Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khảo sát nồng độ magnesium huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.44 KB, 5 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

KHẢO SÁT NỒNG ĐỘ MAGNESIUM HUYẾT THANH
Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP
Nguyễn Thị Mộc Trân*, Trang Mộng Hải Yên**, Hồ Thượng Dũng*

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ magnesium huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.
Đối tượng nghiên cứu: 68 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhập khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp Bệnh
viện Thống Nhất từ tháng 01 đến tháng 05 năm 2014.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
Kết quả: Trung bình nồng độ magnesium huyết thanh lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp là
0,83 ± 0,1 mmol/L. Không có sự khác biệt nồng độ magnesium huyết thanh ở bệnh nhân < 65 tuổi và ≥ 65 tuổi
(0,86 ± 0,08 so với 0,82 ± 0,11; p = 0,18). Không có sự khác biệt nồng độ magnesium huyết thanh ở bệnh nhân
nhồi máu cơ tim ST chênh lên và không ST chênh lên (0,86 ± 0,09 so với 0,82 ± 0,11; p = 0,151). Nồng độ
magnesium huyết thanh sau 3 - 5 ngày điều trị cao hơn lúc nhập viện: dân số chung (0,89 ± 0,12 so với 0,83 ±
0,10; p = 0,0001), không sử dụng các chế phẩm có chứa magnesium trong quá trình điều trị (0,88 ± 0,13 so với
0,82 ± 0,10; p = 0,001). Không có mối liên quan giữa nồng độ magnesium huyết thanh với EF, tình trạng suy tim
và nồng độ kali, natri, canxi huyết thanh.
Kết luận: Không có sự khác biệt nồng độ magnesium huyết thanh với: phân bố tuổi, nhồi máu cơ tim ST
chênh lên và không ST chênh lên, EF, tình trạng suy tim và nồng độ kali, natri, canxi huyết thanh.
Từ khoá: magnesium huyết thanh, nhồi máu cơ tim cấp.

ABSTRACTS
INVESTIGATION ON THE MAGNESIUM LEVELS IN BLOOD SERUM
IN ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION PATIENTS
Nguyen Thi Moc Tran, Trang Mong Hai Yen, Ho Thuong Dung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 5 - 2015: 74 - 78
Objectives: To investigate the magnesium levels in blood serum in acute myocardial infarction patients.


Subjects: 68 acute myocardial infarction patients admitted to the department of interventional cardiology at
Thong Nhat Hospital from January to May, 2014.
Methods: Cross - sectional descriptive, analysis study.
Results: Mean serum magnesium level in acute myocardial infarction patients: 0.83 ± 0.1 mmol/L. There
was a non - significant difference between the serum magnesium levels in patients < 65 years old and ≥ 65 years
old (0.86 ± 0.08 vs 0.82 ± 0.11, p = 0.18). There was a non - significant difference between the serum magnesium
levels in acute myocardial infarction patients with ST segment elevation and non - ST segment elevation ((0.86 ±
0.09 vs 0.82 ± 0.11, p = 0.151). Serum magnesium levels on days 3 -5 were higher than admission: total cases
(0.89 ± 0.12 vs 0.83 ± 0.10, p = 0.0001), not using magnesium in treatment (0.88 ± 0.13 vs 0.82 ± 0.10, p =
0.001). There was no relation between the serum magnesium levels and EF, heart failure, serum potassium,
sodium, calcium levels.
Conclusions: There was a non - significant difference between the serum magnesium levels and age
* Khoa Tim Mạch cấp cứu can thiệp - Bệnh viện Thống Nhất
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thị Mộc Trân ĐT: 0945424022

74

** Đv NCKH Bệnh viện Thống Nhất
Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Nghiên cứu Y học

distribution, acute myocardial infarction with ST segment elevation and non - ST segment elevation, EF, heart
failure and other serum electrolytes levels such as potassium, sodium, calcium.
Keywords: magnesium levels in blood serum, acute myocardial infarction.

