Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌC THUỘC CHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.29 KB, 18 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

MỤC LỤC
NỘI DUNG ĐỀ TÀI..................................................................................................... 2
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................2

I. Tên đề tài:.........................................................................................................2
II. Lý do chọn đề tài:.............................................................................................2
III. Phạm vi thực hiện đề tài:..................................................................................3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Cơ sở lí luận ......................................................................................................3
II.Thựctrạng..........................................................................................................5
III.Mục tiêu của đề tài............................................................................................6
IV. Một số biện pháp chính khi thực hiện:............................................................ 7
V.Hiệu quả...........................................................................................................14
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

............................................................................16

I.

Kết luận............................................................................................................16
II.Bài
học.....................................................................................................................16
III. Kiến nghị.........................................................................................................17
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CNTT:

Công nghệ thông tin



CSVC:

Cơ sở vật chất

GD-ĐT: Giáo dục đào tạo:
PPDH:

Phương pháp dạy học

GDCD:

Giáo dục công dân

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

1


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. TÊN ĐỀ TÀI:

"TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌC THUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO ĐỨC - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 6"
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh
làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các em, khắc phục lối truyền
thụ một chiều, phát huy tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương
pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học …Định hướng này đã được
thể chế hóa trong Luật Giáo dục. Trong đó, môn giáo dục công dân ( GDCD) ở trường
THCS là một bộ môn được cải cách, được cấu trúc tích hợp bao gồm nhiều bộ môn khoa
học khác, liên kết chặt chẽ thành một hệ thống, nó có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng,
bởi vì nó không chỉ cung cấp cho người học những kiến thức về đạo đức và pháp luật mà
còn góp phần hoàn thiện nhân cách con người, giúp học sinh biết phân biệt được lẽ phải,
trái, biết tôn trọng bản thân và người khác, biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm,
biết yêu thương và vị tha. Đặc biệt, những kiến thức của môn GDCD giúp các em hình
thành những kỹ năng sống cơ bản để vững vàng bước vào đời, có ý thức tổ chức kỷ luật,
có thái độ đúng đắn trong việc nhận thức và chấp hành pháp luật.
Chính tầm quan trọng của môn học đòi hỏi người giáo viên cần phải tìm tòi, sáng tạo
phương pháp dạy học mới để phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh trong
giờ học đồng thời khêu gợi niềm say mê, háo hức của học sinh với bộ môn giáo dục
nhân cách này. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “ Tạo hứng thú học tập cho học sinh
trong các bài học thuộc chủ đề đạo đức môn giáo dục công dân 6” .
2


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"


III. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài xoay quanh vấn đề tạo hứng thú học tập cho trong sinh trong các bài học
đạo đức của bộ môn GDCD khối lớp 6.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Mục tiêu của môn GDCD ở trường THCS là nhằm cung cấp cho học sinh hiểu biết về
những giá trị đạo đức, pháp luật cơ bản phù hợp với nhận thức lứa tuổi, hiểu biết về
những chuẩn mực giao tiếp, cách ứng xử của con người Việt Nam trong thời kì công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế của đất nước.Từ những hiểu biết đó của học
sinh, bằng khả năng sư phạm của mình mà người giáo viên tiến hành hoạt động giáo dục
nhằm hình thành và xác lậpcho các đối tượng học sinh ý thức và hành vi sinh hoạt, học
tập đúng đắn, tích cực,tự giác thực hiện các chuẩn mực, quy định mà các em đã học ở
mọi lúc, mọi nơi.
Nội dung môn GDCD được xây dựng dựa trên căn cứ khoa học của các ngành và môn
học khác như: Đạo đức học, Xã hội học, Giáo dục học và dựa trên những chủ trương,
đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng - Nhà nước ta trong chiến lược chăm lo phát
triển nhân tố con người. Mặt khác, nội dung môn GDCD cấp THCS còn tích hợp giáo
dục cho học sinh những hiểu biết cần thiết về một số vấn đề có tính thời sự, xã hội phù
hợp với lứa tuổi các em như: Giáo dục kĩ năng sống, Bảo vệ môi trường, Thực hiện chính
sách dân số, kế hoạch hoá gia đình, Phòng chống HIV/ AIDS...Song dù thực hiện nội
dung nào đi nữa thì vấn đề xuyên suốt và có tính xâu chuỗi các nội dung lại với nhau là
sự gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức học tập với thực tiễn cuộc sống theo những chuẩn mực
đạo đức và pháp luật được mọi người quan tâm thực hiện.

