Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Thực trạng và giải pháp xuất nhập khẩu lao động Việt Nam.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.46 KB, 34 trang )

Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hơn 10 năm trở lại đây thế giới đã chứng kiến các cuộc khủng hoảng kinh tế
làm suy giảm đáng kể nền kinh tế thế giới như cuộc khủng hoảng tài chính 1997 – 1998
và mới đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2009. Trong thời gian gần đây nền kinh
tế của các nước chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế tồn cầu có dấu hiệu phục hồi
trở lại, tuy nhiên tình trạng thất nghiệp vẫn cịn diễn ra với số lượng lớn. Và cần có một
hướng giải quyết cho những lao động thất nghiệp này.
Một trong những hướng giải quyết đó là: Xuất khẩu lao động. Nắm bắt được thời
cơ thuận lợi đó trong những năm qua Việt Nam đã đề ra những chính sách, mục tiêu
phương hướng cho việc xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc làm cho người lao động.
Với định hướng xuất khẩu lao động rõ ràng và phù hợp với xu hướng phát triển của nền
kinh tế đã được Đảng và Nhà nước xác định như là một trong những lĩnh vực đối ngoại
đặc biệt, một trong những chiến lược để phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy vậy việc
xuất khẩu lao động của nước ta còn gặp một số hạn chế về trình độ tay nghề, ngoại ngữ,
kỉ luật lao động… Đòi hỏi sự nhập cuộc của các nhà quản lý, doanh nghiệp, người lao
động đi xuất khẩu để cùng “chung tay” giải quyết vấn đề trên. Đó là lý do để chúng tôi
chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chính của đề tài là làm rõ vấn đề xuất khẩu lao động và công tác mở rộng
thị trường và từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm của lao
động Việt Nam để lao động xuất khẩu của nước ta ngày càng có vị thế vững chắc trên thị
trường lao động quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên những tài liệu, số liệu của Cục quản lý lao động ngoài
nước –Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, CIEM – Trung tâm thông tin tư liệu – Viện
nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và báo cáo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở
năm 2009 về công tác xuất khẩu lao động và số liệu dân số của nước ta.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu như:


 Phương pháp thống kê
 Phương pháp thống kê phân tích
 Phương pháp suy luận
 Phương pháp tổng hợp
5. Kết quả nghiên cứu
Đề tài phân tích thực trạng về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong gần 30 năm
qua và đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển công tác xuất khẩu lao động
trong giai đoạn 2010 - 2015
6. Kết cấu:
 Chương 1: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu lao động
 Chương 2: Tổng quan về tình hình xuất khẩu lao động của việt nam
 Chương 3: Triển vọng, mục tiêu và giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động
ở Việt Nam

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

1


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.Một số khái niệm
1.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là một lực lượng bao gồm tồn bộ lao động trong xã hội, khơng
phân biệt về trình độ, tay nghề, nam nữ, tuổi tác.
Hoặc nguồn nhân lực còn được hiểu là một bộ phận của dân số, bao gồm
những người có việc làm và những người thất nghiệp.
1.2 Nguồn lao động
Là nguồn lực về con người bao gồm số lượng dân cư trong độ tuổi lao động và

có khả năng lao động. Nguồn lao động được nghiên cứu ở đây là nhằm vào khía cạnh
khác: Trước hết nó là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, sau nữa xét về khía cạnh
kinh tế - xã hội, nó là khả năng lao động của xã hội.
Ngồi ra, cịn có thể hiểu nguồn lao động là tổng hợp cá nhân những con người
cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật con người cụ thể
tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về vật chất và tinh thần được
huy động vào quá trình lao động. Nguồn lao động bao gồm những người từ độ tuổi lao
động trở lên (ở nước ta là đủ 15 tuổi).
1.3 Sức lao động
Là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong q trình tạo ra của cải xã hội,
phản ánh khả năng lao động của con người, là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá
trình lao động xã hội.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường sức lao động cũng là một loại hàng
hóa và cũng được trao đổi trên thị trường ngồi nước. Sức lao động là một loại hàng
hóa đặc biệt khơng chỉ vì sự khác biệt với hàng hóa thơng thường là khi sử dụng nó sẽ
tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, mà cịn được thể hiện ở chất lượng hàng
hóa này phụ thuộc chặt chẽ vào một loạt các nhân tố có tính đặc thù. Chất lượng của
hàng hóa sức lao động ở đây được phản ánh ở khả năng dẻo dai, bền bỉ trong lao động
của người lao động, khả năng thành thạo và sáng tạo trong công việc và khối lượng
công việc hoặc sản phẩm được hoàn thành bởi người lao động trong một đơn vị thời
gian.
1.4 Việc làm
Theo điều 13 – Bộ luật Lao động đã nêu rõ: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu
nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.
1.5 Thất nghiệp
Là tình trạng người có sức lao động, từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động
kinh tế tại thời điểm điều tra khơng có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc.
1.6 Thị trường lao động
Là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở
hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó. Thị trường lao

động là một bộ phận không thể tách rời của nền kinh tế thị trường và chịu sự tác động

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

2


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
của hệ thống quy luật của nền kinh tế thị trường. Một thị trường lao động tốt là thị
trường mà ở đó lượng cầu về lao động tương ứng với lượng cung về lao động.
1.6.1 Thị trường lao động trong nước
Là một loại thị trường, trong đó mọi lao động đều có thể tự do di chuyển từ nơi
này đến nơi khác nhưng trong phạm vi biên giới một quốc gia.
1.6.2 Thị trường lao động quốc tế
Là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thế giới, trong đó lao động từ
nước này có thể di chuyển sang nước khác thông qua Hiệp định, các thỏa thuận giữa hai
hay nhiều quốc gia trên thế giới.
1.7 xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung
ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính
chất pháp quy được thống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.
2.Sự hình thành và phát triển của thị trường lao động hàng hóa quốc tế
Do sự phát triển khơng đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội, cũng như
sự phân bố không đồng đều về tài nguyên, dân cư, khoa học công nghệ giữa các vùng,
khu vực, và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào lại có thể đầy đủ, đồng
bộ các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế.
Để giải quyết tình trạng bất cân đối trên, tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia
phải tìm kiếm và sử dụng những nguồn lực từ bên ngoài để bù đắp một phần thiếu hụt
các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế của đất nước mình.
Thường thì các nước xuất khẩu lao động đều là những quốc gia kém hoặc đang

phát triển, có dân số đơng, thiếu việc làm hoặc có thu nhập thấp khơng đủ đảm bảo
cuộc sống gia đình và chính bản thân người lao động. Nhằm khắc phục tình trạng khó
khăn này, thì các quốc gia này phải tìm kiếm việc làm cho những người lao động đó từ
bên ngồi. Trong khi đó, ở những nước có nền kinh tế phát triển thường lại có ít dân,
thậm chí có nước đơng dân nhưng vẫn không đủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất
do nhiều nguyên nhân như: Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại... nên không
hấp dẫn lao động của chính nước họ gây ra thiếu hụt lao động. Để duy trì phát triển sản
xuất thì các nước này chỉ còn cách là đi thuê lao động từ nước ngoài về làm việc ở
những nước kém phát triển hơn, có nhiều lao động dư và có khả năng cung ứng lao
động làm thuê.
Như vậy đã xuất hiện nhu cầu trao đổi giữa một bên là những quốc gia có
nguồng lao động dơi dư với một bên là các nước có nhiều việc làm, cần thiết phải có đủ
số lượng lao động để sản xuất. Do đó vơ hình chung đã làm xuất hiện (Cung - Cầu):
cung là đại diện cho bên có nguồn lao động, cịn cầu là đại diện cho bên các nước có
nhiều việc lam, đi thuê lao động. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã hình thành lên
một loại thị trường, đó là thị trường hành hóa lao động quốc tế.
Khi lao động được hai bên mang ra thỏa thuận, trao đổi, thuê mướn, lúc này sức
lao động trở thành một loại hàng hóa như những loại hàng hóa hữu hình bình thường
khác. Như vậy, sức lao động cũng là một loại hàng hóa khi nó được đem ra trao đổi,
mua bán thuê mướn và khi đã là một loại hành hóa thì hành hóa sức lao động cũng phải

