Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kết quả điều trị trẻ sơ sinh sinh non 26-34 tuần tuổi thai tại Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.09 KB, 7 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRẺ SƠ SINH SINH NON 26 – 34 TUẦN TUỔI THAI
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
Lê Nguyễn Nhật Trung*, Lê Thị Thùy Dung*, Trần Trọng Phương Trừ*, Ngô Minh Xuân**

TÓMTẮT
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ các biến chứng liên quan đến sinh non, đặc điểm về điều trị, tỷ lệ tử vong và
phân tích sống còn.
Phương pháp: Mô tả hàng loạt ca, được tiến hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2014 đến ngày 31 tháng 5
năm 2015 tại Khoa Sơ sinh và Hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Kết quả: Khảo sát 215 trẻ sinh non 26 – 34 tuần tuổi thai, nhập Khoa Sơ sinh và Hồi sức sơ sinh
trước 72 giờ tuổi. Tỷ lệ các biến chứng liên quan đến sinh non: bệnh màng trong (80%), bệnh phổi mạn
(9,3%), còn ống động mạch lớn có triệu chứng (14,4%), nhiễm trùng huyết muộn (58,6%), viêm phổi
bệnh viện (40,5%), viêm ruột hoại tử (7%), bệnh võng mạc điều trị với laser quang đông (1,4%), xuất
huyết não màng não (5,6%). Tỷ lệ các can thiệp: thở máy (44,2%), thở NCPAP ( 90,7%), bơm surfactant
(39,1%). Tỷ lệ tử vong (10,2%), tỷ lệ tử vong của các nhóm tuổi thai sinh non 26 – 28 tuần, 29 – 31 tuần
và 32 đến 34 tuần lần lượt là 48,3%, 8,1% và 1%. Theo thời gian từ 50 – 80 ngày, nguy cơ tử vong của
nhóm tuổi sinh non 29 – 31 tuần tăng thêm 10% trong khi nhóm tuổi 26 – 28 tuần tăng thêm 50%.
Kết luận: Tỷ lệ sinh non nhập viện với chẩn đoán bệnh màng trong cao. Tỷ lệ các biến chứng liên
quan đến sinh non như nhiễm trùng huyết muộn, viêm phổi bệnh viện cao.Tỷ lệ tử vong và nguy cơ tử
vong cao theo thời gian ở nhóm tuổi sinh non 26 – 28 tuần
Từ khóa: sinh non, sinh non và biến chứng, tử vong sinh non

ABSTRACT
OUTCOMES OF PRETERM INFANTS 26 – 34 WEEKS GESTATION IN CHILDREN HOSPITAL 2
Le Nguyen Nhat Trung, Le Thi Thuy Dung, Tran Trong Phuong Tru, Ngo Minh Xuan
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 29 - 35
Purpose: Survey rates of complications related preterm infants, characteristics of treatment,


mortality and survival analysis
Methods: Case - series study. Follow up from June 1, 2014 to may 5, 2015 at the Department of
Neonatalogy and NICU, Children Hospital 2
Results: Surveying 215 preterm infants 26 – 34 weeks gestation entered Neonatology and Neonatal
Resuscitation before 72 hours old. The incidence of complications related to preterm infants: respiratory
distress syndrome (80%), chronic lung disease (9.3%), symptomatic patent ductus arteriosus (14.4%),
late-onset sepsis (58.6%), late-onset pneumonia (40.5%), necrotising enterocolitis (7%), retinopathy of
prematurity treated by diode laser photocoagulation (1.4%), intraventricular/periventricular haemorrhage
(5.6%). The incidence of intervention related to preterm: mechanical ventilation (44.2%), respiratory
support with CPAP (90.7%), surfactant therapy (39.1%). Rates of mortality (10.2%), rates of mortality
based on gestational age were 48.3%, 8.1% and 1% at 26 – 28 weeks, 29 – 31 weeks and 32 – 34 weeks,
*

Bệnh viện Nhi đồng 2
Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. CK II. Lê Nguyễn Nhật Trung – ĐT: 090994054 – Email:
**

