Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt dạng văn tả người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.39 KB, 16 trang )

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt dạng văn tả
người.
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Trong giảng dạy môn Tiếng Việt 5 trường
3.Tác giả:
Họ và tên :
Ngày, tháng, năm sinh:
Trình độ chuyên môn:
Chức vụ :
Đơn vị công tác:
Điện thoại:
4.Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Địa chỉ:
Điện thoại:
5. Đồng tác giả : Không
6. Chủ đầu tư : Không
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 8 năm 2018.
II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến : Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt dạng văn
tả người .
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Trong giảng dạy môn Tiếng Việt 5 ......
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Tiếng Việt là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng ở cấp Tiểu học với mục tiêu là
hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh thông qua các kĩ năng : nghe, nói, đọc,
viết. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học được chia thành nhiều phân môn, mỗi phân môn rèn
cho học sinh kĩ năng trọng tâm khác nhau. Trong đó Tập làm văn là phân môn học tích
1



hợp có vị trí quan trọng trong chương trình Tiếng Việt, góp phần hệ thống lại kiến thức
tiếng mẹ đẻ cho học sinh, làm phong phú tâm hồn các em thông qua việc quan sát để
miêu tả .
Học sinh tiểu học đã làm quen dần với nhiều thể loại văn khác nhau song văn
miêu tả nói chung, kiểu văn tả người nói riêng là một kiểu bài vừa quan trọng vừa khó.
Quan trọng vì nó giúp học sinh quan sát, khắc hoạ và đánh giá một con người mà các
em tiếp xúc trong cuộc sống, đánh giá chung, tỏ thái độ yêu, ghét đúng mức tức là bồi
dưỡng những tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người mới. Tả người khó vì phải biết
chọn lọc những chi tiết thật nổi bật, cho biết người đó ở lứa tuổi nào, làm nghề gì và
tính nết ra sao?... Hơn nữa bài văn tả người thành công nhất là ở chỗ nó tô đậm một
vài nét đặc sắc làm cho người ta phân biệt được người được tả với những người khác..
Do đó việc rèn kĩ năng viết văn nói chung và văn tả người nói riêng là một việc làm
rất cần thiết mà mỗi giáo viên Tiểu học cần phải coi trọng.
Những năm gần đây bản thân tôi được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy
và chủ nhiệm lớp 5. Trong quá trình giảng dạy tôi thấy :
* Về giáo viên :
- Hiện nay, một số giáo viên vẫn còn dạy tập làm văn nói chung và văn tả người nói
riêng với phương pháp dạy học truyền thống, thiên về chủ yếu truyền đạt thông tin,
dạy áp đặt, chỉ đưa ra dàn bài mẫu rồi cho học sinh áp dụng để viết mà ít chú trọng tổ
chức, hướng dẫn các em từng bước quan sát, lập dàn ý,… Kết quả là học sinh học tập
thụ động, chủ yếu chỉ nghe theo, làm theo, ít có sự sáng tạo.
* Về học sinh:
- Học sinh thường làm tốt các kiểu bài tả cây cối, tả đồ vật hay tả con vật. Nhưng
khi làm kiểu bài tả người (Đây là một kiểu bài mới trong chương trình văn miêu tả lớp
5) học sinh còn nhiều lúng túng, làm bài thường máy móc, viết theo khuôn mẫu, cứng
nhắc. Chẳng hạn :
Các em thường tả cô giáo là một người trẻ đẹp, có tính nết dịu hiền không bao giờ
quát mắng học trò hay cáu giận với bất kì ai. Đó là người có cặp mắt bồ câu, đôi lông
2



