Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH thương mại thành hiệu thông qua bảng cân đối kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.38 KB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN ĐỀ:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 
TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU THÔNG QUA
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Giảng viên hướng dẫn  : Ts. NGUYỄN VIỆT DŨNG
Sinh viên thực hiện
Lớp

: HOÀNG DIỆU LINH
: K10­TCNHA


Thái Nguyên, năm 2017

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp này em đã được sự hỗ trợ 
và giúp đỡ  của thầy cô giảng viên khoa Tài chính­ Ngân hàng trường Đại học  
Kinh Tế  và Quản Trị  Kinh Doanh. Cũng như  sự  hướng dẫn tận tình của thầy 
Nguyễn Việt Dũng đã giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm  ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị  trong  Công ty 
Trách nhiệm hữu hạn thương mại Thành Hiệu  đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều 
kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực tập tại công ty.
Do thời gian thực tập có hạn, khả  năng của bản thân còn hạn chế  nên bài 
báo cáo khó có thể tránh khỏi những sai sót. vì vậy em rất mong được các thầy 


cô, các cô chú trong Công ty chỉ bảo và đưa ra những nhận xét, góp ý để  em có  
thể hoàn thiện hơn nữa báo cáo thực tập của mình cũng như  kiến thức của bản  
thân.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong 
sự  nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị  trong Công ty Trách  
nhiệm hữu hạn thương mại Thành Hiệu luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều 
thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày  tháng  năm 2017

Sinh viên

Hoàng Diệu Linh


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên: HOÀNG DIỆU LINH
Lớp:K10­TCNHA     Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 

TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI 
KẾ TOÁN
Giảng viên hướng dẫn: Ts. NGUYỄN VIỆT DŨNG
*Kết cấu, hình thức trình bày

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
*Nội dung của báo cáo

Phương pháp nghiên cứu

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Thông tin về đơn vị thực tập

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Thực trạng vấn đề


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Thái độ của sinh viên trong quá trình thực tập

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Hướng phát triển nghiên cứu đề tài

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
*Kết quả:.…………………................................................................................


.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 20…
Giảng viên hướng dẫn


NHẬN XÉT PHẢN BIỆN
Họ tên sinh viên: HOÀNG DIỆU LINH
Lớp:K10­TCNHA     Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 

TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI 
KẾ TOÁN
*Kết cấu, hình thức trình bày

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
*Nội dung của báo cáo
Phương pháp nghiên cứu

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Thông tin về đơn vị thực tập

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Thực trạng vấn đề


…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Mức độ đáp ứng mục tiêu thực tập tốt nghiệp

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Hướng phát triển nghiên cứu đề tài

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
*Kết quả:………………….....................................................................................

…………………………………………………………………………………
Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 20…
Phản biện

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC KÍ HIỆU, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU
CSH

GIẢI THÍCH
Chủ sở hữu


D/A

Tỷ số nợ trên tài sản có

D/E

Tỷ số nợ trên vốn tự có

DSO

Kỳ thu tiền bình quân

DT

Doanh thu

GTGT

Thuế giá trị gia tăng

HB

Hàng bán

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

KPT


Khoản phải thu

LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NV

Nguồn vốn

ROA

Lợi nhuận trên tài sản có


ROE

Lợi nhuận trên vốn tự có

TIE


Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tài sản

TTS

Tài sản có

TSCĐ

Tài sản cố định

MỤC LỤC

 5. Kết cấu của chuyên đề                                                                                 
 
................................................................................
   
 3



DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

 5. Kết cấu của chuyên đề                                                                                 
 
................................................................................
   
