Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.25 KB, 73 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
MỤC LỤC

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 1


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

:  Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN

:  Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11


Trang 2


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất thải rắn hay rác thải nói chung luôn là vấn đề đáng quan tâm với tất cả 
các đô thị trên thế giới. Trên thực tế, việc quản lý, xử lý chất thải rắn không tốt đã 
dẫn đến những cuộc khủng hoảng về rác (ví dụ như cuộc khủng hoảng rác ở thành 
phố Napoli và Campania vào ngày 7/1/2008 mới đây).
Trong thời kỳ 2007­2009, huyện Điện Bàn đã tăng trưởng kinh tế với tốc độ 
khá cao, nhất là ngành công nghiệp và dịch vụ  đã làm cho cơ  cấu kinh tế  huyện  
chuyển đổi nhanh theo hướng Công nghiệp ­ Dịch vụ  ­ Nông nghiệp (74­18­8 %). 
Tuy nhiên, với mật độ dân số khá cao, cùng với sự phát triển của công nghiệp, tiểu  
thủ công nghiệp,… nên lượng chất thải rắn trong huyện tăng theo dẫn đến quá tải 
so với năng lực của Đội Môi trường Đô thị  Điện Bàn ( thuộc Công ty Môi trường 
Đô thị  Quảng Nam). Chính vấn đề  này đã đặt ra các yêu cầu cũng như  thách thức 
đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, xử lý chất thải rắn của huyện. Do đó,  
em đã chọn đề  tài: “ Chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng  
Nam ­ Thực trạng và giải pháp ” nhằm có những cái nhìn về thực trạng, từ đó đề 
xuất ra các giải pháp có tính khả thi để góp phần nhỏ bé giải quyết được phần nào 
vấn đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên 
địa bàn huyện Điện Bàn.
Bước đầu đưa ra các giải pháp để  cải thiện và nâng cao hiệu quả  công tác  
quản lý Nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn huyện Điện Bàn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
­ Đối tượng nghiên cứu của đề  tài là hệ  thống các lý luận và thực tiễn về 
chất thải rắn tại Điện Bàn.
­ Phạm vi nghiên cứu là huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.

­ Về  thời gian, các giải pháp đề  xuất trong đề  tài được thực hiện trong giai  
đoạn hiện nay đến 2015.
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 3


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

4. Phương pháp nghiên cứu
­ Nghiên cứu các tài liệu sẵn có (sách tham khảo, báo, tạp chí, các Văn bản 
quy phạm pháp luật).
­ Thu thập thực tế tại địa bàn huyện.
­ Phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê.
­ Phương pháp chuyên gia.
5.

Kết cấu đề tài: gồm 3 chương
­ Chương 1: Chất thải rắn và quản lý Nhà nước về chất thải rắn
­ Chương   2:   Thực   trạng   quản   lý   chất   thải   rắn   ở   huyện   Điện   Bàn,   tỉnh  

Quảng Nam
­ Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước 

về chất thải rắn ở Điện Bàn.

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 4


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Chương 1: CHẤT THẢI RẮN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI 
RẮN
1.1. CHẤT THẢI RẮN 
1.1.1. Khái niệm:

Chất thải rắn là chất thải  ở  thể rắn, được thải ra từ  quá trình sản xuất, kinh  
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
1.1.2. Phân loại:

Phân loại chất thải rắn là công đoạn phân chia chất thải rắn thành những loại  
riêng biệt như  trên để  tiến hành xử  lý. Việc phân loại có thể  tiến hành tại nguồn  
phát sinh chất thải rắn hoặc sau khi thu gom về bãi rác. Mỗi loại chất thải rắn có  
một cách xử lý khác nhau vì vậy việc phân loại là nhất thiết và rất quan trọng trong 
công đoạn quản lý chất thải rắn.
Tất cả  các việc trên nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối  
với môi trường và sức khoẻ con người.
1.2.1. Theo vị trí hình thành:

Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, 

chợ,…
Phân loại theo vị trí hình thành nhằm mục đích để chọn loại phương tiện, thiết 
bị  vận chuyển và xử  lý chất thải rắn phù hợp để  có thề  giảm chi phí xử  lý chất 
thải rắn.
1.2.2. Theo thành phần hóa học và vật lí:

Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy  
được, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo,…
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 5


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Phân loại chất thải rắn theo thành phần hóa học, vật lí nhằm mục đích để 
quyết định xem loại chất thải nào có thể  tái chế, tái sử  dụng được; các loại chất 
thải còn lại thì tùy vào tính chất vật lí và hóa học của nó mà có phương pháp xử lý  
riêng
1.2.3. Theo bản chất nguồn tạo thành:

  Được chia thành 2 nguồn lớn:
Chất thải rắn thiên nhiên: gồm các chất thải rắn phát sinh từ trong tự nhiên như 
lá cây rụng, do các sinh vật sống khác chủ yếu là phân động vật…
Nguồn rác thải nhân tạo gồm:
­ Chất thải rắn sinh hoạt: là chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ 
gia đình, nơi công cộng. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, 
sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa  

hoặc quá hạn sử  dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ,  
xác động vật, vỏ  rau quả,…Theo phương diện khoa học vó thể  phân biệt các  
loại chất thải rắn sau:
+ Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả…loại chất thải 
này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất  
có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng  ẩm. Ngoài ra các loại 
thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà 
hang, khách sạn, ký túc xá, chợ…
+ Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rảnh, là các chất thải ra từ các khu  
vực sinh hoạt của dân cư.
+ Tro và các chất dư  thừa thải bỏ  khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt  
cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than, củi và các chất thải dễ cháy khác  
trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than.
+ Các chất thải rắn từ đường phố  có thành phần chủ  yếu là các lá cây, que, 
củi, nilon, vỏ bao gói…
­ Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải rắn phát thải từ  hoạt động sản xuất  
công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác.
­ Chất thải xây dựng: là các phế  thải như  bùn hữu cơ, đất đá, các vật liệu xây 
dựng thải ra trong quá trình tháo dỡ công trình,…
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 6


