Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Giải pháp đảm bảo an toàn cho người lao động tại nhà máy z143 thuộc tổng cục công nghiệp quốc phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

LÊ HUY MẠNH

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY Z143 THUỘC TỔNG
CỤC
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)


Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

LÊ HUY MẠNH

GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY Z143 THUỘC TỔNG
CỤC
CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG
Chuyên ngành: Quản trị An ninh phi truyền thống
Mã số: 8900201.05QTD


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC THẮNG


Hà Nội - 2019


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động
của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được
công bố trong bất cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác.
Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trích dẫn, bảng, biểu,
công thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã
được trích dẫn cụ thể.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Khoa Quản trị
và Kinh doanh, trước pháp luật về những cam kết nói trên.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2019

Tác giả luận văn

Lê Huy Mạnh

i



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn
Ngọc Thắng, người thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên
khoa Quản trị và kinh doanh, trường Đại học Quốc gia Hà nội đã tạo điều kiện và
dành tình cảm cho các thành viên lớp MNS 03 và MNS 04 trong suốt quá trình học
tập tại khoa với tất cả sự tận tụy, chân thành và trách nhiệm.
Tôi xin cảm ơn tập thể lớp MNS 03 và MNS4, cùng bạn bè, đồng nghiệp,
lãnh đạo chỉ huy, CB, CNV, NLĐ tại Nhà máy Z143/Tổng cục CNQP đã động viên,
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn.
Trước những kết quả đạt được sau thời gian học tập, rèn luyện và nghiên cứu
khoa học, cũng như kết quả nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình, bên cạnh sự nỗ
lực cố gắng của bản thân là sự tạo điều kiện về mọi mặt của lãnh đạo, chỉ huy các
cấp, của các thầy, cô và sự động viên kích lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Mặc dù mong muốn và đã cố gắng hoàn thành luận văn một cách tốt nhất
nhưng do kiến thức và nhận thức còn nhiều mặt hạn chế nên luận văn sẽ không
tránh khỏi những thiếu xót do vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của
tất cả các thầy cô và các bạn để hoàn thiện luận văn một cách tốt hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
CAM KẾT................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ.....................................................................viii

MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI LAO
ĐỘNG DƯỚI GÓC ĐỘ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG...........................................6

1.1.Nhận thức về an ninh phi truyền thống...............................................................6
1.1.1. Các quan niệm về an ninh phi truyền thống.................................................6
1.1.2. Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.........10
1.2. Nhận thức về quản trị an ninh phi truyền thống..............................................14
1.2.1. Quản trị an ninh phi truyền thống..............................................................14
1.2.2. Các yếu tố quản trị an ninh phi truyền thống ở Việt Nam..........................14
1.3. Nhận thức về an ninh con người.......................................................................16
1.3.1. Khái niệm của an ninh con người..............................................................16
1.3.2. Phương trình quản trị an ninh con người của doanh nghiệp.......................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO CÁN
BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NLĐ TẠI NHÀ MÁY Z143 THUỘC TỔNG CỤC
CNQP..................................................................................................................... 21
2.1. Khái quát chung về Nhà máy Z143..................................................................21
2.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp..............................................................21
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy........................................21
2.1.3. Các ngành nghề kinh doanh chính.............................................................23
2.1.4. Nhiệm vụ của công ty................................................................................23
2.1.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà máy...................................................................24

iii


2.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ tại
Nhà máy Z143.........................................................................................................27
2.2.1. Các yếu tố bên trong..................................................................................27

2.2.2. Các yếu tố bên ngoài..................................................................................34
2.3. Thực trạng công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ tại Nhà máy Z143.................36
2.3.1. Công tác tuyên truyền an toàn lao động.....................................................36
2.3.2. Công tác môi trường, vệ sinh và huấn luyện an toàn lao động...................38
2.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe, bệnh nghề nghiệp........................................40
2.3.4. Chế độ phúc lợi xã hội cho NLĐ...............................................................42
2.3.5. Công tác bố trí và sử dụng NLĐ................................................................45
2.4. Đánh giá thực trạng đảm bảo an toàn cho NLĐ tại Nhà máy Z143.................46
2.4.1. Đánh giá chung công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ.................................46
2.4.2. Đánh giá công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ............................................48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................56
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC ĐẢM BẢO
AN TOÀN ĐỐI VỚI NLĐ TẠI NHÀ MÁY Z143..............................................58
3.1. Nguyên tắc đảm bảo an toàn cho NLĐ.............................................................58
3.1.1. Đảm bảo về an toàn lao động.....................................................................58
3.1.2. Đảm bảo việc làm và chế độ phúc lợi xã hội..............................................59
3.2. Trách nhiệm đối với công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ.................................61
3.2.1. Trách nhiệm của Nhà nước........................................................................61
3.2.2. Trách nhiệm của lãnh đạo chỉ huy Nhà máy..............................................62
3.2.3. Trách nhiệm của người lao động................................................................63
3.3. Giải pháp để nâng cao công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ tại Nhà máy Z143.
................................................................................................................................. 64
3.2.1. Nâng cao vai trò của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích
của NLĐ..............................................................................................................64
3.2.2. Thiết lập hệ thống quản lý an toàn lao động...............................................66
3.2.3. Duy trì thực hiện văn hóa an toàn lao động................................................67