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

3


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
tuân theo quy luật khách quan của thị trường: Quy luật cung - cầu, quy luật giá cả, quy
luật cạnh tranh... như những loại hàng hóa hữu hình khác.
Qua sự phân tích ở trên cho ta thấy: Để có thể hình thành thị trường lao động

xuất khẩu trước hết phải xuất phát từ những nhu cầu trao đổi hoặc thuê mướn lao động
giữa bên cho thuê lao động và bên đi thuê lao động. Thực chất, khi xuất hiện nhu cầu
trao đổi, thuê mướn lao động giữa các quốc gia này và quốc gia khác, là đã hình thành
lên hai yếu tố cơ bản của thị trường, đó là cung và cầu về lao động. Như vậy thì thị
trường hàng hóa sức lao động quốc tế đã hình thành từ đây.
Ngày nay trong sự hội nhập và phát triển đời sống kinh tế xã hội thì quan hệ
cung cầu khơng bị bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, biên giới của một nước chỉ còn ý
nghĩa hành chính, cịn quan hệ này ngày càng diễn ra trên phạm vi quốc tế, mà trong đó
bên cung đóng vai trò là bên xuất khẩu và cầu sẽ đại diện cho bên nhập khẩu lao động.
3. Các hình thức xuất khẩu lao động
3.1 Chia theo hàng hóa sức lao động
Xuất khẩu lao đơng có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngồi làm việc
thì đã được đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước
ngoại làm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi
phí để đào tạo nữa.
Xuất khẩu lao động khơng có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm
việc chưa được đào tạo một loại nghề nào cả. Loại lao động này thích hợp với những
cơng việc dơn giản, khơng cần trình độ chun mơn hoặc phía nước ngồi cần phải tiến
hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng.
3.2 Chia theo cách thực hiện
Xuất khẩu lao động trực tiếp là hình thức các cơng ty cung ứng lao động trực
tiếp cho các chủ sử dụng ở nước ngồi thơng qua hợp đồng cung ứng đi làm việc ở
nước ngoài. Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngồi nhưng khi
làm thủ tục phải thơng qua một doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động để
thực hiện các nghĩa vụ, trách nhiệm với nhà nước.
Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức người lao động làm việc cho các xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, các khu chế xuất, khu cơng nghiệp, khu công nghệ
cao, các tổ chức cơ quan ngoại giao của nước ngồi đóng tại nước của người lao động.
3.3 Các hình thức xuất khẩu lao động mà nước ta đã sử dụng
Sau gần 30 năm thực hiện phát triển lĩnh vực xuất khẩu lao động với những kinh

nghiệm bước đầu có được thi nước ta đã áp dụng được một số hình thức khác nhau
trong hoạt động xuất khẩu lao động như:
 Đưa lao động đi bồi dưỡng học nghề, nâng cao trình độ và làm việc có thời gian
ở nước ngoài.
 Hợp tác lao động và chuyên gia.
 Đưa lao động đi làm việc tại các cơng trình doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu
khoán xây dựng, liên doanh hay liên kết tạo ra sản phẩm ở nước ngoài.
 Cung ứng lao động trực tiếp theo các yêu cầu của cơng ty nước ngồi thơng qua
các hợp đồng lao động được ký kết bởi các doanh nghiệp Việt Nam làm dịch vụ
cung ứng lao động.

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

4


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
 Người lao động trực tiếp ký với cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng khi làm thủ
tục phải thông qua một doanh nghiệp chuyên doanh về xuất khẩu lao động.
 Xuất khẩu lao động tại chỗ.
4. Những đặc điểm, sự cần thiết và vai trò của việc xuất khẩu lao động
4.1 Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động
4.1.1 Xuất khẩu lao động là một loại hoạt động kinh tế và diễn ra gay gắt
Ở nhiều nước trên thế giới, xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp
quan trọng thu hút lực lượng lao động đang tăng lên của nước họ và thu ngoại tệ bằng
hình thức chuyển tiền về nước của người lao động và các lợi ích khác. Những lợi ích
này đã buộc các nước xuất khẩu lao động phải chiếm lĩnh mức cao nhất thị trường lao
động ở nước ngoài, mà việc chiếm lĩnh được hay không lại dựa trên quan hệ cung cầu
sức lao động. Nó chịu sự điều tiết, sự tác động của các quy luật của kinh tế thị trường.
Bên cung phải tính tốn mọi hoạt động của mình đẻ làm sao bù đắp được chi phí và có

phần lãi vì vậy cần phải có cơ chế thích hợp để tăng khả năng tối đa về cung lao động.
Bên cầu cũng phải tính tốn kỹ lưỡng hiệu quả của việc nhập khẩu lao động.
Như vậy, việc quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh pháp luật luôn luôn luôn bám sát
đặc điểm này. Làm sao để mục tiêu kinh tế phải là mục tiêu số 1 của mọi chính sách
pháp luật về xuất khẩu lao động.
4.1.2 Xuất khẩu lao động là một hoạt động thể hiện rõ tính chất xã hội
Thực chất, xuất khẩu lao động không tách rời khỏi người lao động. Do vậy, mọi
chính sách pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động phải kết hợp với chính sách xã
hội: Phải đảm bảo làm sao để người lao động ở nước ngoài được lao động như cam kết
ở trong hợp đồng, cũng như đảm bảo các hoạt động cơng đồn... hơn nữa, người lao
động xuất khẩu dẫu sao cũng chỉ có thời hạn do vậy cần phải có những chế độ tiếp nhận
và sử dụng người lao động sau khi họ hoàn thành hợp đồng và trở về nước.
4.1.3 Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hịa giữa quản lý vĩ mơ của Nhà nước
và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu lao động đưa người
lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở của hợp đồng cung ứng lao động. Nếu
như trước đây (giai đoạn 1980-1990) Việt Nam tham gia thị trường lao động quốc tế đã
xuất khẩu lao động của mình qua các hiệp định song phương, trong đó quy định khá chi
tiết về điều kiện lương, ăn ở, đi lại, bảo vệ người lao động ở nước ngồi. Thì ngày nay,
trong cơ chế của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế thì hầu như tồn bộ hoạt động
xuất khẩu lao động đều do các tổ chức xuất khẩu lao động thực hiện trên cơ sở hợp
đồng đã ký. Đồng thời, các tổ chức xuất khẩu lao động cũng chịu trách nhiệm tổ chức
đưa đi và quản lý người lao động. Và như vậy thì các Hiệp định, các thỏa thuận song
phương chỉ có tính ngun tắc, thể hiện vai trò và trách nhiệm Nhà nước ở tầm vĩ mơ.
4.1.4 Phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ xuất khẩu lao động
Trong lĩnh vực xuất khẩu lao động lợi ích kinh tế của Nhà nước chính là khoản
ngoại tệ mà người lao động gửi về nước và các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức xuất
khẩu lao động là các khoản thu được chủ yếu từ các loại phí giải quyết việc làm ngồi
nước. Cịn lợi ích của người lao động chính là các khoản thu nhập.Chính vì chạy theo
lợi ích mà các tổ chức xuất khẩu lao động có quyền đưa người lao động và chuyên gia


Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

5


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
đi làm việc ở nước ngoài rất dễ vi phạm quy định của nhà nước, nhất là việc thu các
loại phí dịch vụ. Từ chỗ các quyền lợi của người lao động bị vi phạm sẽ khiến cho việc
làm ngồi nước khơng thật hấp dẫn người lao động
Ngược lại, cũng vì chạy theo thu nhập cao mà người lao động rất dễ vi phạm
những hợp đồng đã ký kết, bỏ hợp đồng ra làm việc bên ngoài... Do vậy, các chế độ
chính sách phải tính tốn làm sao cho đảm bảo được sự hài hịa lợi ích của các bên,
trong đó phải thật chú ý đến lợi ích trực tiếp của người lao động.
4.1.5 Xuất khẩu lao động là hoạt động đầy biến đổi
Hoạt động xuất khẩu lao động phụ thuộc rất nhiều vào nước có nhu cầu nhập
khẩu lao động do vậy cần phải có sự phân tích tồn diện các dự án ở nước ngồi đang
và sẽ được thực hiện để xây dưng chính sách và chương trình đào tạo giáo dục định
hướng phù hợp và linh hoạt. Chỉ có những nước nào chuẩn bị được đội ngũ cơng nhân
với tay nghề thích hợp mới có điều kiện thuận lợi hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần
lao động ở ngồi nước. Và cũng chỉ có nước nào nhìn xa trơng rộng, phân tích đánh giá
và dự đốn đúng tình hình mới khơng bị động trước sự biến đổi của tình hình từ đó đưa
ra được chính sách đón đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động.
4.2 Sự cần thiết của việc xuất khẩu lao động
Qua thực tế đã cho ta thấy được Việt Nam là một quốc gia đông dân với hơn 85
triệu người.
Theo số liệu điều tra năm 2009 cho thấy dân số trong độ tuổi lao động là 66% so
với tổng dân số, hằng năm tăng thêm 1,2 triệu lao động/năm, chiếm 3% trong tổng số
lực lượng lao động. Riêng lao động kỹ thuật cao 3 triệu người tốt nghiệp trung cấp
(chiếm 3,9%), 1,1 triệu tốt nghiệp cao đẳng (chiểm 1,3%), 2,7 triệu tốt nghiệp đại học

(chiếm 3,4%), 141 nghìn người có học vị trên đại học (chiếm 0,2%). Chỉ có 4 triệu
người chưa đi học (chiếm 5,1%) so với dân số từ 5 tuổi trở lên
Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao
động và việc làm ngày càng trở nên gay gắt với nền kinh tế. Nếu khơng giải quyết một
cách hài hịa và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tới
mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội. Cùng với hướng giải quyết việc làm trong
nước là chính, xuất khẩu lao động là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng,
lâu dài, cần phải được phát triển lên một tầm cao mới.
Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực
cứu cánh cho bài toán giải quyết việc làm khơng những của Việt Nam mà cịn đối với
cả hầu hết các nước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới.
4.3 Vai trò của việc xuất khẩu lao động
Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, cần phải đươc xem xét, đánh giá
các mặt hiệu quả tích cực mà xuất khẩu lao động đã mang lại. Một khi nhận thức đúng
đắn về hiệu quả của xuất khẩu lao động, cùng với việc vạch ra các chỉ tiêu, xác định nó
là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra các phương hướng cũng như
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động.
4.3.1 Về mục tiêu kinh tế
Trong khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế chưa lâu, kinh tế nước ta cịn gặp vơ
vàn khó khăn, mọi nguồn lực cịn eo hẹp thì việc hàng năm chúng ta đưa hàng vạn lao

