Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Tiểu luận: Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các học thuyết quản trị nhân lực Phương Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.69 KB, 22 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC
Đề tài: Liên hệ thực tiễn việc áp dụng các  
học thuyết quản trị nhân lực Phương  
Đông ở doanh nghiệp Toyota tại Việt Nam  
hiện nay.

­Trang 1­


CHƯƠNG 1:  LÝ LUẬN VỀ CÁC HỌC THUYẾT 
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG

1.1. TRƯỜNG PHÁI “ĐỨC TRỊ”
1.1.1. Khổng Tử ­ cuộc đời và sự nghiệp
Khổng Tử  sinh vào thời Chu Linh Vương năm thứ  21 (551 TCN) và mất  
vào thời Chu Kính Vương năm thứ 4 (479 TCN), thọ 72 tuổi.  Khổng tử là người  
sáng lập ra  đạo Nho mà giới nghiên cứu tư  tưởng phương Tây gọi là phái  
Khổng học. Ông là danh sư có ảnh hưởng rất lớn và điều này mới là điều trọng  
yếu và duy nhất ­ là nhà giáo lập trường tư đầu tiên trong lịch sử trung Quốc. 
Người có công sáng lập và phát triển trường phái “Đức trị” chính là Khổng 
Tử  ­ một nhà hiền triết của Trung Hoa cổ  đại. Tư  tưởng “Đức trị” được thể 
hiện rõ nét trong tác phẩm Luận ngữ ­ một trong những cuốn sách hàng đầu của 
bộ Tứ Thư.
Khổng Tử sinh ra trong thời loạn lạc, ông nhận thấy cần lập lại kỷ cương  
trong xã hội, thì thiên hạ  mới có đạo, xã hội mới  ổn  định. Để  thực hiện  ý  
nguyện đó, ông đã dựa vào đạo đức, coi đạo đức là phương tiện, là sức mạnh 
hiệu nghiệm nhất để quản lý xã hội. Thực chất của học thuyết đức trị là đòi hỏi  
người trị  dân phải có đức, quản lý xã hội bằng đạo đức, phải nêu gương đạo 
đức để  làm cho dân yên tâm mà theo lễ. Và UNESCO đã thừa nhận ông là một  
“danh nhân văn hoá thế giới”.


­Trang 2­


1.1.2. Quan điểm về con người
Với Khổng Tử  đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước 
hết là nói đến đạo đức. Khổng Tử đã đề  ra những tiêu chuẩn về  tài đức, về  tư 
cách phẩm chất để  thành người quân tử  đáng được nắm quyền trị  dân, nhờ  đó 
tiếng quân tử không còn thuần tuý chỉ người cầm quyền như trước nữa, mà chủ 
yếu là có nghĩa chỉ 
1.1.3. Nội dung về tư tưởng quản trị nhân lực
Khổng Tử chủ trương trị người bằng đức là chính, nghĩa là để thu phục và  
dẫn dắt người khác, nhà quản trị phải tu dưỡng những đức tính cần thiết, chẳng  
hạn như: nghĩa, trí, tín, dũng, liêm… trong đó, đức nhân được đặt lên hàng đầu 
và là trung tâm: vì con người và từ  con người. Khổng Tử coi nhân là gốc, lễ  là  
ngọn, nhân là mục tiêu, Khổng Tử chủ trương sử dụng phương thức chính danh. 
Nếu danh không chính thì ngôn không thuận, ngôn không thuận thì sự việc không 
thành, sự  việc không thành thì lễ  nhạc, chế  độ  không kiến lập được, chế  độ 
không kiến lập được thì hình phạt không trúng, hình phạt không trúng thì dân 
không biết đặt chân tay vào đâu.
Trong các công việc cụ  thể  như  sử  dụng,  đãi ngộ, đào tạo nhân sự… 
Khổng Tử cũng chỉ rõ các nguyên tắc như: “sử dân dĩ thời” (sử dụng người phải 
phù hợp), biết người, đề  bạt người chính trực lên trên người cong queo, khách 
quan không thành kiến, phân phối quân bình, không sợ  thiếu, chỉ sợ  không đều, 
đào tạo bằng cách làm gương hoặc dạy dỗ, thiếu cái gì dạy cái ấy, nhà quản trị 
phải là tấm gương để người dưới học tập.
Một trong những nguyên tắc hành xử quan trọng trong học thuyết Đức Trị 
mà ít người biết đến trong các công trình nghiên cứu về khổng tử đó là sự quyền  
biến trong hành động: “Vô khả, vô bất khả” (đối với việc đời không nhất định 
phải làm, không nhất định không làm, thấy hợp thì làm).
­Trang 3­



Lần đầu tiên trong lịch sử, Khổng Tử  đã tập hợp một cách có hệ  thống  
các nguyên lý trong việc đối nhân xử  thế  nhằm phát triển một xã hội tốt đẹp  
dựa trên nền tảng của lòng nhân ái. Những điều tốt đẹp trong học thuyết này  
đến nay vẫn còn giá trị  và đã được kiểm chứng bằng sự  vận dụng chúng vào  
phục vụ nhu cầu phát triển của các nền kinh tế mới ở châu Á ­ những nền kinh  
tế đã phát triển nhanh chóng trong những năm cuối thế kỷ XX.