iv



3.2.4. Các giải pháp về kỹ thuật an toàn, đổi mới công nghệ, cải thiện điều kiện
làm việc, đảm bảo môi trường an toàn cho NLĐ, đề phòng sự cố.......................69
3.2.5. Các giải pháp về tuyên truyền và huấn luyện ATLĐ..................................70
3.2.6. Các giải pháp đảm bảo yếu tố tâm sinh lý trong lao động..........................71
3.2.7 Tăng cường sự tham vấn của NLĐ.............................................................72
3.2.8. Thực hiện áp dụng quản lý theo 5S............................................................73
KẾT LUẬN HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN........................................................765
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................776
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5
6
7

Chữ viết tắt
Tổng cục CNQP
NLĐ
NSDLĐ
CB, CNV
ATVSLĐ
BHXH

BHYT

Chữ viết đầy đủ
Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng
Người lao động
Người sử dụng lao động
Cán bộ, công nhân viên
An toàn vệ sinh lao động
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế

DANH MỤC BẢNG BIỂU

vi


Bảng 1.1. So sánh an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống......................14
Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Nhà máy Z143 giai đoạn 2016
– 2018...................................................................................................................... 29
Bảng 2.2: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính........................................................30
Bảng 2.3: Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi..........................................................31
Bảng 2.4: Tổng chi phí cho công tác an toàn, VSLĐ...............................................32
Bảng 2.5: Tổng hợp điều kiện làm việc và số lượng lao động tiếp xúc với yếu tố độc
hại............................................................................................................................ 33
Bảng 2.6. Tổng hợp điều kiện làm việc và số lượng lao động tiếp xúc với các yếu tố
nguy hiểm................................................................................................................ 33
Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá kết quả huấn luyện ATVSLĐ....................................40
Bảng 2.8: Tình hình tai nạn lao động giai đoạn 2016 – 2018..................................50
Bảng 2.9: Mức độ áp dụng kiến thức ATVSLĐ sau khi được huấn luyện vào thực tế....51
Bảng 2.10: Kết quả đánh giá điều kiện môi trường làm việc...................................52

Bảng 2.11. Đánh giá của NLĐ về phúc lợi xã hội...................................................55
Bảng 2.12. Đánh giá công tác bố trí, sử dụng lao động...........................................56

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy Z143............................................................24
Hình 2.2. Phân xưởng sản xuất Nhà máy Z143.......................................................39
Hình 2.3. Công tác chăm sóc sức khỏe NLĐ tại Nhà máy Z143.............................41
Hình 2.4. Hoạt động ăn ca cho NLĐ.......................................................................43
Hình 2.5. Hoạt động TDTT cho NLĐ tại Nhà máy Z143........................................44
Hình 2.6. Hoạt động sản xuất tại Nhà máy Z143.....................................................45
Biều đổ 2.1: Tình hình sức khỏe NLĐ làm việc trực tiếp qua các năm 2016 – 2018.....48
Biểu đồ 2.2: So sánh thu nhập bình quân NLĐ tại Nhà máy Z143 với thu nhập bình
quân NLĐ trong Tổng cục CNQP...........................................................................53
Hình 2.7. Hoạt động Tết thiếu nhi cho con em NLĐ...............................................54
Hình 3.1. Văn hóa an toàn trong doanh nghiệp........................................................67

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Xác định NLĐ luôn là tài sản quý giá của doanh nghiệp, trong những năm
qua, Nhà máy Z143/Tổng cục CNQP luôn đặc biệt quan tâm chăm lo đời sống NLĐ
(NLĐ). Nhiều chế độ, chính sách có lợi cho CB, CNV, NLĐ đã được Nhà máy thực
hiện như: thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn lao động (VSATLĐ), phòng chống
cháy nổ, quan tâm công tác đào tạo về an toàn, đảm bảo các chế độ, cải thiện điều

