Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số vấn đề tồn tại trong xây dựng phần ngầm nhà cao tầng tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.99 KB, 3 trang )

Một số vấn đề tồn tại trong xây dựng phần ngầm
nhà cao tầng tại Hà Nội
Some issues in construction of high-rise building underground in Hanoi
Nguyễn Ngọc Thanh

Tóm tắt
Bài báo tập trung luận bàn, tìm hiểu
một số vấn đề tồn tại trong xây dựng
phần ngầm nhà cao tầng để từ đó sơ bộ
tìm hiểu, phân tích các nguyên nhân,
tìm cách khắc phục nâng cao chất lượng
cho công trình.
Từ khóa: Phần ngầm, nhà cao tầng, vấn đề tồn
tại, xây dựng.

Abstract
The paper presents some issues in the
underground construction of high-rise
buildings. Thereof, preliminary investigation,
cause analysis, solving way were proposed
for enhancement of structure quality.
Keywords: Underground section, high-rise
buildings, issue, construction.

1. Đặt vấn đề
Trong khoảng 20 năm gần đây, các công trình nhà cao tầng đã và đang được
triển khai xây dựng không ngừng tại Hà Nội. Số lượng tầng hầm của các công trình
này thường được thiết kế phổ biến từ 1 tới 3 tầng hầm, lớn nhất lên tới 5 tầng hầm.
Trong tương lai, dự kiến các công trình xây dựng tại Hà Nội sẽ có yêu cầu bắt buộc về
số lượng diện tích hầm tối thiểu tùy thuộc loại công trình. Mặt khác bên cạnh những
thành công bước đầu trong việc xây dựng trong thời gian vừa qua, ta còn thấy tồn


tại nhiều vấn đề bất cập trong xây dựng phần ngầm dẫn đến nảy sinh những vấn đề
không mong muốn thậm chí là nguyên nhân gây ra những sự cố đáng tiếc. Những
vấn đề tồn tại này sẽ được bài báo này giới thiệu, phân tích đánh giá từ khâu khảo
sát, thiết kế, thi công tới việc sử dụng từ đó để có phương hướng, biện pháp để hạn
chế những rủi ro và sự cố có thể gặp phải trong xây dựng phần ngầm các công trình
cao tầng hiện nay.
2. Một số vấn đề tồn tại trong xây dựng phần ngầm nhà cao tầng tại Hà Nội
2.1. Những sự cố nghiêm trọng
Những sự cố nghiêm trọng trong xây dựng phần ngầm mà ta có thể liệt kê như:
- Một bộ phận phần ngầm hoặc toàn bộ phần ngầm bị phá hoại, mất ổn định kết
cấu móng và nền, kết cấu tường vách hay sàn tầng hầm bị hư hại, mất ổn định...
- Có những sai sót trong biện pháp thi công công trình ngầm gây sụp đổ trong quá
trình đổ bê tông do chống đỡ không đảm bảo, lắp dựng kết cấu thép không đồng bộ
gây sụp đổ, neo giữ không đảm bảo bị tuột, bị đứt, các tấm panel tường vây bị xô lệch,
các mối nối không đảm bảo, đổ cẩu làm hư hỏng công trình...
- Các vấn đề liên quan đến thương vong của con người (ngã cao, đổ tường, sạt
lở, vùi lấp, sập hầm…).
- Các vấn đề làm làm sập, hư hỏng các công trình liền kề, lân cận.

TS. Nguyễn Ngọc Thanh
Khoa Xây dựng
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Email:

Tài liệu tham khảo
1. Vương Văn Thành và nnk.
Tính toán thực hành nền
móng công trình, NXB Xây
Dựng, Hà Nội, 3/2012.
2. Nguyễn Đức Nguôn. Cơ sở

thiết kế và thi công công trình
ngầm đô thị, NXB Xây dựng,
Hà Nội, 1/2013.
3. Nguyễn Đức Nguôn. Địa kỹ
thuật trong xây dựng công
trình ngầm dân dụng và công
nghiệp, NXB Xây Dựng, Hà
Nội, 10/2008.