gia nghiên cứu.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh động mạch vành là bệnh lý thường gặp
ở các nước phát triển và có xu hướng gia tăng rất
nhanh ở các nước đang phát triển, là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu ở Hoa Kỳ. Trong đó
có hơn 800.000 trường hợp nhồi máu cơ tim cấp
mỗi năm và tỷ lệ tử vong trước khi nhập viện
khoảng 27%(20,4). Tại Việt Nam, theo thống kê của
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, năm 2000 có
3.222 bệnh nhân nhồi máu cơ tim và 122 trường
hợp tử vong(7).
Kết quả từ nghiên cứu SHIP năm 2011 ghi
nhận nồng độ magnesium huyết thanh thấp làm
tăng nguy cơ tử vong tim mạch(14). Hạ
magnesium huyết thanh trong giai đoạn đầu sau
nhồi máu cơ tim cấp có thể gây ra nhanh thất,
đột tử và nhồi máu tái phát(1). Magnesium đóng
vai trò quan trọng trong việc điều hòa các điện
giải kali, natri, canxi. Nhiều nghiên cứu cho thấy
magnesium còn có tác động kháng đông và
kháng kết tập tiểu cầu(9,16). Nồng độ magnesium
huyết thanh đóng vai trò quan trọng trong bệnh
lý tim mạch. Nghiên cứu về nồng độ magnesium
huyết thanh có thể góp phần trong điều trị và
tiên lượng ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với các
mục tiêu sau:
- Khảo sát nồng độ magnesium huyết thanh
ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp.

- Xác định mối liên quan giữa nồng độ
magnesium huyết thanh với một số yếu tố: EF,
tình trạng suy tim, nồng độ các điện giải kali,
natri, canxi huyết thanh.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ
Sử dụng các chế phẩm có chứa magnesium
(MgS04, MgB6... ) trong vòng năm ngày trước
nhập viện hoặc bệnh nhân không đồng ý tham

Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức ước lượng trung bình
một dân số

n

Z12 / 2 2
d2

Trong đó: α = 0,05  Z1-α/2 = 1,96. σ: độ lệch
chuẩn
Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Thùy
Quyên(1), nồng độ magnesium huyết thanh
((Mg2+)ht) ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim (NMCT)
cấp là: 0,93 0,15 mmol/L 

5. : độ
chính xác mong muốn (d = 0,04). Thay vào công
thức trên, ta được n = 55. Thực tế cỡ mẫu thu
thập được là 68 bệnh nhân.
(Mg2+)ht: được đo bằng phương pháp quang
phổ hấp thụ nguyên tố. Mẫu xét nghiệm được
lấy 2 lần: lần 1 (trong 24 giờ đầu nhập viện), lần 2
(sau 3 - 5 ngày).

Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
18.0.

KẾT QUẢ
Nồng độ magnesium huyết thanh ở bệnh
nhân nhồi máu cơ tim cấp
Bảng 1: Nồng độ magnesium huyết thanh lúc nhập
viện lúc nhập viện ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
2+

(Mg )ht

n
68

Trung bình
0,83

Độ lệch chuẩn
0,10


Tiêu chuẩn chọn mẫu
Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim
cấp nhập khoa Tim mạch cấp cứu và can thiệp.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

75


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

Liên quan giữa nồng độ magnesium huyết
thanh với một số yếu tố

Không có sự khác biệt (Mg2+)ht lúc nhập viện
với tình trạng suy tim và EF.

Bệnh nhân NMCT cấp ≥ 65 tuổi có (Mg2+)ht
lúc nhập viện thấp hơn so với bệnh nhân < 65
tuổi. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p =
0,18).

Bảng 6: Tương quan giữa nồng độ magnesium huyết
thanh lúc nhập viện với các điện giải K+, Na+, Ca2+
huyết thanh

Bảng 2: Nồng độ magnesium huyết thanh lúc nhập

viện theo phân bố tuổi
2+

n (%)
20 (29,4)
48 (70,6)

Tuổi < 65
Tuổi ≥ 65

(Mg )ht (TB ± SD)
0,86 ± 0,08
0,82 ± 0,11

P
0,18

Bảng 3: Nồng độ magnesium huyết thanh lúc nhập
viện với đặc điểm nhồi máu cơ tim cấp trên điện tâm đồ
STCL
KSTCL

