
D. Quỳ tím
Bài 56: Không thể nhận biết các khí CO2, SO2 và O2 đựng trong các bình riêng biệt nếu chỉ dùng:
A. Nước brom và tàn đóm có than hồng
B. Nước brom và dd Ba(OH)2
C. Nước vôi trong và nước brom
D.Tàn đóm có than hồng và nước vôi trong
Bài 57: Một học sinh đề nghị các cách nhận biết ra lọ chứa khí NH 3 lẫn trong các lọ riêng biệt

chứa các khí N2 , O2 , Cl2, CO2 là:
(1) Dùng mẫu giấy quỳ tím ẩm
(2) Mẫu bông tẩm nước
(3) Mẫu bông tẩm dd HCl đặc
(4) Mẫu Cu(OH)2
(5) Mẫu AgCl
Các cách đúng là:
A. (1), (3), (5)
B. (1), (4), (5)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)
Bài 58: Để làm khô khí HCl có thể dùng:
A. Ca(OH)2
B. CuSO4 khan
C. P 2O5
D. CaO
Bài 59: Để nhận biết trong thành phần khí nitơ có lẫn tạp chất hiđroclorua, ta có thể dẫn khí qua:
(1) Dd AgNO3
(2) Dd NaOH
(3) Nước cất có vài giọt quỳ tím
(4) Nước vôi trong
Phương pháp đúng là:
A. Chỉ (1)
B. (1), (2), (3), (4)
C. (1), (3)
D. (1), (2), (3)
Bài 60: Để làm khô khí amoniac người ta dùng hóa chất là:
A. Vôi sống
B. H2SO4 đặc
C. CuSO4 khan

D. P 2O5
Bài 61: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
A. H2 O
B. Dd Ba(OH)2
C. Dd Br2
D. Dd NaOH
Bài 62: Dd chứa muối X không làm đổi màu quỳ tím, dd chứa muối Y làm quỳ tím hóa xanh.
Đem trộn chung hai dd trên thấy tạo kết tủa. Hỏi X và Y có thể là cặp chất nào trong các cặp chất dưới
đây?
A. Na2 SO4 và BaCl2
B. KNO3 và Na2CO3
C. Ba(NO3)2 và Na2CO3
D. Ba(NO3)2 và K2SO4
Bài 63: Để làm khô khí H2S bị ẩm ta có thể dùng:
A. NaOH khan
B. CuSO4 khan
C. H2 SO4 đậm đặc
D. CaCl 2 khan
Bài 64: Để nhận biết ion Fe 2+ trong dd ta dùng thuốc thử:
A. Na+
B. OH–
C. NO3–
D. SO42+
Bài 65: Để nhận biết ion Na trong dd NaCl ta có thể làm như sau:
A. Nhúng dây Pt nhiều lần vào dd muối chứa NaCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, nếu ngọn
lửa chuyển màu vàng tươi thì dd chứa Na+.
B. Nhúng dây Pt nhiều lần vào dd chứa muối NaCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, nếu ngọn
lửa chuyển màu hồng tươi thì dd chứa Na+
C. Nhúng dây Cu nhiều lần vào dd chứa muối NaCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn, nếu ngọn
lửa chuyển màu hồng tươi thì dd chứa Na+



D. Nhúng dây Pt nhiều lần vào dd chứa muối NaCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn hơi natri, nếu
ngọn lửa chuyển màu hồng tươi thì dd chứa Na+.
Bài 66: Để nhận biết ion NH4+ trong dd ta dùng thuốc thử đơn giản nhất là:
A. Nước vôi trong
B. Dd HNO3
C. Dd H2 SO4
D. Dd NH3
Bài 67: Thuốc thử nào sau đây không nhận biết được ion Ba2+ có mặt trong dd?
A. SO42B. CrO42C. HSO4–
D. HCO3 –
Bài 68: Ion CrO4 2- dùng để nhận biết được ion nào trong số những ion sau: Ca2+, Fe 2+, NH4+, Na+
trong dd?
A. Ca2+, Na+
B. Ca2+
+
2+
C. Na , Fe
D. Tất cả các ion trên
3+
3+
Bài 69: Cho các ion sau: Al , Cr , Zn2+ có mặt trong cùng dd. Nếu chỉ dùng dd NaOH và NH3
thì có thể nhận biết được ion nào?
A. Zn2+ và Al3+
B. Al3+ và Cr3+
2+
3+
C. Zn và Cr
D. Cả ba ion trên

Bài 70: Trong số các thuốc thử sau: Dd NaOH, nước vôi trong, dd KMnO4/H2SO4 dư, dd HNO3
loãng, H2SO4 loãng. Thuốc thử nào không thể nhận biết được ion Fe 2+ trong dd?
A. Dd NaOH, nước vôi trong
B. Dd H2 SO4 loãng
C. Dd HNO3 loãng
D. Dd KMnO4/H2SO4 dư
Bài 71: Ion Fe 3+ không thể nhận biết được nếu dùng thuốc thử nào sau đây?
A. SCN–
B. OH–
C. H+ + NO3–
D. Nước vôi trong
Bài 72: Có các dd rất loãng, mỗi dd chứa một cation trong số các cation sau: Fe 3+, Fe2+, Al3+,
4+
NH , Ni2+. Chỉ dùng ống nghiệm và dd NH3 có thể nhận biết được mấy dd?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Bài 73: Có một dd chứa đồng thời các cation: Fe 2+, Al3+, Cu2+, Fe3+. Có thể chứng minh sự có
mặt đồng thời của các cation đó trong dd bằng các thuốc thử:
A. SCN–, OH– và NH3
B. SCN– và NH3
C. SCN–, OH– , H+ + NO3 – và NH3
D. Chỉ cần OH–
Bài 74: Cho bột nhôm tác dụng với I2 có ít nước làm xúc tác thu được hợp chất A. Để nhận biết
các thành phần có trong hợp chất A ta dùng các thuôc thử là:
A. Dd NH3 dư và hồ tinh bột.
B. Dd NaOH dư và hồ tinh bột
C. Dd NH3 dư và AgNO3
D. Dd NaOH dư và AgNO3