mày lá liễu, đôi môi đỏ như son, nước da trắng hồng và hàm răng trắng đều như hạt
bắp... Trong con mắt của các em cô giáo mình là một người hoàn mĩ. Điều đó cũng
thật dễ hiểu. Bởi các em từng ngày, từng giờ được sống bên cô, được cô chăm sóc ân
cần và dạy bảo. Các em luôn cảm nhận được ở cô tình yêu thương bao la, lòng bao
dung, vị tha và đức tính nhân hậu . Nhưng trong thực tế, cô giáo cũng chỉ là một người
bình thường như bao người bình thường khác : tức là cũng giản dị, cũng vất vả, cũng
phải lo toan cuộc sống đời thường như bà, như mẹ của các em.
- Mặt khác, bài viết của các em ít nhiều đã mang tính nghệ thuật. Các em đã biết
sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh, các biện pháp nghệ thuật tu từ song nhiều chi tiết còn
mang tính chân thực, ngôn từ chưa được gọt giũa.
- Vốn ngôn ngữ còn hạn chế do vậy bài làm còn mang tính liệt kê, "nghĩ sao thì
viết vậy" như : Bạn có khuôn mặt đầy đặn, vầng trán cao, đôi môi đỏ, mái tóc dài nữ
tính. Bạn học rất giỏi, chơi thể thao cũng rất tuyệt. Bạn cũng rất hiền .....
Tóm lại hạn chế lớn nhất của các em trong làm văn kiểu bài tả người là bệnh
khuôn mẫu, máy móc, thiếu tính chân thực và nghệ thuật. Đối tượng miêu tả thường
hời hợt, chung chung, không tìm ra được cái mới, cái riêng biệt của đối tượng được
miêu tả. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa biết cách quan sát nên không có
nhận xét gì cụ thể.
Với những lí do như trên tôi quyết định chọn đề tài " Một số biện pháp giúp
học sinh lớp 5 làm tốt dạng văn tả người " cho học sinh lớp 5A4 của tôi trong năm
học này.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a, Mục đích của giải pháp :
Việc tìm ra Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt dạng văn tả người là
để giúp các em biết cách quan sát, tìm ý và lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc
trưng và nổi bật của mỗi người để lập được một dàn ý theo yêu cầu. Trên cơ sở đó học
sinh viết được bài văn miêu tả một cách sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người
nghe, góp phần phát triển khả năng quan sát và khả năng diễn đạt của các em.
3



b, Nội dung giải pháp:
Văn miêu tả người trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học với số thời gian không
nhiều. Ngoài bài dạy trong 1 tiết hình thành nhận thức về Cấu tạo bài văn tả người
còn lại là 11 tiết luyện tập tả người với nội dung sau: quan sát và chọn lọc chi tiết
(tuần 12), tả ngoại hình ( tuần 13), tả hoạt động (tuần 15), thực hành viết bài (tuần 18,
tuần 20), dựng đoạn mở bài, kết bài (tuần 19). Đề tài văn miêu tả thường là những
người thân quen, gần gũi với thế giới trẻ thơ. Hơn nữa mảng văn này yêu cầu cần đạt
của học sinh là :
- Về kiến thức: Nhận biết và bước đầu cảm nhận được cái hay của những câu văn có
sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong các bài học.
- Về kĩ năng:
+ Biết tìm ý cho đoạn văn và viết được đoạn văn miêu tả; biết dùng một số biện pháp
để liên kết câu.
+ Biết lập dàn ý cho bài văn miêu tả.
+ Biết viết bài văn miêu tả có độ dài khoảng 200 chữ.
Vì thế để học sinh có thể làm tốt dạng văn này, tôi mạnh dạn đưa ra các biện pháp
sau:
b.1. Biện pháp 1: Đổi mới phương pháp dạy học
- Để làm được điều này trong dạy học tôi lấy học sinh làm trung tâm, tăng cường
tính tự giác, tích cực và sáng tạo của người học . Thay cho thuyết trình, đọc, nói theo
tài liệu, tôi huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn của học sinh vào việc
dẫn dắt các em tự phát triển tri thức mới của bài học. Tôi thiết kế hệ thống câu hỏi, bài
tập giao cho học sinh thực hiện với sự hướng dẫn cần thiết, tổ chức các hoạt động như
quan sát, thực hành, trò chơi học tập,... động viên các em tham gia tích cực qua đó lĩnh
hội kiến thức. VD:
+, Khi dạy tiết lập dàn ý, tôi chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh hai công việc
chính là chọn lọc ý và sắp xếp thành dàn ý. Việc này các em có thể làm theo nhóm để
đạt hiệu quả cao.