2+

n (%)
22 (32,4)
46 (67,6)

(Mg )ht (TB ± SD)
0,86 ± 0,09

0,82 ± 0,11

P
0,151

Không có sự khác biệt (Mg2+)ht lúc nhập viện
ở bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên (STCL) và
NMCT cấp không ST chênh lên (KSTCL).
Bảng 4: Thay đổi nồng độ magnesium huyết thanh
sau 3 - 5 ngày điều trị
2+

(Mg )ht (TB ±
SD)

N
Lúc nhập viện (n =
66)
Chung
Sau 3 - 5 ngày (n =
66)
Lúc nhập viện (n =
Không sử dụng
44)
MgS04/chế
2+ Sau 3 - 5 ngày (n =
phẩm có Mg
44)

P


0,83 ± 0,10
0,0001
0,89 ± 0,12
0,82 ± 0,10
0,88 ± 0,13

0,001

(Mg2+)ht sau 3 - 5 ngày điều trị trong dân số
chung hoặc bệnh nhân không sử dụng
MgS04/chế phẩm có Mg2+ cao hơn so với lúc bệnh
nhân nhập viện. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
với p = 0,0001 và p = 0,001).
Bảng 5: Liên quan giữa nồng độ magnesium huyết
thanh lúc nhập viện với phân suất tống máu thất trái
và tình trạng suy tim
2+

n (%)
Killip

EF

76

I - II
III -IV
≤ 40
41 - 49

≥ 50

59 (86,8)
9 (13,2)
18 (26,5)
11 (16,2)
39 (57,3)

(Mg )ht (TB ±
SD)
0,83 ± 0,10
0,84 ± 0,11
0,82 ± 0,11
0,80 ± 0,15
0,84 ± 0,09

P
0,847

0,548

Nồng độ lúc nhập viện
+
2+
K - Mg
+
2+
Na - Mg
2+
2+

Ca - Mg

R
- 0,085
- 0,053
0,186

P
0,491
0,665
0,129

Không có mối tương quan giữa (Mg2+)ht lúc
nhập viện với các điện giải K+, Na+, Ca2+ huyết
thanh
Bảng 7: Tỷ lệ hạ kali, canxi, natri huyết thanh ở bệnh
nhân có hạ magnesium huyết thanh
Hạ kali/hạ magnesium
Hạ canxi/hạ magnesium
Hạ natri/hạ magnesium

Tỷ lệ (%)
45,5
36,4
13,6

Tỷ lệ hạ Mg2+ huyết thanh là 32,35%. Trong
số những bệnh nhân có hạ Mg2+ huyết thanh thì
hạ kali và canxi huyết thanh chiếm tỷ lệ cao.


BÀN LUẬN
Đặc điểm nồng độ magnesium huyết thanh
lúc nhập viện theo phân bố tuổi
(Mg2+)ht lúc nhập viện ở bệnh nhân NMCT
cấp là 0,83 ± 0,1 mmol/L. (Mg2+)ht ở bệnh nhân
≥ 65 tuổi thấp hơn so với bệnh nhân < 65 tuổi,
sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, tương
tự nghiên cứu của Makoui Reza Hassanzadeh
(11). Kết quả từ nghiên cứu của Nguyễn Hữu
Tùng cho thấy (Mg2+)ht ở bệnh nhân NMCT cấp
≥ 65 tuổi thấp hơn bệnh nhân < 65 tuổi (0,91 ±
0,17 mmol/L so với 1,19 ± 0,2 mmol/L, p <
0,001) (12). Mg2+ cơ thể có xu hướng giảm dần
theo tuổi. Các nguyên nhân có thể gây giảm
Mg2+ ở người cao tuổi như: thiếu Mg2+ trong
chế độ ăn, giảm tái hấp thu ở ruột, giảm dự
trữ Mg2+ trong xương, mất qua nước tiểu, các
bệnh lý như ĐTĐ típ 2, THA (3). Theo thống kê
của Hoa Kỳ, mất cân bằng tiêu thụ Mg2+ ở
người trưởng thành là 64% ở nam và 67% ở
nữ. Trong khi đó ở bệnh nhân trên 71 tuổi thì
tỷ lệ này là 81 - 82% (13). Như vậy, (Mg2+)ht

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015
không có liên quan với phân bố tuổi, nguyên
nhân có thể do kết hợp nhiều yếu tố như chế
độ ăn, khả năng tái hấp thu Mg2+, mức độ

kiểm soát đường huyết, huyết áp... của bệnh
nhân.