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

­ Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động  
nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ 

chế  biến sữa, của các lò giết mổ,…Hiện tại, việc quản lý các loại chất thải  
nông nghiệp không thuộc trách nhiệm của công ty môi trường đô thị  tại các địa 
phương
­ Chất thải rắn y tế: các loại chất thải rắn y tế được phát sinh từ các hoạt động  
chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra 
chất thải bệnh viện bao gồm: các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám 
bệnh, điều trị, phẫu thuật; các loại kim tiêm,  ống tiêm; các chi thể  cắt bỏ, tổ 
chức mô cắt bỏ; chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân; các chất thải có chứa các 
chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, cadimi, Arsen, Xianua…; và các chất 
thải phóng xạ trong bệnh viện.
­ Chất thải rắn từ các cơ quan, công sở như trường học, văn phòng, công sở nhà 
nước. Các dạng chất thải rắn là giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thủy tinh, kim loại,

­ Chất thải rắn từ các dịch vụ như  nhà hàng, khách sạn. Các dạng chất thải rắn 
này cũng như  các dạng chất thải rắn sinh hoạt . Đó là kim loại, sành sứ, thủy  
tinh, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa, xương động vật, tre, gỗ, lông 
gà vịt, vải, giấy, vỏ rau,…
Mục đích của việc phân loại chất thải rắn tại nguồn là tùy từng loại chất thải 
rắn mà có phương pháp xử  lý hợp lý, loại nào nên chôn lấp và loại nào là tái sử 
dụng. Điều này rất quan trọng, nó tiết kiệm được khoản chi phí rất lớn trong việc 
vận chuyển và xử lý chất thải rắn. 
1.2.4. Theo mức độ nguy hại
­ Chất thải rắn nguy hại là chất thải rắn chứa các chất hoặc hợp chất có một  

trong những đặc tính: phóng xạ, dễ  cháy, dễ  nổ, dễ  ăn mòn, dễ  lây nhiễm, gây  
ngộ độc hoặc các đặc tính nguy hại khác. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại  
chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.
­  Chất thải không nguy hại là những chất thải không chứa các chất và các hợp 

chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.


SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 7


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Phân loại theo mức độ nguy hại nhằm kiệm được chi phí xử lý và có biện pháp 
xử  lý riêng đối với chất thải rắn nguy hại và không nguy hại để  tránh trường hợp  
phát tán ra môi trường xung quanh nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe của người 
dân.
1.1.3. Tác động thực tế của chất thải rắn
* Tác động tích cực: 
­ Làm phân bón cho cây trồng: những loại chất thải rắn như: lá cây, bụi cây, cành  
cây, cỏ tươi, vỏ hoa quả, rau quả, thực phẩm thừa và mô động thực vật…có hàm 
lượng chất hữu cơ cao rất tốt cho việc ủ làm phân bón cho cây trồng.
­ Từ  giấy vụn, nylon, mút xốp, xơ  dừa, lá cây, cỏ  khô…, nhiều người đã làm ra  

những tác phẩm nghệ thuật độc đáo được bày bán ở các cửa hàng đồ  lưu niệm,
… 
­ Một số chất thải rắn làm nguyên liệu đầu vào cho nhà máy tái chế  như: giấy, 
plastic, kim loại và thuỷ tinh thì khả năng tái sử dụng cao. Các nhà máy tái chế sẽ 
mua những loại phế  liệu này về  và tái chế  lại thành sản phẩm để  bán ra thị 
trường.
­ Hiện nay, người ta đã nghiên cứu được cách thu hồi kim loại quí từ  chất thải  

công nghiệp mạ, biến rác thải thành điện năng, sản xuất bêtông từ bùn thải công  

nghiệp với chi phí rẻ gấp 8 lần so với việc chôn lấp hay đốt. 
Như vậy, chất thải cũng không phải là không có ích.
*  Tác động tiêu cực: 
­ Tác động rất lớn đến môi trường và sức khỏe con người:
+ Hiện tại ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đã đến mức báo  
động, các chất  độc hại  như  nylon, cao su, kim loại, thủy tinh... khó phân hủy 
trong chất thải rắn ngày càng nhiều. Chất thải luôn làm phát sinh những nguồn ô 
nhiễm mới và nếu không có biện pháp xử lý triệt để thì có thể làm chuyển dịch 
chất ô nhiễm dạng rắn thành các chất ô nhiễm dạng khí hay dạng lỏng sẽ bốc  
mùi hôi thối rất khó chịu.
+ Chất thải rắn gây mất mỹ quan đô thị.

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 8


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

+ Quá trình phân hủy chất thải rắn tạo ra lượng nước rỉ rác gây ô nhiễm 
đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước ngầm  ảnh hưởng đến đời sống người 
dân.
+ Chất thải rắn là nơi tập trung nhiều côn trùng, động vật đó là nguy cơ 
dẫn đến lan truyền dịch bệnh
+ Chất thải rắn nguy hại có thể  chứa các chất độc, các mầm bệnh rất 
nguy hiểm đối với những người tiếp xúc
 Về khiến cạnh quản lý môi trường có thể nói chất thải rắn là nguồn gốc chủ 
yếu dẫn tới hủy hoại môi trường sống. Nếu con người không quan tâm thỏa đáng  

tới chất thải hôm nay thì ngày mai con người sẽ bị chính chất thải loại bỏ ra khỏi  
môi trường sống.