kiện làm việc của NLĐ; trang bị đầy đủ dụng cụ, trang bị phòng hộ cho NLĐ; duy
trì chế độ khám bệnh định kỳ; chế độ ăn ca tự chọn được thực hiện; tổ chức tốt an
dưỡng, nghỉ mát cho NLĐ. Đảm bảo an toàn cho NLĐ và thiết bị trong sản xuất.
Trong nhiều năm, Nhà máy không có vụ việc tai nạn nghiêm trọng và được Tổng
cục CNQP đánh giá cao trong công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ.
Đồng thời, do làm tốt công tác an toàn lao động nên trong những năm qua
hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của Nhà máy Z143 đã không ngừng được
cải thiện, năng suất, chất lượng sản xuất ngày càng tăng lên, tạo thu nhập ổn định
cho NLĐ, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất quốc phòng và phát triển
kinh tế - xã hội do Bộ Quốc phòng và Tổng cục CNQP giao.
Tuy nhiên, thực tiễn thấy rằng công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ tại Nhà
máy Z143 vẫn còn tồn tại nhiều những khó khăn, hạn chế trong chỉ đạo, nhận thức
và chấp hành các chế độ chính sách. Nhằm giải quyết các vấn đề vướng mắc dưới
góc độ của chuyên ngành quản trị an ninh phi truyền thống với nội hàm quản trị an
ninh con người, học viên lựa chọn đề tài “Giải pháp đảm bảo an toàn cho NLĐ tại
Nhà máy Z143 thuộc Tổng cục CNQP” cho luận văn thạc sỹ nhằm đưa những kiến
thức được học để áp dụng vào thực tiễn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
trong những năm tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Khái niệm an ninh phi truyền thống và quản trị an ninh phi truyền thống, an
ninh con người.

1


An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện kể từ sau Chiến
tranh lạnh đồng nhưng được sử dụng nhiều nhất kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001
tại Mỹ và sau đó là liên tiếp các vụ khủng bố khác trên thế giới. Khái niêm an ninh
phi truyền thống sau đó được sử dụng rộng rãi, phổ biến trên các diễn đàn quốc tế
thảo luận về các vấn đề an ninh, chính trị của nhiều quốc gia trên thế giới cùng sự

gia tăng của các loại tội phạm mới (internet, xuyên biên giới…); các thảm họa thiên
nhiên diễn biến tiêu cực trong bối cảnh biến đổi khí hậu (lũ lụt, hạn hán, động đất,
sóng thần…); các dịch bệnh lây lan (HIV, SARS, H5N1, Ebola…).
An ninh phi truyền thống được hiểu là sự tồn tại và phát triển bền vững cá
nhân, con người, doanh nghiệp, cộng đồng, quốc gia và cả loài người trong bối cảnh
cạnh tranh, hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Các mối đe dọa từ an ninh truyền thống được hiểu là các vấn đề an ninh mới
xuất hiện và có khả năng, tác động tiêu cực tới sự an toàn, ổn định và phát triển bền
vững của cá nhân, con người, doanh nghiệp, cộng đồng, quốc gia và cả loài người
trong bối cảnh biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Theo tài liệu “Tổng quan quản trị an ninh phi truyền thống” của nhóm tác giả
Nguyễn Văn Hưởng, Bùi Văn Nam và Hoàng Đình Phi, an ninh phi truyền thống
được phân loại theo những cách sau đây:
- Phân loại theo cách tiếp cận: Cách tiệm cận lấy nhà nước làm trung tâm;
cách tiệm cận lấy con người làm trung tâm.
- Phân loại theo 3 nhóm chịu các tác động của an ninh phi truyền thống: an
ninh nhà nước; an ninh con người; an ninh doanh nghiệp.
- Phân loại theo các ngành kinh tế chính: an ninh nông nghiệp; an ninh công
nghiệp, an ninh thương mại, an ninh tài chính, an ninh ngân hàng, an ninh giao
thông, an ninh biển, an ninh thông tin và truyền thông…
Quản trị an ninh phi truyền thống là việc các nhà lãnh đạo và quản trị được
giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu,ban hành và tổ chức thực hiện các
chính sách, chiến lược và kế hoạch ứng phó với các mối nguy để đảm bảo an ninh
phi truyền thống của Nhà nước, con người (cộng đồng) và doanh nghiệp.
Nội hàm của quản trị an ninh phi truyền thống bao gồm:
2


- Quản trị an ninh phi truyền thống ở cấp độ nhà nước
- Quản trị an ninh phi truyền thống ở cấp độ cộng đồng

- Quản trị an ninh phi truyền thống ở cấp độ doanh nghiệp.
Năm 1994, lần đầu tiên khái niệm an ninh con người được nêu trong “Báo
cáo phát triển con người” của Chương trình phát triên Liên Hợp Quốc (UNDP).
Theo UNDP, các quốc gia trong nhận thức về an ninh của mình đã không có những
mối quan tâm chính đang về các vấn đề an ninh đối với những người dân thường
trong cuộc sống thường nhật của họ. Do vậy, họ đã đề xuất ra khái niệm an ninh con
người bao gồm 7 nhân tố trụ cột đảm bảo an ninh con người: an ninh sức khỏe, an
ninh lương thực, an ninh cá nhân, an ninh môi trường, an ninh kinh tế, an ninh cộng
đồng, an ninh chính trị.
Theo các tác giả Nguyễn Văn Hưởng, Hoàng Đình Phi, an ninh con người thì có
6 trụ cột chính để đảm bảo an ninh con người là an ninh cá nhân, an ninh sức khỏe, an
ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, an ninh môi trường.
- Phương trình cơ bản an ninh của 1 chủ thể (Theo TT.TS Nguyễn Văn
Hưởng & PGS.TS Hoàng Đình Phi. 2016)
An ninh của 1 chủ thể = (An toàn + Ổn định + Phát triển bền vững) – (Chi
phí quản trị rủi ro + Chi phí mất do khủng hoảng + Chi phí khắc phục khủng hoảng)
Viết tắt: S’S= (S+S+S) – (C+C+C)
- Phương trình an ninh con người (Theo TT.TS Nguyễn Văn Hưởng &
PGS.TS Hoàng Đình Phi. 2016)
An ninh con người = An toàn + Tự do + Phát triển
2.2. Một số tài liệu, bài báo liên quan đến an ninh phi truyền thống, an ninh con
người và vấn đề đảm bảo an toàn cho NLĐ của một số đơn vị, cơ quan.
- Tài liệu Tổng quan về quản trị an ninh (Nhóm tác giả TT.TS Nguyễn Văn
Hưởng, Hoàng Đình Phi): Trong Tài liệu này các tác giả đã đề cập đến các nội dung
như sau: khái niệm cơ bản về an ninh, quản trị an ninh, an ninh quốc gia, an ninh
truyền thống và an ninh phi truyền thống; một số cách tiếp cận vấn đề an ninh; một
số vấn đề cần nghiên cứu về an ninh.

