Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: Trầm cảm ở HS THPT, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.51 MB, 79 trang )

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI
TRẦM CẢM Ở HS THPT: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Lĩnh vực: 
Khoa học xã hội hành vi

NHÓM THỰC HIỆN
1.

Nhóm trưởng:

Phùng Thị Xuân

2.

Thành viên:

Vũ Huyền Trang

Giáo viên hướng dẫn: 

Nguyễn Thị Đậu

1


HẢI DƯƠNG ­2018


MỤC  LỤC
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN  ………………………………………………….7
Phần

 

I:

 

Tổng

 

quan

 

vấn

 

đề 

……………………………………………………….8
1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………8
1.2. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………..10
1.3. Cơ  sở  thực hiện đề  tài…………………………………………………………
10

1.3.1. Cơ sở khoa học………………………………………………….…………..10
1.3.2.  Cơ  sở  thực  tiễn……………………………………………………...………
14
1.4. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………..17
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………………………...……
18
1.6.

 

Giới

 

hạn

 

phạm

 

vi

 

nghiên

 


cứu………...

……………………………………….18
1.7.   Phương   pháp   nghiên   cứu……………………………...………………………
18
1.8.   Tính   sáng   tạo   của   đề   tài   …………………………………...
………………….19
2


Phần

 

II:

 

Kết

 

quả

 



 


thảo 

luận…………………………………………………..20
2.1.   Tỉ   lệ   học   sinh   mắc   trầm   cảm………………………...
………………………..20
2.2.

 



tả

 

 

về

 

trầm

 

cảm………………………………...

…………………………..22
2.2.1.   Diễn   biến   một   ngày   của   trầm   cảm   đối   với   học   sinh   trung   học   phổ 
thông….22

2.2.2. Trầm cảm gây ra sự  đau khổ  cả  về  tinh thần lẫn thể  xác.…….. ……… 
…..23
2.2.3. Trầm cảm khiến mọi thứ trở lên khó khăn và tồi tệ hơn.………………….. 
23
2.2.4.   Làm   thay   đổi   quan   điểm   và   suy   nghĩ   của   chính   mình………………..
……..24
2.2.5.   Không   còn   hứng   thú   với   sở   thích   của   mình   ………………………….
…….25
2.2.6. Những yếu tố  cảm xúc cứ  dồn nén tác động làm cho người bệnh trở  nên 
vô   cảm…………………………………………………………………………….
…..25
2.2.7.   Sự   tự   ti,   bi   quan,   thất   bại   trong   suy   nghĩ   và   hành   động   ………...
…………..25
2.2.8.   Sự   khác   nhau   giữa   trầm   cảm   và   buồn   bã.…………………… 
……………..26
2.2.9.

 

Sự

 

khác

 

nhau

 


giữa

kỉ……………………………………….26

3

 

trầm

 

cảm

 



 

tự 


2.2.10. Sự khác biệt giới tính khi mắc bệnh ……………………………..………27
2.2.11. Biểu hiện nhận biết chung của trầm cảm  ở  học sinh THPT ………..
……..29
2.3.   Nguyên   nhân   dẫn   tới   căn   bệnh   trầm   cảm……………………………….
…….31
2.3.1.


Bệnh lí…………………………………………..…………………………..31

2.3.2.

Áp lực từ phía bên ngoài      ………………………………….……………34

2.3.3.

Áp   lực   do   chính   bản   thân   tạo   nên…………………………………….
…….42

2.4.

Hậu   quả   của   căn   bệnh   trầm   cảm……………………………………….
….45

2.4.1.

Các bệnh liên quan tim mạch và não bộ………………………………..…46

2.4.2.

Giảm

sức

 

mạnh


 

 

của

 

hệ

 

 



miễn 

dịch………………………………………….47
2.4.3.

Mất

 

đi

 


cảm

 

giác

 

ngon

miệng

 

 

mất 

ngủ………………………………….48
2.4.4.

Nhức   đầu và  đau lưng………………………………………………………
48

2.4.5.

Biến

 


động

 

trong

 

áp

 

lực 

máu………………………………………………..48
2.4.6.

Mệt mỏi và kiệt sức……………………………………………………….48

2.4.7.

Tự tử………………………………………………………………….…….48

4


2.5.   Giải   pháp   giúp   học   sinh   THPT   vượt   qua   căn   bệnh   trầm  
cảm………………..49
2.5.1.   Giải   pháp   thứ   nhất:   Loại   trừ   các   tác   động   tiêu 
cực………………………..50

2.5.2.   Giải   pháp   thứ   hai:   Tăng   cường   các   hoạt   động   tích 
cực…………………….57
2.5.3. Giải pháp thứ ba: Bản thân tự điều chỉnh cảm xúc…………………………
59
Phần

 

III:

 

Kết

 

luận

 



 

khuyến

 

nghị..................


