Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương giai đoạn 2006 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.89 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUError!

Bookmark

not

defined.
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Mục đích nghiên cứu ........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................... Error! Bookmark not defined.
1.4. Phương pháp nghiên cứu ................................. Error! Bookmark not defined.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........ Error! Bookmark not defined.
1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tàiError!

Bookmark

not defined.
1.7. Kết cấu của Luận văn ....................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TRONG DOANH
NGHIỆP DƯỢC PHẨM ............................................ Error! Bookmark not defined.
2.1. Doanh nghiệp dược phẩm ................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Dược phẩm và vai trò của dược phẩm đối với nền kinh tếError! Bookmark not
defined.
2.1.2. Doanh nghiệp dược phẩm và đặc điểm của doanh nghiệp dược phẩmError!
Bookmark not defined.


2.2. Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩmError! Bookmark not defined.
2.2.1. Khái niệm và vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩmError!
Bookmark not defined.
2.2.2. Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dượcError!
defined.

Bookmark

not


2.2.3. Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩmError!

Bookmark

not defined.
2.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh
nghiệp dược phẩm ................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
dược phẩm ................................................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Những nhân tố khách quan ........................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Những nhân tố chủ quan ............................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2012Error! Bookmark not defined.
3.1. Tổng quan về công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông DươngError!

Bookmark

not


defined.
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông DươngError!
Bookmark not defined.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông DươngError! Bookmark
not defined.
3.1.3. Đặc điểm hoạt động của công ty ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triểnError!
Bookmark not defined.
3.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương giai
đoạn 2006-2012 ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Kế hoạch đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương giai đoạn
2006 – 2012 .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Tình hình thực hiện đầu tư phát triển của công ty theo quy mô và nguồn vốnError!
Bookmark not defined.
3.2.3. Hoạt động đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung đầu tư .. Error!
Bookmark not defined.
3.2.4. Quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông DươngError!
Bookmark not defined.


3.3. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông
Dương ........................................................................ Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển của công tyError! Bookmark not defined.
3.3.2. Hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông
Dương giai đoạn 2006 - 2012 .............................. Error! Bookmark not defined.
3.3.3. Những hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của công ty Cổ Phần Quốc Tế
Đông Dương ......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3.4. Nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của Công
ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương ....................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ ĐÔNG DƯƠNG

ĐẾN NĂM 2020 .......................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2020Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2020Error! Bookmark not defined.
4.2. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty Cổ Phần Quốc Tế
Đông Dương .............................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.1. Điểm mạnh ................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Điểm yếu .................................................... Error! Bookmark not defined.
4.2.3. Tổng hợp các cơ hội đối với công ty.......... Error! Bookmark not defined.
4.2.4. Tổng hợp các mối đe dọa ........................... Error! Bookmark not defined.
4.3. Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Quốc
Tế Đông Dương ........................................................ Error! Bookmark not defined.
4.3.1. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển ......... Error! Bookmark not defined.
4.3.2. Tăng cường huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triểnError!

Bookmark

not defined.
4.3.3. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lýError! Bookmark not defined.
4.3.4. Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động đầu tưError! Bookmark not defined.
4.3.5. Tăng cường đầu tư nâng cao trình độ người lao độngError!
defined.

Bookmark

not


4.3.6. Đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh
hoạt động maketing .............................................. Error! Bookmark not defined.
4.4. Một số kiến nghị ................................................ Error! Bookmark not defined.

4.4.1. Kiến nghị với cấp Nhà nước ...................... Error! Bookmark not defined.
4.4.2. Kiến nghị với Bộ Y tế ................................ Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ................................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................. Error! Bookmark not defined.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, với thu nhâp bình quân đầu
người thấp. Mặc dù có những bước phát triển vươt bậc trong thời gian qua nhưng đến nay
nước ta vẫn là một nước có nền kinh tế chưa phát triển, cơ cấu các ngành nghề chưa cân
đối, cán cân xuất nhập khẩu âm… Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức ra nhập tổ chức
thương mại quốc tế WTO. Trong tổ chức WTO có khoảng ba Phần tư các nước đang phát
triển và kém phát triển. Những quốc gia này ngày càng có vai trò quan trọng trong nền
kinh tế toàn cầu với việc mở cửa nền kinh tế như một giải pháp phát triển kinh tế. Việc
gia nhâp WTO là một trong những nỗ lực tiếp cận thị trường thương mại thế giới, nâng
cao vị thế của Việt Nam. Việc gia nhập WTO đã mang lại nhiều lợi ích cho nước ta, song
bên cạnh đó cũng là không ít những thách thức, đặc biệt là sức ép trong canh tranh với
các doanh nghiệp nước ngoài. Trong bối cảnh kinh tế như vậy, tất cả các ngành nghề đều
phải chú trọng vào hoạt động đầu tư phát triển của mình và các doanh nghiệp dược phẩm
cũng không phải là ngoại lệ.
Theo số liệu thống kê, hiện nay ngành công nghiệp dược nước ta chiếm khoảng
1,6% GDP, Doanh thu của toàn ngành theo ước tính của Cục quản lý Dược – Bộ Y tế đạt
1,24 tỷ USD, chiếm 1,68% GDP. Tuy quy mô của ngành dược là tương đối nhỏ so với
các ngành khác trong nền kinh tế quốc gia nhưng ngành dược lại là một ngành có tốc độ
tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian gần đây, mặc dù nền kinh tế quốc gia, nền
kinh tế thế giới đang rơi vào khủng hoảng triền mien. Trong thị trường dược phẩm Việt
Nam, Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương đã có các chiến lược đầu tư đúng hướng về
vốn, về nguồn nhân lực, xây dựng nhà máy, văn phòng…, kế hoạch marketing, kế hoạch
bán hàng, sản xuất phù hợp giúp cho Công ty luôn là doanh nghiệp hàng đầu trong thị