Hình 1.1: Sơ  đồ  tóm tắt  ảnh hưởng của chất thải rắn tới con người và môi  
trường
Môi trường 
không khí

     Kim loại độc thăng hoa                Hơi dung môi, hơi các chất hữu cơ,
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 9


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

                         Cr, As, Pb, Dioxin             bụi, CO 2, SO2, CO,… 
­
­
­

Chất thải rắn, chất thải nguy 
hại
Thu gom
Tái chế, xử lý, phân hủy

                                                              Nước rác: Kim loại nặng,                    Thở
                             Pb, Cu, Cr, Hg,…

Ô nhiễm nước mặt   Ô nhiễm nước ngầm  Ô nhiễm đất      Mỹ quan     Ăn uống

Ngườ
i

 
­ Tác động đến nền kinh tế :

Khi con người càng tiêu dùng nhiều thì càng có nhiều chất thải, môi trường sẽ 
bị  ô nhiễm hơn và sức khỏe con người càng bị  nguy hiểm hơn.  Vì vậy mức tiêu 
dùng càng tăng thì mức thiệt hại xã hội gánh chịu càng lớn cho việc khắc phục ô 
nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Hàng năm nhà nước đã chi hàng chục tỷ 
đồng để  đầu tư  cho việc xử  lý chất thải rắn, và khắc phục hậu quả  do nó gây ra 
như khắc phục dịch tiêu chảy cấp, ung thư…Như vậy với sự có mặt của chất thải  
rắn, xã hội phải chịu một chi phí rất lớn.
Ngoài ra các doanh nghiệp, cá nhân phải đóng lệ  phí rác thải cho công ty vệ 
sinh môi trường làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Các hộ kinh 
doanh xung quanh khu vực bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng các hoạt động sản xuất kinh 
doanh của chính họ bởi việc ô nhiễm sẽ làm giảm năng suất lao động và hiệu quả 
kinh doanh. Các hộ  kinh doanh này không những tổn thất việc kinh doanh bị   ảnh  
hưởng mà còn mất thời gian và tiền bạc để  khám chữa bệnh do ô nhiễm từ  chất  
thải rắn gây ra.

1.2.   DỊCH VỤ VỀ CHẤT THẢI RẮN:
1.2.1.  Các dịch vụ cấu thành

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 10



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Loại hình dịch vụ  này ngày càng có nhu cầu tại thành phố  và ngay cả  cùng 
nông thôn của các nước  đang phát triển cũng đang trở  thành vấn đề  phải quan  
tâm.Theo báo cáo diễn biến môi trường năm 2008, tại Việt Nam lượng chất thải  
rắn khoảng 28 triệu tấn với tỷ lệ thu gom đạt 65­70% trên cả  nước, các đô thị  đạt 
80­82%, phần lớn chưa được phân loại tại nguồn, tỷ  lệ  chất thải được xử  lý hợp 
vệ  sinh đạt 26%, tỷ  lệ  tái sử  dụng tái chế  20%, số doanh nghiệp có thiết bị  xử  lý 
10­20%. Trong khi năng lực quản lý còn nhiều hạn chế thì lượng chất thải rắn tiếp  
tục được dự  báo sẽ  gia tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Dự  báo đến 2020, 
lượng chất thải rắn có thể đạt 65­70 triệu tấn. Do vậy trong hiện tại và tương lai, 
loại hình dịch vụ về chất thải rắn có nhiều cơ hội phát triển. Hiện nay có rất nhiều 
loại hình dịch vụ liên quan đến chất thải rắn như:
­ Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải rắn cho các khu dân cư 

lớn, khu đô thị, khu công nghiêp:
o  Thu gom, vận chuyển và xử lý các loại rác phát sinh theo tiêu chuẩn kỹ thuật  

của từng loại rác yêu cầu 
o  Thực hiện việc rút và xử lý bùn hầm tự hoại  
o  Thu gom, vận chuyển và xử lý rác xây dựng.
­ Dịch vụ  thu gom, vận chuyển, xử  lý rác sinh hoạt các cơ  quan, trường học, 

bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, ...
­ Dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác y tế cho các cơ sở y tế tư nhân 
­ Dịch vụ thu mua phế liệu
­ Dịch vụ phân loại chất thải rắn

­ Dịch vụ tái chế chất thải rắn

1.2.2.  Bản chất của dịch vụ về chất thải rắn
Tác dụng của dịch vụ về chất thải rắn là làm giảm thiểu, tái sử dụng và tái 
chế chất thải để ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
Dịch vụ  về  chất thải rắn chính là một trong những dạng của dịch vụ  công  
cộng được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội:
­ Dịch vụ này mang tích chất xã hội, phục vụ lợi ích chung cho cả cộng đồng, ai  

cũng có quyền bình đẳng được tiếp cận đến loại hình dịch vụ này, bất kể họ là  
ai, làm gì, thu nhập bao nhiêu.
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 11


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

­ Dịch vụ này mang lại lợi ích không chỉ cho chính người sử dụng nó mà còn cho  

cả  nghững người khác. Dịch vụ  này không chỉ  làm sạch sẽ  nhà cửa một hộ  dân 
mà góp phần làm cho môi trường hạn chế  ô nhiễm hơn, chất lượng cuộc sống  
của người khác cũng nhờ đó được nâng cao hơn. Đây chính là ảnh hưởng ngoại 
lai tích cực trong tiêu dùng. 
­ Phần lớn dịch vụ  này do các cơ  quan công quyền hoặc chủ  thể  được chính 

quyền ủy nhiệm thực hiện. Như tại mỗi huyện sẽ có đội môi trường đô thị  chịu  
trách nhiệm thực hiện dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn.