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

6


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
động ra nước ngoài làm việc đã mang về cho đất nước hàng tỷ USD/năm.Đóng góp
quan trọng vào việc phát triển đất nước.
4.3.2 Về mục tiêu xã hội

Mặc dù còn những hạn chế nhất định với tiềm năng, song xuất khẩu lao động
Việt Nam trong những năm qua bước đầu đã đạt được những thành công nhất định về
mục tiêu mục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Trước hàng loạt những khó khăn và gánh nặng thất nghiệp của người lao động
trong nước, cùng với các biện pháp tìm kiếm và tạo cơng ăn, việc làm trong nước là chủ
yếu thì xuất khẩu lao động đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, góp
phần tạo cơng ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động mỗi năm, đồng thời làm
giảm sức ép về việc làm và tạo sự ổn định xã hội ở trong nước...
5. Những bài học kinh nghiệm về xuất khẩu lao động
5.1 Vai trò của Nhà nước
Để có thể tồn tại và phát triển phù hợp với những xu hướng vận động của nền
kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra trong khu vực và trên thế
giới, xuất khẩu lao động càng phải nhận được sực quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo đặc biệt
từ phía Nhà nước. Cho nên muốn hay khơng muốn thì vai trị của Nhà nước trong bối
cảnh hiện nay và kể cả trong tương lai vẫn đóng một vai trị quan trọng và cần thiết
trong việc hoạch định chính sách phát triển xuất khẩu lao động, nhằm đáp ứng những
yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới. Thực tế đã chứng minh, càng ngày xuất khẩu lao
động càng được các chuyên gia đưa vào hoạch định chính sách phát triển kinh tế, coi
xuất khẩu lao động là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của đất nước
trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nước mình. Do đó để thực hiện tốt
những mục tiêu có tính chất chiến lược đã được hoạch định, Nhà nước phải ban hành hệ
thống luật pháp, cơ chế và chính sách nhằm:
+ Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển.
+ Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động phát triển.
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
5.2 Thu nhập và quyền lợi kinh tế, vấn đề không chỉ đối với người lao động
Vấn đề nguồn thu ngoại tệ thu được từ lao động xuất khẩu lao động đã có tác
động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc gia xuất khẩu lao động, trong đó có Việt
Nam chúng ta. Trong điều kiện suy thối nền kinh tế, chính sách bảo hộ mậu dịch của
các nước phát triển đã tạo nên sức ép lên cán cân thanh toán của những nước chậm và

đang phát triển, thì nguồn kiều hối xuất khẩu lao động trở thành một nguồn quan trọng
trong việc làm cân bằng cán cân thanh tốn. Bên cạnh đó một số quốc gia đã đưa lượng
kiều hối từ xuất khẩu lao động vào tính tốn thu nhập quốc dân. Chính những vấn đề
này buộc chúng ta phải thừa nhận vai trị tích cực và những thay đổi do xuất khẩu lao
động mang lại cho tổng nguồn thu của nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, không một quốc
gia nào khi làm công tác xuất khẩu lao động lại chỉ chú ý và đảm bảo thu nhập kinh tế,
quyền lợi cá nhân người lao động mà khơng tính đến những lợi ích quốc gia.
5.3 Việc làm khi lao động trở về nước
Như ta đã biết sau khi kết thúc hợp đồng trở về thì người lao động thường có
tâm lý khơng trở lại nghề cũ mà tìm một cơng việc khác nhẹ nhàng hơn và có thu nhập

Thực hiện: Nguyễn Đức Hồng & Đồn Sơn Đức (CD08NL1)

7


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
cao hơn. Bên cạnh đó, một bộ phận những người lao động khác khi trở về họ thực sự
khơng thể tự tìm kiếm được việc làm mới, kể cả trở lại nghề cũ hoặc tìm những cơng
việc có thu nhập khơng đáng kể. Vì thế, phần lớn họ có nguyện vọng được tiếp tục xuất
khẩu lao động. Tuy vậy, do chúng ta chưa thực sự ý thức được vấn đề hậu xuất khẩu
lao động, nên thường thì người lao động khi trở về lại phải bắt đầu tìm kiếm từ đầu một
khi họ muốn tiếp tục ra nước ngồi làm việc. Chính vì vậy mà khơng phải ai muốn trở
lại hoặc sang một nước khác có điều kiện làm việc, thu nhập tốt hơn cũng có thể sang
được. Do vậy đây là một thực trạng rất khó khăn. Trong khi đó ở một số nước như
Philippine, Thái Lan ... một khi người lao động đã hoàn thành trở về, họ thường được
chính doanh nghiệp vận động tái xuất bằng những chính sách ưu tiên đặc biệt, nhằm
khuyến khích người lao động tiếp tục trở lại nước cũ hoặc là sang lao động ở một nước
khác có điều kiện làm việc tốt hơn nên có rất nhiều lao động tham gia tái xuất, thậm chí
có rất nhiều lao động cả đời chỉ đi lao động ở nước ngoài. Đây là chính sách hậu xuất

khẩu lao động rất quan trọng mà các quốc gia đã quan tâm khai thác triệt để từ lâu, nó
cúng có thể coi là biện pháp hạn chế thất nghiệp hậu xuất khẩu mà Việt Nam chúng ta
cần phải quan tâm và phát triển hơn nữa.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA
VIỆT NAM

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

8


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
I - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
1. Khái quát chung về lực lượng lao động ở Việt Nam.
Theo số liệu thống kê năm 2009 dân số Việt Nam là 85.789.573 người, là một
nước đông dân thứ 3 khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 13 trong những nước đông dân
nhất thế giới. Theo báo cáo thì dân số của nước ta đã đạt đến “cơ cấu dân số vàng” với
tỉ trọng dân số dưới độ tuổi lao động chiếm 25%, tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động
là 66% và dân số trên độ tuổi lao động là 9%. Điều đó cho thấy nước ta đang sở hữu
một lực lượng lao động tương đối dồi dào và đây cũng chính là tiềm năng lớn để phát
triển đất nước. Tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm là một trong những vấn đề nóng
bỏng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trình độ học vấn của lao động của Việt Nam đang được nâng lên từng ngày.
Theo số liệu thống kê ngày 01/4/2009 cho thấy tỉ lệ người từ 5 tuổi trở lên đã đi học là
94,9%: Trong đó có 16,4 triệu người chưa tốt nghiệp tiểu học (chiếm 20,8%), 20,2 triệu
người tốt nghiệp tiểu học (chiếm 25,7%) 17,2 triệu người tốt nghiệp trung học cơ sở
(chiếm 21,2%), 12,2 triệu người tốt nghiệp trung học phổ thông (chiếm 15,5%), 1,7
triệu người tốt nghiệp sơ cấp (chiếm 2,1%), 3 triệu người tốt nghiệp trung cấp (chiếm
3,9%), 1,1 triệu tốt nghiệp cao đẳng (chiểm 1,3%), 2,7 triệu tốt nghiệp đại học (chiếm

3,4%), 141 nghìn người có học vị trên đại học (chiếm 0,2%). Chỉ có 4 triệu người chưa
đi học (chiếm 5,1%) so với dân số từ 5 tuổi trở lên. Tỉ lệ này so với năm 1999 đều tăng
lên với tỉ lệ đáng kể nhất là tỉ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng và
đại học. Đó là một điều khả quan cho lực lượng lao động của Việt Nam trong giai đoạn
hiện tại và tương lai.
Có thể khái quát cơ bản về đặc điểm của lực lượng lao động của nước ta như
sau:
Lao động Việt Nam được đánh giá là thơng minh, nhanh nhẹn cần cù và có khả
năng nắm bắt cơng việc nhanh, có thể nói thương hiệu “lao động Việt Nam” đã và đang
được đánh giá cao trên thị trường lao động quốc tế.
Tỉ lệ lao động qua đào tạo có xu hướng tăng lên rõ rệt, hiện nay nước ta tỉ lệ lao
động đã qua đào tạo của nước ta chiếm khoảng hơn 25,3% trong đó tỉ lệ qua đào tạo
chuyên môn kĩ thuật chiếm khoảng 16,8% lực lượng lao động. Điều này chứng tỏ rằng
lực lượng lao động Việt Nam ngày càng được củng cố về chất lượng.
Tuy vậy lực lượng lao động nước ta còn gặp một số hạn chế như sau:
Cơ cấu đào tạo giữa đại học, cao đẳng, trung cấp và công nhân kĩ thuật rất bất
hợp lý, nó thể hiện ở chỗ tỉ lệ này là 1 – 2,6 – 4,2 trong khi đó ở các nước khác là 1 – 4
– 10. Điều đó lý giải tại sao mà lao động ở nước ta ln xảy ra tình trạng “thừa thầy
thiếu thợ”. Còn theo đánh giá của BERI về sức cạnh tranh của lao động theo thang điểm
100 thì Việt Nam mới đạt 45 điểm về khung pháp lý, 20 điểm về năng suất lao động, 32
điểm về chất lượng lao động và 16 điểm về kĩ năng lao động. Điều này phản ánh chất
lượng lao động của Việt Nam so với các nước khác là cịn thấp, nếu khơng được cải
thiện thì sẽ khơng đủ sức cạnh tranh trong tương lai.
Lực lượng lao động nước ta chưa có tác phong cơng nghiệp cịn thấp, tính kỉ luật
trong q trình làm việc chưa cao.
Nhìn chung, nước ta là một nước có nguồn lao động dồi dào, tốc độ phát triển
tương đối cao tuy nhiên lao động nước ta còn yếu về kĩ năng và trình độ lao động, một

