Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Luận án tiến sĩ ngành Hồ Chí Minh học: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 190 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN ĐẠO

ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC
HỒ CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC

HÀ NỘI - 2019


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN VĂN ĐẠO

ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC
HỒ CHÍ MINH TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. Trung tướng, PGS,TS Đường Minh Hưng
2. TS Đặng Văn Thái

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
theo quy định.
Tác giả

Nguyễn Văn Đạo


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

6

1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài

6

1.2. Những vấn đề luận án cần nghiên cứu

22

CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH


25

2.1. Khái niệm, bối cảnh xuất hiện và diễn biến

25

2.2. Các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh

36

2.3. Hậu quả, tác hại

65

CHƯƠNG 3: ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC
HỒ CHÍ MINH

75

3.1. Khái niệm và các cơ sở đấu tranh

75

3.2. Thực trạng đấu tranh

84

3.3. Kết quả, hạn chế, nguyên nhân


119

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC HỒ CHÍ MINH

134

4.1. Dự báo

134

4.2. Quan điểm cơ bản

139

4.3. Giải pháp

144

KẾT LUẬN

162

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

166

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


167


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CBĐV

: Cán bộ, đảng viên

CNCS

: Chủ nghĩa cộng sản

CNĐQ

: Chủ nghĩa đế quốc

CNTB

: Chủ nghĩa tư bản

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

DBHB

: “Diễn biến hịa bình”

NXB


: Nhà xuất bản

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hồ Chí Minh là lãnh tụ, người anh hùng vĩ đại của dân tộc, được các thế hệ
nhân dân Việt Nam tin yêu, trở thành ngọn cờ lan tỏa, cố kết khối đại đoàn kết dân tộc.
Người khai sinh Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Cùng với
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho
hành động, là tài sản tinh thần to lớn, quý giá của Đảng và cách mạng Việt Nam.
Nhận thức vị trí, tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng và Nhà nước Việt Nam
trong q trình tổ chức, lãnh đạo cách mạng ln đặt lên hàng đầu nhiệm vụ vận dụng,
bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh; chú trọng tuyên truyền, giáo dục,
học tập theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trong các tầng lớp nhân dân.
Song, ở mặt khác, các thế lực chống đối Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam cũng luôn
xác định khâu đột phá của chiến lược này là mặt trận tư tưởng chính trị, với mục tiêu số
một là xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Đảng ta ngày càng đẩy mạnh học tập, làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, thì các thế lực trên và kéo theo đó là
nhiều tổ chức, cá nhân cơ hội chính trị, thối hóa, bất mãn ở trong, ngoài nước đưa ra
nhiều luận điệu phê phán, xun tạc, vu cáo, bơi nhọ Hồ Chí Minh nhằm phủ định tư
tưởng và “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh.
V.I. Lênin từng chỉ rõ: Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó biết tự bảo vệ.

Chúng ta không cường điệu tác động của những luận điệu chống Hồ Chí Minh. Bởi,
tình cảm, sự tơn trọng, kính yêu Người đã trở thành nếp nghĩ, văn hóa của dân tộc; cán
bộ, đảng viên (CBĐV) và đại bộ phận nhân dân ta từ trước đến nay có niềm tin tuyệt
đối vào Người; có lượng kiến thức cơ bản để phân biệt thật - giả, đúng - sai những
thông tin, đánh giá về Người. Nhưng, khơng vì thế mà chúng ta mất cảnh giác, coi
thường sự tấn công và hậu quả của những luận điệu chống đối, xuyên tạc Hồ Chí Minh.
Bởi, sự giả tạo, sai trái khi được lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn đến phai nhạt, dao
động, giảm sút niềm tin và xa hơn nữa là phản bác, phủ nhận, chống đối Người. Đảng
ta trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII cũng chỉ ra nguyên nhân và thực tế vấn đề
này, xem đó là những biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” của một bộ phận CBĐV và nó “làm giảm sút vai trị lãnh đạo của Đảng;
làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là một nguy
cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” [50]. Hơn nữa, trong điều kiện


2
hiện nay, khi những hạn chế của công tác giáo dục lý luận chính trị; khuyết điểm, tiêu
cực của một bộ phận CBĐV và một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc chưa được sáng rõ..., đã càng tạo cái cớ, “mảnh đất” nuôi dưỡng những
luận điệu xuyên tạc Người và đẩy thêm những khó khăn cho cách mạng.
Nắm vững quy luật, yêu cầu cách mạng giữa đấu tranh bảo vệ và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh, cũng như đặt nó trong tổng thể nhiệm vụ đấu tranh chống các luận
điệu, quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, Đảng ta
nhiều lần khẳng định “kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động
“diễn biến hịa bình” (DBHB) của các thế lực thù địch”. Đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu cơ bản và ứng dụng liên quan đến Hồ Chí Minh; nhiều tài liệu, khoảng trống
nghiên cứu về Người được bổ sung, xây dựng, tạo được những nét lớn, có tính cơ bản
về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Song song đó, ngày càng có nhiều
những nghiên cứu nhận diện, đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu sai trái, xun
tạc Hồ Chí Minh. Thành quả đó là cơ sở quan trọng giúp Đảng, nhân dân ta và thế giới

nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về Hồ Chí Minh; góp phần phản bác những luận điệu
vu khống, xuyên tạc, làm rõ đúng - sai, đồng thời có biện pháp đấu tranh phòng ngừa,
ngăn chặn, từng bước đẩy lùi các hoạt động chống Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, hiện nay
cịn nhiều tài liệu của Hồ Chí Minh, về Hồ Chí Minh chưa được sưu tầm đầy đủ, chưa
được xử lý một cách khoa học; nhiều vấn đề trong cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí
Minh, bao gồm cả sự vận dụng, phát triển những giá trị của Hồ Chí Minh vào công
cuộc đổi mới chưa được làm rõ. Trong đấu tranh phê phán cịn bất cập, hạn chế như
cơng tác lãnh đạo chưa theo kịp tình hình; dự báo thiếu đầy đủ, chính xác; hệ thống
luận cứ phê phán, bác bỏ còn thiếu, yếu; phương pháp đấu tranh còn giản đơn, mang
tính áp đặt. Trong khi đó, lực lượng đấu tranh, nhất là những chuyên gia ngày càng
thiếu hụt; khơng ít cơ quan và CBĐV chưa nhận thức đúng tính chất nguy hiểm của
những âm mưu, thủ đoạn, quan điểm sai trái, xun tạc Hồ Chí Minh; nhiều người
khơng thấy rõ trách nhiệm trong cuộc đấu tranh, thậm chí có người cịn phụ họa theo
những quan điểm sai trái; sự phối kết hợp giữa các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ
đấu tranh phê phán chưa chặt chẽ, đồng bộ. Những điều này, đặt trong bối cảnh đất
nước ngày càng mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới, với mặt trái của nó và sự gia
tăng chống phá của các thế lực thù địch, đã làm cho nhiệm vụ đấu tranh chống những
luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch nói chung và về Hồ Chí Minh nói riêng càng
thêm thách thức, khó khăn. Nhiệm vụ này vừa cơ bản, lâu dài, nhưng cũng là cấp bách,
thường xuyên phải quán triệt, thực hiện.