Nhìn chung dịch vụ  về chất thải rắn là dịch vụ  công cộng thuần túy bởi vì  
không thể cắt khúc loại dịch vụ này thành các đơn vị  sản phẩm và có thể quy định 
mức độ sử dụng dịch vụ đó như  các dịch vụ khác. Hay nói cách khác đó là dịch vụ 
không đếm được. Một khi đã cung cấp dịch vụ  đó thì không thể  ngăn cản những 
người muốn tiêu dùng nó và tiêu dùng của người này không  ảnh hưởng đến tiêu 
dùng của người khác. Và chính vì không thể  định giá được nên khu vực tư  nhân  
không muốn cung cấp vì khó thu hồi vốn mà chỉ có Nhà nước là đứng ra đảm nhận 
cung cấp dịch vụ này cho toàn xã hội.
Nhưng khi xét từng loại hình dịch vụ về chất thải rắn thì đó là dịch vụ công 
cộng không thuần túy vì nó cung cấp cho xã hội theo nhiều phương thức khác nhau. 
Có những hoạt  động của các tổ  chức Nhà nước, có những hoạt động dựa trên  
nguyên tắc hợp đồng giữa Nhà nước và các tổ  chức kinh tế khác. Song hoạt động 
này dù theo hình thức hợp đồng hay các dạng khác vẫn là hoạt động đòi hỏi có sự 
trợ  cấp của Nhà nước và nhân dân đóng một khoản tiền nhất định cho việc cung 
cấp dịch vụ này. 
1.2.3. Hành vi của các chủ thể liên quan đến dịch vụ chất thải rắn
Chủ thể liên quan đến dịch vụ  chất thải rắn bao gồm chủ thể sử dụng dịch  
vụ  là người dân và chủ  thể  cung cấp cung cấp dịch vụ chất thải rắn là các doanh 
nghiệp.
­

Về phía người dân :
Vì đây là dịch vụ  công cộng nên không thể  định ra lượng tiêu thụ  cụ  thể  cho 

mỗi cá nhân khi sử dụng dịch vụ công cộng này. Hay không thể  định ra cái giá mà 
người này phải trả  cho việc sử  dụng dịch vụ  bao nhiêu và khác với chi phí mà  
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 12



Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

người khác phải trả cho cùng dịch vụ đó. Chính vì vậy, người dân khó có thể tham 
gia vào lĩnh vực này khi mà họ biết rằng không thể tạo ra cơ chế giá cho việc phục  
vụ, họ sẽ không sẵn sàng trả tiền, mà thay vào đó họ có thể giữ cho nhà họ sạch sẽ 
bằng các vứt rác ra đường phố.
­

Về phía các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ: 
Chính vì người sử dụng không sẵn sàng trả tiền nên các doanh nghiệp không  

muốn kinh doanh loại hình dịch vụ  này vì khi đó sẽ  rất khó bán, khó thu lại các  
khoản chi phí đã bỏ ra. Nếu đứng trên quan điểm lợi ích của nhà cung cấp thu được 
thì lợi ích này không lớn so với lợi ích mà xã hội nhận được. Đây chính là lí do mà 
các doanh nghiệp không muốn tham dự  vào hoạt động cung cấp dịch vụ  chất thải  
rắn
1.3. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước
  Quản lý nhà nước là sự chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước, 
do tất cả  các cơ  quan nhà nước tiến hành, để  tổ  chức và điều chỉnh các quá trình  
kinh tế ­ xã hội và hành vi hoạt động của công dân.
1.3.2. Quản lý Nhà nước về chất thải rắn
3.2.1.  Khái niệm quản lý Nhà nước về chất thải rắn

Quản lý Nhà nước về chất thải rắn xác định rõ chủ  thể  là Nhà nước, bằng 
chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính 
sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất  

thải rắn để  góp phần bảo vệ  chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững 
kinh tế ­ xã hội quốc gia.
3.2.2.  Nội dung quản lý Nhà nước về chất thải rắn

a. Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lý chất thải 
rắn, tuyên truyền, phổ  biến, giáo dục pháp luật về  quản lý chất thải rắn và  
hướng dẫn thực hiện các văn bản này.
b. Ban hành các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ  thuật áp dụng cho hoạt động  
quản lý chất thải rắn.

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 13


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

c. Quản lý việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố quy hoạch quản lý chất  
thải rắn.
d. Quản lý quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử 
lý chất thải rắn
e. Thanh tra, kiểm tra và xử  lý vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động 
quản lý chất thải rắn
3.2.3.  Vì sao Nhà nước lại quan tâm đến vấn đề này

Ngoại tác là sự tác động ra bên ngoài của đối tượng này đến lợi ích và chi phí  
của đối tượng khác mà không thông qua giao dịch và không được phản ánh qua giá 
cả.

Tức là, hành động của một người hoặc một hãng có gây ảnh hưởng đến người khác 
hoặc hãng khác, khi một hãng gây ra thiệt hại cho hãng khác nhưng lại không bồi  
thường thiệt hại cho hãng đó, hoặc ngược lại, một hãng đem lại lợi ích cho hãng 
khác nhưng lại không nhận được sự trọng thưởng vì đã đem lại lợi ích đó.
    Ngoại tác được phân làm ra làm hai loại:
­ Ngoại tác tích cực : Là hành động của một người đem lại lợi ích cho những 
người khác, tức là những tiện ích mà người khác không mất tiền mua. Điều đó 
đã tạo ra nguồn tiết kiệm lớn cho xã hội.
­ Ngoại tác tiêu cực: là hành động của một cá nhân hay tổ chức gây tác hại cho  
cá nhân hay tổ chức khác.
Chất thải rắn không được xử lý mà  thải ra môi trường chính là ngoại tác tiêu 
cực và ngoại tác được gây ra do việc lượng chất thải rắn ngày càng tăng lên trong 
hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh sống của con người. Nước ta là một nước có 
khí hậu  ẩm gió mùa, đây là điều kiện để  các virut, vi khuẩn từ  các chất thải độc 
hại sinh sôi, gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, đây cũng là điều kiện  
thuận lợi lây truyền các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Chất thải rắn sau khi  
được phát sinh có thể  xâm nhập vào môi trường không khí, đất, nước rồi theo 
đường hô hấp đi vào cơ thể người hay sinh vật và ai đảm bảo rằng trong hệ thống  
kênh rạch chằng chịt không chứa vô số  các mầm bệnh sinh học, virut đường tiêu 
hóa, bại kiệt, ký sinh trùng…; người dân lại sử  dụng lượng nước từ  những dòng 
sông này để  sinh hoạt, để  tưới tiêu cho các loại rau, cây trái và ai dám bảo đảm  
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 14