30

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

respectively. Over time from 50 – 80 days, mortality risk of preterm age group 29 – 31 weeks increased
10% while the age group 26 – 28 weeks increased by 50%
Conclutions: The high rate of preterm infants hospitalized with diagnosis respiratory distress

syndrome. High rates of complications related to prematurity, such as late – onset sepsis, nosocomial
pneumonia. High mortality rates and high mortality risk over time of preterm age group 26 – 28 weeks
gestation
Key words: preterm infant, preterm infant and complications, mortality
hành từ ngày 1 tháng 6 năm 2014 đến ngày 31
ĐẶTVẤNĐỀ
tháng 5 năm 2015 tại Khoa Sơ sinh và Hồi sức
Tử vong sinh non là nguyên nhân hàng
sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2.
đầu tử vong sơ sinh, và là nguyên nhân đứng
Đối tượng nghiên cứu
hàng thứ 2, sau tử vong do viêm phổi ở trẻ
Dân số mục tiêu
em. Theo báo cáo của Tổ Chức Y tế Thế giới
(WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, có
Tất cả trẻ sơ sinh sinh non có tuổi thai từ
khoảng 18.000 trẻ sơ sinh tử vong sơ sinh
26 đến 34 tuần nhập viện trước 72 giờ tuổi
hàng năm tại Việt Nam, trong đó có khoảng
được điều trị tại Khoa sơ sinh và Hồi sức sơ
35% tử vong do sinh non và biến chứng.
sinh Bệnh viện Nhi Đồng 2
Do nguồn lực một số bệnh viện tuyến tỉnh
Dân số chọn mẫu
còn thiếu, nên chất lượng điều trị còn hạn
Lấy trọn mẫu những trẻ sơ sinh sinh non
chế, việc chuyển tuyến trẻ sơ sinh bệnh nặng
có tuổi thai từ 26 đến 34 tuần, nhập viện trước
nhất là trẻ sinh non đến tuyến điều trị cao
72 giờ tuổi được điều trị tại Khoa Sơ Sinh và

hơn còn phổ biến, hoặc chuyển viện do yêu
Hồi Sức Sơ Sinh của Bệnh viện Nhi Đồng 2
cầu của người nhà.
trong khoảng thời gian từ 1/6 /2014 đến
Từ khi thành lập Khoa Hồi sức sơ sinh tại
bệnh viện Nhi đồng 2, chưa có một nghiên
cứu nào ghi nhận thông tin về mô hình bệnh
tật của trẻ sơ sinh nói chung và sơ sinh non
tháng nói riêng, tỷ lệ các can thiệp và điều trị
cho mỗi loại bệnh tật, biến chứng và tử vong
theo tuổi thai hoặc cân nặng lúc sinh. Khi có
được những thông tin này sẽ giúp đánh giá
và phân bổ lại nguồn lực tại Bệnh viện Nhi
đồng 2 cũng như tại các bệnh viện tuyến tỉnh

Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ các biến chứng liên quan
đến sinh non.
Khảo sát các đặc điểm về điều trị.
Khảo sát tỷ lệ tử vong và phân tích sống
còn.

PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được tiến

31/5/2015 và thỏa các tiêu chí chọn vào.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu toàn bộ tất cả những trẻ sơ

sinh sinh non đang được điều trị tại Khoa Sơ
Sinh và Hồi Sức Sơ Sinh của Bệnh viện Nhi
Đồng 2 trong thời gian nghiên cứu. Tất cả
những trẻ sơ sinh sinh non có tuổi thai từ 26
đến 34 tuần nhập viện trước 72 giờ tuổi sẽ
được tiếp cận.

Tiêu chuẩn chọn vào
Trẻ sinh non có tuổi thai lúc sinh từ 26
đến 34 tuần
Trẻ được điều trị tại Khoa Sơ Sinh và Hồi
Sức Sơ Sinh BV Nhi Đồng 2
Cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng
đồng ý để trẻ tham gia vào nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại ra
Trẻ có bất thường nhiễm sắc thể (trisomy
13, 18, 21) hoặc các dị tật như thoát vị hoành,

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

31


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, não úng thủy
bẩm sinh, thoát vị não màng não, tim bẩm

sinh nặng, sinh ngạt nặng.