………………………………..64
3.1. Kết luận……………………………………………………………..............64
3.2. Khuyến nghị…………………………………………………………………64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
THPT

Từ đầy đủ
Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Biểu đồ tỉ lệ học sinh THPT mắc bệnh trầm cảm

5


Hình 2.2. Kết quả khảo sát về biểu hiện rối loạn cảm xúc của các bạn học sinh.
Hình 2.3.  Biểu hiện của trầm cảm nhẹ
Hình 2.4. Gen gây ra bệnh trầm cảm
 Hình 2.5. Bố mẹ ơi đừng bắt con học
Hình 2.6. Bạo lực gia đình
Hình 2.7. Áp lực học tập, thành tích
Hình 2.8. Nỗi ám ảnh từ các môn học 
Hình 2.9. Bị bạn bè bắt nạt
Hình 2.10. Tự tạo áp lực cho chính mình
Hình 2.11. Hậu quả của trầm cảm
Hình 2.12. Trầm cảm sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại

Hình 2.13. Làm bạn với con
Hình 2.14. Kế hoạch GDTT đạo đức Hồ Chí Minh cho HS của THPT Nhị Chiểu
Hình 2.15. Các hoạt động ngoại khóa của trường THPT Nhị Chiểu.
Hình 2.16. Thanh niên TN THPT Nhị Chiểu tiếp sức mùa thi và giới thiệu sách
Hình 2.17. HĐ tuyên truyền phổ  biến kiến thức về trầm cảm của học sinh lớp  
11A.
Hình 2.18. Ngày hội thể thao.

6


LỜI CẢM ƠN

7


Nghiên cứu khoa học là một sân chơi vô cùng bổ ích cho học sinh trung học. 
Đây là nơi tìm ra những bạn trẻ  tài năng và sáng tạo, giúp các bạn học sinh có 
thể thể hiện năng lực của bản thân. Chúng em vô cùng cảm ơn Sở  giáo dục và 
đào tạo Hải Dương đã tổ chức cuộc thi này để chúng em có thể  được tham gia, 
thể hiện tư duy của bản thân. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng em  
đã nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị sau:
­

Trường THPT Nhị Chiểu – huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

­

Trường THPT Kinh Môn II ­ huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương


­

Trường THPT Trần Quang Khải ­ huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

­

Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Kinh Môn, Hải Dương

­

Trường THPT Đông Triều, Quảng Ninh.

Nhóm tác giả chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các nhà trường, 
các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho 
chúng em thực hiện đề tài này. 

8


TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

“Trầm cảm  ở học sinh THPT – Thực trạng và Giải pháp” là một đề 
tài thuộc lĩnh vực xã hội và hành vi. Ý tưởng đề tài xuất phát từ một thực trạng  
đang rất “nóng” hiện nay, khi mà cứ  vài tháng, thậm chí vài tuần chúng ta lại 
nghe được những thông tin đau lòng từ các phương tiện truyền thông về  những 
vụ  tự tử, mà đối tượng lại là các bạn học sinh THPT. Tại sao lại có tình trạng  
như  vậy? Sau một thời gian tìm hiểu về  vấn đề, chúng tôi đã tìm ra được một 
trong những nguyên nhân dẫn đến tự tử đó chính là bệnh Trầm Cảm. Vậy chúng 
ta cần làm gì giúp cho các bạn học sinh THPT vượt qua trầm cảm để những vụ 
việc đáng tiếc trên không tiếp tục gia tăng trong xã hội hiện đại? Từ cơ sở khoa 

học, cơ  sở  thực tiễn và các phương pháp nghiên cứu, đề  tài hướng tới tìm ra  
thực trạng và giải pháp giúp các bạn học sinh THPT giảm áp lực và suy nghĩ tích  
cực. Kết quả, đề tài đã chỉ ra tỉ lệ học sinh mắc trầm cảm, tác hại của trầm cảm 
và phân tích được nguyên nhân trong đó đặc biệt chú ý đến nguyên nhân do chính 
các bạn học sinh tự tạo áp lực cho mình. Qua đó đã đề  xuất được ba nhóm giải  
pháp khả  thi có khả  năng  ứng dụng trong thực tiễn. Đề  tài thể  hiện niềm đam  
mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật và ý thức trách nhiệm trước một căn bệnh đang 
làm  ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của các bạn trẻ  đặc biệt là các bạn 
học sinh THPT ­ những mầm xanh tương lai của đất nước. 

9


PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
1.1.

Lý do chọn đề tài

 

Tôi là ai? Mục đích sống của tôi là gì? đây có lẽ là một câu hỏi gây hoang 

mang cho rất nhiều bạn học sinh trung học hiện nay. Có những ngày, tôi lang  
thang trong mớ  cảm xúc hỗn độn, đi tìm cái gọi là đam mê mà hàng ngàn hàng 
vạn bạn trẻ đang tìm kiếm để  rồi tôi thấy mình nhỏ bé và bất tài. Tôi mệt mỏi 
với đống bài tập nhàm chán. Tôi hoang mang với kì thi THPT Quốc gia sắp diễn  
ra. Tôi bất lực với mọi thứ, và đã có lúc tôi ước giá như mình chưa từng tồn tại.  
Tôi không hiểu cảm giác đó là gì? Tôi bị  kéo theo những suy nghĩ đó một cách 
ngu ngốc trong một khoảng thời gian khá lâu. Cho đến một ngày, tôi đọc một bài 