3
Nhận thấy ý nghĩa và tính cấp thiết của những vấn đề trình bày trên, tác giả
chọn vấn đề “Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều
kiện hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học.
Thực hiện đề tài, tác giả mong muốn góp phần nhận diện các luận điệu xuyên tạc Hồ
Chí Minh, chỉ ra thực trạng và nguyên nhân của cuộc đấu tranh chống lại nó thời gian
qua. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, góp phần vào việc thực hiện thành cơng
nhiệm vụ đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh, bảo vệ Đảng, Nhà

nước và chế độ XHCN ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, nhận diện rõ các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh và thực trạng
đấu tranh chống các luận điệu này; từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu
tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của luận án là:
- Làm rõ một số khái niệm liên quan; nhận diện âm mưu, chủ thể, nội dung,
phương thức, thủ đoạn các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh.
- Phân tích thực trạng đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh ở
Việt Nam từ 1986 đến nay. Thơng qua đó, làm rõ kết quả đạt được, hạn chế và những
nguyên nhân của nó.
- Đề xuất các giải pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh
chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh;
- Cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc đó ở Việt Nam thời kỳ đổi mới
(từ 1986 đến nay).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu những vấn đề cơ bản, có tính phổ biến của các luận điệu
xun tạc Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh ra đời và tồn tại, tập trung trong
giai đoạn từ 1986 đến nay;


4

+ Nghiên cứu thực trạng cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí
từ 1986 đến nay;
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh chống các luận điệu xuyên
tạc Hồ Chí Minh đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận nghiên cứu của luận án là những quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam, pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ Đảng, Nhà
nước và chế độ xã hội XHCN trên mặt trận tư tưởng - lý luận.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử và phương pháp lơgíc nhằm khái qt bối cảnh xuất hiện
và diễn biến các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian, gắn với hoàn
cảnh và các sự kiện lịch sử cụ thể, chính xác, khách quan; trong nhận diện bản chất và
nội dung các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh và thơng qua đó góp phần đấu tranh
chống lại các luận điệu này.
Phương pháp thống kê và tổng hợp nhằm làm rõ tình hình nghiên cứu liên quan
đến đề tài ở Chương 1. Ngoài ra, để làm rõ bản chất các luận điệu xun tạc Hồ Chí
Minh cũng như tầm vóc, giá trị của sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, luận án đã thống kê những nhận xét, đánh giá tiêu biểu về những điều này.
Phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh và chứng minh, văn bản học nhằm
vạch ra những dẫn chứng, luận cứ có sức thuyết phục khi đấu tranh trực diện với các
luận điệu xun tạc Hồ Chí Minh.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Bước đầu hình thành được khung lý thuyết có tính chất hệ thống về luận điệu
xuyên tạc Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh ở
Việt Nam.
- Trình bày ở mức độ hệ thống hơn, sâu sắc và toàn diện hơn thực trạng cuộc
đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
- Xây dựng được các giải pháp mang tính đồng bộ, tồn diện và khả thi, góp

phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh ở
Việt Nam.


5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Luận án góp phần làm phong phú và sáng rõ hơn tri thức lý luận về
luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh; bước đầu chỉ ra những cơ sở và quan điểm đấu tranh
chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh; đấu tranh và khẳng định tính đúng đắn,
những giá trị khoa học của Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về Người.
Về thực tiễn: Luận án góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống các
luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tăng
thêm nhận thức, niềm tin của CBĐV, nhân dân vào Hồ Chí Minh và con đường, mục
tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam, vào sự nghiệp đổi mới đất nước do
Đảng ta lãnh đạo.
Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các tổ chức, cá nhân trong nghiên
cứu, giảng dạy, học tập và tuyên truyền các vấn đề liên quan.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương, 11 tiết, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo.


6

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến nhận diện các luận điệu xuyên tạc

Hồ Chí Minh
Những nghiên cứu liên quan đến nhận diện các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí
Minh chủ yếu là bài viết riêng hoặc trong sách, đề tài khoa học về cuộc đấu tranh
chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng - lý luận. Tiêu biểu có:
Sách Phê phán các quan điểm sai trái là sản phẩm của Đề tài khoa học độc lập
cấp Nhà nước do Đào Duy Quát là Chủ nhiệm [178]. Tác phẩm đặt trọng tâm vào làm
rõ chiến lược DBHB trong những vấn đề về chủ nghĩa Mác-Lênin, con đường đi lên
CNXH, Đảng lãnh đạo, kinh tế thị trường định hướng XHCN, v.v.. Những nhận thức
chung, tổng quan này góp phần làm rõ âm mưu, chủ thể và thủ đoạn của các luận điệu
xuyên tạc Hồ Chí Minh từ các thế lực thù địch.
Sách Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch do Tiễn sĩ Hồng Vinh là Chủ
biên [251] cung cấp khá toàn diện về nội dung, âm mưu, thủ đoạn các quan điểm sai
trái, thù địch trên các lĩnh vực tư tưởng, lý luận, chính trị, dân chủ, tôn giáo, nhân
quyền, v.v.. Liên quan đến luận án, cơng trình đưa ra (khơng phân tích) hệ thống các
luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là: Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin với
thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh “nồi da nấu thịt” suốt mấy chục năm; Hồ Chí
Minh thực chất chỉ là người dân tộc chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương
tiện; Hồ Chí Minh khơng hề có tư tưởng, tư tưởng “khơng có gì q hơn độc lập tự do”
là phi nhân tính, nhấn mạnh “sự tác hại của tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Sách Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Hồng Vinh là Chủ biên [252]. Sách
gồm 7 chương, đi từ nhận dạng đến thực trạng đấu tranh, phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận và đưa ra những dự báo, phương hướng,
giải pháp nâng cao cuộc đấu tranh này trong thời gian tới.
Đề tài khoa học cấp Bộ Vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học ở Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hịa bình” trên lĩnh
vực tư tưởng, lý luận hiện nay do Lê Kim Việt là Chủ nhiệm [250]. Đề tài gồm 3 phần,
trong đó phần đầu khi đề cập đến chiến lược DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của
các thế lực thù địch, đề tài chỉ ra bản chất, âm mưu, thủ đoạn nói chung và khẳng định,
một trong những nội dung của chiến lược này là xuyên tạc, phủ nhận bản chất khoa học