 3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như  chúng ta đã biết tài chính quyết định một phần quan trọng đến sự  tồn  
tại, phát triển và cả sự sụp đỗ của doanh nghiệp.  Qua hơn hai mươi năm đổi mới 
đất   nước,   nềnkinh   tế   Việt   Nam   đang   trong   đà   phát   triển   và   trong   quá   trình  
chuyển đổi theo hướng mở  cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và toàn cầu. Để 
các doanh nghiệp ngày càng phát triển và cạnh tranh được trong nền kinh tế  thị 
trường hiện nay thì vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị là vấn đề 
quản lý tài chính doanh nghiệp. Hiện nay, cùng với sự  đổi mới của nền kinh tế 
thị  trường và sự  cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các thành phần kinh tế  đã 
gây ra những khó khăn và thử thách cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, để 
có thể  khẳng định được mình mỗi doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình 
cũng như  kết quả  hoạt động sản xuất kinh doanh. Để  đạt được điều đó, các 
doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến tình hình tài chính vì nó quan hệ trực tiếp  
tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Phân tích tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin về  thực trạng tình 
hình kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, hiệu quả  sử  dụng vốn  
trở  thành công cụ  hết sức quan trọng trong quản lý kinh tế. Phân tích tài chính  
cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn tổng quát về thực trạng của doanh nghiệp hiện 
tại, dự báo các vấn đề tài chính trong tương lai, cung cấp cho các nhà đầu tư tình  

hình phát triển và hiệu quả hoạt động, giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra  
biện pháp quản lý hữu hiệu. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp  
từ  đó mà cũng cần phải được tiến hành thường xuyên, đóng vai trò không thể 
thiếu trong quản trị tài chính doanh nghiệp.
Xuất phát từ  sự  cần thết của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp  
nên em đã chọn đề tài:
“ Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế  toán tại   Trách 
nhiệm hữu hạn thương mại Thành Hiệu ”
2.  Mục tiêu nghiên cứu
2.1.  Mục tiêu chung

1


Phân tích bảng cân đối kế  toán từ  đó tìm ra những mặt mạnh và tất cả 
những mặt bất ổn từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và  
kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
2.2.  Mục tiêu cụ thể
+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính
+ Phân tích kết cấu tài chính và khả năng của công ty
+ Phân tích hiệu quả kinh doanh
+ Phân tích các tỷ số tài chính thông qua bảng cân đối kế toán của công ty
+ Từ việc phân tích thực trạng tình hình tài chính tại công ty Trách nhiệm 
hữu hạn thương mại Thành Hiệu,  đề  tài đưa ra những nhận xét và đánh giá 
chung về trạng tình hình tài chính tại công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại 
Thành Hiệu.
+ Báo cáo đưa ra các giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại 
công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của báo cáo là tình hình tài chính thông qua bảng 
cân đối kế toán tại công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Thành Hiệu
3.2. Phạm vi nghiên cứu
­ Phạm vi về nội dung : phân tích tình hình tài chính tại công Trách nhiệm 
hữu hạn thương mại Thành Hiệu
­ Phạm vi về  không gian nghiên cứu: chỉ  nghiên cứu trong  Trách nhiệm 
hữu hạn thương mại Thành Hiệu
­ Phạm vi về  thời gian nghiên cứu: các dữ  liệu thu thập trong giai đoạn 
2014­2016.
4. Phương pháp nghiên cứu

­

Phương pháp thu thập số  liệu: thu thập số  liệu thông qua việc 

tham khảo Báo cáo tài chính các năm trước như  bảng cân đối kế  toán, bảng  
thuyết minh báo cáo tài chính,...

2


­

Phương pháp phân tích số liệu: Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp 

phân tích như : phương pháp so sánh, phân tích tỉ lệ, phương pháp cân đối, phân tích 
chi tiết,…

­


Tham khảo báo, internet để thu thập các thông tin có liên quan đến  

ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
5. Kết cấu của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu bài báo cáo được chia làm 3 phần:
Phần 1: Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại Thành Hiệu
Phần 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty  Trách nhiệm hữu hạn 
thương mại Thành Hiệu thông qua bảng cân đối kế toán.
Phần 3: Đánh giá tổng quan tình hình tài chính tại Công ty  Trách nhiệm hữu 
hạn thương mại Thành Hiệu thông qua bảng cân đối kế toán.

3


PHẦN 1: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU
Công ty TNHH TM Thành Hiệu được thành lập từ  năm 2007 với đội ngũ  
cán bộ  kỹ  sư, công nhân có chuyên môn cao và tay nghề  vững chắc, cùng với 
trang thiết bị  đủ  mạnh để  thi công các công trình giao thông, thuỷ  lợi, xây dựng  
dân dụng, xây lắp các công trình điện đến 35kV đạt chất lượng kỹ  thuật cao,  
thẩm mỹ. Ngoài ra Công ty còn sản xuất các sản phẩm bê tông đúc sẵn, khai thác 
và kinh doanh khoáng sản, cung cấp các thiết bị  cơ  khí và thuỷ  lực được thị 
trường chấp nhận và tín nhiệm sản phẩm.
1.1.  Giới thiệu chung.
Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Thành Hiệu :
Địa chỉ : Số 711­ Tổ 4­ Phường Gia Sàng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái  
Nguyên.
Điện thoại : 02803 737 929                          Fax : 02803 737 929
Giấy phép đăng ký kinh doanh số : 4600417667
Do sở  Kế  Hoạch và Đầu Tư  tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 18 tháng 10 năm  
2007