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)


9


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
cơ cấu lao động bất hợp lý nên đã tạo ra một khó khăn lớn trong q trình giải quyết
việc làm. Trong tương lai nếu không được khắc phục thì nguồn nhân lực khơng cịn là
điểm mạnh của nước ta trong quá trình phát triển đất nước.
2. Khái quát chung về thị trường xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Chi phí nhân cơng rẻ và cung lao động dồi dào nên thị trường xuất khẩu lao
động Việt Nam có tính hấp dẫn cao. Và cũng thật dễ hiểu tại sao thị trường xuất khẩu
lao động của Việt Nam ngày càng được mở rộng.
Thị trường lao động của nước ta khá đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhiều
u cầu lao động của các nước. Chính vì vậy mà lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu
hết khắp các châu lục trên thế giới. Nhưng có thể thấy thị trường xuất khẩu lao động
của Việt Nam tập trung chủ yếu ở một số quốc gia ở châu Á có nhiều điểm tương đồng
về văn hóa, phong tục tập qn và khí hậu… cộng thêm vào đó là chi phí đi lại rẻ nên
thu hút được nhiều lao động Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Malaysia… Và có một đặc điểm chung là ở những thị trường này khơng có u cầu cao
và q khắt khe về trình độ lành nghề nên lao động Việt Nam đáp ứng đủ những điều
kiện về thể lực và trí lực. Trong một vài năm tới ở những thị trường này vẫn còn tiếp
nhận lao động giản đơn và bước đầu chuyển dần sang tiếp nhận lao động có tay nghề
trong các lĩnh vực như: Tin học, chế tạo máy…
Bên cạnh những thị trường lao động ở khu vực châu Á đang tiếp nhận lao động
Việt Nam thì cịn một số thị trường lao động khác vẫn tiếp nhận một số lượng lao động
của nước ta không nhiều và chủ yếu tập trung ở các ngành nghề lao động giản đơn.
3. Những thành tựu và hạn chế của xuất khẩu lao động Việt Nam từ năm 1980
đến nay
3.1. Những thành tựu của xuất khẩu lao động trong những năm qua
Trong những năm qua hoạt động xuất khẩu lao động là một trong những vấn đề
được Đảng và Nhà nước quan tâm, đó là một trong những hoạt động nhằm giải quyết

việc làm cho người lao động và cải thiện đời sống dân sinh. Có thể nói đây là một trong
những hoạt động thường niên mà Quốc hội đưa vào chỉ tiêu kế hoạch hằng năm, đây
cũng à xu hướng tất yếu trong thời kì hội nhập với kinh tế quốc tế.
Trong nhiều năm qua hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta đã có nhiều
chuyển biến rõ rệt, số lao động được đi làm việc không chỉ tăng theo cấp số cộng mà đã
tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây. Nhìn lại thành tựu mà xuất khẩu lao
đông nước ta đã mang lại qua các thời kì từ năm 1980 đến nay sẽ cho chúng ta thấy rõ
điều đó.
Bên cạnh đó số địa phương và các doanh nghiệp đăng kí với bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi cũng khơng
ngừng tăng lên, tính đến tháng 6/2009 thì đã có 170 địa phương và doanh nghiệp (xem
phụ lục 1). Nó cho thấy thị trường xuất khẩu lao động ở nước ta đang có hướng đi đúng
đắn và phù hợp.

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

10


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
SƠ ĐỒ: THỐNG KÊ SỐ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU QUA CÁC THỜI KÌ

(Nguồn số liệu: Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Nhìn vào biểu đồ xuất khẩu lao động của nước ta từ năm 1980 đến nay ta có thể
chia làm 3 thời kì chủ yếu như sau:
Thời kì thứ nhất từ năm 1980 đến 1990
Thời kì thứ hai từ năm 1991 đến năm 2000
Thời kì thứ ba từ năm 2001 đến nay
3.1.1. thời kì từ năm 1980 đến năm 1990
Trong thời kì này nước ta chủ yếu có mối quan hệ hợp tác lao động với các nước

ở khu vực Đông Âu đi theo con đường xã hội chủ nghĩa như là Liên Xô, Tiệp Khắc,
CHDC Đức, … Và một số quốc gia thuộc khu vực Trung Đông như Irắc, Quatar…Nói
dung hơn là ở thời kì này nước ta chủ yếu là đưa cán bộ, công nhân viên đi bồi dưỡng,
nâng cao trình độ tay nghề về những ngành kĩ thuật then chốt mà nước ta đang cần hoặc
những ngành có độ phức tạp và tinh vi trong quá trình chế tạo sản phẩm và trong cả dây
chuyền cơng nghệ hoặc học hỏi thêm những kiến thức và rèn luyện tay nghề để có thể
tự chế tạo ra những sản phẩm mới.

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

11


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
BẢNG 1: SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
THỜI KÌ 1980 – 1990
NĂM

SỐ LAO
ĐỘNG

Tiền gửi về
(Triệu VND)

1980

1570

0


1981

20230

0.955

1982

25970

8.5

1983

12402

25.1

1984

4489

32.1

1985

5008

76.9


1986

9012

433.5

1987

46098

1426.18

1988

71835

23027.9

1989

40618

1084.32

1990

3069

8512.8


TỔNG

240301

34628.255

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy lao động Việt Nam trong thời kì này đi làm
việc ở nước ngoài chủ yếu là theo chương trình hợp tác và những hiệp định song
phương của các ngành. Thời kì 1980 – 1990 Việt Nam đã đưa được 240301 lao động đi
làm việc ở nước ngoài. Con số này không phải là cố định mà tùy thuộc vào nhu cầu sử
dụng lao động của các nước tiếp nhận lao động nước ta. Ở thời kì này số lượng lao
động được đưa đi nhiều nhất là các năm 1981, 1982, 1987, 1988, 1989.
Mặc dù số lượng lao động được đưa đi trong thời kì này là khơng tăng lên theo
từng năm nhưng số lượng ngoại tệ gửi về nước tăng lên rõ rệt theo từng năm càng về
cuối thời kì này thì số lượng ngoại tệ đã tăng dần theo cấp số nhân.
Nhưng bên cạnh đó vấn đề đào tạo nghề để xuất khẩu ra các thị trường nước
ngoài trong những năm 1980 đến 1990 cũng rất khả quan.
BẢNG 2: THỐNG KÊ VỀ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÓ NGHỀ VÀ KHƠNG CĨ NGHỀ THỜI KÌ 1980 – 1990

NĂM

LAO ĐỘNG
XUẤT
KHẨU

LAO
ĐỘNG
CĨ NGHỀ


LAO ĐƠNG
KHƠNG
NGHỀ

1980

1570

1570

0

1981

20230

14882

5348

Thực hiện: Nguyễn Đức Hồng & Đồn Sơn Đức (CD08NL1)

12


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
1982

25970


12116

13784

1983

12402

4603

7799

1984

4489

3297

1192

1985

5008

3658

1350

1986


9012

1800

7212

1987

46098

21024

25074

1988

71835

25109

46726

1989

40618

12034

28584


1990

3069

921

2148

TỔNG

240301

101014

139217

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội )
Với tổng số 240301 lao động được đưa đi xuất khẩu thì có tới 101014 lao động
có tay nghề chiếm tỉ lệ 42,06% so với 139217 lao động chưa có nghề. Điều này cho
thấy tỉ lệ lao động có tay nghề của nước ta được đưa đi xuất khẩu chiếm một tỉ trong
khá cao. Đặc biệt vào năm 1980 tỉ lệ này là 100% cịn từ những năm 1981 trở đi thì số
lượng lao động giản đơn được tăng lên, nguyên nhân chính là do yêu cầu của phía
Chính phủ các nước tiếp nhận lao động Việt Nam khơng u cầu về trình độ tay nghề
của lao động. Phần lớn các nước này phân phối ngay lao động Việt Nam vào các nhà
máy, cơ sở sản xuất. Họ tự kèm cặp đào tạo cho lao động nước ta để trở thành công
nhân thực thụ. Đây là một đặc điểm rất đặc biệt của lao động Việt Nam khi đi làm việc
ở nước ngoài kể từ trước đến nay. Nó cũng rất khác biệt với hoạt động xuất khẩu lao
động của các nước khác trong khu vực như Philippin, Thái Lan…trong cùng khoảng
thời gian này.

