Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận bắc từ liêm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.68 KB, 120 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THèN

GIảI QUYếT KHIếU NạI TRONG GIảI PHóNG MặT
BằNG
TRÊN ĐịA BàN QUậN BắC Từ LIÊM THàNH PHố
Hà NộI

LUN VN THC S LUT HC


HÀ NỘI - 2019


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH THèN

GIảI QUYếT KHIếU NạI TRONG GIảI PHóNG MặT
BằNG
TRÊN ĐịA BàN QUậN BắC Từ LIÊM THàNH PHố
Hà NộI
Chuyờn ngnh: Lut Hin phỏp v lut hnh chớnh
Mó s: 8380101.02

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: GS.TS PHM HNG THI




HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính
chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã
thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Thị Thìn


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTHT:

Bồi thường hỗ trợ

GCNQSDĐ:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GPMB:

Giải phóng mặt bằng

HĐND:

Hội đồng nhân dân

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC

Số hiệu

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1

Bảng thống kê số dự án và diện tích đất cần giải phóng Error:
mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm từ năm 2014 Refere
đến năm 2018
nce
source
not
found

Bảng 2.2

Bảng số liệu về đơn thư tiếp nhận ở quận Bắc Từ Liêm
từ năm 2014 đến năm 2018

Error:
Refere
nce
source
not
found

Bảng 2.3

Bảng số liệu về công tác tiếp nhận khiếu nại trong giải
phóng mặt bằng ở quận Bắc Từ Liêm từ năm 2014 đến
năm 2018


Error:
Refere
nce
source
not
found

Bảng 2.4

Bảng số liệu về công tác giải quyết khiếu nại trong giải
phóng mặt bằng ở quận Bắc Từ Liêm từ năm 2014 đến
năm 2018

Error:
Refere
nce
source
not
found


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Từ Liêm là một quận của thành phố Hà Nội mới được thành lập từ
năm 2014. Là địa bàn quan trọng, chiến lược trong phát triển Thủ đô Hà Nội,
trong những năm qua, với sự chuyển mình từ nông thôn sang đô thị, rất nhiều
dự án, công trình quan trọng như kết cấu hạ tầng giao thông, các công trình
văn hóa công cộng, trụ sở các cơ quan, tổ chức, các khu công nghiệp, các khu
đô thị... được triển khai xây dựng đã nhanh chóng làm cho bộ mặt đô thị phía

tây Hà Nội thay đổi nhanh chóng. Để triển khai các dự án đòi hỏi phải có mặt
bằng xây dựng bàn giao cho chủ đầu tư. Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng
là một trong những mặt công tác trọng tâm của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ
Liêm trong những năm qua.
Tuy nhiên, đa số các dự án đều được triển khai trên đất đã được giao
quyền sử dụng cho các cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước, nên khi giải
phóng mặt bằng sẽ động chạm đến quyền, lợi ích của các chủ thể này. Do đó,
cùng với sự gia tăng nhanh chóng số lượng các dự án đầu tư trên địa bàn
Quận thì số vụ khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất và đền bù giải phóng
mặt bằng cho các chủ thể có đất bị thu hồi cũng ngày càng gia tăng, trong đó
có một số vụ việc kéo dài, phức tạp ảnh hưởng đến an ninh trật tự, tình hình
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. Năm 2014 số đơn khiếu nại
chỉ mới 139 đơn thì đến năm 2018 số đơn khiếu nại đã tăng lên hàng nghìn.
Xác định việc giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng trên địa
bàn quận là một nhiệm vụ quan trọng trong việc ổn định tình hình chính trị,
phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hoá của
Quận và tăng cường hiệu lực, hiệu quả của chính quyền các cấp; Quận uỷ,
Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm đã tích cực chỉ đạo