3


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"


Mục đích cuối cùng của việc dạy và học môn GDCD ở cấp THCS là làm thế nào để
hướng các đối tượng học sinhcó ý thức và hành vi vươn tới những giá trị chân - thiện - mĩ
của cuộc sống; Có niềm tin và thói quen hành động theo những quy định và chuẩn đạo
đức, pháp luật.
Để thực hiện được những yêu cầu, mục tiêu của việc đổi mới chương trình và nội dung
dạy học đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học “... Phương pháp
giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý
chí vươn lên.”( Trích Điều 5 Luật giáo dục năm 2005) nhằm đảm bảo cho các đối tượng
học sinh lĩnh hội được đầy đủ những kiến thức, kĩ năngvà có thái độ đúng đắn trong việc
thực hiện các chuẩn mực đạo đức và pháp luật; Phân biệt được những hành vi, thái độ
đúng - sai, tốt - xấu của bản thân và những người xung quanh. Từ đó các em biết tự điều
chỉnh cách ứng xử của mìmh cho phù hợp với những quy định của pháp luật và những
truyền thống, đạo lí của dân tộc.
Song, việc đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là bỏ đi những nguyên tắc,
phương pháp giáo dục truyền thống mà là sự chọn lọc, kế thừa và nâng lên những phương
pháp dạy học này trong điều kiện mới tạo ra sự hứng thú, ham thích và say mê học tập
một cách chủ động, tích cực, tự giác. Đúng như lời nói của Đai-ri (nhà GD của Liên xô
cũ “ Dạy học hay dạy bất cứ cái gì thì điều trước tiên là đòi hỏi người thầy phải khêu gợi
cho học sinh được cái thông minh, cảm hứng ở người học, chứ đừng bắt trí nhớ của
người học làm việc một cách máy móc, bắt nó ghi chép rồi trả lại”. Như vậy, mục đích
của việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong các môn học nói chung và môn GDCD
nói riêng thực tế là tạo cho học sinh có những hứng thú học tập để từ đó các em thấy
được sự cần thiết của việc học, biến quá trình lĩnh hội( có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo
viên) thành quá trình tự lĩnh hội một cách thông minh và sáng tạo.

4


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC

CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

II. Thực trạng:
Như chúng ta đã biết ngành giáo dục đã trải qua rất nhiều cuộc cải cách giáo dục và đã
phấn đấu thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ,đáp ứng phù hợp với yêu cầu của các
giai đoạn cách mạng mới. Tuy nhiên, ngành giáo dục vẫn còn trăn trở cùng sự chỉ đạo
của Đảng và Nhà nước về phương pháp giáo dục đào tạo nêu trên, tuy có được nghiên
cứu, ứng dụng vào thực tiễn học tập cũng như đời sống hằng ngày nhưng chưa đạt kết
quả như mong muốn. Vì sao vậy? Có rất nhiều lí do dẫn đến việc giáo dục nhân cách cho
học sinh chưa đạt hiệu quả cao.
1. Vấn đề xã hội và ngành giáo dục
Chú trọng các môn khoa học nhằm nâng cao trí tuệ mà chưa chú ý nâng cao nhân
cách cho học sinh, nghĩa là chỉ chú ý rèn tài mà chưa chú ý rèn đức. Biểu hiện cụ thể mà
ai cũng thấy rõ là môn GDCD chưa bao giờ được Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào môn
thi tốt nghiệp hay vào cấp III dù chỉ một lần. Điều này không chỉ làm cho học sinh mà
cả giáo viên chủ quan, coi là môn học phụ và chỉ ý thức được rằng miễn là dạy - học đủ
bài, đúng chương trình là đạt yêu cầu. Chính môn GDCD không được chọn vào các
môn thi trong các kì thi quan trọng nên sách tham khảo, sách bài tập còn ít, đặc biệt là
sách viết về phương pháp dạy học bộ môn này thì càng hạn chế.
Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tiết / tuần ). Trong khi
đó nội dung giáo dục tích hợp, giáo dục lồng ghép lại quá nhiều dẫn đến tình trạng ôm
đồm, quá tải, không còn thời gian khai thác sâu kiến thức, liên hệ thực tế và rèn kĩ năng
cho học sinh. Đồng thời tạo ra một áp lực đối với học sinh vì vậy giờ học trở nên nặng
nề, nhàm chán, học sinh không chú ý lắng nghe, không có hứng thú học tập.
2. Về phía giáo viên
Thông qua việc dự giờ các lớp và tình hình giảng dạy chung của các khối lớp, tôi nhận
thấy điểm hạn chế tồn tại tập trung ở phương pháp truyền thụ kiến thức của một số
giáo viên cho học sinh. Trước hết là sự đầu tư cho giờ dạy còn hạn chế, hệ thống kênh
hình nghèo nàn dẫn đến giờ học khô khan, không gây được hứng thú,say mê học tập của
học sinh.Trong Hội thi giáo viên dạy giỏi, trải qua những vòng loại, các giáo viên đạt thành


