Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Một số biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học thông qua dạy học học phần “nghiệp vụ sư phạm” ở trường Đại học Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 4 trang )

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 57-59; 50

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC THÔNG QUA DẠY HỌC
HỌC PHẦN “NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM” Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Dương Huy Cẩn - Lê Duy Cường
Trường Đại học Đồng Tháp
Ngày nhận bài: 17/12/2018; ngày sửa chữa: 25/01/2019; ngày duyệt đăng: 31/01/2019.
Abstract: The module of Pedagogical Profession in the primary teacher training program plays a
very important role in the development of professional competency. On the basis of surveying the
status of professional competency development through teaching module of Pedagogy, we propose
a number of measures to develop professional competency for Primary Education students through
teaching module of Pedagogical profession at Dong Thap University.
Keywords: Professional competency, pedagogical profession, primary education.
1. Mở đầu
Trong chương trình đào tạo sinh viên (SV) ngành
Giáo dục tiểu học (GDTH) ở các trường sư phạm hiện
nay, ngoài các học phần Tâm lí học, Giáo dục học,
phương pháp dạy học (PPDH) các bộ môn (PPDH Tiếng
Việt, PPDH Toán,...) thì học phần Nghiệp vụ sư phạm
(NVSP) có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng
lực nghề nghiệp (NLNN) cho SV.
Trong những năm gần đây, các trường sư phạm đào
tạo giáo viên tiểu học (GVTH) đã có những đổi mới trong
giảng dạy học phần NVSP theo hướng tăng cường vai trò
tự học, tự rèn luyện cho SV, cách làm này đã và đang đạt
được những kết quả nhất định trong việc phát huy tính
tích cực của người học. Theo Thông tư 40/2011/TTBGDĐT ban hành “Chương trình bồi dưỡng NVSP cho
giáo viên trung học phổ thông” [1] của Bộ GD-ĐT thì số


tín chỉ về đào tạo năng lực NVSP trong chương trình đào
tạo giáo viên các ngành sư phạm nói chung và GVTH
nói riêng cần đạt tối thiểu bằng 25% tổng số tín chỉ trong
chương trình đào tạo. Thông qua tổ chức học tập, nghiên
cứu học phần NVSP, các trường sư phạm đã trang bị cho
SV những kiến thức về chương trình, nội dung, PPDH và
giáo dục phổ thông, phương pháp giải quyết các tình
huống xảy ra trong hoạt động sư phạm,... Học tập học
phần NVSP được coi là cầu nối giữa lí luận và thực tiễn
giáo dục, SV sẽ có nhiều cơ hội để học tập, trải nghiệm
ở trường tiểu học, góp phần phát triển toàn diện về phẩm
chất, nhân cách người giáo viên [2]. Bài viết đề xuất một
số biện pháp phát triển NLNN cho SV ngành GDTH
thông qua dạy học học phần NVSP ở Trường Đại học
Đồng Tháp.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Năng lực

57

Có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực. Theo [3]:
Năng lực là phẩm chất tâm lí, sinh lí tạo ra cho con người
khả năng hoàn thành một loạt hoạt động nào đó với chất
lượng cao hay năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan
hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó.
Theo [4]: Năng lực là tập hợp các tính chất hay phẩm
chất tâm lí cá nhân, là điều kiện bên trong, tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất
định. Tác giả Phạm Thị Minh Hạnh cho rằng: Năng lực

