Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.16 KB, 26 trang )

Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí rất quan trọng trong chiến lược
xây dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vị trí
quan trọng này được khẳng định trong bài phát biểu của đồng chí Tổng bí thư
Đỗ Mười “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt
đối với nước ta, khi nguồn tài chính và nguồn vật chất còn hạn hẹp”. Nghị
quyết Đại hội lần thứ hai Ban chấp hành trung ương khóa VIII nhấn mạnh :
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Muốn tiến hành công nghiệp
hóa, hiện đại thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục, đào tạo, phát huy nguồn
lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Nghị
quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và X của Đảng tiếp tục khẳng định
một lần nữa : “Phát triển giáo dục đào tạo là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là điều kiện
để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, nghị định còn chỉ rõ : “TIếp tục nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy học”.
Như vậy, “Giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở vửa tiến vào tương lai”.
Để đào tạo nên con người mới xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “Chuyên”
đáp ứng yêu cầu xã hội thì phải nâng cao chất lượng giáo dục.
Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những nhiệm
vụ chính trị cực kỳ quan trọng của ngành giáo dục nói chung, của mỗi nhà
trường nói riêng, phục thuộc nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề có tính
quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục là đổi mới công tác quản lý
dạy học trong mỗi nhà trường.
Hiện nay, công tác quản lý dạy học trong các nhà trường THCS nói
chung, ở trường THCS Hoàng Đan (huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc) nói
riêng, đã đạt được một số thành tích đáng kể, song với yêu cầu đòi hỏi ngày
càng cao của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn mới
công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, công tác này vẫn còn nhiều bất cập.
Việc quản lý thực hiện nội dung chương trìng theo quy định của Bộ giáo dục


và đào tạo nhìn chung chưa nghiêm túc, việc cắt xén nội dung bài học, cắt xén
chương trình ở một số bộ môn (giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo dục
hướng nghiệp, dạy nghề) vẫn còn có lúc diễn ra. Các biện pháp quản lý nề
nếp dạy học có lúc còn kém hiệu quả, mạng nặng tính hình thức, chưa làm
cho hoạt động này trở thành nền nếp của mỗi giáo viên. Các biện pháp quản
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
1
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
lý đổi mới phương pháp dạy học, khâu quan trọng nhất trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục của nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, còn thiếu
tính khoa học, chưa phù hợp thực tiễn.
Từ những tồn tại, bất cập hiện nay trong công tác quản lý chất lượng
dạy - học ở trường THCS Hoàng Đan, với vị trí có tính quyết định của công
tác quản lý dạy - học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường,
đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp phát triển của đất nước. Với
cương vị là một Phó hiệu trưởng, để quản lý tốt chất lượng dạy học của nhà
trường, tôi quyết định chọn đề tài : “Một số biện pháp quản lý nâng cao chất
lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan”, góp tiếng nói của mình đề xuất
với ngành giáo dục Tam Dương nói chung, với Đảng và chính quyền địa
phương xã Hoàng Đan có thêm một số biện pháp quản lý có hiệu quả chất
lượng công tác dạy học ở trường THSC Hoàng Đan trong giai đoạn hiện nay
đến năm 2010.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tham mưu và đề xuất với ngành giáo dục Tam Dương, với chính quyền
địa phương một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường
THCS Hoàng Đan - huyện Tam Dương - tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn từ nay đến
năm 2010.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1- Nghiên cưú cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý chất
lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan.

2- Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng dạy học ở trường
THCS Hoàng Đan.
3- Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở
trường THCS Hoàng Đan.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường
THCS Hoàng Đan.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1- Nhóm phương pháp lý luận.
2- Nghiên cứu các Nghịquyết của Đảng về giáo dục, các văn bản chỉ thị
của Bộ giáo dục và đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc.
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
2
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, lần thứ IX, lần thứ
X của Đảng, nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương
Đảng khóa VIII.
- Luật giáo dục năm 2005.
- Điều lệ trường trung học.
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 – 2008 của Bộ giáo dục
và đào tạo.
- Mục tiêu và kế hoạch dạy học của trường THCS Hoàng Đan ban hành
kèm theo QĐ số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT.
- Chương trình THCS ban hành kèm theo QĐ số 03/2002/QĐ-
BGD&ĐT.
- Sách giáo khoa và hướng dẫn giảng dạy các môn học.
- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT kèm theo QĐ số
40/2006/BGD&ĐT ngày 0 tháng 10 năm 2006 của Bộ giáo dục và đào tạo.
- Hướng dẫn số 10227/THPT ngày 14/9/2001 về đánh giá xếp loại giờ
dạy ở bâc trung học.

3- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến quản lý quá trình dạy học :
- Lý luận quá trình dạy học đại cương – NXB ĐH & THCN- 1976.
- Chuyên đề quản lý quá trình dạy học – NXB GD – 1976.
- Đổi mới PPDH ở trường THCS - Viện khoa học GD – 1997.
4- Nhóm phương pháp nghiên cứu :
- Điều tra, quan sát thực tế, phân tích, tổng hợp số liệu, tổng kết kinh
nghiệm quản lý.
5- Nhóm phương pháp hỗ trợ :
- Bảng biển, sơ đồ.
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
3
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY -
HỌC Ở TRƯỜNG THCS
I/ Cơ sở lý luận :
Trong cuốn “Giáo dục học” do cố GS Hà Thế Ngữ chủ biên, được Bộ
giáo dục và đào tạo duyệt - xuất bản năm 1999 đã định nghĩa qúa trình dạy
học như sau :
“Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo
viên và học sinh, trong đó dưới tác dụng chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của
giáo viên, học sinh tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đặt ra”.
Mặc dù những năm qua, chất lượng dạy học ở các nhà trường trong cả
nước nói chung, ở trường THCS Hoàng Đan - huyện Tam Dương nói riêng đã
đạt được những mức độ nhất định, song so với yêu cầu cung cấp nguồn nhân
lực ngày càng cao của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong giai đoạn hiện nay thì còn nhiều vấn đề bất cập, nhất là sau khi có cuộc
vận dodọng “Hai không” của Ngành giáo dục và đào tạo, chất lượng dạy học

đang là vấn đề được cả xã hội đặc biệt quan tâm, đặt ra các giải pháp để từng
bước nâng cao chất lượng dạyhọc đang là vấn đề được mỗi nhà quản lý và đội
ngũ các nhà giáo trong ngành giáo dục và đào tạo đặc biệt quan tâm. Đây
chính là mục tiêu của đề tài đề cập đến.
Các nhiệm vụ dạy học cơ bản :
1- Hình thành tri thức.
2- Rèn luyện các kỹ năng hoạt động nhận thức.
3- Hình thành thái độ, tính tích cực trong học tập.
Cấu trúc quá trình dạy học :
Theo tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học được cấu thành theo một hệ
thống đa thành tố mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính
xã hội. Cấu trúc đó bao gồm các thành tố :
• Mục đích dạy học.
• Nội dung dạy học.
• Phương pháp dạy học.
• Các hình thức tổ chức dạy học.
• Các điều kiện dạy học (cơ sở vật chất, kỹ thuật, môi trường dạy học)
• Các mối quan hệ dạy học.
• Kết quả dạy học.
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
4
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
Khái niệm và đặc điểm của quản lý chất lượng dạy học :
Quản lý chất lượng dạy học chính là điều khiển quá trình dạy học làm
cho quá trình đó được vận hành một cách có kế hoạch, có tổ chức và được chỉ
đạo, kiểm tra giám sát thường xuyên nhằm từng bước về thực hiện mục đích
nhiệm vụ dạy học đặt ra.
Chúng ta hiểu vấn đề này bằng sơ đồ sau :
Những nội dung cơ bản của quản lý chất lượng dạy học :
1- Quản lý thực hiện nội dung chương trình.

2- Xây dựng và quản lý nền nếp dạy học.
3- Quản lý về đổi mới phương pháp dạy học.
II/ Cơ sở pháp lý :
Quản lý chất lượng dạy học ở trường THCS Hoàng Đan phải được thực
hiện dựa trên cơ sở pháp lý và những quy định có tính pháp lý của Nhà nước
đó là :
- Điều 2 Luật giáo dục ghi : “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, có tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và
bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu
của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
- Điều 3 ghi : “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý
học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền
vơí thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục
xã hội”.
- Điều 16 ghi : “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong
việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo
dục phải không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, trình
độ chuyên mônm năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân. Nhà nước có kế
hoạch xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm
phát huy vai trò trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo phát triển
sự nghiệp giáo dục”.
‘Tiếp tục thực hiện yêu cầu đổi mới chương trình nội dung, phương
pháp giáo dục. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống và hướng nghiệp, phấn
đấu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo và hiệu quả giáo dục” (Chỉ thị số
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
5
Lập kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo Kiểm tra
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
22/2005/CT-BGD&ĐT ngày 29/7/2006 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo

về nhiệm vụ của toàn ngành năm học 2006 – 2007).
Chương 2
THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG THCS HOÀNG ĐAN - HUYỆN TAM DƯƠNG - TỈNH VĨNH PHÚC
I/ Đặc điểm chung của trường THCS Hoàng Đan :
1/ Đặc điểm kinh tế xã hội chủ địa phương :
Xã Hoàng Đan là một xã nằm ven sông Phó Đáy thuộc huyện Tam
Dương, do ảnh hưởng của hai con sông Phó Đáy và sông Phan nên thường
xuyên bị ngập úng đe doạ. Nhân dân trong xã sống hoàn toàn bằng nghề nông
nên đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng
đều, kinh tế địa phương nói chung còn nghèo, việc đầu tư cơ sở vật chất cho
nhà trường còn gặp nhiều khó khăn. Một bộ phận nhân dân do kinh tế khó
khăn chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn khoán trắng
cho nhà trường.
Những yếu tố trên ít nhiều đã ảnh hưởng tới chất lượng dạy học của
nhà trường.
2/ Đặc điểm chung của trường THCS Hoàng Đan :
2.1/ Về học sinh :
Một số số liệu về kết quả giáo dục học sinh trong 3 năm trở lại đây :
• Xếp loại 2 mặt giáo dục năm học 2004 – 2005 :
Khối
lớp
Số
học
sinh
Hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6 178 57 32,5 83 46,7 36 20,2 2 1,1
7 144 44 30,5 70 48,6 27 18.8 3 2.1

8 171 53 31,0 96 56,2 18 10,5 4 2,3
9 204 61 29,9 119 58,3 21 10,3 3 1,5
Cộng 697 215 30,8 368 52,8 102 14,6 12 1,7
Khối
lớp
Số
học
sinh
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6 178 6 3,4 70 39,3 85 47,8 17 9,6
7 144 5 3,5 40 27,8 76 52,8 23 16,0
8 171 6 3,5 43 25,1 101 59,0 11 6,4
9 204 7 3,4 75 36,8 113 55,4 9 4,4
Cộng 697 24 3,4 228 32,7 375 53,8 60 8,6
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
6
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
• Xếp loại 2 mặt giáo dục năm học 2005 – 2006 :
Khối
lớp
Số
học
sinh
Hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6 163 6 3,6 82 50,3 63 38,7 12 7,4
7 177 7 4,0 90 50,8 67 37,8 13 7,3

8 140 5 3,6 73 52,1 54 38,6 8 5,7
9 159 8 5,0 85 53,5 57 35,8 9 5,7
Cộng 639 26 4,1 330 51,6 238 37,2 45 7,1
Khối
lớp
Số
học
sinh
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6 163 7 4,3 56 34,4 93 57,1 7 4,3
7 177 11 6,2 70 39,5 90 50,8 5 2,8
8 140 6 4,3 68 48,6 63 45,0 3 2,1
9 159 15 9,4 65 40,9 75 47,2 4 2,5
Cộng 639 39 6,1 259 40,5 321 37,7 19 3,0
• Xếp loại 2 mặt giáo dục năm học 2006 – 2007 :
Khối
lớp
Số
học
sinh
Hạnh kiểm
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6 122 91 75 24 19,7 7 5,7
7 158 101 64 47 29,7 10 6,3
8 178 134 75 37 20,8 6 3,4
9 135 85 63 38 28,1 12 8,9
Cộng 593 411 69 146 24,6 35 5,9