7
và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin; phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ thể và
nội dung xuyên tạc Hồ Chí Minh cũng được đề tài nêu khái quát là các thế lực thù địch
và những người trong các trào lưu, khuynh hướng tư tưởng đối lập; nội dung những
luận điệu xun tạc như: Hồ Chí Minh khơng phải nhà tư tưởng, bất lực trong cách
mạng XHCN, không biết gì về CNXH mà vẫn lựa chọn; Hồ Chí Minh để lại bi kịch
cho dân tộc, v.v..
Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh - ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam
của Nguyễn Mạnh Hưởng, đã vạch rõ âm mưu, bản chất, thủ đoạn “trong chiến dịch
nhằm “hạ bệ thần tượng” Hồ Chí Minh” là các thế lực thù địch “đã đi bằng con đường
vòng, khi ngụy biện rằng: bây giờ chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, khơng cịn phù
hợp với sự phát triển của lịch sử, chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là đáng giá, là phù hợp
với dân tộc Việt Nam”. Bài viết khẳng định tính nguy hiểm của thủ đoạn này là: một
mặt, dễ gây nên sự hoang mang, dao động trong một bộ phận nhân dân ta về nền tảng
tư tưởng và con đường đi lên của dân tộc; mặt khác, nhằm tạo ra “khoảng trống” về tư
tưởng và ý thức hệ, để chúng dễ bề đưa các tư tưởng phi vô sản, tư tưởng tư sản vào
đời sống tinh thần tư tưởng của xã hội ta.
Đề tài khoa học cấp Bộ Một số giải pháp đấu tranh phản bác lại luận điệu sai
trái, thù địch về cuộc đời và sự nghiệp của Bác, góp phần thực hiện thắng lợi cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Dương Minh Đức là
Chủ nhiệm [59], có chuyên đề của Mạch Quang Thắng về “Nguyên nhân của các luận
điệu xuyên tạc về Hồ Chí Minh và giải pháp đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên
tạc đó”. Chuyên đề đã nhận diện ba nguyên nhân của các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí
Minh là: từ sự thâm thù chủ nghĩa cộng sản (CNCS); muốn “hạ bệ thần tượng”; từ sự
bất mãn của một số cá nhân; đồng thời đề ra ba giải pháp đấu tranh chống các luận điệu
này: đẩy mạnh việc nghiên cứu một cách sâu sắc và đúng đắn, đầy đủ về Hồ Chí Minh;
tăng cường giáo dục, tuyên truyền về Hồ Chí Minh; tăng cường đấu tranh trực diện với
các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh. Những nội dung này cũng được Mạch Quang

Thắng nhắc lại khi xuất bản cuốn Hồ Chí Minh đồng hành cùng dân tộc [207].
Luận án Phê phán quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị trên mạng Internet
góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay của Trần Doãn Tiến
[218], đã làm rõ những mục tiêu, thủ đoạn truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng
chính trị trên mạng Internet; tiến hành khảo sát thực trạng phê phán và đưa ra những
quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng
chính trị trên mạng Internet. Cơng trình giúp luận án nhận diện rõ hơn phương thức, thủ


8
đoạn và có được một số số liệu về thực trạng cũng như tác hại của quan điểm sai trái,
xuyên tạc trên mạng Internet có liên quan đến luận điệu xun tạc Hồ Chí Minh.
Sách Góp phần chống “diễn biến hịa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của
Nguyễn Mạnh Hưởng [105], gồm ba phần, trình bày từ những vấn đề chung về đấu
tranh chống DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận đến các vấn đề về hệ tư tưởng, con
đường cách mạng Việt Nam và bản chất chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng.
Trong phần viết về âm mưu, thủ đoạn DBHB trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận của các thế
lực thù địch trong thời kỳ mới, tác giả chỉ đề cập (không phân tích) sự xun tạc, bóp
méo, bơi nhọ tư tưởng, đạo đức, tác phong, cuộc đời riêng của Hồ Chí Minh. Ngoài ra,
sách cũng đề cập đến âm mưu, mục đích và liệt kê nhiều hình thức, biện pháp của các
thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận.
Sách Phịng, chống “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên
hiện nay do Vũ Văn Phúc là Chủ biên [167], gồm 48 bài viết được tuyển chọn từ hội
thảo cùng tên do Tạp Chí Cộng sản, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
và Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp tổ chức. Trực tiếp liên quan và
được luận án tham khảo là bài viết “Những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch
đối với tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Phạm Hạnh đã chỉ ra ba âm mưu, nội dung
xun tạc tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là: Khơng có tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Hồ
Chí Minh chỉ là sự rập khn máy móc các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin; tư
tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc; đồng nhất “chủ nghĩa dân tộc” trong tư

tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc sơvanh, chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, mang bản
chất của giai cấp tư sản.
Bài viết Xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh - Thủ đoạn nham hiểm của các thế lực
thù địch của Quang Thắng [209], đã làm rõ mục đích chính của luận điệu xuyên tạc
này là “để chống phá sự nghiệp cách mạng Việt Nam, đưa Việt Nam đi theo con đường
khác con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và chính lịch sử dân tộc ta đã lựa chọn”; chỉ
ra một số thủ đoạn xuyên tạc như “cắt xén những câu nói, câu viết của Hồ Chí
Minh; có kẻ làm ra vẻ là người “trong cuộc”, “nắm chắc” được bản chất của vấn đề”.
Sách Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam của Hội đồng Lý luận Trung ương [98], gồm
24 bài viết, tập trung phê phán các quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có
sáu bài viết trực tiếp đề cập đến luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh được luận án tham
khảo, với nội dung khái quát: chủ thể là các thế lực thù địch quốc tế và một số phần từ
cơ hội chính trị, thối hóa, biến chất ở trong nước; âm mưu nhằm phủ nhận chủ nghĩa


9
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; gây hoang mang, nghi ngờ, dao động đối với
CBĐV, nhân dân về định hướng XHCN; làm lu mờ vai trị, uy tín của Đảng Cộng sản
Việt Nam, suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, chế độ và cuối cùng là xóa bỏ
vai trị lãnh đạo của Đảng đối với cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN; thủ đoạn là lợi dụng tâm lý, tư tưởng dân tộc chủ nghĩa; là bề ngồi đề cao tư
tưởng Hồ Chí Minh nhưng thực chất nhằm đối lập và đi tới phủ nhận tư tưởng Hồ Chí
Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin.
Sách Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa MácLênin tư tưởng Hồ Chí Minh của Tiểu ban Lý luận về Lĩnh vực Xây dựng lực lượng
Công an nhân dân, Học viện Chính trị Cơng an nhân dân [220], có bài viết “Nhận diện
và đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng trong tình hình hiện nay” đã nêu
một số nội dung luận điệu xuyên tạc như “tư tưởng Hồ Chí Minh là “ảo tưởng”; “vay
mượn”; cắt rời, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin. Bài viết “Âm