4


+, Nếu là tiết tìm hiểu, phân tích các văn bản mẫu, tôi chú trọng hướng dẫn các em
tìm hiểu cách quan sát và cách chọn lọc chi tiết để tả.
- Rèn luyện cho các em tự học ngay trong quá trình học tập ở trên ghế nhà
trường.Vì vậy quá trình dạy học bao gồm cả dạy tự học tìm hiểu
- Đưa cái mới vào dạy học một cách hợp lí để tạo ra sự phát triển mới để nâng cao
hiệu quả đào tạo mà vẫn giữ được ổn định.
- Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các phương
pháp dạy học truyền thống. Khi sử dụng các phương pháp này, tôi sử dụng theo quan
điểm phát triển, kích thích và phát huy vai trò chủ động, tích cực nhận thức của người
học. Tôi không đưa các tất cả chi tiết mẫu cho học sinh mà tăng cường tối đa sự tham
gia của học sinh vào các hoạt động học tập nhất là hoạt động nhóm. Tôn trọng cảm
xúc, sự lựa chọn của các em.
b.2. Biện pháp 2: Giúp học sinh nắm chắc cấu tạo của một bài văn tả người.
Một bài văn tả người gồm cấu trúc 3 phần. Học sinh dựa vào cấu trúc 3 phần đó đ ể
xây dựng nội dung đoạn văn, bài văn. Thế nên việc giúp học sinh nắm chắc thể loại và
bố cục bài văn tả người là rất quan trọng. Cụ thể :
- Từ một văn bản mẫu Hạng A Cháng, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định mở bài,
thân bài, kết bài của bài tập làm văn tả người.
- Cho học sinh rút ghi nhớ về cấu tạo của bài văn tả người.
- Nhấn mạnh cho học sinh về cách trình bày sao cho tách bạch rõ 3 phần của một bài
tập làm văn .
Bố cục chung của bài văn tả người :
1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. Ở đâu , gặp gỡ quen biết trong dịp nào,
nghề nghiệp làm gì ? Quan hệ người đó với mình như thế nào ?
2. Thân bài:
a, Tả hình dáng
+ Tả bao quát về hình vóc, tuổi tác, ăn mặc, dáng điệu, nghề nghiệp.


5


+ Tả chi tiết : Khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, miệng mũi, màu da...những nét đặc
sắc đáng chú ý nhất.
b, Tả tính tình, hoạt động :
+ Tả lời ăn tiếng nói, cử chỉ làm việc, thái độ cư xử, đạo đức tinh thần, tình cảm,
thói quen sinh hoạt...của người được tả.
3. Kết bài:
Cảm nghĩ của bản thân đối với người được tả : yêu mến, kính trọng, học tập...và
những ảnh hưởng của người đó đối với cuộc sống của mình.
b.3. Biện pháp 3 : Giúp học sinh nắm vững đặc điểm của văn tả người.
- Tả người thì phải làm cho người đọc, người nghe hình dung được đây là một
con người sống thực sự. Nếu khi miêu tả con người , mà chỉ miêu tả ngoại hình ( nét
mặt, làn da, hàm răng, mái tóc, dáng người...) mà không miêu tả nội tâm( suy nghĩ, tư
tưởng, tình cảm...) thì người đó hiện lên trong bài viết chỉ như là một " pho tượng"
cứng đờ, một " con rối" không hồn.
- Tả người phải xác định được mục đích là để làm gì: ca ngợi, phê phán, châm
biếm...
- Khi làm văn tả người điều quan trọng là phải quan sát và dẫn ra được những
nét tính cách đặc trưng, những hoạt động tiêu biểu nhất của đối tượng được miêu tả,
nên lồng cả việc miêu tả ngoại cảnh để làm nổi rõ cuộc sống nội tâm, cuộc sống hoạt
động của con người.