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga


những virut, vi khuẩn và các chất độc hại đó không ngấm vào rau quả, cây trái, 
nước uống, nước sinh hoạt của người dân.Chúng ta biết rằng sức khỏe là vốn quý  
nhất của con người và mỗi hoạt động của con người đều tao ra chất thải, phế 
phẩm, tất yếu sẽ  tạo ra các chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên   chất thải rắn đã  ảnh 
hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng đồng, nghiêm trọng nhất là các khu vực làng 
nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải..., nhiều bệnh như   đau mắt,  
bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn… đều do chất  
thải rắn gây ra. Và với tình trạng môi trường như  hiện nay nó đã gây trở  ngại cho  
sự phát triển kinh tế trong nước và chính sách mở cửa với nước ngoài.
Chính vì những lý do đó mà chính phủ  cần phải quan tâm và can thiệp vào 
vấn đề  này để  đảm bảo cho người dân có được cuộc sống trong lành, an toàn và  
đảm bảo cho sự phát triển xã hội diễn ra đúng hướng là sự phát triển bền vững
3.2.4.  Các công cụ Nhà nước sử dụng để quản lý chất thải rắn

1.3.2.4.1. Các chính sách và công cụ pháp lí 
+ Nhà nước định ra luật và các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến quản  
lý chất thải rắn:
­ Luật bảo vệ môi trường
­ Nghị  định 175/NĐ­CP ngày 10.10.1994 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ 
môi trường. Nội dung qui định các cơ  sở  sản xuất, dịch vụ  phải làm các báo cáo 
đánh giá tác động môi trường.
­ Qui định vế sản xuất, thải bỏ, lưu trữ các loại thuốc về bảo vệ thực vật
­ Thông tư 4527 của Bộ y tế về quản lý chất thải Y tế, phân loại xử lý theo 
qui định.
­ Thông tư 2891 của Bộ khoa học công nghệ và môi trường quy định về việc  
nhập phế liệu
­ Quy chế về quản lý chất thải nguy hại 155/1999 do Thủ tướng Chính phủ 
quy định.
+ Các tiêu chuẩn môi trường
+ Các tiêu chuẩn sản phẩm

+ Các loại giấy phép:
­ Thu gom vận chuyển chất thải rắn.
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 15


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

­ Đốt chất thải nguy hại.
­ Thu gom vận chuyển chất thải nguy hại.
­ Chôn lấp chất thải nguy hại.
1.3.2.4.2. Quản lí môi trường thông qua giáo dục, tuyên truyền
Bản chất của phương pháp tuyên truyền giáo dục là nó tác động vào nhận 
thức và tình cảm của con người nhằm nâng cao tính tự  giác và lòng nhiệt tình của 
họ đối với việc bảo vệ môi trường .
Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Từ 
đó nâng cao tính tự giác của họ trong việc bảo vệ môi trường sống .
Mục đích sử dụng phương dụng pháp tuyên truyền giáo dục vào quản lý rác 
thải: Nâng cao nhận thức về  môi trường, đặc biệt là kiến thức chung về  rác thải 
cho người dân, nhằm giảm được lượng rác thải để  cho công việc thu gom, vận  
chuyển và xử  lý rác thải có thể  tiến hành một cách nhanh chóng và dễ  dàng hơn  
bằng cách: sử  dụng phương tiện thông tin đại chúng (Sách, báo, đài, phát thanh,  
truyền hình,…) và thông qua các đoàn thể, các hoạt động có tính xã hội, đoàn thanh 
niên.
1.3.2.4.3. Các công cụ kinh tế
Bản chất của việc sử dụng các công cụ kinh tế là thông qua các công cụ kinh 
tế các đối tượng sẽ nhận thức được lợi ích của mình để  từ  đó có những động thái 

tích cực để bảo vệ môi trường
Các quốc gia thường sử dụng các công cụ kinh tế sau:
* Thu lệ phí:
­ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.
­ Phí thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
* Phí tiêu hủy chất thải.
* Phí đánh vào sản phẩm.
Như thu phí thông qua sử dụng các sản phẩm.
Ưu điểm là khuyến khích người dân sử  dụng tiết kiệm tài nguyên, giảm 
lượng nhiên liệu, tăng tái chế.
* Tiền trợ cấp:

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 16


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Ngân sách Nhà nước có thể  trợ  cấp cho quá trình nghiên cứu, tái chế  chất 
thải, các dự  án trình diễn công nghệ  sản xuất sạch hơn, mở lớp đào tạo nâng cao 
năng lực cán bộ, giảm thuế cho các cơ sở tái chế chất thải, cho vay vốn đầu tư xây  
dựng nhà máy, cơ sở tái chế chất thải, cho vay vốn đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở 
tái chế chất thải.
* Quỹ hoàn trả bao bì.
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
 Kinh nghiệm từ Nhật Bản:


Tại Nhật, khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải nhằm xây dựng 
một xã hội tái chế bao gồm hệ thống luật và quy định của Nhà nước:
­