mưu, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực
thù địch chống phá cách mạng Việt Nam” đã nhận diện luận điệu xuyên tạc tư tưởng
Hồ Chí Minh: nội dung là “khơng có tư tưởng Hồ Chí Minh”; tư tưởng Hồ Chí Minh
chỉ là “chủ nghĩa dân tộc”; chủ thể là những kẻ bất mãn về chính trị, chống đối chế độ,
những người nhẹ dạ, thiếu hiểu biết; thủ đoạn là cắt xén những câu nói, câu viết của
Người để xuyên tạc, bóp méo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bài viết Đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong
bối cảnh hiện nay của Nguyễn Hịa Bình [24], ngồi trọng tâm là đề ra các giải pháp
cho cuộc đấu tranh này, đã khái quát chỉ ra âm mưu, phương thức, thủ đoạn, nội dung
các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin và cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí
Minh của các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị, chống đối trong nước.
Sách Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhận thức và hành động của Phạm Ngọc Anh
[5], có nội dung phần ba về “Đấu tranh phê phán các luận điệu xuyên tạc di sản tư
tưởng Hồ Chí Minh” đã nhận diện tám nội dung của các luận điệu xuyên tạc Người, từ
tiểu sử, sự nghiệp đến tư tưởng, đạo đức. Ngồi ra, sách đã nêu (khơng phân tích) một
số hình thức và thủ đoạn các luận điệu xun tạc Hồ Chí Minh như bơi đen, bóp méo
sự thật, lập lờ đánh lộn trắng - đen, gây tâm lý hồ nghi, dẫn đến không tin tưởng; các
luận điệu được lặp lại nhiều lần; sử dụng các phương tiện hiện đại, nhất là mạng
Internet… Đặc biệt, sách phân tích rõ năm nhóm ngun nhân của các luận điệu xuyên
tạc Hồ Chí Minh là cố ý vu khống, xuyên tạc theo lập trường chống cộng, thù địch; do
thiếu nguồn tư liệu chính thống, đảm bảo độ tin cậy và tính chân xác lịch sử; sai lầm


10
trong phương pháp tiếp cận, khác nhau về thế giới quan và phương pháp luận nghiên
cứu; do bản thân tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu quy định; do một số người
muốn tạo nên sự hiếu kỳ, lợi dụng lịch sử để thu lợi về kinh tế, sự nổi tiếng, danh vọng.
Trong phần giải pháp đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc cuộc đời, sự nghiệp,
trước tác của Hồ Chí Minh, tác giả đã nêu khái quát mục đích, ngun tắc đấu tranh và
đưa ra bốn nhóm giải pháp là: tiếp tục sưu tầm, bổ sung tư liệu lưu trữ về Hồ Chí Minh;

nâng cao chất lượng các cơng trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí
Minh; đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền di sản Hồ Chí Minh; tổ chức bộ máy và hình
thành đội ngũ chuyên gia có năng lực đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về
Hồ Chí Minh.
Một số bài viết in trong Phê phán những quan điểm sai trái, thù địch [249], đã
làm rõ âm mưu, chủ thể, phương thức, thủ đoạn của các luận điệu sai trái, thù địch trên
lĩnh vực tư tưởng, lý luận nói chung, trong đó có khái quát về các luận điệu xuyên tạc
Hồ Chí Minh. Điển hình là các bài:
Bài Ảnh hưởng và tác động của các quan điểm sai trái, thù địch về lý luận của
Nguyễn Viết Thông đã chỉ rõ âm mưu, bốn nội dung các luận điệu sai trái, thù địch về
lý luận. Riêng về luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh, bài viết chỉ ra (khơng phân tích)
các luận điệu: Nhật ký trong tù không phải của Hồ Chí Minh; Hồ Chí Minh khơng phải
là nhà văn; Hồ Chí Minh bắt đầu nảy sinh tư tưởng cứu nước kể từ khi Pháp bác đơn
xin học Trường Thuộc địa; Đảng Cộng sản Việt Nam “sáng tác ra tư tưởng Hồ Chí
Minh” để giúp Đảng chỉnh hướng trong cơn bối rối; đối lập chủ nghĩa Mác-Lênin với
tư tưởng Hồ Chí Minh, v.v..
Một số thủ đoạn tâm lý chống chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
những vấn đề cơ bản trong đường lối của Đảng ta của Nguyễn Thị Phương Hoa, đã
cung cấp năm thủ đoạn tâm lý chống chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là:
thủ đoạn áp dụng nguyên tắc “siêu vi trùng”; những thủ đoạn tác động trực tiếp và gián
tiếp lên ý thức; thủ đoạn dựng lên những câu chuyện hoang đường, hoang tưởng; thủ
đoạn triệt tiêu năng lực nhận thức lịch sử; thủ đoạn sử dụng ngôn ngữ và các biểu
tượng bằng lời nói nhằm tác động lên tư duy.
Bối cảnh quốc tế và trong nước của cuộc đấu tranh tư tưởng hiện nay, âm mưu
va thủ đoạn của các thế lực thù địch (khơng đề tác giả) đã phân tích âm mưu, mục
đích, thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng, văn
hóa; đồng thời, nêu ra ba nội dung của các luận điệu sai trái về Hồ Chí Minh: Hồ Chí
Minh du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin với thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh “nồi da
nấu thịt” suốt mấy chục năm; Hồ Chí Minh thực chất là người dân tộc chủ nghĩa, lấy



11
chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương tiện; Hồ Chí Minh chỉ là người tiếp thu mù quáng
chủ nghĩa Mác-Lênin, chứ không hề có tư tưởng cao siêu. Đưa chủ nghĩa Mác-Lênin
vào Việt Nam là một sai lầm. Tư tưởng “khơng có gì q hơn độc lập, tự do” là phi
nhân tính.
Các cơng trình nghiên cứu trên đây giúp cho tác giả luận án có được cái nhìn
tổng thể về cuộc đấu tranh chống quan điểm, luận điệu sai trái, thù địch, xuyên tạc
trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, lý luận. Điều này là rất cần thiết trong triển khai, xây
dựng nội dung luận án, bởi đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh là một
bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chung này. Một số nghiên cứu trực tiếp đề
cập đến âm mưu, chủ thể, nội dung, phương thức, thủ đoạn của các luận điệu xuyên
tạc Hồ Chí Minh, đó là những chỉ dẫn, gợi ý quan trọng cho luận án nhận diện và đi
sâu tìm hiểu nó.
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đấu tranh chống các luận điệu
xuyên tạc Hồ Chí Minh
Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh cần tiến hành đồng bộ
trên ba mặt: chủ thể, nội dung và phương thức, thủ đoạn của nó. Tuy nhiên, đến nay,
chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun biệt đề cập trực diện đến đấu tranh chống
chủ thể và phương thức, thủ đoạn của các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh. Vì vậy,
trong tổng quan này, luận án tập trung đề cập đến những nghiên cứu liên quan đến đấu
tranh chống nội dung các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh.
Những nghiên cứu dưới đây có tính chất tiêu biểu, trực diện trong đấu tranh
chống các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh (về nội dung) và sự phân định vào các
nhóm chỉ mang tính tương đối, vì trong một nghiên cứu có thể chứa đựng nhiều nội
dung đấu tranh khác nhau.
1.1.2.1. Nhóm nghiên cứu liên quan đến đấu tranh chống các luận điệu
xuyên tạc về tiểu sử, sự nghiệp Hồ Chí Minh
Bài viết Cần làm sáng tỏ một số điểm xung quanh lá đơn xin học của Nguyễn
Tất Thành năm 1911 của Đinh Xuân Lâm [129], đã chứng minh bằng thực tế lịch sử và

quá trình hình thành tư tưởng yêu nước, thương dân, chí hướng cứu nước của Hồ Chí
Minh để phản bác quan điểm của Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu cho rằng, mục
đích sang Pháp năm 1911 của Nguyễn Tất Thành là xin vào học ở Trường Thuộc địa
để sau ra làm việc cho Pháp, nhưng vì khơng được nhận vào học nên Người phải đi
theo con đường cách mạng.
Sách Hồ Chí Minh: Những hoạt động quốc tế do Phan Ngọc Liên là Chủ biên
[135] và Hồ Chí Minh chiến sĩ cách mạng quốc tế do Phan Ngọc Liên, Trịnh Vương


