Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.67 KB, 124 trang )

BÙI
THU
LOAN
LUẬN
VĂN
THẠC

KINH
TẾ
LỚP:
CH
20B QLKT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

BÙI THU LOAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU
THẦU TẠI CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


HÀ NỘI, NĂM 2016

BÙI
THU
LOAN


LUẬN
VĂN
THẠC

KINH
TẾ
LỚP:
CH
20B QLKT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------------------------

BÙI THU LOAN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU
THẦU TẠI CHƯƠNG TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH

: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS NGUYỄN BÁCH KHOA



HÀ NỘI, NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý Nhà nước về đấu thầu tại
Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học” là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tơi đã hồn thành tất cả các mơn
học và đã thanh tốn tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa
Sau đại học, trường Đại học Thương mại.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này kính đề nghị Khoa Sau đại học xem xét
để tơi có thể bảo vệ Luận văn.
Tơi tin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

BÙI THU LOAN



LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Thương mại, các Thầy Cô
giáo, Khoa Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS,TS. Nguyễn Bách
Khoa đã tận tình hướng dẫn em hồn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Song với thời gian và kiến thức còn hạn chế, kết quả của luận văn khơng
tránh khỏi những thiếu sót mong Q thầy, cơ và các bạn học viên đóng góp ý

kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo của Ban quản lý
Chương trình SEQAP, các cán bộ đấu thầu, xây dựng của Chương trình và các
cán bộ đấu thầu các đơn vị thụ hưởng Chương trình đã giúp đỡ em có những
thơng tin, số liệu thực tế về Đấu thầu giúp em thu thập, tổng hợp và đánh giá
một cách tổng quan, để từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn
thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn


Bùi Thu Loan

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................ix
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA.................................................................................7
1.1

Một số khái niệm và lý luận cơ bản......................................................7

1.1.1 Tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và Chương
trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học nói riêng...........................7

1.1.1.1 Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung....................................7
1.1.1.2 Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học...............8


1.1.2

Khái quát về đấu thầu các dự án.....................................................9

1.1.2.1 Khái niệm đấu thầu và phân biệt với đấu giá................................9
1.1.2.2 Phân loại các hoạt động đấu thầu................................................11
1.1.2.3 Khái quát Luật đấu thầu hiện hành...............................................11
1.1.2.4 Nguyên tắc và quy trình hoạt động đấu thầu...............................15
1.1.2.5 Vai trò của đấu thầu trong triển khai các Chương trình mục tiêu
quốc gia.....................................................................................................16
1.1.3

Một số lý luận chung về Quản lý Nhà nước..................................17

1.1.3.1 Khái niệm và vai trò của Quản lý Nhà nước................................17
1.1.3.2 Nguyên tắc, yêu cầu Quản lý Nhà nước.......................................19
1.1.3.3 Nội dung cơ bản của Quản lý Nhà nước về đấu thầu...................21
1.1.3.4 Phân cấp quản lý hoạt động đấu thầu trong Quản lý Nhà nước..22
1.2 Phân định nội dung và mơ hình nghiên cứu quản lý nhà nước đối
với hoạt động đấu thầu tại các chương trình mục tiêu quốc gia...............22
1.2.1 Các yếu tố cấu thành nội dung Quản lý Nhà nước đối với hoạt
động đấu thầu tại các Chương trình mục tiêu quốc gia............................22
1.2.1.1 Quản lý về Kế hoạch đấu thầu.....................................................23
1.2.1.2 Quản lý về hình thức đấu thầu, hồ sơ và kênh truyền thông mời
thầu đến các nhà thầu...............................................................................23
1.2.1.3 Quản lý về chấp hành các định chế mở và xét thầu.....................25

1.2.1.4 Quản lý về báo cáo kết quả xét thầu.............................................26
1.2.1.5 Quản lý giám sát Nhà nước về ký kết và thực hiện hoạt động triển
khai kết quả xét thầu.................................................................................27
1.2.1.6 Quản lý về kiểm soát Nhà nước với hoạt động đấu thầu và xử lý
sai phạm phát sinh....................................................................................28