6


Giáo viên giúp học sinh lập sơ đồ về văn tả người.
Tả người


Đối tượng

Người
thân

Em


Bạn
học

Nội dung

Người
lao
động

Vóc
dáng ,
tuổi
tác

Cách
ăn
mặc

Hình
dáng


Giọng
nói
,cách
nói

Cách thức

Tính
nết

Dáng
điệu,
cử chỉ

Hành
động

Đặc
điểm
công
việc

Tả lời
nói cử
chỉ gắn
với
hành
động

Thái

độ
làm
việc

Tả
người
gắn
không
gian
thời
gian
Vừa
tả vừa
bộc lộ
tình
cảm.

b.4. Biện pháp 4: Giúp cho học sinh nắm chắc phương pháp làm văn tả người.
Bước 1 : Tìm hiểu đề: Hướng dẫn học sinh đọc kĩ đề, phân tích đề để xác định
đúng thể loại bài văn, xác định đối tượng miêu tả.
* Ví dụ : Đề bài: Tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi.
GV gợi mở cho học sinh:
- Thể loại ? ( miêu tả)
- Ki ểu b ài ? ( tả người)
- Đối tượng miêu tả? ( em bé )
- Trọng tâm? ( đang tuổi tập nói, tập đi)
Bước 2: Quan sát tìm ý
- Đây là một bước rất quan trọng, quyết định sự thành công của bài văn. Quan sát
nhiều, quan sát kĩ chẳng những giúp các em tìm ra được những nét nổi bật, độc đáo


7


của đối tượng quan sát mà còn giúp các em viết được đoạn văn, bài văn hay, hấp dẫn ,
lôi cuốn, không trùng lặp.
- Quan sát trong văn tả người còn gắn với liên tưởng, hồi tưởng và tưởng tượng.
- Sử dụng nhiều giác quan để quan sát:
+, Thông thường dùng mắt để quan sát - kết quả thu được là nhận xét của cảm xúc gắn
liền với thị giác.( hình dáng, đường nét , màu sắc,…)
+, Quan sát bằng thính giác dùng nhiều để tả hoạt động, tính tình khi tiếp xúc với
người được tả. Khi quan sát các em có thể ghi nhớ trong đầu, có thể ghi chép lại vào
sổ sách. Có thể ghi dáng vẻ bên ngoài rồi qua dáng vẻ bên ngoài mà ghi tâm trạng bên
trong. Có thể quan sát trực tiếp hoặc hồi tưởng lại bằng trí nhớ bởi hầu như những đối
tượng tả các em đã từng gặp hàng ngày.
* Ví dụ : Đề bài: - Tả một người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, em...)
Với đề bài này, học sinh có thể chọn tả người bà của mình :
* Học sinh gặp gỡ và trò chuyện với bà của em một lần nữa đồng thời tạo thêm
cảm xúc để em chuẩn bị viết bài.
* Quan sát và hồi tưởng lại những gì đã thu thập được về hình dáng bên ngoài và
tính tình của bà.
- Hình dáng :
+ Khuôn mặt, đôi má, mái tóc, làn da, ...là những bộ phận dễ nhận ra đặc điểm của
người già.
+ Thân hình, dáng đi, các động tác khi làm việc...
+ Khi quan sát và hồi tưởng cần chú úy đến đặc điểm của người yếu( má nhăn nheo,
mắt mờ, tóc bạc, răng rụng, có người lưng còng, chân yếu, đi phải chống gậy...), đến
những điểm riêng của cụ già em định tả( ví dụ bà đã già nhưng mắt có khi còn tinh,
vẫn xâu kim được...)
- Tính tình :