1.1.4. Ưu và nhược điểm của trường phái Đức trị
 Ưu điểm:
­ Nặng đức, nhẹ  hình, khuyến khích người đời tu thân rèn đức theo mẫu 
người quân tử.
­ Quan điểm về bản chất con người là tốt: Nhân chi sơ tính bản thiện.
­ Thu phục được người khác bằng cái Đức của Nhà quản trị.
­ Đức trị tích cực tiêu diệt tận gốc cái “ác”, thực hiện “chặt đứt gốc rễ”, 
giải quyết vấn đề  từ  căn bản. quản lí mang tính chiến thuật và có hiệu quả 
trong một thời gian dài.
 Nhược điểm:
­ Nội dung thuyết Đức trị  có hạn chế là vị thế  và vai trò của pháp chế  và  
lợi ích kinh tế đối với xã hội không được coi trọng.
­ Thiếu tính răn đe trong quản trị nhân lực.
­ Trường phái Đức trị  của Khổng Tử  chỉ  đề  ra nguyên lý, không cụ  thể 
hóa thành thao tác và quy trình.
­ Đức trị dựa vào giáo hoá, dựa vào tư  tưởng để  giải quyết vấn đề. Như 
vậy, hiệu quả  sẽ  nhìn thấy chậm. Nhất là hình thành  đạo  đức nếp sống lí 

­Trang 4­



tưởng, xây dựng quan niệm giá trị chung thì mất thời gian, quyết không thể một 
sớm một chiều.
1.2. TRƯỜNG PHÁI PHÁP TRỊ
1.2.1. Hàn Phi Tử ­ cuộc đời và sự nghiệp
Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được đời sau nhắc đến nhiều là thời Xuân 
Thu và thời Chiến Quốc, Thời Xuân Thu (770 ­ 403 TCN) là thời kỳ suy tàn của  
nhà Chu, cũng là thời của Lão Tử, Khổng Tử. Còn thời Chiến Quốc (403 ­ 221 
TCN) là thời của Hàn Phi Tử.
  Hàn Phi Tử  (khoảng 280 ­ 233 TCN) là người nước Hàn, học rộng, biết  
cả đạo Nho lẫn đạo Giáo nhưng ông lại tâm đắc với học thuyết của Pháp gia và  
có tư tưởng mới về pháp trị. Tuy thuộc tầng lớp quý tộc nhưng ông có tinh thần  
yêu nước, tiến bộ, trọng kẻ sĩ, trọng người giỏi pháp thuật, chê bọn quý tộc, cổ  
hủ,   vô   dụng.  Ông   đã   tiếp   thu   điểm   ưu   trội   của   ba   trường  
pháp “pháp”, “thuật”, “thế”để  xây dựng và phát triển một hệ  thống lý luận  
pháp trị  tương đối hoàn chỉnh và tiến bộ  so với đương thời. Coi pháp luật là  
công cụ  hữu hiệu để  đem lại hoà bình,  ổn định và công bằng, Hàn Phi đã đề  
xuất tư tưởng dùng luật pháp để trị nước. Ông đưa ra một số nguyên tắc cơ bản  
trong xây dựng và thực thi pháp luật, như  pháp luật phải nghiêm minh, không  
phân biệt sang hèn, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật... Với những tư  
tưởng đó, học thuyết của Hàn Phi được người xưa gọi là “học thuyết của đế  
vương”.
1.2.2. Quan điểm về con người.

   Tư  tưởng quản trị nhân lực trong học thuyết của Hàn phi dựa trên cơ  sở 
nhận thức về bản chất của con người. Ông cho rằng, ngoại trừ một số ít thánh 
nhân, còn thì phần lớn con người: 
­ Tranh nhau vì lợi.
­Trang 5­



­ Lười biếng, khi có dư ăn thì không muốn làm nữa.
­ Chỉ phục tùng quyền lực.
1.2.3. Nội dung tư tưởng quản trị nhân lực
Hàn Phi Tử đưa ra ba khái niệm cơ bản trong quản lý ­ cai trị, đó là "thế" 
(quyền lực), "pháp" (luật pháp) và "thuật" (phương pháp quản lý). Đây là ba vấn  
đề  cốt lõi của quản lý ­ cai trị, liên hệ  khăng khít với nhau, trong đó "pháp" là 
yếu tố quan trọng nhất, có tính quyết định.
­ Pháp là hiệu lệnh, quy định được công bố  công khai và mọi người phải 
tuân thủ.
­ Thế là quyền thế và địa vị của nhà quản trị để thực thi và bảo vệ pháp.
­ Thuật là cách thức, nghệ thuật ứng xử của nhà quản trị để đảm bảo cho  
mọi người phải tuân thủ những quy định của pháp. 
Trong khi pháp và thế phải ổn định và rõ ràng thì thuật phải bí mật và biến 
hóa khôn lường.
Hàn Phi có những chủ trương khá tiến bộ  như: quản trị phải quyền biến  
chứ không câu nệ vào sách vở, thời khác thì sự việc phải khác, miễn là thích nghi 
thì thôi. Nhất quán giữa hình và danh (lời nói và việc làm phải thống nhất), coi  
thực tiễn là tiêu chuẩn để đánh giá con người và hành vi, coi trọng thực tiễn.
Nếu như Khổng Tử chỉ đề ra nguyên lý và do vậy chỉ có ít người có năng 
lực đặc biệt và có nhân cách đặc biệt mới có thể  hiểu và thực hành được công  
việc quản trị thì Hàn Phi chủ trương phải cụ thể hóa thành thao tác và quy trình 
để người bình thường cũng có thể học và thực thi được công việc quản trị. Đây  
là một chủ  trường rất tiến bộ và khoa học mà sau này các trường phái quản trị 
của Phương Tây đã ứng dụng và phát huy hiệu quả rất cao trong thực tiễn. Ông 
chủ trương: pháp hợp thời, dễ hiểu, dễ thi hành, phải công bằng.
Trong học thuyết của mình, Hàn Phi đã chỉ  rõ và cụ  thể  hóa các nội dung  
liên quan đến sử  dụng nhân sự, đãi ngộ  nhân sự, dùng người phải dùng đúng 
­Trang 6­