5


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

tích cao trong hội thi đều là những giáo viên đã biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học để
gây hấp dẫn, hứng thú cho học sinh và điều rất quan trọng đó là sử dụng công nghệ thông
tin, đặc biệt là kênh hình hợp lí, để lại những ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn học sinh.
3. Với đối tượng học sinhvà phụ huynh:
Học sinh ở trường THCS Trần Quốc Toản , hầu hết là con em của các gia đình công nhân,
buôn bán và nghề tự do nên phụ huynh mải lo miếng cơm manh áo mà chưa chú ý giáo dục con
cái một cách toàn diện . Một bộ phận phụ huynh học sinh từ nơi khác đến hoặc đi làm thuê, mua
bán xa, gia đình đổ vỡ, học sinh sống với ông bà vì vậy nơi ở của các em thường không ổn định,
các em thiếu đi sự quan tâm kiểm tra ,nhắc nhở của gia đình nên đạo đức, lối sống, tình cảm và
suy nghĩ của các em ít nhiều đã bị những tiêu cực, lối sống thiếu lành mạnh tác động. Từ đó làm
cho một bộ phận học sinh của trường có những biểu hiện không đúng đắn về động cơ và thái độ
học tập; một số thói hư tật xấu như: chửi thề, nói tục, dối trá với thầy cô, thô bạo với bạn bè xảy
ra . Mặt khác, do quan niệm của một số học sinh và phụ huynh coi môn GDCD là môn phụ,
không ảnh hưởng đến thi cử sau này nên cũng không quan tâm, động viên con học, không đầu
tư thời gian cho việc học bài, chuẩn bị bài ở nhà.
Bên cạnh những học sinh biết tự giác học tập thì vẫn còn nhiều học sinh chưa tự giác
học tập, ít tham khảo sách vở, các tài liệu liên quan đến bộ môn… Các em chưa có thói
quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể . Các
em ngại đi tìm tư liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động dẫn kết quả bài học
cũng như chất lượng giảng dạy bộ môn không cao.
Học sinh lớp 6 mới chuyển cấp ,chưa quen với phương pháp mới, gặp khó khăn trong
việc vừa nghe giảng vừa ghi chép bài, viết bài chậm, chữ viết xấu
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI


Trên cơ sở lý luận đã nêu việc thực hiện đề tài này về cơ bản nhằm đạt dược các
mục tiêu sau:
 Tạo được hứng thú cho HS trong học tập ở lớp cũng như ở nhà đối với môn học,
kích thích hoạt động sáng tạo, xây dựng cơ hội khám phá, ứng dụng tri thức bằng thúc
đẩy hoạt động tìm hiểu thực hành, từ đó các em tích cực tham gia vào bài học hơn
tránh được sự nhàm chán trong phương pháp dạy và học truyền thống.