Khối
lớp
Số
học
sinh
Học lực
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %
6 122 5 4,0 35 28,7 77 63,1 15 12,0
7 158 2 2,0 51 32,0 64 40,5 41 26,0
8 178 9 6,7 82 46,1 72 40,4 14 7,9
9 135 3 3,5 68 50,0 49 36,3 14 10,0
Cộng 593 19 3,4 236 39,0 262 44,0 84 14,0
Số liệu trên cho thấy chất lượng giáo dục của nhà trường qua các năm,
năm sau đều cao hơn năm trước. Các số liệu trên chứng tỏ thầy và trò nhà
trường đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục được
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
7
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
giao. Nhưng so với yêu cầu chung nhà trường còn phải tiếp tục phấn đấu
nhiều hơn nữa (năm 2006 – 2007 tỉ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi
42,4%, loại yếu vẫn cao : 14%). Phải tìm ra giải pháp quản lý quá trình dạy
học hiệu quả hơn, đây là một yêu cầu cấp bách.
2.2/ Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Một số số liệu về đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong 3 năm trở lại đây :
Năm học TS BGH Nữ
Đảng
viên
Giáo
viên

Nhân
viên
Tỷ lệ
GV/lớp
Cân
đối
2004-2005 33 02 21 9 31 02 1,78 thiếu 2
2005-2006 33 02 19 10 31 02 1,81 thiếu 2
2006-2007 34 02 18 12 32 02 1,87 thiếu 2
Bảng số liệu trên đã phản ánh tình hình đội ngũ của nhà trường 3 năm
trở lại đây : Tỷ lệ giáo viên/lớp so với mặt bằng chung của huyện thấp (tỷ lệ
bình quân chung của huyện là : 2,01 GV/lớp). đặc biệt năm học 2005 – 2006
có lúc tỷ lệ Gv/lớp chỉ còn 1,63.
2.3/ Về cơ cấu giáo viên theo môn :
Năm học Môn học Nhu cầu Hiện có Còn thiếu
2004-2005 Toán 07 05 02
2005-2006
Toán 06 04 02
Tiếng Anh 03 02 01
2006-2007
Công nghệ 01 0 01
Tin học 01 0 01
Bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu GV của trường chưa cân đối so với
yêu cầu, có bộ môn thừa, có bộ môn thiếu, nhất là các môn tự nhiên. Một số
giáo viên phải dạy rất nhiều phân môn, trái chuyên môn nghiệp vụ đây là một
nguyên nhân không nhỏ làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà
trường.
2.4/ Về cơ sở vật chất :
Năm học
TS

lớp
Phòng
BGH
Phòng học Phòng chức năm
Cấp 1 Cấp 4 TB TV
Tin
học
Bộ
môn
2004-2005 17 02 04 04 01 01 01 01
2005-2006 16 02 04 04 01 01 01 01
2006-2007 15 02 04 04 01 01 01 01
Cơ sở vật chất nhà trường nhìn chung đã được Đảng, chính quyền và
nhân dân chăm lo đầu tư xây dựng, nhưng so với yêu cầu, cụ thể là so với tiêu
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
8
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
chuẩn quốc gia : phòng chức năng, phòng dành cho bồi dưỡng HS giỏi, phụ
đạo HS khó khăn về học tập, phòng học cho yêu cầu học 1 ca còn thiếu nhiều,
hiện nhà trường vẫn còn một dãy phòng học cấp 4 xây dựng đã lâu đang
xuống cấp nhanh, khả năng sẽ thiếu phòng học cho những năm sau, đây là
một nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường.
Mặc dầu nhà trường còn gặp nhiều khó khăn về nhiều mặt, song được
sự quan tâm của các cấp các ngành địa phương, sự chỉ đạo sát sao có hiệu quả
của Phòng giáo dục huyện, sự lãnh đạo, điều hành của chi bộ Đảng, của BGH
nhà trường, đặc biệt là sự đoàn kết nhất trí của toàn thể hội đồng, bộ mặt nhà
trường từng bước thảy đổi, gặt hái được nhiều thành tích.
• Chi bộ Đảng 3 năm liền được Huyện uỷ công nhận là Chi bộ trong
sạch vững mạnh.
• Nhà trường 3 năm liền được UBND huyện công nhận là trường tiên