Công cụ và phương pháp thu thập số
liệu
Số liệu sẽ được điều tra viên thu thập
bằng cách điền vào bệnh án soạn sẵn. Các
biến chứng ngắn hạn liên quan đến sinh non
bao gồm: Ngưng thở, xuất huyết não, bệnh
màng trong, loạn sản phế quản phổi, còn ống
động mạch, nhiễm trùng huyết muộn, viêm
phổi bệnh viện, viêm ruột hoại tử và bệnh lý
võng mạc. Các biến số kết cuộc chính của
nghiên cứu này là bệnh, biến chứng do sinh
non và kết quả điều trị sẽ được mô tả bằng
tần số và tỷ lệ theo từng nhóm tuổi thai 26 28 tuần; 29 – 31 tuần; 32 – 34 tuần. Phân tích
sống còn theo phương pháp Kaplan Meier,
ước lượng xác suất sống còn của các nhóm
tuổi sinh non theo thời gian

KẾTQUẢ
Bảng 1: Phân bố đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu (N=215)
Nhóm tuổi sinh non (tuần)
26 - 28
29 - 31
32 – 34
Cân nặng lúc sinh (gam)
< 1000
1000 – 1499
≥ 1500

Giới tính
Nam
Nữ
Mẹ tiêm steroids trước sinh
Được tiêm
Không được tiêm
Không có thông tin
Chuyển viện từ
BV quận huyện
BV sản nhi
BV tuyến tỉnh
Chẩn đoán lúc chuyển viện kèm sinh non
Bệnh màng trong
Nhiễm trùng sơ sinh
Viêm phổi
Ngưng thở

32

n (%)
29 ( 13,5)
87 (40,5)
99 (46)
5 (2,3 )
76 (35,4)
134 (62,3)
120 (55,8)
95 (44,2)
35 (16,3)
57 (26,5)

123 (57,2)
46 (21,4)
47 (21,9)
122 (56,7)

Khác (rối loạn đường huyết, xuất huyết
não)

28 (13)
22 (10,2)

Hỗ trợ hô hấp lúc chuyển viện
Thở khí trời
32 (14,9)
Thở oxy
124 (57,7)
Thở NCPAP
29 (13,5)
Bóp bóng mặt nạ hoặc NKQ
30 (13,9)
Tổng thời gian điều trị (ngày)
Kết quả điều trị
Sống
193 (89,8)
Tử vong + nặng xin về
22 (10,2)
Trung Độ lệch Trung vị Giá trị Giá trị
bình
chuẩn
lớn

nhỏ
nhất nhất
Tuổi sinh non
30,9
2
31
26
34
(tuần)
Cân nặng(g) 1568,6 348,4 1500
800 2500
Thời gian điều
28,7
19,7
23
1
123
trị (ngày)

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tuổi
thai trung bình 31 tuần, trong đó trẻ < 32 tuần
chiếm 54% trường hợp. Cân nặng lúc sinh
trung bình 1570 gam.
Tỷ lệ không tiêm steroids trước sinh ở mẹ
có nguy cơ sinh non, và không ghi nhận
thông tin trong giấy chuyển viện rất cao,
chiếm gần 85% trường hợp. Tỷ lệ trẻ được
chuyển từ BV tuyến tỉnh chiếm gần 60%
trường hợp. Tỷ lệ chẩn đoán sinh non, bệnh
màng trong từ tuyến trước chiếm 75%. Tỷ lệ

có hỗ trợ hô hấp khi chuyển viện khoảng 85%
trong đó có 14% chuyển viện với bóp bóng
qua NKQ hoặc qua mặt nạ.
Bảng 2: Thời gian điều trị trung bình (ngày)
Thời gian
điều trị
trung bình
Chung
26 – 28
tuần
29 – 31
tuần
32 – 34
tuần

N

Trung Độ lệch Trung Giá trị
bình chuẩn
vị
nhỏ
nhất
215 28,7
19,7
23
1
29 53,3
27,1
47
3


Giá trị
lớn
nhất
123
123

87

32,4

17,9

29

2

98

99

18,2

7,5

17

1

44


Nhận xét: Thời gian điều trị trung bình
nhiều ngày hơn ở nhóm trẻ càng non tháng.