6


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

 Đảm bảo tính chính xác, khoa học, tính rõ ràng về nội dung bài học. Giáo viên dễ
dàng trong truyền thụ kiến thức và nhận xét đánh giá học sinh. Học sinh nhanh chóng
nắm bắt nội dung bài học, nhận biết và sửa đổi các hành vi sai trái, có nhiều cơ hội phát
huy tính tích cực, nhanh chóng nắm được kiến thức tại lớp vận dụng vào thực tế cuộc
sống hàng ngày.
 Bám sát yêu cầu của PPDH đổi mới kết hợp phương pháp dạy học truyền thống
phù hợp với cả 3 đối tượng HS và thực trạng dạy - học của nhà trường.
 Vận dụng ứng dụng CNTT, tạo trực quan sinh động (với các bài có thiết kế trình
chiếu Power Point) gắn với nội dung cụ thể của từng bài nhằm xây dựng yếu tố hấp
dẫn lôi cuốn kích thích tư duy để HS nhanh chóng nắm được bài giảng, nhớ lâu, nhớ
sâu nội dung bài học.
IV. Các biện pháp thực hiện:
Để thực hiện những mục tiêu của đề tài đặt ra, bản thân tôi đã tiến hành các công việc
sau:
- Nghiên cứu nắm vững chương trình, nội dung sách giáo khoa và sách hướng dẫn
giảng dạycủa giáo viên, đọc thêm các tư liệu thực tế bổ sung kiến thức cho bài dạy.

- Thực hiện nghiêm túc việc đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá
họcsinh.
- Thực hiện đầu tư thiết kế và soạn nội dung các tiết dạy theo hướng gắn kết nội dung
tiết dạy với các hoạt động để tạo sự hưng phấn, ham thích học tập.
- Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để điều chỉnh, bổ sung hợp lí về
nội dung, hệ thống câu hỏi, bài tập,thao tác sử dụng phương tiện ... để tiết học sau đạt
kết quả tốt hơn.
Dưới đây là một số biện pháp cụ thể nhằm tạo hứng thú, say mê học tập của học sinh
mà tôi đã áp dụng:
1.Biện pháp 1: Đầu tư cho việc làm và sử dụng hợp lí hệ thống các phương tiện giảng
dạy trực quan đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác, sinh động và dễ hiểu.
Đây là phương pháp dạy có nhiều ưu thế gây sự chú ý, muốn tìm hiểu , nhớ lâu... được
nhiều giáo viên áp dụng trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên các phương tiện trực quan
chưa được cung cấp đầy đủ và có tính thực tế vì vậy để có phương tiện trực quan bản tôi
phải tự sưu tầm những hình ảnh trên mạng, trên báo chí hoặc xin các ảnh hoạt động của
7


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

nhà trường, các bài vẽ của học sinh trong môn mĩ thuật, mượn những tranh ảnh của các
bộ môn khác như sử, địa, văn... đặc biệt tôi chú ý sưu tầm những hình ảnh hoạt động đời
thường có tính giáo dục cao và sau đó tuỳ vào mỗi bài tôi sẽ minh hoạ bằng những hình
ảnh phù hợp.
Ví dụ 1: Áp dụng trong giới thiệu bài mới
Khi dạy bài 1: TỰ CHĂM SÓC VÀ RÈN LUYỆN THÂN THỂ
Phần giới thiệu bài tôi sẽ cho học sinh quan sát một số hình ảnh luyện tập thể dục thể
thao, sau đó đặt câu hỏi Tại sao Bác Hồ tích cực luyện tập thể thao? Câu hỏi sẽ kích
thích tư duy của học sinh và tạo ra mong muốn tìm hiểu xem tại sao lại như vậy. Từ đó

GV dẫn dắt học sinh hướng vào bài học.

BÁC HỒ LUYỆN TẬP THỂ THAO

8


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

Ví dụ 2: Áp dung trong khai thác nội dung.
Khi dạy bài 3 : TIẾT KIỆM
Trong phần lồng ghép tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên giáo viên cho học sinh quan sát
một số hình ảnh, cho các em nhận xét và rút ra bài học.

=> Lãng phí nước sẽ dẫn đến hậu quả: nguồn nước cạn kiệt, hạn hán...
Chúng ta phải làm gì?Học sinh quan sát hình ảnh và tự rút ra kết luận.