là tập hợp các tính chất hay phẩm chất cá nhân, đóng vai
trò là điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định. Người có
năng lực là người đạt hiệu suất và chất lượng hoạt động
cao trong các hoàn cảnh khách quan và chủ quan như
nhau [5].
Từ những quan niệm trên, có thể coi năng lực là tổng
thể những phẩm chất tâm lí, sinh lí, tri thức, kĩ năng, thái
độ và kinh nghiệm của mỗi cá nhân có khả năng hoàn
thành một hoạt động với chất lượng cao.
2.1.2. Năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
Với cách tiếp cận trên, có thể quan niệm NLNN của
GVTH là tổng thể những phẩm chất tâm, sinh lí, tri thức,
kĩ năng, thái độ và kinh nghiệm của một giáo viên có khả
năng hoàn thành nhiệm vụ dạy học, giáo dục ở trường
tiểu học. Như vậy, NLNN của GVTH là những thuộc
tính tâm, sinh lí của con người đối với những yêu cầu do
nghề nghiệp đặt ra. NLNN của GVTH được cấu thành
bởi 3 yếu tố chính: kiến thức chuyên môn, kĩ năng dạy
học/giáo dục và thái độ đối với nghề nghiệp của mình.
Căn cứ Thông tư quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo
viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành ngày 22/8/2018
thì NLNN của GVTH (gồm 05 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí) [6],
ngoài yêu cầu về tiêu chuẩn Phẩm chất nhà giáo, NLNN
của GVTH còn bao gồm: năng lực nghiên cứu người học


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 57-59; 50


và việc học; năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo
dục; năng lực sử dụng PPDH và giáo dục theo hướng phát
triển phẩm chất, năng lực học sinh; năng lực tổ chức thực
hiện kế hoạch dạy học; năng lực trình bày bảng; năng lực
xử lí tình huống sư phạm; năng lực sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy học.
2.2. Thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh
viên ngành Giáo dục tiểu học thông qua dạy học học phần
Nghiệp vụ sư phạm ở Trường Đại học Đồng Tháp
Để làm cơ sở đề xuất các biện pháp thực hiện dạy học
học phần NVSP theo hướng phát triển NLNN cho SV,
chúng tôi tiến hành tìm hiểu, điều tra thực trạng phát triển
NLNN của SV ngành GDTH thông qua dạy học học
phần NVSP bằng phiếu khảo sát đối với 150 SV ngành
GDTH năm thứ 4; 20 GVTH có nhiều năm tham gia
hướng dẫn SV rèn luyện NVSP ở 3 trường: Tiểu học
Thực hành Sư phạm, Tiểu học Bùi Thị
Xuân và Tiểu học Lê Quý Đôn (3 trường
tiểu học này thường xuyên hướng dẫn SV
Trường Đại học Đồng Tháp trong các đợt
rèn luyện NVSP, Kiến tập và Thực tập sư
phạm); 10 giảng viên tham gia dạy học
học phần NVSP ở khoa Giáo dục,
Trường Đại học Đồng Tháp. Thời gian
tiến hành lấy ý kiến khảo sát là tháng
10/2018. Kết quả như sau:
- Do Trường Đại học Đồng Tháp
chưa có trường thực hành sư phạm, nên
việc tổ chức dạy học một số nội dung

NVSP cho SV ngành GDTH được thực
hiện bằng cách đưa SV xuống các trường
tiểu học để quan sát, dự giờ, giảng tập và

trải nghiệm thực tế hoạt động dạy học,... Tuy nhiên, kết
quả khảo sát cho thấy: giảng viên và GVTH đều cho
rằng, việc phối hợp giữa Trường Đại học Đồng Tháp với
các trường tiểu học còn chưa tốt.
Biểu đồ 1 cho thấy, sự gắn kết giữa nhà trường và các
cấp quản lí giáo dục cũng như cơ sở giáo dục để tổ chức
dạy học học phần NVSP cho SV chưa chặt chẽ. Để tăng
cường sự phối hợp giữa Trường Đại học Đồng Tháp với
các trường tiểu học, cần xác lập một hệ thống các cơ sở
giáo dục để làm trường thực hành sư phạm, phục vụ công
tác đào tạo giáo viên. Vì vậy, trong quá trình tổ chức dạy
học học phần NVSP, SV chưa được tiếp cận môi trường
giáo dục phổ thông sớm (từ năm thứ 3, SV mới có đợt
kiến tập ở các trường phổ thông), dẫn đến hạn chế về kết
quả học tập học phần NVSP.