trường dược phẩm nước nhà.
Đối với một doanh nghiệp việc đầu tư là vô cùng quan trọng, không ngoại lệ, một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm thì việc đầu tư phát triển càng có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng với năng lực cạnh tranh, chất lượng sản phẩm và khả năng tồn


tại phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc tiến hành đầu tư phát triển lại không phải
là việc đơn giản, muốn hoạt động đầu tư phát triển mang lại những kết quả tốt, hiệu quả
đầu tư cao lại đòi hỏi có một quá trình nghiên cứu khoa học, chính xác và vận dụng hợp
lý, phù hợp với điều kiện chủ quan và khách quan và từ đó đánh giá được thực trạng đầu
tư phát triển của doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp cụ thể cho những năm tiếp theo.
Chính vì thế, tác giả chọn đề tài “Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc
Tế Đông Dương giai đoạn 2006 – 2020” nhằm phân tích thực trạng hoạt động đầu tư phát
triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương, những tác động của nó đến sự phát triển
của công ty và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư phát
triển của công ty đến năm 2020.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh
mục bảng biểu, luận văn kết cấu làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược phẩm
Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông
Dương giai đoạn 2006 - 2012
Chương 4: Định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại
Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương đến năm 2020
Doanh nghiệp dược phẩm, hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
dược phẩm
Dược phẩm là gì: Dược phẩm hay còn gọi là thuốc bao gồm hai thành Phần cơ
bản là thuốc Tân dược và thuốc Y học cổ truyền. Thuốc phải đảm bảo được độ an toàn,
hiệu quả và có chất lượng tốt được quy định thời hạn sử dụng và sử dụng theo liều lượng

hợp lý.


Đặc điểm của các doanh nghiệp dược phẩm
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dược phẩm không chỉ đáp ứng mục tiêu lợi
nhuận mà phải đáp ứng cả mục tiêu y tế và mục tiêu xã hội. Quá trình sản xuất sản phẩm
dược đòi hỏi các điều kiện về vệ sinh, không khí, độ ẩm… để đảm bảo cho việc sản xuất
thuốc không bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng thuốc.
Hầu hết những nguyên liệu của ngành dược đều phải nhập khẩu, do đó quá trình sản
xuất dược phẩm chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của những nước cung ứng.
Để sản xuất dược phẩm, các danh nghiệp dược phải tiến hành sản xuất theo các lô
sản xuất.
Các doanh nghiệp dược ở Việt Nam có trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc
còn thấp, ngành công nghiệp dược chủ yếu vẫn dựa vào bào chế những loại thuốc gốc,
chưa có khả sản xuất những loại thuốc mới có hàm lượng công nghệ cao, các doanh
nghiệp dược ở Việt Nam vẫn chưa đầu tư tạo dựng thương hiệu.
Các doanh nghiệp dược ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực
cạnh tranh kém, khả năng marketing chưa hiệu quả thể hiện trong việc tổ chức kênh phân
phối sản phẩm, tiếp thi, quảng cáo… Tình trạng thiếu vốn, năng lực quản lý yếu kém làm
hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến trên thế giới. Những ngành công nghiệp bổ
trợ như công nghiệp hóa chất, hóa dầu, công nghệ sinh học… ở nước ta chưa phát triển.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp dược
Là việc sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí
tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm và cải tiến dây chuyền
công nghệ, bồi dưỡng đào tạo nâng cao chuyên môn cho các trình dược viên, thực hiện
chi phí thường xuyên gắn liền với các hoạt động của các tài sản nhằm duy trì, tăng cường,
mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh sản phẩm dược phẩm của doanh nghiệp.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
dược phẩm
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện



Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất tăng thêm
Tài sản cố định huy động của doanh nghiệp dược phẩm là công trình hay hạng
mục công trình có khả năng phát huy tác dụng độc lập như: số lượng các kho thuốc, các
dây chuyền sản xuất thuốc, nhà máy sản xuất thuốc, phương tiện vận chuyển thuốc tiêu
chuẩn, hệ thống các kho bãi, các công cụ dụng cụ của nhà máy, hệ thống văn phòng làm
việc và các thiết bị văn phòng khác.
Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng
lực sản xuất, phục vụ cho nền kinh tế. Đối với một doanh nghiệp dược phẩm, năng lực
sản xuất phục vụ tăng thêm chính là khối lượng thuốc tiêm, thuốc viên, thuốc nước, là số
lượng kim tiêm, dây truyền, thiết bị y tế… sản xuất tăng thêm so với năm trước đầu tư.
Đội ngũ nhân sự và trình độ
Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển đối với đội ngũ nhân sự là sự tăng lên của
số lượng dược sỹ trình độ đại học, dược sỹ trên đại học, đội ngũ trình dược viên chuyên
nghiệp,… đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh dược phẩm. Đội ngũ công
nhân chiếm số lượng lớn trong doanh nghiệp, nếu họ có trình độ tay nghề cao sẽ hoàn
thành tốt hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Năng suất lao động trong doanh nghiệp dược phẩm được đo bằng số lượng dược
phẩm đạt yêu cầu chất lượng trên một lao động hoặc là sản lượng dược phẩm bán ra trên
một trình dược viên.
Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư phát triển
Bao gồm các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội như
sau:
Chi phí nhập khẩu giảm so với năm trước đầu tư của doanh nghiệp
Doanh nghiệp dược phẩm ở Việt Nam thường có chi phí nhập khẩu ở mức cao,
hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển được thể hiện ở mức giảm chi phí nhập khẩu của
doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh mức giảm chi phí nhập khẩu



của doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu so với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng
trong kỳ nghiên cứu.
Sản lượng (hoặc doanh thu) tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong
kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được tính bằng sản lượng thuốc, dược phẩm (doanh thu từ hoạt động
sản xuất kinh doanh dược phẩm) tăng thêm so với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng
trong kỳ nghiên cứu. Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên
cứu của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu mức gia tăng của sản lượng (hoặc doanh
thu) trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp dược.
Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh dược phẩm so với tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu
này cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu đã tạo ra được
bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp dược.
Hệ số huy động tài sản cố định tăng thêm
Đó chính là hệ thống nhà thuốc, số lượng trung tâm phân phối dược phẩm, các chi
nhánh, nhà phân phối, các máy móc thiết bị phục vụ bán hàng, phục vụ lưu kho, các
phương tiện vận tải giao hàng…tăng thêm trong kỳ.
Mức đóng góp đáp ứng nhu cầu dược phẩm của ngành dược trong nước
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh sản lượng dược phẩm sản xuất của
doanh nghiệp so với tổng sản lượng dược phẩm ngành dược cung cấp cho người dân
trong năm.
Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so
với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
Mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ
nghiên cứu của doanh nghiệp


Đối với những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu như doanh nghiệp thì

chỉ số này được thể hiện rất rõ ràng. Đối với những doanh nghiệp khác thì chỉ số này
không được quan tâm nhiều.
Mức thu nhập hay tiền lương của người lao động tăng thêm so với vốn đầu tư phát
huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên
cứu của doanh nghiệp
Thực trạng đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương giai
đoạn 2006 – 2012
Theo đánh giá của tác giả, Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương có nguồn lực
tài chính ổn định, đội ngũ nhân sự trẻ, có trình độ, cơ cấu tổ chức hợp lý, sản phẩm tương
đối đa dạng, thị trường tiêu thụ rộng. Chính vì vây, trong thời gian tới hoạt động đầu tư
của công ty cần chú trọng vào máy móc thiết bị, mua sắm các dây chuyền công nghệ
phục vụ sản xuất, đầu tư nghiên cứu một số sản phẩm mang lại lợi thế cạnh tranh cho
công ty, nhắm vào đối tượng khách hàng mục tiêu, phát huy được thế mạnh của công ty.
Mặt khác, công ty cũng nên đầu tư mạnh vào hoạt động marketing, mở rộng thị trường
phân phối sản phẩm , từ đó tạo được hình ảnh, nâng cao vị thế của công ty trên thị trường
dược phẩm Việt Nam và vươn ra thị trường Đông Nam Á, thị trường Châu Á.
Hoạt động đầu tư phát triển của công ty phân theo nội dung đầu tư
Đầu tư vào tài sản cố định
Hoạt động đầu tư vào TSCĐ là không thể thiếu để Công ty Cổ Phần Quốc Tế
Đông Dương có thể tiến hành hoạt động của mình một cách thuận lợi, bao gồm: đầu tư
vào TSCĐ phục vụ sản xuất và phân phối, đầu tư vào trang thiết bị làm việc.
TSCĐ phục vụ sản xuất và phân phối của công ty chính là những nhà cửa vật kiến
trúc,văn phòng, nhà kho, thiết bị phục vụ sản xuất…
Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương có những quy định hết sức nghiêm ngặt
về việc bảo quản và sắp xếp bố trí hàng hóa trong kho phải đảm bảo từ mỹ quan đến sắp


xếp một cách khoa học gọn gàng ngăn nắp, chú ý 5 chống: Bảo quản sai nhiệt độ, độ ẩm;
Nấm mốc; Cháy nổ; Quá hạn sử dụng; Nhầm lẫn.