Tài khoản 39010000083785 tại ngân hàng Đầu Tư  và Phát Triển tỉnh thái 
Nguyên.
Mã số thuế : 4600417667 cấp ngày 24 tháng 10 năm 2007.
1.2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty

Xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hệ thống cáp thoát nước.
Lắp đặt trang thiết bị nội ngoại thất.
Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35KV.
San lấp mặt bằng.
Xây lắp cột phát sóng, phát thanh truyền hình, thông tin, văn hoá.
Sản xuất và mua bán cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu, thiết bị 
ddienj, các sản phẩm dầu mỡ bôi trơn, gia công cơ khi, máy móc, phụ 
tùng máy công nghiệp, thiết bị y tế.

4


Mua bán sắt thép, gạch ngói, cát, sỏi, xi măng, fero, phế  liệu, phế 
thải, vật liệu chịu lửa.
Vận tải hàng hoá bằng xe tải liên tỉnh.
Vận tải hành khách bằng đường bộ.
Vận tải hành khách bằng taxi.
Khai thác, chế  biến quặng kim loại chứa  sắt và không chứa  sắt, 
quặng kim loại quý hiếm, đá, sỏi, cát, đát sét.
Kinh doanbh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, ăn uống, giải khát.
Du lịch cho thuê xe ô tô du lịch.
Hoạt động giám sát và tư vấn thiết kế các công trình điện đến 35KV
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý
BỘ MÁY DIỀU HÀNH CÔNG TY BAO GỒM
*BAN GIÁM ĐỐC

*PHÒNG NGHIỆP VỤ:         ­ Phòng kế hoạch­ Kinh doanh

­ Kỹ thuật­ Thiết bị ­ Đầu Tư
­ Kế toán – Thống kê
­ Tổ chức – Hành chính
* CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT TRỰC TIẾP
­ Xưởng cơ khí : 01
­ Xưởng bê tông : 01
­ Xưởng thiết kế : 01
­ Đội xây lắp điện : 04
­ Đội công trình giao thông :02
­ Đội xây lắp thuỷ lợi : 01
­ Đội xây lắp công nghiệp : 01

5


6


CÔNG TÁC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐƯỢC 
THỰC HIỆN THEO SƠ ĐỒ

BAN GIÁM 
ĐỐC

P.Kế 
hoạch

Xưởng 

cơ khí

P.Kỹ 
thuật vật 


Xưởng 
Bê tông

P.Kế toán 
Thống kê

Xưởng 
Thiết 
kế

Các 
đội 
XLĐ

7

Các 
đội 
CT­
GT

P.Tổ 
chức 
hành 

chính

Đội 
XLC
N

Đội 
XL 
Thuỷ 
lợ i


PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THÀNH HIỆU 
THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
2.1. Phân tích tình hình tài sản của công ty TNHH thương mại Thành Hiệu.
2.1.1. Đánh giá khái quát sự biến động về quy mô của tài sản.
Bảng 1: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ TÀI SẢN
Đơn vị tiền: triệu đồng
Năm 2015/2014
Năm 
2014

TÀI SẢN
A.   Tài   sản 
ngắn hạn
B.   Tài   sản 
dài hạn
Tổng


Năm 
2015

Năm 
2016

Số 
tiền 
chênh 
lệch
9.839,

Tỷ lệ

2

4

118,8

53.457,6

63.296,8

60.894,4

27.373,5

25.833,5


24.735,2 (1.540)

94,37

80.831,1

89.130,3

85.629,6

8.299,

110,2

Năm
2016/2015
Số tiền 
chênh 
Tỷ lệ
lệch
(2.402,4) 96,21
(1.099,3) 95,75

(3.500,7) 96,07
2
7
(nguồn bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả)

