Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
KẾT HỢP hs-CRP VỚI THANG ĐIỂM GRACE
TRONG TIÊN ĐOÁN TỬ VONG NỘI VIỆN
BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP
Danh Phước Quý *, Phạm Hòa Bình **, Hồ Huỳnh Quang Trí ***
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với điểm nguy cơ GRACE
và lợi ích của việc kết hợp hai số đo này trong dự báo tử vong trong bệnh viện của bệnh nhân hội chứng mạch
vành cấp.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu loạt ca mô tả dọc trên những bệnh nhân được chẩn đoán hội
chứng mạch vành cấp trong 24 giờ đầu nhập bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015.
Nồng độ hs-CRP được định lượng trong mẫu máu lấy lúc nhập viện. Tất cả bệnh nhân được tính điểm GRACE.
Tính diện tích dưới đường cong ROC cùng với độ nhạy và độ đặc hiệu của hs-CRP trong dự báo tử vong trong
bệnh viện. Tính hệ số tương quan giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với điểm GRACE. So sánh tử vong của
bệnh nhân có nồng độ hs-CRP huyết tương trên ngưỡng và dưới ngưỡng ở nhóm nguy cơ cao theo GRACE.
Kết quả: Có 153 bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu (8% đau thắt ngực không ổn định, 21% NMCT cấp
không ST chênh lên và 71% NMCT cấp ST chênh lên). Bệnh nhân có tuổi trung bình 67,8, nam giới chiếm
54,1%. Có 15 ca tử vong (tỉ lệ 9,8%). Nồng độ hs-CRP huyết tương của 15 ca này cao hơn có ý nghĩa so với các
ca sống sót. Diện tích dưới đường cong ROC là 0,868 (0,790-0,960). Nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l
có độ nhạy 93% và độ đặc hiệu 62% trong dự báo tử vong trong bệnh viện. Hệ số tương quan r giữa nồng độ hsCRP huyết tương với điểm GRACE là 0,46 (p < 0,001). Ở nhóm bệnh nhân nguy cơ cao theo thang điểm
GRACE, tử vong của phân nhóm có nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l là 27,4% và của phân nhóm có
nồng độ hs-CRP huyết tương < 11,5 mg/l là 2,9% (OR 12,9; p < 0,0001).
Kết luận: Ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp, đo nồng độ hs-CRP huyết tương lúc nhập viện góp phần
quan trọng vào việc dự báo tử vong trong bệnh viện, đặc biệt ở những bệnh nhân có nguy cơ cao theo thang điểm
GRACE.
Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp, nồng độ hs-CRP huyết tương, điểm nguy cơ GRACE.
ABSTRACT
THE COMBINATION OF HS-CRP MEASUREMENT WITH GRACE SCORE
FOR RISK STRATIFICATION OF PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROMES.
Danh Phuoc Quy, Pham Hoa Binh, Ho Huynh Quang Tri
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 128 - 132
Aim of the study: To determine the correlation between plasma hs-CRP concentration with GRACE risk
score and the benefit of combining these two values in predicting in-hospital mortality of patients with acute
coronary syndromes.
Patients and methods: We performed an observational case-series in patients admitted to the Kien Giang
* Khoa Nội tim mạch, BV đa khoa Kiên Giang.
** BM Lão Khoa, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. HCM.
*** Viện tim TP. HCM.
Tác giả liên lạc: ThS. Danh Phước Quý
ĐT: 0919020940
Email:
128
Chuyên Đề Nội Khoa I
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Nghiên cứu Y học
general hospital with a diagnosis of acute coronary syndrome from October 2014 to April 2015. Plasma hs-CRP
concentration was measured in a blood sample collected on admission. All patients were evaluated with the
GRACE risk score. Area under the ROC curve, sensitivity and specificity of plasma hs-CRP concentration in
predicting mortality were defined. The coefficient of correlation between plasma hs-CRP concentration and the
GRACE score was calculated. In high-risk patients (GRACE score > 140), mortality of the two subgroups with
plasma hs-CRP concentration above and below the threshold was compared.