2.2. Các vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng phần ngầm
Từ các thống kê các vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng phần ngầm trong
quá trình xây dựng tại Hà Nội ta có thể liệt kê như sau:
- Các vấn đề về biến dạng, chuyển vị quá mức: Nền móng, tường tầng hầm bị
lún quá lớn, kết cấu tường, kết cấu móng, sàn, dầm tầng hầm bị nghiêng, vặn, võng
không thể sử dụng bình thường, tường bị nghiêng quá mức quy định phải chi phí sửa
chữa. Nền nhà bị biến dạng lún sụt, mất ổn định, mái dốc và nền nhân tạo bị sạt, mất
ổn định.
- Các vấn đề liên quan đến khả năng chịu tải của kết cấu phần ngầm: do nguyên
nhân bên trong của kết cấu (do tính toán thiếu, do thi công đặt thiếu thép, mối nối
không đúng …) hoặc do sử dụng vượt tải (thiếu tải khi tính toán, tải thi công, tải do tải
xe cứu hỏa, tải do động đất, chấn động...), do tính toán thiếu chưa kể tới ảnh hưởng
của nước ngầm, nước có áp, không tính toán tới yếu tố ăn mòn theo thời gian, không
tính đến các vấn đề từ biến và mỏi trong quá trình sử dụng...
- Các vấn đề về sai lệch vị trí: Cọc, móng, tường tầng hầm, cột vách, đường dốc
sai lệch vị trí, sai sót về hướng, sai lệch vị trí quá lớn của kết cấu phần ngầm hoặc chi
tiết đặt sẵn phải sửa chữa hoặc thay thế.
- Các vấn đề về công năng sử dụng không đáp ứng yêu cầu sử dụng: chiều cao
hầm quá thấp, gây khó khăn sử dụng hoặc không sử dụng một cách bình thường
được, độ dốc của đường dốc quá lớn khiến việc sử dụng không bình thường. Tồn tại
các hiện tượng thấm dột, cách âm, cách nhiệt, quá trình thi công không đạt yêu cầu.

Các yêu cầu về thẩm mỹ không đáp ứng yêu cầu gây phản cảm phải sửa chữa thay
thế để nâng cao công năng sử dụng.
- Các vấn đề liên quan đến việc xuất hiện các vết nứt trong tường tầng hầm, nứt
dầm và sàn tầng hầm, nứt cho các khối xây, nứt ở các khối bê tông lớn, nứt sàn đáy,
nứt thềm...
S¬ 27 - 2017

77


KHOA H“C & C«NG NGHª
- Các vấn đề liên quan vật liệu thi công không đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật: bê tông và cốt thép không đảm bảo các yêu
cầu kỹ thuật, sai chủng loại thép hoặc bê tông, bê tông bị rỗ,
vị trí cốt thép, khoảng cách lớp bảo vệ không đảm bảo các
yêu cầu thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành, vật liệu thi
công không phù hợp với môi trường xung quanh công trình
như các công trình gần biển nhưng bê tông không có khả
năng chống xâm thực.
- Các vấn đề liên quan đến ảnh hưởng khi thi công các
công trình tới các công trình liền kề, lân cận (lún, nứt, phá
hoại, sụp đổ …).
- Các vấn đề do sử dụng, khai thác không đúng thiết kế,
sai công năng, không có các biện pháp bảo trì, bảo dưỡng
phù hợp...
3. Một số nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong xây
dựng phần ngầm tại Hà Nội
3.1. Khảo sát thiết kế
Công tác khảo sát thiết kế hiện nay chưa cụ thể rõ ràng
tương xứng với việc xây dựng phần ngầm bao gồm công