Tổng giá trị tài sản năm 2014 là thấp nhất với số tiền là 80.831,1 triệu đồng, 
sang năm 2015 tăng lên số tiền là 89.130,3 triệu đồng, cao hơn so với năm 2014 là  

8.299,2 triệu đồng, chủ  yếu là do tài sản ngắn hạn tăng, chứng tỏ  quy mô của 
doanh nghiệp năm 2015 tăng lên đáng kể,tăng 110,27% so với năm trước. Đến  
năm 2016 tổng giá trị  tài sản giảm 96,07% so với năm 2016, tương  ứng với só  
tiền là 3.500,7 triệu đồng, cho thấy quy mô của doanh nghiệp có giám xuống so 
với năm 2015 nhưng vẫn cao hơn so với tổng tài sản năm 2014.
►Đánh giá: Như  vậy theo nhận định ban đầu, thì quy mô năm 2014 là thấp 
nhất trong ba năm. Đến năm 2015 công ty mở rộng quy mô kinh doanh nhưng có 
lẽ  nhận thấy tình hình lợi nhuận không khả  quan nên công ty thu hẹp quy mô  
trong năm 2016.

8


Tuy nhiên đây mới là phân tích trên toàn tổng thể, sự tăng giảm tổng tài sản  
chỉ có thể nói nên rằng quy mô hoạt động kinh doanh của công ty trong năm được  
mở rộng hay thu hẹp, chưa thấy được nguyên nhân làm gia tăng vốn và hiệu quả 
của việc điều tiết quy mô kinh doanh là tốt hay xấu. Vì thế chúng ta sẽ tiếp tục  
phân tích sâu hơn ở các phần sau.
2.1.2. Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản
Phân tích kết cấu và biến động các khoản mục tài sản nhằm giúp người  
phân tích tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ như 
thế  nào, sự  thay đổi này bắt nguồn từ  những dấu hiệu tích cực hay thụ  động  
trong quá trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực kinh  
tế để phục vụ cho chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghi ệp  
hay không. Phân tích biến  động các mục tài sản doanh nghiệp cung cấp cho  
người phân tích nhìn về  quá khứ  sự  biến động tài sản doanh nghiệp. Vì vậy,  
phân tích biến động về  tài sản của doanh nghiệp thường được tiến hành bằng  
phương pháp so sánh theo chiều ngang và theo quy mô chung. Quá trình so sánh 
tiến hành quá nhiều thời kỳ thì sẽ giúp cho người phân tích có được sự đánh giá  
đúng đắn hơn về xu hướng, bản chất của sự biến động.


9


Bảng 2 : CƠ CẤU TÀI SẢN VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CƠ CẤU TÀI SẢN
NĂM 2014­2016
Đơn vị tiền: triệu đồng

TÀI SẢN

2014
Số tiền
Tỷ 

A. Tài sản ngắn hạn 53.457,6
1. Tiền và các khoản  1.971,2

2015
Số tiền
Tỷ 

trọng
66,13
2,44

63.296,8
1.691,2

trọng
71,02

1,90

2016
Số tiền Tỷ trọng

2015/2014
Số tiền
Tỷ lệ

2016/2015
Số tiền
Tỷ lệ

60.894,4
2.172,8

71,11
2,54

9.839,2
(280)

118,84
85,8

(2.402,4)
481,6

96,21
128,48


tương đương tiền
2. Các khoản phải 

11.651,4

14,41

9.535,6

10,7

8.906,6

10,4

(2.115,8)

81,84

(629)

93,4

thu
3. Hàng tồn kho
B. Tài sản dài hạn
1. Tài sản cố định
Tổng


39.835
27.373,5
27.373,5
80.831,1

49,28
33,87
33,87
100

52.070
25.833,5
25.833,5
89.130,3

58,42
28,98
28,98
100

49.815
24.735,2
24.735,2
85.629,6

58,17
28,89
28,89
100


12.235
(1.540)
(1.540)
8.299,2

130.71
94,37
94,37
110,27

(2.255)
(1.099,3)
(1.099,3)
(3.500,7)

95.67
95,75
95,75
(3,93)

(nguồn bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả)

10


2.1.2.1. Tài sản ngắn hạn
Ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty có sự tăng lên rồi giảm xuống về mặt 
giá trị, nhưng xét về mặt giá trị, nhưng xét về mặt tỷ  trọng chiếm trong tổng số 
tài sản thì tăng đều qua các năm. Cụ thể:
Năm 2014, tài sản ngắn hạn là 53.457,6 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 66,13%.