báo nói về  căn bệnh trầm cảm. Lúc đó, khái niệm về  trầm cảm của tôi rất mơ 
hồ và sự tò mò đã thôi thúc tôi tìm hiểu về đề tài này.
 Có lẽ  rằng trong tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy buồn bã, u tối nhưng 
để  vượt qua cảm giác đó không phải là ai cũng có thể  làm được. Yếu đuối  ư? 
Không hề. Trầm cảm giống như  một sợi dây mà ta càng giãy thì càng bị  siết  
chặt, càng cố  thoát khỏi thì càng đau đớn. Trước khi qua đời, nam ca sĩ   Hàn  
Quốc Jonghuyn đã viết một tâm thư gửi chị gái, trong đó có đoạn: Bên trong tôi 
mọi thứ đã vỡ vụn. Căn bệnh trầm cảm gặm nhấm tôi một cách chậm rãi, cuối  
cùng cũng đã nuốt chửng tôi. Và tôi không thể  nào đánh bại được nó.  Có thể 

10


thấy rằng, không phải là họ  không muốn thoát ra mà là không thể thoát ra được 
cái hố sâu vô hình ấy.
Một số  người cho rằng: trầm cảm là một căn bệnh của người lớn. Nhưng 
hiện nay, rất nhiều nghiên cứu cho rằng trầm cảm diễn ra  ở cả trẻ em và đặc  
biệt là học sinh trung học. Theo các chuyên gia y tế  và giáo dục,  ở  độ  tuổi học 
sinh, do những thay đổi về  hormone tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì khiến  
khả năng kiềm chế tâm lý rất kém. Và đối với các bạn học sinh do phải chịu áp 
lực từ nhiều phía, nhiều sự thay đổi của đời sống nên gây ra rất nhiều biến đổi 
về mặt tâm, sinh lí. Đó là một loạt các trạng thái khác nhau như lo âu, chán nản,  
buồn bã, mệt mỏi, vô vọng, cô đơn… Không giống như tự sát, trầm cảm diễn ra  
không ngừng với cường độ thấp. Tự tử là dấu chấm hết cho cuộc đời: chúng ta 
biết đến và nhìn thấy ngay lập tức.
Ngày nay trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ  biến và gia  
tăng thành xu hướng  ở  nhiều quốc gia trên thế  giới, đặc biệt là các nước đang 
phát triển. Trầm cảm là một vấn đề lớn cần được quan tâm đặc biệt là công tác 
chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trầm cảm chính là tiếng kêu khóc trong sự  im  
lặng. Họ giằng xé, cào cấu bản thân một cách bất lực. Có người cho rằng, trầm 

cảm cũng giống như bị bóng đè. Mặc dù lí trí kêu gọi mình phải tỉnh táo nhưng 
cơ thể lại không thể cử động, không thể chống đỡ được, cảm thấy mình như bị 
giam cầm trong cái xác của chính mình. Những người bị trầm cảm sẽ không yêu 
cầu mọi người một cách trực tiếp nhưng lại là người cần sự giúp đỡ nhất.
Như vậy, trầm cảm âm thầm bào mòn con người, âm thầm cướp đi bạn bè,  
người thân và ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống như vui chơi và học  
tập của các bạn học sinh trung học. Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng cô lập, ít ai  
cảm nhận được dấu hiệu của chúng. Thật khó để  biết cách đối phó với trầm 

11


cảm, đặc biệt là khi nó kéo dài suốt một khoảng thời gian. Nên không phải ai  
cũng có sự nhận thức đúng đắn về  vấn đề  này. Sự  hiểu biết không đầy đủ  về 
trầm cảm cũng có nguy cơ tăng mạnh đối với những cá nhân có dấu hiệu hoặc  
nguy cơ  mắc trầm cảm từ  trước đó. Học sinh có dấu hiệu trầm cảm nhưng  
không có hiểu biết về cách tự mình giải quyết hay cố tình lảng tránh đều có thể 
dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu  
đề tài này nhằm đưa ra một số giải pháp giúp học sinh trung học phổ thông thoát 
khỏi cái bóng của trầm cảm. Các bạn là những người đặc biệt hơn người khác.  
Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra được bạn đặc biệt ở chỗ nào và từ đó đưa bạn ra 
khỏi bóng tối mà bạn nghĩ là sẽ không bao giờ thoát khỏi được.
1.2.

Câu hỏi nghiên cứu

Học sinh trung học phổ thông cần làm gì để thoát khỏi bệnh trầm cảm? Làm 
thế nào để có cảm hứng sống: sống hết mình với nhiệt huyết tuổi trẻ, với hoài  
bão và đam mê? Từ  câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đưa ra Slogan: “CHÁY HẾT  
MÌNH” và nghiên cứu đề tài trên các khía cạnh: 

­

Thực trạng vấn đề: Tỉ lệ học sinh THPT mắc bệnh trầm cảm

­

Nguyên nhân

­

Hậu quả

­

Giải pháp

1.3.

Cơ sở thực hiện đề tài

1.3.1.