tác lập đề cương khảo sát thường, nhiệm vụ khảo sát không
khác gì so với các công trình xây dựng thông thường, chưa
chú trọng đến các thông số liên quan đến quá trình đào đất
(dỡ tải) và xét đến các yếu tố nở hông, chưa làm rõ các ứng
xử của nền đất tương xứng với giai đoạn thi công và sử dụng
khai thác, nói khác đi là chưa làm rõ các cơ chế thí nghiệm
khác nhau cụ thể là thí nghiệm không cố kết không thoát
nước, cố kết không thoát nước, và cố kết thoát nước.
Việc khảo sát bằng các thí nghiệm hiện trường cũng
chưa có các hiệu chỉnh cần thiết để kể tới độ sâu của nền
đất, các yếu tố liên quan đến cong vênh...
Các yêu cầu về khảo sát nước dưới đất cũng chưa được
chú trọng đúng mức, do công tác khoan khảo sát thường
được thực hiện trong một thời gian nào đó trong năm, nên
thường cũng chưa làm rõ được mực nước dưới đất cao
nhất, thấp nhất và mực nước tính toán. Các thí nghiệm để
xác định hệ số thấm của đất cũng chưa được chú trọng đúng
mức. Trong khi đó, các yếu tố mực nước dưới đất tại Hà Nội
tương đối phức tạp và nó biến thiên theo các thời điểm cụ
thể trong năm.
Ngoài ra mật độ, khoảng cách và vị trí khoan khảo sát
cũng còn những bất cập khi chưa xét hết được các yếu tố bất
lợi của địa tầng khu vực xây dựng.
Còn thiếu và yếu các đánh giá khảo sát về các công trình
lân cận, chưa có sự xem xét ảnh hưởng của các công trình
lân cận, liền kề tới công trình và ngược lại. Trong khi đó, Hà
Nội lại là nơi mà các công trình xây chen, liền kề, mật độ xây
dựng khá lớn, việc xây dựng các công trình thường có những
ảnh hưởng không nhỏ tới các công trình lân cận.
3.2. Thiết kế

Việc thiết kế phần ngầm cho các công trình nhà cao tầng
hiện nay chủ yếu do các kỹ sư xây dựng thiết kế mà không
phải là các kỹ sư chuyên ngành địa kỹ thuật do đó cũng có
những hạn chế nhất định về việc đánh giá các yếu tố địa kỹ
thuật trong bài toán nền móng cũng như các phần ngầm nói
chung. Ta có thể kể tới các lỗi về thiết kế:
- Chưa làm rõ trụ địa tầng nền đất phục vụ lựa chọn giải
pháp cho các trường hợp tính toán và kiểm tra.
- Chưa kể tới hoặc tính toán thiếu ảnh hưởng của các
công trình lân cận, công trình liền kể, công trình ngầm lân

78

cận, phụ tải (của các công trình lân cận và tải trọng cứu
hỏa...).
- Bỏ qua công tác tính lún và kiểm tra lún, lún lệch và lún
lệch tương đối (hoặc dự tính sai).
- Đánh giá sai sức chịu tải của cọc, của nền đất: đưa ra
dự báo sức chịu tải của cọc sai, có thể khi thử tải tại vị trí yêu
cầu đạt nhưng ở những vị trí khác không đạt yêu cầu, chưa
xét tới các yếu tố bất lợi trong địa tầng có thể gặp phải như
gặp một thấu kính bùn, túi khí hay sự biến thiên không đồng
nhất của địa tầng dẫn đến khả năng mũi cọc vẫn còn nằm
ở các lớp đất yếu, các yếu tố do chất lượng thi công chưa
đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của người thiết kế. Tính toán
thiếu phần kháng chấn cho cọc, phần ngầm (hoặc tính sai).
Bố trí thép trong cọc nhất là thép dọc thân cọc còn nhiều sai
sót chưa chú ý tới sự phân bố ứng suất thân cọc và biểu đồ
lực dọc trong cọc. Sai sót trong tính toán phản lực đầu cọc
và trong kiểm tra khả năng chịu tải của cọc, xem bài toán mô