Năm 2015, tổng giá trị  là 63.296,8 triệu đồng, tăng triệu đồng so với năm 
2015 với tốc độ tăng là 118,84 %. Đồng thời tỷ trọng của tài sản ngắn hạn cũng  
tăng, với tỷ trọng là 71,02% trên tổng tài sản.
Năm   2016,   tài   sản   ngắn   hạn   xuống   còn   60.894,4 triệu   đồng,   giảm 
2.402,4triệu đồng so với năm 2015, với tốc độ giảm là 96,21%. Tuy giảm về mặt  
giá trị nhưng tỷ trọng không giảm mà ngược lại còn tăng so với tổng tài sản, với 
tỷ trọng là 13%. Nguyên nhân là do công ty năm 2016 có giảm quy mô kinh doanh 
xuống nên cho dù tài ngắn hạn có giảm nhưng tốc độ  giảm thấp hơn tốc độ 
giảm của tổng tài sản.
Sở dĩ có sự thay đổi về kết cấu của tài sản ngắn hạn là so sự ảnh hưởng và  
biến động của các nhân tố sau:
a.Vốn bằng tiền.
Ta thấy vốn bằng tiền giảm năm 2015 và tăng trở lại năm 2016, cụ thể:
Năm 2014 vốn bằng tiền của công ty là 1.971,2  triệu đồng, chiếm tỷ trọng 
là 2,44% trên tổng tài sản
Năm 2015 vốn bằng tiền giảm xuống còn 1.691,2 triệu đồng, giảm 280  
triệu với tốc độ  giảm là 85,8% so với năm 2014. Bên cạnh đó tỷ  trọng của vốn  
bằng tiền cũng giảm, chỉ còn 1,90% trên tổng tài sản.
Năm 2016 tăng lên đáng kể, tổng số  vốn bằng tiền là 2.172,8  triệu đồng, 
tăng 481,6 triệu so với năm 2015 với tốc độ  tăng là 128,48%. Sự gia tăng này đã 
đẩy tỷ trọng của vốn bằng tiền lên 2,54% trong tổng số tài sản.
►Đánh giá: Năm 2015 do có kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh, công ty  
dự  trữ  một lượng hàng hoá khá lớn, vì thế  công ty đã dùng vốn bằng tiền để 
thanh toán nên lượng tiền còn lại vào cuối năm 2015 giảm so với đầu năm là 280 
triệu đồng. Sang năm 2016 lượng tiền cuối năm tăng 481,6 triệu đồng, nguyên 
nhân là do công ty đã giảm bớt luongj hàng tồn kho và thu được tiền bán hàng,  

11



bên cạnh đó công ty còn một khoản thuế  chưa nộp cho nhà nước là 56 triệu  
đồng. Ta thấy lượng tiền tồn kho cuối mỗi năm của công ty mặc dù có tăng  
giảm, nhưng cũng không có biến động làm vượt ra khỏi chính sách tiền mặt của  
công ty là từ 80 triệu đồng đến 200 triệu đồng.
b. Các khoản phải thu.
Các khoản phải thu giảm cả số tuyệt đối lẫn các số tương đối qua các năm, 
đồng thời tỷ trọng của các khoản phải thu cũng giảm, cụ thể:
Năm 2014, khoản phải thu là 11.651,4 triệu đồng, chiếm 14,41%  trên tổng 
tài sản.
Năm 2015, khoản phải thu là 9.535,6 triệu đồng, chiếm 10,7% trên tổng tài 
sản. Các khoản phải thu giảm mạnh so với năm 2014 là 2.115,8 triệu đồng với 
tốc độ là 81,84%.
Năm 2016, khoản phải thu tiếp tục giảm xuống còn 8.906,6 triệu đồng, 
giảm 629 triệu đồng so với nam 2015, tốc độ  giảm có chậm lại còn 93,4%, tỷ 
trọng giảm còn 10,4% trên tổng tài sản.
►Đánh giá: khoản phải thu giảm mạnh trong năm 2015 và năm 2016 là do 
công ty đã siết chặt chính sách thu tiền bán hàng kết hợp áp dụng chiết khấu  
thanh toán, bên cạnh đó trong năm 2015 và 2016 công ty bắt đầu tiếp cận thị 
trường bán lẻ, thay vì chỉ  tập trung bán sỉ  cho các cửa hàng như  năm 2014. Như 
vậy với tình hình khoản phải thu càng ngày càng giảm chứng tỏ  công ty đã có  
những biện pháp tích cực trong việc thu hồi những khoản vốn bị chiếm dụng, xét 
về khía cạnh thu hồi nợ thì rất tốt.
c. Hàng tồn kho.
Lượng hàng tồn kho tăng cao trong 2 năm 2015 và 2016, và tỷ  trọng của 
hàng tồn kho cũng tăng đều qua ba năm, cụ thể:
Năm 2014 hàng tồn kho chỉ 39.835 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 49,28 % so  
với tổng tài sản.
Năm 2015 hàng tồn kho tăng lên đáng kể là 52.070 triệu đồng, tăng 12.235 
triệu đồng so với năm 2014 với tốc độ tăng là  130,71 %. Tỷ trọng hàng tồn kho  
cũng tăng từ 49,28  % lên 58,42 %.