1


giải quyết khiếu nại nói chung và giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt
bằng nói riêng. Do đó, công tác giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt
bằng đã đạt những kết quả nhất định, tỷ lệ giải quyết khiếu nại đúng, thỏa
mãn được yêu cầu của người khiếu nại ngày càng cao, các vụ việc khiếu kiện
tập trung đông người giảm xuống rõ rệt, đảm bảo hoàn thành nhiều dự án
trọng điểm của Trung ương, Thành phố và Quận theo đúng tiến độ.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc giải quyết khiếu nại trong
giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm cũng còn gặp nhiều khó

khăn, hạn chế, vướng mắc, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Thậm chí có lúc, có
nơi còn để xảy ra vụ việc phức tạp, kéo dài, làm chậm tiến độ thực hiện dự án,
gây tổn hại về kinh tế và ảnh hưởng đến trật tự xã hội, mất nhiều thời gian và
công sức giải quyết.
Trong bối cảnh đó, nghiên cứu thực trạng việc giải quyết khiếu nại
trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, đặc biệt là việc
nhận diện những khó khăn, bất cập để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
hạn chế khiếu nại của công dân và từng bước giải quyết có hiệu quả các khiếu
nại của công dân về đền bù giải phóng mặt bằng, đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của quận Bắc Từ Liêm trong quá trình đô thị hoá là thực sự
bức thiết. Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài: "Giải quyết khiếu
nại trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố
Hà Nội" làm đề tài luận văn thạc sĩ là đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.
2. Tình hình nghiên cứu
Giải quyết tốt khiếu nại trong giải phóng mặt bằng là một yêu cầu cấp
bách của Nhà nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay. Tuy vậy, về giải
quyết khiếu nại nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng giải
quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng còn khá kiêm tốn, có thể kể tới một
số công trình sau:

2


- Sách chuyên khảo: "Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất
đai tự nguyện ở Việt Nam, phương pháp tiếp cận, định giá đất và giải quyết
khiếu nại của dân" của Ngân hàng Thế giới xuất bản năm 2011.
- Đề tài "Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, giải toả, đền bù"
của Thanh tra Chính phủ thực hiện năm 2016;
Các công trình trên đã phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật
của nước ta trong giải quyết khiếu nại về đất đai, giải phóng mặt bằng, nghiên

cứu về cơ chế xác định giá đất trong giải phóng mạt bằng, đánh giá mức độ
hài lòng của người bị thu hồi đất đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ giải
phóng mặt bằng, thực trạng giải quyết khiếu nại liên quan đến đền bù giải
phóng mặt bằng, từ đó đưa ra đề xuất hoàn thiện chính sách nhà nước thu hồi
đất và hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Kỷ yếu hội thảo khoa học "Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất
đai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của Viện Nghiên
cứu lập pháp, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội năm 2011.
Các bài tham luận trong kỷ yếu phân tích, đánh giá đã đề cập đến các
chính sách, pháp luật đất đai về thu hồi đất, hậu quả của việc thu hồi đất và
quyền lợi của người dân, từ đó cũng đưa ra một số vấn đề về hoàn thiện hệ
thống pháp luật đất đai đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, của người sử
dụng đất, của nhà đầu tư và hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại về bồi
thường GPMB khi nhà nước thu hồi đất.
Bên cạnh đó cũng có một số đề tài luận văn nghiên cứu về vấn đề này như:
- Luận văn thạc sĩ “Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của cơ
quan hành chính Nhà nước (qua thực tiễn tỉnh Nghệ An)” của tác giả Phan Duy
Hùng thực hiện tại Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; năm 2011;
- Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về giải quyết khiếu nại tố cáo ở Việt