hình là vạn năng sử dụng mà không xem xét kỹ lưỡng các
thông số đầu vào dẫn đến sai sót về mặt kết quả.
- Tính toán độ bền của đài cọc còn sai sót hoặc không
đầy đủ bao gồm chưa kiểm tra chọc thủng của cọc ở góc,
phá hoại đài cọc theo các tiết diện nghiêng. Cũng vậy cũng
còn khá nhiều sai sót về việc sử dụng mô hình tính toán, bố
trí thép...
- Chưa tính hoặc tính toán sai áp lực nước, áp lực đẩy
nổi, áp lực dòng thấm, đẩy bùng, đẩy trồi hay xói, nhiều công
trình đã để xảy ra các hiện tượng các bể nước ngầm bị đẩy
nổi. Chưa quan tâm chú ý đến thiết kế trong điều kiện khu
vực có nước có áp...
- Thiết kế phương án móng chưa hợp lý, dùng nhiều
loại cọc, nhiều loại chiều dài cọc, nhiều độ cứng khác nhau
nhưng lại thiếu những tính toán cụ thể đến lún lệch và gây
lún lệch, làm nứt kết cấu dầm, sàn.
- Thiết kế chống thấm sai, hoặc thiếu chỉ dẫn đến những
vấn đề thấm dột, ảnh hưởng tới quá trình sử dụng công trình.
Không quy định, hoặc quy định nhưng thiếu cụ thể loại đất,
độ đầm chặt của đất làm nền gây nứt, thấm sàn đáy.
- Thiết kế kích thước panel tường vây, chiều dài cừ, hệ
chống đỡ không hợp lý gây những sự cố về dịch chuyển
tường quá mức cho phép, có thể ảnh hưởng tới hệ cột vách
và kết cấu móng. Tính toán áp lực đất lên tường chắn còn
nhiều sai sót;
- Thiết kế biện pháp thi công không hợp lý hoặc sai sót, do
có những nhầm lẫn đáng tiếc về điều kiện địa tầng, sử dụng
các phần mềm tính toán nhưng chưa hiểu hết các thông số
đầu vào và chưa có những đánh giá cụ thể về kết quả tính
toán, chưa kể tới ảnh hưởng của các công trình lân cận, liền

kề và tác động tương hỗ giữa chúng.
3.3. Thi công
Việc thi công chưa đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đề ra,
các đơn vị thi công và tư vấn giám sát chưa làm tròn nhiệm
vụ, hoặc do năng lực hạn chế, chưa có những biện pháp
phòng ngừa sự cố xảy ra trong xây dựng phần ngầm, các
sai sót gồm:
- Sử dụng chủng loại, kích thước bê tông, thép không
đúng thiết kế, hoặc chất lượng không đáp ứng yêu cầu.
Chưa tuân thủ các yêu cầu và chỉ dẫn kỹ thuật về khoảng
cách thép, lớp bảo vệ, vị trí nối chồng, yêu cầu về các vị trí
liên kết, nối thép, nhất là các yêu cầu cụ thể khi sử dụng mối
nối ren bằng coupler;

T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG


- Chưa tuân thủ vấn đề đầm lèn yêu cầu cấp phối hạt
của nền đất phía dưới sàn, móng. Các vấn đề liên quan đến
chống thấm chưa làm đúng quy trình;
- Định vị sai vị trí cọc, móng, cột, thép chờ định vị sai, các
vị trí lỗ mở, vị trí đổ bù vữa đỉnh cột còn có những sai sót...
- Thi công cọc chưa đáp ứng được yêu cầu bao gồm
chưa đáp ứng được yêu cầu về lực ép đầu cọc, chiều dài
cọc, tốc độ ép chưa đảm bảo yêu cầu thiết kế, chất lượng
cọc khoan nhồi, cọc ba rét (sập vách, bê tông phân tầng, mũi
cọc chưa đảm bảo, khoảng cách thép không đảm bảo) không
đảm bảo yêu cầu....
- Chưa chú trọng đến sự lệch tâm đáng kể giữa cột và
móng do kiến trúc hoặc do biện pháp thi công chưa tốt dẫn

