Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận Khoa học lãnh đạo và quản lý: Khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý, vận dụng vào thực tiễn của cơ quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.82 KB, 13 trang )

Tiểu luận môn Khoa học quản lý, lãnh đạo

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với khoa học, công nghệ hiện đại, các nhà khoa học đã chứng  
minh nguồn lực con người thuộc loại nguồn lực đặc biệt, nguồn lực quý giá  
nhất trong các nguồn lực. Bởi chỉ con người mới có năng lực sáng tạo vô tận, 
sáng tạo trong mọi lĩnh vực, tác động vào mọi lĩnh vực làm thay đổi các lĩnh 
vực và trong chừng mực nhất định thay đổi một số mặt của chính con người.  
Thực tế  cũng đã diễn ra và minh chứng thuyết phục cho nhận định trên đây. 
Đó là, ở các quốc gia phát triển nhất của thế giới đương đại, đều là các quốc  
gia có nguồn nhân lực chất lượng.  Ở đó, hầu hết các lĩnh vực của đời sống  
kinh tế, xã hội, điều kiện và môi trường vừa cho phép con người phát huy hết 
khả năng sáng tạo cao nhất, vừa tạo cơ hội để  mỗi đơn vị, tổ chức, các nhà  
lãnh đạo, quản lý khai thác tiềm năng con người một cách hữu hiệu, thiết  
thực nhất, từ  đó để  học kết nối và xây dựng lên một đơn vị, tổ  chức, quốc 
gia mạnh.
Một đơn vị, một tổ  chức đượ c hình thành bởi cộng đồng con người, 
đó là các thực thể  có tính xã hội cao, một nguồn lực đặc biệt của sự  phát  
triển. Con người luôn có ý thức, tri thức trong khai thác, sử dụng các nguồn 
lực khác nhau vì lợi ích chính mình và lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. 
Thực tế phát triển xã hội loài người cho thấy, trong trạng thái “đơn thương 
độc  mã”,   con  người  đối  diện với  nhiều rủi   ro  và  khó  đạt  đượ c  lợi   ích  
mong muốn. Vì vậy trong quá trình phát triển, con người đã từ tự phát triển 
tới tự giác hình thành tổ chức của chính mình. Con người trong mỗi đơn vị, 
mỗi tổ  chức cần và phải được nhìn nhận từ  hai phía, cá nhân và tổ  chức,  
trong mối quan h ệ  ràng buộc lẫn nhau, tiền đề  của nhau trong tồn tại và 
phát triển.
Tùy từng lĩnh vực mà các nhà lãnh đạo, quản lý có phương thức huy 
động năng lực sáng tạo của con người một cách phù hợp, thiết thực và hiệu  
quả. Khó có thể  quy về phương thức chung cho các lĩnh vực riêng, đặc thù,  
trong đó có những con người khác nhau với tính chất hoạt động khác nhau. 


Người lao động trong nông nghiệp trước đây hay hiện nay, hay người nông 
dân thực thụ, gắn với ruộng đồng luôn có nhiều sáng tạo trong trồng trọt,  
chăn nuôi, thích  ứng với đổi thay của thời tiết, khí hậu,... Có thể  nói, không 
thiếu con người có khả  năng sáng tạo mà là thiếu cách thức, phương thức  
huy động năng lực sáng tạo của con người một cách thiết thực, phù hợp, hiệu 
quả. Nói cách khác, cần có và đạt tới nghệ  thuật lãnh đạo, quản lý đối với 
con người.


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

Vì thời gian nghiên cứu không dài và sự  hiểu biết của em còn hết sức 
khiêm tốn nên chắc chắn bài làm không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong  
được sự  hướng dẫn của cô chỉ  bảo để  em hoàn thiện tiểu luận này được tốt 
hơn.