Bảng 1. Đánh giá mức độ đạt được về NLNN của SV
Mức độ
TT

Năng lực dạy học

Yếu (%)

Trung bình (%)


Khá (%)

Tốt (%)

SV

GV và
GVTH

SV

GV và
GVTH

SV

GV và
GVTH

SV

GV và
GVTH

1

Năng lực nghiên cứu người
học và việc học

4,67


10,00

28,67

46,67

54,00

43,33

12,67

0,00

2

Năng lực thiết kế kế hoạch
dạy học và hoạt động giáo dục

2,00

6,67

24,67

36,67

52,67


50,00

20,67

6,67

3

Năng lực dạy học trực tiếp

3,33

10,00

32,67

43,33

45,33

43,33

18,67

3,33

4

Năng lực trình bày bảng


4,67

16,67

25,33

50,00

50,67

33,33

19,33

0,00

5

Năng lực xử lí tình huống sư
phạm

8,00

13,33

34,00

56,67

44,67


26,67

13,33

3,33

6

Năng lực sử dụng công nghệ
thông tin trong dạy học

1,33

3,33

21,33

23,33

51,33

56,67

26,00

16,67

58



VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 57-59; 50

- SV ít có cơ hội thực hành, rèn luyện các nội dung
NVSP ở các trường tiểu học nên không có nhiều kiến
thức thực tiễn; chưa nắm vững nội dung các hoạt động
giáo dục ở trường phổ thông. Ngoài ra, SV cũng chưa
nắm vững các công việc, nhiệm vụ mà giáo viên cần thực
hiện trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.
Do không được tổ chức xuống các cơ sở thực hành sớm
nên nhiều SV chưa có điều kiện, cơ hội phát triển NLNN
khi triển khai các hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
SV còn lúng túng, chưa biết cách trình bày giảng; chưa
biết cách phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học
sao cho hợp lí. Kết quả tự đánh giá của SV và giảng viên,
GVTH cho thấy nhiều SV còn hạn chế về các NLNN như
sau (xem bảng 1 trang trước):
- Sự gắn kết nội dung dạy học ở Trường Đại học
Đồng Tháp với nội dung dạy học ở trường tiểu học chưa
chặt chẽ. Vì thế, SV còn lúng túng khi vận dụng kiến
thức khoa học cơ bản vào hoạt động giảng dạy (trong
rèn luyện NVSP thường xuyên, khi kiến tập và trong
thực tập sư phạm). Kết quả khảo sát cho thấy: 100%
giảng viên và GVTH đều cho rằng, cần tăng cường kết
nối giữa học lí thuyết ở Trường Đại học Đồng Tháp và
việc thực hành ở trường tiểu học, đa dạng hóa các hình
thức học tập như: tự học, tự nghiên cứu, thực hành ở
trường tiểu học. Đồng thời, cần có sự thống nhất giữa

giảng viên và GVTH trong việc đánh giá SV tham gia
học tập học phần NVSP.
2.3. Một số biện pháp phát triển NLNN cho sinh viên
ngành Giáo dục tiểu học thông qua dạy học học phần
Nghiệp vụ sư phạm ở Trường Đại học Đồng Tháp
2.3.1. Phối hợp chặt chẽ giữa khoa, nhà trường với các
trường tiểu học
- Cần gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo giáo
viên ở Trường Đại học Đồng Tháp với trường tiểu học,
trường tiểu học không chỉ là địa điểm thực tập của SV sư
phạm, mà còn được coi là một đối tác của trường sư
phạm với nhiều hình thức khác nhau. Cần phối hợp rõ
vai trò, trách nhiệm cả hai bên trong suốt quá trình đào
tạo, rèn luyện nghề, đánh giá, sử dụng sản phẩm đầu ra
và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.
- SV sư phạm cần được tiếp cận với các trường tiểu
học ngay từ năm thứ nhất cho đến hết năm thứ tư, qua đó
giúp các em có thời gian tìm hiểu các hoạt động của giáo
viên, học sinh và các trường tiểu học; dự giờ, thiết kế bài
dạy và tổ chức dạy học.
- Phối hợp với các Phòng, Sở GD-ĐT xây dựng
chuyên đề cho giáo viên ở trường tiểu học để SV nắm bắt
kịp thời về những đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh
giá học sinh, đổi mới PPDH,... Đồng thời, mời giáo viên
chủ nhiệm giỏi, giáo viên dạy giỏi ở tiểu học đến chia sẻ

59

kinh nghiệm tại Trường cho SV, đặc biệt là SV năm thứ
tư chuẩn bị thực tập tốt nghiệp.