3



- Tài liệu Tổng quan về quản trị an ninh phi truyền thống (Nhóm tác giả
TT.TS Nguyễn Văn Hưởng, TT.PGS.TS Bùi Văn Nam, PGS.TS Hoàng Đình Phi):
Tài liệu bao gồm 3 chương: Chương 1, Các khái niệm và nội hàm; chương 2, Quản
trị an ninh phi truyền thống; chương 3, các vấn đề cần nghiên cứu về quản trị an
ninh phi truyền thống. Tài liệu được biên soạn là tổng hợp toàn diện các vấn đề về
an ninh phi truyền thống. Các tác giả đã nêu các khái niệm và nội hàm về an ninh
truyền thống và an ninh phi truyền thống; quản trị an ninh phi truyền thống; các vấn
đề cần nghiên cứu về quản trị an ninh phi truyền thống.
- Các bài báo liên quan có liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn cho NLĐ
của một số đơn vị, cơ quan để làm cơ sở nghiên cứu lý luận về an ninh con người
trong an ninh phi truyền thống
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu công tác đảm bảo an toàn cho người lao động tại Nhà máy Z143
thuộc Tổng cục CNQP nhằm đưa ra những giải pháp để tăng cường công tác đảm
bảo an toàn cho người lao động tại Nhà máy. Xem xét những yếu tố ảnh hưởng đến
công tác đảm bảo an toàn cho người lao động (môi trường, điều kiện làm việc, đảm
bảo đời sống sinh hoạt, chế độ chính sách liên quan đến ATVSLĐ và quản trị nhân
lực) của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những đánh giá, phân tích và đề xuất giải
pháp phù hợp cho côn tác đảm bảo an toàn cho người lao động.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu công tác đảm bảo an toàn cho đội ngũ NLĐ tại Nhà
máy Z143 thuộc Tổng cục CNQP trong thời gian qua (tập trung từ năm 2016 đến
năm 2018).
- Nghiên cứu các giải pháp và định hướng đảm bảo an toàn cho NLĐ tại Nhà
máy Z143 trong tương lai.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu thực trạng công tác đảm bảo an toàn cho CB,
CNV và lao động hợp đồng tại Nhà máy Z143 thuộc Tổng cục CNQP.
- Về thời gian: Thu thập các tài liệu về công tác đảm bảo an toàn cho NLĐ

tại Nhà máy Z143 giai đoạn từ 2016 đến 2018.
4


6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện bằng việc sử dụng tổng hợp các phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Sử dụng phiếu điều tra khảo sát: Đây là phương pháp thu thập dữ liệu qua phiếu
điều tra khảo sát đối với các cán bộ, công nhân viên Nhà máy có liên quan.
Phiếu khảo sát bao gồm 7 câu hỏi về các lĩnh vực: Vận dụng kiến thức an toàn
vào hoạt động sản xuất; Đánh giá môi trường làm việc và chế độ phúc lợi xã hội
+ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cập được thu thập thông qua số liệu về công tác đảm bảo an toàn
cho NLĐ qua các phòng ban chức năng của Nhà máy Z143.
Nguồn số liệu thứ cấp: Qua các tài liệu, báo cáo của Nhà máy Z143 về công tác
đảm bảo an toàn cho NLĐ trong giai đoạn 2016 -2018 để đánh giá thực trạng đảm bảo
an toàn cho NLĐ tại Nhà máy Z143.
- Phương pháp so sánh: So sánh các yếu tố đảm bảo an toàn cho NLĐ qua các năm.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích thực trạng công tác đảm bảo an
toàn cho NLĐ và quản trị an ninh con người của doanh nghiệp.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu gồm 3 chương, có cấu trúc
như sau:
Chương 1: Lý luận cơ bản về đảm bảo an toàn cho người lao động dưới góc
độ an ninh phi truyền thống
Chương 2: Thực trạng công tác đảm bảo an toàn cho CB, CNV và NLĐ tại
Nhà máy Z143.
Chương 3: Giải pháp cơ bản để nâng cao công tác đảm bảo an toàn đối với
NLĐ tại Nhà máy Z143.