Results: 153 patients were included (8% had unstable angina, 21% had NSTEMI and 71% had STEMI).
Patients’ mean age was 67.8, and 54.1% were men. 15 patients died (mortality 9.8%). Plasma hs-CRP
concentration of these 15 patients was significantly higher compared to patients who survived. Area under the
ROC curve was 0.868 (0.790-0.960). Plasma hs-CRP concentration ≥ 11.5 mg/l had a sensitivity of 93% and a
specificity of 62% in predicting mortality. The coefficient of correlation r was 0.46 (p < 0.001). In high-risk
patients, in-hospital mortality of the subgroups with plasma hs-CRP concentration ≥ 11.5 mg/l and < 11.5 mg/l
was 27.4% and 2,9% (OR 12.9; p < 0.0001).
Conclusions: In patients with acute coronary syndromes, the measurement of plasma hs-CRP concentration
on admission greatly contributed to the prediction of in-hospital mortality, especially in patients with a high risk
according to the GRACE score.
Key word: Acute coronary syndrome, plasma hs-CRP concentration, the GRACE risk score.
khoa Tim mạch và khoa Tim mạch can thiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ
bệnh viện đa khoa Kiên Giang từ tháng 10/2014
Trong hội chứng mạch vành cấp, phân tầng
đến tháng 4/2015. Bệnh nhân gồm những người
nguy cơ cần được thực hiện sớm nhằm hướng
đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim
dẫn cho điều trị. Thang điểm GRACE đã được
(NMCT) cấp không ST chênh lên và NMCT cấp
nghiên cứu rộng rãi và được khẳng định là có
ST chênh lên. Tiêu chuẩn loại trừ gồm: mới chấn
giá trị cao trong dự báo tử vong trong bệnh viện
thương hoặc phẫu thuật trong vòng 2 tháng,
cũng như tử vong sau 6 tháng của bệnh nhân hội
đang có tình trạng nhiễm khuẩn, viêm, bệnh lý
chứng mạch vành cấp(4,9,15). Bên cạnh đó, một số
hệ thống, sốt không rõ nguyên nhân, bệnh ác
nghiên cứu cho thấy nồng độ hs-CRP huyết
tính, bệnh gan và bệnh nhân không đồng ý tham
tương khi nhập viện có thể dự báo độc lập tử
gia nghiên cứu.
vong và cũng giúp cho việc phân tầng nguy cơ ở
Phương pháp chọn mẫu là lấy mẫu thuận
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp(10,12). Cho
tiện liên tiếp với cỡ mẫu được tính theo công
đến nay, chưa có nhiều thông tin về lợi ích của
thức: N = [(z + z)2 / 1/4 [loge(1 + /1 – )]2] + 3,
việc kết hợp điểm GRACE với nồng độ hs-CRP
với = 0,33 là hệ số tương quan giữa nồng độ hshuyết tương khi nhập viện. Chúng tôi thực hiện
CRP huyết tương với điểm nguy cơ GRACE ở
nghiên cứu này nhằm xác định tương quan giữa
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp theo tác giả
nồng độ hs-CRP huyết tương khi nhập viện với
Raposeiras-Roubin(10), là sai lầm loại I bằng 0,01
điểm nguy cơ GRACE và lợi ích của việc kết hợp
và là sai lầm loại II bằng 0,2. Từ công thức này
hai số đo này trong dự báo tử vong của bệnh
tính được N = 103.
nhân hội chứng mạch vành cấp nhập bệnh viện
Bệnh nhân nhập viện đều được khai thác
đa khoa Kiên Giang.