LÝ DO ĐỀ TÀI
Người thực hiện sứ mệnh dẫn dắt, điều hành một cộng đồng, một đơn vị 
theo định hướng được lựa chọn với mục tiêu cần đạt.  Ở  cấp độ  khác nhau, 
ngành, lĩnh vực khác nhau, mỗi đơn vị với quy mô khác nhau, hoạt động hướng  
đích hay mục tiêu cần đạt tới cũng khác nhau.
Vì vậy, hoạt động của mỗi nhà lãnh đạo, quản lý nếu không gắn với mục  
tiêu cần đạt của tổ  chức, của đơn vị  sẽ  trở  thành loại hoạt động tự  thân. Cho  
nên mỗi nhà lãnh đạo, quản lý, với tư  cách người có thẩm quyền, nhiệm vụ,  
cần xác định đúng đắn những mục tiêu cho đơn vị  và tổ  chức, dẫn dắt cộng  
đồng dưới quyền hướng tới mục tiêu đã được lựa chọn. 
Mà, đối tượng hướng đính của lãnh đạo, quản lý là con người xã hội, con  
người lại là một thực thể đa dạng về tâm lý, tính cách, nhu cầu lợi ích, thói quen  
… do vậy lãnh đạo, quản lý cũng đa dạng, phong phú, năng động, linh hoạt; 
không được máy móc, cứng nhắc, rập khuôn; đòi hỏi phải có văn hóa  ứng xử,  

văn hóa chính trị, văn hóa dân chủ cao của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo,  
quản lý. 
Người lãnh đạo, quản lý phải chú ý, biết kết hợp hài hòa giữa phong cách  
lãnh đạo, quản lý khác nhau tương  ứng với từng tình huống, từng đối tượng 
trong quá trình lãnh đạo, quản lý. Việc áp dụng một kiểu phong cách lãnh đạo 
nào đó vào trong hoạt động lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn không đơn giản, 
mà đòi hỏi người quản trị phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo để tìm ra  
kiểu phong cách thích hợp tùy vào điều kiện, tình huống cụ  thể của đơn vị, cơ 
quan.
Người lãnh đạo, quản lý cần nắm vững khoa học và nghệ thuật trong giao  
tiếp để thực hiện hoạt động gián tiếp nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý là 
dẫn dắt, định hướng; huy động, phối hợp sức mạnh của mọi người và tập thể 
để thực hiện mục tiêu của tổ chức; vì có tính gián tiếp nên hoạt động lãnh đạo,  
quản lý thường tiến hành chủ  yếu thông qua hoạt động giao tiếp. Giao tiếp là 
một hoạt động quan trọng trong lãnh đạo, quản lý; đó là một vấn đề  mang tính 
khoa học và nghệ thuật. Một vấn đề  quan trọng nữa trong lãnh đạo, quản lý là 
cách dùng người để thực thi mục tiêu của đơn vị, tổ chức, vì lãnh đạo, quản lý  
không thể làm tất cả, thành công là nhờ  dùng người. Nó đòi hỏi phải hiểu cấp 
Học viên: Trần Tiến Hưng

 2


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

dưới, biết phân công, phân cấp công việc cho phù hợp với sở  trường, sở  đoản 
của từng đối tượng; biết phát hiện, sử  dụng người; đào tạo, bồi dưỡng, động 
viên, khích lệ… thể  hiện đúng như  một người nhạc trưởng trong chỉ  huy dàn 
nhạc giao hưởng. Từ đó, ta thấy lãnh đạo, quản lý không còn là một vấn đề đơn 
thuần nữa, mà đã trở thành một khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo quản lý. 

Từ  tất cả  dẫn dắt trên em chọn nghiên cứu Chuyên đề:  “Khoa học và nghệ 
thuật trong lãnh đạo, quản lý, vận dụng vào thực tiễn của cơ quan”.

Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1. Khái niệm khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý
Khoa học và nghệ  thuật lãnh đạo, quản lý là các kỹ  năng vận dụng tri 
thức, kiến thức khoa học lãnh đạo, quản lý một cách chủ động, sáng tạo, phù 
hợp và hiệu quả trong việc huy động nguồn lực con người và mọi nguồn lực 
nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.
Khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý, suy đến cùng là nghệ 
thuật làm việc,  ứng xử, phát huy tiềm năng con người cho sự  phát triển.  
Đối   tượng   tác   động   tổ   chức,   điều   hành   trong   lãnh   đạo,   quản   lý   là   con 
người, là các nguồn lực và phương tiện mà con người sử  dụng để  tạo ra  
sản phẩm cho nhu cầu của xã hội, trong đó con người là trung tâm. Do đó,  
thực  chất  của   khoa  học  và   nghệ   thuật  trong  lãnh   đạo,  quản   lý  là   nghệ 
thuật  ứng xử với con người trong t ổ ch ức, trong đơn vị  sao cho con người  
làm việc hết mình, say mê sáng tạo cao nhất, đóng góp nhiều nhất cho sự 
phát triển nói chung, từng đơn vị nói riêng. Thiếu vắng con người v ới v ị trí  
trung tâm của đối tượng lãnh đạo, quản lý thì khái niệm khoa học và nghệ 
thuật lãnh đạo, quản lý trở  nên vô nghĩa, trống rỗng, không có lý do xuất 
hiện khái niệm này.
2. Đặc điểm khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý
“Nghệ  thu ật” làm việc với con người, m ột mặt con ng ười v ừa là đố i  
tượ ng, mặt khác lại vừa là trung tâm của sự  lãnh đạo, quản lý, do đó nhà 
lãnh đạo, quản lý cần: biết lắng nghe nguy ện v ọng th ực s ự m ỗi ng ười và 
cộng đồng ngườ i; biết phát huy, khai thác, sử  dụng đúng năng lực sáng  
tạo, sở trườ ng, sở đoản từng ngườ i.
Học viên: Trần Tiến Hưng


 3


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

Trên cơ  sở  đó quy tụ, cố  kết, định hướng mọi người vào mục tiêu cần  
đạt của mỗi đơn vị và tạo điều kiện, môi trường để mọi người làm việc “say  
mê sáng tạo” cao nhất.
Từ đó, có thể thấy đặc điểm của nghệ thuật lãnh đạo, quản lý gồm:
Một, mang tính thực tiễn. Thực tiễn ngành, lĩnh vực, trình độ  đội ngũ 
con người trong tổ  chức, trong đơn vị  quy định cách thức, phương thức  ứng 
xử, lãnh đạo, quản lý thích hợp, hữu hiệu.
Hai, mang tính sáng tạo, năng động. Không dập khuôn, máy móc, cứng  
nhắc về một phương thức lãnh đạo, quản lý cho dù thành công và hiệu quả.
3. Vai trò của khoa học và nghệ  thuật trong lãnh đạo, quản lý con 
người
Khoa học và Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con người có vai trò to lớn và 
ngày càng có vị  trí quan trọng. Bởi thời đại xã hội thông tin, tri thức đã và  
đang trở  thành nguồn lực cơ  bản, hàng đầu của mọi sự  phát triển. Tri thức 
tồn tại trong con người và khai thác tri thức trong con người cho phát triển lại 
tùy thuộc vào nghệ thuật khích lệ, động viên sao cho con người làm việc “say 
mê sáng tạo”.
Vai trò của nghệ  thuật lãnh đạo, quản lý con người thể  hiện trên các  
mặt chủ yếu sau:
­  Gắn kết, thống nhất mọi người thành một khối, tạo sức mạnh đồng 
thuận to lớn;
­ Khai thác, phát huy tối đa năng lực sáng tạo mỗi người và của cộng  
đồng tổ chức, đơn vị;
­ Tạo sự thống nhất, đoàn kết, tin tưởng giữa các nhà lãnh đạo, quản lý  

với mọi người trong mỗi tổ chức, mỗi đơn vị;
­ Là phương thức, cách thức đạt mục tiêu hữu hiệu nhất.
Bởi nhà lãnh đạo, quản lý là người xác định mục tiêu cần đạt của mỗi tổ 
chức, đơn vị, song không tự  hành động để  đạt mục tiêu, vì đó là người lãnh  
đạo, quản lý yếu kém, tự biến thành người thừa hành. Họ đạt mục tiêu thông  
qua cộng đồng dưới quyền, thông qua những người trong đơn vị, trong tổ 
chức mà lãnh đạo, quản lý có quyền lực chi phối, tác động, dẫn dắt theo  
những cách thức, phương thức thích hợp, hiệu quả. Cộng đồng của đơn vị,  
nếu thiếu sự lãnh đạo, quản lý, định hướng đúng đắn, sẽ hoạt động một cách  
thụ  động, vô hướng, phân tán, phi mục tiêu. Vì vậy nghệ  thuật lãnh đạo,  
Học viên: Trần Tiến Hưng