2.3.2. Kết hợp giữa đào tạo lí thuyết và rèn luyện thường
xuyên
Cần kết hợp giữa mô hình đào tạo song song và
chuyển tiếp, kết hợp đào tạo lí thuyết và rèn luyện thường
xuyên ngay tại giai đoạn đầu của khóa học để SV có
nhiều cơ hội tiếp cận với các kĩ năng nghề nghiệp. Đó là
tích hợp giữa trang bị kiến thức cơ bản với kiến thức
nghiệp vụ, lồng ghép rèn luyện kĩ năng nghề cho SV
trong quá trình lĩnh hội kiến thức cơ bản và ngược lại.
Việc lồng ghép này sẽ góp phần vào việc phát triển kĩ
năng nghề nghiệp cho SV một cách thường xuyên và liên
tục, khắc phục tình trạng SV đến năm thứ ba, năm thứ tư
mới được tiếp cận với trường tiểu học thông qua hoạt
động kiến tập sư phạm và thực tập tốt nghiệp.
2.3.3. Đa dạng hóa các hoạt động rèn luyện nghề nghiệp
ở trường tiểu học
Các hoạt động này nhằm giúp SV làm quen với môi
trường ở trường tiểu học, hiểu rõ hơn công việc giảng
dạy của GVTH. Để thực hiện biện pháp này, nhà trường
cần:
- Tổ chức cho SV tham quan trường học, đi thực tế tìm
hiểu các trường tiểu học trên địa bàn, tham gia các buổi
thao giảng tổ; khối, các buổi báo cáo chuyên đề về chuyên
môn, đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh,...
- Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động trải nghiệm,
tìm hiểu về hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học, tập
thiết kế làm đồ dùng dạy học; qua đó giúp các em hiểu
rõ hơn về vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong công
tác giảng dạy.
2.3.4. Tăng thời lượng thực hành cho sinh viên sư phạm

Trong quá trình rèn luyện NVSP ở các trường tiểu
học, SV ít được dự giờ của GVTH ở trường tiểu học. Do
vậy, khi học tập các học phần Rèn luyện NVSP, Kiến tập
sư phạm, Thực tập tốt nghiệp, SV cần được tham gia các
hoạt động: sinh hoạt chuyên môn, công tác chủ nhiệm
lớp, lập kế hoạch giảng dạy và kế hoạch chủ nhiệm,
nghiên cứu chương trình, tài liệu, sách giáo khoa, phòng
bộ môn, thiết bị dạy học,... tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Số tiết
dự giờ và thực tập sư phạm của SV ngành GDTH thường
từ 8-10 tiết theo quy định của trường sư phạm, với thời
gian thực tập tốt nghiệp là 8-10 tuần, mỗi tuần dạy 8 tiết
là rất ít; ở tiểu học có 5 khối lớp (từ lớp 1 đến lớp 5) nên
trung bình ở mỗi khối, SV chưa dạy đủ 2 tiết/khối lớp.
Vì vậy, để nâng cao NLNN cho SV ngành GDTH, cần
tăng số tiết giảng dạy cho SV trong quá trình học tập học
phần NVSP, Kiến tập và Thực tập tốt nghiệp.
(Xem tiếp trang 50)


VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 455 (Kì 1 - 6/2019), tr 43-50

cho việc thiết kế và sử dụng hệ thống BTTNHH của các
GV và HS tại cấp THPT được định hướng rõ ràng, đảm
bảo đạt được các mục tiêu đào tạo theo yêu cầu mới của
Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, khung NLTNHH mở rộng này
cần được xin ý kiến của nhiều chuyên gia để trở nên có
giá trị hơn trong những nghiên cứu tiếp theo. Khi đó