162 (75,4)
14 (6,5)
4 (1,9)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
Bảng 3: Tỷ lệ các biến chứng ngắn hạn liên quan
đến sinh non (N = 215)
Nhóm tuổi
sinh non
(tuần)

N
(%)

26 -28
n =29
(%)
29
(100)
10
(34,5)

29 – 31 32 – 34

P
n = 87 n = 99
(%)
(%)
77
68
<
*
(88,5) (68,7) 0,001
9
01
<
*
0,001
(10,3)
(1)

Bệnh màng 174
trong
(80,9)
Loạn sản
20
phế quản
(9,3)
phổi
COĐM ảnh
31
10
18
03

<
*
hưởng
0,001
(14,4)
(34,5)
(20,7)
(3)
huyết động
học
NTH muộn 126
27
60
39
<
*
(58,6)
(93,1)
(69)
(39,4) 0,001
Viêm phổi
87
23
41
23
<
*
bệnh viện (40,5)
(79,3)
(47,1) (23,2) 0,001

**
Hạ đường
40
5
25
10
0,005
huyết
(18,6)
(17,2)
(28,7)
(10)
*
Viêm ruột
15
7
6
2
<0,001
hoại tử
(7)
(24,1)
(6,9)
(2)
*
ROP điều
3
01
02
0

0,246
trị
(1,4)
(3,5)
(2,3)
(0)
*
Xuất huyết
12
3
8
1
0,012
não
(5,6)
(10,3)
(9,2)
(1)
*
kiểm định chính xác Fisher
**
kiểm Chi bình phương

Nhận xét: Tất cả 100% trẻ sinh non 26 - 28
tuần có chẩn đoán bệnh màng trong, bệnh
màng trong ở nhóm trẻ 29 - 31 tuần cũng có tỷ
lệ gần 90% (<0,001). Tỷ lệ nhiễm trùng huyết
muộn và viêm phổi bệnh viện cao 58,6% và
40,5% và đặc biệt cao ở trẻ 26 - 28 tuần, với tỷ
lệ 93% và 79% (<0,001).

Bảng 4: Tỷ lệ can thiệp thủ thuật và điều trị theo
nhóm tuổi sinh non (N = 215)
26 -28
Nhóm tuổi
sinh non
N
n = 29
(tuần)
(%)
(%)
195
23
Thở NCPAP
(90,7) (79,3)
95
25
Thở máy
(44,2) (86,2)
84
19
Bơm
surfactant (39,1) (65,5)
Sử dụng
121
12
caffeine
(56,3)
(100)
citrate
82

27
Truyền hồng
cầu lắng (ít (38,1) (93,1)

Nhóm tuổi
sinh non
(tuần)

Nghiên cứu Y học

N
(%)

26 -28 29 -31 32 – 34
n = 29 n = 87 n = 99
(%)
(%)
(%)

nhất 1 lần)
Truyền tiểu
43
20
21
2
cầu (ít nhất 1
(20)
(69)
(24,1)
(2)

lần)
Truyền huyết
tương tươi
94
19
48
27
đông lạnh (43,7) (65,5) (55,2) (27,3)
(ít nhất 1 lần)
*kiểm định chính xác Fisher
**kiểm định Chi bình phương

p

< 0,001

**

< 0,001

**

Nhận xét: NCPAP là phương tiện hỗ trợ
hô hấp sớm cho trẻ sinh non suy hô hấp
và/hoặc bệnh màng trong, được chỉ định ở
90,7% số trường hợp. Tỷ lệ thở máy chung
44,2%, đặc biệt cao ở nhóm trẻ 26 - 28 tuần, tỷ
lệ 86,2% ( p<0,001) . Tỷ lệ bơm surfactant gần
40%. Tỷ lệ truyền hồng cầu lắng ít nhất 1 lần
trong thời gian nằm viện > 90% ở nhóm trẻ

sinh non 26 - 28 tuần và gần 50% ở nhóm trẻ <
32 tuần (p <0,001).
Bảng 5: Tỷ lệ tử vong (N=215)
Tỷ lệ tử
vong theo
nhóm tuổi
sinh non

Chung
N (%)

26 – 28 29 - 31
n (%) n (%)

32 34
n (%)

Sống

193(89,8)

15
80
(51,7) (91,9)

98
(99)