 4


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

quản lý là phương thức, cách thức dẫn dắt cộng đồng tiến tới mục tiêu một  
cách thiết thực, hiệu quả.
Phần 2
PHÂN TÍCH VỀ KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT 
TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1. Nội dung chủ yếu khoa học và nghệ  thuật trong lãnh đạo, quản 

Nghệ  thuật lãnh đạo, quản lý con người thể  hiện  ở  nhiều n ội dung,  
với nhiều giác độ khác nhau. Được gọi là nghệ thuật lãnh đạo, quản lý đối  
với con người bởi tính đa dạng, phong phú về  nội dung, về hình thức  ứng 
xử, lôi cuốn cộng đồng.
Có thể nêu ra một số nội dung chủ yếu về nghệ thuật lãnh đạo, quản lý 
sau:

Một  là,  biết coi tr ọng con ng ườ i, l ắng nghe nguy ện v ọng th ực s ự 
họ  và phát huy, khai thác, sử  d ụng đúng năng lực sáng tạo, sở  trườ ng, s ở 
đo ản của từng ng ườ i.
 Phải tuân thủ, coi trọng và đề cao con người, bởi đó là lý do tồn tại, cần  
thiết và hiện diện của lãnh đạo, quản lý. Coi trọng con người, đề  cao con  
người và và phát huy, khai thác, sử  dụng đúng năng lực sáng tạo, sở  trường, 
sở  đoản của từng người  ở  cả  hai giác độ  tiếp cận: Thứ  nhất, với những  
người trong tổ chức, trong đơn vị, họ là người tạo ra sản phẩm dịch vụ, hàng 
hóa cho nhu cầu xã hội ­ ở  tổ  chức công quyền nhà nước, họ  cung cấp dịch  
vụ công đối với công dân, ở đơn vị sản xuất hàng hóa, dịch vụ, họ cung cấp 
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho thị trường. Chất lượng sản phẩm hàng hóa, 
dịch vụ  phụ thuộc nhiều vào tinh thần, ý thức, năng lực và sự  sáng tạo của 
người lao động. Họ sẽ làm việc hết mình nếu nhà lãnh đạo, quản lý luôn coi  
trọng họ, lo toan, chăm sóc đối với họ và họ sẵn sàng nhả các sợi tơ vàng. Vì 
vậy lãnh đạo, quản lý phải quý trọng đội ngũ nhân lực trong tổ chức, đơn vị;  
Thứ  hai, đối với những người ngoài tổ  chức, ngoài đơn vị. Đây là những 
người hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng, tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ 
mà tổ  chức, đơn vị  cung cấp thông qua thị  trường. Đó là yếu tố  là lý do qui 
định sự  xuất hiện và cần thiết đối với tổ  chức, đơn vị  cung cấp sản phẩm 
hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, theo như một nhà kinh doanh nổi tiếng Nhật Bản,  
chúng ta phải biết  ơn người tiêu dùng. Đó chính là một nội dung quan trọng  
Học viên: Trần Tiến Hưng

 5


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

về  nghệ  thuật lãnh đạo, quản lý đáng để  nghiên cứu, học tập và hành xử 
trong giao tiếp của lãnh đạo, quản lý với con người.