hình danh, theo đúng quy trình khách quan, đãi ngộ theo nguyên tắc, quy tắc, quy  
chế chứ không theo ý riêng.
Một trong những tư tưởng xuyên suốt trong học thuyết Pháp Trị đó là tính 
thực   tế:  “Việc   phải   theo   thời,   mà   biện   pháp   phải   thích   ứng,   dùng   việc   xét  
người”. Điều này cũng thống nhất với quan điểm của Khổng Tử  về  sự  quyền 
biến.
Những tư  tưởng tiến bộ  của Hàn Phi Tử  cách đây 2300 năm như: chú  
trọng quá trình quản trị, đại chúng hóa quá trình này để người bình thường cũng  
vận dụng được,… vẫn còn giá trị  cho đến ngày nay và đã được vận dụng một  
cách thành công vào lĩnh vực quản lý doanh nghiệp.
1.2.4. Ưu và nhược điểm của Trường phái Pháp trị
 Ưu điểm:
­ Chú trọng quá trình quản trị, đại chúng hóa quá trình này để  người bình 
thường cũng vận dụng được.
­ Cụ  thể  hóa thành thao tác và quy trình trong việc thực hiện các công tác  
quản trị nhân lực.
­ Coi trọng thực tiễn, có xem xét đến sự ảnh hưởng của hoàn cảnh khách 
quan đối với việc ra quyết định.
­ Pháp trị là quản lý tính chiến thuật, có hiệu quả trong thời gian ngắn.
­ Khi xảy ra các mâu thuẫn nội bộ, pháp luật sẽ  là công cụ  tiết chế  các 
mối quan hệ vào không gây ra tình trạng hỗn loạn.
­ Giúp nhà quản trị  phát hiện và đạo tạo nhân tài dựa trên nguyên tắc 
thưởng phạt công bằng, tìm ra được những cá nhân có ích cho sự phát triển của  
tổ chức và xã hội.
 Nhược điểm:
­ Quan điểm về bản chất con người quá cực đoan, độc đoán.
­Trang 7­


­ Tập trung quyền lực vào một cá nhân, Có thể gây ra sự ức chế tâm lý cho 

người bị quản trị.
­ Chỉ  nhìn thấy khía cạnh vụ  lợi, mà còn không thấy được lý tưởng cao 
đẹp và sẵn sang hi sinh vì lí tưởng của người có tâm có đức, phủ nhận Đức trị.
­ Đề cao, coi trọng vị thế của nhà quản trị và chủ yếu sử dụng các chế tài  
để cưỡng ép, răn đe.
1.3. SO SÁNH 2 TRƯỜNG PHÁI “ĐỨC TRỊ” VÀ “PHÁP TRỊ”
1.3.1. Giống nhau
 Đều có nguồn gốc xuất phát ở Trung Hoa cổ đại.
 Các tư tưởng quản lý của hai trường phái này hoà trộn với các tư tưởng  
triết học, chính trị, pháp lý, đạo đức.
 Đều có mục đích đưa ra công cụ quản lý cùng với những phương pháp  
hợp để trị vì thiên hạ.
  Chữ  thuật  trong quản lý: Một trong những  nguyên tắc hành xử  mà 
Khổng Tử nhắc đến đó là sự quyền biến trong hành động, “vô khả, vô bất khả” 
(đối với việc đời không nhất định phải làm, không nhất định không làm, thấy  
hợp nghĩa thì   làm). Đó là cách  ứng xử  tùy thời, tùy nơi, tùy tâm cảnh, quyền 
biến vô ý, vô tắc, vô cố, vô chấp, vô ngã. Cũng giống như Khổng tử, Hàn Phi Tử 
quan niệm chữ  thuật của ông là cách thức, nghệ  thuật  ứng xử, việc đó phải bí  
mật và biến hóa khôn lường.
1.3.2. Khác nhau
Quan 

Đức trị
Pháp trị
điểm
Về bản   Khổng   Tử   cho   rằng   bản   tính  Hàn Phi Tử cho rằng phần lớn con 
chất con   của   con   người   là   thiện,   sống  người:   tranh   nhau   vì   lợi;   lười 
người

gần   nhau,   muốn   giúp   đỡ   lẫn  biếng,   có   dư   ăn   rồi   thì   không 

­Trang 8­


nhau Tính tương cận, tập tương   muốn   làm   nữa;   chỉ   phục   tùng 
viễn. Ông quan niệm con người   quyền lực.
sinh   ra   vừa   có   tính   bẩm   sinh 
vừa có tính tập nhiễm xã hội.
Trên   đời   có   2   kiểu   người: 
Thánh nhân và tiểu nhân.
 Khổng   Tử   chủ   trương   trị   Hàn   Phi   Tử   chủ   trương   chú 



người bằng đức là chính. 

trọng đến pháp luật và coi pháp 

Nhà   quản   trị   phải   tu   dưỡng  

luật chính là tiêu chuẩn cho mọi 

những đức tính cần thiết như 

hành vi trong ứng xử. 

nhân,   nghĩa,   tín,   dũng,   liêm. 



Ông xây dựng học thuyết quản 


Trong đó đức nhân được đắt 

trị nhân lực xoay quanh ba phạm 

lên hàng đầu và là trung tâm: 

trù pháp, thế, thuật.

vì con người và từ con người.  Ông   chủ   trương   việc   quản   trị 
 Khổng   tử   chỉ   rõ   nguyên   tắc 

phải được cụ thể hóa thành thao 

Về tư  

“sử   dân   dĩ   thời”   biết   và   đề 

tác và quy trình để  người bình 

tưởng  

bạt   người   chính   trực,   khách 

thường có thể  cũng có thể  học 

quản trị

quan   không   thành   kiến, 


và thực thi. Pháp phải hợp thời,  

phương pháp quản lý cơ  bản 

dễ  biết, dễ  thi hành, phải công 

là nêu gương và giáo hoá.

bằng. 