12
Hồng là đồng Chủ biên [136], qua phân tích, luận giải về bối cảnh thực tiễn, tiến trình
cách mạng Việt Nam và quá trình hoạt động cách mạng của Người, nhất là những hoạt
động quốc tế đã phản bác các luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh về: mục đích sang
Pháp năm 1911; sự xuất hiện của Người không liên quan gì đến yêu cầu của xã hội
Việt Nam; việc Người chọn CNCS là phương tiện hành động, là để sáp nhập Việt Nam
vào quốc tế cộng sản, là sự áp đặt chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam theo lệnh của
Liên Xô, v.v..
Đề tài khoa học cấp Bộ Đấu tranh, phê phán các luận điệu xuyên tạc, chống đối
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do Trần Thành là Chủ nhiệm [201], bước
đầu khái quát hóa, hệ thống hóa những nhận thức sai lầm, những quan điểm lệch lạc,
chống đối của các thế lực thù địch ở trong nước và ngồi nước nhằm xun tạc, đả kích
sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, đề tài tiến hành phân tích, phê phán,
phản bác một số luận điệu sai trái, xuyên tạc về Hồ Chí Minh, trong đó, về tiểu sử, sự
nghiệp, đề tài có riêng Chương 2 “Đấu tranh chống các luận điệu sai trái về Hồ Chí
Minh đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc”. Tại đây, đề tài tập trung luận giải, đấu
tranh ở hai vấn đề:
Một là, “động cơ đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh”. Đề tài đã dẫn ra
các sự thật lịch sử từ bối cảnh, yêu cầu của cách mạng Việt Nam và sự hình thành tư
tưởng, chí hướng cứu nước của Hồ Chí Minh trước năm 1911, cũng như hành trình tìm
đường cứu nước sau đó của Người đã phản bác luận điệu xuyên tạc về động cơ tìm

đường cứu nước của Hồ Chí Minh.
Hai là, “Hồ Chí Minh là người yêu nước hay chỉ là người cộng sản ngụy dân
tộc”. Trước hết, đề tài khẳng định “Hồ Chí Minh là nhà yêu nước vĩ đại, anh hùng giải
phóng dân tộc của Việt Nam” bởi những sự thật từ cuộc đời chiến đấu, hy sinh vì độc
lập, tự do cho Tổ quốc của Người. Ngoài ra, qua luận giải quá trình tiếp thu, vận dụng
chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh, cũng như “triển khai” nó trong thực tiễn và
đưa đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam; qua những câu khẳng định của Hồ Chí
Minh về chủ nghĩa Mác-Lênin, đề tài đã phản bác luận điệu xuyên tạc “Hồ Chí Minh
chỉ là người cộng sản ngụy dân tộc”.
Bài viết Ý kiến về tác phẩm Hồ Chí Minh: The missing years 1919-1941 (Hồ
Chí Minh - Những năm tháng bị lãng quên 1919-1941) của tác giả Sophie QuinnJudge của Mạch Quang Thắng [203], bên cạnh nhận xét mặt tốt, đã chỉ ra những điểm
còn hạn chế trong tác phẩm của Sophie Quinn-Judge như nhận định về mối quan hệ
của Hồ Chí Minh và Nguyễn Thị Minh Khai; về tính khơng kiên định lý tưởng của Hồ
Chí Minh; về cái gọi là “chi nhánh của Đảng Cộng sản Trung Quốc”; Hồ Chí Minh
khơng phải là nhà lý luận, v.v..


13
Hai tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương: bài nói “Phê phán sự xuyên tạc, vu
cáo về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “bộ phim” “Sự thật về Hồ
Chí Minh”” của Đinh Xuân Dũng và bài viết “Một số ý kiến sau khi xem bộ phim: “Sự
thật về Hồ Chí Minh” của Chu Đức Tính [16]. Các tài liệu này đi từ việc làm rõ âm
mưu “đen tối”, quá trình hình thành và những “chất liệu” của “bộ phim” Sự thật về Hồ
Chí Minh (như nguồn tư liệu nghèo nàn, các nhân chứng phản diện, hiệu ứng hình ảnh,
âm thanh) đến việc phân tích, phản bác toàn bộ nội dung gồm nhiều luận điệu xun
tạc về Hồ Chí Minh của “bộ phim” này, đó là: về ngày sinh, ngày mất của Hồ Chí
Minh; về cụ Nguyễn Sinh Sắc; về lá đơn xin học của Nguyễn Tất Thành năm 1911; về
các bài viết của Nguyễn Ái Quốc khi mới đến Pháp; về tác phẩm Nhật ký trong tù; về
những người đàn bà mà “bộ phim” cố tình gán ghép với Hồ Chí Minh; về Nghị quyết
của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) vinh danh

Hồ Chí Minh.
Sách Báo chí với cơng tác tun truyền, đấu tranh chống các luận điệu sai trái
do Bộ Thông tin và Truyền thông [32], gồm 29 bài viết, có trọng tâm là chỉ ra những
nhiệm vụ của báo chí trong nhận diện, đấu tranh chống các luận điệu sai trái về lý luận
và âm mưu, thủ đoạn DBHB của chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ). Liên quan đến Hồ Chí
Minh, có bài viết “Nhận diện khái quát các quan điểm sai trái, thù địch trong cuộc đấu
tranh tư tưởng hiện nay” của Nguyễn Hồng Vinh đã nhận diện và đấu tranh bốn nội
dung phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch, gồm: Hồ Chí Minh du
nhập chủ nghĩa Mác-Lênin gây ra cảnh “nồi da nấu thịt”; Hồ Chí Minh thực chất chỉ là
người dân tộc chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm phương tiện; Hồ Chí Minh
khơng hề có tư tưởng.
Bài viết Đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc về Hồ Chí Minh của Mạch
Quang Thắng [204], thực chất là sự sắc gọn từ chuyên đề “Nguyên nhân của các luận
điệu xuyên tạc về Hồ Chí Minh và giải pháp đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên
tạc đó” đã được nói ở trên. Mặc dù trọng tâm của bài viết là đề cập đến “nguyên nhân”
và “giải pháp”, nhưng qua đó đã góp phần vạch trần bản chất sai trái của các luận điệu
xuyên tạc Hồ Chí Minh.
Bài viết Về một bài viết bóp méo sự thật lịch sử của Thiên Phương [173], đã dựa
trên những chứng cứ xác thực, được nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước khẳng định
nhằm đi đến phủ nhận một “nghi vấn” về “trình độ học vấn” của Hồ Chí Minh được
đặt ra ở bài viết: “Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến
1923?” của Thụy Khuê.
Bài viết Những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc và
nhân loại, khơng ai có thể xun tạc, bóp méo sự thật của Đinh Ngọc Hoa [81], đã