Cơ sở khoa học

Để  có được một nền y học phát triển như  hiện nay, chúng ta không thể 
không kể đến Hypocrate ­ người đặt nền móng cho nền y học hiện đại. Thuyết 

12



thể dịch ­ một nghiên cứu vĩ đại của ông lần đầu tiên trong lịch sử đã cất tiếng  
gọi tên thuật ngữ  Trầm Cảm. Như vậy có thể nói con người đã biết đến trầm  
cảm từ  hàng nghìn năm trước.  Ở  thời Ai Cập cổ  đại, đức vua Saul đã có các 
biểu hiện của trầm cảm như trong sách kinh Cựu Ước đã viết. Nhưng trong thời  
kì này mọi người tin rằng bệnh này do sự trừng phạt của Chúa trời nên các linh 
mục   là   những   vị   thuốc   trị   liệu   chính.   Đến  năm   120   ­180   sau   Công   Nguyên, 
Aretaeus đưa ra khái niệm về  trầm cảm nội sinh và trầm cảm ngoại sinh. Vào  
thế  kỷ  thứ  19, trầm cảm được xem là một sự  yếu đuối về  cá tính do sự  di 
truyền học. Trong những thập niên 50­60, trầm cảm được chia làm 2 loại, nội  
tại và thần kinh. Khi trầm cảm bắt nguồn từ bên trong cơ thể, có thể  do nguồn 
gốc từ gen hoặc vô căn thì được gọi là loại nội tại. Còn trầm cảm do thần kinh  
là do các yếu tố   ảnh hưởng từ  thúc đẩy trực tiếp từ  môi trường như  do bị   ức 
chế tinh thần nặng. 
Sang đến thập niên 70­80 các nhà nghiên cứu chuyển tập trung từ  nguyên 
nhân sang ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm đến người bệnh. Điều đó có nghĩa 
là những nghiên cứu về  nguyên nhân và  ảnh hưởng của trầm cảm của những  
nhà chuyên môn là tương đối chính xác. Trên thực tế thì ngay từ hàng nghìn năm 
trước con người và các nhà khoa học phần xác định được hướng đi và nhận định  
được tác hại vô cùng khủng khiếp của trầm cảm. Nhận ra được vấn đề  cấp 
bách này đến năm 1992, trầm cảm được các chuyên gia nghiên cứu hoàn thiện 
về khái niệm của căn bệnh và phân loại trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần  
thứ  10 của WHO. Mới nhất là trong hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối 
loạn tâm thần lần thứ 5 đã chỉ  rõ trầm cảm được phân vào nhóm rối loạn cảm  
xúc. Rối loạn cảm xúc được chia làm hai loại thường gặp là hưng cảm (rối loạn  
lưỡng cực) và trầm cảm có nghĩa là vui cực độ  và buồn cực độ. Qua hàng loạt 
các nghiên cứu từ hàng nghìn thế kỉ trước tuy vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi khác 

13



nhau về  mặt y khoa nhưng hầu hết các nhà khoa học vẫn nhất trí đồng ý rằng:  
Rối loạn trầm cảm là một hội chứng phản ánh tâm trạng buồn bã hoặc một nỗi  
khổ quá mức bình thường. 
Theo tổ  chức y tế  thế giới WHO thì trầm cảm được biết đến là một chứng 
rối loạn sắc khí trong tâm thần học. Do hoạt động của bộ  não rối loạn nên tạo  
nên bất thường trong hành vi và suy nghĩ. Cũng có thể hiểu theo một khái niệm 
tương tự thì trầm cảm là một biểu hiện của trạng thái  ức chế  trong tất cả  các 
hoạt động của tâm thần và cả thể chất. Đó chính là một trạng thái bị đè nén, kìm  
hãm do sự  tiềm tàng phẫn uất  ở  trong lòng rất lâu không được giải phóng của  
tất các hoạt động tâm thần và thể chất. Gây ra những cảm giác buồn phiền, căng  
thẳng và mất hứng kéo dài dai dẳng. Do sự  kìm nén  ấy nên những người mắc  
bệnh luôn luôn cảm thấy buồn rầu và mệt mỏi, cáu gắt vô cớ, luôn có những suy 
nghĩ tiêu cực về  cuộc sống, chán ghét mọi thứ. Tình trạng này không gây  ảnh 
hưởng nhỏ đến cuộc sống mà còn khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên 
vô nghĩa chỉ  muốn thoát khỏi đi tìm cái chết để  cứu bản thân mình.  Cuộc sống 
của họ chỉ mang một màu trầm buồn, những cảm xúc tiêu cực mà trầm cảm gây 
ra như  đám dây leo, bám rễ  thật sâu vào tâm hồn đang dần héo úa và hút cạn  
nguồn sinh lực cuối cùng họ. Nỗi buồn, sự  thất vọng và chán nản cứ  bám lấy, 
bủa vây họ mỗi ngày, mỗi giờ.
Xã hội ngày càng phát triển khiến cho những vấn đề  bệnh lí còn nguy hiểm  
hơn cả. Suốt một năm 2017 dư luận xã hội đã dấy lên một hồi chuông báo động  
nguy cấp về  tình trạng trầm cảm gia tăng và có xu hướng trẻ  hóa. Dựa vào  
những nguyên nhân, hình thức và nguyên lí gây bệnh thì theo tổ  chức y tế  thế 
giới trầm cảm chia làm nhiều loại khác nhau: trầm cảm nặng, trầm cảm nhẹ,  
trầm cảm xuất hiện từng giai đoạn, trầm cảm tái diễn, trầm cảm nặng và tái  

14


diễn, trầm cảm mức độ  nhẹ  liên tục, trầm cảm di chứng của rối loạn khí sắc  

trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc.
Trầm cảm nặng được phân chia thành 2 hững thay đổi nhỏ  của con, từng lời nói cũng như  hành động tưởng  
như vô thưởng vô phạt lại là những biến động lớn trong tâm lí của con. Hãy tâm 
sự, trò chuyện cũng như chia sẻ cùng con để  phát hiện ra những biểu hiện sớm 
nhất, giúp con vượt lên những áp lực và sống ý nghĩa.