5


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO NGƯỜI
LAO ĐỘNG DƯỚI GÓC ĐỘ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
1.1. Nhận thức về an ninh phi truyền thống
An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện khá lâu sau an ninh
truyền thống và được bắt đầu nói đến vào những năm 80 của thế kỷ 20 và sử dụng
nhiều trong thập niên đầu của thế kỷ 21. Cùng với sự phát triển của thời đại, sự uy
hiếp an ninh quốc gia không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực quân sự, chế độ chính trị mà
còn được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác. An ninh phi truyền thống không chỉ bó
hẹp trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà còn bảo vệ con người, môi trường
sống, kinh tế văn hóa trước những yếu tố mới như: khủng bố, dịch bệnh, biến đổi
khí hậu, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm mạng…An ninh phi truyền thống
ngày nay trở thành mối quan tâm lớn của nhiều dân tộc quốc gia trên thế giới và là
một trong những vấn đề được nghiên cứu, bàn luận trong nhiều diễn đàn khu vực và
quốc tế, cũng như trong các hội nghị và hợp tác song phương, đa phương giữa các
quốc gia. Cùng với đó, khái niệm an ninh phi truyền thống ra đời và được sử dụng
rộng rãi phổ biến khi thảo luận các vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế xã
hội trong hợp tác an ninh của nhiều khu vực và thế giới, đặc biệt sau sự kiện khủng
bố 11-9-2001 ở New York, Mỹ khi 2 tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới bị
bọn khủng bố đánh sập.
Hiện nay, giới nghiên cứu trong nước và quốc tế chưa thống nhất được một
khái niệm hoàn chỉnh xung quanh thuật ngữ nay do tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể
mà các nhà nghiên cứu đưa ra các góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau về an ninh
phi truyền thống.
1.1.1. Các quan niệm về an ninh phi truyền thống
a. Quan niệm an ninh phi truyền thống của phương Tây và UNESCO
Richard H.Ullman là thành viên của Ban biên tập tờ NewYork Times và Giáo

sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Princeton (Mỹ) từ 7/1977 là một trong những
người đầu tiên trong giới nghiên cứu phương Tây đưa ra quan niệm về an ninh phi
truyền thống. Trong một bài viết của mình vào năm 1983, ông cho rằng an ninh
6


quốc gia không nên hiểu theo nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn
công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an ninh quốc gia còn phải đối mặt với
những thách thức phi truyền thống bao gồm: khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên
quốc gia có tổ chức, an ninh môi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng lượng
và an ninh con người.
Còn theo Amitav Acharya, Chủ tịch của UNESCO trong những vấn đề thách thức
xuyên quốc gia và Chủ tịch Trung tâm nghiên cứu ASEAN thì an ninh phi truyền thống
là các thách thức đối với sự tồn vong và chất lượng cuộc sống của con người và nhà
nước có nguồn gốc phi quân sự như thay đổi khí hậu, khan hiếm nguồn lực, bệnh dịch,
thiên tai, di cư không kiểm soát, thiếu lương thực, buôn người, buôn ma túy và tội phạm
có tổ chức. Như vậy, theo cách tiếp cận vấn đề an ninh phi truyền thống này, nhà nước và
con người là hai đối tượng bị thách thức trực tiếp.
Tại Liên Hợp Quốc, trước năm 1970, các văn bản của Liên Hợp Quốc chủ
yếu tập trung vào các vấn đề an ninh truyền thống tuy nhiên từ sau những năm 1970
đã bắt đầu nhấn mạnh những vấn đề mới xuất hiện có ảnh hưởng tới an ninh. Đến
thập niên 80 của thế kỷ 20, Liên Hợp Quốc bắt đầu nhìn nhận các vấn đề môi
trường, lương thực, nhân quyền, kinh tế… dưới góc độ an ninh và đưa ra những
thuật ngữ như an ninh môi trường, an ninh kinh tế…Theo Liên Hợp Quốc, an ninh
phi truyền thống bao gồm an ninh con người (cá nhân) và an ninh công đồng. Năm
1994, trong báo cáo “Phát triển con người” của Liên Hợp Quốc, an ninh phi truyền
thống bao gồm 7 lĩnh vực là kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người,
cộng đồng và chính trị.
b. Quan niệm an ninh phi truyền thống của Trung Quốc và khu vực Đông
Nam Á

Trung Quốc là nước có khá nhiều nhà nghiên cứu về an ninh phi truyền
thống tại châu Á. Đặc biệt sau sự kiện 11-9-2001 và tình trạng mất ổn định, dịch
bệnh diễn ra trong và ngoài lãnh thổ Trung Quốc thì các học giả ở quốc gia này đã
chú ý quan tâm đến các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.
Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Trung Quốc hiện nay được giới học
giả chia thành năm nhóm, trong đó:
7