Thay đổi nồng độ magnesium huyết thanh
sau 3 - 5 ngày điều trị
(Mg2+)ht lúc nhập viện ở bệnh nhân
NMCT cấp thấp hơn so với thời điểm sau 3 5 ngày điều trị (dân số chung: 0,83 ± 0,1 so với
0,89 ± 0,12, p = 0,0001; bệnh nhân không sử dụng
MgS04/chế phẩm có Mg2+ trong quá trình điều trị:
0,82 ± 0,1 so với 0,88 ± 0,13, p = 0,001). Tương tự

nghiên cứu của Đặng Thị Thùy Quyên cho
thấy (Mg2+)ht sau 3 - 5 ngày điều trị ở bệnh
nhân NMCT cấp cũng tăng lên so với lúc
nhập viện (từ 0,93 ± 0,15 mmol/L lên 1,12 ±
0,16 mmol/L) (7). Tác giả Sanjeeva Reddy K.
cũng cho rằng (Mg2+)ht ở bệnh nhân NMCT
cấp sau 5 ngày cao hơn so với ngày đầu
nhập viện (0,93 ± 0,21 mmol/L so với 0,77 ±
0,16 mmol/L) (15). Một nghiên cứu gần đây
của Kiranmai P. cho thấy (Mg2+)ht ở bệnh
nhân NMCT cấp giảm vào ngày đầu của
nhồi máu sau đó dần trở về giá trị gần bình
thường ở ngày thứ 7 (8). Khi so sánh (Mg2+)ht
lúc nhập viện ở bệnh nhân NMCT cấp STCL
và KSTCL, chúng tôi không thấy sự khác
biệt giữa hai nhóm. Tác giả Choudhury MBK
và Antman Elliott M. cho rằng giảm Mg2+
huyết thanh ở bệnh nhân NMCT cấp là do
sự di chuyển của Mg2+ từ ngoại bào vào nội

bào, do Mg2+ được hấp thu bởi các tế bào mỡ
được tạo ra từ sự ly giải mỡ dưới tác động
của catecholamine trong máu (2,5).
Liên quan giữa nồng độ magnesium huyết
thanh lúc nhập viện với phân suất tống
máu thất trái và tình trạng suy tim
Suy tim là biến chứng thường gặp sau
NMCT cấp, là nguyên nhân chính gây tử vong.
Bệnh nhân lớn tuổi là đối tượng có nguy cơ cao

Nghiên cứu Y học

xuất hiện suy tim và thường có tiên lượng xấu(18).
Rối loạn chức năng thất trái là một yếu tố dự báo
tử vong quan trọng nhất trong NMCT STCL(2).
Nghiên cứu có 26,5% bệnh nhân NMCT cấp có
EF ≤ 40%, (Mg2+)ht ở những bệnh nhân này thấp
hơn so với những bệnh nhân có EF ≥ 50% (0,82 ±
0,11 mmol/L so với 0,84 ± 0,09 mmol/L). Tuy
nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Bệnh nhân có biểu hiện suy tim nặng (killip III IV) trong nghiên cứu là 13,2%, không có sự khác
biệt (Mg2+)ht ở bệnh nhân killip I - II và killip III IV, tương tự nghiên cứu của Lê Thị Thu Ba(10).
Theo Suzuki N., (Mg2+)ht trong hai ngày đầu sau
NMCT cấp có mối tương quan thuận mức độ
trung bình với EF sau nhồi máu một tháng (r =
0,55, p < 0,05), nhưng tác giả không ghi nhận mối
tương quan với EF trong giai đoạn nằm viện (17).
Theo Cohen N., giảm (Mg2+)ht ở bệnh nhân suy
tim có thể do việc sử dụng lợi tiểu, đặc biệt là lợi
tiểu quai (furosemide) hoạt động chủ yếu ở đoạn