Về cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam xuất khẩu được thể hiện ở bảng
số liệu sau:
BẢNG 3: SỐ LIỆU VỀ CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỜI KÌ 1980 – 1990
NGÀNH NGHỀ
cơng nghiệp
Cơ khí
cơng nghiệp nhẹ

SỐ LAO
ĐỘNG
178190
63206
104427

hóa chất

7407

Thực phẩm

3150

Xây dựng và vật liệu
xây dựng
nơng ngiệp

45597
1531


Thực hiện: Nguyễn Đức Hồng & Đồn Sơn Đức (CD08NL1)

13


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Lâm nghiệp

4718

Các ngành khác
TỔNG

10265
240301

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội )
Có thể thấy được rằng cơ cấu ngành nghề mà lao động nước ta được tiếp nhận
là tương đối đa dạng tuy nhiên nó vẫn chưa mang tính đa dạng dạng về loại, nhóm lao
động. Việc làm của lao động Việt Nam đảm trách chủ yếu là lao động giản đơn, chủ
yếu là lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên cơ cấu ngành nghề
này không phải là do lao động Việt Nam được đào tạo từ trong nước mà phần lớn là do
các nước tiếp nhận lao động của nước ta tự kèm cặp, đào tạo và sử dụng cho đến khi
kết thúc thời hạn lao động.
Tóm lại, xuất khẩu lao động của Việt Nam ở thời kì này đã cho thấy chất
lượng lao động xuất khẩu của nước ta đã được nâng lên rõ rệt, nó thể hiện qua kết quả
xuất khẩu lao động tăng dàn theo từng năm, khẳng định lao động Việt Nam đã có thể
đáp ứng nhu cầu về lao động của nước tiếp nhận trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề
lao động.
3.1.2. thời kì từ năm 1991 đến năm 2000

Nếu trong giai đoạn 1980 – 1990 nước ta chủ yếu có quan hệ hợp tác lao
động với các quốc gia thuộc khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, một số quốc gia ở Châu
Phi, Irắc, Quatar thì đến năm 1991 tình hình ở các nước tiếp nhận lao động Việt Nam
đều có những biến động. Các nước ở khu vực Đơng Âu như Liên Xơ, Tiệp Khắc,
CHDC Đức có sự biến đổi lớn về thể chế chính trị và thể chế kinh tế, cũng trong thời
điểm này một số quốc gia ở châu Phi có tiếp nhận các chuyên gia Việt Nam sang làm
việc đều rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế. Irắc và một số quốc gia ở Trung Đông
xảy ra chiến tranh vùng vịnh. Tất cả những điều này đã làm cho thị trường xuất khẩu
lao động của nước ta bị thu hẹp và rơi vào tình thế bất lợi
Trước những khó khăn và thách thức như vậy thì vào ngày 09/11/1991 Hội
đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 370/HĐBT về việc đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Nghị định này đã mở ra một cơ chế mới
trong hoạt động xuất khẩu lao động với mục tiêu và chủ trương là giải quyết việc làm,
tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước. Nó cũng đã mở
đường cho thời kì xuất khẩu lao động mới, một số thị trường mới đã được khai thác và
một số thị trường trọng điểm đã được mở rộng như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malaysia…. Và đặc biệt là thị trường lao động trên biển. Những thị trường lao động
mới này đã thu hút được hàng triệu lao động tham gia trong thời kì này.
Sau 10 năm thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động theo cơ chế mới nước ta đã
thu được những thành tựu đáng khích lệ.
BẢNG 4: SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
THỜI KÌ 1991 - 2000

NĂM

SỐ LAO
ĐỘNG

TIỀN GỬI
VỀ

(USD)

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

14


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
1991

1022

7971600

1992

810

14289600

1993

3960

45177600

1994

9230


109200000

1995

10050

181272000

1996

12661

249139800

1997

18469

321205000

1998

12000

341874000

1999

20700


404578200

2000

31468

505950400

TỔNG

95298

1822747400

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Từ năm 1992 cho đến năm 1994 tình hình xuất khẩu lao động của nước ta có
dấu hiệu giảm sút trầm trọng so với những năm trước đây. Mặc dù vậy nhưng số lượng
lao động được đưa đi xuất khẩu đã tăng trở lại và đều đặn trong nhũng năm tiếp theo.
Tuy là ở giai đoạn đầu của thời kì này tình hình xuất khẩu lao động của nước ta có dấu
hiệu đi xuống nhưng số lượng ngoại tệ gửi về nước thì khơng hề giảm, cho đến những
năm cuối của thời kì này thì số lượng ngoại tệ đã gấp nhiều lần so với những năm đầu,
đơn cử như đến năm 2000 thì lượng ngoại tệ gửi về nước đã gấp 4,64 lần so với năm
1994 và gấp 63,5 lần so với năm 1991. Điều đó chứng tỏ xuất khẩu lao động của Việt
Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn và phát triển nhanh chóng.
Ở giai đoạn này xuất khẩu lao động ở nước ta có nhiều biến động về số lượng,
nhưng chất lượng của người lao động được đưa đi làm việc ở nước ngồi thì khơng
ngừng được cải thiện. Số người lao động có tay nghề được đưa đi làm việc luôn cao
hơn số lao động chưa qua đào tạo nghề.
BẢNG 5: THỐNG KÊ VỀ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
CÓ NGHỀ VÀ KHƠNG CĨ NGHỀ THỜI KÌ 1991 - 2000


NĂM

SỐ LAO
ĐỘNG

LAO
ĐỘNG
CĨ NGHỀ

LAO ĐƠNG
KHƠNG
NGHỀ

1991

1022

520

502

1992

810

423

387


1993

3960

2341

1619

1994

9230

4679

4551

1995

10050

5489

4561

1996

12661

7251


5410

Thực hiện: Nguyễn Đức Hồng & Đồn Sơn Đức (CD08NL1)

15


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
1997

18469

9457

9012

1998

12000

6178

5822

1999

20700

11457


9243

2000

31468

16412

15056

120370

64207

56163

TỔNG

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy được sự thay đổi về chất lượng lao động khi
xuất khẩu ra nước ngoài ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ lao động có nghề ở thời kì này
là 53,34 % cao hơn 11,28 so với thời kì 1980 – 1990. Mặc dù vậy tỉ lệ này chưa vẫn
còn thấp so với các nước trong khu vực như Philippin la 78,63%, Thái Lan là 80,26%
và số lượng lao động nước ta tham gia vào các ngành nghề là khơng đồng đều. Cũng
giống như thời kì 1980 – 1990, thời kì này lao động của nước ta chủ yếu vẫn làm việc
ở nhũng ngành nghề giản đơn khơng địi hỏi trình độ chun mơn kĩ thuật và độ lành
nghề cao của lao động. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây sẽ phản ánh cho chúng ta thấy
điều đó:
BẢNG 6: SỐ LIỆU VỀ CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỜI KÌ 1991 – 2000

NGÀNH NGHỀ
công nghiệp

SỐ LAO
ĐỘNG
67050

công nghiệp nặng

5019

công nghiệp nhẹ

62031

Xây dựng và vật liệu xây
dựng

37459

dịch vụ

4199

nông ngiệp

260

Lâm nghiệp


6475

Các ngành khác

4927

TỔNG

120370

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
Đến thời điểm này cơ cấu lao động xuất khẩu của Việt Nam làm việc ở nước
ngoài của nước ta có sự thay đổi có chiều hướng sang những ngành cơng nghiệp nhẹ và
có sự biến đổi giữa các ngành nghề nhưng sự thay đổi đó là khơng đáng kể. Lao động
Việt Nam chủ yếu vẫn làm việc trong các lĩnh vực khơng địi hỏi trình độ chun mơn
kĩ thuật. Chủ yếu tập trung ở các ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng có tỉ trọng
cao nhất. Đó là một dấu hiệu tốt cho lao động Việt Nam góp phần nâng cao thu nhập và
đào tạo tay nghề cho lao động Việt Nam sau khi về nước.

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

16


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
3.1.2. Thời kì từ năm 2001 đến năm 2010
Tổng kết kinh nghiệm của 20 năm xuất khẩu lao động nước ta đã rút ra nhiều bài
học mới về công tác đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động và mở rộng thị trường xuất
khẩu nên ở giai đoạn 2001 -2010 này đã thu được nhiều thành tựu đáng kể và cao gấp
nhiều lần so với các thời kì trước. Số liệu được tổng hợp dưới đây sẽ cho ta thấy điều

đó.
BẢNG 7: SỐ LIỆU VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
THỜI KÌ 2001 - 2010

NĂM
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
TỔNG

SỐ LAO
ĐỘNG
36168
46122
75000
68600
70594
85000
80000
87000
75000
85000*
708484**


TIỀN GỬI VÊ
(Triệu VND)
689660400
1400000000
1578025000
1485140200
1498000000
1625600000
1687422300
1752891010
1548201000
1700000000*
14964939910**

(Nguồn: Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
(* số liệu dự kiến cho năm 2010)
(** gồm cả số liệu ước tính cho năm 2010)
Vào thời kì này chính sách xuất khẩu lao động của nước ta đã có phần thơng
thống và mở rộng được nhiều hơn chính và vậy mà số lượng người lao động đi làm
việc ở nước ngoài ngày một tăng lên, nhất là 4 năm trở lại đây, tình hình xuất khẩu lao
động nước ta đã có nhiều khởi sắc. Riêng năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thối
kinh tế tồn cầu nên tình hình xuất khẩu lao động bị giảm nhưng khơng đáng kể. Theo
dự báo thì năm 2010 tình hình xuất khẩu lao động của nước ta sẽ phục hồi trở lại và
hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
Thời kỳ này cũng cho thấy sự biến chuyển rõ rệt về cơ cấu lao động có nghề
xuất khẩu. Cơ cấu lao động có nghề cung đã tăng lên đáng kể so với 2 thời kỳ trước:
BẢNG 8: THỐNG KÊ VỀ LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU
CĨ NGHỀ VÀ KHƠNG CĨ NGHỀ THỜI KÌ 2001 – 2010