Luật quản lý rác thải và giữ vệ sinh công cộng (1970)

­

Luật quản lý rác thải (1992)

­

Luật thúc đẩy sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái chế (1991)

­

Luật tái chế vỏ hộp và bao bì (1996)

­

Luật tái chế thiết bị điện (1998).
Theo đó, Nhật chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng 

nguyên liệu xử  lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử  lý nguyên liệu theo  
mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).
Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia  
rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác 
có thể tái chế. Rác hữu cơ được thu gom hàng ngày để  đưa đến nhà máy sản xuất 
phân compost; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả  tái chế  không cao, nhưng cháy  
được sẽ  đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng; rác có thể  tái chế  thì được  

đưa các nhà máy tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi 
có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm 
dân cư  vào giờ  quy định, dưới sự  giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ 
sinh thành phố  sẽ cho ô tô đến đem các túi rác đó đi. Nếu gia đình nào không phân  
loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm  
sau gia đình đó sẽ  bị  công ty vệ  sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. Với các loại rác  
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 17


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

cồng kềnh như  tivi, tủ  lạnh, máy giặt,... thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem  
đặt trước cổng đợi ô tô đến chở đi, không được tuỳ tiện bỏ những thứ đó ở hè phố. 
Sau khi thu gom rác vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại rác cháy được 
vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng cho máy phát điện. Rác không cháy được 
cho vào máy ép nhỏ  rồi đem chôn sâu trong lòng đất. Cách xử  lý rác thải như  vậy  
vừa tận dụng được rác vừa chống được ô nhiễm môi trường. Túi đựng rác là do các  
gia đình bỏ tiền mua ở cửa hàng. 
Theo số  liệu của Bộ  Môi trường, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu 
tấn rác thải, trong đó, phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác 
thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa 
đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các  
nhà máy xử lý rác. 
 Kinh nghiệm từ Singapore
Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý  
chất thải phát sinh.  Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành 

những quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại  
trong 9 khu và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định.  Xúc tiến thực hiện 
3R (tái chế, tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên.
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế  thu gom rác rất hiệu 
quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty 
trúng thầu sẽ  thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ  thể  trong thời  
hạn 7 năm. 
Singapore có 9 khu vực thu gom rác. Rác thải sinh hoạt được đưa về một khu  
vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ  cung cấp dịch vụ  “từ cửa đến cửa”, rác 
thải tái chế  được thu gom và xử  lý theo chương trình Tái chế  Quốc gia. Trong số 
các nhà thầu  thu  gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà thầu thuộc khu vực  
công, còn lại thuộc khu vực tư  nhân. Các nhà thầu tư  nhân đã có những đóng góp  
quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50% lượng rác thải phát sinh do tư 
nhân thu gom, chủ yếu là rác của các cơ sở thương mại, công nghiệp và xây dựng. 
Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ nên không cần thu gom hàng ngày. 

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 18


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Nhà nước quản lý các hoạt động này theo luật pháp. Cụ  thể, từ  năm 1989, 
chính phủ ban hành các qui định y tế công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà  
thầu tư nhân thông qua việc xét cấp giấy phép. Theo qui định, các nhà thầu tư nhân 
phải sử dụng xe máy và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân 
dân, phải tuân thủ các qui định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để  hạn chế 

lượng rác tại bãi chôn lấp. Qui định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ 
được thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép.
Phí cho dịch vụ  thu gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để 
người dân có thể theo dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và  
đổ  rác với mức 6­15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ  (15  
đôla đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp, 6 đôla đối với các hộ được thu gom gián 
tiếp qua thùng chứa rác công cộng  ở các chung cư). Đối với các nguồn thải không  
phải là hộ  gia đình, phí thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh có các  
mức 30­70­175­235 đô la Singapore mỗi tháng. Các phí đổ  rác được thu hàng tháng 
do ngân hàng PUB đại diện cho Bộ môi trường thực hiện.
Thực hiện cơ chế thu nhận ý kiến đóng góp của người dân thông qua đường 
dây điện thoại nóng cho từng đơn vị thu gom rác để đảm bảo phát hiện và xử lý kịp 
thời tình trạng phát sinh rác và góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 19


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở HUYỆN ĐIỆN 
BÀN – TỈNH QUẢNG NAM
2.1.  TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐIỆN BÀN

2.1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và dân cư
Diện tích tự nhiên: 21.428 ha, trong đó có 12.000 ha diện tích nông nghiệp.
Dân số: 204.562 người.

Huyện gồm có 20 xã, thị trấn: Điện Minh, Điện An, Điện Phước, Điện Thọ, 
Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Hòa, Điện Thắng Bắc, Điện Thắng Trung, Điện 
Thắng Nam,  Điện Ngọc,   Điện Nam Bắc,   Điện Nam Trung,  Điện Nam  Đông, 
Điện Dương, Điện Phương, Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang và Thị  trấn 
Vĩnh Điện.
Huyện Điện Bàn và 19/20 xã, thị trấn, 5 đơn vị, 27 cá nhân đã vinh dự được  
Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân  
dân”.
1.1.1.  Vị trí địa lý

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 20


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Điện Bàn là huyện đồng bằng ven biển phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, địa bàn  
huyện Điện Bàn trải từ  15050 đến 15057 vĩ độ  Bắc và từ  1080 đến 108020’ kinh  
độ  Đông, cách tỉnh lỵ  Tam Kỳ  48km về phía Nam, cách thành phố  Đà Nẵng 25km  
về  phía Bắc. Phía Bắc giáp huyện Hòa Vang (thành phố  Đà Nẵng), phía Nam giáp  
huyện Duy Xuyên, phía Đông Nam giáp thị  xã Hội An, phía Đông giáp biển Đông, 
phía Tây giáp huyện Đại Lộc. 
1.1.2.  Địa hình, khí hậu
Phần lớn diện tích huyện Điện Bàn chủ yếu là đồng bằng khu vực.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ trung bình 25,50C
Độ ẩm trung bình: 82,3%