Con người vốn là thực thể  xã hội luôn sáng tạo. Vấn đề  là  ở  chỗ, nhà 
lãnh đạo, quản lý tạo môi trường và khích lệ  họ  như  thế  nào để  họ  không 
ngừng sáng tạo. Điều này cần:
(i) Tạo điều kiện, môi trường vật chất cần thiết, đủ cho sự sáng tạo của 
người và phù hợp với lĩnh vực hoạt động;
(ii) Tạo môi trường dân chủ, tự chủ, tôn trọng sự  sáng tạo và cần khích  
lệ, động viên khi họ  chưa thành công. Triết lý sáng tạo của Nhật Bản: Cho  
phép sai lầm, nhưng không nên lặp lại sai lầm. Nhờ triết lý đó mà đến nay,  
cộng đồng dân Nhật Bản vẫn được xếp loại có năng lực sáng tạo cao của  
thế giới.
Hai  là,  tạo sự  thống nhất, thân thiện, tin tưởng giữa người lãnh đạo,  
quản lý với cộng đồng, với các nhóm, bộ phận trong đơn vị.
Lãnh đạo, quản lý với cộng đồng trong đơn vị vừa có khoảng cách đủ để 
phân biệt người nắm quyền lực và chi phối đơn vị bằng quyền lực, đồng thời  
nhà lãnh đạo, quản lý phải tạo ra sự  hấp dẫn, thân thiện, gần gũi với cộng  
đồng, để họ kỳ vọng, tin tưởng vào lãnh đạo, quản lý rằng: trên con tàu đó có 
người thuyền trưởng đủ bản lĩnh, tài năng dẫn dắt họ hướng tới mục tiêu an  
toàn, hiệu quả.
Ba là, nhà lãnh đạo, quản lý luôn sáng tạo môi trường làm việc đam mê, 
hăng say nhất và có động lực cao nhất cho mọi người.
Nội dung trên đây đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo, quản lý cần có năng lực 
sáng tạo, đổi mới không ngừng để  tạo ra môi trường làm việc với sự  hấp  
dẫn tới mức đam mê, hăng say cao nhất. Điều đó có nghĩa là, về mặt xã hội,  
con người, họ được lãnh đạo, quản lý luôn tôn trọng, đề cao; công việc hấp 
dẫn; điều kiện vật chất, kỹ thuật và bầu không khí làm việc cởi mở, thân 
thiện, dân chủ; có triển vọng về học tập nâng cao trình độ chuyên môn, về 
tăng thu nhập và triển vọng thăng tiến trong ngh ề nghiệp. 
Cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn động cơ làm việc của người lao động 
trong mỗi tổ chức, đơn vị. Họ hành động, làm việc với mục tiêu mưu cầu lợi  
ích. Đó chính là động lực thúc đẩy họ  làm việc với kết quả, hiệu quả  khác 

nhau. Một trong các nhà tâm lý học nổi tiếng nghiên cứu nhu cầu của con  
người A.Maslow (1908­1970) về “Tháp nhu cầu” của con người,  với 5 bậc 
thang từ thấp đến cao: Từ thỏa mãn như cầu sinh lý: ăn, mặc, ở, đi lại để tồn 
tại; nhu cầu an toàn; nhu cầu xã hội; nhu cầu tôn trọng đến bậc cao là nhu 
Học viên: Trần Tiến Hưng

 6


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

cầu tự  thể  hiện. Ông chỉ  ra rằng đáp  ứng, thỏa mãn nhu cầu theo từng nấc  
thang sẽ  khích lệ, động viên người lao động làm việc tốt hơn để  đạt mức  
thỏa mãn nhu cầu bậc cao hơn.
Qua đó, các nhà lãnh đạo, quản lý có thể thấy được cơ  sở, căn cứ  vạch 
ra các qui định, thể  chế, qui chế, phương pháp, công cụ, chính sách trong tổ 
chức, điều hành một cách thiết thực, hiệu quả  ở mỗi đơn vị. Việc thỏa mãn 
nhu cầu theo thang bậc sẽ có tác động về khích lệ, động viên người lao động 
trong đơn vị hăng say, tự giác, tích cực đóng góp, cống hiến hết mình cho tổ 
chức, cho đơn vị.
Con người, yếu tố  và tiềm năng con người trong phát triển kinh tế, xã  
hội đã được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực đề 
cập.
Từ gần giữa thế kỷ XX trở về trước, trong quản lý, các nhà lãnh đạo, quản  
lý coi trọng máy móc, thiết bị, biến con người thành một phần, thành bộ phận 
gắn với máy móc khai thác mọi nguồn lực và để sản xuất ra của cải vật chất,  
làm giàu. Các nhà quản lý đã  ứng xử  thậm chí thô bạo, tàn ác với người lao  
động, đặc biệt rõ nhất trong các nhà máy, các doanh nghiệp ở các nước tư bản 
chủ nghĩa.
Phương thức  ứng xử  đó đã gây ra hệ  lụy xấu, sự  phản  ứng của người  