lên quai Henle, nơi mà 60% Mg2+ được tái hấp
thu. Chính vì hoạt động của lợi tiểu quai lên vị
trí này nên gây mất Mg2+ qua nước tiểu. Các
thuốc khác như thiazide hay digoxin cũng ức chế
tái hấp thu Mg2+ ở ống thận nhưng với mức độ ít
hơn (6). Bên cạnh đó, hoạt động của hệ renin angiotensin - aldosterone cũng liên quan đến
giảm Mg2+ huyết thanh ở bệnh nhân suy tim (16).
Bệnh nhân suy tim trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ
thấp, số lượng bệnh nhân sử dụng lợi tiểu trước
khi vào viện và trong thời gian nằm viện cũng ít
nên chúng tôi chưa ghi nhận được sự khác biệt.

Liên quan giữa nồng độ magnesium huyết
thanh lúc nhập viện với các điện giải khác
Tỷ lệ hạ Mg2+ huyết thanh ở bệnh nhân
NMCT cấp trong nghiên cứu là 32,35%, thấp hơn
so với Kiranmai P. là 65,3% (8), Choudhury MBK
là 86,66% (5). Theo Ahmed Aftab, (Mg2+)ht ở bệnh
nhân NMCT cấp thường giảm nhiều trong 24 48 giờ đầu sau nhồi máu (1). Sự khác biệt về tỷ lệ
hạ Mg2+ huyết thanh có thể do phần lớn bệnh
nhân trong nghiên cứu là NMCT cấp KSTCL nên
triệu chứng thường không điển hình, thời điểm
từ lúc khởi phát triệu chứng đến lúc nhập viện

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015

77


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 5 * 2015

chỉ có tính chất tương đối, (Mg2+)ht lúc nhập viện
có thể được lấy sau 48 giờ từ lúc bắt đầu nhồi
máu nên tỷ lệ hạ Mg2+ huyết thanh ít hơn. Bệnh
nhân NMCT cấp có hạ Mg2+ huyết thanh thì hạ
K+ và Ca2+ huyết thanh chiếm tỷ lệ cao. Trong đó
tỷ lệ hạ K+ huyết thanh là 45,5%, hạ Ca2+ huyết
thanh là 36,4%. Nghiên cứu của Choudhury
MBK cho thấy bệnh nhân NMCT cấp hạ Mg2+
huyết thanh cũng có tỷ lệ hạ K+ huyết thanh cao
là 76,92% và có mối tương quan thuận mức độ
trung bình giữa nồng độ Mg2+ và K+ huyết thanh
(r = 0,566, p = 0,01) (5). Tuy nhiên, chúng tôi không
tìm thấy mối tương quan giữa (Mg2+)ht lúc nhập
viện với nồng độ của các điện giải K+, Na+, Ca2+
huyết thanh.

7.

8.

9.

10.

11.

12.


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi rút ra kết
luận sau: (Mg2+)ht ở bệnh nhân NMCT cấp là 0,83
± 0,1 mmol/L. (Mg2+)ht sau 3 - 5 ngày điều trị cao
hơn so với lúc nhập viện. Không có sự khác biệt
(Mg2+)ht với: phân bố tuổi, NMCT STCL và
KSTCL, EF, tình trạng suy tim và các nồng độ
kali, natri, canxi huyết thanh.

13.

14.

15.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

6.