bệnh sử, khám lâm sàng và làm các xét nghiệm
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
cận lâm sàng bao gồm hs-CRP và men tim (CKĐây là một nghiên cứu loạt ca mô tả dọc. Đối
MB, troponin T-hs). Nồng độ hs-CRP huyết
tượng là những bệnh nhân được chẩn đoán hội
tương được định lượng tại khoa sinh hóa bệnh
chứng mạch vành cấp trong 24 giờ đầu nhập
viện đa khoa Kiên Giang trên máy Roche/Hitachi
Tim Mạch
129
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Nghiên cứu Y học
COBAS c701/702 và được biểu thị bằng đơn vị
mg/l. Tất cả bệnh nhân được tính điểm GRACE
và phân tầng nguy cơ tùy theo điểm này: nguy
cơ thấp nếu điểm dưới 109, nguy cơ trung bình
nếu điểm trong khoảng 109-140 và nguy cơ cao
nếu điểm trên 140(5).
Xử lý thống kê: Khảo sát tính bình thường của
phân phối bằng phép kiểm KolmogorovSmirnov. Biến liên tục được trình bày dưới dạng
trung bình ± độ lệch chuẩn. Biến định tính được
biểu diễn dưới dạng tỉ lệ phần trăm. So sánh hai
số trung bình bằng phép kiểm Mann-Whitney và
hơn hai số trung bình bằng phép kiểm KruskalWallis. Vẽ đường cong ROC và xác định diện
tích dưới đường cong ROC cùng với độ nhạy và
độ đặc hiệu của hs-CRP trong dự báo tử vong
trong bệnh viện. Tính hệ số tương quan
Spearman giữa nồng độ hs-CRP huyết tương với
điểm GRACE. So sánh tử vong của bệnh nhân có
nồng độ hs-CRP huyết tương trên ngưỡng và
dưới ngưỡng ở nhóm nguy cơ cao theo GRACE
bằng phép kiểm chính xác Fisher. Ngưỡng có ý
nghĩa thống kê là p < 0,05. Xử lý thống kê được
thực hiện với phần mềm STATA 12.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trị số
63 (41,2%)
41 (26,8%)
58 (37,9%)
95 (62,1%)
71 (46,4%)
92 (60,2%)
Nồng độ hs-CRP huyết tương có phân phối
không bình thường (lệch phải) với trung vị 10,2
mg/l, bách phân vị thứ 25 5,9 mg/l, bách phân vị
thứ 75 19,8 mg/l, trung bình 17,5 mg/l và độ lệch
chuẩn 18,1 mg/l. Hình 1 biểu diễn phân phối
nồng độ hs-CRP huyết tương lúc nhập viện.
Bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên có nồng độ
hs-CRP huyết tương cao hơn so với bệnh nhân
hội chứng mạch vành cấp không ST chênh lên:
20,4 ± 19,3 mg/l so với 10,5 ± 12,1 mg/l (p < 0,001).
Có 15 bệnh nhân (9,8%) chết trong bệnh
viện. Nồng độ hs-CRP huyết tương của 15 ca này
cao hơn có ý nghĩa so với các ca sống sót: 41,8 ±
22,7 mg/l so với 14,9 ± 15,4 mg/l (p < 0,001). Hình
2 biểu diễn đường cong ROC dự báo tử vong
trong bệnh viện của nồng độ hs-CRP huyết
Từ tháng 10/2014 đến tháng 4/2015 có 153
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp được
tuyển vào nghiên cứu. 153 bệnh nhân này gồm
12 người (8%) đau thắt ngực không ổn định,
33 người (21%) NMCT cấp không ST chênh
lên và 108 người (71%) NMCT cấp ST chênh
lên. Đặc điểm của bệnh nhân được nêu trên
bảng 1. Phân tầng nguy cơ theo GRACE có 40
ca nguy cơ thấp, 27 ca nguy cơ trung bình và
86 ca nguy cơ cao. Tỉ lệ Killip I, II, III và IV lần
lượt là 66%, 15%, 10% và 9%.
Bảng 1: Đặc điểm bệnh nhân được tuyển vào nghiên
cứu (n = 153).
tương lúc nhập viện. Diện tích dưới đường cong
ROC là 0,868 với khoảng tin cậy 95% 0,790-0,960.
Nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l có độ
nhạy 93% và độ đặc hiệu 62% trong dự báo tử
vong trong bệnh viện. Trong lô bệnh nhân của
chúng tôi, tử vong của những người có nồng độ
hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l là 20,6% và của
những người có nồng độ hs-CRP huyết tương <
11,5 mg/l là 1,2% (p < 0,0001).
Nồng độ hs-CRP có tương quan trung bình
với điểm nguy cơ GRACE với hệ số tương quan
Đặc điểm
Trị số
r bằng 0,46 (p < 0,001). Ở nhóm bệnh nhân nguy
Tuổi (năm)
67,8 ± 21,1
(nhỏ nhất 35, lớn nhất 98)
84 (54,1%)
132 (86,3%)
79 (51,6%)
cơ cao theo thang điểm GRACE, tử vong của
Nam giới
Tăng huyết áp
Hút thuốc lá
130
Đặc điểm
Đái tháo đường
Thừa cân/béo phì
(BMI 23 kg/m2)
Cholesterol toàn phần
≥ 200 mg/dl
LDL ≥ 100 mg/dl
HDL < 40 mg/dl
TG ≥ 150 mg/dl
phân nhóm có nồng độ hs-CRP huyết tương ≥
11,5 mg/l là 27,4% và của phân nhóm có nồng độ
Chuyên Đề Nội Khoa I
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
hs-CRP huyết tương < 11,5 mg/l là 2,9% (OR 12,9
với khoảng tin cậy 95% 1,6-103,1; p < 0,0001).
0.00
0.25
Sensitivity
0.50
0.75
1.00
Hình 1: Phân phối nồng độ hs-CRP huyết tương lúc
nhập viện.
0.00
0.25
0.50
1 - Specificity
0.75
1.00
Area under ROC curve = 0.8686
Hình 2: Đường cong ROC dự báo tử vong trong
bệnh viện của nồng độ hs-CRP huyết tương.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở những
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp nhập viện
trong 24 giờ đầu, nồng độ hs-CRP huyết tương
cao hơn so với ngưỡng bình thường, có phân
phối lệch phải (trung vị 10,2 mg/l, khoảng tứ
phân vị 5,9-19,8 mg/l, trung bình 17,5 mg/l) và có
tương quan trung bình với điểm nguy cơ
GRACE. Nồng độ hs-CRP huyết tương có giá trị
khá cao trong dự báo tử vong trong bệnh viện
với diện tích dưới đường cong ROC là 0,868
(0,790-0,960). Ở ngưỡng ≥ 11,5 mg/l, nồng độ hsCRP huyết tương có độ nhạy 93% và độ đặc hiệu
62% trong dự báo tử vong. Điểm đáng lưu ý là
Tim Mạch
Nghiên cứu Y học
kết hợp đo nồng độ hs-CRP huyết tương lúc
nhập viện với tính điểm nguy cơ GRACE cho
phép phân tầng nguy cơ tốt hơn, đặc biệt là ở
nhóm nguy cơ cao (điểm GRACE > 140): Trong
nhóm này, nếu nồng độ hs-CRP huyết tương ≥
11,5 mg/l, nguy cơ tử vong tăng gấp 12,9 lần (p <
0,0001).