khung NL TNHH cần được đặt trong một đường phát
triển NL từ lớp 10 đến lớp 12. Về thực tiễn, bài viết là
một trong các nghiên cứu đầu tiên tiến hành khảo sát,
đánh giá thực trạng thiết kế và sử dụng BTTNHH trên
địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, bởi vậy kết quả
đã cung cấp thêm dữ liệu thực tiễn quan trọng cho các
hoạt động nghiên cứu liên quan trong tương lai. Nghiên
cứu có giới hạn là chỉ khảo sát đối với HS lớp 12 và số
lượng mẫu còn ít; các nghiên cứu sau cần tiến hành đánh
giá với các HS lớp 10 và 11 với quy mô mẫu lớn hơn và
đặc biệt xây dựng các bài tập thực nghiệm thông qua hoạt
động thực tiễn để có bức tranh thực trạng thiết kế và sử
dụng BTTNHH được rõ nét, toàn diện hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Robin Millar (2004). The role of practical work in
the teaching and learning of science. High school
science laboratories: Role and vision, pp.1-24.
[2] Ana Logar - Cirila Peklaj - and Vesna Ferk Savec
(2017). Effectiveness of student learning during
experimental work in primary school. Acta Chimica
Slovenica, Vol. 64 (3): pp. 661-671.
[3] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình tổng thể.
[4] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ
thông - Chương trình môn Hoá học.
[5] Vũ Thị Thu Hoài - Phạm Thị Tình (2018). Quy trình
xây dựng hệ thống bài tập thực nghiệm hóa học ở
cấp trung học phổ thông dựa theo cách tiếp cận của
phương pháp nghiên cứu bài học. Kỉ yếu hội thảo
quốc tế về giáo dục cho mọi người. NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, tr 241-253.
[6] Trương Xuân Cảnh (2015). Xây dựng và sử dụng bài
tập để phát triển năng lực thực nghiệm cho học sinh
trong dạy học Sinh học cơ thể sinh vật - Sinh học 11
trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ Khoa học giáo
dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[7] Phạm Thị Bích Đào - Đặng Thị Oanh (2017). Đề
xuất cấu trúc và đánh giá năng lực thực nghiệm cho
học sinh thông qua môn Khoa học tự nhiên cấp
trung học cơ sở. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, số 9, tr 56-64.
[8] Phạm Thị Bình - Đỗ Thị Quỳnh Mai - Hà Thị Thoan
(2016). Xây dựng bài tập Hoá học nhằm phát triển

50

năng lực thực hành hoá học cho học sinh ở trường
phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, số 6A, tr 72-78.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC...
(Tiếp theo trang 59)
3. Kết luận
Ở các trường sư phạm, NLNN của SV được hình
thành và rèn luyện trong quá trình học tập, thực hành và
tổ chức các hoạt động sư phạm. Đối với SV ngành
GDTH ở Trường Đại học Đồng Tháp, việc phát triển
NLNN cho SV có sự liên hệ chặt chẽ với thực tiễn giảng
dạy ở trường tiểu học. Do đó, việc phối hợp giữa Trường
Đại học Đồng Tháp và các trường tiểu học trong quá
trình đào tạo để phát triển các NLNN cho SV là rất cần

thiết. Vì vậy, phân bổ một cách hợp lí về thời gian hoạt
động rèn luyện NVSP cho SV ngành GDTH sẽ đem lại
hiệu quả trong công tác đào tạo của nhà trường, đáp ứng
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ GD-ĐT (2011). Thông tư số 40/2011/TTBGDĐT ngày 16/09/2011 ban hành Chương trình
bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên trung
học phổ thông.
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể.
[3] Hoàng Phê (1996). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà
Nẵng.
[4] Vũ Dũng (2008). Từ điển Tâm lí học. NXB Từ điển
Bách khoa.
[5] Phạm Thị Minh Hạnh (2007). Nghiên cứu hệ thống
đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên trung
học phổ thông ở cộng hòa Pháp và hướng vận dụng
vào Việt Nam. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
[6] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 20/2018/TTBGDĐT ngày 22/08/2018 ban hành Quy định
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ
thông.
[7] Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư số 16/2014/TTBGDĐT ngày 16/05/2014 ban hành Quy chế hoạt
động của trường thực hành sư phạm.
[8] Hoàng Thị Hạnh (2016). Kĩ năng cơ bản của sinh
viên trong thực tập sư phạm. NXB Giáo dục Việt
Nam.




×