Bài 75: Có 4 dd chứa KF, KCl, KBr và KI đựng trong 4 ống nghiệm khác nhau. Chỉ dùng dd
AgNO3 có thể nhận biết được các dd nào?
A. KCl, KBr và KI
B. HCl và KF
C. KCl, KI
D. KF, KCl, KBr và KI
Bài 76: Một dd chứa các ion HCO3 –, CO32-, Na+. Để nhận biết sự có mặt của CO32- và HCO3– ta
dùng thuốc thử là (không dùng thêm nhiệt độ):
A. Dd HCl
B. Dd CaCl2
C. Dd HCl và dd Ca(OH)2
D. Dd BaCl2 và dd Ba(OH)2
Bài 77: Để phân biệt hai ion HSO42- và SO42- trong dd loãng chứa trong hai ống nghiệm ta có thể
dùng:
A. Quỳ tím
B. Ba2+
C. Na
D. Cả A và B


Bài 78: Để nhận biết ba ion SO42-, NO3– , CO32- ta dùng thuốc thử là:
A. H+ dư, Cu, Ba2+
B. H+ dư, Fe3+, Ba2+
+
3+
C. H dư, Al
D. Cả A và B
Bài 79: Có các dd riêng biệt sau đây: KCl, KI, KBr, KF, Ba(HCO3)2 , AgNO3, K2S, K2 CO3,
K2SO3. Chỉ dùng dd H2 SO4 loãng có thể nhận biết được những dd nào?
A. Ba(HCO3)2 , AgNO3, K2S, K2CO3 , K2 SO3

B. KCl, KI, KBr, Ba(HCO3)2 , K2 S, K2CO3, K2SO3
C. Ba(HCO3)2 , K2 S, K2CO3, K2SO3
D. Tất cả các dd trên
Bài 80: Để nhận biết ion SO3 2-, SO42-, NO3– trong ba dd khác nhau ta có thể dùng thuốc thử là:
A. Ba2+, H+
B. H+, Cu
C. H+, Fe2+
D. Cả A, B, C
Bài 81: Để nhận biết khí NO2 ta có thể dùng thuốc thử là:
A. KMnO4/H+
B. H2O và Cu
C. H2 O và FeCl2
D. Cả A, B, C
Bài 82: Có các chất rắn: FeS, FeO, MnO2 , Ag2O, CuS, FeCO3. Chỉ dùng một thuốc thử nào có
thể nhận biết được các chất rắn riêng biệt đó?
A. Không khí
B. HNO3 loãng
C. HNO3 đặc
D. Dd HCl
Bài 83: Để nhận biết các chất rắn riêng biệt NaCl, Na2O3 , CaCO3, BaSO4 ta chỉ cần dùng thuốc
thử là:
A. CO2
B. CO2 và H2O
C. NaOH loãng
D. H2 O và quỳ tím
Bài 84: Có các dd mất nhãn: CaCl2, MgCl2, FeCl2, FeCl3, NH4 Cl, (NH4)2SO4. Kim loại được
dùng để nhận biết các dd là:
A. Na
B. K
C. Ba

D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 85: Có 3 kim loại Ba, Al, Ag. Nếu chỉ dùng duy nhất dd H2SO4 loãng thì có thể nhận biết
được các kim loại là:
A. Ba
B. Ag
C. Ba, Ag
D. Ba, Al, Ag
Bài 86: Có 4 oxit riêng biệt: Na2O, Al 2O3 , Fe2O3, MgO. Trình tự có thể nhận biết được các oxit
là:
A. H2 O, quỳ tím
B. H2 O, dd HCl
C. Dd HCl, dd Na2CO3
D. H2 O, dd Na2CO3
Bài 87: Để nhận biết hai dd ZnSO4 và Al2(SO4)3 người ta dùng thuốc thử:
A. Dd NH3
B. Dd NaOH
C. Dd BaCl2
D. Dd Ba(OH)2
Bài 88: Có các dd mất nhãn: Na2SO4, H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3. Các hóa chất được dùng để
nhận biết các dd trên là:
A. Phenolphtalein, dd BaCl2
B. Quỳ tím, dd BaCl2, dd AgNO3
C. Quỳ tím, dd BaCl2, dd Cu(NO3 )2
D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 89: Để phân biệt 3 kim loại riêng biệt là Zn, Fe, Mg (các điều kiện và thiết bị có đủ). Các hóa
chất cần dùng là:
A. Dd NaOH, dd HCl
B. Dd HCl, dd AgNO3
C. Dd H2 SO4 loãng, dd KCl
D. Dd Ba(OH)2, dd NH3



