Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THỊ PHƯƠNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẮC KẠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐÀO THỊ PHƯƠNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG
GIÁO DỤC ĐA VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẮC KẠN
Ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC



Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ ÚT SÁU

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Đào Thị Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới Lãnh
đạo trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, các Thầy giáo Cô giáo đã tham
gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em
trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Thị Út Sáu,
người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân

em đã luôn cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính
mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Đào Thị Phương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................................ii
MỤC LỤC ...................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài .............................................................................................. 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 3
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................................... 3
8. Cấu trúc luận văn...................................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ
CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
ĐA VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ................................... 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .............................................................................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................. 5
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước .............................................................................. 6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài ...................................................................................10
1.2.1. Quản lý, bồi dưỡng, môi trường giáo dục đa văn hóa ...................................... 10
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học.......................................................... 12
1.2.3. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học
trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................................................. 12
1.2.4. Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các
trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ................................... 14
1.2.5. Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................. 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3. Lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các
trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ..............................................14
1.3.1. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................. 14
1.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo
viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ..................... 15
1.3.3. Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục
đa văn hóa ........................................................................................................ 21
1.3.4. Chủ thể bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................ 22
1.3.5. Kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa

văn hóa ............................................................................................................. 22
1.4. Lý luận quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa .......................................23
1.4.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo
viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ..................... 23
1.4.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................. 23
1.4.3. Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên
các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ............................. 24
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa
văn hóa ............................................................................................................. 25
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục
đa văn hóa ......................................................................................................................26
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ......................................................................................... 26
1.5.2. Các yếu tố khách quan ..................................................................................... 27
Tiểu kết chương 1 .......................................................................................................................28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA
VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ
BẮC KẠN TỈNH BẮC KẠN .................................................................................................30
2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng .....................................................................30
2.2.1. Một vài nét về các trường Tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ........... 30
2.2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng .............................................................................. 31

2.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường
giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn ...............................33
2.2.1. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn....... 33
2.2.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành
phố Bắc Kạn .................................................................................................... 34
2.2.3. Thực trạng phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên
tiểu học thành phố Bắc Kạn ............................................................................. 37
2.2.4. Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi
trường giáo dục đa văn hóa cho GV các trường tiểu học...................................... 42
2.2.5. Kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi
trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn ......... 44
2.3. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn ........48
2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi
trường giáo dục đa văn hóa cho GV tiểu học .................................................. 48
2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học
thành phố Bắc Kạn ........................................................................................... 51
2.3.3. Thực trạng chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học
thành phố Bắc Kạn ........................................................................................... 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành
phố Bắc Kạn ..................................................................................................... 58
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các
trường tiểu học thành phố Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn ......................................................60
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................................62
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA
VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ
BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN ................................................................................................64
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ......................................................................................64
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ................................................................... 64
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 64
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ .................................................................... 64
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp .................................................................... 65
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ................................................................... 65
3.2. Một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN trong môi trường
giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn
tỉnh Bắc Kạn ...................................................................................................................65
3.2.1. Đề xuất chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ......................... 65
3.2.2. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo
dục đa văn hóa ................................................................................................. 73
3.2.3. Đổi mới hình thức bồi dưỡng theo định hướng phát triển năng lực thực
hành trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên .............................. 78
3.2.4. Xây dựng công cụ đánh giá năng lực lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ......................... 85
3.2.5. Huy động các lực lượng trong bồi dưỡng năng lực lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa ..... 93

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp ........................................................................................97
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lý bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa
cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn ......................97
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 97
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 97
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................... 98
3.4.2. Nội dung và cách tiến hành .............................................................................. 98
Tiểu kết chương 3 .....................................................................................................................101
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................105
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý

GD & ĐT


Giáo dục & Đào tạo

GV

Giáo viên

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1.

Thống kê tình hình học sinh tiểu học ở thành phố Bắc Kạn năm
học 2018 - 2019 .................................................................................... 31

Bảng 2.2.

Thống kê tình hình CBQL, GV các trường tiểu học ở thành phố
Bắc Kạn năm học 2018 - 2019.............................................................. 31


Bảng 2.3.

Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu
học thành phố Bắc Kạn ......................................................................... 35

Bảng 2.4.

Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên
tiểu học thành phố Bắc Kạn .................................................................. 38

Bảng 2.5.

Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu
học thành phố Bắc Kạn ......................................................................... 40

Bảng 2.6.

Thực trạng chủ thể bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu
học thành phố Bắc Kạn ......................................................................... 43

Bảng 2.7.

Thực trạng kết quả bồi dưỡng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi
trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn...... 45


Bảng 2.8.

Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành
phố Bắc Kạn .......................................................................................... 49

Bảng 2.9.

Thực trạng tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo
viên tiểu học thành phố Bắc Kạn .......................................................... 52

Bảng 2.10.

Thực trạng chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo
viên tiểu học thành phố Bắc Kạn .......................................................... 55

Bảng 2.11.

Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa
cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn ........................................... 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Bảng 2.12.


Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức
hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho
giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn .................................................. 61

Bảng 3.1.

Nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa......... 67

Bảng 3.2.

Mô tả chi tiết công cụ đánh giá năng lực lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho giáo viên tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa......... 87

Bảng 3.3.

Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường
giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố
Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn........................................................................ 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mà sự giao lưu, giao thoa văn hóa diễn ra,

môi trường đa văn hóa nhằm tạo một xã hội dân chủ và tương tác trên cơ sở kế
thừa tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, phát huy những giá trị mới của nền
văn hóa dân tộc. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay, môi trường
giáo dục đa văn hóa tìm cách bảo đảm công bằng về giáo dục cho mọi học sinh
trong môi trường học tập thân thiện, tôn trọng lẫn nhau về ngôn ngữ và văn hóa
của người học. Do vậy, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục
đa văn hóa cho HS các trường tiểu học nhằm mục đích giáo dục sự tôn trọng, sự
đa dạng bản sắc văn hóa, tạo không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn
trọng lẫn nhau, học hỏi, hiểu biết về văn hóa các dân tộc; từ đó gìn giữ và phát huy
những truyền thống, giá trị văn hóa của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc
Việt Nam. Hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa đòi hỏi khi tổ chức
hoạt động, giáo viên phải tính đến đặc điểm phát triển riêng của học sinh ở nhiều
dân tộc khác nhau với những truyền thống văn hóa, với những tổ chức làng, bản,
dòng họ những tập tục riêng... Những yếu tố có những ảnh hưởng nhất định đến sự
phát triển của học sinh tiểu học. Theo đó, để tạo môi trường đa văn hóa thuận lợi
cho học sinh, cần tổ chức đa dạng các hình thức trải nghiệm nhằm hướng học sinh
đến những giá trị tốt đẹp, bình đẳng và tạo nên những công dân có khả năng đóng
góp hiệu quả cho sự phát triển của đất nước.
Thực tế hiện nay ở các trường tiểu học, hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho GV trong môi trường giáo dục đa văn hóa còn bị
coi nhẹ, các lớp bồi dưỡng còn đơn điệu về nội dung và hình thức bồi dưỡng. GV
còn thiếu hụt kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi
trường đa giáo dục văn hóa, chủ thể bồi dưỡng chưa được CBQL các trường tiểu
học quan tâm lựa chọn, một bộ phận chủ thể bồi dưỡng trong quá trình bồi dưỡng
chưa sử dụng đa dạng các phương pháp và hình thức bồi dưỡng.
Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV tiểu học
trong môi trường giáo dục đa văn hóa hiện nay đã quan tâm đến công tác lập kế
hoạch bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng, tuy nhiên, CBQL các trường tiểu học chưa
tiến hành thường xuyên việc đánh giá được nhu cầu bồi dưỡng của GV, công tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