tiến.
• 3 năm trở lại đây, năm nào cũng có 01 tổ chuyên môn đạt danh hiệu
tổ lao động giỏi, một số giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp huyện.
• Đặc biệt năm học vừa qua trường có 07 học sinh đạt danh hiệu HSG
các môn văn hoá thể thao cấp tỉnh.
Những thành tích trên còn rất khiêm tốn với nhiều trường, song với một
trường còn nhiều khó khăn thì đây quả thực là thành tích đáng tự hào, là động
lực động viên nhà trường phấn đấu để đưa chất lượng dạy học ngày càng đi
lên.
II/ Thực trạng quản lý chất lượng học trong trường THCS Hoàng Đan :
Bên cạnh những thành tích trên, nhà trường cũng còn không ít những
tồn tại, bất cập cần phải tiếp tục phấn đấu khắc phục, vươn lên trong những
năm tới :
1/ Công tác chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch :
- Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo thực hiện
nghiêm túc kế hoạch dạy học và phân phối chương trình dạy học ở tất cả các
môn học.
+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện.
+ Xây dựng thời khoá biểu khoa học, hợp lý.
+ Cùng các tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra thanh
tra, tiến hành thanh tra, kiểm tra bằng nhiều hình thức : kiểm tra đột xuất,
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng
9
Một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS
kiểm tra định kỳ, kiểm tra dân chủ, kiểm tra chéo ... qua các hồ sơ sổ sách
quản lý chuyên môn (sổ ghi đầu bài, sổ báo giảng, vở học sinh ...)
- Kết quả kiểm tra do Phòng giáo dục và nhà trường tiến hành hàng
năm : 100% GV soạn bài theo đúng phân phối chương trình, theo mô hình
giáo án cải tiến; trong đó 30% giáo án xếp loại tốt, 45% giáo án xếp loại khá,
không có giáo án xếp loại yếu.

- Hạn chế của việc quản lý chất lượng dạy học : Đề ra kế hoạch nhưng
Ban giám hiệu quản lý chưa sát sao, còn có sự khoán trắng cho tổ chuyên
môn, ít kiểm tra đánh giá, hiện tượng GV cắt xén giờ của tiết học, GV ngại sử
dụng thiết bị, Đ DDH vẫn còn có lúc xảy ra, chưa xử lý nghiêm minh đối với
giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn.
- Nguyên nhân : Đồng chí hiệu trưởng tuổi cao, sức khoẻ yếu, nhiều
giáo viên trẻ, giáo viên nữ đang độ tuổi sinh đẻ, tuy năng nổ nhiệt tình nhưng
kinh nghiệm còn rất hạn chế, tính kỷ cương, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, ý
thức tự giác của một bộ phận giáo viên chưa cao, năm học 2006 – 2007 cả hai
đồng chí BGH đều theo học các lớp tại chức nên việc quản lý nhà trường bị
hạn chế, những nguyên nhân chủ yếu là BGH còn thiếu những giải pháp quản
lý mang tinh đột phá.
2/ Thực trạng về chỉ đạo xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV ba năm trở lại
đây :
Như trên đã đề cập, số lượng GV của trường hàng năm đều thiếu so với
yêu cầu, cơ cấu GV giữa các bộ môn không hợp lý :
- Số giáo viên đạt chuẩn 96,8%, số GV có trình độ trên chuẩn chỉ chiếm
: 12,5% chất lượng đào tạo ở một số bộ môn : âm nhạc, mỹ thuật, tiếng anh
còn nhiều bất cập. Cơ cấu GV không đồng đều, thiếu trầm trọng ở các môn
toán, lý, tin học, Tiếng Anh, có thời điểm GV toán, tiếng anh phải dạy tới 24
tiết/tuần.
- Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng GV đã được trú trọng : Có kế
hoạch chỉ đạo chung của trường, ở các tổ chuyên môn và mỗi GV, có quy
định hồ sơ sổ sách, có tổ chức kiểm tra, thi khảo sát nhưng làm chưa thường
xuyên, có lúc rộ lên, có lúc bị xem nhẹ, tỷ lệ giáo viên có ý thức trong công
tác này chỉ chiếm khoảng 60%, qua các đợt thi khảo sát chất lượng GV do
Phòng giáo dục, Sở GD&ĐT tổ chức tỷ lệ GV đạt khá giỏi chỉ chiếm 45%.
- Chính vì đội ngũ GV như vậy, nên đã ảnh hưởng tới chất lượng giờ
dạy, số giờ thực tập thao giảng đạt loại giỏi còn ít, số giờ trung bình chiếm tỷ
Ngêi thùc hiÖn : Phan Trung Dòng

10

×