Bài 90: Có 3 chất rắn riêng biệt: NaCl, CuCl 2, MgCl2 . Với điều kiện và thiết bị có đủ, hóa chất
cần lấy để nhận biết chúng là:
A. Dd Ba(OH)2
B. Dd NH3
C. Dd NaOH
D. Cả A, B, C đều đúng
Bài 91: Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al 2 O3. Nếu chỉ dùng thêm một
thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là:
A. Dd HCl
B. Dd HNO3 đặc, nguội
C. H2 O
D. Dd KOH
Bài 92: Có 4 dd đựng trong 4 lọ mất nhãn là NaAlO2, AgNO3 , Na2S, NaNO3 , để nhận biết 4 chất
lỏng trên, ta có thể dùng:
A. Dd HCl
B. Dd BaCl2
C. Dd HNO3
D. CO2 và H2O
Bài 93: Để nhận biết 3 dd: Na2SO4, K2 SO3 và Al2(SO4 )3 (đều có nồng độ khoảng 0,1M), chỉ cần
dùng một thuốc thử duy nhất là:
A. HCl
B. Quỳ tím
C. KOH
D. BaCl 2

Bài 94: Để chứng tỏ sự có mặt của ion NO3 trong dd chứa các ion: NH4+, Fe3+, NO3 – ta nên dùng
thuốc thử là:
A. Dd AgNO3

B. Dd NaOH
C. Dd BaCl2
D. Cu và vài giọt dd H2SO4 đặc, đun nóng
Bài 95: Chỉ dùng Na2 CO3 có thể phân biệt được mỗi dd trong dãy dd nào sau đây?
A. CaCl2 , Fe(NO3)2, MgSO4
B. Ca(NO3)2, MgCl2, AlCl3
C. KNO3 , MgCl2 , BaCl2
D. NaCl, MgCl2, Fe(NO3 )3
Bài 96: Có 3 dd KCl, Zn(SO4)2 , K2SO3. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết 3 dd trên đơn giản
nhất là:
A. Dd BaCl2
B. Dd HCl
C. Giấy quỳ tím
D. Dd H2SO4
Bài 97: Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để
nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dd:
A. Ba(OH)2
B. NaOH
C. AgNO3
D. BaCl2
Bài 98: Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al 2 O3. Nếu chỉ dùng thêm một
thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là:
A. Dd HCl
B. H2O
C. Dd HNO3 đặc nguội
D. Dd KOH
Bài 99: Có các dd: Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó là:
A. Dd BaCl2
B. Dd NaOH
C. Dd CH3COOAg

D. Quỳ tím
Bài 100: Dd X có chứa các ion: NH4 +, Fe 2+, Fe3+, NO3– . Một học sinh dùng các hóa chất: dd
NaOH, dd H2SO4, Cu để chứng minh sự có mặt của các ion trong X. Kết luận đúng là:
A. Dd kiềm, giấy quỳ
B. Học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, vì Fe 2+ và Fe3+ khi tác dụng với
kiềm tạo kết tủa có màu sắc khác nhau
C. Học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, tùy thuộc vào trật tự tiến hành thí
nghiệm
D. Học sinh đó không chứng minh được sự tồn tại của Fe 2+ và Fe 3+ vì chúng đều tạo kết tủa với
kiềm.


2.2. Bài tập tách các chất ra khỏi hh trong hóa vô cơ
2.2.1. Phương pháp tách các chất ra khỏi hh
2.2.1.1. Sử dụng phương pháp vật lý
Các phương pháp vật lý thường dùng để tách và tinh chế các chất bao gồm:
 Phương pháp lọc: Dùng để tách chất không tan ra khỏi hh lỏng.
 Phương pháp cô cạn: Dùng để tách chất tan rắn (không hóa hơi khi gặp nhiệt độ cao ) ra
khỏi dd hh lỏng.
 Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hh lỏng nhờ sự
khác nhau về nhiệt độ sôi giữa chúng.
 Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hh lỏng nếu nhiệt độ đông
đặc của chúng cách biệt nhau quá lớn.
 Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hh lỏng không đồng nhất.
 Phương pháp sắc kí: Dùng để tách hay phân tích các hh khí, chất lỏng hay chất tan. Kỹ
thuật này được thực hiện bằng cách cho hh (pha di động ) đi qua một chất khác (pha tĩnh ),
thường là chất lỏng hay chất rắn, sự tách phụ thuộc vào sự tranh dành các chất trong hh giữa pha
di động và pha tĩnh. Phép phân tích sắc kí cho phép phân tích một lượng chất rất nhỏ (khoảng vài
phần triệu gam hoặc ít hơn ) để nhận biết và định lượng các thành phần của hh.
2.2.1.2. Sử dụng phương pháp hóa học

a) Sơ đồ tách
+Y
+X

XY

AX

 A
B

Hh  

(phản ứng tái tạo )
(phản ứng tách )

(A)