3


Nam” của tác giả Trần Ngân Hà thực hiện tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội năm 2013;
- Luận văn thạc sĩ “Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội-Thực trạng và giải pháp” của tác giả Lê
Thị Sáu thực hiện tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2014;
- Luận văn thạc sĩ “Thực thi pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo

về đất đai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Nguyễn Ngọc Linh thực
hiện tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 2014;
- Luận văn thạc sĩ “Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai – từ thực
tiễn tỉnh Vĩnh Phúc” của tác giả Trần Mạnh Hùng thực hiện tại Học viện
Hành chính quốc gia năm 2016.
- Luận văn thạc sĩ “Pháp luật giải quyết khiếu nại về đất đai – từ thực
tiễn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Văn Thành,
thực hiện tại Học viện hành chính Quốc gia, 2017;
- Luận văn thạc sĩ “Tổ chức thực hiện pháp luật về tiếp công dân và xử lý
đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng”
của tác giả Nguyễn Hữu Tiến thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội năm 2017;
Các công trình khoa học đã được công bố trên đây ở mức độ nhất định
đề cập đến một số vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại, giải phóng mặt bằng
và thực tiễn của giải quyết khiếu nại trong một số lĩnh vực cụ thể... Tuy nhiên,
đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cả phương
diện lý luận và thực tiễn về giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng
trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Mục đích nghiên cứu
Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại trong
công tác giải phóng mặt bằng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu

4


quả giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ
Liêm hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận của công tác giải quyết khiếu nại

trong giải phóng mặt bằng.
+ Khảo sát tình hình khiếu nại và thực trạng giải quyết khiếu nại trong
giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm từ năm 2014 đến năm
2018; đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những
tồn tại hạn chế trong công tác này.
+ Dự báo tình hình liên quan và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc
Từ Liêm trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật liên
quan đến giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng và thực trạng giải quyết
khiếu nại trong giải phóng mặt bằng của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội dưới góc độ của khoa học luật Hiến pháp, luật Hành chính.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu hoạt động giải quyết khiếu nại
trong giải phóng mặt bằng từ giai đoạn tiếp nhận khiếu nại đến quyết định giải
quyết, trả lời khiếu nại của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội;
+ Phạm vi về địa bàn: Luận văn được nghiên cứu trên địa bàn quận Bắc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội;
+ Thời gian nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình, diễn
biến giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng từ tháng 4 năm 2014 đến
năm 2018.

5


5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Cơ sở phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật

và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp luật của Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về giải quyết khiếu nại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu Luận văn, các phương pháp được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong Chương 1 để
làm rõ các vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng;
- Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng trong Chương 2 khi tìm
hiểu thực trạng tình hình khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại trong giải
phóng mặt bằng của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội;
- Phương pháp phân tích, hệ thống hoá, tổng kết thực tiễn được sử dụng
ở Chương 3 khi đưa ra quan điểm và giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu nại
trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
6. Những điểm mới và ý nghĩa lí luận, thực tiễn của luận văn
6.1. Những điểm mới của luận văn
Lần đầu tiên công tác giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng
trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ khi Quận được thành lập
đến năm 2018 được nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện cả về lí luận và
thực tiễn theo quy mô một luận văn thạc sĩ.
Các nội dung lí luận của luận văn đảm bảo cập nhật các quy định mới
nhất của Đảng, Nhà nước, thành phố Hà Nội và quận Bắc Từ Liêm liên quan
đến công tác giải quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng.
Các số liệu và vụ việc điển hình được luận văn thống kê và dẫn chứng

6


là mới và trung thực đảm bảo cập nhật theo thực tế giải quyết của Ủy ban
nhân dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Các dự báo và giải pháp mà luận văn đưa ra dựa trên xu thế phát triển
của quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội và cả nước, độc lập so với các công
trình nghiên cứu khác.
6.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Kết quả của luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề
lý luận về giải quyết khiếu nại ở một lĩnh vực cụ thể của từ góc nhìn của khoa
học luật Hiến pháp, luật hành chính.
Về thực tiễn: với kết quả đạt được, hy vọng rằng kết quả của luận văn
sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên các cơ sở đào
tạo pháp luật và các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách về giải quyết
khiếu nại, cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác giải quyết khiếu nại
trong giải phóng mặt bằng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết
khiếu nại trong giải phóng mặt bằng của Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm
nói riêng và Ủy ban nhân dân cấp huyện nói chung.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải quyết khiếu nại trong giải
phóng mặt bằng
Chương 2: Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong giải
phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Chương 3: Dự báo tình hình và một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải
quyết khiếu nại trong giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm,
thành phố Hà Nội hiện nay.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

