Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM5-4-2006 Mon Am nhac (Chi Chung Cap I).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.77 KB, 5 trang )

Sở giáo dục - đào tạo
phòng giáo dục huyện Tĩnh Gia
trờng THCS Bình Minh
Sáng kiến kinh nghiệm
Những vấn đề đổi mới chơng trình
thay sách lớp 8 - Môn Âm nhạc
==============
Họ và tên: Lê Thị Chung
Đơn vị công tác: Trờng THCS Bình Minh
Năm 2006
Trong chơng trình tập huấn triển khai thực hiện thay sách giáo khoa lớp 4
đại trà môn Âm nhạc của Bộ Giáo dục - Đào tạo tháng 5/2004 và sau gần 4 tháng
trực tiếp giảng dạy chơng trình thay sách lớp 8 bản thân tôi thấy sách mới hiện
hành có những u điểm ở các phân môn (Học hát, tập đọc nhạc, nhạc lý, âm nhạc
thờng thức) nh sau:
A/I- Về học hát:
Trong phân môn học hát, sách giáo khoa mới có 10 bài.
Trong sách giáo khoa mới giữ lại 4 bài cũ:
1- Bạn ơi lắng nghe ( Dân ca BaNa)
2- Cò Lả ( Dân ca Bắc bộ)
3- Chim Sáo ( Dân Ca Khơ Me)
4- Thiếu nhi Thế giới liên hoan (Nhạc và lời: Lu Hữu Phớc)
Bổ sung thêm 6 bài mới:
1- Em yêu hoà bình (Nhạc và lời : Nguyễn đức Toàn)
2- Trên Ngựa ta phi nhanh (Nhạc và lời : Phong Nhã )
3- Khăn quàng thắm mãi vai em (Nhạc và lời : Ngô Ngọc Báu)
4- Chúc Mừng ( Nhạc Nga ; lời : Hoàng Lân)
5- Bàn tay mẹ (Nhạc và lời : Bùi Đình Thảo)
6- Chú voi con ở bản Đôn (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)
Trong 10 bài hát này có 3 bài dân ca, 1 bài hát nớc ngoài, 6 bài hát thiếu
nhi Việt Nam.


II/- Về tập đọc nhạc:
Sách giáo khoa cũ có 8 bài, sách giáo khoa mới có 6 bài. Sách mới thay đổi
toàn bộ các bài tập đọc nhạc, mỗi bài tập đọc nhạc trong sách mới đều chọn từ ca
khúc có giai điệu hay.
Những yêu cầu về tập đọc cao độ, trờng độ trong các bài tập đọc nhạc phù
hợp với trình độ đa số học sinh sau khi đọc đúng giai điệu các em có thể tập hát
lời ca.
III/- Về nhạc lý:
Các nội dung nhạc lý trong chơng trình sách giáo khoa mới đã tinh giảm
rất nhiều. Các nội dung không thiết thực và quá khó ở sách cũ đã đợc lợc bỏ nội
dung, còn lại đều đợc trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, không đi sâu vào lý thuyết
chuyên môn.
III/- Về âm nhạc thờng thức:
Các nội dung âm nhạc thờng thức trong sách giáo khoa mới phong phú, đa
dạng. Phần giới thiệu tác giả, tác phẩm (đặc biệt là tác giả trong nớc) đợc chú ý
thích đáng. Các bài tập đọc thêm có nhiều nội dung nhằm mở rộng hiểu biết cho
học sinh về các vấn đề âm nhạc và đời sống.
B/- Phơng pháp giảng dạy:
1- Đối với phân môn học hát:
Trong những năm qua, việc dạy hát có thể xem là tơng đối ổn định với một
quy trình hợp lý nh sau: Giới thiệu bài, hát mẫu, luyện thanh (khởi động giọng)
dạy hát từng câu, tổng hợp cả bài hát luyện tập củng cố theo nhóm và cá nhân, tổ
chức cho các em hoạt động và biểu diễn.
Đối với phơng pháp dạy hát đã có những u điểm cụ thể nh:
- Giới thiệu bài: Ngoài việc giới thiệu bài, tên tác giả, xuất xứ nội dung bài
hát. Giáo viên có thể có một vài thông tin về tác giả, những tác phẩm của cùng
tác giả hoặc những tác phẩm của tác giả khác có cùng đề tài với tác phẩm đã học.
Nếu là dân ca có thông tin về vùng miền xuất xứ bài dân ca và giới thiệu thêm
một vài bài dân ca khác của cùng địa phơng hoặc cùng dân tộc. Giáo viên không
chỉ nêu tên bài mà phải cho học sinh nghe qua giai điệu trích đoạn hoặc nghe cả