Lượng mưa bình quân năm 2000­2500mm, tập trung các tháng 9,10,11
1.1.3. Nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số huyện có 204.562 người, trong đó số 
lượng người trong độ tuổi lao động là 121.285 người, chiếm tỷ  lệ 59,29% tổng số 
dân của huyện. Huyện đang tiếp tục chuẩn bị lực lượng lao động kĩ thuật đáp ứng  
yêu cầu phát triển hiện nay, song song việc đào tạo tay nghề  là việc đào tạo đội  
ngũ cán bộ  có chất lượng cao, xây dựng lối sống và tác phong công nghiệp trong  
tầng lớp thanh niên.
1.1.4.  Hệ thống hạ tầng

Tạo đà cho việc xây dựng huyện công nghiệp, huyện đã đầu tư  xây dựng 
nhiều công  trình trong điển hình như  mở  rộng tuyến đường trung tâm hành chính 
huyện và các tuyến giao thông đường huyện, đường xã, các trường học với quy mô  
tầng hoá, các thiết chế văn hoá như  đài tưởng niệm, nhà văn hoá và các công trình  
phục vụ dân sinh. Tổng vốn đầu tư phát triển xã hội trên địa bàn huyện đạt 788,34 
tỷ đồng, tăng 7,87% so với năm 2008, trong đó nguồn ngân sách đầu tư xây dựng cơ 
bản 79,16 % tỷ đồng tăng 14,8% so với năm 2008.
2.1.2.  Sự phát triển kinh tế­ xã hội của huyện Điện Bàn

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 21


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

     Bảng 2.1: Hiện trạng một số  chỉ  tiêu về  kinh tế  xã hội huyện Điện Bàn  
năm 2007­2009

1. Dân số trung bình.

Người

200.488

2. GDP (giá 1994).

Triệu đồng

3.348.150 4.090.890 4.826.900

202.219

204.562

­ Nông, lâm, thủy sản.

375.327

­ Công nghiệp – Xây dựng.

2.400.289 3.008.031 3.562.252

­ Dịch vụ.

572.534

690.133


864.015

100,00

100,00

100,00

­ Nông, lâm, thủy sản.

11,21

9,60

8,30

­ Công nghiệp – Xây dựng.

71,69

73,53

73,80

­ Dịch vụ.

17,10

16,87


17,90

16,70

20,23

23,60

9,32

11,87

13,56

3. Cơ cấu kinh tế.

4. GDP/người (giá 1994)

%

Triệu/người

5.   Thu   nhập   b/q   đầu  Triệu đồng

392.726

400.633

người/năm
(Nguồn: Phòng thống kê Huyện Điện Bàn)

1.2.1.  Kinh tế
Là vùng động lực phía bắc tỉnh, những năm qua Điện Bàn đặc biệt   chú trọng 
đến việc từng bước tạo ra các bước đột phá động lực thúc đẩy nền kinh tế huyện 
chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá ­ hiện đại hoá. Mục tiêu chính của 
huyện trong giai đoạn 2005­2010 là xây dựng Điện Bàn cơ  bản thành huyện công 
nghiệp. Từ  đó đã tạo ra sự  chuyển động toàn diện trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là 
dồn sức đạt cho được các tiêu chí về  giá trị  sản xuất, cơ  cấu  kinh tế, cơ cấu lao 
động ở nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo hướng đô thị  hoá, chú trọng  
phát triển sự nghiệp văn hoá ­ giáo dục ­ y tế, xem đầu tư cho văn hoá chính là đầu  
tư cho sự phát triển bền vững của huyện. 
­

Ngành thương mại­ dịch vụ, du lịch

Từng bước khai thác lợi thế  về địa lý, Điện Bàn đã thu hút được 15 dự  án du 
lịch, dịch vụ  với tổng số vốn đăng ký đầu tư  550 tỷ  đồng và 1132 triệu USD. Các 
dự án du lịch ­ dịch vụ ven biển đang đi vào hoạt động, nổi bật là khu nghỉ mát Nam  
Hải, sân golf Điện Ngọc. Các loại hình du lịch lịch sử ­ văn hoá, du lịch làng nghề 
SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 22


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

truyền thống, du lịch làng quê sinh thái sông nước đang được triển khai, trong đó có 
dự án du lịch sông nước làng quê Triêm Tây
Đầu tư phát triển sản xuất Điện Bàn đã tạo ra nhiều mặt hàng có giá trị  xuất  

khẩu. Giá trị  xuất, nhập khẩu trong năm 2009 đạt 77,79 triệu USD tăng 15,07 %,  
tổng giá trị nhập khẩu năm 2009 đạt 50,51 triệu USD tăng 2,8 % so với năm 2008
­