TRONG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1.1. Những vấn đề chung về giải phóng mặt bằng và khiếu nại trong
giải phóng mặt bằng
1.1.1. Khái niệm và quy trình giải phóng mặt bằng
1.1.1.1. Khái niệm giải phóng mặt bằng
Khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế và phát triển
mở rộng, chỉnh trang đô thị diễn ra hoặc vì mục đích quốc phòng, an ninh yêu
cầu phải có mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du
lịch - dịch vụ, khu dân cư, hệ thống giao thông, trường học, bệnh viện, các
công trình công cộng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
và phục vụ đời sống Nhân dân.
Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện quản lý và giao
hoặc cho các các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thuê quyền sử dụng đất,
chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì vậy, khi có các dự án phục vụ các mục
đích nêu trên, Nhà nước sẽ quyết định giao hoặc cho thuê thửa đất phù hợp
với dự án đó cho chủ sử dụng.
Nhưng trên thực tế, thửa đất cần giao cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân
xây dựng các công trình nêu trên lại đang được các cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác quản lý, sử dụng. Để giao lại cho chủ thể mới, thửa đất đó phải chấm dứt
việc sử dụng của các chủ hiện tại. Khi đó sẽ xuất hiện yêu cầu giải phóng mặt
bằng thửa đất.
Như vậy, việc giải phóng mặt bằng phát sinh khi Nhà nước cần giao đất
đang có người sử dụng cho người khác để hình thành nên thửa đất không có
người sử dụng trước khi giao cho chủ thể mới. Việc chủ thể khác sử dụng có

8


thể do Nhà nước cấp, cho thuê hoặc chiếm dụng bất hợp pháp, đồng thời trên

đất có thể còn có các công trình xây dựng hoặc các tài sản khác thuộc quyền
sở hữu của các chủ thể đó. Vì vậy, để giải phóng được mặt bằng, có thể Nhà
nước phải thu hồi lại quyền sử dụng đất của các chủ thể trước đây, chuyển đổi
mục đích sử dụng đất phù hợp với chủ thể mới và di dời các tài sản đang
thuộc quyền sở hữu của các chủ thể cũ trên thửa đất đó.
Từ các quy định liên quan đến GPMB, có thể đưa ra khái niệm về GPMB
như sau:
Giải phóng mặt bằng là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền tiến hành theo quy trình chặt chẽ do pháp luật quy định để giải quyết
các vấn đề liên quan đến thửa đất nhằm chuyển thửa đất có chủ thể đang sử
dụng cho các chủ thể mới thực hiện các dự án phục vụ mục đích quốc phòng,
an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Từ khái niệm trên có thể xác định giải phóng mặt bằng có các đặc trưng sau:
- Giải phóng mặt bằng phát sinh khi cần giao một thửa đất đang có chủ
thể quản lý, sử dụng cho chủ thể khác.
- Giải phóng mặt bằng phải do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành.
- Giải phóng mặt bằng được tiến hành theo thủ tục chặt chẽ do pháp
luật quy định.
- Quá trình giải phóng mặt bằng sẽ tác động đến quyền, lợi ích của chủ
thể đang sử dụng, quản lý thửa đất.
1.1.1.2. Quy trình giải phóng mặt bằng
Để tiến hành giải phóng mặt bằng thửa đất giao cho chủ đầu tư triển
khai các dự án theo đúng quy định của pháp luật, việc giải phóng mặt bằng
cần tiến hành qua các bước sau:
- Kiểm tra tính pháp lý và các điều kiện để triển khai giải phóng mặt
bằng dự án;
Đây là bước đầu tiên khi chủ đầu tư nộp hồ sơ dự án, Phòng Tài nguyên