Không chỉ được mô tả bởi các tác giả nước
ngoài, hiện tượng tăng nồng độ hs-CRP huyết
tương ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp
cũng được ghi nhận bởi nhiều tác giả trong
nước. Các trị số nồng độ hs-CRP huyết tương
do các tác giả trong nước báo cáo cũng gần với
các trị số của chúng tôi: theo Nguyễn Minh
Đức trung vị là 10,8 mg/l và trung bình là 16,2
mg/l, theo Trương Phi Hùng trung vị là 8,5
mg/dl và trung bình là 10 mg/l(7,13). Nghiên cứu
của các tác giả này và các tác giả nước ngoài
như Correia và Diercks đều cho thấy nồng độ
hs-CRP huyết tương có phân phối lệch
phải(2,3,7,13). Về giá trị dự báo tử vong của nồng
độ hs-CRP huyết tương trong hội chứng mạch
vành cấp, diện tích dưới đường cong ROC
được báo cáo trong các nghiên cứu trong và
ngoài nước dao động từ 0,699 dến
0,836(1,3,6,8,11,14). Sở dĩ có sự dao động tương đối
rộng này, theo chúng tôi là do sự khác biệt về
thời điểm lấy mẫu máu và máy móc, hóa chất
được sử dụng ở từng nơi. Với thời điểm lấy
mẫu và phương pháp xét nghiệm giống với
chúng tôi, nghiên cứu của Nguyễn Quyền My
cho thấy diện tích dưới đường cong ROC là
0,836 và ở ngưỡng > 10,9 mg/l nồng độ hs-CRP
huyết tương có độ nhạy 100% và độ đặc hiệu
75% trong dự báo tử vong ở bệnh nhân hội
chứng mạch vành cấp(8).
Ra đời từ đầu thập niên 2000, thang điểm
GRACE hiện được sử dụng rất phổ biến nhằm
phân tầng nguy cơ bệnh nhân hội chứng mạch
vành cấp vì hai lý do. Lý do thứ nhất là giá trị
không còn gì phải bàn cãi của thang điểm này.
Lý do thứ hai là các thành phần của thang điểm
GRACE, gồm những thông số lâm sàng và cận
lâm sàng, có thể được thu thập một cách dễ dàng
131
Nghiên cứu Y học
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
tại hầu hết các cơ sở y tế tiếp nhận và điều trị
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Xét
nghiệm nồng độ hs-CRP huyết tương cũng có
thể thực hiện tại hầu như tất cả các cơ sở y tế tiếp
nhận và điều trị bệnh nhân hội chứng mạch
vành cấp. Xét nghiệm này có giá thành không
cao và kết quả thường được trả về nhanh chóng
cho khoa lâm sàng. Xuất phát từ ghi nhận này,
chúng tôi muốn tìm hiểu liệu việc kết hợp tính
điểm GRACE với đo nồng độ hs-CRP huyết
tương của bệnh nhân lúc nhập viện có giúp dự
báo một cách chính xác hơn tử vong trong bệnh
viện hay không. Dù đây chỉ là một nghiên cứu
đơn trung tâm với cỡ mẫu tương đối nhỏ, kết
quả của nó là một chứng cứ thuận lợi cho việc
kết hợp, đặc biệt là đối với bệnh nhân có nguy cơ
cao theo thang điểm GRACE.
KẾT LUẬN
Từ khảo sát trên 153 bệnh nhân hội chứng
mạch vành cấp trong 24 giờ đầu nhập bệnh viện
đa khoa Kiên Giang, chúng tôi rút ra một số kết
luận. Thứ nhất là nồng độ hs-CRP huyết tương
lúc nhập viện tăng và có tương quan trung bình
với điểm GRACE. Thứ hai là nồng độ hs-CRP
huyết tương có giá trị khá cao trong dự báo tử
vong trong bệnh viện với diện tích dưới đường
cong ROC là 0,868 (0,790-0,960). Ở ngưỡng ≥ 11,5
mg/l, nồng độ hs-CRP huyết tương có độ nhạy
93% và độ đặc hiệu 62% trong dự báo tử vong.
Thứ ba là kết hợp đo nồng độ hs-CRP huyết
tương lúc nhập viện với tính điểm nguy cơ
GRACE giúp cải thiện việc phân tầng nguy cơ ở
nhóm có điểm GRACE > 140. Trong nhóm này,
nếu nồng độ hs-CRP huyết tương ≥ 11,5 mg/l,
nguy cơ tử vong tăng gấp 12,9 lần (p < 0,0001).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
Correia LC, Esteves JP (2011). C-reactive protein and outcomes
in acute coronary syndromes: a systematic review and metaanalysis. Arquivos brasileiros de cardiologia; 97:76-85.