Tử vong
(tử vong

trong 7 ngày
tuổi đầu đời
6 trẻ)

22 (10,2)

14
<
7 (8,1) 1 (1)
*
(48,3)
0,001

Tổng

215(100)

29
(100)

p

87
99
(100) (100)

Kiểm định chính xác Fisher

*


29 -31 32 – 34
n = 87 n = 99
p
(%)
(%)
84
88
*
0,011
(96,6) (88,9)
42
28
**
< 0,001
(48,3) (28,3)
39
26
**
0,001
(44,8) (26,3)
69
(67)

40
(40,8)

< 0,001

43
(49,4)


12
(12,1)

< 0,001

*

**

Nhận xét: Tỷ lệ tử vong chung 10,2%, tỷ lệ
tử vong càng cao có ý nghĩa thống kê ở nhóm
trẻ càng non (p< 0,001), cao rõ rệt ở nhóm tuổi
sinh non 26 – 28 tuần tỷ lệ 48,3% . Tử vong
trong 7 ngày tuổi đầu đời có 6 trường hợp.
Bảng 6: Xác xuất sống còn theo thời gian (ngày)
bệnh nhân ở 3 nhóm tuổi sinh non
Theo thời gian 50 – 80 ngày, nguy cơ tử
vong của nhóm tuổi sinh non 26 – 28 tuần
tăng thêm gần 50% trong khi nhóm sinh non
29 – 31 tuần tăng chưa đến 10%.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

33


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học


Thực hiện kiểm định Log – Rank với p =
0,02, gợi ý rằng có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê trong sống còn giữa 3 nhóm tuổi
thai.

0.00

0.25

0.50

0.75

1.00

Kaplan-Meier failure estimates

0

50

analysis time

tuanthai = 26 - 28 tuan
tuanthai = 32 - 34 tuan

Nhóm tuổi
26 – 28 tuần
29 – 31 tuần

32 – 34 tuần

Tử vong
14
07
01

100

150

tuanthai = 29 - 31 tuan

Vọng trị P (log – rank)
8,81
0,02
10,11
3,08

BÀNLUẬN
Đối tượng nghiên cứu có tuổi sinh non
trung bình 31 tuần, trong đó nhóm < 32 tuần
là nhóm nguy cơ cao biến chứng và tử vong,
chiếm gần 55% trường hợp. Cân nặng lúc
sinh trung bình 1570 gam, trong đó < 1500g
chiếm 37,7% trường hợp.
Tỷ lệ tiêm steroids trước sinh ở mẹ có
nguy cơ sinh non rất thấp 16,3%, tỷ lệ không
sử dụng steroids và không ghi nhận thông tin
trong giấy chuyển viện rất cao chiếm gần 84%

trường hợp. Tỷ lệ rất thấp so với các nghiên
cứu của Bolisetty, Mihaela và Wariki lần lượt
là 90%, 40,1% và 40%(2, 7, 11)
Tỷ lệ trẻ sinh non được chuyển từ bệnh
viện tuyến tỉnh chiếm 56,7% trường hợp
trong đó tỷ lệ chẩn đoán sinh non - bệnh
màng trong từ tuyến trước chiếm 75%. Trẻ
được hỗ trợ hô hấp khi chuyển viện chiếm tỷ
lệ 85% trường hợp. Chuyển viện với hỗ trợ
thông khí áp lực dương NCPAP hoặc bóp
bóng giúp thở chiếm tỷ lệ bằng nhau, khoảng

34

14%, đây là nhóm có nguy cơ cao trên đường
chuyển viện hoặc bệnh dễ diến tiến nặng hơn
Bệnh màng trong chiếm tỷ lệ 80% trường
hợp, gần như phù hợp với chẩn đoán của
tuyến trước với 75% chẩn đoán sinh non bệnh
màng trong. Tuổi thai càng nhỏ, tỷ lệ bệnh
màng trong càng cao có ý nghĩa thống kê ( p<
0,001), với 100% ở trẻ non 26 – 28 tuần, 88,5%
ở nhóm trẻ 28 – 31 tuần và 68,7% ở nhóm trẻ
non 32 – 34 tuần. Tỷ lệ này cao so với các
nghiên cứu khác do Bệnh viện chúng tôi là
nơi tiếp nhận bệnh non tháng diễn tiến nặng,
đặc biệt nhóm suy hô hấp bệnh màng trong
chuyển viện đến chúng tôi nhiều.
Tỷ lệ nhiễm trùng huyết muộn 58,6%, tỷ
lệ này lần lượt ở các nhóm tuổi sinh non 2628 tuần, 29 – 31 tuần và 32 – 34 tuần lần lượt