9



và Môi trường được UBND Quận giao nhiệm vụ thầm định hồ sơ, kiểm tra hồ
sơ pháp lý do chủ đầu tư cung cấp, tra cứu thông tin quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất để xác định dự án có đủ điều kiện để triển khai giải phóng mặt bằng
hay không.Nếu đủ điều kiện thì lập báo cáo thầm trình báo cáo Chủ tịch
UBND cấp huyện ký thông báo dự án đủ điều kiện triển khai công tác giải
phóng mặt bằng.
- Thành lập Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án và Tổ công
tác giải phóng mặt bằng dự án.
Sau khi UBND cấp huyện xác định đủ điền kiện pháp lý để triển khai
giải phóng mặt bằng, đơn vị chủ đầu tư nộp hồ sơ cho Phòng Tài nguyên và
Môi trường trong đó đề xuất thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư dự án, trên cơ sở hồ sơ của chủ đầu tư, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ
dự thảo quyết định thành lập Hội đồng bồi thường, hồ trợ và tái định cư và Tổ
công tác giải phóng mặt bằng để trình Chủ tịch UBND ký quyết định.
Cùng với việc nộp hồ sơ đề nghị thành lập Hội đồng bồ thường, hỗ trợ
và tái định cư dự án, Chủ đầu tư nộp hồ sơ cho các UBND cấp xã nơi có đất
bị thu hồi. Căn cứ biên bản bàn giao mốc giới dự án, đối chiếu với các tài liệu
quản lý đất đai có liên quan tại đơn vị lưu giữ, cán bộ địa chính lập danh sách
sơ bộ diện tích đất bị thu hồi. Trên cơ sở danh sách sơ bộ, Tổ công tác giải
phóng mặt bằng tiến hành lập biên bản kiểm tra hiện trạng sử dụng đất. Biên
bản gồm các nội dung: Người sử dụng đất, chủ sử dụng tài sản trên đất, kích
thước, diện tích đất bị thu hồi, diện tích đất còn lại; xác định rõ tài sản trên đất
gồm công trình xây dựng như nhà ở, công trình phụ trợ, cây cối, hoa màu…
để làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định. Căn cứ kết quả
xác minh, Tổ công tác giải phóng mặt bằng hoàn thiện biên bản kiểm tra hiện
trạng, trình Tổ công tác giải phóng mặt bằng ký chuyển cho Hội đồng bồi
thường hỗ trợ tái định cư dự án xem xét thẩm định để làm căn cứ ban hành

10



quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án.
- Ban hành Thông báo thu hồi đất.
Trên cơ sở danh sách quy chủ, phòng Tài nguyên và Môi trường tham
mưu UBND cấp huyện ban hành thông báo thu hồi đất và Kế hoạch thu hồi
đất đối với các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất để thực hiện dự án. Thông báo
và Kế hoạch thu hồi đất phải được chuyển cho UBND cấp xã để công khai và
chuyển tới các hộ dân có đất bị thu hồi kèm theo bản vẽ vị trí, ranh giới, diện
tích khu đất thu hồi để thực hiện dự án.
- Công khai dự án
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên, đơn vị giải phóng mặt bằng phố
hợp với UBND cấp xã thống nhất lịch tổ chức họp Nhân dân để công khai dự
án. Trong buổi họp với Nhân dân phải công khai tất cả các nội dung liên quan
đến dự án, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quyền lợi của các cá nhân,
cơ quan, tổ chức bao gồm các nội dung như cơ sở pháp lý thực hiện dự án,
diện tích đất thu hồi, các văn bản về giá đất, giá tài sản trên đất… để các hộ
dân nắm được. Cùng với việc công khái dự án, UBND cấp phường phải thông
báo cụ thể địa điểm và cán bộ phụ trách dự án để Nhân dân liên lạc, phản ánh
các vấn đề liên quan đến dự án, lịch tổ chức kiểm đếm và hướng dẫn người
dân phối hợp tham gia kiểm đếm.
- Khảo sát, đo đạc, điều tra, kiểm đếm hiện trạng sử dụng đất
Sau khi dự án được công khái, tổ công tác bồi thường, giải phóng mặt
bằng hỗ trợ tái định cư tiến hành khảo sát, đo đạc, điều tra, kiểm đếm hiện
trạng sử dụng đất lập biên bản xác định rõ hình thể, kích thước theo hiện trạng
tổng thể, phần đất bị thu hồi, phần đất còn lại, kết cấu, quy cách công trình,
loại, kích thước công trình, tài sản, cây cối, hoa màu và các tài sản khác...
Trong trường hợp người bị thu hồi đất không phối hợp trong việc điều
tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì cần thực hiện việc kiểm đếm bắt buộc hoặc