NĂM
2001
2002
2003

LAO
ĐỘNG
XUẤT
KHẨU
36168
46122
75000

LAO
ĐỘNG

NGHỀ
18426
26875
33128

LAO
ĐƠNG
KHƠNG
NGHỀ
17742
19247
41872

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)


17


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
TỔNG

68600
70594
85000
80000
87000
75000
85000
708484

42085
43582
56230
52580
59032
58658
65000*

460596

26515
27012
28770
27420
27968
16342
20000*
247888

(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
(* số liệu dự kiến cho năm 2010)
Qua bảng số liệu trên cho thấy giai đoạn này nước ta đã chú ý đến xuất khẩu lao
động có nghề ra nước ngồi, tỉ lệ khơng hoàn toàn là 100% nhưng đang từng bước được
nâng lên, theo Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam thì đến năm 2010 số lao động
xuất khẩu có tay nghề đạt trên 75%. Có thể thấy được cơng tác xuất khẩu lao động ở
nước ta thời kỳ này chú trọng về chất lượng nhiều hơn là số lượng, điều đó cũng dễ
hiểu muốn khai thác hết tiềm năng của các thị trường cao cấp và củng cố chất lượng tại
các thị trường truyền thống thì khơng cịn cách nào khác ngoài đào tạo nghề cho người
lao động
Do được đào tạo nên cơ cấu lao động cho xuất khẩu của nước ta cũng có nhiểu
thay đổi rõ rệt, nó thể hiện qua bảng số liệu sau:
BẢNG 9: SỐ LIỆU VỀ CƠ CẤU NGÀNH NGHỀ CỦA LAO ĐỘNG
XUẤT KHẨU VIỆT NAM THỜI KÌ 2001 – 2010*
NGÀNH NGHỀ
SỐ LAO ĐỘNG
Cơng nghiệp
512520
cơng nghiệp nặng

128920
cơng nghiệp nhẹ
383600
Xây dựng và vật liệu xây
dựng
45896
Dịch vụ
25869
Nông ngiệp
21583
Lâm nghiệp
13589
Các ngành khác
89027
TỔNG
708484
(Nguồn:Cục quản lý lao động ngoài nước –Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội)
(* số liệu bao gồm cả số liệu dự kiến cho năm 2010)
Cơ cấu lao động xuất khẩu của nước ta đã có nhiều sự thay đổi. Sự chuyển dịch
cơ cấu lao động giữa các ngành nghề, lĩnh vực là khá rõ, ở thời kỳ này lao động nước ta
tập trung chủ yếu ở các ngành công nghiệp nhẹ, vật liệu xây dựng. Đặc biệt các lĩnh
vực như nông nghiệp, lâm nghiệp đã được các doanh nghiệp nước ta tập trung khai
thác. Sở dĩ các lĩnh vực nơng nghiệp, lâm nghiệp có số lao động nước ta tham gia nhiều
là vì những lĩnh vực này khơng địi hỏi phải có chun mơn kỹ thuật và phù hợp với
trình độ lao động của lao động Việt Nam.

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

18



Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Tóm lại, gần 30 năm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nước ta đã
giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động và góp phần cải thiện đời sống
cho rất nhiều người lao động. Có thể nói gần 30 năm qua xuất khẩu lao động là một lĩnh
vực xuất khẩu đặc biệt mang lại lợi nhuận kinh tế tương đối cao cho các doanh nghiệp
tham gia vào hoạt động này và góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế trong 30 năm
qua. Tuy nhiên xuất khẩu lao động ở nước ta vẫn cịn nhiều hạn chế và thiếu sót cần
được khắc phục kịp thời.
3.2. Những hạn chế của xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Trải qua gần 30 năm thực hiện việc xuất khẩu lao động đi nước ngoài nước ta đã
đạt được những thành tựu đáng kể như ta đã thấy ở trên nhưng công tác xuất khẩu lao
động vẫn còn nhiều tồn tại và hạn chế đang nổi cộm mà chúng ta cần phải chấn chỉnh
và khắc phục
Về chất lượng lao động là một điều rất được quan tâm của lao động Việt Nam,
lao động nước ta được biết đến với những bất lợi thể hiện ở “ba không”: Không nghề,
không ngoại ngữ và không tác phong công nghiệp. Điều này trở thành một bất lợi lớn
cho lao động nước ta khi làm việc ở nước ngoài.
Như ta đã biết trình độ tay nghề của lao động Việt Nam khi xuất khẩu ra nước
ngoài là rất thấp, chúng ta chủ yếu xuất khẩu những lao động phổ thông chưa qua đào
tạo nghề, khơng có trình độ chun mơn kĩ thuật. Chính vì vậy mà thu nhập của người
lao động Việt Nam luôn thấp hơn lao động xuất khẩu của các nước khác.
Sức khỏe của lao động nước ta vẫn còn rất nhiều hạn chế, lao động của nước ta
chỉ đủ sức khỏe làm các công việc ở các ngành nghề như công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ, làm việc trong các nhà máy cịn các cơng việc như đi biển, xây dựng thì chưa
đạt yêu cầu. Đây cũng là một trong những trở ngại cho lao động Việt Nam.
Trình độ ngoại ngữ của lao động được đánh giá là rất kém. Những mâu thuẫn
trong lao động đều xuất phát từ bất đồng ngôn ngữ giữa giới chủ và lao động Việt
Nam. Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do khơng đạt u cầu về trình độ
ngoại ngữ.

Kỉ luật lao động là một điều mà đã gây ra tai tiếng cho lao động nước ta khi làm
việc ở nước ngoài. Lao động nước ta khi làm việc ở các nước sở tại đều thiếu kỉ luật và
thiếu nghiêm túc trong việc thực hiện bảo hộ lao động. Bằng chứng là rất nhiều lao
động nước ta làm việc tại Malaysia thường xuyên bị tai nạn lao động kể từ năm 2004
trở lại đây.
Nguyên nhân chính của những vấn đề nêu ở trên là do: người lao động được
đưa đi làm việc ở nước ngoài đa phần là lao động nông thôn. Những lao động này phần
lớn là chưa qua một lớp đào tạo chính quy về tay nghề. Cuộc sống làm nghề nơng ở
một nước cịn kém phát triển như Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phong
chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công
nghiệp. Nhiều người trong số họ cịn chưa học hết phổ thơng. Mặt khác, những lao
động này hầu hết đều có cuộc sống rất khó khăn, khi đi làm việc ở nước ngồi luôn
mang trên vai gánh nặng thu nhập rất lớn nên họ thường bất chấp tất cả miễn là kiếm
được tiền cao.
Bên cạnh đó tình hình xuất khẩu lao động ở nước ta cịn tồn tại một số vấn đề
trong cơng tác quản lý xuất khẩu lao động. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đưa

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

19


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
người lao động đi làm việc ở nước ngồi tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp có văn phòng
đại diện để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động của mình điều đó chứng tỏ
phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động theo kiểu “đem con bỏ chợ”. Đó là chưa kể
tại một số thị trường, các doanh nghiệp chỉ biết tạo nguồn trong nước, thu phí, bàn giao
lao động và… hết trách nhiệm. Chính vì thế mới xảy ra chuyện lao động Việt Nam tại
nước ngồi khơng có “người quản lý” dẫn tới việc sống và làm việc vô tổ chức, bị trục
xuất về nước cũng chẳng có cơ quan nào đứng ra giải quyết. Trong thời gian ngắn gần

đây, có hàng trăm lao động Việt Nam đi Trung Đông làm việc bị trục xuất về nước vì vi
phạm pháp luật. Một số khác thì bị bắt, bị phạt tù vì nấu rượu, đánh nhau và ăn cắp.
Nghịch lý là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang tìm mọi cách mở rộng thị
trường thì người lao động của ta lại vô tư phá. Trước khi lên đường đến các nước ở khu
vực Trung Đông làm việc, phần lớn lao động Việt Nam đều được học giáo dục định
hướng, trang bị kiến thức về luật pháp, lối sống nghiêm khắc ở xứ sở đạo hồi. Đó là
cấm uống rượu, nấu rượu và chọc ghẹo phụ nữ,… Thế nhưng, vừa chân ướt chân ráo
đến đây nhiều lao động của ta đã phá rào – ngang nhiên nấu rượu và chè chén say sưa.
Theo ông Phạm Văn Thắng, trưởng phịng Trung Đơng cơng ty Sovilaco nói “đúng là
lao động của ta coi trời bằng vung”. Nhiều công trình xây dựng ở Quarta bị lao động
Việt Nam ăn cắp vật tư xây dựng, chủ yếu là dây đồng. Để hợp thức hóa số dây đồng
lấy cắp, họ mua axit về đổ vào cho nó biến thành phế liệu…Vì các nước ở Trung Đông
đều cấm uống rượu, nấu rượu lậu nên lao động của ta “sáng tạo” bằng cách lấy đường
và bột nồi nấu chung rồi ủ thành rượu. Mới đây, cảnh sát Quarta bắt được nhiều vụ lao
động Việt Nam nấu rượu lậu với số lượng lớn để bán, trong đó có vụ ủ rượu trong
thùng chứa 60 lít. Một tật xấu khác khiến cho nhiều chủ sử dụng lao động ở Trung
Đông phải thốt lên rằng không hiểu tại sao lao động Việt Nam dễ nổi nóng và dễ đánh
nhau như thế? Chỉ vì những vụ việc va chạm, xích mích nhỏ là họ gây gỗ và đánh nhau.
Theo số liệu chưa đầy đủ, trong số 7.000 lao động được tiếp nhận vào Quatar làm việc,
đã có khoảng 400 người bị trục xuất về nước vì vi phạm pháp luật. Ngồi ra, cịn có vài
trăm lao động bị phạt tù vì nấu rượu lậu để bán hoặc ăn cắp... Điều đáng nói là lao động
Việt Nam mới có mặt ở Quatar, Dubai, Ảrập - Xêút khoảng gần 5 năm nay và số lượng
còn khiêm tốn nhưng tiếng xấu “nổi như cồn”. Cộng đồng lao động nước ngoài đến từ
nhiều nước khác nhau như Ấn Độ, Nêpan, Philippines… lên đến cả triệu người đang
làm việc ở đây nhưng thái độ tuân thủ pháp luật, lối sống của nước sở tại của họ khá
cao. Còn lao động của ta thì ngược lại - nổi đình nổi đám vì các “tật xấu” như gây sự,
đánh nhau, sống bừa bãi, đình cơng và hay địi hỏi… Trước thực trạng chất lượng lao
động Việt Nam có “vấn đề” như nêu trên, nhiều doanh nghiệp mới đưa lao động sang
thị trường Trung Đông hoặc chuẩn bị bước chân vào đều có chung tâm lý rụt rè, ngán
ngẩm. Họ có chung trăn trở là “doanh nghiệp thì cố mở thị trường cịn người lao động