Vốn đầu tư phân bổ cho xây dựng cơ bản của công ty trong giai đoạn 2006 – 2012
tăng dần qua các năm, tăng từ 2.225 triệu đồng năm 2006 lên 5.683 triệu đồng năm 2012,
sau 7 năm tăng 3.458 triệu đồng, tăng trên 150%. Chiếm từ 28,7 - 42,7% so với tổng vốn
đầu tư trong kỳ. Điều đó chứng tỏ trong thời gian qua, Công ty luôn chú trọng đầu tư xây
dựng cơ bản, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Vốn đầu tư cho hoạt động mua sắm phương tiện vận tải và truyền dẫn của Công ty
liên tục tăng qua các năm, tăng từ 427 triệu năm 2006 lên 1.500 triệu năm 2012, tăng
khoảng 250% trong 7 năm.
Đến năm 2012, Công ty tiến hành nâng cấp hệ thống mạng nội bộ toàn Công ty,
thiết kế lại hệ thống mạng chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, nâng cấp hệ thống tổng đài,
cài đặt mới 70% máy tính, mua sắm, thay thế 25 máy tính cá nhân, 5 Note Book mới, 15
máy in, 3 máy Fax, khắc phục sự cố máy chủ, tự khắc phục tới 99% sự cố mạng, phần
mềm máy tính.
Đầu tư phát triển hàng tồn trữ
Vốn đầu tư cho hàng tồn trữ giai đoạn 2006 – 2012 mặc dù có nhiều biến động
nhưng vẫn có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2006, vốn đầu tư vào hàng tồn trữ là
820 triệu đồng, chiếm trên 15% tổng vốn đầu tư trong năm. Năm 2008, lượng vốn đầu tư
cho hàng tồn trữ tăng lên 1.286 triệu đồng, chiếm 18% tổng vốn đầu tư. Đến năm 2009,
lượng vốn đầu tư cho hàng tồn trữ giảm nhẹ, còn 1.047 triệu đồng, giảm trên 18% so với
năm 2008. Đặc biệt, năm 2011, do thị trường biến động mạnh, ban lãnh đạo công ty đưa
ra chiến lược giảm đầu tư cho hàng tồn trữ, tránh ứ đọng vốn, ảnh hưởng đến hoạt động
của công ty. Chính vì vậy, năm 2011 vốn đầu tư cho hàng tồn trữ giảm mạnh từ 2.453
triệu đồng năm 2010 xuống còn 1.365 triệu đồng, giảm gần 50%. Đến năm 2012, nhận
được tín hiệu tốt từ thị trường và qua quá trình nghiên cứu thị trường, Công ty quyết định
đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở thêm chi nhánh, mở rộng phạm vi
phân phối, đồng nghĩa với việc phải đẩy mạnh đầu tư cho hàng tồn trữ để đáp ứng nhu


cầu đầu tư mở rộng của công ty. Thật vậy, năm 2012 tỷ trọng vốn đầu tư cho hàng tồn trữ
của công ty chiếm gần 25% tổng vốn đầu tư trong năm.

Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hình thức đào tạo của Công ty rất đa dạng như đào tạo nội bộ, đào tạo tại các
trường đại học trong nước như đại học Kinh Tế Quốc Dân, Học viện hành chính quốc
gia...và đào tạo tại nước ngoài. Từ năm 2008 đến 2011, Công ty tiến hành đào tạo tại
từng chi nhánh riêng biệt, đến năm 2012, tuy chỉ tổ chức 1 lần đào tạo nhưng đó là
đào tạo tập trung cả công ty, chính vì vậy mà chi phí bỏ ra cũng tương đối lớn.
Vốn đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có xu
hướng tăng chậm từ năm 2006 đến 2012. Cũng do một phần vì chất lượng nguồn nhân
lực của Công ty đã được nâng cao hơn. Hơn thế nữa, do trong công tác tuyển dụng của
Công ty đã được chú trọng ngay từ đầu nên chất lượng lao động được tuyển dụng
cũng được nâng cao và tuyển dụng đúng với trình độ năng lực của họ.
Đầu tư vào hoạt động maketing
Vốn đầu tư cho hoạt động marketing của Công ty có xu hướng tăng dần qua các
năm. Năm 2006, 2007 là 2 năm trong chiến dịch quảng bá hình ảnh của công ty nên vốn
đầu tư cho marketing là tương đối lớn. Đến năm 2008, Công ty tiến hành đầu tư mở rộng
chi nhanh Hồ Chí Minh, do nguồn vốn có hạn nên phải giảm nguồn vốn cho marketing.
Chính vì vây, năm 2008 nguồn vốn cho marketing giảm mạnh còn 545 triệu đồng. Năm
2010, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này là 578 triệu đồng, chiếm 6,8% tổng mức vốn
đầu tư. Năm 2011chi phí này tăng gần 50% so với năm 2010, đến năm 2012 tăng trên
19,65% so với năm2011. Chỉ sau 2 năm mức chi phí đầu tư cho marketing tăng gần 2 lần.
Tỷ trọng chi phí marketing so với tổng vốn đầu tư trong 7 năm qua luôn xấp xỉ 7%
đến 18%, đó là một tỷ trọng tương đối lớn do công ty có nhiều hoạt động bảo hộ thương
hiệu, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.
Hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương giai
đoạn 2006 – 2012 đã thu được một sô kết quả và hiệu quả nhất định
Kết quả đạt được


Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Giá trị tài sản cố định huy động của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương có xu

hướng tăng dần qua các năm, từ 2.652 triệu đồng năm 2006 lên 7.183 triệu đồng năm
2012.
Năng lực sản xuất dược phẩm tăng thêm đáng kể, chủ yếu là tăng về sản xuất các
mặt hàng: thuốc viên nén, thuốc tiêm, thuốc nước, nồi hấp, bồn rửa tay composite…
Doanh thu tăng thêm hàng năm từ trên 8 tỷ đến gần 35 tỷ đồng trong 7 năm.
Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển là sự tăng lên về quy mô nhân sự và chất
lượng nguồn nhân lực, tăng từ 98 lao động năm 2006 lên 192 lao động năm 2012, với hạt
nhân là 35 dược sỹ trình độ đại học và trên đại học.
Nâng cao uy tín của công ty trên thị trường dược phẩm trong nước, giới thiệu được
hình ảnh của công ty ra thị trường Đông Nam Á, cụ thể: Lào, Đài Loan, Ấn Độ…
Hiệu quả đạt được
Hiệu quả tài chính
Doanh thu tăng thêm tính trên một đồng vốn đầu tư thực hiện có xu hương tăng
từng năm, tuy chưa đồng đều nhưng đây cũng là tín hiệu đáng mừng.
Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư của Công ty trong giai đoạn này vẫn là số dương,
chứng tỏ Công ty kinh doanh có lãi, vẫn có sự phát triển trong bối cảnh khủng hoảng kinh
tế toàn cầu.
Hệ số tài sản cố định tăng thêm trên vốn đầu tư
Hiệu quả kinh tế xã hội
Đóng góp cho ngành y tế trong nước
Đóng góp vào ngân sách nhà nước trên một đồng vốn đầu tư
Giải quyết việc làm cho người lao động trên một đồng vốn đầu tư
Thu nhập người lao động tăng thêm trên một đồng vốn đầu tư
Một số hạn chế trong hoạt động đầu tư phát triển của Công ty


Khả năng huy đông vốn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư của công ty
Tình hình đầu tư của công ty trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2012 có thể thấy rõ
khó khăn là tình trạng thiếu vốn đầu tư. Đầu tư còn nhỏ giọt từng đơn vị, không dứt điểm
và theo đúng tiến độ kế hoạch. Giai đoạn từ năm 2006 – 2012, tổng số vốn đầu tư của

công ty là 51.153 triệu đồng, nhưng vẫn chưa đạt được kế hoạch đầu tư đề ra
Nguồn vốn huy động được thì ít mà những dự án đầu tư, những kế hoạch đầu tư
của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương lại đòi hỏi một nguồn vốn lớn.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của công ty chưa cao
Khối lượng vốn đầu tư tăng thêm hàng năm còn cao hơn lợi nhuận hàng năm tăng
thêm do hoạt động đầu tư phát triển mang lại.
Cơ cấu vốn đầu tư của công ty còn phân bổ chưa hợp lý, đầu tư vào các lĩnh vực
chưa tương xứng, đã đào tạo được đội ngũ lao động có chuyên môn nhưng hệ thống máy
móc và dây chuyền công nghệ vẫn chưa được hiện đại hóa.
Nguyên nhân của hạn chế
Các nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan dẫn tới những tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển của
Công ty giai đoạn 2006 – 2012 bao gồm
Chiến lược đầu tư của công ty trong thời gian qua là chưa hợp lý
Giai đoạn 2006 – 2012, những dự báo về cơ hội đầu tư của công ty còn nhiều hạn
chế, chưa nắm bắt được những biến động của thị trường, đặc biệt là biến động về giá cả
và thị trường tiêu thụ. Trong quá trình đầu tư mở rộng mạng lưới phân phối, do chưa nắm
bắt được như cầu dược phẩm ở từng địa phương, phân loại khách hàng chưa tốt, chưa
đánh giá được khả năng của các đối thủ cạnh tranh dẫn đến kế hoạch sản xuất kinh doanh
chưa hợp lý, lượng vốn đầu tư bị ứ đọng trong lượng hàng tồn trữ và không có mặt hàng
chủ lực nên năng lực cạnh tranh bị hạn chế, kéo theo một loạt các chi phí: nhà kho, bảo
quản... giảm hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển.
Khả năng tài chính của công ty còn hạn chế


Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay
thương mại, chi phí sử dụng vốn lớn, Công ty phải đứng trước những rủi ro về lãi suất, bị
động trong đầu tư.
Công ty bị chiếm dụng vốn quá nhiều, năm 2007 các khoản phải thu chiếm tỷ
trọng 33,14% trong tổng vốn lưu động thì năm 2008 con số đó là 34,99%, số ngày để thu