1.2.1.7 Tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại các
chương trình mục tiêu quốc gia................................................................29
1.2.2 Nội dung quá trình Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu
tại các Chương trình mục tiêu quốc gia.....................................................29
1.2.2.1 Hoạch định các chính sách, định chế quản lý Nhà nước triển khai
Luật Đấu thầu đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia....................30
1.2.2.2 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động
đấu thầu tại Chương trình mục tiêu quốc gia...........................................30
1.2.2.3 Kiểm tra, kiểm soát và thanh tra Nhà nước về các hoạt động tại
Chương trình mục tiêu quốc gia...............................................................31
1.2.3 Tiêu chí đánh giá Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại
các Chương trình mục tiêu quốc gia..........................................................32
1.2.3.1 Tiêu chí thống kê...........................................................................32
1.2.3.2 Tiêu chí mơ tả thống kê.................................................................32
1.2.4 Yếu tố ảnh hưởng đến Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu
thầu tại Chương trình mục tiêu quốc gia...................................................33
1.2.4.1 Yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định văn bản Quản lý Nhà nước....33
1.2.4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến thực thi văn bản Quản lý Nhà nước..........34
1.2.4.3 Yếu tố ảnh hưởng đến các nội dung Quản lý Nhà nước...............36
1.2.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả Quản lý Nhà nước...36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI CHƯƠNG TRÌNH SEQAP...............................39
2.1 Khái qt tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu

quốc gia về đảm bảo chất lượng giáo dục trường học ở Việt Nam...........39
2.1.1 Sơ lược về Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học
......................................................................................................................39


2.1.2 Tình hình triển khai và kết quả thực hiện hoạt động đấu thầu tại
Chương trình SEQAP.................................................................................42
2.1.2.1 Phân cấp quản lý tại Chương trình SEQAP.................................42
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức tại Ban quản lý SEQAP Trung ương....................43
2.1.2.3 Tình hình thực hiện.......................................................................44
2.1.3.2 Những tài liệu, văn bản quy định của Nhà nước Việt Nam...........47
2.2 Phân tích thực trạng thực hiện nội dung quản lý Nhà nước đối với
hoạt động đấu thầu tại Chương trình SEQAP...........................................48
2.2.1 Mơ tả phương pháp nghiên cứu thực trạng......................................48
2.2.2 Quy mô nghiên cứu............................................................................48
2.2.3 Kết quả nghiên cứu............................................................................49
2.2.3.1 Quản lý về kế hoạch đấu thầu.......................................................49
2.2.3.2 Quản lý về lựa chọn hình thức đấu thầu, hồ sơ và kênh truyền
thơng mời thầu đến nhà thầu....................................................................52
2.2.3.3 Quản lý về chấp hành các định chế mở thầu và xét thầu..............55
2.2.3.5 Quản lý về triển khai kết quả xét thầu và ký kết hợp đồng...........61
2.2.3.6 Quản lý về việc kiểm tra hoạt động đấu thầu và xử lý sai phạm
phát sinh....................................................................................................65
2.2.3.7 Đánh giá công tác đấu thầu..........................................................68
2.2.3.8 Thực trạng tổ chức quản lý Nhà nước và vận dụng các công cụ
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại Chương trình.............69
2.3 Đánh giá chung và nguyên nhân hạn chế, tồn tại.................................71
2.3.1 Những thành công đã đạt được.........................................................71
2.3.2 Những điểm hạn chế..........................................................................73



CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI CHƯƠNG
TRÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG HỌC.........78
3.1 Phương hướng phát triển và quan điểm, mục tiêu hoàn thiện quản lý
Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại Chương trình đảm bảo chất
lượng giáo dục trường học............................................................................78
3.1.1 Phương hướng phát triển và nhiệm vụ Chương trình trong thời
gian tới 2017................................................................................................78
3.1.2 Nhận dạng những cơ hội và thách thức với Quản lý Nhà nước đối
với hoạt động đấu thầu tại Chương trình giai đoạn tới............................82
3.1.2.1 Cơ hội............................................................................................82
3.1.2.2 Thách thức.....................................................................................84
3.1.3 Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện Quản lý Nhà nước đối với hoạt
động đấu thầu tại Chương trình giai đoạn tới...........................................86
3.2 Nhóm giải pháp hoàn thiện nội dung Quản lý Nhà nước đối với hoạt
động đấu thầu tại Chương trình SEQAP....................................................88
3.3 Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế Quản lý Nhà nước và công cụ quản
lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại Chương trình SEQAP giai
đoạn tới...........................................................................................................90
3.4 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ công chức,
viên chức quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại Chương trình
SEQAP............................................................................................................92
3.5 Một số giải pháp nâng cao năng lực tham gia của các nhà thầu trong
nước và đối tượng thụ hưởng Chương trình..............................................93
3.5.1 Nâng cao năng lực tham gia của các nhà thầu trong nước.............93
3.5.2 Nâng cao năng lực của các đơn vị thụ hưởng..................................96
KẾT LUẬN....................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................101