Thứ nhất là, các vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững bao gồm
bảo vệ môi trương, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm soát
phòng chống dịch bệnh.
Thứ hai là, các vấn đề an ninh đe dọa đến sự ổn định khu vực và quốc tế bao
gồm an ninh kinh tế, an ninh xã hội, quyền con người và người tị nạn.
Thứ ba là, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia bao gồm buôn bán người và ma túy.
Thứ tư là, tổ chức tồn tại ngoài nhà nước/phi quốc gia thách thức trật tự thế
giới với vấn đề lớn nhất là sự đe dọa của khủng bố quốc tế.
Thứ năm là, vấn đề an ninh gây ra bởi phát triển công nghệ và toàn cầu hóa
bao gồm cả an ninh mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ thuật di truyền
Tại Đông Nam Á, an ninh phi truyền thống được đưa ra thảo luận và có quan
niệm cụ thể, rõ ràng trong Tuyên bố chung ASEAN – Trung Quốc về hợp tác trên
lĩnh vực an ninh phi truyền thống tại Hội nghị thượng định lần thứ 6 giữa các nước
ASEAN và Trung Quốc tại Phnom Pênh (Campuchia) năm 2002. Theo đó, an ninh
phi truyền thống được xác định là những vấn đề về các loại tội phạm xuyên quốc
gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh khu vực và thế giới,
đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hòa bình, ổn định trong và ngoài
khu vực. Cũng trong tuyên bố trên, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc bày tỏ
“sự quan ngại về những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng gia tăng như
buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí,
rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao”

Kể từ sau Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an
ninh phi truyền thống, các nước ASEAN đã triển khai đối thoại với các quốc gia
trong và ngoài khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU và các tổ chức quốc tế
trong hơp tác đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia và an ninh phi truyền thống,
trong đó có các chương trình như: Tuyên bố ASEAN về hợp tác chống khủng bố;
Tuyên bố chung ASEAN-Mỹ về hợp tác chống khủng bố; Tuyên bố chung ASEANEU về hợp tác chống khủng bố; Tuyên bố Bali II về xây dựng cộng đồng ASEAN;
các kỳ họp của Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN…
c. Quan niệm an ninh phi truyền thống của Việt Nam
8


Trong cùng khoảng thời gian xuất hiện các quan niệm an ninh phi truyền
thống của các nhà nghiên cứu trên thế giới, tại Việt Nam, thuật ngữ an ninh phi
truyền thống cũng bắt đầu được sử dụng và là chủ đề nghiên cứu của giới học giả
nói chung, khoa học chính trị, an ninh quốc phòng nói riêng. Một số quan niệm về
an ninh phi truyền thống của các học giả Việt Nam hình thành và xem an ninh phi
truyền thống bao gồm các vấn đề như: chủ nghĩa khủng bố quốc tế, buôn bán ma
túy và tội pham xuyên quốc gia, HIV/AIDS, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp, đói
nghèo, chênh lệch phát triển, môi trường xuống cấp, thảm họa thiên nhiên, an ninh
thông tin, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt…Các yếu tố phi quân sự cũng được
các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập đến như: chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ
nghĩa khủng bố, an ninh tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh khoa học –
kỹ thuật, an ninh môi trường (hiệu ứng nhà kính với sự nóng lên toàn cầu và mất
cân bằng sinh thái), buôn bán ma túy, dịch bệnh truyền nhiễm (đối với con người,
gia súc và cây trồng), tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, tấn
công mạng, di dân bất hợp pháp, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn nước, cướp biển,
kinh tế ngầm…đều thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống.
Ngoài ra, giới học giả Việt Nam ở cấp độ khu vực cũng đưa ra một số cách
tiếp cận đối với an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á. Họ cho rằng an ninh phi
truyền thống trong khu vực bao gồm các lĩnh vực: an ninh môi trường, an ninh năng

lượng, an ninh kinh tế, an ninh con người, an ninh biển, khủng bố và chống khủng
bố, thiên tai và dịch bệnh.
Như vậy qua các quan niệm nêu trên có thể thấy, các học giả Việt Nam có thể
chia thành hai trường phái dựa theo cách tiếp cận vấn đề an ninh phi truyền thống
Trường phái thứ nhất, quan niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng
hợp bao gồm an ninh quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường. An ninh phi
truyền thống không đối lập với an ninh truyền thống mà là sự mở rộng nội hàm
khái niệm an ninh truyền thống (là sự lấy an ninh quân sự làm trung tâm). Căn
cứ của quan niệm này xuất phát do tính tương đối của an ninh phi truyền thống
khi một mối đe dọa an ninh phi quân sự có thể chuyển hóa thành xung đột vũ
trang, chiến tranh.
9