59


Con cái là tài sản vô giá, là của để dành mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng 
trân quý. Chúng tôi tin rằng tất cả  những điều mà chúng tôi đề  xuất bất cứ 
người làm cha làm mẹ  nào cũng làm được. Vì duy chỉ có gia đình người ta mới  
tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận (Euripides).
2.5.1.2.

Nhà trường tạo niềm tin

Đối với mỗi học sinh, mái trường chính là ngôi nhà thứ  hai. Vậy nên,  
không chỉ có gia đình làm điểm tựa mà các bạn cũng rất cần sự quan tâm của nhà 
trường. Thầy cô, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm nên gần gũi, trò chuyện với học  
sinh nhiều hơn. Học sinh sẽ  cảm thấy có hứng thú hơn với môn học khi được 
giáo viên ghi nhận và quan tâm. Đừng nghĩ rằng chiều trẻ  là hư, mà hãy biết  
cách chiều, tạo một tâm thế thoải mái nhất khi học. Một ví dụ điển hình là, nếu 
một học sinh đang gặp rắc rối nhưng nhận thấy mình được bạn quan tâm và chú 
ý thì điều này sẽ tạo động lực cho bạn đó học tập chăm chỉ hơn. Nếu một học  
sinh nghĩ rằng thầy, cô của mình chẳng quan tâm đến mức độ học hành chăm chỉ 
hay cảm xúc của mình thì bạn đó cũng sẽ  cố  gắng ít hơn.   “Các thầy cô hãy  
quan tâm, gần gũi học sinh hơn”.   Một minh chứng rõ nhất là  ở  tại trường 
THPT Nhị  Chiểu chúng em cũng luôn được các thầy cô chủ  nhiệm quan tâm.  
Nhà trường đã có kế hoạch từ đầu năm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh,  

giáo dục tư  tưởng đạo đức Hồ  Chí Minh trong các tiết sinh hoạt cuối tuần.  
Những tiết sinh hoạt không chỉ  dành thời gian cho việc sơ  kết cuối tuần, triển  
khai công việc tuần mới, phê bình, khen thưởng mà chúng em còn được học 
những kĩ năng như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng ứng xử,… 

60


Hình 2.14. Kế hoạch giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh của 
trường THPT Nhị Chiểu                                   (Ảnh chụp ngày 21/10/2018)
Là một người giáo viên, các thầy cô cũng muốn cho các học sinh của mình  
trong tương lai sẽ thành đạt, sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng dù sao,  
các thầy cô cũng đừng nên tạo áp lực quá nên học sinh bằng cách ép các bạn học 
quá nhiều hay giao bài tập quá khó khiến các bạn nản chí. Thay vì giao các nhiều 
bài tập thông thường thì hãy giao cho học sinh những đề bài mang tính sáng tạo,  
đưa các bài học thực tế, hình  ảnh qua đó giúp học sinh tích cực hơn, giảm nhẹ 
áp lực và thay bằng hăng say với việc học.  “Hãy tạo hứng thú thay vì tạo áp  
lực”. 
Xã hội hiện nay, tất cả các bạn học sinh THPT đều quan tâm đến vấn đề 
tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. Các bạn đều rất băn khoăn giữa việc mình thích 
hay việc có tiềm năng. Từ đó xảy ra rất nhiều mâu thuẫn. Những nỗi băn khoăn,  
trăn trở đó rất cần được các thầy cô định hướng, khuyên bảo để các bạn có thể 
tìm một công việc phù hợp nhất với bản thân. 
Trường học nên mở các phòng tâm lí học đường – nơi giúp các bạn có thể 
chia sẻ những tâm tư, những mệt mỏi, áp lực, bế tắc trong cuộc sống để xin lời  

61


khuyên từ các thầy cô – những người đi trước, qua đó sẽ  giúp cho các bạn giải 

tỏa bớt phần nào tâm tư trong lòng. Đây cũng là một cơ hội giúp cho các bạn và  
thầy cô gần gũi hơn. “Tham vấn học đường – giải tỏa áp lực”. Hoặc mở các 
buổi giao lưu cho mọi người được gắn kết với nhau, cho học sinh được tha hồ 
mà sáng tạo hoặc hãy tạo áp lực nhưng là áp lực tích cực bằng cách tổ chức các 
hoạt động ngoại khóa theo chủ  đề  để  học sinh vừa rèn kĩ năng vừa kích thích 
khả năng sáng tạo của não bộ.