14
cung cấp hệ thống những hoạt động tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch về
Hồ Chí Minh như về lực lượng tiến hành, hình thức tuyên truyền, thủ đoạn tuyên
truyền. Ngoài ra, bằng việc chỉ ra những sự thật trong cuộc đời, sự nghiệp, đạo đức của

Hồ Chí Minh, bài viết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc, bóp méo về những đóng góp
của Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại.
Một số nghiên cứu tiêu biểu ở nước ngoài:
Hiện nay, theo khảo cứu của tác giả, trong hơn 200 cơng trình nghiên cứu về Hồ
Chí Minh ở nước ngồi [233], có rất ít cơng trình trực diện đấu tranh chống các luận
điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh. Nổi bật có hai Giáo sư người Mỹ gốc Việt Nam là
Nguyễn Mạnh Quang và Trần Chung Ngọc. Cụ thể:
Nguyễn Mạnh Quang trong nhiều sách, bài viết chuyên sâu vạch trần thủ
đoạn, tội ác của thực dân, của Vatican hay những người “quốc gia chống cộng” đối
với dân tộc, nhân dân Việt Nam, đã đồng thời làm rõ trên thực tế và chỉ ra những
đánh giá trong nghiên cứu cả trong, ngồi nước về cơng lao của Hồ Chí Minh, nhằm
đấu tranh với chủ thể, nội dung các luận điệu xuyên tạc tiểu sử, sự nghiệp của Người.
Tiêu biểu là các bài viết, sách như Giáo hội La Mã: Lịch sử và hồ sơ tội ác (biên soạn
từ 1997), “Các nhân vật lãnh đạo chính quyền Việt Minh (miền Bắc) và miền Nam
(quốc gia) trong những năm 1945-1975” (2007), “Về chuyện đảo ngược danh dự ơng
Hồ Chí Minh” (2009), “Sách lược chống lại truyền thống tôn thờ anh hùng dân tộc ta:
Trường hợp cụ Hồ Chí Minh” (2009); “Một số điều gian dối trong cuốn Công và tội
của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam 1945-2006 của Hồng Ngọc
Thành” (2011), “Tại sao ơng Hồ và Titô được tôn vinh trong số các nhà lãnh đạo
cộng sản” (2012), v.v..
Trần Chung Ngọc có hai bài viết tiêu biểu. Bài “Nhận định về DVD “Sự thật về
Hồ Chí Minh” của linh mục Nguyễn Hữu Lễ, Trần Quốc Bảo” [147], đã vạch trần 14
màn kịch ở thủ đoạn, hình thức của “phim” Sự thật về Hồ Chí Minh mà tác giả cho là
“khơng có một giá trị tri thức nào”, là gian dối, xuyên tạc về Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
sản Việt Nam và chế độ cộng sản. Bài “Luận điệu phi dân tộc của kẻ phản dân tộc”
[148], đã phản bác một số luận điệu, đánh giá sai trái của Minh Võ trong cuốn Hồ Chí
Minh - Ngơ Đình Diệm và cuộc chiến Quốc - Cộng và khẳng định: “90% bài viết của
ông ta (Minh Võ) là lạc với chủ đề”, “đầy những mâu thuẫn”, “hầu hết là viết láo về Cụ
Hồ và ca tụng ông Diệm một cách trơ trẽn, vô liêm sỉ, bất kể sự thực lịch sử”.
Một số tác giả hoặc cơng trình được cơng bố ở nước ngồi khác như:

Sách Hồ Chí Minh - Giải phóng dân tộc và đổi mới của Furuta Motoo [69] có
mục “Đơn nhập học trường đào tạo quan lại thuộc địa”, trong đó, tác giả căn cứ vào nội


15
dung Đơn này và thực tế hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh đã bác bỏ nhận định
của Daniel Hémery về mục đích sang Pháp năm 1911 của Hồ Chí Minh là “để tìm kế
sinh sống. Và nếu có điều kiện thuận lợi sẽ học để sau này trở về làm quan”.
Bài viết Về những bài viết ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919 đến 1923
(trao đổi lại với Thụy Khuê) của Ngô Trần Đức [60], đã căn cứ vào những tư liệu
khách quan, xác đáng, lập luận chặt chẽ nhằm phản biện những vấn đề và nhận định
của Thụy Khuê (trong bài “Ai viết những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc tại Pháp từ 1919
đến 1923”) về Hồ Chí Minh như: thời gian trở lại Pháp, trình độ tiếng Pháp, bút danh
Nguyễn Ái và tác giả cuốn Đông Dương (1923-1924), Bản án chế độ thực dân Pháp.
Bài viết Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc của Nguyễn Xuân Ba [9] dựa
trên tư liệu, sự kiện có thực từ những “nhân chứng” trong và ngồi nước với Hồ Chí
Minh cho đến tình cảm, phong cách, đạo đức của Người đã phản bác luận điệu xuyên
tạc “nói Nguyễn Ái Quốc đã chết sau khi ra khỏi nhà của Quốc Dân đảng Trung Quốc,
năm 1931. Hồ Chí Minh là người Trung Quốc gốc Đài Loan” trong tác phẩm của Hồ
Tuấn Hùng [103].
Những nghiên cứu trên đây đã tập trung phản bác một số luận điệu xun tạc có
tính phổ biến, trọng tâm về Hồ Chí Minh. Tuy chưa đầy đủ và có những phản bác
thuyết phục chưa cao, song, nó đã góp phần nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin,
hướng giải quyết vấn đề này cho luận án.
1.1.2.2. Nhóm nghiên cứu liên quan đến đấu tranh chống các luận điệu
xuyên tạc về tư tưởng Hồ Chí Minh
Bài viết Một sự xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh của Trần Xuân Trường
[232], đã vạch trần âm mưu, luận điệu xuyên tạc cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh,
khi cho rằng, CNXH chỉ là phương tiện để Hồ Chí Minh đạt mục tiêu “độc lập, tự
do, hạnh phúc”.

Sách Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là
nhiệm vụ quan trọng và bức thiết của Nguyễn Đức Bình [23], gồm bốn phần nhằm
cảnh báo về những nhận thức sai lầm cũng như phản bác luận điệu tách biệt chủ nghĩa
Mác-Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác phẩm khẳng định, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng con đường đi lên của đất nước và đặt ra vấn đề
phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là chống hai khuynh
hướng sai lầm, lệch lạc là chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu, phản bác những luận điệu xuyên
tạc, phủ định học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, do Hà Học Hợi là Chủ
nhiệm [100], trong phần thứ tư có nội dung “Phê phán các luận điểm phủ nhận tư