78


Aftab A, Ahmad JB, ul Hassan RSF, Tanveer ZH, Ijaz A
(2000), "Prevalence of hypomagnesaemia in patients with
acute myocardial infarction compared with normal subjects",
Journal of Sheikh Zayed Medical College/Hospital, 1(4), pp.122124.
Antman EM, Morrow DA (2012), "ST-segment elevation
myocardial infarction: management". In: Eugene Braunwald
MD (Editors), Braunwald's Heart Disease-A Textbook of
Cardiovascular Medicine, 9th edition, Elsevier Saunders,
Philadelphia, pp.1111-1170.
Barbagallo M, Belvedere M, Dominguez LJ (2009),
"Magnesium homeostasis and aging", Magnes Res, 22(4),
pp.235-246.
Boateng S, Sanborn T (2013), "Acute myocardial infarction",
Disease-a-Month, 59(3), pp.83-96.
Choudhury MBK, Hossain MM, Akhtaruzzaman M, Jamal
Uddin MM, Rahman MS, Islam MS, et al. (2010), "Correlations
of serum magnesium and potassium in acute myocardial
infarction, chronic ischemic heart disease and normal healthy
volunteers of Bangladesh", Bangladesh J Med Biochem, 3(2),
pp.50-56.
Cohen N, Almoznino-Sarafian D, Zaidenstein R, Alon I,
Gorelik O, Shteinshnaider M, et al. (2003), "Serum magnesium
aberrations in furosemide (frusemide) treated patients with

16.
17.

18.

19.


20.

congestive heart failure: pathophysiological correlates and
prognostic evaluation", Heart, 89(4), pp.411-416.
Đặng Thị Thùy Quyên (2009), "Khảo sát rối loạn nhịp tim
bằng Holter ECG trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh
viện Thống Nhất", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
Kiranmai P. (2013), "Serial estimation of serum magnesium,
calcium, sodium and potassium levels in myocardial
infraction", Int J Pharm Bio Sci, 4(2), pp.(B) 1190-1195.
Kolte D, Vijayaraghavan K, Khera S, Sica DA, Frishman WH
(2014), "Role of Magnesium in cardiovascular diseases",
Cardiology in Review, 22(4), pp.182-192.
Lê Thị Thu Ba (2007), "Khảo sát yếu tố tiên lượng nặng và tử
vong trong nhồi máu cơ tim cấp ở người có tuổi tại bệnh viện
Thống Nhất", Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh
Hassanzadeh MR (2012), "Evaluation of serum value of
magnesium in patients with acute coronary syndrome (ACS)
and its relationship with occurrence of arrhythmias", Middle
East journal of scientific research, 12(8), pp.1107-1110.
Nguyễn Hữu Tùng (2004), "Nhận xét một số đặc điểm về
bệnh nhồi máu cơ tim cấp ở người có tuổi", Luận văn Thạc sĩ Y
học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
Qu X, Jin F, Hao Y, Li H, Tang T, Wang H, et al. (2013),
"Magnesium and the risk of cardiovascular events: a metaanalysis of prospective cohort studies", PLoS ONE, 8(3),
pp.e57720.
Reffelmann T, Ittermann T, Dorr M, Volzke H, Reinthaler M,

Petersmann A, et al. (2011), "Low serum magnesium
concentrations predict cardiovascular and all-cause mortality",
Atherosclerosis, 219(1), pp.280-284.
Sanjeeva RK (2008), "Serum magnesium levels in acute
myocardial infarction", Doctor of medicine in general medicine,
Rajiv Gandhi University of Health Sciences, Karnataka,
Bangalore.
Shechter M. (2010), "Magnesium and cardiovascular system",
Magnes Res, 23(2), pp.60-72.
Suzuki N., Tanabe K., Osada N., Yamamoto A., Nakayama
M., Yokoyama Y., et al. (2000), "Magnesium dynamics and
relation to left ventricular function in acute myocardial
infarction", Jpn Circ J, 64(5), pp.377-381.
Torabi A, Cleland JG, Rigby AS, Sherwi N (2014),
"Development and course of heart failure after a myocardial
infarction in younger and older people", J Geriatr Cardiol, 11(1),
pp.1-12.
Trương Quang Bình (2012), "Bệnh động mạch vành ". Trong:
Châu Ngọc Hoa (chủ biên), Bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản
Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.68-80
Võ Thành Nhân (2012), "Chẩn đoán và điều trị cơn đau thắt
ngực ổn định". Trong: Châu Ngọc Hoa (chủ biên), Điều trị học
nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.98112.

Ngày nhận bài báo:

01/07/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:


15/07/2015

Ngày bài báo được đăng:

20/10/2015

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất năm 2015



×