Nền công nghiệp ­ tiểu thủ công nghiệp

Năm 2009, sản xuất công nghiệp  trên  địa bàn huyện đã vượt qua thử thách và 
giữ đà phát triển khá. Một số lĩnh vực sản xuất có tốc độ phát triển nhanh như: giày  
da, chế biến  hải sản, gạch,... Một số doanh nghiệp  ở khu công nghiệp Điện Nam­
Điện Ngọc bị  tác động suy thoái kinh tế  thế  giới, sản xuất bị  thu hẹp, một số lao  
động tạm nghỉ việc nhưng dần dần được phục hồi trở lại. Đến nay ở các cụm công  
nghiệp trong huyện đã có 50 doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh với tổng  
mức vốn đầu tư  hơn 650 tỷ   đồng, trong đó có 30 doanh nghiệp đã đi vào hoạt  
động, giải quyết được việc làm cho trên 3000 lao động tại địa phương. Các làng 
nghề truyền thống và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có chỗ đứng trên thị trường 
trong và ngoài nước như: Làng đúc đồng Phước Kiều, khảm chạm gỗ  Âu Lạc,  
Nguyễn Văn Tiếp, đất nung Lê Đức Hạ, nhà cổ Quang Vĩnh,... Huyện đã có cơ chế 
chính sách thông thoáng để  mời gọi các nhà đầu tư  chọn điểm và mở  cơ  sở  sản 
xuất ­ kinh doanh ở các cụm công nghiệp. Nhiều lao động có tay nghề sau bao năm  
đi làm ăn xa nay lần lượt về lại quê hương cùng chung tay góp sức mở  mang phát 
triển kinh tế, thực hiệnnmục tiêu “ly nông nhưng không ly hương”. Điện Bàn cũng 
là nơi thu hút được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư  nước ngoài và đi vào sản  
xuất ­ kinh doanh có hiệu quả. 
Giá trị  sản xuất công nghiệp ­ tiểu thủ  công nghiệp năm 2009 đạt 3026,9 tỷ 
đồng tăng 20,5 % so với năm 2008 và vượt 0,43 % so với kế hoạch, trong đó riêng 
khu công nghiệp Điện Nam ­ Điện Ngọc đạt 2665.6 tỷ  đồng, tăng 23,3 %, công 
nghiệp địa phương đạt 361,4 tỷ  đồng, tăng 3,24% so với năm trước đạt 86,6% kế 
hoạch. 
­


Nông nghiệp

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 23


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Mặc dù bị  thiên tai bão lũ, nhưng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đã đạt 
được tổng sản lượng lương thực 73,445 tấn, giảm 4,3 % so với năm 2008. Chăn 
nuôi gia súc, gia cầm đạt hiệu quả  do khống chế được dịch bệnh và thực hiện tốt  
việc chuyển giao khoa học công nghệ. Các trang trại, chăn nuôi đạt doanh thu cao. 
Nuôi trồng và đánh bắt hải sản với sản lượng khai thác mỗi năm được từ 3500 đến 
4000 tấn.
1.2.2.  Giáo dục
Trên đường đi tới huyện công nghiệp, Điện Bàn đặc biệt chú trọng đến lĩnh 
vực giáo dục. Đến nay toàn huyện có 45/65 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có  
1 trường đạt chuẩn mức 2; 3 xã được công nhận và 6 xã tiếp cận với các tiêu chuẩn  
phổ cập bậc giáo dục trung học.
1.2.3. Y tế
Hệ thống y tế từ huyện đến xã được nâng cấp, trang bị những thiết bị kĩ thuật 
hiện đại phục vụ  cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong vùng, số  lượng  
giường bệnh năm 2009 là 638 giường, số  lượng y, bác sĩ năm 2008 là 409 người 
đến năm 2008 nâng lên 423 người.
Công tác kế hoạch hóa gia đình trong những năm trở lại đây vẫn chưa mang lại  
hiệu quả, tỉ  lệ  tăng dân số  tự  nhiên tăng từ  7.94% năm 2008 đến năm 9.11% năm  
2009. Tỷ  lệ  trẻ  em suy dinh dưỡng đã được cải thiện giảm từ  15.42% năm 2008  

xuống còn 13.73%. , 16/20 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. 
1.2.4. Văn hóa – xã hội
Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,03 %, giảm 1,64 % so với năm 2008. Đến  
năm 2010 Điện Bàn tập trung hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện công nghiệp, 
trọng tâm là phấn đấu đưa tổng giá trị  toàn nền kinh tế  tăng từ  22­24%, thu ngân  
sách Nhà nước trên địa bàn tăng từ  8­10%, giảm tỷ  lệ  hộ  nghèo xuống còn 7%. 
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá có nhiều tiến bộ, cả huyện  
có 169 nhà văn hoá thôn, khối phố  được xây dựng khang trang, 50% số thôn được  
công nhận thôn văn hoá, ba xã đạt chuẩn xã văn hoá. 
1.2.5.  An ninh

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 24


Chuyên đề tốt nghiệp

GVHD: Ths.Võ Thị Quỳnh Nga

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và giữ  vững,  
xứng đáng là địa bàn trong sạch, lành mạnh để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế ­ xã 
hội của huyện, nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện tạo đà cho Điện Bàn 
chuyển sang một giai đoạn phát triển mới và phấn đấu đi tới ngưỡng cửa thị xã vào  
năm 2015.
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT THẢI RẮN VÀ CÁC DỊCH VỤ  LIÊN QUAN ĐẾN  
CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN ĐIỆN BÀN TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1. Khối lượng rác thải trên địa bàn huyện Điện bàn trong thời gian qua

Khối lượng rác tại các xã, thị  trấn trên địa bàn   huyện trong các năm 2007,  

2008, 2009
Bảng 2.2: Khối lượng rác tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện năm
2007 – 2009
 
      Tên xã, thị trấn
Thị trấn Vĩnh Điện

         Khối lượng chất thải rắn (m3)
2007
2008
2009
1821
2134
2496

Điện An

2978

3257

3609

Điện Ngọc

3326

3621

3985


Điện Thắng Nam

1257

1586

1948

Điện Thắng Trung

1469

1754

2118

Điện Thắng Bắc

1398

1670

2032

Điện Hòa

2635

2930


3292

Điện Minh

2353

2643

3005

Điện Phương

3065

3312

3674

Điện Dương

2786

3087

3449

Điện Nam Bắc

1143


1456

1825

SVTH: Lê Thị Bích Trâm – 33k11

Trang 25


×