lao động, của người “làm thuê” với nhiều hình thức, mức độ, thái độ  khác  
nhau.
Ngược lại, từ giữa thế kỷ XX đến nay, nhiều thuyết lãnh đạo, quản lý 
hướng vào con người, coi trọng con người với tư  cách nguồn lực đáng quí 
trọng nhất cho phát triển.
Đại biểu cho xu hướng này, có thể kể đến:
Chester Barnard (1886 ­ 1961) người Mỹ, với thuyết tổ chức.
Nền sản xuất Mỹ vào sau Thế chiến II đã phát triển đỉnh cao, hiện đại, với 
nhiều ngành, nghề, lĩnh vực mới. Cạnh tranh khốc liệt và người ta hướng vào  
chú trọng yếu tố tiềm năng con người. Nhiều ngành khoa học bổ trợ cho khoa 
học quản lý như xã hội học, tâm lý học...phát triển mạnh và đạt thành thành tựu  
mới đáng kể. Là một người tốt nghiệp đại học Harvard với chuyên ngành kinh  
tế, Barnard sớm trở thành nhà quản lý chuyên nghiệp, làm lãnh đạo và quản lý  
của nhiều công ty, nhiều tổ  chức dịch vụ  Mỹ,…Ông đã nâng tầm lý thuyết 
quản lý trên nhiều khía cạnh một cách đáng khâm phục. Công trình tiêu biểu 
của C.Barnard gồm: Các chức năng của người lãnh đạo (1938); Tổ  chức và 
quản lý (1948).
Học viên: Trần Tiến Hưng

 7


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

Đóng góp mới, cơ bản  của C.Barnard cho lãnh đạo, quản lý ở các mặt:
(i) Nhận thức và quan điểm mới về tổ chức quản lý”
Quản lý một đơn vị, nhất là một doanh nghiệp không phải chỉ bằng hành  
chính thuần túy mà là quản lý một tổ  chức những con người có ý thức, tư 
duy, có mục tiêu và động cơ  độc lập. Vì vậy muốn quản lý hiệu quả  cần 
hiểu rõ tổ chức và phát huy sức mạnh của tổ chức.

(ii) quan điểm mới về 3 yếu tố của tổ chức:
Đó là: Các cá nhân có ý nguyện hợp tác với nhau;
Có mục tiêu chung
Trao đổi thông tin với nhau
(iii) Lý luận về quyền lực của tổ chức:
Ông quan niệm lãnh đạo, quản lý bằng quyền lực, nhưng quyền lực  
phải được sử dụng theo hướng tác động tích cực tới động cơ làm việc và thái 
độ  cá nhân của cấp dưới. Ông coi trọng yếu tố cần thiết tạo nên quyền lực  
và đảm bảo tính hiệu lực cao của quyền lực.
Đó là:
­ Quyền hạn hay thẩm quyền đúng đắn.
­ Dưới quyền đánh giá quyền lực được sử dụng đúng đắn và vì mục tiêu  
chung của tổ chức.
­ Người dưới quyền coi đó là cơ sở hành động của họ; 
Đảm bảo được và đảm bảo đúng các yếu tố  đó thì quyền lực của lãnh  
đạo, quản lý được thực thi nghiêm minh, hữu hiệu.
Ngoài ra, chú trọng yếu tố và tiềm năng con người trong lãnh đạo, quản 
lý còn có lý thuyết của Mary Follet (1868 ­ 1933) người Mỹ, chuyên gia về 
tâm lý học; Henry Mintzberg (1935) người Canada là một giáo sư  và là nhà 
quản   lý   với   nhiều   đóng   góp   hoàn   thiện   thuyết   tổ   chức   của   C.Barnard;  
Douglas McGregor (1906 ­ 1964) người Mỹ, nhà Tâm lý học và nhà khoa học 
quản lý nổi tiếng. Ông có quan điểm coi trọng nhân tố con người, họ có tính 
tích cực, chủ động, sáng tạo, vượt khó khăn; 
Do vậy, nhà lãnh đạo, quản lý phải biết khơi dậy tiềm năng của họ, 
phải có nghệ thuật lãnh đạo, quản lý thực thụ.