Trường   phái   Đức   trị   theo   ý 



Ông   chủ   trương   dùng   người 

tưởng   phân   phối   công   bằng 

phải đúng hình danh, theo đúng 

quân   bình   “Không   sợ   thiếu, 

quy   trình   khách   quan,   đãi   ngộ 

chỉ sợ không đều”.

theo   nguyên   tắc,   quy   tắc,   quy 
chế ràng chứ không theo ý riêng.


1.4. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
­Trang 9­


1.4.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh
Chủ  tịch Hồ  Chí Minh ­ anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa  
thế  giới, đã tiếp thu, kết tinh, phát triển một cách sáng tạo các di sản của cha 
ông cả  về  mặt lý luận cũng như  thực tiễn. Các bài nói, bài viết và tấm gương  
của Người chính là chuẩn mực cho tư  tưởng quản trị  nhân lực Việt Nam hiện  
đại.
Hồ  Chí Minh kế  thừa các tư  tưởng quản trị  nhân lực của các nhà thuyết 
gia phương Đông và cả phương Tây. Ở Người không có sự coi trọng “đức” hơn 
hay pháp luật hơn trong quản trị nhân lực cũng như trong quản lý kinh tế xã hội. 
Người học hỏi và kế thừa những giá trị tiêu biểu của Khổng Tử về việc lấy đức 
trị  người nghĩa là để  thu phục và dẫn dắt người khác nhà trị  phải tu dưỡng  
những đức tính cần thiết như: nhân, trí, dũng, nghĩa và trước hết người quản trị 
cũng cần phải rèn luyện bản thân mình cả  về  mặt đạo đức và chuyên môn.  
Đồng thời, Người cũng tiếp thu những tinh hoa trong tư tưởng quản trị của Hàn  
Phi Tử như quản trị phải quyền biến chứ không câu nệ sách vở, thời khác thì sự 
việc phải khác, trong mỗi trường hợp thì cần có những cách xử lý khác nhau. Từ 
đây, Hồ  Chí Minh đã cùng với những tư  tưởng mới của chủ nghĩa Mác­Lê nin,  
Người đã xây dựng nên những tư tưởng mới và tiên bộ hơn về quản trị nhân lực 
nói riêng cúng như quản trị nhà nước xã hội nói chung. Tư tưởng của Người có 
sự kết hợp của các học thuyết quản trị phương Đông, phương Tây và đặc biệt là 
những tiếp thu tinh tế của chủ nghĩa Mác­Leenin. Tư tưởng Hồ Chí Minh trong  
quản trị có sự kết hợp cả yếu tố cứng là pháp luật và các yếu tố mền dẻo là đạo 
đức.
1.4.2. Tư tưởng quản trị nhân lực của Hồ Chí Minh


­Trang 10­


Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là động lực vừa là mục tiêu. 
Đối với xây dựng con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh phải toàn điện về  dạo 
đức, trí tuệ, bản lĩnh... văn hóa.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở. Ta phải  
dùng chỗ hay của người và giúp người chữa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ,  
người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tùy chỗ mà dùng được”. 
Hồ  Chí Minh phê bình rằng, thường chúng ta không biết tùy tài mà dùng  
người, thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ  mộc thì bảo đi rèn dao, thành thử 
hai người đều lúng túng, nếu biết tùy tài mà dùng người thì hai người đều thành 
công. 
Theo Người có các hình thức đào tạo nhân lực sau:
­ Một là, tự đào tạo, bồi dưỡng. Về hình thức này, có người có kế  hoạch 
hẳn hoi, không qua trường lớp nhưng có ý thức học tập mọi lúc, mọi nơi, nhất là 
qua cả những thành công và qua cả những thất bại trong công tác để rút ra những  
bài học cho bản thân mình.
­  Hai là, được đào tạo, bồi dưỡng theo trường, lớp, theo bài bản có hệ 
thống.
­ Ba là, vừa được đào tạo, bồi dưỡng theo trường lớp, vừa được rèn luyện  
trong thực tế, vừa là quá trình tự đào tạo.
Về chính sách đãi ngộ nhân lực:
Hồ  Chí Minh coi trọng những động lực về  nhu cầu và lợi ích của người  
lao động. “Có thực mới vực được đạo”. Nếu ai thực hiện vượt mức quy định thì  
được thưởng. Có như thế mới kích thích mọi người cố gắng hơn nữa. Thưởng,  
phạt phải công bằng”. 
Theo Người, chính sách tiền lương chính là một trong những đòn bẩy quan 
trọng bởi tiền lương chính là thước đo giá trị  sức lao động mà người lao động 
­Trang 11­



bỏ ra. Tiền lương không phù hợp còn là một trong những nguyên nhân của nhiều 
căn bệnh như: tham ô, tham nhũng...
Thực hiện trả  lương theo nguyên tắc: tiền tệ  hoá đầy  đủ  tiền lương, 
chống bình quân, cào bằng, đồng thời chống đặc quyền, đặc lợi về  thu nhập  
dưới mọi hình thức.
Các tư  tưởng quản trị  nhân lực mang đậm nét văn hóa Việt Nam của  
Người đã được tôn vinh và lưu truyền từ  thế  hệ  này sang thế  hệ  khác. Thời  
kháng chiến cứu quốc, Hồ Chí Minh, bằng tấm gương đạo đức của bản thân đã  
chinh phục được trái tim và khối óc của nhân dân cả  nước, thuyết phục được  
các sĩ phu yêu nước cũ,  điển hình là Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại và tầng  
lớp trí thức tân học theo Người. Thực hiện đức trị, trong suốt thời kháng chiến  
chống Phá. Các bài viết, bài nói và tấm gương của Người cũng chính là chuẩn  
mực cho tư tưởng quản trị nhân lực Việt Nam hiện đại.