PHỤ LỤC 1..................................................................................................104
PHỤ LỤC 2..................................................................................................107


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ KH&ĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ GD&ĐT

Bộ Giáo dục và Đào tạo

IDA

Vốn vay ưu đãi của Hiệp hội phát triển quốc tế
dành cho các nước nghèo
Dạy học cả ngày

FDS
SEQAP
T30

Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường
học
Mơ hình 30 tiết dạy/tuần

T35


Mơ hình 35 tiết dạy/tuần

ODA

Vốn vay ưu đãi từ nước ngoài

UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Tình hình giải ngân qua các năm của chương trình SEQAP
Bảng 2. 2: Kết quả thực hiện đấu thầu
Bảng 2. 3: Bất cập trong thực hiện kế hoạch đấu thầu
Bảng 2. 4: Bất cập trong việc thực hiện hình thức đấu thầu, hồ sơ và kênh
truyền tin đến nhà thầu
Bảng 2. 5: Bất cập trong quá trình thực hiện mở và xét thầu
Bảng 2. 6: Bất cập trong quá trình thực hiện báo cáo xét thầu và thẩm định
báo cáo xét thầu
Bảng 2. 7: Bất cập trong quá trình thực hiện triển khai kết quả xét thầu và ký
kết hợp đồng
Bảng 2. 8: Bất cập trong quá trình kiểm tra và xử lý các vi phạm trong công
tác đấu thầu



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các
quy luật khách quan của thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá cảgiá trị. Thông qua hoạt động đấu thầu, những người mua có nhiều cơ hội để
lựa chọn những người bán phù hợp với mình, mang lại hiệu quả cao nhấtxứng với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn sàng bỏ ra. Đồng thời những
người bán (nhà thầu) có nhiều cơ hội để cạnh tranh nhằm đạt được các hợp
đồng, có thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến thức mà
mình có hoặc các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi
nhuận.
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật, hàng hoá ngày càng
nhiều và càng trở nên đa dạng về mẫu mã, chủng loại để đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của con người. Và nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của
WTO, đang phải dẫn dỡ bỏ các hàng rào về thuế quan, hạn ngạch... trong lộ
trình tham gia vào các hiệp định với các đối tác và là thành viên của WTO thì
hàng hố các nước khác vào Việt Nam ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng
cao, mẫu mã chủng loại đa dạng và giá cả cạnh tranh. Chính vì thế dẫn đến
tình trạng cung vượt cầu, người mua ngày càng có nhiều sự lựa chọn và người
bán phải cạnh tranh nhau để bán được sản phẩm của mình. Vì vậy, đấu thầu là
một hoạt động kinh tế để giúp người mua mua được sản phẩm đáp ứng yêu
cầu của mình, sử dụng đồng tiền một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Mặt
khác thông qua đấu thầu giúp người bán nâng cao khả năng cạnh tranh. Nhất
là hoạt động đấu thầu có tác động rất lớn đối với việc tiết kiệm chi tiêu cơng,
có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia. Những năm gần
đây, giá trị tiết kiệm qua đấu thầu mỗi năm đạt hàng chục nghìn tỷ đồng. Đây
là con số rất ý nghĩa thể hiện hiệu quả của công tác đấu thầu. Và số tiền tiết
kiệm được thông qua đấu thầu sẽ được tái đầu tư vào những dự án mới và đạt
được các mục tiêu đã đặt ra với chi phí ít nhất và chất lượng đảm bảo.