thì lại phá”. Mới đây, Cơng ty Sovilaco và một số công ty khác đã bị đối tác hủy hợp
đồng đưa hàng trăm lao động Việt Nam sang làm việc. Lý do là ở những nhà máy đó
vừa xảy ra nhiều vụ việc lao động đánh nhau và hay ăn cắp. Một nguyên nhân khác
khiến cho chất lượng lao động Việt Nam ở đây đáng báo động là có nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu lao động làm ăn theo kiểu chụp giật. Họ tuyển lao động ồ ạt từ những vùng
sâu, vùng xa nhưng thiếu trang bị kiến thức, giáo dục định hướng cho họ trước khi đi
nước ngoài làm việc.
Một điều đáng lo ngại nữa là tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn cịn diễn ra nhưng
chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết. Ở một số thị trường truyền thống như Hàn

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

20


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, tỷ lệ vi phạm hợp đồng của lao động nước ta vẫn cao
( khoảng 10 – 15%) làm ảnh hưởng tới uy tín của lao động Việt Nam. Hiện tượng các tổ
chức, cá nhân lợi dụng để lừa đảo, thu tiền bất chính của người lao động đi xuất khẩu
lao động vẫn còn.
Đề án đưa người lao động đi làm việc nước ngoài đến năm 2015 của Chính phủ
đang được thực hiện, theo đó cùng với việc nâng tỷ lệ đưa người lao động Việt Nam ra
nước ngoài, mở rộng thị trường lao động, nâng cao chất lượng, thì siết chặt quản lý,
nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng được đặt ra cấp thiết.
Ngồi ra vẫn cịn một số hạn chế trong việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao
động của nước ta còn hạn chế. Hiện nay nước ta vẫn đang tập trung chủ yếu vào việc
xuất khẩu lao động ở các thị trường truyền thống và chưa có sự phát triển những thị
trường mới trong bối cảnh mà thị trường truyền thống đang ngày càng bị thu hẹp.Nhiều
thị trường nhiều tiềm năng như Anh, Mỹ, Canada, Pháp… nhưng chưa được chúng ta
quan tâm và khai thác nên có tình trạng lao động Việt Nam đang dẫm chân lên nhau tại

nhiều thị trường truyền thống.
Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu lao động vẫn cịn có thái độ trông chờ, ỷ
lại vào đối tác. Thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, kinh nghiệm về quản lý lao
động, chưa chấp hành tốt những quy định về chế độ tuyển chọn, đào tạo, định hướng
nhằm bảo vệ người lao động làm việc tại nước ngoài.
Hoạt động đưa lao động xuất khẩu ở nước ngoài đang là một bức tranh với hai
màu trắng đen đối lập. Một tình trạng khiến cho hình ảnh các cơng ty xuất khẩu lao
động đang ngày càng xấu đi trong mắt người lao động đó là hiện tượng ngày càng có
nhiều cơng ty, doanh nghiệp lừa đảo và thủ đoạn môi giới lừa đảo, tuyển dụng ngày
càng tinh vi, phức tạp. Trong thời gian qua đã xuất hiện một số doanh nghiệp khơng có
chức năng xuất khẩu lao động nhưng cũng làm công tác tư vấn và thu tiền bất hợp pháp
của người lao động dưới danh nghĩa đưa đi học và làm việc tại nước ngoài. Một số tổ
chức, cá nhân đã nhập nhằng lập nên những cái gọi là “trung tâm” hoặc “công ty cung
ứng lao động”, mượn danh pháp hoặc mạo danh các doanh nghiệp có chức năng xuất
khẩu lao động có chức năng xuất khẩu lao động với mục đích lừa đảo người lao động.
Tình trạng lừa đảo xảy ra nhiều ở các thị trường tiềm năng, có thu nhập cao đang thực
hiện thí điểm đặc biệt là ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Nhật Bản,
Australia, Canada, Mỹ… Đáng chú ý là hơn 80% số vụ lừa đảo đều nhắm vào lao động
có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc. Bên cạnh một số tổ chức, cá nhân hoạt động phi
pháp, cị mồi, mơi giới lừa đảo, cịn có một số đối tượng người Hàn Quốc thơng tin
rằng họ có thể tác động tới các cơ quan có thẩm quyền của nước này để người lao động
Việt Nam đã nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển sớm được lựa chọn vào xuất cảnh đi làm việc
tại Hàn Quốc. Thêm vào đó, mặc dù chương trình tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc (do
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tuyển chọn, đào tạo ngoại ngữ) đã hết hạn từ
1/1/2007, nhưng vẫn có rất nhiều người bị cò mồi lừa đảo thu tiền, hứa hẹn sẽ đưa đi
theo dạng này. Nguyên nhân chủ yếu là do thông tin về xuất khẩu lao động chưa đến
được với mọi người lao động, phần lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan
đơn vị nào để làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài. Ở một số địa phương,công tác quản
lý hoạt động xuất khẩu lao động của cơ quan chức năng trên địa bàn chưa chặt chẽ,
chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc lừa đảo người lao động. Bên cạnh


Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

21


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
đó,việc mở nhiều chi nhánh, trung tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng
khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.
Ngun nhân chính của tình trạng này là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các
cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Chính vì
thế, các cơ quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp
xuất khẩu lao động. Từ đó, có phương hướng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh kịp thời để
công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao hơn. Các cơ quan chức năng có thẩm
quyền trong lĩnh vực này chưa tổ chức việc cung cấp một cách có hệ thống thơng tin thị
trường lao động nước ngồi làm cơ sở cho hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp
cũng như phổ cập hiểu biết cho người dân về xuất khẩu lao động.
Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực tế và thường
đi sau thực tế. Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan thường rườm rà, phức
tạp gây mất nhiều thời gian và tiền của của người lao động. Công tác triển khai thực
hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành chưa thực sự
nghiêm túc và có hiệu quả.
II. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT
NAM
1. Những thành cơng và khó khăn ở thị trường truyền thống
Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì hiện nay có
khoảng 1,5 triệu lao động của nước ta đang làm việc tại các thị trường lao động ở nước
ngoài như: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, … Những người đi xuất khẩu lao
động đã phần nào cải thiện được cuộc sống của gia đình họ và góp phần vào việc xóa

đói giảm nghèo của đất nước. Tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu
lao động của Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn, nhiều thị trường được xem là “truyền
thống” đang rơi vào tình trạng khó khăn.
Thị trường lao động Đài Loan - một thị trường được xem là hấp dẫn với lao
động Việt Nam, nhưng chủ yếu họ chỉ tiếp nhận những lao động có nghề, phải biết
tiếng Hoa ở mức độ cơ sở và kèm theo đó là những quy định ngặt nghèo về sức khỏe.
Mặc dù vậy ở thị trường này khơng có sự tác động về mặt nhà nước như những thị
trường khác nên đã thu hút được nhiều lao động quan tâm. Theo đánh giá của Ủy ban
lao động Đài Loan thì hiện nay lao động Việt Nam đang làm việc chủ yếu ở những
ngành nghề như: điện tử, may mặc, dệt, chế tạo máy, giúp việc gia đình, thuyền viên
đánh cá…(thống kê sơ bộ thì có khoảng 28 ngành nghề khác nhau). Mức lương hiện tại
của lao động nước ta làm việc tại thị trường này khoảng từ 400 USD/người/tháng đến
1300 USD/người/tháng. Lao động Việt Nam được giới chủ tại Đài Loan đánh giá là cần
cù, chăm chỉ và nhanh chóng hịa nhập với cơng việc
Thị trường lao động Hàn Quốc là một thị trường khá dễ tính với lao động nước
ngồi, nhưng họ chỉ tiếp nhận các tu nghiệp sinh đến Hàn Quốc làm việc, với tiêu chuẩn
khá “thơng thống” là có đủ sức khỏe, chăm chỉ làm việc, đủ trình độ tiếng Hàn và
khơng cần phải có nghề vì họ muốn tự mình đào tạo công nhân theo tiêu chuẩn kĩ thuật
của riêng mình. Cho đến nay tại Hàn Quốc có hơn 55000 tu nghiệp sinh và người lao
động Việt Nam làm việc tại đây với mức lương từ khoảng 600 USD/người/tháng đến
1600 USD/người/tháng.