B

b) Nguyên tắc chung
Phản ứng được chọn để tách phải thỏa mãn 3 yêu cầu:
- Chỉ được tác dụng lên một chất trong hh cần tách.
- Sản phẩm tạo thành có thể tách dễ dàng khỏi hh.
- Từ sản phẩm phản ứng tạo thành có khả năng tái tạo được chất ban đầu.
c) Kĩ thuật tách
Quan sát kỹ các chất cần tách, nếu các chất tồn tại ở trạng thái muối thì ta tìm cách đưa các ion
kim loại ra khỏi hh bằng cách:
- Cho tạo kết tủa với trường hợp ion kim loại đó từ ion Mg2+ tới ion Cu2+.
- Trong trường hợp ion kim loại là ion của kim loại kiềm thổ thì ta tạo muối cacbonat kim loại

(dùng (NH4 )2CO3 ).
- Nếu trong bài có sự xuất hiện của ion kim loại lưỡng tính (ion Al3+, Zn2+ ) ta sử dụng dd kiềm
dư (NaOH )  sau đó làm xuất hiện kết tủa hiđroxit trở lại bằng CO2:
NaAlO 2  CO2  H 2 O  Al (OH ) 3   NaHCO3

Ví dụ: Hh (AlCl3,Mg(NO3)2 ) + NaOH  Mg(OH)2 và hh dd NaAlO2, NaCl, NaNO3, NaOH dư.
Cho hh dd qua CO2 ta thu lại được kết tủa Al(OH) 3. Cho kết tủa tác dụng với axit tương ứng ta
thu lại được muối ban đầu.
Chú ý:
+ Không được phép tách ion Ba2+ dưới dạng BaSO4 và ion Ag+ dưới dạng AgX (X là halogen )
do các muối đó rất bền khó có thể hòa tan bằng các tác nhân hóa học, nhiệt độ.


+ Do Zn2+ tạo phức chất với dd NH3, luôn tan nhưng Al 3+ lại tạo được kết tủa hiđroxit không tan
trong NH3 dư, vì vậy nếu có sự xuất hiện đồng thời 2 ion này ta không được dùng dd kiềm dư mà phải
sử dụng dd NH3 :
AlCl 3 , ZnCl2  NH 3  Al (OH ) 3  và [Zn(NH3 )4 ]Cl2 tan (dd )

+ Để tách ion (NH4)+ ra khỏi dd ta dùng dd kiềm để tạo khí NH3 bay lên.
Đây chỉ là kỹ thuật tách những bài đơn giản, đối với những bài phức tạp cần có kiến thức tổng
hợp nhiều hơn, như nhiệt phân muối, kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dd muối (thế kim loại ),...
2.2.2. Các dạng bài tập tách các chất ra khỏi hh
Dạng 1: Tách các chất ra khỏi hh dựa vào tính chất vật lý
Nguyên tắc: Đây là dạng bài tập dựa vào sự khác biệt của tính chất vật lý như: nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi, tính tan trong nước, thể, màu, mùi, vị, …
Bài tập 1: Để tách đường cát trắng ra khỏi hh gồm tinh bột và đường cát trắng ta dựa vào:
A. Lọc
B. Chiết
C. Cô cạn
D. Chưng cất phân đoạn

Bài tập 2: Để tách muối ăn ra khỏi hh muối ăn và tinh bột, ta dùng phương pháp:
A. Lọc
B. Chiết
C. Cô cạn
D. A và C
Bài tập 3: Để tách rượu ra khỏi rượu etylic và nước, ta dùng phương pháp:
A. Lọc
B. Chiết
C. Cô cạn
D. Chưng cất phân đoạn
Dạng 2: Tách các chất ra khỏi hh dựa vào tính chất hóa học
Nguyên tắc: Có hh nhiều chất trộn lẫn với nhau, dùng phản ứng hóa học kết hợp với sự tách,
chiết, đun sôi, cô cạn để tách một chất ra khỏi hh hay tách các chất ra khỏi nhau.
- Trường hợp tách một chất ra khỏi hh: Dạng toán này chỉ cần tách riêng một chất ra khỏi hh, loại
bỏ các chất khác, ta có một trong hai cách giải sau:
Cách 1: Dùng hóa chất phản ứng tác dụng lên các chất cần loại bỏ, còn chất cần tách riêng không
tác dụng sau phản ứng được tách ra dễ dàng.
Cách 2: Dùng hóa chất tác dụng với chất cần muốn tách riêng tạo ra sản phẩm mới. Sản phẩm dễ
tách khỏi hh và dễ tái tạo lại chất đầu.
- Trường hợp tách riêng các chất ra khỏi nhau: Dạng toán này tách riêng các chất ra khỏi nhau
không được bỏ chất nào. Để giải ta sử dụng đồng thời cách 1, cách 2 ở trên để giải.
1. Tách các chất khí
Bài tập 1: Để tách khí CO2 ra khỏi hh với HCl và hơi nước. Có thể cho hh lần lượt đi qua các
bình đựng:
A. NaOH và H2SO4
B. Na2CO3 và NH3
C. H2SO4 và KOH
D. NaHCO 3 và P 2O5
Bài tập 2: Khí oxi có lẫn hơi nước. Chất tốt nhất để tách hơi nước ra khỏi khí oxi là:
A. Dd Natri hiđroxit