16
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng Việt Nam và vai trò của Đảng Cộng sản
Việt Nam”. Tại đây, tác giả đưa ra sáu nhóm luận điệu cần phê phán, trong đó, riêng tư
tưởng Hồ Chí Minh có hai nội dung: Một là, con đường cách mạng vô sản mà Hồ Chí
Minh đã xác định là khơng hợp với mục tiêu độc lập dân tộc và với yêu cầu phát triển
của Việt Nam. Hai là, trước sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô, một
số người giảm lịng tin, muốn xét lại tồn bộ chủ nghĩa Mác-Lênin, do đó phủ nhận giá
trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong nền tảng tư tưởng của cách mạng Việt Nam.
Bài viết Bác bỏ một quan điểm sai trái về tư tưởng Hồ Chí Minh của Vũ Như
Khơi [114], thơng qua tóm lược lịch trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ ra
những điều Hồ Chí Minh nói về mình, đã bác bỏ một quan điểm sai trái cho rằng: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh chỉ là chủ nghĩa dân tộc”.
Sách Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Hồng Vinh là Chủ biên [252], đã phê
phán, phản bác ba quan điểm xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch.
Một là, phê phán “các quan điểm phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh”, bằng sự trình bày
những quan điểm của Đảng về khái niệm và vị trí, vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Hai là, phê phán “các quan điểm phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH”, qua chỉ

rõ những quan điểm sáng tạo của Người về bản chất, mục tiêu, động lực của CNXH.
Ba là, phê phán “các quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc mối quan hệ giữa vấn đề
dân tộc với vấn đề giai cấp trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, bằng phân tích những luận
điểm sáng tạo của Người khi giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc với vấn đề
giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Đề tài khoa học cấp Bộ Đấu tranh, phê phán các luận điệu xuyên tạc, chống đối
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do Trần Thành là Chủ nhiệm [201], đã phản
bác hai luận điệu phủ nhận: tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền
với CNXH của Người. Trên cơ sở khái niệm “tư tưởng”, “nhà tư tưởng” theo quan
điểm của V.I. Lênin, và làm rõ phong cách diễn đạt tư tưởng - lý luận của Người, đề tài
khẳng định “Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng theo kiểu Lênin”. Ngồi ra, qua những
bài nói, viết của Hồ Chí Minh về CNXH, đề tài khẳng định: Hồ Chí Minh có một hệ
thống những quan điểm về CNXH, về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
Bài viết Góp phần bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh Việt Nam hội
nhập quốc tế của Nguyễn Tiến Phương [172], chỉ ra “hai luồng tư tưởng xuyên tạc tư
tưởng Hồ Chí Minh” trên mạng Internet, đó là: Hồ Chí Minh không phải là nhà tư
tưởng, nhà lý luận và Hồ Chí Minh khơng có tham vọng là một nhà tư tưởng, mà chỉ là
một nhà tổ chức, nhà hoạt động thực tiễn. Đấu tranh phản bác hai luận điệu trên, bài


17
viết đã luận giải bốn vấn đề của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là tư tưởng về con đường
giải phóng dân tộc, về mối quan hệ giữa độc lập dân tộc với CNXH, về bản chất, đặc
trưng, mục tiêu và động lực của CNXH ở nước ta và về xây dựng Đảng cầm quyền.
Bài viết Hiểu cho đúng khái niệm “tư tưởng Hồ Chí Minh” để chống lại các
quan điểm lệch lạc, sai trái của Bùi Đình Phong [161], đã phân tích cụ thể, sâu sắc,
khoa học khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm phản bác luận điệu phủ nhận tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Bài viết Hiểu đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường cách mạng mà
Người đã chọn của Trần Trọng Tân [187], có một phần quan trọng là luận chứng về

mối quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng như chỉ ra cơ
sở khoa học, công lao của Hồ Chí Minh trong lựa chọn con đường cách mạng vơ sản ở
Việt Nam nhằm phản bác luận điệu “đề cao”, thực chất là tách, đối lập tư tưởng Hồ Chí
Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin, phủ nhận con đường mà cách mạng Việt Nam đã,
đang đi.
Bài viết Chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực chất là chủ nghĩa
dân tộc vô sản của Dương Quốc Dũng [62], lập luận về tính đúng đắn, sáng tạo của tư
tưởng Hồ Chí Minh và những yêu cầu tất yếu của cách mạng Việt Nam, qua đó, khẳng
định những giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH, đồng thời phản bác quan điểm cho rằng “thực chất tư tưởng Hồ Chí
Minh là chủ nghĩa dân tộc”.
Bài viết Đấu tranh bảo vệ, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong cơng cuộc đổi mới của Bùi Đình Phong [162], đã
chỉ ra bốn quan điểm có tính chất phương pháp luận (quan điểm gắn lý luận với thực
tiễn; quan điểm lịch sử - cụ thể; quan điểm toàn diện và hệ thống; quan điểm kế thừa và
phát triển) và năm nội dung chủ yếu trong đấu tranh bảo vệ, vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bài viết Tư tưởng Hồ Chí Minh - Khơng thể phủ nhận của Phạm Ngọc Anh [4],
đã đi từ cách tiếp cận quan điểm về một nhà tư tưởng của V.I. Lênin và những khẳng
định của thế giới về nhà tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là phân tích những sáng tạo
lớn về lý luận của Người, để đi đến phủ định quan điểm cho rằng Hồ Chí Minh khơng
phải là nhà tư tưởng.
Sách Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới do Nguyễn Bá
Dương là Chủ biên [63], chia làm hai phần: phần thứ nhất “Bảo vệ và phát triển nền
tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” (gồm 10 bài viết), phần thứ hai “Tiến
bước dưới cờ Đảng quang vinh với niềm tin chiến thắng” (gồm 11 bài viết). Về Hồ Chí


18
Minh, trong sách có 02 bài viết chuyên sâu phê phán quan điểm sai trái về Người là:
“Thực chất của quan điểm “Hồ Chí Minh chỉ là người theo chủ nghĩa dân tộc” của

Dương Quốc Dũng (đã nói ở trên) và “Phải chăng Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa
Mác-Lênin vào Việt Nam là sai lầm?” của Nguyễn Văn Hữu. Bài viết của Nguyễn Văn
Hữu đã chứng minh: Chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền vào Việt Nam là kết quả
khách quan của quá trình vận động các yếu tố lịch sử trong, ngoài nước; chủ nghĩa
Mác-Lênin là nguồn gốc để Hồ Chí Minh và Đảng ta giương cao ngọn cờ hịa hiếu, u
chuộng hịa bình.
Sách Luận cứ phê phán các quan điểm sai trái, thù địch của Hội đồng Lý luận
Trung ương [97], gồm 28 bài viết, trong đó có 2 bài trực tiếp về Hồ Chí Minh: Một là,
bài “Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh - vấn đề khơng thể phủ
nhận” của Nguyễn Hoàng Giáp nhằm bác bỏ luận điệu cho rằng: Đảng Cộng sản Việt
Nam ảo tưởng về tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao ngọn
cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng chỉ nói mà khơng làm; phủ định tư tưởng Hồ Chí
Minh. Hai là, bài “Luận cứ phản bác quan điểm “Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là sai lầm, bảo thủ,
giáo điều”” của Vũ Hồng Cơng, đã có luận cứ thứ năm nói về mối quan hệ giữa tư
tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin để bác bỏ quan điểm “Đảng Cộng sản
Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng là sai lầm,
bảo thủ, giáo điều”.
Sách Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh,
đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam của Hội đồng Lý luận Trung ương [98], đã
phản bác quan điểm xuyên tạc, đem đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa
Mác-Lênin. Đó là các bài: “Phê phán quan điểm sai trái coi “tư tưởng Hồ Chí Minh
khơng phải là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
vào Việt Nam” của Nguyễn Ngọc Thanh; bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là
kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam” một luận điệu phản khoa học, phi thực tế” của Trương Giang Long; bài “Về thực
chất, ý đồ của luận điệu sai trái “chủ nghĩa Mác-Lênin trước hết là lý luận chủ nghĩa

xã hội khoa học, là sai lầm và đối lập với nội dung đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí
Minh” của Nguyễn Quốc Phẩm; bài “Sự thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cách mạng Việt Nam” của Nguyễn Văn
Oánh và bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh - sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa

Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam” của Nguyễn Đình Hịa. Ngồi ra, bài viết “Sự


19
vận dụng và phát triển học thuyết Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội về con đường quá
độ lên chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Đặng Hữu Tồn đã góp
phần phản bác luận điệu phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi
lên CNXH ở Việt Nam.
Sách Đấu tranh chống các quan điểm, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa MácLênin tư tưởng Hồ Chí Minh của Tiểu ban Lý luận về Lĩnh vực Xây dựng lực lượng
công an nhân dân, Học viện Chính trị Cơng an nhân dân [220], có bài “Phải chăng tư
tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là bước phát triển và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa
Mác-Lênin ở Việt Nam?” của Trương Giang Long. Bài viết trên cơ sở so sánh thực tiễn
cách mạng Việt Nam trước và sau khi có chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm khẳng định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy chục năm qua gắn liền với sự vận dụng sáng
tạo chủ nghĩa Mác-Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng ta. Ngồi ra, sách cịn có bài “Đấu
tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch xuyên tạc chủ nghĩa Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh” của Thượng tướng Võ Văn Tuấn, tuy nhiên trọng tâm của bài là
đề ra các giải pháp đấu tranh.
Có một bài viết nghiên cứu và cơng bố ở ngồi nước là Thử tìm lời giải cho
câu hỏi: Cụ Hồ là ai? của Ngô Trần Đức [61]. Bài viết luận giải cho câu hỏi được
nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước đặt ra từ lâu: Hồ Chí Minh là ai? Qua phân
tích trong bài viết, tác giả bác bỏ các luận điệu xuyên tạc về tư tưởng Hồ Chí Minh
như: “Giá trị mà Hồ Chí Minh coi trọng suốt đời mình là tinh thần cộng hịa”; Hồ Chí
Minh chỉ thuần túy là người theo chủ nghĩa dân tộc; Hồ Chí Minh khơng phải cộng sản
mà thực chất là một người xã hội dân chủ.
Ngồi ra cịn có các bài viết khác như: Đấu tranh chống các quan điểm, tư
tưởng sai trái để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới [194] và
Khơng thể tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác-Lênin của Đặng Công
Thành [195], Luận điệu “Tư tưởng Hồ Chí Minh là lý thuyết, giáo điều - sự xuyên tạc
trắng trợn” của Nguyễn Sỹ Họa [82], Không thể phủ nhận giá trị thời đại Tư tưởng Hồ

Chí Minh của Cao Đức Thái [190], v.v.., đã đấu tranh phản bác một số nội dung trong
luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh.
Những nghiên cứu phản bác các luận điệu xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh trên
đây là khá đầy đủ, tồn diện. Nhiều nghiên cứu có lập luận chặt chẽ, sắc bén, sức
thuyết phục cao. Kết quả nghiên cứu này góp phần cung cấp cho luận án về thực trạng
đấu tranh và gợi mở nhiều hướng đấu tranh với luận điệu xuyên tạc tư tưởng của Người
trong luận án.


20
1.1.2.3. Nhóm nghiên cứu liên quan đến đấu tranh chống các luận điệu
xuyên tạc về đạo đức, di sản Hồ Chí Minh
Bài viết “Câu chuyện tác giả Ngục trung nhật ký” của Phan Ngọc, in trong sách
Suy nghĩ mới về Nhật kỳ trong tù [36], đã chỉ ra ba lỗi của tác giả Lê Hữu Mục ở cuốn
Hồ Chí Minh không phải là tác giả Ngục trung nhật ký và chứng minh bằng khảo cứu
văn bản học để lập luận và phản bác luận điệu xuyên tạc kia của Lê Hữu Mục về Hồ
Chí Minh.
Đề tài khoa học cấp Bộ Đấu tranh, phê phán các luận điệu xuyên tạc, chống đối
Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do Trần Thành là Chủ nhiệm [201], có
Chương 4 “Phê phán, bác bỏ những luận điệu xuyên tạc Hồ Chí Minh khơng phải là
nhà văn hóa lớn”, với hai nội dung phê phán:
Một là, phê phán luận điệu phủ nhận Hồ Chí Minh là nhà văn hóa lớn. Tác giả
dẫn chứng những đánh giá của thế giới về Hồ Chí Minh, luận giải cơng lao đóng góp
của Hồ Chí Minh đối với sự tiến bộ, phát triển của thế giới; đặc biệt là trình bày khá chi
tiết về UNESCO, quá trình thảo luận, ra Nghị quyết vinh danh Hồ Chí Minh là anh
hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam.
Hai là, “phê phán sự xuyên tạc của Lê Hữu Mục về Hồ Chí Minh và tác phẩm
Nhật ký trong tù”. Tại đây, tác giả có những dẫn chứng khá chi tiết, đầy đủ và xác thực
về hồn cảnh sáng tác, q trình thất lạc, tìm lại và công bố tác phẩm nhằm phản bác
luận điệu của Lê Hữu Mục về “lai lịch bất minh” của tác phẩm. Ngồi ra, bài viết cịn

vạch trần bản chất, thủ đoạn của Lê Hữu Mục trong luận điệu xuyên tạc của ông, đồng
thời bằng sự so sánh, đối chiếu giữa nội dung tác phẩm với thực tế ở Việt Nam, Trung
Quốc với những tên người, địa danh, sự kiện và tư tưởng Hồ Chí Minh để khẳng định
tác giả của tác phẩm là Hồ Chí Minh.
Bài viết Sự thật: Người là Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc và Nhà
văn hóa kiệt xuất của Việt Nam của Văn Thị Thanh Mai [140]. Với những cứ liệu lịch
sử về cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh và những đánh giá ghi nhận của nhiều nhà
nghiên cứu nước ngồi về Người, bài viết đã khẳng định cơng lao to lớn và giá trị của
tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh đối với dân tộc. Qua bài viết, tác giả cũng gián tiếp
phản bác những nội dung trong “phim” Sự thật về Hồ Chí Minh do linh mục Nguyễn
Hữu Lễ và phong trào “Quốc dân đòi trả tên Sài Gòn” thực hiện (tháng 7/2009).
Bài viết Về tác phẩm “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh của Văn Thị Thanh
Mai [141], qua phác họa khá chi tiết bối cảnh ra đời, hành trình thất lạc, tìm thấy và
dịch, cơng bố tác phẩm Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh; đồng thời đã “chỉ ra những
nghi ngờ vô căn cứ, những thủ đoạn bôi nhọ gượng ép của Lê Hữu Mục, Nguyễn Hữu


×