­Trang 12­


CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN VIỆC ÁP DỤNG CÁC HỌC 
THUYẾT QUẢN TRỊ NHÂN LỰC PHƯƠNG ĐÔNG Ở CÔNG TY 
TOYOTA TẠI VIỆT NAM
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TOYOTA
Toyota là nhà tiên phong trong sản xuất ôtô ở Việt Nam. Với việc đưa dây  
chuyền sản xuất chi tiết thân xe vào hoạt động từ  tháng 3 năm 2003, Toyota là  
công ty đầu tiên trong các liên doanh ôtô Việt Nam áp dụng tất cả 4 quy trình sản  
xuất tiêu chuẩn cho một nhà máy sản xuất ôtô bao gồm dập, hàn, sơn và lắp ráp. 
Qua việc nâng cao năng lực sản xuất tại Việt Nam, TMV thể hiện sự tin t ưởng  
vào khả năng sản xuất những chiếc xe có chất lượng tốt nhất. 
Giống như  tất cả  các chi nhánh của Toyota, Toyota Việt Nam đảm bảo  

các tiêu chuẩn chất lượng cao nhất cho tất cả các sản phẩm do mình sản xuất và 
bán ra. Với lịch sử  trên 30 năm, "Hệ  thống Sản xuất Toyota" là một hệ  thống  
quản lý do Toyota tạo ra đã được nhiều công ty áp dụng  ở  các nước khác nhau 
trên toàn thế giới nhằm tối ưu hóa năng suất và chất lượng. 
Những đặc trưng của "Hệ thống sản xuất Toyota" gồm:


JIT  là hệ  thống nhằm giảm tối thiểu tính không hiệu quả  với việc 
cung cấp chính xác những chi tiết cần thiết cho mỗi công đoạn sản  
xuất.



JIDOKA  là một hệ  thống sản xuất tự  điều chỉnh nhằm duy trì chất  
lượng cao bằng cách yêu cầu mỗi người công nhân là một giám sát viên 
trong khi thực hiện những nhiệm vụ lắp ráp của họ.
­Trang 13­




KAIZEN là triết lý "Cải tiến không ngừng" nhằm khuyến khích tất cả 
mọi thành viên của công ty luôn phấn đấu vì năng suất và chất lượng 
cao nhất. 

Các công nghệ  tiên tiến thường xuyên được đưa vào sử  dụng tại Toyota  
Việt Nam, kể cả công nghệ  sơn nhúng tĩnh điện âm cực, đảm bảo cho lớp sơn 
hoàn thiện có chất lượng cao nhất, và những ưu việt khác như băng chuyền trên 
cao nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lắp ráp và giảm sự mệt mỏi cho công 
nhân bằng cách duy trì dây chuyền lắp ráp ở độ cao tối ưu cho mỗi một thao tác. 

Toyota gây được sự chú ý lần đầu tiên của thế giới vào những năm 1980  
khi mà khách hàng bắt đầu nhận ra rằng xe Toyota có tuổi thọ dài hơn và ít sửa 
chữa hơn xe Mỹ. Ngày nay họ  là một trong những nhà sản xuất xe hơi có lãi  
nhất trên thế giới, sản xuất xe hơi chất lượng cao, theo thị hiếu của người dùng, 
sử dụng ít giờ lao động và hàng hóa tồn kho. Đến ngày hôm nay, Toyota vẫn tiếp 
tục gia tăng sản xuất, phát triển sản phẩm và hoàn thiện quy trình. Một trong  
những yếu tố  mang lại thành công cho toyota là phong cách quản lý nhân sự  có 
hiệu quả và tận dụng được nguồn nhân lực của công ty. 
2.2.   LIÊN   HỆ   CÁC   HỌC   THUYẾT   QUẢN   TRỊ   NHÂN   LỰC 
PHƯƠNG ĐÔNG Ở CÔNG TY TOYOTA
Nhắc đến Toyota chúng ta không thể  không nhắc đến 14 nguyên lý quản 
trị  trong hệ  thống TPS (Toyota production system). TPS là một hệ  thống sản 
xuất phức tạp, nó không chỉ là một bộ các công cụ quản lý tinh gọn như JIT, 5S, 
kanban, hệ  thống kéo, ô sản xuất... Nền tảng cốt lõi của TPS là tập trung vào 
việc hỗ  trợ  và khuyến khích nhân viên liên tục cải tiến những quy trình hoạt 
động, hướng đến mục tiêu tối thượng là giảm thiểu lãng phí và phục vụ  khách 
hàng tốt nhất. Mà trung tâm của TPS chính là con người với tinh thần CẢI TIẾN  
LIÊN TỤC.
­Trang 14­


Trong 14 nguyên lý quản trị của mình Toyota đã biết vận dụng kết hợp 1  
cách tài tình giữa các học thuyết quản trị của cả phương Đông lẫn phương Tây, 
của cả  đời xưa kết hợp quyền biến thay đổi phù hợp với các phong cách hiện  
đại. Chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Đông, nên việc quản trị nhân sự  của 
Toyota cũng chịu tác động rất lớn từ  phong cách quản trị  này và một trong các  
ảnh hưởng rất lớn đến 14 nguyên lý quản trị  thành công của Toyota chúng ta  
phải kể đến đó là các học thuyết quản trị phương Đông. Phong cách này đã giúp 
cho Toyota vươn lên thành một trong những nhà sản xuất xe hàng đầu thế  giới, 
đánh bại nhiều đối thủ  đáng gờm để  chiểm lĩnh thị  trường Mỹ. Vậy chúng ta  