là 93,1%, 69% và 39,4%. Tỷ lệ nhiễm trùng
bệnh viện (viêm phổi, nhiễm trùng huyết,
viêm màng não) trong nghiên cứu của Hồ
Tấn Thanh Bình(4) là 41,1% ; nghiên cứu của
Hossain(3) tại các trung tâm hồi sức sơ sinh
thuộc Australia - New Zealand và Canada là
15,1% và 18,7%, đối tượng nghiên cứu < 32
tuần. Nghiên cứu của Bolisetty(2) tỷ lệ nhiễm
trùng huyết muộn của các nhóm tuổi sinh
non 26 – 28 tuần và 29 – 31 tuần lần lượt là
29% và 9%. Tỷ lệ này trong nghiên cứu của
chúng tôi cao hơn nhiều so với nghiên cứu
của các tác giả khác là do đặc thù tiếp nhận
bệnh nặng từ các nơi khác chuyển đến, trẻ
suy hô hấp, can thiệp nhiều thủ thuật: thở
máy, bơm surfactant, nuôi ăn tĩnh mạch kéo
dài, bên cạnh đó chúng tôi cũng nhận thấy
rằng mật độ giường bệnh đông, phòng ngừa
nhiễm trùng bệnh viện chưa tốt
Tỷ lệ viêm phổi bệnh viện 40,5%, tỷ lệ
bệnh càng cao ở nhóm trẻ càng non, viêm
phổi bệnh viện ở nhóm 26 – 28 tuần, 29 – 31
tuần và 32 – 34 tuần lần lượt là 79,3%, 47,1%,
23,2% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Tỷ lệ viêm phổi cao có thể do thời gian thở
máy kéo dài. Hầu hết trẻ suy hô hấp bệnh
màng trong được chỉ định bơm surfactant

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
muộn so với khuyến cáo của y văn, nên
không thể cai máy thở và rút nội khí quản
sớm, kéo dài thời gian thở máy. Nghiên cứu
của tác giả Tăng Chí Thượng(10), tính chung
dân số trẻ sơ sinh điều trị tại Đơn vị Hồi sức
sơ sinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, tỷ lệ viêm phổi
và nhiễm trùng huyết bệnh viện lần lượt là
60,8% và 36%.
Tỷ lệ sử dụng NCPAP 90,7%. Chúng tôi
áp dụng thở NCPAP sớm cho hầu hết các trẻ
sinh non bị suy hô hấp ngay từ lúc tiếp nhận
bệnh tại cấp cứu. Tỷ lệ nhập viện với chẩn
đoán sinh non bệnh màng trong cao 80,9%
nên kéo theo tỷ lệ sử dụng NCPAP cao. Tỷ lệ
sử dụng NCPAP ở nhóm trẻ 26 – 28 tuần, 29 –
31 tuần và 32 – 34 tuần lần lượt là 79,3%,
96,6% và 88,9%, tỷ lệ thấp hơn ở tuổi thai nhỏ
hơn do các trẻ sinh càng non có tỷ lệ thở máy
cao lúc nhập viện. Tỷ lệ thở NCPAP trong
nghiên cứu của Hồ Tấn Thanh Bình(4) cho
nhóm tuổi sinh non 28 – 32 tuần là 85,6%.
Nghiên cứu của Lutz(5) ở các nhóm tuổi sinh
non 29 – 31 tuần và 32 – 34 tuần, tỷ lệ sử dụng
NCPAP lần lượt là 87,4% và 40%, tỷ lệ chung
cho tất cả trẻ từ 29 – 34 tuần là 54,9%. Nghiên
cứu của Bolisetty(2) tỷ lệ sử dụng NCPAP của
hai nhóm tuổi sinh non 26 – 28 tuần và 29 – 31
tuần lần lượt là 95,2% và 88,2%.