\
Ví dụ 3 : Áp dụng trong củng cố bài học:
Khi dạy bài 5: TÔN TRỌNG KỶ LUẬT
GV sẽ đưa ra một số hình ảnh tôn trọng kỷ luật và không tôn trọng kỷ luật sau đó yêu
cầu học sinh sắp xếp vào 2 cột

Hình 3

Hình 6

Hình 2


Hình 5

Hình 1

Hình 4

9


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

TÔN TRỌNG KỶ LUẬT

KHÔNG TÔN TRỌNG KỶ LUẬT

HS dán hình 2,3,4, 5 vào cộ t Tôn trọng kỷ
HS dán hình 1, 2 vào cột không tôn trọng
luật
kỷ luật
* Lưu ý : Khi sử dụng phương pháp dạy này GV cần chú ý một số vấn đề
- Hình ảnh không được quá nhỏ( tối thiểu bằng khổ giấyA4 đối với những ảnh đơn giản)
- Không đưa quá nhiều tránh HS bị phân tán sự quan sát, khó phát hiện điểm chính mà
nội dung bài học yêu cầu.
- Hình ảnh phải thực tế, gần gũi thì hiệu quả cao. Không đưa hình ảnh phản giáo dục.
2. Biện pháp 2:Khai thác tối đa các lợi thế của bài tập tình huống.
Việc khai thác các bài tập tình huống sẽ mang lại hiệu quả cao vì các tình huống đưa ra
là những giá trị đạo đức, pháp luật đã và đang diễn ra trong cuộc sống , nó sẽ kích thích
tư duy của học sinh , đồng thời khi các em tham gia giải quyết các tình huống tốt sẽ hình
thành các kỹ năng sống cần thiết.

Ví dụ 1: Khi dạy bài Biết ơn GV đưa ra tình huống:
Thuỷ và Huyền là hai người bạn thân cùng học chung lớp 6a2, nhà Huyền rất nghèo,
bạn phải đi bộ tới trường. Thấy vậy, Thuỷ đã cho bạn đi chung xe với mình, không
những vậy bạn còn cho Huyền lúc thì cây bút, cuốn tập...
Một hôm trong giờ kiểm tra Toán, Thuỷ loay hoay mãi mà không làm được bài 4, Thuỷ
quay sang nói Huyền cho chép bài nhưng Huyền không đồng ý. Khi tan học , Thuỷ
không cho Huyền đ chung xe nữa, Thuỷ cho rằng Huyền là người vô ơn.
GV đặt câu hỏi:
a. Việc Huyền không cho Thuỷ chép bài có phải là vô ơn không? Vì sao?
b. Nêu em là Huyền, em sẽ làm gì cho Thuỷ hiểu mình?
Tình huống trên sẽ tạo ra 2 luồng suy nghĩ trái ngược và tranh luận nhau: Một số cho là
Thuỷ đúng, một số cho là Huyền không phải là người vô ơn => bầu không khí tranh
luận, học tập trở nên sôi nổi, hào hứng.
Để giúp các em có nhận thức đúng đắn và kết thúc tranh luận, GV hướngcác em ôn lại
bài Kỷ luật( liên hệ nội nhà nhà trường về vấn đề kiểm tra thi cử) để các em tự đánh giá
đúng sai.

10


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

Với cách vận dụng tình huống như vậy sẽ giúp học sinh nhận thức và đánh giá được các
hành vi đúng – sai, tốt – xấu, nên làm gì và không nên làm gì.
Ví dụ 2: Khi dạy bài lễ độ giáo viên đưa ra các tình huống nhỏ và yêu cầu học sinh đưa
ra cách ứng xử phù hợpcho từng hoàn cảnh.
- Khi khách của ba mẹ tới chơi.
- Khi em đi xe buýt, em thấy một cụ già không có ghế ngồi.
- Khi cô giáo gọi lên kiểm tra bài nhưng em không thuộc.

- Khi em đi chơi ở công viên.
Với các tình huống dạng này, học sinh sẽ được hướng tới các cách ứng xử đúng đắn,có
đạo đức văn hoá. Tránh được những hành vi, thái độ sai trái.
Thực tế có nhiều dạng tình huống khác nhau, khi sử dụng phương pháp này giáo viên
cần căn cứ vào nội dung bài, lượng thời gian,trình độ học sinh để đưa ra những tình
huống phù hợp. Khi tổ chức sắm vai thể hiện các tình huống thì giáo viên cần phân công
các em chuẩn bị trước.
3. Biện pháp 3: Sử dụng kiến thức liên môn, đây cũng là biện pháp mang lại hứng thú,
say mê tìm tòi trong học sinh và cũng được một số giáo viên thực hiện.
Khi sử dụng phương pháp này giáo viên cần phải đầu tư thời gian nghiên cứu kiến thức
của các môn học liên quan, nắm và sử dụng linh hoạt vào bài dạy.
Ví dụ 1: Kiến thức môn văn giáo viên có thể sử dụng các bài thơ, câu chuyện, ca dao,
tục ngữ, danh ngôn... cho hầu hết các bài giảng đạo đức lớp 6
Khi dạy bài Biết ơn giáo viên đặt yêu cầu: Tìm những câu ca, tục ngữ, thơ, nói về lòng
biết ơn .
Học sinh tìm và nêu ra tùy ý các em .
Giáo viên lựa chọn sắp xếp bổ sung theo từng biểu hiện của lòng biết ơn
+ Biết ơn người có công với đất nước
Uống nước nhớ nguồn (thành ngữ )
Đền ơn đáp nghĩa