hãy đi tìm hiểu xem Toyota đã kế  thừa và phát huy các quyền biến của học 
thuyết quản trị phương Đông như thế nào để  biến nó thành các nguyên lý quản 
trị gắn mác Toyota.
2.2.1. Nguyên tắc: “Ra các quyết định quản lý dựa trên một triết lý dài  
hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn”. 
Theo   học   thuyết   quản   trị   phương   Đông,   trong   trường   phái   Đức   trị   thì 
Khổng Tử lấy con người (nhân) làm gốc, vì con người và từ con người. Toyota  
là một công ty kinh doanh, nhưng trung tâm mà toyota hướng đến là khách hàng 
(nhân) thay vì đặt lợi nhuận lên hàng đầu như  nhiều công ty khác. Điều này có  
thể thấy rõ trong nguyên lý “Ra các quyết định quản lý dựa trên một triết lý dài 
hạn, dù phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn”. (Đây chính là nền tảng 
cho mọi nguyên lý khác).
Xuất   phát   từ   quan   điểm:   Kiếm   tiền  không   chỉ   là   cho  công   ty,  cho   cổ 
đông..., mục đích tối thượng của kiếm tiền là đầu tư  cho tương lai để  tiếp tục 
thực hiện sứ  mệnh của mình, đó mới là mục đích thật sự  của đầu tư  và cũng  
chính là để giúp đỡ cộng đồng và giúp đỡ xã hội.
 Có thể hiểu nguyên lý này là:
­Trang 15­


Thực hiện điều có lợi cho công ty, nhân viên, khách hàng của Toyota và 
toàn bộ xã hội. Trang bị một ý thức về mục tiêu có tính triết lý để thay thế  bất  
kỳ một hình thức ra quyết định ngắn hạn nào. Làm việc, phát triển và chèo lái cả 
tổ  chức theo một mục đích chung lớn hơn là việc chỉ kiếm tiền. Cần thấu hiểu  
vị  trí của công ty bạn trong lịch sử  để  đưa nó lên một tầm cao mới.  Tinh thần 
"hãy làm việc tốt cho công ty, cho đồng nghiệp, khách hàng và cho cả xã hội" là 
nền tảng. Tạo ra giá trị cho khách hàng, cho cộng đồng, cho nền kinh tế là khởi 
điểm để suy nghĩ và đánh giá.
  Đối với Khách hàng,  Toyota thống nhất quan điểm của toàn công ty 
xoay quanh việc thỏa mãn khách hàng, với niềm tin những khách hàng thỏa mãn  

quay trở  lại và sẽ  đem lại nhiều doanh thu hơn thông qua việc giới thiệu sản 
phẩm của công ty. Một trong những yếu tố chính tạo nên thành công của Toyota 
là nó sống với triết lý tín nhiệm lẫn nhau và tinh thần “tự  chúng ta làm”. Điều  
này được minh họa rõ nhất khi họ tham gia vào ngành công nhiệp ô tô hạng sang. 
Họ không mua lại công ty đã sản xuất ô tô hạng sang. Thay vào đó, côn ty đã tạo 
ra một bộ phận xe hơi hạng sang riêng ­ dòng Lexus ­ từ đống tạp nham để học 
hỏi và hiểu được bản chất của xe hơi hạng sang.
 Đối với Nhân viên:
Không chỉ lấy khách hàng làm trung tâm, Toyota còn lấy nhân viên là chủ 
chốt cho sự phát triển của công ty.
Họ nhận thấy rằng người công nhân lắp ráp chính là người làm tǎng thêm 
giá trị sản phẩm và nếu công nhân phải làm việc miệt mài trên dây chuyền chạy 
liên tục sẽ  khiến những lỗi sản phẩm nhân lên không ngừng. Ai nhà điều hành  
cuối cùng đã kết hợp các phần rời rạc lại để tạo ra một hệ thống sản xuất mới
Toyota cũng như nhiều công ty khác, thường tạo ra “công ăn việc làm suốt 
đời” cho nhân viên của mình. Tại Nhật Bản,  "công việc làm trọn đời" luôn là 
­Trang 16­


phương pháp nâng cao năng suất thường được các doanh nghiệp ứng dụng, giúp 
tạo ra hiệu quả  trong công việc. Các công nhân viên Nhật Bản, nhất là những 
nam  công nhân viên có  tay  nghề, thường  thích làm một công việc suốt  đời.  
Những công nhân viên này ít tình nguyện đổi công ty hơn so với các nhân viên ở 
các nước khác. Những công nhân viên khác gọi là những công nhân viên tạm 
thời, thường chiếm khoảng 6% lực lượng lao động, ngay cả ở những công ty lớn 
như Toyota. Ngoài ra còn có nhiều công nhân làm việc không trọn ngày. Khi hoạt  
động kinh doanh sa sút, hay khi sử  dụng các kỹ  thuật tiết kiệm lao động, các 
công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời này trên bảng lương của họ,  
sa thải số  công nhân tạm thời, giảm tiền thưởng thất thường cho số công nhân 
làm việc suốt đời và thuyên chuyển công nhân viên sang các bộ  phận sản xuất  

khác.
2.2.2. Nguyên tắc: “Tiêu chuẩn hóa công việc là nền tảng cho việc cải  
tiến liên tục và khuyến khích nhân viên”.
Toyota còn linh động trong việc  áp dụng trường  pháp Pháp trị  là: chủ 
trương phải được cụ  thể  hóa thành thao tác và quy trình để  người bình thường  
cũng có thể học và thực thi được. Điều này được thể  hiện ở  nguyên tắc: “Tiêu 
chuẩn hóa công việc là nền tảng cho việc cải tiến liên tục và khuyến khích nhân  
viên”.
Tiêu chuẩn hóa là nền tảng cho việc cải tiến, sáng tạo và phát triển chất 
lượng liên tục. Không quy trình nào có thể  được cải thiện nếu nó không được  
tiêu chuẩn hóa. Chất lượng tương tự  được đảm bảo thông qua những thủ  tục 
chuẩn để đảm bảo tính thống nhất trong quy trình và sản phẩm. Khi áp dụng sự 
chuẩn hóa, sẽ là cần thiết để tìm sự cân bằng giữa sự cung cấp nhân viên và tiêu 
chuẩn của công ty và trao cho họ quyền tự do để  ra sáng kiến và sáng tạo. Các 
­Trang 17­