Tỷ lệ thở máy trong nghiên cứu của
chúng tôi là 44,2%. Tỷ lệ thở máy theo từng
nhóm tuổi thai sinh non 26 – 28 tuần, 29 – 31
tuần và 32 – 34 tuần lần lượt là: 86,2%, 48,3%
và 28,3%. Tỷ lệ thở máy trong nghiên cứu của
Hồ Tấn Thanh Bình (4) cho nhóm tuổi thai 28 –
32 tuần là 31,1% (nghiên cứu của tác giả có số
trường hợp bơm surfactant ít hơn, chỉ định
surfactant điều trị cứu sống, nên thở máy sau
bơm surfactant ít hơn). Tỷ lệ thở máy trong
nghiên cứu của Lutz(5) ở nhóm tuổi sinh non
29 – 31 tuần là 20,3%. Nghiên cứu của
Bolisetty(2) tỷ lệ thở máy của hai nhóm tuổi
sinh non 26 – 28 tuần và 29 – 31 tuần lần lượt
là 77,8% và 41,6%.

Nghiên cứu Y học

Có 174 trẻ (80,9%) có chẩn đoán sinh non
bệnh màng trong. Sử dụng surfactant trong
toàn bộ đối tượng nghiên cứu có 84 trẻ (tỷ lệ
39,1%); tỷ lệ sử dụng cao hơn ở nhóm tuổi
càng non tháng và có ý nghĩa thống kê; lần
lượt 65,5%, 44,8% và 26,3% cho các nhóm tuổi
sinh non 26 -28 tuần, 29 – 31 tuần và 32 – 34
tuần (p = 0,001). Tỷ lệ sử dụng surfactant
trong nghiên cứu của tác giả Hồ Tấn Thanh
Bình (4) là 15,6% , thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu của chúng tôi và thấp hơn y văn
do áp dụng surfactant điều trị cứu sống. Tỷ lệ

bơm surfactant trong nghiên cứu của Lutz(5) là
27% và 6,4% cho nhóm tuổi thai sinh non 29 –
31 tuần và 32 – 34 tuần, nghiên cứu của
Mihaela(7) là 26% cho nhóm tuổi sinh non 26 –
28 tuần. Nghiên cứu của Bolisetty(2) tỷ lệ chỉ
định surfactant ở hai nhóm tuổi sinh non 26 –
28 tuần và 29 – 31 tuần lần lượt là 87,2% và
45,3%.
Tỷ lệ truyền hồng cầu lắng ít nhất một lần
trong toàn bộ đối tượng nghiên cứu của
chúng tôi là 38,1%. Tỷ lệ truyền hồng cầu lắng
càng cao khi tuổi sinh non càng thấp và có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ truyền hồng
cầu lắng lần lượt ở 3 nhóm tuổi sinh non 26 –
28 tuần, 29 – 31 tuần và 32 – 34 tuần lần lượt
là: 93,1%, 49,4% và 12,1%. Nghiên cứu của
Bolisetty(2) tỷ lệ truyền hồng cầu lắng ở hai
nhóm tuổi sinh non 26 – 28 tuần và 29 – 31
tuần lần lượt là 69% và 17,8%. Tỷ lệ truyền
tiểu cầu ít nhất 1 lần của toàn bộ đối tượng
nghiên cứu là 20%. Tỷ lệ càng cao ở nhóm
tuổi sinh non càng thấp và có ý nghĩa thống
kê (p < 0,001), lần lượt là 69%, 24,1% và 2% ở
các nhóm tuổi thai 26 – 28 tuần, 29 – 31 tuần
và 32 – 34 tuần. Tỷ lệ truyền huyết tương tươi
đông lạnh của toàn bộ đối tượng nghiên cứu
43,7%. Tỷ lệ lần lượt ở các nhóm tuổi sinh non
26 – 28 tuần, 29 – 31 tuần và 32 – 34 tuần là
65,5%, 55,2%, 27,3%. Chúng tôi nhận thấy chỉ
định truyền huyết tương tươi đông lạnh cao

nhất là trong những ngày đầu sau sinh, khi
các thông số chức năng đông máu còn bất

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016

35


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

thường, và những hướng dẫn chung vẫn
chưa được áp dụng tốt.