8


+ Tính tình của bà thể hiện rõ trong quan hệ với con cháu, với mọi người xung
quanh( chịu khó chăm chỉ làm việc, săn sóc, dạy bảo con cháu những điều hay lẽ
phải...)
+ Để làm rõ tính cách của bà các em cần nhớ lại những việc làm, những câu chuyện
dù nhỏ nhưng làm nổi rõ tính cách đó. Chính việc kể lại các việc làm hoặc câu chuyện
làm cho bài văn sinh động.
+ Nhớ lại tình cảm của em với bà : yêu mến, kính trọng, mong muốn giúp đỡ bà thể
hiện qua việc làm , lời nói của em với bà....
Bước 4. Chọn từ , đặt câu.
- Việc dùng từ đặt câu sai dẫn đến chất lượng bài văn không tốt. Vì thế, ở mỗi tiết
làm văn thì việc rèn luyện cách dùng từ đặt câu, lựa chọn và sử dụng những hình ảnh,
biện pháp so sánh,… để đạt được những câu văn sinh động hấp dẫn là vô cùng quan
trọng. Trong các tiết tập làm văn Luyện tập tả người, ngoài việc cho học sinh học hỏi
cách tả hình dáng, tính tình, hoạt động của người ở một số đoạn văn của một số nhà
văn : Bà tôi – Mác –xim Go-rơ-ki; Người thợ rèn – Nguyên Ngọc; Chú bé vùng biểnTrần Văn ; Công nhân sửa đường- Nguyễn Thị Xuyến, Cô Chấm – Đào Vũ, giáo viên
cần :
- Cung cấp cho học sinh vốn từ để miêu tả .
+ Miêu tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt, đen mướt, nâu đen, hoa râm, muối tiêu,
bạc phơ, mượt mà, mượt như tơ, óng ả,óng mượt, óng chuốt, lơ thơ, xơ xác, cứng như
rễ tre, …
+ Miêu tả đôi mắt: một mí, hai mí, bồ câu, ti hí, đen láy,nâu đen, linh hoạt, lanh
lợi, sinh động, tinh anh, tinh ranh, trong veo,gian giảo, soi mói, láu lỉnh, sáng long
lanh, mờ đục, lờ đờ, lim dim, trầm tư, trầm tĩnh, trầm buồn, hiền , mơ màng…
+ Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, vuông chữ điền,
đầy đặn, bầu bĩnh, phúc hậu, bánh đúc, mặt choắt, mặt lưỡi cày…

9



+ Miêu tả làn da: trắng trẻo, trắng nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc,
đen sì, ngăm đen, bánh mật, đỏ như đồng hun, mịn màng, nhẵn nhụi, căng bóng, nhăn
nheo, sần sùi, thô ráp…
+ Miêu tả vóc người: vạm vỡ, mập mạp, to bè bè, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh,
nho nhã, thanh tú, vóc dáng thư sinh , còm nhom, gầy đét, dong dỏng, tầm thước,cao
lớn, thấp bé, lùn tịt…
+ Miêu tả giọng nói : truyền cảm, nhẹ nhàng, trầm ấm, nhỏ nhẹ , thánh thót, ồm
ồm, sang sảng, ngọt ngào, ấm áp …
+ Miêu tả tiếng cười: giòn tan, khanh khách, khúc khích…
+ Miêu tả dáng đi : thong thả, nhanh, nhẹ nhàng, liêu xiêu, thất thểu…
* Hướng dẫn học sinh lựa chọn từ để miêu tả phù hợp với vóc dáng , tính tình,
hoạt động , độ tuổi, tâm trạng…
VD : Miêu tả mái tóc:
- Em bé đang tập nói, tập đi : mái tóc thưa, hoe vàng…
- Ông ( hoặc bà ) đã cao tuổi: Mái tóc trắng như cước ( hoa râm, muối tiêu, đã nhiều
sợi bạc…)
- Mẹ : Mái tóc dài, đen nhánh, mượt mà…
* Hướng dẫn học sinh viết những câu văn hay, gợi hình, gợi tả.
Sử dụng biện pháp so sánh, dùng các động từ, tính từ.. chọn lọc.
VD : +, Tả em bé : Đôi mắt, tròn xoe, đen như hai hạt nhãn. Hai má lúc nào cũng
hây hây như táo chín, khiến ai cũng muốn thơm.
+, Tả người lao động khỏe mạnh: Da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như
trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.
( Theo Ma Văn Kháng)
* Hướng dẫn học sinh lồng cảm xúc khi tả:
VD : Tả cô giáo khi giảng bài: Chao ôi! Giọng đọc của cô mới hay và truyền cảm làm
sao! Lời cô giảng khắc sâu vào tâm trí em, em nghe mà như thể nuốt lấy từng câu
từng chữ…