B. Nhôm oxit
C. Axit sunfuric đặc
D. Dùng Cu nung nóng
Bài tập 3: Loại bỏ khí SO2 ra khỏi hh khí SO2 và CO2 bằng cách nào sau đây?
A. Cho hh khí qua dd nước Brom dư
B. Cho hh khí qua dd Na2 CO3 vừa đủ
C. Cho hh khí qua nước vôi trong
D. A hoặc B
Bài tập 4: Để làm khô khí SO2 có lẫn hơi nước, người ta dùng:
A. CuO
B. H2SO4 đặc
C. KOH đặc
D. CaO
Bài tập 5: Để tách rời từng chất ra khỏi hh khí gồm N2, NH3 và CO2 ta dùng hóa chất:
A. Dd H2SO4 dư, dd NaOH dư, dd Ca(OH)2 dư
B. Dd H2SO4 dư
C. Dd NaOH dư
D. Dd Ca(OH)2 dư


Bài tập 6: Cho các chất khí: NH3, Cl2, CO2 , CO, SO2, O2, N2, H2, NO, NO2, H2S. Mỗi khí đều có
lẫn hơi nước. Dùng một trong các chất nào sau đây để làm khô mỗi khí:
A. H2SO4 đặc
B. P 2 O5
C. CaO
D. NaOH rắn
2. Tách các chất rắn ở dạng bột
Bài tập 1: Từ hh Fe, Cu, Al, Ag cần lấy Ag nguyên chất. Bộ hóa chất được chọn là:
A. NaOH, HCl
B. HCl, O2 (to)

B. NaOH, O2 (to)
D. NaOH, HNO3
Bài tập 2: Để tách rời Fe ra khỏi hh với Na, Al. Phương pháp hợp lí nhất được dùng là:
A. Hòa tan hh vào nước dư
B. Hòa tan hh vào dd NaOH dư
C. Hòa tan hh vào H2 SO4 đặc, nguội
D. Cho NaOH vào hh cần tách
Bài tập 3: Để tách Ag nguyên chất có lẫn bột Cu và Fe người ta tiến hành:
A. Hòa tan trong dd HCl dư
B. Hòa tan bằng dd HNO3 loãng (dư ), nhúng tấm Fe vào
C. Hòa tan bằng dd H2SO4 loãng (dư ), đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho vào dd HCl, lọc
D. Cho vào dd CuSO4 dư, lọc rồi cho vào dd HCl dư.
Bài tập 4: Để tách Cu ra khỏi hh: Cu, Zn, Fe hóa chất được dùng là:
A. Dd CuSO4
B. Dd FeSO4
C. Dd HCl dư
D. Dd ZnSO4
Bài tập 5: Có hh ba muối rắn BaCl 2, KCl, NaCl. Để tách riêng BaCl2 khỏi hh ta dùng hóa chất:
A. Dd Na2 CO3 và dd HCl
B. Dd H2SO4
C. Dd AgNO3
D. Dd HCl và dd AgNO3
Phân tích:
Bài tập 6: Có hh ba muối BaCl2, FeCl3 , AlCl3 . Hóa chất dùng để tách các muối ra khỏi nhau ở
dạng nguyên chất là:
A. Dd NaOH dư và dd HCl
B. Dd NH3 dư, CO2
C. A và B
D. Dd NaOH, dd HCl và dd NH3
Bài tập 7: Dùng hóa chất nào sau đây để tách Fe 2O3 ra khỏi hh bột gồm Fe 2O3 , Al2O3, SiO2, ZnO?

A. Dd NaOH loãng
B. Dd NaOH đặc
C. Dd HCl
D. Dd H2SO4 đặc
3. Tách các chất ở dạng dd
Bài tập 1: Dd FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Để loại bỏ tạp chất có thể dùng chất:
A. Bột Fe dư
B. Bột Cu dư
C. Bột Al dư
D. Na dư
Bài tập 2: Có dd hh AlCl3 , CuCl2 , ZnCl2 . Thuốc thử dùng để tách được muối nhôm nhanh nhất:
A. NaOH và HCl
B. Na2CO3 và HCl
C. Al và HCl
D. NH3 và HCl
Bài tập 3: Trong tự nhiên có lẫn một lượng nhỏ các muối: Ca(NO 3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2,
Mg(HCO3)2 . Có thể dùng một hóa chất nào dưới đây để loại đồng thời các cation trong muối trên?
A. Dd NaOH
B. Dd Na2 CO3
C. Dd NaHCO3
D. Dd K2SO4
Bài tập 4: Để tách các muối ra khỏi hh X gồm NaCl và CaCl 2 thì dùng hóa chất nào sau đây là
hợp lí nhất?
A. Na2 CO3 và H2SO4
B. K2CO3 và HCl
C. AgNO3 và HCl
D. Na2CO3 và HCl


Bài tập 5: Để tách riêng từng chất ra khỏi dd các muối: NaCl, AlCl 3, MgCl2, NH4Cl các hóa chất