tiêu chuẩn cụ  thể đủ  để  cung cấp những hướng dẫn hiệu quả  và bao quát cho 
phép một phần linh hoạt nào đó.
Chuẩn hoá quy trình có nghĩa là các quy trình và hướng dẫn sản xuất được 
qui định và truyền đạt rõ ràng đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất 
quán và giả  định sai về  cách thức thực hiện một công việc. Mục tiêu của việc  
chuẩn hoá là để  các hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách  
thống nhất, ngoại trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách 
có chủ  ý. Khi các thủ  tục quy trình không được chuẩn hoá  ở  mức độ  cao, các 
công nhân có thể  có những ý nghĩ khác nhau về  cách làm đúng cho một thủ tục 
quy trình và dễ  đưa đến các giả  định sai. Mức độ  chuẩn hoá cao về  quy trình  
cũng giúp các công ty mở rộng sản xuất dễ dàng hơn nhờ tránh được những gián 
đoạn có thể gặp phải do thiếu các quy trình được chuẩn hoá.
Để đảm bảo rằng các ý tưởng loại trừ các hoạt động không tạo ra giá trị 

tăng thêm được thực thi, quyền quyết định thay đổi các quy trình sản xuất được  
đưa tới mức thấp nhất có thể được (đó là công nhân) nhưng bất kỳ một thay đổi 
nào cũng được yêu cầu phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định. Ví dụ, ở Toyota  
các công nhân được khuyến khích triển khai các cải tiến cho các quy trình sản 
xuất nhưng việc cải tiến phải thể hiện tính hợp lý rõ ràng phù hợp với phương 
pháp khoa học, việc cải tiến phải được triển khai dưới sự  giám sát của một 
người quản lý có thẩm quyền và quy trình mới phải được ghi nhận lại hết sức  
chi tiết về  nội dung, trình tự, thời gian và kết quả. Toyota trước tiên triển khai 
các thay đổi được đề xuất ở quy mô nhỏ trên cơ sở thử nghiệm và nếu việc cải 
tiến có hiệu quả, Toyota sẽ  tiến hành thay đổi xuyên suốt trong hoạt động sản  
xuất của mình.
2.2.3. Nguyên tắc: “Phát triển các nhà lãnh đạo hiểu sâu sắc công việc,  
cuộc sống triết lý của bạn và truyền đạt nó cho người khác”
­Trang 18­


Toyota cũng áp dụng nguyên tắc “sử dân dĩ thời” (sử dụng người phải phù 
hợp); đào tạo bằng cách làm gương hoặc dạy dỗ, thiếu cái gì dạy cái đó, nhà 
quản   trị   phải   là   tấm   gương   để   người   dưới   học   tập   và   noi   theo   Hơn   nữa  
còn khuyến khích sự hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị bằng cách phân 
chia quyền lãnh đạo. Nhân viên được tham gia vào hoạt động quản trị của công 
ty, đây là quá trình hợp tác giữa người lao động và nhà quản trị  trong việc ra  
quyết định và các chính sách kinh doanh. Điều này tạo mối quan hệ gần gũi hơn  
giữa nhân viên và nhà quản trị, và nhân viên sẽ biết rằng họ luôn được coi trọng 
ở công ty. 
Phát triển lãnh đạo từ bên trong tổ chức hơn là từ bên ngoài. Toyota không 
bao giờ săn các vị giám đốc điều hành hay chủ tịch từ những công ty khác. Thay 
vào đó, công ty tìm kiếm những nhà lãnh đạo chủ  chốt trong nội bộ  tổ  chức­
trong bán hàng, phát triển sản phẩm, tổ chức và thiết kế. Triết lý của toyota về 
việc đề bạt thăng tiến những nhà điều hành từ trung cấp lên cao cấp của công ty 

bắt nguồn từ niềm tin rằng họ loại trừ sự không đồng đều ở cấp điều hành.
Thay đổi văn hóa mỗi khi một nhà lãnh đạo đến đem đến sự xáo trộn trong  
cấp bậc quản lý vì đột nhiện các nhân viên phải thay đổi theo những điều luật 
mới. Nó cũng không phát triển sự sâu sắc hay bất cứ sự trung thành nào từ nhân  
viên. Toyota tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo trong tổ chức của họ phải sống và 
hiểu văn hóa toyota hàng ngày. Họ  cũng mong muốn rằng các nhà lãnh đạo của  
họ đào tạo cách hiểu về cách hiểu và cách sống của toyota.
2.2.4. Nguyên tắc: “Tự  mình kiểm chứng để  hiểu rõ hoàn toàn một  
vấn đề”.
Toyota cũng đã áp dụng một trong những tư tưởng xuyên suốt học thuyết  
Pháp trị, đó là tính thực tế: việc phải theo thời, mà biện pháp phải thích  ứng, 