Tuy nhiên, trên thực tế công tác đấu thầu của Chương trình SEQAP

chưa phát huy được hiệu quả bởi những bất cập trong quá trình mời thầu, tổ
chức đấu thầu, trong xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp của chính những
người trong cuộc là bên mời thầu (người mua), nhà thầu (người bán) và cơ
quan quản lý nhà nước về cơng tác đấu thầu. Bên cạnh đó, hoạt động đấu thầu
của Chương trình SEQAP hiện nay chịu sự quản lý của hai chủ thể là Chính
phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, với quy trình thực hiện theo hướng dẫn
của Ngân hàng Thế giới và cách thức, hình thức đấu thầu có sự khác biệt với
các hình thức đấu thầu của Việt Nam. Do sự khác biệt này nên đã ảnh hưởng
tới quá trình thực hiện, gây ra những bất cập cả về khách quan và chủ quan
dẫn đến ảnh hưởng tới cách thức quản lý Nhà nước về các hoạt động đấu thầu
và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện của cả Chương trình. Nhận thấy những bất
cập của quản lý Nhà nước về đấu thầu nói chung và cơng tác quản lý đấu thầu
tại Ban quản lý Chương trình đảm bảo nói riêng nên tác giả đã chọn đề tài:
“Quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu tại Chương trình đảm bảo
chất lượng giáo dục trường học”.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Quản lý Nhà nước về đấu thầu của các dự án, chương trình mục tiêu
quốc gia chưa có tác giả nào nghiên cứu, tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu
liên quan đến các khía cạnh khác nhau của hoạt động đấu thầu. Tác giả có nêu
lên một số các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề đấu thầu như
sau:
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Bình, Hồn thiện quản lý nhà nước đối
với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách trong ngành giao thông vận tải
Việt Nam, năm 2012 của trường Đại học Kinh tế quốc dân. Luận án làm rõ các
vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn
ngân sách nhà nước trong ngành giao thông vận tải và tiếp cận theo năm khâu
của quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, bao gồm quản lý nhà nước trong xây
dựng quy hoạch, kế hoạch, lập, thẩm định, phê duyệt dự án; triển khai dự án;
nghiệm thu, thẩm định chất lượng, bàn giao cơng trình và thanh quyết toán.



Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn đưa ra các kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản từ ngân sách nhà nước của ngành giao thông vân tải của một số nước
trên thế giới như: Bắc Mỹ, Trung Quốc… làm bài học cho Việt Nam trong
quá trình quản lý. Luận án chỉ rõ tình trạng phân tán, dàn trải, sai phạm và
kém hiệu quả của khơng ít dự án xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước. Việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm cho các dự án không theo sát
mục tiêu và định hướng chiến lược, công tác kiểm tra, giám sát và nghiệm thu
chưa tổ chức chặt chẽ làm thất thoát lơn, gây tình trạng lãng phí và nợ đọng
vốn đầu tư xảy ra ở mức đáng báo động và làm giảm hiệu lực và hiệu quả
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách
nhà nước trong ngành giao thông vận tải. Từ thực trạng đó, tác giả đề xuất các
giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với
đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trong ngành giao thông
vận tải Việt Nam như: xây dựng phương thức ban hành luật và các văn bản
hướng dẫn, ban hành hệ thống định mức tư vấn xây dựng cơ bản các cơng
trình xây dựng chuyên ngành đều đảm bảo có định mức để quản lý, ban hành
các chế tài, đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao trình độ năng lực và phẩm
chất của chủ thể tham gia là chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu.
Luận án cũng nhấn mạnh cần hoàn thiện quản lý các khâu của hoạt
động đấu thầu, triển khai thực hiện và thanh quyết toán vốn theo đúng tiến độ,
đảm bảo yêu cầu chất lượng, thời gian và chi phí. Phân định cụ thể trách
nhiệm của từng chủ thể tham gia thực hiện dư án, phát huy vai trò giám sát
cộng đồng dân cư và xã hội trong ngành quản lý Nhà nước đối với các dự án
đầu tư xây dựng cơ bản trong ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, luận án chỉ
tập trung nghiên cứu vào đầu tư xây dựng cơ bản, hoạt động đấu thầu chỉ là
một quy trình trong đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, phạm vi về khơng
gian của luận án ở Việt Nam là rất rộng chưa tính đến khả năng tiếp nhận vốn,
nhu cầu vốn, trình độ khả năng về đầu tư xây dựng cơ bản và năng lực đấu
thầu ở các vùng miền là khác nhau nên gây khó khăn cho q trình quản lý

trong việc thực hiện.


Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Văn Hùng, Nâng cao chất lượng đấu
thầu xây dựng các cơng trình giao thông ở Việt Nam, năm 2007 của Đại học
kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận, phương
pháp luận cho việc xây dựng và đánh giá chất lượng đấu thầu xây dựng nói
chung và chất lượng đấu thầu xây dựng các cơng trình giao thơng trên giác độ
Chủ đầu tư đặt trong mối liên hệ với thể chế quản lý của Nhà nước, các nhà
thầu. Tác giả nghiên cứu hoạt động đấu thầu như là một quá trình từ khi
chuẩn bị, lập kế hoạch đấu thàu cho đến khi công bố kết quả đấu thầu, thương
thuyết với nhà thầu để ký kết hợp đồng thực hiện gói thầu. Tác giả đã phân
tích, đánh giá khách quan những thành tựu, thiếu sót về chất lượng đấu thầu
xây dựng các cơng trình giao thơng. Trên cơ sở đó đề xuất các kiến nghị, giải
pháp với các cơ quan quản lý nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu các cơng
trình giao thơng nói riêng, nâng cao chất lượng đấu thầu nói chung. Trên cơ
sở phát hiện những tồn tại, thiếu sót vướng mắc về cơ chế, chính sách, luật
pháp đối với hoạt động đấu thầu, tác giả đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ
chế, chính sách, luật.
Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thanh Tú, Một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của Công ty cổ phần
Licogi, năm 2006 của trường Đại học Thương mại. Luận văn trình bày các
vấn đề lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trong đấu thầu xây dựng. Từ đó phân tích tình hình, đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng qua thực
tiễn và so sánh với đối thủ cạnh tranh. Tác giả cũng nêu lên những yếu tố cấu
thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để từ đó tác giả chỉ ra những
thành cơng mà doanh nghiệp đã đạt được, những điểm còn hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế đó. Và luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng như: chiến

lược công nghệ kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ hiện đại; lành mạnh
tài chính, đa dạng hóa nguồn lực huy động; đào tạo phát triển nguồn nhân lực;
nâng cao khả năng phân tích rủi ro của các nhà quản trị, nhà lãnh đạo; tang
cường hoạt động Marketing; … Luận văn này cho thấy các khía cạnh của đấu


thầu dưới góc nhìn của doanh nghiệp, là một trong những căn cứ quan trọng
cho công tác quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đấu thầu đối với các gói
thầu xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn Nhà nước.
3. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứucủa luận văn
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về công tác đấu thầu.
- Thứ hai: Phân tích thực trạng cơng tác đấu thầu tại Ban quản lý
Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học, phát hiện
những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong cơng tác
đấu thầu.
- Thứ ba: Đưa ra các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt
động đấu thầu tại Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường
học.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu trong Luận văn này là các lý luận về hoạt động
đấu thầu các gói thầu xây dựng thuộc Chương trình SEQAP.
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong
hoạt động đấu thầu các gói thầu xây dựng của 36 tỉnh tham gia Chương
trình SEQAP.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ năm 2010 đến năm 2015 và đề xuất
giải pháp đến 2017, định hướng đến 2020.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài nghiên cứu có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:


- Phân tích số liệu sơ cấp: Số liệu được thu thập từ bảng câu hỏi khảo
sát đối với các cán bộ quản lý thuộc Ban quản lý Chương trình
SEQAP, các cán bộ quản lý thuộc đối tượng thụ hưởng chương trình
SEQAP và một số cán bộ chuyên gia tư vấn về đấu thầu…..
- Phân tích số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo
kiểm tốn về đấu thầu, báo cáo kiểm tốn tài chính, báo cáo tiến độ
thực hiện… của Chương trình SEQAP qua các năm.
- Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, xử lý thông tin… tác
giả dung phương pháp thống kê mơ tả và so sánh để đánh giá tình
hình thực hiện Chương trình SEQAP và đưa ra các giải pháp hoàn
thiện quản lý Nhà nước về đấu thầu của Chương trình SEQAP.
6.

Ý nghĩa nghiên cứu
- Góp phần làm rõ các vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước đối với
hoạt động đấu thầu tại Chương trình SEQAP.
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với hoạt
động đấu thầu, chịu sự quản lý của cả Luật Đấu thầu của Việt Nam
và WB, chỉ ra những mặt đạt được, những hạn chế, bất cập và
nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước
đối với hoạt động đấu thầu tại Chương trình SEQAP.

7.