tổ chức thực hiện kế hoạch chưa chú ý đến việc chuẩn bị các điều kiện về cơ sở
vật chất, việc tổ chức các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề trong
trường và theo cụm trường để các GV trong trường và trong huyện có cơ hội gặp
gỡ, trao đổi chuyên môn, rút kinh nghiệm trong giảng dạy diễn ra không thường
xuyên, CBQL chưa quan tâm đến quy trình tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức
hoạt động trải nghiệm cho GV trong môi trường giáo dục đa văn hóa và quản lý
quy trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trong môi
trường giáo dục đa văn hóa …Vì vậy, kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường
tiểu học không đạt hiệu quả mong muốn. Chính vi vậy cần có công trình nghiên
cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi
trường đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học Thành phố Bắc Bạn. Tuy
nhiên trên thực tế chưa có công trình nào.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: Quản lý bồi dưỡng năng lực
tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo
viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên
các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý
bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa
văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi
trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học
thành phố Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kan.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lý bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Kạn đã được triển khai thực hiện và thu được một số kết quả nhất định nhưng vẫn
còn một số hạn chế ở một số nội dung: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm
tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi
trường đa văn hóa cho giáo viên...Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ biện pháp bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn
hóa cho giáo viên các trường tiểu học sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho
giáo viên các trường tiểu học góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường
tiểu học.
5.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố
Bắc Kạn.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu
học thành phố Bắc Kạn.

6. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thực trạng quản lý bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên ở 8 trường tiểu học
Thành phố Bắc Bạn trong năm học 2018 - 2019. Khách thể nghiên cứu gồm 23 cán
bộ quản lý và 120 giáo viên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và
khái quát hóa các vấn đề về lý luận quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát: Chúng tôi quan sát quá trình tổ chức hoạt động trải
nghiệm của giáo viên và hoạt động bồi dưỡng của báo cáo viên và học viên (giáo
viên tiểu học) để tìm hiểu thực trạng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học và thực trạng
hoạt động bồi bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường
giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Thu thập ý kiến của đối tượng: giáo
viên tiểu học; đội ngũ báo cáo viên và học viên; cán bộ quản lý các nhà trường
tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa để tìm ra những thông tin cần thiết
phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn.
Phương pháp phỏng vấn: Trò chuyện với giáo viên, báo cáo viên, học viên
để tìm hiểu về thực trạng, những khó khăn, hạn chế khi tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học,
tìm ra thực trạng về công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành
phố Bắc Kạn.
Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học, cán
bộ quản lý am hiểu sâu sắc về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa
văn hóa để góp ý về việc đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bồi dưỡng
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho
giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu. Để xử lý số liệu
điều tra tác giả sử dụng một số công thức toán học để xử lý các kết quả nghiên
cứu, từ đó phân tích, đánh giá nhằm đưa ra những kết luận phù hợp.
8. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học.
Chương 2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học
thành phố Bắc Kạn.
Chương 3. Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học
thành phố Bắc Kạn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐA
VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm
Ở Hàn Quốc, hoạt động trải nghiệm được tiến hành thực hiện ngay từ lớp 1
đến lớp 12. Chương trình giáo dục trải nghiệm có 3 nhóm hoạt động chính là hoạt
động độc lập, hoạt động câu lạc bộ và hoạt động định hướng. Tùy vào đặc điểm
tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện địa
phương mà nhà trường có thể lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với mỗi nhà
trường. Đối với tiểu học, nội dung chính của chương trình trải nghiệm lấy trọng
tâm là những thói quen sinh hoạt cơ bản, nuôi dưỡng ý thức, tư duy tập thể cho
học sinh đồng thời phát hiện những nhân tố, các tính cách của các em [19].
Chương trình trải nghiệm của nước Anh cung cấp hàng loạt tình huống cuộc
sống thực tiễn hàng ngày cho học sinh và yêu cầu học sinh phải sử dụng nhiều tri
thức, kĩ năng của mình để giải quyết vấn đều nhằm đạt kết quả cao nhất; đồng thời
cung cấp cho các em các cơ hội sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm…[20].
Tại Anh, trong “Chương trình giáo dục phổ thông Anh Quốc” năm 2013,
trung tâm Widehorizon thành lập năm 2004 như là niềm hi vọng của giáo dục
ngoài trời, trong đó dạy học phiêu lưu - mạo hiểm là một hình thức của trải
nghiệm sáng tạo. Tầm nhìn sứ mệnh của tổ chức này đơn giản là: “Chúng tôi tin
rằng mỗi đứa trẻ đều có cơ hội trải nghiệm những tri thức về phiêu lưu mạo hiểm
như là một phần được giáo dục trong cuộc đời chúng” Đó cũng chính là một thức
của tổ chức các hoạt động sáng tạo cho trẻ em (1, tr.4-5]).
Các nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực cho giáo viên
Tại Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho giáo viên và cán bộ quản lý
giáo dục là nhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm. Tùy theo thực tế
của từng đơn vị cá nhân mà các cấp quản lý giáo dục đề ra các phương thức bồi
dưỡng khác nhau trong một phạm vi theo yêu cầu nhất định. Cụ thể là mỗi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