đến có sự chuyển dịch đáng kể trong thi công;
- Phân chia khu vực đổ bê tông, mạch ngừng thi công
không hợp lý dẫn đến những vấn đề nứt, võng không đáng
có;
- Thi công bê tông khối lớn không tuân thủ quy trình, chỉ
dẫn kỹ thuật đổ bê tông khối lớn;
- Chưa chú trọng đến khảo sát, quan trắc các công trình
lân cận, quan trắc lún nghiêng, chuyển vị ngang trong khi xây
dựng các công trình từ ngay giai đoạn thi công phần ngầm;
- Không có các biện pháp đề phòng, phòng ngừa các rủi
ro trong xây dựng phần ngầm khiến khi sự cố xẩy ra hoàn
toàn bị động, không xử lý được kịp thời;
- Các vấn đề liên quan đến an toàn - vệ sinh lao động còn
yếu (sự cố giàn dáo, sự cố lắp dựng kết cấu thép, sự cố điện,
sự cố vết nứt, lỗ mở không có lan can, cảnh báo).
3.4. Trong quá trình khai thác sử dụng
Trong quá trình khai thác sử dụng các sai sót, tồn tại chủ
yếu nằm ở các vấn đề:
- Sử dụng sai công năng mục đích sử dụng, tải trọng tác
dụng lên hầm vượt quá mức cho phép, không phù hợp thiết
kế;
- Đục phá, sửa chữa kết cấu mà không có tính toán kiểm
tra lại thiết kế, thẩm tra thẩm định như yêu cầu;
- Không có các phương án bảo trì, giữ gìn vệ sinh an toàn
lao động và không có các biện pháp quan trắc trong quá trình
sử dụng.
4. Cách khắc phục và biện pháp phòng tránh
Từ những nguyên nhân đã trình bày nêu ở trên, việc tối
quan trọng và cấp thiết hiện nay liên quan đến việc cần phải
trước tiên là cần phải làm đúng và đủ theo các yêu cầu của

quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành từ khâu khảo sát,
tới thiết kế, thi công và sử dụng đúng cách. Bên cạnh đó,
một trong những vấn đề quan trọng có lẽ là ta cần: thay đổi
các quan điểm về việc xây dựng phần ngầm giống như các
phần việc thông thường khác mà quên đi những đặc điểm
riêng của phần ngầm là nó nằm trong đất, chịu ảnh hưởng
trực tiếp của nền đất và có tác dụng tương hỗ lên nền đất.
Vì vậy, cần có những kỹ sư am hiểu và có kinh nghiệm về
địa chất công trình, địa chất thủy văn để có một đầu bài về
đề cương và nhiệm vụ khảo sát phù hợp với đặc điểm công
trình ngầm, chú trọng đến chất lượng khảo sát hiện trường
để từ đó giúp tư vấn thiết kế có được một thiết kế phù hợp.
Để làm được điều ấy, ngoài việc xác định đúng các tính chất
cơ lý của nền đất như hệ số nở hông, hệ số thấm, hệ số áp