bài.
- Hát mẫu: Giáo viên có thể tự trình bày bài hát hoặc cho học sinh nghe bài
hát qua băng nhạc.
- Luyện thanh:
Nói đúng hơn, đây là công việc "Khởi động giọng" trớc khi học hát, giáo
viên cho học sinh luyện giọng theo đàn.
- Dạy hát hừng câu: Tiến hành lần lợt theo tổ, nhóm, cá nhân nhng thỉnh
thoảng giáo viên đàn toàn bộ giai điệu bài hát, yêu cầu học sinh lắng nghe, nhẩm
theo học hát thầm trong đầu. Ngoài việc cho học sinh dùng nhạc xụ gõ đệm và
biểu diễn bài hát hoặc hát kết hợp vận động cũng là một yêu cầu đợc quan tâm
thích đáng.
Trong phân môn học hát đã có thêm những hình thức kết hợp vận động
cũng là một yêu cầu đợc quan tâm thích đáng.
Trong phân môn học hát đã có thêm những hình thức kết hợp nh trò chơi,
đố vui, tập đặt lời mới, tập hát bè ... để giờ học hát thêm vui tơi, sinh động. Một
số kiến thức mang tính liên môn hoặc thích hợp các nội dung của văn học, lịch
sử, địa lý, mỹ thuật ... cũng có thể vận dụng vào phân môn học hát ở mức độ cho
phép với "liều lợng" vừa phải.
2- Đối với phân môn Nhạc lý + tập đọc nhạc:
+ Với nhạc lý: Chơng trình nhạc lý THCS chỉ dạy một số kiến thức sơ
giản, chủ yếu về các ký hiệu ghi chép nhạc. Dạy các môn này yêu cầu các em
công nhận, không cần phải lý giải sâu sắc. Giáo viên vận dụng phơng pháp quy
nạp bằng những câu hỏi gợi mở để học sinh tự tìm hiểu, khám phá kiến thức, sau
đó mới đa ra kết luận cho học sinh nghe những ví dụ cụ thể bằng tiếng đàn, tiếng
hát của giáo viên trích từ tác phẩm sẽ làm cho giờ học nhịp nhàng. Học sinh hiểu
các kiến thức nhạc lý trừu tợng một cách dễ dàng, cụ thể hơn.
+ Với tập đọc nhạc:
Không áp dụng nguyên xi cách dạy - học xớng âm ở trờng đào tạo âm
nhạc để dạy cho học sinh phổ thông. Giáo viên sử dụng nhạc cụ ở mức độ vừa đủ
để dạy học sinh đọc nhạc nhng tuyệt đối không dạy tập đọc nhạc theo cách dạy

truyền khẩu - hát tên nốt nhạc.
Dạy tập đọc nhạc theo quy trình sau:
- Giới thiệu bài.
- Học sinh nhận xét bài tập đọc nhạc (Nhịp, cao độ, trờng độ).
- Đọc gam tuỳ theo bài tập đọc nhạc (Đô trởng, la thứ, đô 5 âm, la 5 âm)
- Học sinh đọc theo cao độ (hoặc nói trên nốt nhạc) của bài tập đọc nhà.
- Làm quen với âm hình tiết tấu chủ yếu của bài.
- Giáo viên đàn toàn bộ giai điệu bài tập đọc nhạc cho học sinh nghe, sau
đó đàn từng mẩu ngắn chừng vài ba ô nhịp (theo các tiết nhạc) để học sinh đọc
theo, cứ nh vậy lần lợt đến hết bài. Trong khi giáo viên đọc, học sinh gõ phách
theo. Cuối cùng ghép lời ca với giai điệu khi các em đã đọc nhạc tốt.
* Đối với phân môn âm nhạc thờng thức:
Nội dung phân môn này gồm các vấn đề nh: Giới thiệu một số tác giả, tác
phẩm, một số nhạc cụ phơng tây, nhạc cụ dân tộc phổ biến về dân ca Việt Nam,
dân ca một số dân tộc ít ngời, một số thể loại bài hát về các sáng tác ca khúc cho
thiếu nhi ...
Những nội dung đó chủ yếu nhằm thông tin, giúp học sinh có những hiểu
biết về những vấn đề âm nhạc mang tính phổ thông, không yêu cầu kỹ năng thực
hành nh học hát hay tập đọc nhạc.
Dựa trên các bài viết trong sách giáo khoa và sự tham khảo mở rộng. Giáo
viên chọn lọc kiến thức để diễn giảng hoặc cũng có thể đặt câu hỏi gợi mở để học
sinh tự tìm hiểu nội dung. Phơng pháp quan trọng cần chủ ý trong âm nhạc thờng
thức là giáo viên phải cho học sinh nghe nhạc - nghe tác phẩm. Học sinh đợc
tham gia bình luận tác phẩm và phát biểu cảm nhận nhằm phát huy tính tích cực
của ngời học.
Giáo viên không nên diễn giảng bài: Với quá nhiều thông tin và học sinh
không đợc nghe âm nhạc qua những ví dụ cụ thể. Trang ảnh, hình vẽ, băng tiếng,
băng hình là những phơng tiện hỗ trợ rất đặc lực để phân môn Âm nhạc thờng
thức phát huy thế mạnh về giáo dục thẩm mỹ âm nhạc và khắc sâu những kiến
thức giáo viên muốn truyền đạt tới các em một cách hấp dẫn. Chống dạy chạy,

chống thuyết giảng một chiều chính là định hớng đổi mới dạy học ở phân môn
âm nhạc thờng thức.
C- Những đề nghị:
Do đặc thù bộ môn Âm nhạc, để nâng cao chất lợng dạy và học. đồng thời
không làm ảnh hởng đến các môn học khác trong nhà trờng. Bản thân tôi mong
muốn có một phòng học riêng cho bộ môn, những tranh ảnh, hình vẽ phục vụ cho
môn học.

×