cử từ 3 đến 5 giáo viên được đào tạo lại một lần theo chuyên môn mới và tập trung
nhiều vào đổi mới phương pháp dạy học [7].
Mc.Crea nhấn mạnh, bồi dưỡng GV thế kỉ 21 là bồi dưỡng các kĩ năng để
giáo viên phát triển các năng lực của công dân thế kỉ 21 (năng lực sáng tạo, làm
việc hợp tác, kĩ năng ICT, giải quyết vấn đề…), bồi dưỡng GV các hình thức,
phương pháp dạy học mới: dạy học bằng dự án, dạy học kiến tạo, khám phá (theo
hình thức nghiên cứu khoa học) và có sự liên thông giữa các môn học, liên thông
với địa phương và cộng đồng nơi học sinh đang sinh sống và với thế giới bên
ngoài, toàn cầu [12].
Eminent đề cao việc bồi dưỡng GV thông qua hỗ trợ của đồng nghiệp, giáo
viên bồi dưỡng cho giáo viên. Các hình thức bồi dưỡng khác cũng được đề cập là
việc thiết lập các mạng lưới giáo viên, các hiệp hội giáo viên trực tuyến với sự hợp
tác giữa giáo viên với các chuyên gia giáo dục, với các nhà quản lý giáo dục. Hình
thức này đặc biệt có lợi cho giáo viên ở những vùng hẻo lánh, khó khăn. Một hình
thức bồi dưỡng mới là lôi kéo giáo viên tham gia vào các dự án nghiên cứu cùng
với các giảng viên ở các trường đại học ở các lĩnh vực dạy học khác nhau [12].
Cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu trên thế giới nào bàn về
bồi dưỡng năng lực tổ chức trải nghiệm cho GV trong môi trường đa văn hóa.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Các nghiên cứu về tổ chức hoạt động trải nghiệm
Nguyễn Thị Ngọc, trong bài viết “Một số hoạt động trải nghiệm nhằm phát
triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc Tày, Nùng khu
vực miền núi phía Bắc ” [16], bài viết tập trung nghiên cứu các dạng hoạt động cụ
thể thuộc các nhóm hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông
mới bao gồm: hoạt động phát triển cá nhân; hoạt động lao động; hoạt động xã hội
và phục vụ cộng đồng; hoạt động giáo dục, hướng nghiệp tương ứng với các mức
độ kĩ năng giao tiếp hiện có của HS. Trên cơ sở các hoạt động được thiết kế, giáo
viên tại các trường THCS trên địa bàn nghiên cứu có thế áp dụng tổ chức trong

nhà trường nhằm phát triển các kĩ năng giao tiếp của HS lên mức độ cao hơn.
Trong phần nội dung, tác giả đã xác định một số mẫu thiết kế nội dung hoạt động
trong các nhóm hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển kĩ năng giao tiếp cho học
sinh trung học cơ sở người Tày, Nùng khu vực miền núi phía Bắc và phân tích các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




điều kiện để hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển được kĩ năng giao
tiếp cho học sinh trung học cơ sở người Tày, Nùng khu vực miền núi phía Bắc.
Nguyễn Thị Dung, Phạm Thị Quỳnh Trâm trong bài viết “Tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” cho HS lớp
5 [4], các tác giả phân tích thực trạng và nhận thấy: GV đã có tinh thần tiếp cận
các phương pháp DH mới và phối linh hoạt nhiều phương pháp vào bài dạy; thu
hút được sự chú ý, hứng thú của HS trong học tập; đa số HS nắm được nội dung
bài đọc, hiểu được nghĩa các từ khó trong bài. Song, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều
hạn chế: GV chưa chú trọng đến việc đưa HĐTN vào dạy học tập đọc cho HS, các
hoạt động dạy học còn thiếu tính đột phá; số lượng HS tích cực, chủ động tham
gia vào tiết học còn ít; nhiều HS tỏ ra ngại ngùng khi đọc diễn cảm và thể hiện sắc
thái lời thoại của nhân vật; một vài em còn phát âm nhầm lẫn, khả năng đọc chưa
tốt. Do vậy, các tác giả đã phân tích những yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động
trải nghiệm trong dạy học bài “Người gác rừng tí hon”: Bám sát mục tiêu bài học,
khai thác vốn sống và phát huy tính tích cực của học sinh. Hoạt động trải nghiệm
trước giờ học bài “Người gác rừng tí hon” cho học sinh lớp 5 đó là tổ chức cho
các em trải nghiệm qua tham quan Rừng quốc gia Cát Bà - Hải Phòng
Các nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
Trần Thị Kim Cúc, Nguyễn Phan Lâm Quyên, trong bài viết “Phát triển
năng lực dạy học theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục” [5]. Bài viết đã khái quát về năng lực và năng lực dạy học, theo