Trường phái thứ hai, quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập với an ninh
truyền thống và không bao hàm an ninh quân sự. Trường hợp thứ hai rõ ràng hơn về
mặt ngữ nghĩa nhưng cũng thừa nhận các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng dẫn
đến xung đột và chiến tranh. Ở Việt Nam, hầu hết các nhà nghiên cứu và quan điểm
chính thống đều tiếp cận theo trường phái thứ hai nghĩa là coi an ninh phi truyền
thống không bao gồm các lĩnh vực an ninh quân sự.
Như vậy dù có rất nhiều quan niệm đa dạng nhưng ta có thể thẩy rằng an
ninh phi truyền thống có một số đặc điểm chung như sau:
- Các vấn đề an ninh phi truyền thống có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và
khu vực, mang tính chất xuyên quốc gia, đa quốc gia.
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống được gây ra bởi các tác nhân tự
nhiên hoặc các tổ chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành.
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống có ảnh hưởng trực tiếp đến cá
nhân và cộng đồng.
- Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm những vấn đề phi bạo lực
(kinh tế, văn hóa, môi trường, an ninh mạng…) và các vấn đề bạo lực (khủng bố, tội

phạm có tổ chức…)
Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống không trực tiếp thách thức đến chủ
quyền lãnh thổ an ninh quốc gia nhưng uy hiếp và ảnh hưởng đến sự sống và phát triển
của cá nhân con người, công dồng xã hội, quốc gia và quốc tế. An ninh phi truyền thống
là vấn đề mới và phức tạp tạo nên một cách nhìn mới về an ninh toàn diện.
1.1.2. Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai mặt của một đồng xu
trong dù có nhiều sự thể hiện khác nhau, chính vì vậy mối quan hệ giữa an ninh
truyền thống và an ninh phi truyền thống thể hiện ở 4 yếu tố sau:
- Yếu tố toàn cầu
Các vấn đề an ninh truyền thống nếu được nhìn dưới góc độ quốc gia hoặc
các quốc gia trong khu vực thì các vấn đề an ninh phi truyền thống lại không chỉ
nhìn nhận ở một quốc gia riêng biệt hay một nhóm các quốc gia trong khu vực mà
nó còn liên quan tới lợi tích toàn cầu.
10


Đầu tiên, các vấn đề thuộc về an ninh phi truyền thống có thể thấy như dịch
bệnh, ô nhiễm môi trường, khủng hoảng tài chính, chủ nghĩa khủng bổ… đều là
những vấn đề có tầm ảnh hưởng rộng khiến tất cả các quốc gia trên thế giới đều
phải đối mặt và không có quốc gia nào có thể tránh khỏi được.
Thứ hai, các vấn đề an ninh phi truyền thống có ảnh hưởng rộng lớn đến toàn
cầu như khủng hoảng tài chính năm 2007 lúc mới đầu chỉ diễn ra tại Mỹ với sự sụp đổ
của hàng loạt hệ thống ngân hàng nhưng sau đó đã lan ra toàn thế giới và hậu quả của nó
đã ảnh hưởng rất nặng nề đến nền tài chính thế giới do không thể kiểm soát.
Thứ ba, những nhân tố, yếu tố, chủ thể của an ninh phi truyền thống như tổ
chức khủng bố, an ninh mạng… nằm rải khắp và có mạng lưới trên toàn thế giới.
- Yếu tố đa dạng:
Cùng với sự phát triển và xu thế toàn cầu hóa, các vấn đề an ninh phi truyền
thống xuất hiện ngày càng nhiều và sâu rộng. Trong Tuyên bố chung ASEAN Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống năm 2002 đã liệt kê

các vấn đề an ninh phi truyền thống gồm: buôn lậu, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ
em, cướp biển, khủng bố, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm, kinh tế quốc tế và tội
phạm công nghệ cao.
Từ góc độ an ninh quốc gia, có thể chia an ninh phi truyền thống thành các
nhóm vấn đề sau: an ninh chính trị, an ninh quân sự, an ninh xã hội, an ninh kinh tế,
an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, an ninh môi trường.
Từ tính chất đe dọa và đối tượng bị đe dọa, an ninh phi truyền thống được chia
thành 5 loại chính gồm: vấn đề an ninh liên quan đến sự phát triển bền vững; mối đe
dọa, uy hiếp đến từ sự ổn định an ninh khu vực và quốc tế; tổ chức tội phạm xuyên
quốc gia; tổ chức tồn tại ngoài nhà nước thách thức trật tự an ninh quốc tế; vấn đề
an ninh gây ra bởi sự phát triển công nghệ và toàn cầu hóa.
- Yếu tố bộc phát:
Các mối đe dọa đến từ an ninh truyền thống chủ yếu thông qua các mâu
thuẫn lợi ích giữa các quốc gia, dân tộc, tôn giáo dẫn tới chiến tranh vũ trang.
Những mối đe dọa này hoàn toàn có thể được kiểm soát và hạn chế mức độ nghiêm
trọng với sự chủ động từ các bên liên quan. Thời gian và cách thức diễn ra của các
11