 Hình 2.15: Các hoạt động ngoại khóa của trường THPT Nhị Chiểu (ảnh chụp)
Quan tâm hơn đến học sinh, tuyên truyền mở các lớp kĩ năng sống truyền  
cảm hứng, xây dựng thư  viện sách ngay tại lớp học để  nâng cao văn hóa đọc  
cũng như tăng cường vốn sống, vốn hiểu biết cho học sinh, các câu lạc bộ  với 

62


nội dung sinh hoạt phong phú theo chủ  đề  nhằm cung cấp cho các bạn những 
kiến thức về tâm lí tuổi dậy thì, đặc biệt là trầm cảm cho học sinh

Hình 2.16: Thanh niên tình nguyện THPT Nhị Chiểu tiếp sức mùa thi, giới thiệu 
sách tại thư viện nhỏ của lớp ( ảnh chụp ngày 22/6/2017 và 16/11/2018)
Nhà trường sẽ là nơi tạo niềm tin cho học sinh để mỗi ngày đến trường là 
một ngày vui. THPT là bước ngoặt lớn, là dấu mốc trong cuộc đời mỗi học sinh.  
Giai đoạn này học sinh cần phải vượt thắng để  đạt được mục tiêu, lựa chọn  
cuộc sống cho tương lai. Nếu học sing không chuẩn bị một tâm lí sẵn sàng thì sẽ 
rất dễ gục ngã. Vì vậy nên đây là giai đoạn rất cần sự quan tâm từ thầy cô, mái  
trường. Bằng những hoạt động cụ  thể  đã nêu trên, trường THPT Nhị  Chiểu đã  
thực hiện có hiệu quả việc giáo dục ý thức học tập cũng như  kĩ năng sống cho  
học sinh, tạo nên những sân chơi bổ ích giúp học sinh vượt qua những khó khăn  
trong học tập cũng như trong cuộc sống đặc biệt là căn bệnh trầm cảm một căn  
bệnh đang phổ biến trong lứa tuổi học sinh THPT hiện nay.

Dưới đây là một số   ảnh chụp một buổi  Tuyên truyền về  trầm cảm do  
học sinh 11A trường THPT Nhị Chiểu tổ chức:

63


Hình 2.17: Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức về căn bệnh trầm cảm 
của học sinh lớp 11A          (ảnh chụp ngày 14.9.2018)
2.5.1.3.

Xã hội chung tay

Vì một xã hội tươi đẹp, chúng ta  “Hãy ngừng lại việc phán xét, chỉ  
trích” người khác. Bạn không biết rằng chỉ  vì một lời chỉ  trích “nho nhỏ” của  
bạn thôi có thể  khiến người khác rơi vào chỗ  chết. Vốn dĩ, học sinh trung học 
phổ thông tâm lí đã “mong manh”, lại thêm những lời chỉ trích chỉ càng khiến cho  
các bạn áp lực hơn, càng làm cho các bạn cảm thấy mệt mỏi và mất hứng thú 
hơn với cuộc sống. Hãy thay đó là những lời động viên, an  ủi, giúp các bạn có  
niềm tin vào cuộc sống.
Trầm cảm là một căn bệnh cần điều trị khẩn trương bởi kéo dài dai dảng 
sẽ  dẫn đến tự  sát. Vì vậy, mong muốn của chúng tôi là làm cho xã hội, cộng  
đồng hiểu được căn bệnh trầm cảm, nhận thức những nguy hại của trầm cảm 
để  từ  đó chung tay giúp người trầm cảm vượt qua khó khăn. Bởi hơn ai hết, 
những người bị  tràm cảm thật sự  cần người giúp đỡ. Qua điều tra khảo sát,  
chúng tôi thấy rằng có tới 90% nói rằng khi bị trầm cảm thì mong muốn người  
khác tâm sự, giúp đỡ  mình. Trầm cảm không phải căn bệnh của riêng ai nên 
64


chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ cộng đồng cũng là bảo vệ chính chúng 

ta.
2.5.2.

Giải pháp thứ hai: Tăng cường các hoạt động tích cực
“Hãy bỏ điện thoại xuống và nhìn ra thế giới bên ngoài”, đừng chỉ nhìn 

chăm chăm vào chiếc điện thoại nữa, thử  nhìn ra cuộc sống ngoài kia, sẽ  có  
nhiều thứ hấp dẫn hơn nhiều và những điều đó còn giúp bạn rất nhiều thứ.
Thường xuyên tập thể dục thể thao để giải phóng năng lượng tiêu cực. 
Giảm được stress, làm cho giấc ngủ ngon hơn. Tiếp xúc với ánh áng mặt trời là 
phương thuốc đơn giản mà lại vô cùng hữu hiệu. Việc tắm nắng này sẽ  giúp 
cho cơ  thể  tạo ra hormone giúp giảm căng thẳng và tạo cảm giác hạnh phúc. 
Ngoài ra còn khiến tâm trạng thoải mái, dễ  chịu hơn, làm cho giấc ngủ  trở  nên 
ngon hơn và sâu hơn. Hoặc viết nhật kí để  giải tỏa được những áp lực những  
tâm tư mình đang giấu kín mà muốn nói ra trong lòng từ lâu. Hay tạo ra cho mình  
một không gian thoáng đãng để đọc báo, nghe nhạc thư giãn với thiên nhiên. Ăn 
nhiều thực phẩm có vitamin, chất xơ,…Đặc biệt ăn nhiều sữa chua và uống trà 
xanh để  hạn chế  căng thẳng và trầm cảm. Hạn chế  ăn các thức ăn đồ  uống có 
chứa các chất kích thích như  rượu, bia…Không   chỉ  với những người bị  trầm  
cảm mà với những người bình thường thì những phương pháp trên vô cùng cần 
thiết để  làm cho bản thân sảng khoái, hào hứng hơn trong một ngày mới. Bản 
thân sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, căng thẳng và vui vẻ hơn, yêu đời hơn. Và  
đây chính là những chất vô cùng quý giá để hủy diệt đi căn bệnh nguy hiểm này.