các tác giả dạy học theo hướng trải nghiệm là quá trình trong đó người dạy khuyến
khích, tạo điều kiện cho người học trải nghiệm, hoạt động thực tế, từ đó người học
rút ra được tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm và kinh nghiệm, kiến thức sẵn có.
Người dạy đóng vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn khi cần thiết để đi tới mục đích
giáo dục cuối cùng. Các tác giả đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực dạy
học theo hướng trải nghiệm cho giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục như: Trang bị kiến thức về dạy học trải nghiệm; Rèn kỹ năng thiết kế và tổ
chức dạy học theo hướng trải nghiệm.
Bùi Vĩnh Tuy (2015), Bồi dưỡng cho giáo viên các trường THPT huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm [18], trên cơ
sở phân tích các khái niệm cơ bản về trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chức và tổ chức hoạt động trải nghiệm, năng lực và năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động bồi
dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Phần
chương 2, tác giả phân tích thực trạng công tác bồi dưỡng GV ở các trường THPT
huyện Thanh Sơn như: thực trạng công tác lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực
hiện bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm, nội dung và
phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng GV….Trong chương 3, tác giả đề xuất
các biện pháp như: Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về tầm quan trọng của
hoạt động bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm; Tổ chức
đánh giá thực trạng trình độ và năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của đội
ngũ GV và nắm bắt nhu cầu về kiến thức, kỹ năng; Đổi mới nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức năng lực và bồi dưỡng GV về năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm…

Phạm Thanh Hoàn (2018), Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải
nghiệm cho giáo viên các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện
Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên [11] đã trình bày cơ sở lý luận về bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm cho GV ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung
học cơ sở như: vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm; mục tiêu bồi dưỡng; nội
dung bồi dưỡng; hình thức và phương pháp bồi dưỡng; Nội dung quản lý bồi
dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV ở các trường phổ thông
dân tộc bán trú trung học cơ sở ở các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm
tra và đánh giá…Trong chương 2, tác giả đã nghiên cứu thực trạng về tổ chức hoạt
động trải nghiệm của GV như nhận thức của CBQL, GV trong nhà trường; đánh
giá của CBQL, GV về thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm; nội dung và
hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm; thực trạng kết quả bồi
dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV. Tác giả phân tích và đánh giá thực trạng
quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho GV, đánh giá
những ưu điểm, phân tích những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề
xuất 5 biện pháp: Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và
các lực lượng liên quan về tổ chức HĐTN ở trường phổ thông dân tộc bán trú
trung học cơ sở; Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động trải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nghiệm cho GV; Tổ chức thiết kế chuyên đề bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt
động trải nghiệm cho GV….
Phạm Hồng Sơn (2017), Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
các trường THPT huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động
trải nghiệm [23], Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động
bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ về
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Tác giả đã điều tra, khảo sát thực trạng

quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Phù Ninh
- Tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm. Qua tổng hợp nghiên
cứu lý luận và phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn một cách khách quan, trung
thực về thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường
THPT huyện Phù Ninh - Tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm,
tác giả đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng quản
lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện Phù Ninh Tỉnh Phú Thọ về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm.
Các nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm
trong môi trường giáo dục đa văn hóa của giáo viên
Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa của giáo viên. Trong quá
trình tìm kiếm tài liệu tham khảo và các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận
thấy có các công trình nghiên cứu về môi trường đa văn hóa như sau:
Nguyễn Duy Mộng Hà, với bài viết “Tầm quan trọng của giáo
dục đa văn hoá ở các trường đại học nước ta trong thời kì hội nhập” [8], tác giả
đã phân tích mục tiêu của giáo dục đa văn hóa, đó là một phương thức giáo dục
dựa trên những giá trị dân chủ, khẳng định sự đa dạng các nền văn hóa trong một
thế giới phụ thuộc lẫn nhau. Môi trường đa văn hóa tạo cơ hội cho người học được
giáo dục bình đẳng, giúp người học truyền đạt được những kiến thức, kỹ năng cần
thiết để hoạt động hiệu quả trong xã hội dân chủ và hợp tác.
Nguyễn Thị Bảo Yến (2016), Quản lý phát triển môi trường giáo dục đa
văn hóa ở các trường THPT thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh [24]. Trong công
trình này, tác giả đã trình bày các khái niệm về: Phát triển môi trường đa văn hóa,
quản lý phát triển môi trường đa văn hóa, những vấn đề cơ bản về phát triển môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trường đa văn hóa: Mục tiêu, nội dung và các con đường phát triển môi trường đa

văn hóa. Phần quản lý phát triển môi trường đa văn hóa gồm các nội dung: lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện
kế hoạch phát triển môi trường đa văn hóa. Trong phần thực trạng quản lý phát
triển môi trường đa văn hóa, tác giả đã phân tích thực trạng về những hoạt động
của nhà trường và giáo viên để phát triển môi trường đa văn hóa; thực trạng nội
dung và các con đường phát triển môi trường đa văn hóa; thực trạng quản lý phát
triển môi trường đa văn hóa…Từ đó, trong chương 3, tác giả đề xuất các biện
pháp: Xây dựng danh mục và nội dung giáo dục môi trường đa văn hóa cho HS;
Bồi dưỡng, rèn luyện và nâng cao nhận thức cho các lực lượng sư phạm - xã hội
về giáo dục đa văn hóa; Nâng cao chất lượng đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu phát
triển môi trường đa văn hóa; Đổi mới, sáng tạo các hình thức sinh hoạt tập thể
trong nhà trường….
Nhận định chung về các công trình nghiên cứu:
Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định, tổ chức hoạt động trải nghiệm và
quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm có tầm quan trọng nhất định trong giáo dục
toàn diện HS. Muốn tổ chức hoạt động trải nghiệm hiệu quả, đội ngũ GV cần phải
được thường xuyên BD, cập nhật và nâng cao trình độ, kỹ năng sư phạm để thực
hiện tốt nhiệm vụ của mình. Các biện pháp của các công trình nghiên cứu trên gắn
với bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV.
Đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào về bồi dưỡng năng lực tổ
chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho giáo viên các trường
tiểu học, vì vậy, trong đề tài này, tác giả cần phải nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
trạng của hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi
trường đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học, đề xuất các biện pháp quản
lý hoạt động bồi dưỡng GV nhằm thực hiện tốt mục tiêu bồi dưỡng - phát triển
năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý, bồi dưỡng, môi trường giáo dục đa văn hóa
* Quản lý:
Đặng Quốc Bảo: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát, là hệ thống

những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý
trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành của hệ thống giáo dục quốc dân, điều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




hành các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác giáo dục
theo yêu cầu phát triển của xã hội (Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài) [3, tr.18].
Nguyễn Thị Mỹ Lộc: Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng
và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm
đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra" [17, tr.15].
Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường hay nói rộng ra là quản lý giáo dục là
quản lý hoạt động dạy và học nhằm đưa nhà trường từ trạng thái này sang trạng
thái khác và dần đạt tới mục tiêu giáo dục đã xác định" [10, tr.61].
Từ các khái niệm nêu trên, theo chúng tôi: quản lý giáo dục là quá trình lập
kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra của CBQL đến hoạt động giáo
dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.
* Bồi dưỡng
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng
lực và phẩm chất" [21, tr.79].
Nguyễn Minh Đường: "Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức
và kĩ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường được
xác nhận bằng một chứng chỉ" [6, tr.14].
Từ các khái niệm nêu trên, theo chúng tôi: bồi dưỡng là quá trình tác động
có mục đích, có kế hoạch nhằm bổ sung, bồi đắp thêm những kiến thức về tri thức,
kỹ năng cho đối tượng được bồi dưỡng, làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả
trong quá trình lao động.
* Môi trường giáo dục đa văn hóa