(thành ngữ )

“Các vua Hùng đã có công dựng nước
11


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"


Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”( Bác Hồ)
+ Biết ơn người đã giúp đỡ mình
Ăn quả nhớ người trồng cây
Ăn khoai nhớ người cho dây mà trồng
Ăn gạo nhớ người đâm, xay, giần, sàng
+ Biết ơn ông bà , cha mẹ
Mẹ vui con có quản gì
Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con đóng cả ba vai chèo
(Mẹ ốm –Trần đăng khoa )
“ Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến phôi phai
Lưng mẹ cứ dần còng xuống
Cho con ngày một thêm cao”
Ca dao, tục ngữ nói về công ơn cha mẹ
- Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ hơn là đi tu
-Công cha như núi thái sơn ……
- Ngày nào em bé cỏn con……
Vận dụng ca dao để nhắc học sinh cách rèn luyện kĩ năng thể hiện lòng biết ơn .
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
M uốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy
Khi vận dụng phương pháp sẽ mang lại những cảm xúc trong học sinh, tăng hiệu quả
giảng dạy. Tuy nhiên nếu không chắt lọc giáo viên dễ sa đà và bị cháy giáo án.
12



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

Ví dụ 2 : Sử dụng kiến thức lịch sử, địa lí, đó là các tranh ảnh về thiên nhiên, môi trường
hoặc những khu di tích, đài tưởng niệm, truyền thống chống giặc, gương các anh hùng
dân tộc, câu chuyện lịch sử...
Ví dụ 3 : Với kiến thức môn âm nhạc,giáo viên cho các em thể hiện các bài hát hay sẽ tạo
không khí sôi nổi và sự tự tin cho học sinh, đồng thời cũng giúp các em khắc sâu kiến
thức vì nhớ nội dung , ý nghĩa của bài hát sẽ thích thú và dễ nhớ hơn nhiều so với những
dòng lý thuyết sách giáo khoa.Vì vậy bản thân tôi thường sử dụng các bài hát vào giảng
dạy. Ví dụ :Khi dạy bài Biết ơn có rất nhiều bài như : Bụi phấn( Nhạc sĩ Vũ Hoàng và
nhà thơ Lê Văn Lộc), Biết ơn chị Võ Thị Sáu( nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn)
Bác Hồ - Người Cho Em Tất Cả
Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh.Cho những đêm trăng đẹp là chị
Hằng tươi xinh.Cây cho trái và cho hoa.Sông cho tôm và cho cá.Đồng ruộng cho bông
lúa chín vàng lời reo ca.Anh bộ đội đến nhà cho em lòng dũng cảm.Cô giáo cho bài giảng
yêu xóm làng thiết tha.Cùng em vượt đường xa xôi.Là chiếc khăn quàng thắm tươi. Cho
em tất cả người mang cho em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước mơ.Người cho em tất cả là
Bác Hồ Chí Minh
Nhạc sĩ Hoàng Long

13


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

Em là mầm non của Đảng
Em là búp măng non


Tiếng hát của chúng em

Em lớn lên trong mùa cách mạng

Bay qua muôn trùng sông núi

Sướng vui có Đảng tiền phong

Ghi công ơn của Đảng Tiền phong

Có Đảng như ánh thái dương

Em sướng vui

Sống yên vui trong tình yêu thương

Có sánh mới áo hoa

Cuộc đời ngàn năm bừng sáng

Đây là nhờ ơn Đảng ra
Vui tung tăng em ca

Khăn quàng thắm vai em

Có Đảng cuộc đời nở hoa

Ghi chiến công anh hùng cách mạng

Nhạc sĩ Mộng Lân


Tiếng thơm muôn đời còn vang
Sáng ngời ý chí đấu tranh
Bước lên theo lí tưởng quang vinh
Của Đảng Tiền phong dẫn đường