được dùng là:
A. Dd NaOH, dd HCl, CO2
B. Dd NH3, dd NaOH, CO2
C. H2O, dd NH3, dd NaOH, dd HCl, CO2
D. Dd NaOH, dd HCl, dd NH3
Bài tập 6: Có một bình đựng dd các muối: NaCl, CaCl 2, AlCl3 . Để tách được các muối trên dưới
dạng muối tinh khiết ta dùng các hóa chất nào sau đây:
A. Dd NH3, dd Ca(OH)2, dd NaOH
B. Dd NH3, CO2, dd NaOH dư, dd HCl
C. Dd HCl, dd NaOH, dd NH3
D. Dd Ca(OH)2, dd HCl, CO2
Bài tập 7: Trong một bình chứa dd các muối: NaHCO3 , Ca(HCO3 )2, NH4 HCO3. Để tách riêng dd
các muối trên ra khỏi nhau, các hóa chất được dùng là:
A. CO2, dd NaOH
B. Dd HCl, CO2
C. Dd NH3, CO2
D. Dd HCl, dd NH3
Dạng 3: Tách các chất không làm thay đổi khối lượng
Bài tập 1: Để tách Ag ra khỏi hh Ag, Cu, Fe ở dạng bột, đồng thời giữ nguyên khối lượng bạc ban
đầu. Người ta tiến hành theo sơ đồ sau:
Ag
Ag
Cu

dd muối X

Fe

dd Y


Dd muối X đã dùng trong thí nghiệm trên là:
A. AgNO3

B. Hg(NO3)2

C. Fe(NO3)3

D. Fe(NO3)2

Bài tập 2: Một hh bột kim loại gồm nhôm và sắt. Để tách riêng sắt (giữ khối lượng ) từ hh đó ta
có thể cho hh tác dụng với dd:
A. HCl
B. NaOH
C. Fe(NO3)2
D. ZnCl2
Bài tập 3: Chỉ dùng một hóa chất nào trong số những hóa chất sau để tách Fe 2O3 ra khỏi hh
Fe2O3, Al2O3 và SiO2 ở dạng bột mà lượng oxit cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu.
A. Dd HCl
B. Dd NaOH đặc
C. Dd H2SO4 đặc
D. Dd NaOH
Bài tập 4: Chỉ dùng một hóa chất nào trong số những hóa chất sau để tách Ag ra khỏi hh Ag, Cu
và Fe ở dạng bột mà lượng kim loại cần tách vẫn giữ nguyên khối lượng ban đầu.
A. Dd FeCl3
B. Dd FeCl2
C. Dd CuCl2
D. Dd AgNO3
Bài tập 5: Hh A gồm CuO, AlCl 3, CuCl2 và Al2 O3. Để tách từng chất ra khỏi hh A mà không làm
thay đổi khối lượng của chúng, các hóa chất cần dùng là:
A. Dd HCl, dd NH3

B. Dd NaOH dư, dd HCl, CO2
C. Dd H2SO4, dd NaOH dư, H2O
D. H2O, dd NaOH dư, CO2, dd HCl dư
Bài tập 6: Để tách riêng 3 muối KCl, AlCl 3 và FeCl3 ra khỏi nhau trong một dd mà không làm
thay đổi khối lượng ban đầu, các hóa chất được dùng là:
A. Dd NH3, dd NaOH, dd HCl, CO2
B. Dd NaOH dư, dd HCl, CO2
C. Dd NH3, dd HCl, CO2
D. Dd AgNO3 , dd NH3, CO2
Dạng 4: Tinh chế (làm sạch) các chất


Nguyên tắc: Tinh chế là làm sạch hóa chất nguyên chất nào đó bằng cách loại bỏ đi tạp chất ra
khỏi hh (nguyên chất và tạp chất ).
Phương pháp: Dùng hóa chất tác dụng với tạp chất mà không phản ứng với nguyên chất tạo ra
chất tan hoặc tạo ra chất kết tủa lọc bỏ đi.
Bài tập 1: Để làm tinh khiết một loại bột đồng có lẫn tạp chất bột nhôm, sắt, người ta ngâm hh
kim loại này trong dd muối X có dư. X có công thức là:
A. Al(NO3 )3
B. Cu(NO3 )2
C. AgNO3
D. Fe(NO3 )3
Bài tập 2: Một tấm kim loại bằng vàng bị bám một lớp sắt ở bề mặt. Ta có thể rửa sạch lớp sắt
này để loại tạp chất trên bề mặt bằng:
A. Dd CuCl2 dư
B. Dd ZnCl2 dư
C. Dd FeCl2 dư
D. Dd FeCl3 dư
Bài tập 3: Tinh chế dd Cu(NO3)2 có lẫn AgNO3 người ta có thể cho vào dd:
A. Một lượng dư Fe

B. Một lượng dư Ag
C. Một lượng dư Cu
D. Một lượng dư Zn
Bài tập 4: Tinh chế N2 trong hh khí N2, CO2 , H2 S cần dùng hóa chất:
A. Dd Ca(OH)2 dư
B. Dd HCl dư
C. Dd NaOH dư
D. Dd H2SO4 dư
Bài tập 5: Một loại muối ăn bị lẫn tạp chất là Na2SO4, NaBr, MgCl2, CaCl2, CaSO4. Các hóa chất
được dùng để thu được NaCl tinh khiết từ muối đó là:
A. Dd BaCl2, dd Na2CO3 dư, dd HCl dư, Cl2 dư
B. Dd Ba(OH)2 dư, dd HCl dư, Cl2 dư
C. Dd Na2 CO3 dư, dd HCl dư, H2O, Cl2 dư
D. H2O, dd BaCl2 dư, dd Na2 CO3 dư, dd HCl dư, Cl2 dư
Bài tập 6: Một bình khí N2 lẫn tạp chất O2, CO, CO2 và hơi nước. Để thu được khí N2 tinh khiết,
có thể cho hh khí đi qua lần lượt các bình theo thứ tự nào sau đây:
A. Bột CuO/to , bột CuO/to, H2SO4 đặc, dd NaOH
B. Bột Cu/to, bột CuO/to, dd NaOH, H2SO4 đặc
C. Dd NaOH, bột Cu/to, bột CuO/to, H2SO4 đặc
D. Bột Cu/to, dd NaOH, bột CuO/to, H2SO4 đặc
Bài tập 7: Dd NaHCO3 có lẫn tạp chất là Na2CO3. Bằng cách nào có thể loại bỏ tạp chất, thu được
NaHCO3 tinh khiết?
A. Cho tác dụng với NaOH dư rồi cô cạn dd thu được
B. Cho tác dụng với Ba(HCO3)2 dư, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dd thu được
C. Cho tác dụng với BaCl 2 dư rồi cô cạn dd thu được
D. Sục khí CO2 dư vào rồi làm khô dd thu được.
2.2.3. Hệ thống bài tập áp dụng
Bài 1: Để làm khan CO2 có lẫn hơi nước có thể dùng chất nào sau đây?
A. Na
B. NaOH