hồi các khoản phải thu tăng từ 43 ngày năm 2008 lên 50 ngày năm 2012 tình trạng này
đang có chiều hướng tăng lên làm cho công ty đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều, ảnh
hưởng đến khả năng huy động vốn đầu tư của công ty.
Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phát triển còn chưa hợp lý
Nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty trong thời gian qua tập trung vào xây
dựng cơ bản, hàng tồn trữ, đào tạo nhận lực, vào hoạt động quảng cáo, marketing. Tuy
nhiên, tổng vốn đầu tư cho phát triển tài sản vô hình, cho máy móc công nghệ còn ít,
chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của công ty.
Ngành dược phẩm là ngành chứa đựng hàm lượng khoa học công nghệ cao chính
vì vậy, cần chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, đưa những dây chuyền, máy móc hiện
đại vào sản xuất để gia tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư
phát triển của công ty.
Trình độ của cán bộ nhân viên làm công tác đầu tư còn yếu
Bộ máy lãnh đạo của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương chủ yếu là những
dược sỹ, bác sỹ, kỹ sư được đào tạo bài bản về chuyên môn nhưng lại chưa được đào tạo
về quản trị doanh nghiệp một cách hệ thống, chủ yếu là các khóa đào tạo ngắn hạn. Chính
vì vậy, chúng ta có thể nói nguồn nhân lực thực hiện hoạt động đầu tư còn thiếu, tính
chuyên nghiệp chưa cao.
Sự phối hợp giữa các khâu trong quy trình thực hiện đầu tư chưa hợp lý
Trong quá trình thực hiện đầu tư, sự phối hợp giữa các phòng ban chưa tốt làm
chậm trễ tiến độ của hoạt động đầu tư, thời gian tiến hành không theo kế hoạch.
Các nguyên nhân khách quan


Hệ thống các văn bản, chính sách, luật pháp của Nhà nước về lĩnh vực đầu tư còn
thiếu, quy trình và thẩm quyền trong đầu tư còn chưa phân cấp rõ ràng, tồn tại nhiều bất
cập. Mặt khác, các quy định của đơn vị chủ quản Bộ Y tế còn lỏng lẻo dẫn tới cạnh tranh
không lành mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của
công ty.
Là một đơn vị chuyên kinh doanh dược phẩm, các mặt hàng chủ yếu của công ty

là nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó nhà nước ban hành nhiều chính sách nhằm
khuyến khích các doanh nghiệp Việt nam nhập khẩu thiết bị máy móc công nghiệp nhằm
từng bước hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, dược phẩm là một sản phẩm của khoa học
nhưng nó lại được sử dụng cho nhu cầu chữa bệnh hơn là mục đích kinh tế. Chính vì vậy
mà trong trong việc nhập khẩu các sản phẩm này chưa được nhà nước quan tâm một cách
đúng mức dẫn đến những khó khăn mà công ty phải gánh chịu.
Là một công ty có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài nên giá vốn
hàng bán của công ty luôn chịu sự chi phối của tỷ giá ngoại tệ, việc đồng nội tệ mất giá
trên thị trường thế giới đã gây ra không ít khó khăn cho công ty.
Định hướng phát triển của công ty đến năm 2020
Mục tiêu tổng thể
Tới năm 2020, Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương trở thành một trong những
công ty phân phối dược phẩm hàng đầu Việt Nam, có mạng lưới phân phối khắp cả nước.
Mục tiêu cụ thể
Tiếp tục giữ vững và phát huy vị trí, nâng cao uy tín của công ty trong thị trường
dược phẩm Việt Nam
Đầu tư mở rộng mạng lưới chi nhánh, hệ thống cửa hàng, kho thuốc phân phối
rộng khắp tất cả các tỉnh thành trong cả nước.
Nghiên cứu thị trường, mở thêm các chi nhánh ở những tỉnh thành tiềm năng. Phát
triển thị trường sang khu vực Đông Nam Á.


Nâng cao trình độ cho một số cán bộ có năng lực tiềm năng đi du học để nâng cao
năng lực và trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý.
Doanh thu hàng năm ổn định và tăng từ 17 – 20%, phấn đấu đến năm 2020, lợi
nhuận đạt tối thiểu 2% doanh thu.
Đóng góp vào sự gia tăng ngân sách quốc gia thông qua việc gia tăng nộp thuế:
thuế GTGT, thuế nhập khẩu, xuất khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá
nhân…
Giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động thông qua việc đầu tư mở rộng quy

mô khắp cả nước. Lương cán bộ nhân viên tăng trung bình 5%/năm.
Để đạt được những mục tiêu cụ thể và tổng thể đó, Công ty đã lên kế hoạch về nhu
cầu vốn đầu tư trong giai đoạn 2014 - 2020 và kế hoạch cơ cấu sử dụng vốn đầu tư trong
giai đoạn tới nhằm mang lại hiệu quả đầu tư cao nhất.
Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần
Quốc Tế Đông Dương
Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển
Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương cần tập trung cải thiện chất lượng, nâng
cao tính đồng bộ trong công tác lập kế hoạch đầu tư gắn liền với định hướng phát triển
chiến lược của doanh nghiệp.
Một phương án đầu tư đúng là tiền đề tiên quyết để nâng cao hiệu quả đầu tư phát
triển. Sau khi xây dựng phương án đầu tư, xác định rõ được danh mục dự án đầu tư và
trong đó, dự án nào là ưu tiên trọng điểm, cụ thể trong giai đoạn 2014 – 2020 cần phải
xây dựng được một danh mục đầu tư ưu tiên cho việc phát triển mạng lưới phân phối
khắp cả nước.
Công ty cần phải kiểm tra giám sát chặt chẽ sự thống nhất giữa kế hoạch, chiến
lược đầu tư với việc thực hiện và có những đánh giá thường xuyên giữa kế hoạch đầu tư
và những biến động của thị trường để có những điều chỉnh linh hoạt.
Tăng cường huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển


Nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển của Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương
ngày càng tăng, Công ty phải chủ động trong việc đa dạng hóa kênh huy động vốn để có
thể đảm bảo đầy đủ nguồn vốn đầu tư đáp ứng tiến độ theo kế hoạch.
Từ thực trạng giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012, tổng vốn tự có hay vốn chủ sở
hữu của công ty chiếm số lượng nhỏ hơn 50% trong tổng nguồn vốn.
Công ty cần cân đối nguồn vốn tự có để nâng cao tính tự chủ và tiết kiệm chi phí
sử dụng vốn như sau: Công ty phải giải quyết tốt các công việc như: thu hồi nợ từ các
đơn vị khác; giải phóng hàng tồn kho không dự kiến. Chống chiếm dụng vốn từ các đơn
vị khác, chú ý đầu tư chiều sâu, đầu tư vào những hoạt động có khả năng đem lại hiệu

quả và thu hồi vốn nhanh. Việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có tác dụng làm
giảm nhu cầu về vốn, cho phép làm ra nhiều sản phẩm hơn nữa.
Công ty cần xác định một tỷ lệ vốn vay hợp lý hơn để chi phí vay là thấp nhất, có kế
hoạch sử dụng vốn hiệu quả để trả nợ được và tiếp tục được vay.
Mở rộng quan hệ hợp tác thường xuyên với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành,
các tổ chức tín dụng.
Tăng cường liên doanh, liên kết để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Mặt khác,
hoạt động liên doanh liên kết cũng góp Phần mở rộng hệ thống phân phối, phù hợp với mục tiêu
ban đầu là trở thành doanh nghiệp có hệ thống phân phối trên khắp cả nước.
Giải pháp huy động nguồn vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty Cổ Phần
Quốc Tế Đông Dương là một giải pháp tương đối hiệu quả.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng hợp lý
Trong thời gian tới công ty cần đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào mua sắm thiết bị
và R&D. Hoạt động mua sắm bao gồm: mua sắm máy móc hiện đại, mua sắm các dây
chuyền sản xuất. Với tình hình hiện nay, công ty cần tiến hành đầu tư mua sắm dây
chuyền sản xuất thuốc tiêm hiện đại hơn thay thế cho dây chuyền hiện tại đã cũ nhằm
tăng năng suất sản xuất thuốc tiêm đáp ứng nhu cầu của các cơ sở y tế trên địa bàn mà
công ty có trụ sở.
Hoàn thiện quy trình quản lý đầu tư


Có thể thấy quy trình quản lý hoạt động đầu tư phát triển của công ty là tương đối
phù hợp. Tuy nhiên, trong tương lai, để phù hợp với những biến động của các yếu tố
khách quan và phù hợp với định hướng phát triển bền vững của công ty thì việc nâng cao
chất lượng công tác quản lý đầu tư là cần thiết. Công ty cần đầu tư nâng cao trình độ của
người quản lý và tăng cường công tác phân cấp quản lý để công tác quản lý đầu tư đạt
hiệu quả cao.
Tăng cường đầu tư nâng cao trình độ người lao động
Công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác tuyển dụng lao động. Chỉ có
tuyển chọn lao động các doanh nghiệp thật sự tốt thì mới có một đội ngũ lao động có đủ

trình độ và chuyên môn. Khâu tuyển chọn lao động đầu vào của công ty, thực hiện tuyển
chọn chặt chẽ, vừa nâng cao được mặt bằng chung về tay nghề, vừa giảm bớt được chi
phí đào tạo không cần thiết.
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ tay nghề cho người
lao động là yêu cầu tất yếu của sự phát triển. Để công tác đào tạo có hiệu quả thì công ty
cần tiến hành đánh giá phân loại lao động theo trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề,
năng lực, sở trường, sức khoẻ và tuổi tác của người lao động trong công ty. Sau đó xem
xét những ai cần được đào tạo, những ai không thể đào tạo, tái đào tạo.
Tăng cường đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường, đẩy
mạnh hoạt động maketing
Chiến lược thị trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công ty Cổ Phần
Quốc Tế Đông Dương. Nghiên cứu thị trường có tốt thì quyết định đầu tư mới có hiệu
quả.
Nghiên cứu và mở rộng hệ thống phân phối và phát triển thị trường sang các nước
có tiềm năng. Tăng cường hoạt quảng cáo, khuyến mãi, xúc tiến bán hàng,…Tham gia
các cuộc triển lãm giới thiệu, trưng bày sản phẩm cho khách hàng nhằm nâng cao được vị
thế của công ty. Chi trả hoa hồng cho các bệnh viện và các đại lý thuốc tây khi bán sản
phẩm của công ty.
Tiếp tục đầu tư khai thác thị trường Hồ Chí Minh, là một thị trường rộng lớn, mức
tiêu thụ khổng lồ