“Giáo dục đa văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu, một nguyên tắc mới xuất
hiện nhằm mục tiêu chủ yếu là tạo ra những cơ hội giáo dục bình đẳng cho người
học từ những nhóm chủng tộc, giai cấp, văn hóa khác nhau. Một trong những mục
tiêu quan trọng của giáo dục đa văn hóa là giúp người học đạt được kiến thức, thái
độ, kỹ năng cần thiết để hoạt động hiệu quả trong một xã hội dân chủ và tương tác,
thỏa thuận giao tiếp với những người từ những nhóm khác để tạo ra một cộng
đồng dân sự đạo đức, làm việc cho lợi ích chung” [9]. “Giáo dục đa văn hóa là
giáo dục không phân biệt sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo…mà là tôn trọng và hội nhập
lẫn nhau. Giáo dục đa văn hóa là giáo dục tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nhóm dân tộc nhận ra nhu cầu văn hóa của đất nước mình và các dân tộc khác về
các giá trị văn hóa và đạo đức đặc trưng của mỗi dân tộc” [22]. Để tổ chức giáo
dục đa văn hóa thảnh công một trong những nội dung rất quan trọng cần xây dựng
môi trường giáo dục đa văn hóa. Từ các quan điểm trên, theo quan điểm của
chúng tôi:
Môi trường giáo dục đa văn hóa thể hiện trong sự tôn trọng sự đa dạng bản
sắc văn hóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đối với học sinh.
1.2.2. Hoạt động trải nghiệm ở trường tiểu học
Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng,
thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm
các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp
kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc
giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp
với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức
mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng
thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai [2, tr.3].

Nội dung hoạt động trải nghiệm được phân chia theo hai giai đoạn: giai
đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong đó, ở
cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám
phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn
bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số
nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình
thức phù hợp với lứa tuổi [2, tr.3].
1.2.3. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học
trong môi trường giáo dục đa văn hóa
Theo Đặng Thành Hưng thì: “Năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá
nhân thực hiện thành công các hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong
điều kiện cụ thể “tổ hợp những hành động vật chất và tinh thần tương ứng với
dạng hoạt động nhất định dựa vào những thuộc tính cá nhân (sinh học, tâm lí và
giá trị xã hội) được thực hiện tự giác và dẫn đến kết quả phù hợp với trình độ thực
tế của hoạt động” [13, tr 25]…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Vậy, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu
học trong môi trường giáo dục đa văn hóa thể hiện ở khả năng GV vận dụng các
kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của bản thân để tổ chức HĐTN trong môi trường
giáo dục đa văn hóa, hình thành thái độ cho học sinh biết tôn trọng sự đa dạng
bản sắc văn hóa nhằm mục tiêu giáo dục toàn diện HS.
Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn
hóa của giáo viên các trường tiểu học bao gồm những năng lực sau:
- Năng lực tổ chức cho HS khám phá bản thân.
- Năng lực tổ chức cho HS chăm sóc gia đình.

- Năng lực tổ chức cho HS xây dựng nhà trường.
- Năng lực tổ chức cho HS xây dựng cộng đồng.
- Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tìm hiểu và bảo tồn cảnh
quan thiên nhiên.
- Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tìm hiểu và bảo vệ môi trường.
- Năng lực tổ chức cho HS hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên
quan đến nghề nghiệp.
Cấu trúc năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa
cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa gồm:

Năng lực thiết kế
HĐTN trong môi
trường giáo dục đa
văn hóa

Năng lực tổ chức hoạt
động trải nghiệm
trong môi trường giáo
dục đa văn hóa cho
giáo viên các trường
tiểu học trong môi
trường giáo dục đa
văn hóa
Năng lực tiến hành
HĐTN trong môi
trường giáo dục đa
văn hóa

Năng lực kiểm tra,
đánh giá HĐTN trong

môi trường giáo dục
đa văn hóa

Năng lực thiết kế HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa gồm: Năng
lực chuẩn bị thiết kế HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa, năng lực thiết kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×