65


Hình 2.18: Ngày hội thể thao của trường THPT Nhị Chiểu
( ảnh chụp ngày 26/3/ 2017)
2.5.3.Giải pháp thứ ba: Bản thân tự điều chỉnh cảm xúc


Tinh thần của các bạn học sinh là một “bãi chiến trường” mà trên đó, tất 
cả  các “thế  lực” xã hội tác động lên. Điều đó làm cho các bạn mất kiểm soát, 
chật vật trong suy nghĩ và cảm xúc cá nhân. Các bạn thấy khó khăn khi tâm sự, 
nói ra nỗi lòng với người khác hay tự  ti không dám thể  hiện quan điểm của  
mình. Điều đó, các bạn phải điều chỉnh ngay lập tức  “Hãy ngừng chịu đựng  
trong im lặng”. Các bạn nhớ rằng mình không hề cô độc, hãy chọn ra cho mình 
một người mà mình tin tưởng nhất, có thể giúp đỡ bạn mà không phán xét gì cả.  
Hãy luôn luôn nhớ rằng, bạn rất mạnh mẽ, bạn có thể  phá bỏ  rào cản và nhận 
sự giúp đỡ nghĩa là bạn sẽ không phải chịu đựng trong im lặng nữa.
Khi bạn phát hiện ra bản thân mình đã bị trầm cảm, thì điều đầu tiên bạn 
phải làm không phải là ngồi khóc lóc, đau khổ  mà “Hãy học cách đối mặt với  
trầm cảm”. Bạn hãy tìm đến các chuyên gia tâm lí để được tư vấn, bạn sẽ nhận  
được những lời khuyên về tâm lí cũng như sử dụng thuốc (nếu cần thiết). Bạn  
nên học cách suy nghĩ tích cực, hãy nghĩ rằng chỉ  cần nghe theo lời khuyên của  
bác sĩ thì mình sẽ khỏi bệnh. Hãy xây dựng một cuộc sống vàng bằng cách: tập 
66


thể dục thường xuyên sẽ làm giảm các triệu chứng trầm cảm; ăn uống điều độ, 
ăn nhiều rau xanh và các loại thức ăn chưa nhiều vitamin; ngủ đủ giấc giúp cho  
bạn có một tinh thần thoải mái hơn; đi ra ngoài tìm kiếm sự  mới mẻ  giúp cho 
bạn không bị nhàm chán.
Tự ti sẽ làm cho các bạn trở nên tách biệt với thế giới, vậy nên lời khuyên 
tiếp theo là “Hãy tự mình vượt qua sự tự ti”.  Hãy viết ra những nỗi sợ của bạn  
ra một tờ giấy rồi dán tại nơi mà bạn dễ  nhìn thấy nhất, mỗi một ngày hãy cố 
gắng thử làm một việc trái ngược lại nỗi sợ đó, dần dần bạn sẽ cảm thấy bản 
thân tự tin hơn trong cuộc sống. Hãy nghĩ đến những ưu điểm của mình để phát 
triển nó. Bạn có một chất giọng tốt, hãy thử  thuyết trình trước đám đông; bạn  
đam mê thanh nhạc, hãy thử  hát một lần,… Điều đó, lâu dần sẽ  tạo thành thói  

quen và giúp bạn tự tin hơn.
Đôi khi, chúng ta cảm thấy bất lực và như bị  mắc kẹt trong một cái hộp,  
làm đi làm lại cùng một việc, lo lắng người khác sẽ  nghĩ gì về  chúng ta và 
những việc chúng ta làm. Hãy thoát khỏi chiếc hộp đó và  sống thoải mái  lên. 
Hãy đừng quan tâm những gì người khác nghĩ về mình vì mình sinh ra đâu phải  
để  làm người khác hài lòng, hãy sống một cuộc sống mình mơ   ước chứ  không 
phải do người khác sắp đặt. Hãy mỉm cười chấp nhận mọi chuyện thay vì nổi 
cáu, điều đó sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi hơn đó. Hãy đặt ra một mục tiêu cho bản 
thân và trao thưởng cho mình khi đạt được điều đó. Bạn nên tạo động lực cho  
bản thân mỗi ngày và dừng lại việc sợ  hãi. Hãy tự  tin tiến về  phía trước chứ 
không phải tỏ ra mệt mỏi hay kiệt sức. Tự tạo động lực giúp cho bản thân ngày 
càng mạnh mẽ và tự tin hơn trong cuộc sống.
Đời người mênh mông vô tận nhưng có mấy khi được bằng phẳng. Mọi  
người thường nói đời là bể  khổ, nhưng khổ   ở  đây là như  thế  nào? Khổ   ở  đây 