Correia LC, Vasconcelos I, Garcia G, et al (2014). Does C-reactive
protein add prognostic value to GRACE score in acute coronary
syndromes?. Arquivos brasileiros de cardiologia; 102:449-455.
132
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
Diercks DB, Kirk JD, Naser S, et al (2011). Value of highsensitivity C-reactive protein in low risk chest pain observation
unit patients. International J Emerg Med; 4:37.
Elbarouni B, Goodman SG, Yan RT, et al (2009). Validation of
the Global Registry of Acute Coronary Events (GRACE) risk
score for in-hospital mortality in patients with acute coronary
syndrome in Canada. Am Heart J; 158:392-399.
Hamm CW, Bassand JP, Agewall S, et al (2011). ESC guidelines
for the management of acute coronary syndromes in patients
presenting without persistent ST-segment elevation: The Task
Force for the management of acute coronary syndromes in
patients presenting without persistent ST-segment elevation of
the European Society of Cardiology (ESC). Eur Heart J; 32:29993054.
Lương Kim Liên (2007). Khảo sát nồng độ hs-CRP ở bệnh nhân
hội chứng vành cấp. Luận văn thạc sĩ y học Nội tổng quát. Đại
học Y Dược TP. HCM.
Nguyễn Minh Đức (2009). Khảo sát mối tương quan giữa hsCRP và tổn thương giải phẫu động mạch vành ở bệnh nhân hội
chứng vành cấp. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú Nội tổng
quát. Đại học Y Dược TP. HCM.
Nguyễn Quyền My (2012). Kết hợp nồng độ hs-CRP huyết
tương và thang điểm TIMI trong tiên lượng ngắn hạn bệnh
nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ
nội trú Nội khoa. Đại học Y Dược Cần Thơ.
Pieper KS, Gore JM, Fitzgerald G, et al (2009). Validity of a riskprediction tool for hospital mortality: the Global Registry of
Acute Coronary Events. Am Heart J; 157:1097-1105.
Raposeiras-Roubin S, Barreiro PC, Rodino JB, et al (2012). Highsensitivity C-reactive protein is a predictor of in-hospital cardiac
events in acute myocardial infarction independently of GRACE
risk score. Angiology; 63:30-34.
Raposeiras-Roubin S, Barreiro PC, Roubin-Camina F, et al
(2013). High-sensitivity C-reactive protein predicts adverse
outcomes after non-ST-segment elevation acute coronary
syndrome regardless of GRACE risk score, but not after STsegment elevation myocardial infarction. Revista Portuguesa de
Cardiologia; 32:117-122.
Ribeiro DR, Ramos A, Vieira PL, et al (2014). High-sensitivity Creactive protein as a predictor of cardiovascular events after STelevation myocardial infarction. Arquivos brasileiros de
cardiologia; 103:69-75.
Trương Phi Hùng, Đặng Vạn Phước (2007). Nghiên cứu nồng
độ hs-CRP bệnh nhân hội chứng vành cấp. Tạp chí Y học TP.
HCM; 11:80-85.
Võ La Cường (2014). Nghiên cứu giá trị tiên lượng ngắn hạn của
nồng độ hs-CRP và sự thay đổi sau điều trị bằng atorvastatin ở
bệnh nhân hội chứng vành cấp. Luận án chuyên khoa cấp II. Đại
học Y Dược Cần Thơ.
Yusufali A, Zubaid M, Al-Zakwani I, et al (2011). Validation of
the GRACE risk score for hospital mortality in patients with
acute coronary syndrome in the Arab Middle East. Angiology;
62:390-396.
Ngày nhận bài báo:
24/11/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo:
27/11/2015
Ngày bài báo được đăng:
15/02/2016
Chuyên Đề Nội Khoa I