­Trang 19­


dùng việc xét người. Đó là nguyên tắc: “Tự  mình kiểm chứng để  hiểu rõ hoàn  
toàn một vấn đề”. 
Hãy tự  quan sát và xác nhận thực tế. Ghi nhớ  rằng bạn phải chịu trách  
nhiệm cho các báo cáo và thông tin mà bạn cung cấp cho người khác. Giải quyết 
vấn đề và cải thiện quy trình bằng các tìm kiếm nguồn gốc và tự mình quan sát 
kiểm chứng thông tin và dữ liệu. Cần suy xét những gì bạn nghe được, những gì 
người khác nói với bạn, và kiểm chứng mọi thứ để có một cái nhìn tổng quan về 
tình hình. 
2.2.5. Nguyên tắc: “Ra quyết định phải chậm sau khi cân nhắc mọi  
khả năng và có sự đồng tâm; thực hiện nó một cách nhanh chóng”. 
Quy trình đồng thuận giúp mở  rộng việc tìm kiếm cho các giải pháp và 
làm các quyết định nhanh chóng hơn. Đối với toyota, cách đưa ra quyết định cũng 
quan trọng không kém chất lượng của quyết định. Đừng vội vàng ra quyết định 
mà không xem xét tất cả các dữ kiện, lựa chọn và tham vấn với những người sẽ 
bị ảnh hưởng bởi quyết định. Khi bạn đã chọn một giải pháp, hay lựa chọn thực 

hiện nhanh chóng nhưng thận trọng.
Tham vấn có thể  khiến việc chấp nhận giải pháp dễ  dàng hơn và việc 
thực thi quy trình thuận lợi hơn. Công ty xem xét tất cả  nhân tố: chi phí, chất  
lượng, vấn đề, giải pháp và những người liên quan trong quy trình.
5 nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định của toyota là:
­ Tìm ra điều gì đang thực sự diễn ra.
­ Hiểu nguyên nhân của vấn đề: hỏi tại sao 5 lần.
­ Xem xét một cách rộng rãi các giải pháp lựa chọn và phát triển một lý 
luận chi tiết cho giải pháp được ưa thích hay được lựa chọ.
­ Tạo sự đồng thuận với đội ngũ, nhân viên và với nhà cung cấp.

­Trang 20­


­ Sử  dụng kênh thông tin giao tiếp hiệu quả  để  truyền từ  bước 1 đến 
bước 4.
Ngoài ra, Toyota cũng rất khôn khéo trong việc áp dụng các yếu tố  chung  
của quản trị phương Đông đó là nghệ thuật ứng xử của nhà quản trị phải quyền 
biến, bí mật và khôn lường. Các nhà quản trị  của toyota thường hướng tới sự 
lãnh đạo phải giống như  "không khí", chú trọng đến quyết định tập thể. Trong 
khi các ông chủ  Mỹ  kênh kiệu và độc đoán thì các đồng sự  người Nhật của họ 
khiêm tốn và nhã nhặn, khi mà các ông chủ  Mỹ  thích ra lệnh thì các ông chủ 
Nhật muốn các quyết  định đến với họ. Họ  thích so sánh việc lãnh đạo với 
"không khí" ­ rất cần thiết cho cuộc sống nhưng không nhìn thấy được và dường 
như  không tồn tại. Họ  nâng tinh thần tập thể  lên bằng cách hoà mình với các  
đồng nghiệp, đặt tập thể  lên trên cá nhân, và qua đó đạt được vị  trí cao nhất, 
lãnh đạo bằng sự  doàn kết chứ  không bằng mệnh lệnh. Tại đây, một quy tắc 
được đề  ra là các nhà quản trị  không được quát tháo, đe dọa hoặc trừng phạt  
nhân viên dưới quyền khi có sai sót xảy ra. Thực ra đó không phải là cách quản 
lý e ngại nhân viên, mà thái độ  xử  sự  này mới bảo đảm các lỗi sai, hỏng được 

báo cáo ngay và đầy đủ. Từ đó, người quản lý mới có thể tìm ra nguyên nhân sâu 
xa, giúp cho việc sửa đổi chính sách và các quy trình thực hiện công việc phù 
hợp hơn và sát với thực tế của công ty hơn. Trách mắng nhân viên hẳn nhiên sẽ 
không khích lệ mọi người thông báo với cấp trên những việc sai sót và như vậy  
cũng khó tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm. Chính vì phương châm quản lý  
con người giàu tính nhân văn này mà sự nghiệp kinh doanh của Toyota ngày một 
phát triển hơn, nguồn lực con người của họ luôn ổn định và lớn mạnh.
Không có một giải pháp nào chung để giải quyết vấn đề  nhân sự  cho tất  
cả  các doanh nghiệp. Sự  thành công đó phụ  thuộc vào kinh nghiệm, sự  hợp lý  
trong ứng xử của mỗi nhà quản lý. Nếu doanh nghiệp có giải pháp đúng, họ  sẽ 
có một nguồn nhân lực ổn định và gắn bó lâu dài với công ty.
­Trang 21­


KẾT LUẬN
Mỗi học thuyết qua sự phân tích ở trên đều có những ưu và khuyết điểm  
riêng. Nhưng do quản trị còn là một nghệ  thuật không đòi hỏi cứng nhắc trong  
việc áp dụng nên sự  kết hợp các học thuyết trên là hoàn toàn có thể. Việc áp  
dụng một kiểu phong cách lãnh đạo nào đó trong hoạt động quản trị kinh doanh 
không đơn giản là áp dụng nguyên bản một kiểu phong các nào đó trong thực 
tiễn sản xuất, kinh doanh mà đòi hỏi người quản trì phải vận dụng một cách  
linh hoạt, sáng tạo để tìm ra kiểu phong cách lãnh đạo thích hợp. Tùy thuộc vào 
mỗi nhà quản trị và mô hình bộ máy công ty, lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề... 
mà sẽ  có những sự  áp dụng kết hợp khác nhau. Và cũng từ  chính sự  vận dụng 
linh hoạt đó mà hiệu quả kinh tế sẽ được nâng cao, đem lại những lợi ích thiết 
thực cho người lao  động, doanh nghiệp và xã hội.  
Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và hiểu rõ về  phong cách quản trị  của từng  
trường phái trong học thuyết cũng cho nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan 
điểm quản trị phù hợp với khu vực quản trị, với từng đối tượng quản trị. Đây là 
điểm quan trọng nhất của các nhà quản trị trên toàn thế giới. 


­Trang 22­



×