C. P 2O5
D. CaO
Bài 2: Để làm sạch H2S có lẫn một ít CO2 có thể dùng chất nào sau đây?
A. Nước vôi
B. Dd Zn(CH3COO)2, dd HCl
C. Dd NaOH D. Dd CaCl2
Bài 3: Để làm sạch FeS có lẫn một ít tạp chất S có thể dùng:
A. Dd HCl
B. Dd HNO3
C. Dd NaOH
D. CS2
Bài 4: Khi điều chế CO2 bằng CaCO3 tác dụng với HCl thì khí CO2 có lẫn HCl và hơi nước. Để
thu được HCl khô ta dùng các hóa chất là:
A. NaHCO3 và H2SO4 đặc
B. H2 SO4 đặc
C. NaOH và H2SO4 đặc
D. NaOH đặc
Bài 5: Một hh X gồm Mg và Fe, để tách được kim loại Fe ra khỏi hh, cho hh X tác dụng lần lượt
với các dd:
A. FeCl2, CuSO4
B. HCl, NaOH
C. FeCl3, FeCl2
D. Zn(NO3)2, NaOH


Bài 6: Một dd chứa các ion sau: Na+, Mg2+, Ca2+, H+, Cl–. Muốn tách được nhiều cation mà
không đưa ion lạ vào dd, ta có thể cho dd tác dụng với các chất nào trong các chất sau đây:
A. Dd K2CO3 đủ
B. Dd Na2SO4 đủ
C. Dd NaOH đủ

D. Dd Na2CO3 đủ
Bài 7: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi hh gồm Al, Fe, Cu ta chỉ cần dùng các hóa chất (dụng
cụ, điều kiện thí nghiệm đầy đủ) là:
A. Dd NaOH và dd H2 SO4 đặc
B. Dd HCl và dd H2SO4 đặc
C. Dd CuSO4, dd NaOH
D. Dd NaOH, dd HCl
Bài 8: Bột Cu có lẫn tạp chất là bột Zn và bột Pb. Hóa chất được dùng để loại bỏ tạp chất thu
được Cu nguyên chất là:
A. Dd Pb(NO3)2 dư
B. Dd ZnCl2 dư
C. Dd Cu(NO3)2 dư
D. Dd FeCl2
Bài 9: Hh X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi hh X mà không làm thay đổi
khối lượng có thể dùng dd:
A. AgNO3
B. FeCl3
C. HCl
D. HNO3
Bài 10: Trong tự nhiên nước thường có lẫn các tạp chất muối nitrat và hiđrocacbonat của canxi và
magie. Hóa chất dùng để loại bỏ đồng thời các tạp chất trên là:
A. NaOH
B. NaHCO3
C. Na2CO3
D. K2SO4
Bài 11: Trong khí thải công nghiệp thường chứa các khí SO2, NO2, HF. Chất (rẻ tiền) dùng để
loại bỏ các khí đó là:
A. Ca(OH)2
B. NaOH
C. NH3

D. HCl
Bài 12: Chỉ dùng duy nhất một dd nào sau đây để tách riêng Al ra khỏi hh Al, MgO, CuO, Fe 3O4
và FeO mà khối lượng Al không thay đổi?
A. H2SO4 đặc nóng
B. H2 SO4 loãng
C. H2SO4 đặc nguội
D. NaOH
Bài 13: Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag, người ta ngâm mẫu Ag này vào một lượng
dư dd:
A. AgNO3
B. HCl
C. H2 SO4 đặc nguội
D. FeCl 3
Bài 14: Để thu được Ag tinh khiết từ hh bột Ag – Fe, người ta dùng dư hóa chất nào sau đây?
A. AgNO3
B. FeCl3
C. CuSO4
D. HNO3 đặc nguội
Bài 15: Để loại được H2SO4 có lẫn trong dd HNO3, ta dùng:
A. Dd Ba(NO3)2 vừa đủ
B. Dd Ba(OH)2
C. Dd Ca(OH)2 vừa đủ
D. Dd AgNO3 vừa đủ
Bài 16: Để làm sạch quặng boxit thường có lẫn Fe 2O3 , SiO2 dùng cho sản xuất Al người ta dùng
chất nào trong số các chất sau đây là tốt nhất?
A. Dd NaOH đặc nóng và HCl
B. Dd NaOH loãng và CO2
C. Dd NaOH loãng và dd HCl
D. Dd NaOH đặc nóng và CO2
Bài 17: Có một hh các khí H2S, CO2, SO2, NO2, CO. Để loại bỏ H2S ra khỏi hh ta dùng hóa chất

là:
A. Dd Pb(NO3)2
B. Dd Ca(OH)2
C. Dd Fe(NO3)2
D. Dd Zn(NO3)2
Bài 18: Để tách hh gồm Al2(SO4 )3, CaCO3, MgSO4 có thể dùng phương pháp nào sau đây?
A. Dùng nước, NaOH dư, dd H2SO4
B. Dd HCl, dd NaOH dư, dd H2SO4
C. Dd NaOH dư, dd H2SO4
D. HNO3, NaOH, dd H2SO4