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

22


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
Thị trường Malaysia đã từng được xem là “thị trường vàng” của các doanh
nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam, bởi những điều kiện tiếp nhận lao động khá dễ

dàng, chi phí lao động phải bỏ ra ban đầu thấp. Chính vì vậy mà lao động Việt Nam đã
chọn thị trường này để làm việc. Trong những năm đầu thì thị trường này là một thị
trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam, tuy nhiên trong những
năm gần đây số lao động đăng kí đi làm việc ở Malaysia đã giảm đi đáng kể. Nguyên
nhân chính là do thu nhập của người lao động quá thấp so với chi phí của họ phải trả.
Hiện tại lao động Việt Nam làm việc tại Malaysia có mức lương bình quân khoảng
500000 RM/người/tháng tương đương khoảng 2,5 triệu VNĐ. Mức lương tối thiểu này
đã phù hợp với pháp luật của nước sở tại nhưng không phù hợp với cuộc sống thực tế
của người lao động. Theo nhiều chuyên gia cảnh báo thị trường lao động Malaysia có
nguy cơ bị “xóa sổ” trong một tương lai khơng xa.
Thị trường lao động Nhật Bản từ trước đến nay được xem là một điểm dừng
chân lý tưởng cho lao động Việt Nam. Với mức thu nhập từ 700 USD/người/tháng đến
1500 USD/người/tháng đã thu hút nhiều lao động Việt Nam tham gia vào thị trường
này. Tuy nhiên tại thị trường này có yêu cầu khắt khe với các lao động nhập cư: Người
lao động phải biết tiếng Nhật, có tay nghề và đảm bảo sức khỏe để làm việc với cường
độ cao. Chủ yếu thị trường này tiếp nhận các tu nghiệp sinh nhập cảnh làm việc để nâng
cao tay nghề. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của suy thối kinh tế tồn cầu
nên chính phủ Nhật Bản đã giảm chỉ tiêu số lượng tu nghiệp sinh nhập cảnh vào nước
này. Với nước ta thị trường lao động Nhật Bản là một thị trường cao cấp cho việc xuất
khẩu lao động thì ngày càng trở nên eo hẹp và khó khăn hơn.
Thị trường lao động trên biển là một thị trường lao động khá mới mẻ với lao
động Việt Nam. Đặc điểm của thị trường này là đòi hỏi người lao động phải có trình độ
chun mơn kĩ thuật để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe trong cơng việc trên
biển. Hiện nay nước ta có khoảng 15000 người lao động làm việc trên biển với chủ yếu
là máy 2, máy 3, phó 2, phó 3 và các chức danh thủy thủ hoặc thợ máy dưới tàu. Với
mức thu nhập khoảng trên 1000 USD/người/tháng đã thu hút được nhiều lao động tham
gia vào thị trường mới mẻ này.
Tuy nhiên tại những thị trường truyền thống này chúng ta gặp khơng ít khó khăn
do những ngun nhân xuất phát chủ yếu từ người lao động như là tay nghề cịn yếu
kém, ý thức kỉ luật khơng cao. Theo ước tính của Cục quản lý lao động ngồi nước

hàng năm có hàng nghìn lao động Việt Nam tự ý bỏ hợp đồng lao động đi làm việc
ngoài do vậy nhiều thị trường lao động đã hạn chế tiếp nhận lao động Việt Nam. Bên
cạnh đó những u cầu về trình độ tay nghề của lao động xuất khẩu ngày càng khắt khe
hơn nên đây là một trở ngại lớn cho việc xuất khẩu lao động của Việt Nam tại những thị
trường lao động truyền thống này.
2. Những khó khăn và bước đầu xâm nhập thị trường lao động mới
Ngoài việc phải duy trì và phát triển thị trường lao động truyền thống đang ngày
càng trở nên eo hẹp thì nước ta phải đẩy mạnh phát triển những thị trường lao động mới
để đảm bảo giải quyết việc làm cho người lao động nước ta. Có rất nhiều doanh nghiệp
đã có kế hoạch mở rộng thêm nhiều thị trường mới như Libi, Anh, Hy Lạp, Australia…
mà từ trước tới nay nước ta chưa tập trung khai thác.
Hiện nay tại thị trường lao động Libi có khoảng hơn 1000 lao động làm việc chủ
yếu trong các lĩnh vực xây dựng và đánh bắt hải sản với mức thu nhập bình quân

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

23


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam
khoảng từ 300 USD/người/tháng đến 400 USD/người/tháng. Theo chủ tịch hiệp hội
xuất khẩu lao động Việt Nam Nguyễn Lương Trào cho biết phía Libi mong muốn được
sớm kí kết hiệp định hợp tác lao động song phương giữa hai nước để tiếp nhận và bảo
hộ cho lao động Việt Nam. Tuy vậy tại thị trường này thì lao động Việt Nam chưa đảm
bảo sức khỏe cho công việc thuộc lĩnh vực này.
Macao là một thị trường mới và khá hấp dẫn và “khá thoáng” cho xuất khẩu lao
động của Việt Nam. Nhiều lao động Việt Nam làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực dịch
vụ như nhà hàng, khách sạn, thợ xây dựng, trang trí nội thất và giúp việc gia đình với
mức lương từ 3 triệu đến 5 triệu VNĐ. Tuy nhiên tại thị trường này lao động Việt Nam
chưa biết được chủ lao động của mình là ai sau khi đã nhập cảnh vào Macao. Chính vì

vậy đã xảy ra tình trạng lao động nước ta sau khi nhập cảnh vào Macao rồi nhưng vẫn
thất nghiệp.
Tại Anh và Hy Lạp bước đầu lao động nước ta đã có việc làm ổn định và thu
nhập khá cao, tuy nhiên số lượng lao động Việt Nam làm việc tại thị trường này chưa
nhiều. Đặc biệt lao động nước ta được làm việc trong các nhà máy sản xuất cơng
nghiệp, các cơng trường xây dựng lớn có liên doanh với nước ngồi và có điều kiện ăn
ở sinh hoạt khá tốt.
Australia là một thị trường lao động “mới toanh” cho các doanh nghiệp xuất
khẩu lao động ở Việt Nam. Với mức lương khoảng 1500 – 2000 USD/người/tháng (VN
Media ngày 12/4/2005). Thị trường này cũng thu hút nhiều lao động Việt Nam tham
gia, hiện nay có khoảng hơn 2000 lao động Việt Nam làm việc trong các lĩnh vực như
xây dựng, thu hoạch nơng sản trong các trang trại… có điều kiện làm việc và ăn ở khá
tốt.
Bên cạnh đó còn nhiều thị trường tiềm năng như: thị trường lao động vận tải
biển, Ixaren, Băng-la-đét…có mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt đang được
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ta khai thác.

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

24


Thực trạng và giải pháp cho xuất khẩu lao động ở Việt Nam

CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT
TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM
I. TRIỂN VỌNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Triển vọng về xuất khẩu lao động của Việt Nam
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động
Trong những năm qua xuất khẩu lao động ở nước ta đã đóng góp rất nhiều vào

việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Chính vì vậy mà xuất khẩu lao động đã được
quốc hội đánh giá là một hoạt động thường niên của mình nhằm chấn chỉnh những
chính sách đẩy mạnh cơng tác xuất khẩu lao động.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện hệ thống
phát luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động này tạo
ra một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để bảo vệ người lao động. Từ năm 1996 đến
nay Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định và đến ngày 1/7/2007 Luật người lao động Việt
Nam đi làm việc ở nước ngoài đã minh chứng cho điều đó.
Chính phủ trực tiếp đàm phán với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam để kí
kết các thỏa thuận, hiệp ước về xuất khẩu lao động nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ
quyền lợi và nghĩa vụ cho lao động Việt Nam.
Trong thời gian gần đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính,
Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa hồn tất dự thảo đề án “Dạy nghề xuất khẩu lao động đến
năm 2015” và đang tiến hành lấy ý kiến của các địa phương trước khi trình Chính phủ
phê duyệt. Mục tiêu của đề án là đến năm 2010 lao động xuất khẩu được đào tạo nghề
chiếm tỉ lệ tối thiểu 75%; đến năm 2015 chủ yếu xuất khẩu lao động có nghề, lao động
có trình độ chun mơn kỹ thuật cao và chuyên gia; 100% lao động xuất khẩu được đào
tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng về pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp
nhận lao động. Khi dự án này được đưa vào áp dụng trong thực tế sẽ góp phần nâng cao
chất lượng của lao động nước ta và sẽ củng cố được thương hiệu lao động Việt Nam
trên thị trường lao động thế giới.
Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngồi. Chính phủ Việt
Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của người lao động. Tại các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập
các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra,
luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi phải có trách nhiệm cử đại diện ở các nước nhận lao
động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và
kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài.
Mọi người đi làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức

pháp luật, phong tục tập quán, cách ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ
đến làm việc.
Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định
hướng, tiêu chí của Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo
hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo

Thực hiện: Nguyễn Đức Hoàng & Đoàn Sơn Đức (CD08NL1)

25


×