10


* Hướng dẫn học sinh mở rộng câu bằng những lời nhận xét, bình luận.
VD : Tả cô giáo khi cô giảng bài tập đọc Hạt Gạo làng ta của nhà thơ Trần Đăng
Khoa: Giọng đọc của cô ngọt ngào như làn suối mát.
Giọng đọc của cô ngọt ngào như làn suối mát, gợi lên trong mỗi chúng em về
hình ảnh của làng quê Việt Nam, về những người nông dân lao động cần cù, dũng
cảm khi họ phải đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt, đương đầu với cuộc chiến
tranh tàn khốc do đế quốc Mĩ gây ra .
*Hướng dẫn học sinh mở rộng đặc điểm được tả bằng những câu văn bình luận,
nhận xét, thể hiện cảm xúc.
VD: Tả đôi mắt cô giáo: Đôi mắt cô rất đẹp, tròn, đen, ẩn dưới hai hàng mi vừa cong,
vừa dài. Một đôi mắt chứa chan cảm xúc. Đôi mắt ấy lúc nào cũng như biết nói, biết
xoa dịu vỗ về, biết khơi dậy niềm vui, biết hướng chúng em đến với những ước mơ
hoài bão, đến với cái thiện, cái mĩ của cuộc đời. Mỗi lần một ai đó không thuộc bài
hoặc mắc lỗi lầm gì đấy, chỉ cần nhìn ánh mắt của cô là chúng em không thể dối lòng
mình được nữa.
Bước 5: Hướng dẫn học sinh mở bài, kết bài hay, có cảm xúc.
* Hướng dẫn học sinh chọn cách mở bài có cảm xúc.
VD : +, Mở bài tả mẹ bằng cảm xúc :
Mỗi khi nghe câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
là lòng em lại trào dâng niềm cảm xúc khi nghĩ về người mẹ kính yêu của em.
+, Mở bài tả bạn theo lối kể chuyện: Giữa giờ tập đọc bỗng có tiếng gõ cửa. Cô
giáora mở cửa. Một lát sau cô dẫn vào một bạn gái. Cô nói : “ Đây là một bạn mới
vào học lớp ta.” Bạn được xếp ngồi cạnh em. Từ đó em và An quen rồi thân nhau.
+ , Mở bài bằng một câu nói : _ “Hà ơi , đi học thôi.” Ngày nào cũng vậy, giọng
nói trong trẻo ấy lại cất lên từ phía ngõ nhà em. Giọng nói của Mai đấy. Chúng em
học cùng nhau và chơi thân vơi nhau từ khi còn học mẫu giáo.

11


* Hướng dẫn học sinh chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng tuy nhiên cần
đạt được 3 ý sau:
- Nhận xét đánh giá người được tả: VD Mẹ là người tuyệt vời nhất trong trái tim em.
- Nêu tình cảm của mình người được tả: VD Em rất yêu quý và kính trọng mẹ , em tự
hào vì mình được làm con của mẹ .
- Hành động: Mẹ là người tuyệt vời nhất trong trái tim em. Em rất yêu quý và kính
trọng mẹ , em tự hào vì mình được làm con của mẹ . Em thầm hứa phải học tập thật
tốt để xứng đáng với công lao trời biển mà mẹ dành cho em.
Bước 6: Viết bài hoàn chỉnh.
Yêu cầu học sinh viết câu văn phải đúng ngữ pháp ( phải xác định được đâu là chủ
ngữ, đâu là vị ngữ, các vế câu trong câu ghép). Câu văn có hình ảnh, giàu cảm xúc, tạo
được sự liên kết chặt chẽ giữa các câu, các đoạn văn.
Bước 7. Kiểm tra lại bài.
Sau mỗi tiết tập làm văn, giáo viên tổ chức cho học sinh soát lỗi và tự phát hiện
lỗi sai, tự sửa. Nếu học sinh không tự tìm và sửa được lỗi thì giáo viên sẽ tổ chức kiểm
tra theo nhóm để học sinh tự giúp nhau sửa bài. Giáo viên là người cuối cùng chốt lại
những câu văn như thế nào là hay, là đúng. Việc đọc một vài câu văn hay của các bạn
trong lớp cũng là một hình thức khuyến khích, động viên giúp học sinh tự tin hơn vào
khả năng của mình, từ đó các em có những bài viết hoàn chỉnh hơn.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
Áp dụng cho giảng dạy môn Tiếng Việt khối lớp 5 .
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
Qua theo dõi và trong quá trình thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy biện pháp : " Một
số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt dạng văn tả người. " cho học sinh lớp
5A4 của tôi nói riêng và học sinh khối 5 nói chung đã bước đầu thu được kết quả tốt.
Cụ thể :
- Kĩ năng làm bài văn tả người của các em dần hình thành. Các em đã biết phối