Khi sử dụng các bài hát có một số điểm cần lưu ý :
- Giáo viên phải tìm những bài hát phù hợp với chủ đề, có thể cho học sinh tìm hiểu trước
về bài hát đó.
- Giáo viên có năng khiếu nhạc thì càng tốt vì các em thường thích nghe thầy cô hát. Còn
nếu không giáo viên nên sắm một máy nghe nhạc có loa loại nhỏ để minh hoạ các bài hát.

14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

V. Hiệu quả của sáng kiến :
Với những phương pháp trên, học kỳ I năm học 2011 -2012 Kết quả học tập của học sinh
như sau :
Xếp loại

Tổng số học

Lớp
6a2
6a3
6a4
6a6

6a8
6a10
Tổng

sinh
49
48
48
48
44
44
281

Giỏi
20
21
34
26
40
21
162(57,7%)

Khá
21
22
11
13
04
12
83(29,5%)


TB
07
03
03
09
00
10
32(11,4%)

Yếu
01
02
00
00
00
01
4(1,4%)

Tổng số học sinh khá giỏi : 245 tỷ lệ 87,2%
Tổng số học sinh trên Tb : 277 tỷ lệ 98,6%
Tổng số học sinh dưới Tb : 4 tỷ lệ 1,4 %
Những phương pháp trên không chỉ mang lại kết quả về mặt học tập mà còn giúp các em
tiến bộ hơn về đạo đức, các em ngoan hơn, lễ phép, biết làm điều tốt, tránh điều xấu, biết
sửa sai khi phạm lỗi. Nhiều em khi nhặt được của rơi( có những đồ có giá trị cao) các em
đã biết đem trả lại cho người mất…

PHẦN III : KẾT LUẬN
1. Kết luận :


15


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

Việc nghiên cứu đề tài Tạo hứng thú học tập cho trong sinh thông các bài học
thuộc chủ đề đạo đức GDCD 6 mà tôi đã thực hiện ở học kỳ I năm học 2011-2012
trường THCS Trần Quốc Toản- Quận 9 –TP. Hồ Chí Minh không chỉ mang lại kết
quả học tập tốt hơn mà còn góp phần làm chuyển biến về đạo đức của học sinh.
Việc thực hiện các biện pháp dạy học nêu trên đã phát huy khả năng độc lập suy
nghĩ, chủ động, tích cực của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức và vận
dụng kiến thức vào thực tế của cuộc sống. Đồng thời hình thành cho các em những
kỹ năng cần thiết : Học để biết, Học để làm, Học để tự khẳng định mình, Học để
cùng chung sống.
Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình vào
việc đổi mới phương pháp giảng dạy và tổ chức học tập của nhà trường cũng như
bộ môn GDCD nhằm đưa chất lượng dạy - học cũng như các hoạt động của nhà
trường ngày một tốt hơn
Trên đây là một số kinh nghiệm chủ quan của bản thân tôi vì thế sẽ không tránh
khỏi có những thiếu sót,rất mong sự góp ý, trao đổi của Ban lãnh đạo, quý thầy cô
để tôi có thêm cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn cho đề tài ngày một hiệu quả hơn.

2. Bài học kinh nghiệm

16


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"


- Giáo viên đầu tư sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, khi sưu tầm phải có sự chọn lựa
những tư liệu, tranh ảnh phù hợp. không quá nhiều sẽ dẫn đến loãng kiến thức
bài học.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm tư liệu, chuẩn bị bài học kĩ lưỡng, đối với các tình
huống sắm vai thì cần chuẩn bị trước.
- Biết cách động viên, khen thưởng kịp thời.
- Luôn tạo không khí học tập thật nhẹ nhàng, thân thiện để các em tự tin khi hoạt
động.

17


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM "TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH TRONG CÁC BÀI HỌCTHUỘC
CHỦ ĐỀ ĐẠO MÔN :GIÁO DỤC CÔNG DÂN 6"

18



×