mối đe dọa đến từ an ninh truyền thống cũng có diễn biến tuần tự và thường không
diễn ra một cách chớp nhoáng. Tuy nhiên các mối đe dọa đến từ an ninh phi truyền
thống lại bùng nổ nhanh chóng, diễn ra đột ngột, khó kiểm soát, thiếu dấu hiệu rõ
ràng. Ví dụ như các vụ khủng bố diễn ra trên toàn cầu đều xảy ra và không hề được
dự báo trước hoặc như đại dịch AIDS những năm 1980, bệnh bò điên, lở mồm long
móng hay gần đây là bệnh SARS, H5N1 đều diễn biến rất nhanh chóng và khi được
nhận thức thì nó đã gâyhậu quả nghiêm trọng.
- Yếu tố chuyển hóa
Mặc dù an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống là hai mặt của an
ninh quốc gia nhưng chúng lại có quan hệ đan xen với nhau, trong một số điều kiện
chúng ta không thể phủ định khả năng chuyển hóa giữa mối quan hệ an ninh truyền

thống và an ninh phi truyền thống. Các mối đe dọa an ninh truyền thống và an ninh
phi truyền thống được đan xen, tương tác và có thể biến đổi lẫn nhau trong những
điều kiện nhất định.
Thứ nhất, nhiều vấn đề an ninh phi truyền thống là hậu quả trực tiếp của các
vấn đề an ninh truyền thống. Chẳng hạn như vấn đề người tị nạn do chiến tranh và
các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Thứ hai, một số vấn đề an ninh truyền thống có thể phát triển thành các vấn
đề an ninh phi truyền thống. Ví dụ, sự ra đời của chủ nghĩa khủng bố liên quan chặt
chẽ đến các vấn đề an ninh truyền thống như tâm lý đấu tranh gây ra bởi chủ nghĩa
bá quyền, xung đột và bởi các vấn đề lãnh thổ và chủ quyền và những vấn đề lịch sử
hình thành bởi mâu thuẫn dân tộc và tôn giáo.
Thứ ba, một số vấn đề an ninh phi truyền thống cũng có thể gây ra mâu thuẫn
và xung đột trong an ninh truyền thống. Nếu các tổ chức khủng bố tìm kiếm các
phương tiện công nghệ cao như hạt nhân và hóa sinh, nó sẽ liên quan đến sự gia
tăng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sự tương tác giữa các mối đe dọa an ninh truyền
thống và an ninh phi truyền thống tưởng như biệt lập, nhưng khi xét tới nguyên
nhân, sự hình thành, thì chúng lại có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, bởi có cái này mà
có cái kia và ngược lại.

12


Bản thân trong chính các vấn đề an ninh phi truyền thống cũng có sự chuyển
hóa. Chẳng hạn, như bệnh AIDS vốn là đại dịch thế kỷ, là một trong những sự uy
hiếp của an ninh phi truyền thống thế nhưng khi y học phát triển và tìm được cách
điều trị thì nó lại không còn là mối đe dọa tới sự sinh tồn và phát triển của con
người nữa.
An ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống đều nằm trong nhóm các
vấn đề an ninh, là hai mặt của một vấn đề an ninh. Vì vậy, an ninh phi truyền thống
và an ninh truyền thống cùng tác động đến xây dựng chiến lược an ninh quốc

gia,..bảo đảm sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, an
ninh truyền thống nhấn mạnh tới việc sử dụng các biện pháp quân sự để chống lại
sự tấn công bằng quân sự nhằm uy hiếp, xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ. An ninh phi truyền thống sử dụng các biện pháp phi vũ trang để phòng
chống những uy hiếp có nguồn gốc phi quân sự liên quan đến sự phát triển của con
người và môi trường sống.
Về chủ thể, an ninh truyền thống có thể xác định được rõ ràng nhưng an ninh
phi truyền thống thì có vấn đề xác định được nhưng có vấn đề lại không xác định
được. An ninh truyền thống là sự xung đột giữa quân đội các nhà nước còn các mối
đe dọa an ninh phi truyền thống thường do các tác nhân tự nhiên hoặc do các tổ
chức ngoài nhà nước, nhóm người hoặc cá nhân tiến hành.
Về đối tượng đe dọa xâm phạm, với an ninh truyền thống đó chính là chủ
quyền lãnh thổ quốc gia, dân tộc còn với an ninh phi truyền thống là sự tồn tại, phát
triển bền vững của con người, xã hội, môi trường sống… Các mối đe dọa an ninh
phi truyền thống uy hiếp trực tiếp đến cá nhân con người hoặc cộng đồng, quốc gia
- dân tộc; còn an ninh truyền thống uy hiếp trực tiếp đến chủ quyền lãnh thổ quốc
gia - dân tộc, uy hiếp an ninh quốc gia.
Về không gian và phạm vi của mối đe dọa, an ninh truyền thống chủ yếu
diễn ra giữa hai quốc gia, nhóm liên minh các quốc gia còn an ninh phi truyền thống
có thể xuất phát từ nội tại một hoặc nhiều quốc gia sau đó có thể lan tỏa ảnh hưởng
tới cả khu vực và thậm chí toàn thế giới.

13


×