NHỮNG YÊU CẦU VỀ SỬ
DỤNG TIẾNG VIỆT
I, Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của tiếng việt
1.Về ngữ âm và chữ viết
2. Về từ ngữ
3. Về ngữ pháp
4. Về phong cách ngôn ngữ
II, Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao
III, Luyện tập
I, Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của
tiếng việt
•
1.Về ngữ âm và chữ viết
•
a, Hãy phát hiện lỗi về chữ (do ảnh hưởng của phát âm ko
đúng chuẩn mực) và chữa lại cho đúng:
-
Mà ông, ông không thích nghỉ ngợi như thế một tí nào.
-
(Kim Lân, Làng)
-
Không giặc quần áo ở đây.
-
Trời ơi! Sao mà tôi lại khỗ thế này.
-
Nghe anh Sáu gọi, bé Thu dật mình, tròn mắt nhìn ngơ
ngác……
(Chiếc lược ngà,Nguyễn Quang Sáng)
Sửa lỗi
-
Mà ông, ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
-
Không giặt quần áo ở đây.
-
Trời ơi! Sao mà tôi khổ thế này.
-
Nghe anh Sáu gọi, bé Thu giật mình, tròn mắt nhìn ngơ
ngác…
b, Đọc đoạn hội thoại sau đây giữa một người cháu (ở thành phố) với
một người bác (ở nông thôn ra chơi) và phân tích sự khác biệt của
những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng
trong ngôn ngữ toàn dân:
Thế tại sao đang ở thành phố, bác lại về nhà quê?
-
À…chuyện ấy thì dài lắm. Nhẩn nha rồi bác kể. Dưng mờ… chẳng
qua cũng là do cái duyên, cái số… Gì thế, cháu?
-
Bác nói giọng nó khang khác thế nào ấy. Trời bác nói là giời (…).
Nhưng mà bác nói là dưng mờ. Bảo bác nói là bẩu.
-
Ăn nước ở đâu nói giọng ở đó mờ, cháu…
(Ma Văn Kháng, Heo may gió lộng)
Nhận xét:
Trong lời bà bác có nhiều từ ngữ nói theo âm địa
phương,khác với âm trong ngôn ngữ chung.Cần tiến
tới thống nhất về phát âm và chữ viết theo chuẩn
ngôn ngữ chung,khắc phục những lối phát âm địa
phương,khác với âm trong ngôn ngữ chung,những lỗi
trong phát âm địa phương: dưng mờ (nhưng mà), mờ
(mà), bẩu (bảo).
Kết luận:
Về ngữ âm và chữ viết:
-
Khi nói, cần phát âm đúng theo âm thanh
chuẩn của tiếng việt.
- Khi viết, cần viết đúng theo các quy tắc
hiện hành về chính tả và về chữ viết nói
chung.
2. Về từ ngữ
a, Hãy phát hiện và chữa lỗi về từ ngữ trong các câu
sau:
- Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan
hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
- Về khuya, đường phố rất im lặng.
- Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi
rất cảm xúc.
Sửa lỗi
- Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ
ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
- Về khuya, đường phố rất yên tĩnh.
- Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi
rất xúc động
b, Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các
câu sau:
-
Việt Nam chúng ta có nhiều thắng cảnh.
Đúng
-
Đề bạt là trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên.
(đề bạt đề xuất)
-
Anh ấy có một yếu điểm: Không quyết đoán trong
công việc.
(yếu điểm điểm yếu)
- Tiếng việt rất giàu âm thanh và hình ảnh cho nên
có thể nói đó là thứ tiếng rất sinh động, phong
phú.
Đúng
Kết luận:
* Về từ ngữ:
Khi nói, nhất là khi viết, việc dùng từ ngữ phải đảm
bảo các yêu cầu sau:
-
Đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ
trong tiếng việt.
-
Đúng ý nghĩa của từ. Ý nghĩa của từ phải thể
hiện chính xác nội dung, tư tưởng, nhận thức,
tình cảm định thể hiện.
- Đúng các đặc điểm ngữ pháp của từ: kết hợp
các từ theo đúng các quy tắc ngữ pháp của
tiếng việt
3,Về ngữ pháp
a, Hãy phát hiện và chữa lỗi về ngữ pháp trong các câu sau:
- Qua tác phẩm “Tắt đèn” đã cho ta thấy hình dáng của người phụ nữ
nông thôn trong chế độ cũ.
-
Lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lưc lượng măng non
và xung kích sẽ tiếp bước mình.
Sửa lỗi:
-Câu không phân định rõ các thành phần chủ ngữ và trạng ngữ. Có các
cách sửa sau:
+ Tác phẩm “Tắt đèn” đã cho ta thấy hình dáng của người phụ nữ nông
thôn trong chế độ cũ.
+ Qua tác phẩm “Tắt đèn” ,ta thấy hình dáng của người phụ nữ nông
thôn trong chế độ cũ.
-Cả câu mới chỉ là một cụm danh từ, chưa đủ các thành phần chính. Có
các cách sửa sau:
+ Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lực lượng măng
non và xung kích,những lớp người sẽ tiếp bước họ.
+ Lòng tin tưởng sâu sắc của thế hệ cha anh vào lưc lượng măng non
và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu hiện
trong tác phẩm