lực ngang của đất, mô đun biến dạng và mô đun chống trượt
của đất ứng với quá trình dở tải ta còn phải tăng cường mật
độ khảo sát và vị trí khảo sát, tăng cường các thí nghiệm hiện
trường như xuyên tĩnh, ép nước lỗ ngang, thí nghiệm cắt
cánh và các thí nghiệm trong phòng có kết quả phản ánh khá
sát thực tế làm việc của nền đất như thí nghiệm ba trục. Cần
làm rõ được mực nước mặt, mực nước dưới đất, nước có
áp và ảnh hưởng của chúng tới công trình sẽ xây dựng. Thiết
kế cần phải ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ
thuật đặt ra còn phải có những am hiểu về địa kỹ thuật, biết
dự trù về các yếu tố bất lợi trên thực tiễn (chẳng hạn như các
trụ địa chất công trình), xem xét đầy đủ bài toán đầy đủ trên
các phương diện như khả năng chịu lực, ổn định công trình,
chuyển vị ngang, lún, nứt trong kết cấu phần ngầm.
Cần có những sửa đổi bổ sung các quy định của pháp

luật liên quan đến các chủ thể các khâu từ khảo sát đến thiết
kế, giám sát và thi công. Trong đó quy định rõ trách nhiệm
liên đới của cá nhân, đơn vị khảo sát tới thiết kế, thi công và
tư vấn giám sát phải có chứng chỉ hành nghề và có những
am hiểu về địa kỹ thuật. Công nhân thi công trực tiếp cần
phải được đào tạo cơ bản để hiểu biết về công việc họ thực
hiện cũng như cách phòng tránh rủi ro và đảm bảo an toàn
vệ sinh lao động liên quan đến xây dựng phần ngầm. Xem
xét bổ sung thêm các yêu cầu về tăng số lượng khảo sát,
thử tải, hệ số an toàn, quan trắc trên công trường, quan trắc
các công trình lân cận, liền kề. Tăng cường các quy định bắt
buộc về phương pháp kiểm tra hiện trường với việc áp dụng
các thiết bị tiên tiến để đảm bảo chất lượng công trình (Đo
mật độ thép, kiểm tra siêu âm, mối hàn, cường độ bê tông,
thép, vữa...). Coi trọng, tăng cường công tác giám sát tác giả,
các yêu cầu về báo cáo các vấn đề tồn tại của đơn vị thiết kế,
thi công và giám sát thi công. Trên cơ sở đó, cần phải thống
kê, tập hợp những báo cáo đầy đủ về các vấn đề tồn đọng
ở mỗi công trình để từ đó phân loại sự cố, các vấn đề tồn
đọng trong xây dựng phần ngầm giúp cho việc điều chỉnh các
quy trình quy phạm cho phù hợp hơn, tránh được các lỗi lặp
đã được cảnh báo trước và tìm ra các nguyên nhân nhanh
chóng. Cuối cùng, ta cần phải bổ sung các chế tài xử phạt
nghiêm minh đối với các cá nhân, đơn vị nếu để xảy ra sự cố,
để xảy ra nhiều vấn đề tồn tại.
5. Kết luận
Để hạn chế, giảm thiểu những tồn tại và rủi ro trong xây
dựng phần ngầm của nhà cao tầng ta cần phải chú ý:
- Thực hiện nghiêm túc các quy định từ khâu khảo sát,
thiết kế tới thi công, giám sát tới việc sử dụng đúng cách.

Nâng cao, năng lực của các chủ thể tham gia xây dựng phần
ngầm, bổ sung các yêu cầu về kiến thức chuyên môn về Địa
kỹ thuật.
- Cần tăng cường công tác báo cáo hiện trường, giám sát
tác giả, kiểm tra đối chứng tại hiện trường, sự tăng cường ý
thức và trách nhiệm về an toàn cho đội ngũ kỹ sư, giám sát
và công nhân trên công trường. Sự điều chỉnh quy trình quy
phạm cho phù hợp điều kiện thực tế tại Hà Nội. Luôn chú
trọng quan trắc công trình, quan trắc công trình lân cận và đề
cao các biện pháp phòng ngừa để hạn chế rủi ro.
- Cần phải có thêm chế tài, biện pháp để gắn trách nhiệm
của từng chủ thể tham gia vào quá trình xây dựng, có xử
phạt công minh đối với những sai phạm gây ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng công trình./.

S¬ 27 - 2017

79



×