11


cưỡng chế điều tra, kiểm đếm bắt buộc theo quy định pháp luật.
- Xác nhận nguồn gốc, quá trình sử dụng đất, thời điểm xây dựng công
trình trên đất, nhân hộ khẩu sinh sống tại thời điểm giải phóng mặt bằng.
Trên cơ sở kết quả điều tra đã được nghiệm thu đủ điều kiện, Cán bộ
địa chính cấp xã phải chuẩn bị các tài liệu cần thiết như bản đồ, sổ mục kê các
thời kỳ, phương án giao đất, tài liệu xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng,
bản kê nhân hộ khẩu khi giao đất theo Nghị định 64/CP (nếu là đất Nông
nghiệp), tờ khai giao đất theo Nghị định 64/CP, giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, các tài liệu, giấy tờ khác có liên quan đến thửa đất và tài sản trên đất
do công dân cung cấp… để tiến hành xác nhận nguồn gốc đất. Nội dung xác
nhận bao gồm nguồn gốc đất, thời điểm xây dựng công trình trên đất, xác
nhận tài sản trên đất, xác nhận về nhân, hộ khẩu…
- Xây dựng quyết định thu hồi đất và quyết định phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
Sau khi hoàn tất việc xác nhận nguồn gốc đất và tài sản trên đất, tổ
công tác gửi tới Hội đồng Bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án; Hội đồng sẽ
giao đơn vị thực hiện công tác giải phóng mặt bằng sẽ kiểm soát hồ sơ, nếu đủ
điều kiện, tiến hành lập dự thảo quyết định phê duyệt phương án kèm theo
phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Sau đó công khai dự thảo phương
án trong vòng 20 ngày tới UBND phường, Nhà văn hóa tổ dân phố, địa điểm
giải phóng mặt bằng và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất biết.
Sau khi công khai dự thảo, UBND cấp xã tổ chức hội nghị để đối thoại giải
quyết những kiến nghị của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức liên quan đến
việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.Sau khi đã hoàn tất các thủ tục trên,
UBND cấp huyện sẽ bàn hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các quyết định này được giao
cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức phải giải phòng mặt bằng, niêm yếu


12


công khai các quyết định đó tại Trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm
sinh hoạt khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.
- Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bó trí tái định cư
Sau khi có quyết định phê duyệt phương án bồi thường hồ trợ và tái
định cư và quyết định thu hồi đất, đơn vị giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành chi
trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, bốc thăm nhà tái định
cư (nếu đủ điều kiện) và cá nhân, hộ gia đình, tổ chức có trách nhiệm bàn giao
đất cho đơn vị giải phóng mặt bằng. Đối với những trường hợp cá nhân, hộ
gia đình, tổ chức không đồng thuận, tổ công tác giải phóng mặt bằng phối hợp
các ban ngành có liên quan tại địa phương tổ chức các cuộc vận động bằng
hội nghị hoặc vận động trực tiếp để các cá nhân hiểu và bàn giao mặt bằng
theo quy định. Sau 3 lần tổ chức vận động, những trường hợp vẫn không đồng
thuận nhận tiền, bàn giao mặt bằng thì số tiền bồi thường sẽ chuyển vào kho
bạc quản lý theo quy định.
Sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư, các cá nhân, hộ gia
đình, tổ chức sẽ bàn giao đất theo quy định trong các quyết định thu hồi đất.
Đối với những trường hợp không đồng thuận, không nhận tiền, không giao
đất, UBND cấp huyện sẽ tiến hành cưỡng chế để thu hồi đất theo quy định
của Điều 71 Luật Đất đai năm 2013.
- Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất
Đối với những trường hợp không tự nguyên bàn giao mặt bằng, Chủ
tịch UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Sau khi
có quyết định cưỡng chế thu hồi, UBND cấp huyện sẽ thành lập Ban thực
hiện cưỡng chế và tiến hành các thủ tục để cưỡng chế thu hồi đất.
- Xử lý, giải quyết đơn thư phát sinh do thực hiện giải phóng mặt bằng
Trong quá trình tiến hành giải phóng mặt bằng và sau khi đã thu hồi