12


Năm 2016 hàng tồn kho có giảm nhưng vẫn còn cao 49.815triệu đồng, 
giảm 2.355 triệu đồng tốc độ  giảm 95,67 %. Tuy nhiên tỷ  trọng hàng tồn kho 
trên tổng tài sản tăng so với năm 2015, với tỷ trọng là 58,17 %.
►Đánh giá: Do đặc điểm của công ty là loại hàng kinh doanh thương mại, 
đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hoá nên tỷ trọng hàng tồn kho của công 
ty là khá lớn, nhằm kịp thời cung cấp hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh  
chóng. Ta thấy hàng tồn kho trong năm 2015 và 2016 là khá cao so với năm 2014, 
do công ty đang mở  rộng quy mô kinh doanh, đồng thời mặt hàng vật liệu xây  
dựng và trang trí nội thất đang trong giai đoạn phát triển ở Thái Nguyên nói riêng 
và các khu vực lân cận ( Hà Nội, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang…) nói chung.  
Vì thế việc gia tăng tỷ trọng hàng hoá tồn kho của công ty là mục tiêu chiến lược  
nhằm chiếm lĩnh thị trường đang trong giai đoạn phát triển này của công ty. Tuy  
nhiên, vấn đề ở đây là lượng hàng tồn kho là bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng rất lớn  
đến nhiều khoản mục khác như  chi phí tồn kho, chi phí lãi vay…vì thế  chúng ta 
xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho trong phần phân tích tỷ  số  của hàng tồn 
kho.
2.1.2.1. Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn giảm dần qua các năm cả về giá trị lẫn tỷ trọng, cụ thể:
Năm 2014 tổng tài sản cố  định và đầu tư  dài hạn là 27.373,5 triệu đồng, 
chiếm tỷ trọng 33,87% trong tổng số tài sản.
Năm 2015 tổng tài sản dài hạn là 25.833,5 triệu đồng, giảm 1.540 triệu  
đồng, tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 28,98%.
Năm 2016 tiếp tục giảm chỉ  còn 24.735,2 triệu đồng, giảm 1.099,3 triệu  
đồng, tỷ trọng giảm còn 28,89%.
►Đánh giá: Ta thấy rằng vì công ty không có hoạt động đầu tư  tài chính 
hay xây dựng nên khoản mục tài sản dài hạn giảm dần, nguyên nhân là do tài sản  

cố  định hữu hình giảm. Đi sau phân tích nguyên nhân của việc giảm tài sản cố 
định ta thấy là do khấu hao hàng năm, như vậy trong ba năm qua công ty không có 
nâng cấp hay đầu tư vào tài sản cố định, bởi vì tài sản cố định của doanh nghiệp 
vẫn còn mới, bên cạnh đó trong năm 2013­2014 vừa qua công ty cũng đã có đầu  
tư mua sắm thêm một chiếc xe tải, xe nâng và sửa chữa thiết bị văn phòng( thay  
toàn bộ máy tính mới tại trụ sở chính của công ty).
2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty TNHH thương mại Thành Hiệu.