12


hợp miêu tả vừa đảm bảo tính chân thực, vừa mang tính nghệ thuật. Bài viết của các
em đã sinh động và giàu hình ảnh hơn. Đọc bài viết của các em, người đọc đã hình
dung được một con người cụ thể có tâm hồn , tình cảm. Bài viết không còn dập khuôn
theo công thức. Mỗi bài văn tả người của các em đã thể hiện chân dung một con người
với cảm xúc riêng của mỗi em. Chất lượng môn tập làm văn nói chung và kiểu văn tả
người của các em nói riêng được nâng lên rõ rệt.
Xin được trích dẫn một vài đoạn văn tả người mà các em đã viết để các thầy cô
cùng nhận xét :
+, Để tả hình dáng của một trẻ em có hoàn cảnh khó khăn một học sinh viết :
" Mái tóc em vàng hoe. Chính cái nắng gay gắt của mùa hè, gió bụi của đồng quê
đã nhuộm mái tóc đen dày của cô bé hoá thành một màu vàng cháy. Không được
trắng trẻo đã đành, làn da cô bé lại mang màu đen sạm. Trải qua bao sương gió,
làn da ấy trở thành khô mốc từ bao giờ có lẽ cô không hề biết ..."
+, Để tả tính tình của một người bà , một học sinh viết :
" Em gái tôi cứ chạy tới, chạy lui những bước ngắn ngủi. Bà đuổi theo, lưng
còng xuống, chiếc bát và thìa cơm đầy cứ đưa ra phía trước. Bà vồ được cháu, ôm
chầm lấy. Cháu co chân lên leo vào lòng bà cười như nắc nẻ. Tiếng cười giòn và
nghe trong trẻo làm sao. Bà dỗ dành, giọng khản đặc vì tuổi già nhưng đầy vẻ âu
yếm " Cháu ăn miếng cơm rồi lại chạy nữa nào. Cún con của bà ngoan ghê!" Hai
hàm răng thưa rễnh cứ cắn chặt vào nhau. Bà kiên nhẫn dỗ dành. Mãi cháu mới
há miệng ra đón lấy thìa cơm. Khi cái miệng bé há ra , c ái miệng móm mém của bà
cũng há tròn xoe....
- Nhiều học sinh trong lớp đã viết được những câu văn hay giàu cảm xúc, giàu hình
ảnh
+, Cuộc đời bà là một vầng trăng đẹp toả sáng muôn nơi. Bà là hiện thân của
đức hi sinh và chịu đựng của những bà mẹ Việt Nam mà chẳng có đứa con nào có

thể ngợi ca hết được...

13


+, Nhìn cái dáng gầy gầy, nước da hơi xanh và ánh mắt đầy thương yêu, lo
lắng của mẹ, em thấy thương mẹ biết bao! Em muốn gục đầu vào bờ vai nhỏ nhắn
của mẹ và nói với mẹ thật nhiều: Con yêu mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu
3.6. Các thông tin cần được bảo mật : (Không có)
3.7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Về trình độ chuyên môn : GV đạt trình độ từ Cao đẳng trở lên.
- Về cơ sơ vật chất : Kinh phí để tổ chức chuyên đề chuyên môn.
3.8. Tài liệu kèm : (Không có)
4.Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
Tôi xin cam kết những nội dung trình bày trong sáng kiến là những suy nghĩ và
việc làm của tôi và đã áp dụng vào trong thực tế tại ...... từ tháng 8 năm 2018 đến nay.
CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
(xác nhận)
(Ký tên, đóng dấu)

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

14


15



16



×