Kết cấu của luận văn


Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
chữ viết tắt, kết cấu của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận vềQuản lý Nhà nước đối với hoạt động
đấu thầu ở các Dự án,Chương trình mục tiêu quốc gia


Chương 2: Thực trạng đấu thầu tại Chương trình đảm bảo chất lượng
giáo dục trường học
Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đấu
thầu tại Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CÁC DỰ ÁN CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU QUỐC GIA
1.1Một số khái niệm và lý luận cơ bản
1.1.1 Tổng quan Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung và Chương
trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học nói riêng
1.1.1.1 Chương trình mục tiêu quốc gia nói chung
Chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ
và giải pháp đồng bộ về kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, mơi trường, cơ
chế, chính sách, tổ chức để thực hiện một hoặc một số mục tiêu ưu tiên đã
được xác định trong Chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong một thời gian nhất định.
Một chương trình mục tiêu quốc gia gồm nhiều dự án có liên quan với
nhau để thực hiện các mục tiêu của chương trình. Đối tượng quản lý và kế
hoạch hóa được xác định theo chương trình, việc đầu tư được thực hiện theo
dự án. Và dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia là một tập hợp các hoạt
động liên quan đến nhau nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu cụ thể của
Chương trình được thực hiện trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian nhất



định và dựa trên nguồn lực đã xác định. Dự án bao gồm dự án đầu tư, dự án
sự nghiệp và dự án hỗn hợp.
Các chương trình mục tiêu tuỳ theo tính chất mức độ sẽ được giao cho
các Bộ, quan ngang Bộ, các cơ quan trung ương, các tổ chức chính trị - xã hội
và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao vốn,
kinh phí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia.
Các vấn đề được chọn để giải quyết bằng Chương trình mục tiêu quốc
gia là những vấn đề cấp bách, liên ngành, liên vùng, có tầm quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước mà Chính phủ cần phải
tập trung nguồn lực và sự chỉ đạo để giải quyết. Các vấn đề mà Chính phủ
Việt Nam đã cam kết với quốc tế phải thực hiện theo chương trình chung của
thế giới hoặc khu vực. Các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc
gia được lựa chọn phải cụ thể, rõ ràng, đo lường được, phù hợp với các mục
tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của một quốc
gia trong thời gian xác định, đồng thời không trung lặp với mục tiêu, đối
tượng của các chương trình khác đang thực hiện. Tổng mức kinh phí của các
chương trình mục tiêu được dự tốn theo từng năm, và huy động từ các nguồn
vốn khác nhau của quốc gia hoặc từ các nguồn vốn vay ODA, IDA. Các
chương trình mục tiêu quốc gia sẽ được tính tốn đến các đối tượng tác động,
đối tượng thụ hưởng và hiệu quả đạt được khi triển khai chương trình và có
các thông số cụ thể để đánh giá tiến độ thực hiện, triển khai và giám sát tình
hình thực hiện. Các mục tiêu cụ thể phải xác định theo thứ tự ưu tiên hợp lý,
đảm bảo đầu tư tập trung, có hiệu quả
1.1.1.2

Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học

Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) là một
chương trình trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo. Chương trình được thực hiện

từ tháng 1/2010 đến hết tháng 12/2016 sử dụng vốn ngân sách Nhà nước vùng
nguồn vốn vay ODA ưu đãi của Ngân hàng Thế giới và khoản ODA tài trợ
khơng hồn lại của DFIT và chính phủ Bỉ.


Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) có đặc
thù vừa là Chương trình, vừa là Dự án thể hiện rõ ở hai khía cạnh: 1- là
chương trình sử dụng vốn phân bổ theo dịng ngân sách, một số hoạt động chi
tiêu theo quy định chung của Nhà nước Việt Nam, đồng thời tuân thủ những
quy định riêng cho SEQAP; 2- là dự án sử dụng vốn ODA, có hệ thống ban
quản lý, một số hạng mục chi tiêu tuân thủ theo quy định của nhà tài trợ
(những quy định này đã được Nhà nước Việt Nam chấp thuận tại hiệp định tài
trợ). Như vậy, chương trình SEQAP vừa mang những đặc điểm chung và
những đặc điểm riêng so với các chương trình, dự án trước đây của Việt Nam.
Mục tiêu của Chương trình SEQAP là nâng cao chất lượng giáo dục tiểu
học ở Việt nam, giảm bất công bằng trong kết quả đầu ra, tăng chu trình hồn
thành giáo dục tiểu học của học sinh bằng cách chuyển sang mơ hình dạy học
cả ngày (FDS) với sự hỗ trợ của Chính phủ cho các nhóm bị thiệt thịi.
Mục tiêu dài hạn của Chương trình là tạo ra nền tảng để thực hiện dạy
hoc cả ngày trong các trường tiểu học trên khắp cả nước vào năm 2020. Các
mục tiêu ngắn hạn của Chương trình là xây dựng khung chính sách cho mơ
hình FDS, thử nghiệm và áp dụng mơ hình FDS cho 36 tỉnh đã được chọn, và
tạo ra các điểu kiện thuận lợi cho tiến trình chuyển sang mơ hình FDS trên
tồn quốc.
1.1.2 Khái qt về đấu thầu các dự án
1.1.2.1
i)