13


2.2.1. Đánh giá khái quát sự biến động về quy mô của nguồn vốn.
Giống như tổng tài sản. tổng nguồn vốn cũng tăng giảm qua các năm đúng bằng 
giá trị  của tổng tài sản. mà nuồn vốn được hình thành từ  vốn chủ  sở hữu và nợ 
phải trả, do dó chúng ta cần phải biết sự gia tăng này là từ đâu, có hợp pháp hay  
không?

14


Bảng 3: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG VỀ NGUỒN VỐN
Đơn vị tiền: triệu đồng

NGUỒN
VỐN
Vốn chủ sở 
hữu

Năm 
2014


Năm 
2015

Năm 
2016

23.390

24.102

25.054

Nợ phải trả 57.441,1 65.028,3 60.575,6
Tổng

80.831,1 89.130,3 85.629,6

Năm 
2015/2014
Số 
tiền 
chênh  Tỷ lệ
lệch
103.0
712
4
7.587, 113.2
2
8.299.


1
110,2

2

7

Năm
2016/2015
Số tiền 
chênh 
Tỷ lệ
lệch
952

103.95

(4.452,7)

93,15

(3.500,7)

96,07

(Nguồn bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả )
Qua bảng trên ta nhận thấy được, tổng nguồn vốn tăng lên từ 80.831,1 năm  
2014 lên 89.130,3 trong năm 2015 phần lớn là do nợ  phải trả  tăng 7.587,2 triệu  
đồng trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 712 triệu đồng, tức 103,04%. Trong năm  

2016 tổng nguồn vốn giảm là do nợ phải trả giảm xuống 4.452,7 triệu đồng, bên  
cạnh đó vốn chủ sở hữu cũng tăng lên một số tiền là 952 triệu đồng so với năm 
2015. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua ba năm đây là một điều khả quan 
đối với công ty vì công ty có xu hướng tự chủ về tài chính.
►Đánh giá: Việc vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm là một dấu hiệu rất  
tốt, cho thấy công ty hoạt động có lãi, và có xu hướng tự  chủ  về mặt tài chính.  
Tuy nhiên ta đặc biệt chú ý năm 2015, để mở rộng quy mô kinh doanh công ty đã  
tăng phần nợ phải trả gia tăng lớn quá cao, điều này làm cho chi phí tài chính tăng 
lên theo, vì vậy ta sẽ  nghiên cứu kỹ  vấn đề  này trong các phần sau. Năm 2016 
tình hình tài chính của công ty có vẻ  khả  quan hơn khi công ty đã giảm nợ  phải  
trả và tăng vốn chủ sở hữu.
2.2.2. Phân tích kết cấu và sự biến động của nguồn vốn.
Phân tích tình hình nguồn vốn kinh doanh cũng tương tự  như  phân tích cơ 
cấu tài sản, chúng ta sẽ so sánh sự biến động trên tổng số nguồn vốn cũng như 

15


từng loại nguồn vốn giữa các năm, ngoài ra chúng ta còn phải xem xét tỷ  trọng 
từng khoản mục nguồn vốn chiếm trong tổng số  và xu hướng biến động của  
chúng để  thấy được mức độ  hợp lý và an toàn trong việc huy động vốn. Để 
thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu nguồn vốn, ta lập được bảng sau đây:

16


Bảng 4: PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
Đơn vị tiền: triệu đồng

Nguồn vốn


A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn

Năm 2014
Số tiền
Tỷ 
57.441,1
57.441,1

trọng
71,06
71,06

Năm 2015
Số tiền
Tỷ 
65.028,3
65.028,3

Năm 2016
Số tiền
Tỷ 

trọng
72,96

60.575,

72,96


6
60.575,

B. Nguồn vốn chủ 

23.390

28,94

24102

27,04

6
25054

sở hữu
I. Nguồn vốn­ quỹ
TỔNG

23.390
80.831,1

28,94
100

24102
89130,3


27,04
100

25054
85.629,

2015/2014
Số 
Tỷ lệ

trọng
70,74

tiền
7.587,

113.21

4.452,7

106,83

70,74

2
7.587,

113.21

4.452,7


106,83

29,26

2
712

103,04

925

103,95

29,26
100

712
8.299,

103,04
110,27

925
(3.500,7)

103,95
96,07

5

2
(Nguồn bảng cân đối kế toán và tính toán của tác giả )

17

2016/2015
Số tiền Tỷ lệ


×