đất, UBND Quận có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư, phản ánh và các ý kiến

13


thắc mắc của Nhân dân liên quan đến việc thực hiện dự án.Việc tiếp nhận đơn
phải được xử lý theo quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại và
Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại trong giải
phóng mặt bằng
1.1.2.1. Khái niệm khiếu nại trong giải phóng mặt bằng
Do khi giải phóng mặt bằng sẽ tác động, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích
của các chủ thể đang khai thác sử dụng thửa đất đó, cho nên họ sẽ có những
phản ứng nhất định để bảo đảm lợi ích của mình. Một trong những phản ứng
đó là khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan,
người có thẩm quyền khi tiến hành giải phóng mặt bằng thửa đất mà họ đang
quản lý, sử dụng. Việc khiếu nại của người dân trong giải phóng mặt bằng có
thể được thể hiện dưới nhiều dạng, với các tên gọi khác nhau. Ngược lại, có
nhiều trường hợp thể hiện về hình thức là khiếu nại nhưng thực chất lại là
kiến nghị, tố cáo hoặc phản ảnh… Vì vậy, để xác định là khiếu nại cần dựa
vào các quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 2, Luật Khiếu nại năm 2011 thì:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức
theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan
hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ
cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi
ích hợp pháp của mình [36].
Khiếu nại trong giải phóng mặt bằng là khiếu nại về lĩnh vực quản lý đất
đai. Tại Luật Đất đai 2013 quy định: "Người sử dụng đất, người có quyền lợi và

nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành
chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai" [38, Điều 204, Khoản 1].

14


Quy định này cho thấy, khiếu nại trong giải phóng mặt bằng là việc
công dân, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
xem xét lại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính được ban hành
trong quá trình giải phòng mặt bằng khi có căn cứ cho rằng quyết định hành
chính, hành vi hành chính đó là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.
Từ đó, có thể hiểu: Khiếu nại trong giải phóng mặt bằng việc cá nhân, cơ
quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét lại quyết
định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm
quyền trong quá trình giải phóng mặt bằng đối với thửa đất đang do mình quản
lý, sử dụng và các tài sản trên đất khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, khiếu nại trong giải phòng mặt bằng là sự phản ứng của cá
nhân, tổ chức trước việc làm của cơ quan hành chính nhà nước, người có
thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi họ cho rằng, trong quá
trình giải phóng mặt bằng đối với thửa đất mà họ đang quản lý, sử dụng có sự
vi phạm quyền chủ thể và lợi ích được pháp luật bảo vệ của họ và yêu cầu
khôi phục các quyền và lợi ích đó.
1.1.2.2. Đặc điểm khiếu nại trong giải phóng mặt bằng
Từ khái niệm về khiếu nại trong GPMB đã nêu trên, chúng ta có thể
nhận diện loại khiếu nại này dựa trên một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, về bản chất pháp lý, khiếu nại trong GPMB là sự phản ứng
của cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất phát sinh trong quá trình cơ quan nhà nước
thực hiện GPMB. Những phản ứng của người dân liên quan trực tiếp đến việc