Khái niệm đấu thầu và phân biệt với đấu giá


Khái niệm Đấu thầu:

Theo Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26 tháng 11 năm
2013 của Quốc hội có nêu:
Đấu thầu là q trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng
cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hoá xây lắp, lựa
chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng, dự án đầu tư theo hình thức
đối tác cơng tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở đảm bảo cạnh tranh,
công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.


Như vậy, đấu thầu là một quy trình mà bên mời thầu (người mua) lựa
chọn được một nhà thầu (người bán) trong rất nhiều nhà thầu theo quy định
của pháp luật nhằm mục đích có được loại hàng hố dịch vụ thoả mãn các yêu
cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất.
ii)

Sự khác nhau giữa đấu thầu và đấu giá

Đấu thầu

Đấu giá

- Đấu thầu là hoạt động mua hàng
(bên mời thầu). Bên mời thầu chủ động
tổ chức hoạt động đấu thầu nhằm mua
hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt
nhất và giá cả thấp nhất, đảm bảo các
yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng và tiến
độ thực hiện mà bên mời thầu đã yêu

cầu.

- Đấu giá là hoạt động bán
hàng. Người bán chủ động tổ chức
phiên đấu giá nhằm bán hàng hóa,
dịch vụ của mình với giá cao nhất
có thể

- Đối tượng chào bán của người
bán hàng hóa, dịch vụ chỉ dựa trên hồ
sơ. Người mua chỉ có được hàng hóa,
dịch vụ định mua sau khi thực hiện
xong hợp đồng đã được ký kết

- Đối tượng mang ra chào
bán đã rất rõ ràng. Người mua
hàng có thể xem, kiểm tra chất
lượng trước khi đưa ra giá mua
hàng.


- Đấu thầu có sự khống chế về giá
trần hay cịn gọi là giá gói thầu (trừ
một số trường hợp đặc biệt). Do người
mua bị giới hạn về khả năng tài chính
trong thanh tốn cho gói thầu. Vì vậy,
chỉ có người bán nào đưa ra giá thấp
(đưa về một mặt bằng tính) khơng vượt
q giá trần và đáp ứng các yêu cầu về
mặt chất lượng của người mua thì sẽ có

cơ hội trúng thầu

- Đấu giá có sự khống chế về
giá sàn. Người bán đặt ra một mức
giá khởi điểm để bắt đầu đấu giá
cho những người mua hàng. Bởi
vì giá các bên tham gia đưa ra
phải đủ bù đắp cho những chi phí
giới hạn của người bán. Và ai là
người đưa ra giá cao nhất sẽ là
người sở hữu hàng hóa, dịch vụ
đó.

- Đặt cọc: Để mua được hàng hóa,
dịch vụ… của người bán, thì thường
phải qua hai giai đoạn đấu thầu để lựa
chọn nhà thầu phù hợp nhất và giai
đoạn thương thảo, hoàn thiện hợp đồng
và ký hợp đồng.

- Đặt cọc đối với đấu giá chỉ
cần thực hiện một lần đối với
những người tham dự để xác định
tư cách tham dự và ràng buộc về
mặt trách nhiệm đối với người
mua.

- Mục đích: Xác định trách nhiệm
ràng buộc đối với người bán. Đó là đặt
cọc để bảo đảm dự thầu và đặt cọc để

đảm bảo thực hiện hợp đồng. Sau khi
thực hiện xong hợp đồng thì người bán
được nhận lại số tiền đã đặt cọc.
1.1.2.2 Phân loại các hoạt động đấu thầu
Có ba lĩnh vực của hoạt động đấu thầu thuộc các Chương trình mục tiêu
đó là: xây lắp cơng trình, dịch vụ tư vấn và hàng hóa.
Xây lắp cơng trình như xây dựng cầu, đường, nhà xưởng… các thông
số và yêu cầu về mặt kỹ thuật của công trình đã được dự tốn và xác định
trong Hồ sơ mời thầu nên việc đấu thầu chủ yếu dựa trên đấu thầu cạnh tranh
theo giá.


×