Nghiên cứu thị trường, lựa chọn địa điểm, mở rộng hệ thống phân phối đến những
tỉnh vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, các trạm y tế ở thôn xã…
Từ những nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu
quả hoạt động đầu tư của công ty
Kiến nghị với Bộ Y tế
Thứ nhất, cần nhanh chóng chấn chỉnh tình trạng giá cả và chủng loại mặt hàng
đang lộn xộn trên thị trường dươc phẩm hiện nay, cả về hàng nhâp khẩu, hàng sản xuất
trong nước cũng như về phân phối lưu thông. Cần có những tiêu chuẩn cụ thể trong việc

cấp phép thành lập và hoat động của các doanh nghiệp trong ngành Dược phẩm tạo môi
trường cạnh tranh lành mạnh.
Thứ hai, vấn đề han ngạch (quota) phải đươc cân đối theo từng năm sao cho phù
hơp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ, phù hợp với chủ trương, đường lối của Bộ. Hạn
chế tối đa việc nhập khẩu thuốc thông thường trùng với các sản phẩm trong nước có thể
sản xuất được và đã sản xuất dư công suất như thuốc ho, thuốc cảm, vitamin…
Thứ ba, cần sửa đổi thủ tục hành chính trong việc đăng ký và cấp phép phát hành
cho các loại thuốc, giảm bớt các chi phí thủ tục giấy tờ, giảm tối đa thời gian chờ đợi cấp
giấy phép, tránh gây ra hiện tượng tham nhũng cửa quyền
Kiến nghị với cấp Nhà nước
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành dược, cần
có sự bảo hộ để các công ty dược trong nước có thể giữ vững được thị trường của mình.
Nhà nước yêu cầu Bộ Y tế thường xuyên cập nhật giá thuốc trên thị trường thế
giới và khu vực, nhằm tránh tình trạng công ty mẹ ở nước ngoài bán sản phẩm cho các
công ty con trong nước với hình thức chuyển giá để nâng giá thuốc, làm rối loạn thị
trường.
Môi trường pháp lý là điều kiện tiền đề cho sự ổn định xã hội, phát triển kinh tế và
tăng cường sự hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới.
Nhà nước cần có sự kiểm tra nghiêm ngặt việc tuân thủ của các công ty trong
ngành dược theo các tiêu tuẩn theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới.


Công ty đã tìm kiếm đươc một thị trường xuất khẩu các mặt hàng như tinh dầu,
sâm Ngọc Linh, fucoidan, tạo được vùng trồng nguyên liệu tới hàng nghìn hecta cây bạc
hà, hoa hòe, thanh hao, tảo, sâm mang lại công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người
dân ở Thái Bình, Bình Dương, Hà Bắc… Đề nghị Nhà nước lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các
mặt hàng xuất khẩu và thông qua công ty có thể hỗ trợ người nông dân về vốn, tăng
cường đầu tư cho máy móc, nhà xưởng phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao hàm
lượng công nghệ trong các sản phẩm dược phẩm nhằm gia tăng giá trị dược phẩm hàng
xuất khẩu.

Chính sách ngoại thương có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với Công ty Cổ
Phần Quốc Tế Đông Dương vì nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu, nhập khẩu các mặt
hàng dược phẩm từ nước ngoài, xuất khẩu các mặt hàng thuốc đông dược, các loại
vitamin ra nước ngoài. Vì vậy, các chính sách ngoại thương, mặt hàng nhập khẩu, thuế
nhập khẩu, các thủ tục thông quan… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
của công ty. Do đó, Nhà nước cần có các chính sách ngoại thương hợp lý hỗ trợ các
doanh nghiệp.
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thuế giá trị gia tăng, ưu tiên các doanh nghiệp
dược, không thu thuế giá trị gia tăng với các mặt hàng nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu.
Đặc biệt trong việc hoàn thuế giá trị gia tăng khi xuất khẩu cần phải xử lý nghiêm các
trường hợp xuất khẩu khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước.
Trên đây là một số nghiên cứu, phân tích của tác giả về đề tài: “Hoạt động đầu tư
phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương giai đoạn 2006 – 2020”. Trong
chương 2 của đề tài, tác giả đã nếu ra những lý luận chung về đầu tư phát triển trong
doanh nghiệp dược phẩm. Trên cơ sở lý luận đó, chương 3 tác giả đã phân tích thực trạng
đầu tư phát triển tại Công ty Cổ Phần Quốc Tế Đông Dương, tính toán được một số chỉ
tiêu kết quả, hiệu quả đầu tư phát triển. Giai đoạn 2006 -2012, hoạt động đầu tư phát triển
của công ty đã thu được những kết quả nhất định, các chỉ tiêu có xu hướng tăng, nhưng
chưa đồng đều, nhưng đó cũng là tín hiệu khẳng định hoạt động đầu tư phát triển có hiệu
quả. Công ty vẫn đóng góp đầy đủ cho ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và nâng cao thu


nhập cho người lao động. Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động đầu tư phát
triển tại côn ty thời gian qua vẫn còn những hạn chế về vốn đầu tư còn thiếu chưa đáp
ứng được nhu cầu đầu tư của công ty, đầu tư chưa hiệu quả, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý…
Tác giả đã có những nghiên cứu, tìm hiểu những nguyên nhân của hạn chế. Ở chương 4
của đề tài, tác giả đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả
đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn tiếp theo.
Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn
không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp quý báu

của các thầy cô để tác giả có thể hoàn thiện luận văn này.



×