áp dụng pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Thứ hai, chủ thể khiếu nại phải là chính cá nhân, tổ chức bị tác động
trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trong quá trình giải

15


phóng mặt bằng. Việc khiếu nại có thể do chính họ thực hiện hoặc ủy quyền
cho người khác theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, đối tượng bị khiếu nại trong GPMB là quyết định hành
chính, hành vi hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện
trong quá trình giải phóng mặt bằng liên quan trực tiếp đến lợi ích của cá
nhân, tổ chức khiếu nại.
Thứ tư, khiếu nại trong GPMB là dạng khiếu nại có nội dung đa dạng
như khiếu nại về xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, xác nhận nhân hộ khẩu ăn
ở tại nơi giải phóng mặt bằng, giá bồi thường, hỗ trợ về đất, phương án xét
giao tái định cư; quyết định thu hồi đất và quyết định cưỡng chế thu hồi
đất…; các nội dung khiếu nại này liên quan mật thiết tới quyền và lợi ích của
các hộ dân bị thu hồi đất.
Thứ năm, chủ thể được yêu cầu giải quyết là người ban hành quyết định
hành chính hoặc người đứng đầu của người có hành vi hành chính gây ra.
Thứ sáu, khiếu nại trong GPMB thường diễn ra ở các địa phương đang có
tốc độ đô thị hoá và triển khai các dự án đầu tư xây dựng; đồng thời đây là loại
khiếu nại phức tạp, dễ lôi kéo nhiều người tham gia, dễ bị kích động, phản ứng
quá khích, thời gian giải quyết khiếu nại thường bị kéo dài, dễ phát sinh tiêu
cực,ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
1.1.3. Phân loại khiếu nại trong giải phóng mặt bằng
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, khiếu nại trong GPMB được phân
thành các loại khác nhau. Nếu dựa vào hình thức khiếu nại, khiếu nại được
phân thành khiếu nại bằng văn bản, khiếu nại bằng miệng. Dựa vào phương

thức khiếu nại, khiếu nại được phân thành khiếu nại trực tiếp, khiếu nại gián
tiếp (gửi qua đường bưu điện, đường gmail)…
Với nhiệm vụ của đề tài, khiếu nại trong giải phóng mặt bằng được
phân loại theo nội dung, trình tự giải phóng mặt bằng. Để xác định các dạng

16


khiếu nại theo tiêu chí này, trước hết cần xác định các quyết định hành chính
và hành vi hành chính được thực hiện trong quá trình giải phóng mặt bằng.
1.1.3.1. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban
nhân dân cấp huyện trong công tác giải phóng mặt bằng có thể bị khiếu nại
Trong qúa trình giải phóng mặt bằng một dự án thường có các quyết
định hành chính, hành vi hành chính sau:
- Quyết định hành chính:
+ Quyết định phê duyệt hệ số tính giá đất, vị trí, cơ cấu, số lượng căn
hộ tái định cư, đất tái định cư;
+ Quyết định ban hành quy chế và tổ chức bốc thăm;
+ Quyết định điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm bắt buộc;
+ Quyết định cưỡng chế điều tra, khảo sát, kiểm đếm bắt buộc;
+ Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
+ Quyết định thu hồi đất của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đang sử
dụng đất;
+ Quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
- Các hành vi hành chính:
+ Thông báo dự án đủ điều kiện pháp lý và các điều kiện khác để triển
khai giải phóng mặt bằng;
+ Lập danh sách quy chủ các thửa đất thuộc diện thu hồi, giải phóng
mặt bằng;
+ Thông báo thu hồi đất;

+ Công khai dự án;
+ Khảo sát, đo đạc, điều tra, kiểm đếm hiện trạng sử dụng đất;
+ Xác nhận nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, thời điểm xây dựng
công trình trên đất, tài sản trên đất và xác nhận nhân, hộ khẩu;
+ Công khai dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
+ Tổ chức hội nghị lấy ý kiến Nhân dân về phương án bồi thường, hỗ

17


×