67


không phải là để cho chúng ta mặc đời mà chìm xuống mà khổ ở đây là động lực  
để vươn lên.  Thử hỏi có ai mà chưa từng khóc vì bị  một câu chỉ  trích, có ai mà  
chưa từng tuyệt vọng hay xấu hổ về  bản thân mình. Vậy sự  sắp đặt một cuộc 
đời bi kịch, một số phận hẩm hiu hay những vấp ngã đường đời được tạo ra để 
làm gì? Mọi thứ luôn có cái giá của nó và những vật cản  ấy được tạo ra là để 
rèn giũa mỗi chúng ta. Có những người   khi gặp khó khăn thì lùi mình, chùn 
bước. Họ sợ hãi đẩy mình ra xa khỏi cuộc sống vì họ sợ, họ không dám đối mặt,  
họ  sợ  phải đấu tranh, sợ  phải chết. Thế  nhưng họ  đâu biết chính cái bước lùi  
của họ là vũ khí để giết họ một cách tàn bạo nhất. Sự nhút nhát lé tránh có thể 
giết đi chính bạn nhưng ngược lại mạnh mẽ là vũ khí duy nhất có thể cứu vãn.  
Mỗi chúng ta, chính là chìa khóa để  ngăn chặn trầm cảm, mình phải “ tự  kiểm  
soát được cảm xúc, tự mình phải vươn lên, dùng ý chí đánh lại cái nhút nhát  

của chính mình”. 
 Như  Victor Frankl đã từng có câu: Những người đã từng sống trong các  
trại tập trung vẫn nhớ  hình  ảnh những con người đi qua các túp lều để  an  ủi  
người khác, cho đi mẩu bánh mì cuối cùng mà họ  có. Số  người này tuy không  
nhiều, nhưng họ  là bằng chứng cho chúng ta thấy rằng một người có thể  bị  
tước đi tất cả  trừ  một thứ: quyền tự  do – quyền lựa chọn thái độ  và hành vi  
trước bất kỳ  tình huống nào xảy ra. Chính vì vậy, khi bạn  ở  trong bất cứ tình 
huống nào đi chăng nữa thì hãy luôn “lạc quan yêu đời”.
So sánh bản thân mình với người khác có thể  giúp con người ta tốt lên, 
như  một chiếc “đòn bẩy” giúp người ta cố  gắng nhưng cũng có thể  khiến con 
người ta trở nên ám ảnh với những khuyết điểm của bản thân. So sánh bản thân 
mình với người khác càng khiến bản thân cảm thấy tồi tệ  hơn. Vậy nên, “hãy  
ngừng lại việc so sánh bản thân với người khác” vì bạn nên biết rằng, mọi sự 

68


so sánh trên đời này đều khập khiễng, để  mà lí tưởng hóa là không thể, cái gì  
cũng chỉ mang tính chất tương đối, nên bản thân cùng đừng tạo ra áp lực cho bản 
thân thêm nữa mà hãy trân trọng những gì bản thân đang có và tiếp tục cố gắng  
phấn đấu hoàn thiện  tốt bản thân mình hơn.
Chúng ta hãy sống và cháy hết mình với đam mê. Chúng ta cần phải học 
cách quên đi quá khứ, quên đi những gì không hay của cuộc đời. Biến nó thành  
động lực để  tiếp tục phấn đấu cố  gắng. Sống trong quá khứ  chỉ  tạo ra sự  nhu  
nhược trong chính cuộc đời mình. Nó giam bạn vào trong quá khứ, khiến bạn trở 
nên mê muội và quên đi hiện tại. Nếu quá khứ  là câu chuyện buồn thì bạn tự 
nhốt mình trong sự  thương nhớ, trong tội lỗi, trong cô đơn. Hủy hoại đi cuộc 
sống, tương lai của chính mình. Dồn nén bạn vào bi thương trong quá khứ, dần 
dần khi quá đau khổ  chì chính bạn sẽ  chết dần chết mòn đi vì sự  cô quạnh ấy.  
Vì vậy thứ mà tất cả mọi người cần phải làm và nhận thức được đó chính là từ 

bỏ quá khứ  mà hãy nhìn về tương lai, đừng để bản thân mình phải chịu đựng 
đau đớn của quá khứ.
“Hãy sắp xếp cho mình một thời gian biểu hợp lí”, điều này sẽ giúp các 
bạn dung hòa được giữa việc học và vui chơi, nghỉ ngơi, thư giãn. Cụ  thể, hãy 
ghi những việc bạn cần làm ra rồi lần lượt giải quyết nó và từ  đó hãy cố  gắng  
dành thời gian cho việc giải lao. Điều này sẽ  giúp các bạn bớt căng thẳng hơn 
khi có những lịch học dày đặc.
“Hãy theo đuổi đam mê, rồi thành công sẽ theo đuổi bạn”  đây là câu nói 
khá nổi tiếng của nhà văn Rosie Nguyễn. Mỗi chúng ta có một lần để sống, một  
lần để ngắm nhìn cuộc đời thì hãy sống trọn vẹn. Dĩ nhiên, nếu có đam mê mà 
không có sự kiên trì cố gắng thì đam mê cũng sẽ trở thành bọt biển tan nhanh vào  
trong nước. Nhưng chúng ta có quyền được đam mê, quyền được thực hiện. 

69


×