Bài 19: Để tinh chế NH4Cl có lẫn một ít NaCl, Na2SO4 có thể dùng phương pháp nào?
A. Dd NaOH đun nóng
B. Hòa tan trong lượng nước vừa đủ
C. Nung nhẹ 3 muối
D. Dùng H2 SO4 đặc và đun nóng
Bài 20: Để tách được S ra khỏi hh bột gồm S, CuSO4 và ZnCl2 người ta dùng cách nào sau đây?
A. Hòa tan hh vào dd Ba(OH)2 dư rồi lọc
B. Hòa tan hh vào nước dư sau đó lọc
C. Hòa tan hh vào dd AgNO3 dư rồi lọc
D. Thêm H2SO4 đặc
Bài 21: Muối CuSO4 khan dùng để làm khô khí nào sau đây?
A. NH3
B. H2 S
C. SO2
D. NH3 và H2S
Bài 22: Khi điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng phân hủy H 2O2 (xúc tác MnO2 ),
khí oxi sinh ra thường bị lẫn hơi nước. Người ta có thể làm khô khí oxi bằng cách dẫn khí di qua các
ống sứ chứa chất nào dưới đây?

A. CuSO4.5H2 O
B. Bột S
C. Na
D. Bột CaO
Bài 23: Để tách riêng NH3 ra khỏi hh N2 , H2 và NH3 trong công nghiệp, người ta đã sử dụng
phương pháp nào sau đây?
A. Cho hh đi qua dd nước vôi trong
B. Cho hh đi qua CuO nung nóng
C. Cho hh đi qua axit H2SO4 đặc
D. Nén và làm lạnh hh
Bài 24: Một bình khí N2 lẫn tạp chất O2, CO, CO2 và hơi nước. Để thu khí N2 tinh khiết, có thể
cho hh khí đi qua lần lượt các bình theo thứ tự nào sau đây?
A. Bột Cu/to, bột CuO/to, H2 SO4 đặc, dd NaOH
B. Bột Cu/to, bột CuO/to, dd NaOH, H2 SO4 đặc
C. Dd NaOH, bột Cu/to, bột CuO/to, H2 SO4 đặc
D. Bột Cu/to, dd NaOH, bột CuO/to, H2 SO4 đặc
Bài 25: Hóa chất nào sau đây dùng để tách nhanh bột Al ra khỏi hh bột Mg, Zn, Al?
A. Dd NaOH, khí CO2
B. Dd NH3
C. Dd H2 SO4 đặc nguội
D. Dd HCl, NaOH
Bài 26: Hóa chất nào sau đây dùng để tách nhanh bột Mg ra khỏi hh bột Mg, Zn, Al?
A. Dd H2 SO4 loãng
B. Dd NaOH
C. Dd NH3
D. Dd NaOH, khí CO2
Bài 27: Dùng hóa chất nào sau đây để tách Fe2O3 ra khỏi hh bột gồm Fe 2 O3, Al2O3, SiO2 , ZnO?
A. Dd NaOH loãng
B. Dd NaOH đặc
C. Dd HCl

D. Dd H2SO4 đặc
Bài 28: Có dd FeSO4 lẫn CuSO4. Phương pháp đơn giản nhất để loại tạp chất là:
A. Cho lá đồng vào dd
B. Cho là sắt vào dung dịch
C. Cho lá nhôm vào dd
D. Sử dụng dd NH3 và H2SO4 loãng
Bài 29: Để thu hồi vàng từ hợp kim Cu – Fe – Au, có thể ngâm hợp kim trong dd:
A. HCl dư
B. HNO3 loãng
C. H2SO4 đặc nguội
D. AgNO3 dư
Bài 30: Dd NaHCO3 có lẫn tạp chất là Na2 CO3 . Bằng cách nào có thể loại bỏ tạp chất, thu được
NaHCO3 tinh khiết?
A. Cho tác dụng với NaOH dư rồi cô cạn dd thu được
B. Cho tác dụng với Ba(HCO3)2 dư, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dd thu được
C. Cho tác dụng với BaCl 2 dư rồi cô cạn dd thu được.
D. Sục khí CO2 dư vào rồi làm khô dd thu được.
Bài 31: Hh khí nào sau đây không thể tách được ra khỏi nhau bằng phương pháp hóa học?
A. CO2, O2
B. N2, H2
C. N2 , CO2
D. CO2, SO2
Bài 32: Để tách các chất ra khỏi hh gồm Fe, Cu và Al cần phải dùng các hóa chất nào sau đây?
A. HCl và HNO3
B. HCl và NaOH
C. HCl và CuCl2
D. H2SO4 và H2 O




×