KẾTLUẬN
Một số biến chứng liên quan đến sinh non
có tỷ lệ cao: suy hô hấp do bệnh màng trong
nhập viện cao, nhiễm trùng huyết muộn,
viêm phổi bệnh viện, kéo theo các can thiệp
điều trị có tỷ lệ cao như nhu cầu hỗ trợ hô
hấp với thở máy, bơm surfactant, truyền chế
phẩm máu, nuôi ăn tĩnh mạch toàn phần. Cần
thiết có những nghiên cứu tiếp theo đánh giá
thực chất nhiễm trùng huyết muộn và viêm
phổi bệnh viện, kết quả điều trị surfactant.
Nhóm sơ sinh non tháng 26 – 28 tuần có
tỷ lệ tử vong cao, và nguy cơ tử vong tăng cao
theo thời gian, sau 50 – 80 ngày điều trị, tỷ lệ
tử vong tăng thêm 50%.

Cần nâng chất hoạt động chuyên môn của
các bệnh viện tuyến tỉnh về kỹ thuật hỗ trợ hô
hấp và dinh dưỡng tĩnh mạch, hạn chế
chuyển tuyến sơ sinh sinh non, đặc biệt sinh
non suy hô hấp do bệnh màng trong.
Nghiên cứu chưa đánh giá được các yếu
tố liên quan như: chăm sóc tiền sản, hồi sức
phòng sinh và xử trí tuyến trước, các yếu tố
này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị

Australian Capital Territory. Journal of Paediatrics and
Child Health, 51, pp.713-21.
3. Hossain S, Shah PS, Ye XY, Darlow BA, Lee SK2, Lui K
(2015). Outcome comparison of very preterm infants
cared for in the neonatal intensive care units in Australia
and New Zealand and in Canada. Journal of Paediatrics
and Child Health, 51, pp.881-8.
4.
Hồ Tấn Thanh Bình (2015). Trẻ sơ sinh sinh rất non suy hô
hấp cấp: kết quả và chi phí điều trị. Y học thành phố Hồ Chí
Minh, Hội nghị Nhi khoa mở rộng bệnh viện Nhi đồng 2
lần thứ XXIII, tr 189 – 194
5.
Lutz T, Buckmaster A, Jennifer B et al (2013). Need for
intensive care for neonates born between 29 and 34
weeks inclusive gestation. Journal of Paediatrics and Child
Health, 49, pp. 125–130
6.
McKenzie L & Ellis M (2011). Community-based
interventions to improve neonatal survival in lowresource settings. Annals of Tropical Paediatrics, 31, pp.

191–199.
7. Suciu LM, Puscasiu L, Szabo B, Cucerea M, Ognean ML,
Oprea I, Bell EF (2014). Mortality and Morbidity of very
preterm infants in Romania: How are we doing?
Pediatrics International 56, pp. 200–206
8.
Milner KM (2013) Reducing newborn mortality in the
Asia–Pacific region: Quality hospital services and
community-based care. Journal of Paediatrics and Child
Health, 49, pp. 511–518
9.
Tăng Chí Thượng (2009). Mô hình bệnh tật sơ sinh tại
Khoa Săn Sóc Tăng Cường Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng
1. Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 13, số 5: 79 – 83.
10. Tăng Chí Thượng (2011). Đánh giá kết quả điều trị và chi
phí – hiệu quả Khoa Săn Sóc Tăng Cường Sơ Sinh Bệnh
viện Nhi đồng 1 Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận án Tiến sĩ
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
11. Wariki WM, Mori R, Boo NY, Cheah IG, Fujimura M, Lee
J, Wong KY (2013). Risk factors associated with outcomes
of very low birthweight infants in four Asian countries.
Journal of Paediatrics and Child Health, 49, pp E23-7.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1.

2.

36


Bakhuizen SE (2014). Meta-analysis shows that infants
who have suffered neonatal sepsis face an increased risk
of mortality and severe complications. Acta Pediatrica,
103, pp. 1211–1218 p
Bolisetty S, Legge N, Bajuk Ba and Lui K (2015). Preterm
Infants outcomes in New South Wales and The

Ngày nhận bài báo:

01/03/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

16/03/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/04/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2016



×