Học viên: Trần Tiến Hưng

 8



Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

Những tư tưởng, quan điểm tiếp cận trên đây có thể được coi là cơ sở lý 
luận để  các nhà lãnh đạo, quản lý vận dụng, sáng tạo trong điều kiện, môi 
trường mới về “Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý” của họ.
Ngoài tạo động lực, sức sáng tạo cho cộng đồng còn phải phối hợp các 
hoạt động các của cá nhân với cá nhân, giữ cộng đồng, đơn vị với nhau, định 
hướng, dẫn dắt cộng  đồng đạt mục tiêu, đi đúng hướng trong hoạt động 
nhằm đen lại hiệu quả cao cho cá nhân, xã hội.
Đây là việc điều chỉnh, khớp nối hoạt động của các cá nhân trong một tổ 
chức, một đơn vị, bảo đảm cho hoạt động giữa họ ăn khớp, nhịp nhàng. Đặc  
biệt trong các hoạt động chung, nhiều người, có trình độ chuyên môn hóa cao.  
Bất kỳ một trục trặc, ùn tắc, chậm chạp nào trong cả dây chuyền – trong cơ 
quan công quyền hay tổ chức kinh tế ­ hoạt động liên tục, sẽ  gây cản trở  và  
ảnh hưởng tới mục tiêu cần đạt.
Phối hợp, ở góc độ tiếp cận khác, đó còn là sự hợp tác chặt chẽ giữa các  
bộ phận, giữa các khâu được chuyên môn hóa cao.
Vì vậy, một mặt tổ chức, điều hành hữu hiệu đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản 
lý phải có năng lực, nhạy cảm, tiên lượng tốt tình huống có thể có. Mặt khác,  
các bộ phận, các khâu nhận thức đúng đắn và hợp tác chặt chẽ trong các hoạt 
động tác nghiệp của mình với các bộ phận, các khâu khác trong đơn vị.
Mỗi đơn vị  với quy mô khác nhau, dù là một cộng đồng có cùng chí  
hướng nhưng là những cá thể khác nhau, họ cần được tổ chức lại, hoạt động 
theo các quy định, kế hoạch của tổ chức, chịu sự lãnh đạo, quản lý nhất định.
Hoạt động lãnh đạo, quản lý là hoạt động hướng đích, có mục tiêu định 
trước. Nhưng để đạt mục tiêu đề ra, nhà lãnh đạo, quản lý có năng lực hoặc 
là người giỏi giang định hướng, dẫn dắt cộng đồng hướng vào mục tiêu chứ 
không phải tự  mình đạt mục tiêu. Cộng đồng được định hướng, khích lệ 
đúng mức, họ sẽ làm việc say mê, sáng tạo và đó là tiền đề của hiệu quả cao.

Bốn là,  lãnh đạo, quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động của cá nhân, 
cộng đồng để  có giải pháp kiểm điểm những sai phạm, phát hiện và điều  
chỉnh những lệch lạc và tuyên dương, khen thưởng, thăng chức cho những cá  
nhân, tập thể làm đúng, làm tốt, từ  đó có thể  nhân rộng, phát triển mô hình; 
khen, chê phải đảm bảo công bằng, minh bạch, đúng người, đúng tổ chức.
Mọi   hoạt  động   lãnh   đạo,   quản   lý   với   bất  kỳ   loại   hình   đơn   vị,   tổ 
chức, hay  ở  cấp nào, đều gắn với hoạt động kiểm tra, đánh giá. Nhưng 
kiểm tra, đánh giá phải luôn gắn với đơn vị  và gắn với hoạt độ ng nhất 
định, gắn với k ết quả nhất định.
Học viên: Trần Tiến Hưng

 9


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

Không xác định rõ đơn vị, không rõ về tổ chức điều hành lãnh đạo, quản  
lý của đơn vị, sẽ không có căn cứ, cơ sở để thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt 
động của lãnh đạo, quản lý.
2. Phương thức khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý
Nói tới nghệ thuật là nói về sự sáng tạo, về sự đa dạng,...
Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý không ngoại lệ.
Tuy vậy, có thể  khái quát một số  phương thức chủ  yếu về  nghệ  thuật  
lãnh đạo, quản lý đối với con người gồm:
­ Cách thức động viên, khích lệ con người làm viêc hết mình bằng lợi ích 
vật chất, lợi ích tinh thần;
­ Cách thức tạo lập, xây dựng và thực thi môi trường cạnh tranh, thi đua, 
sáng tạo,...công bằng, khách quan, khen thưởng đúng và thuyết phục;
­ Biết quy tụ, c ố  k ết, định hướ ng mọi ngườ i vào mục tiêu cầ n đạ t 
của mỗi đơn vị.

­ Cách thức, phương thức khiển trách, phê phán, xử  phạt vi phạm quy 
định khôn khéo, tế nhị.

KẾT LUẬN
Nghiên cứu khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý nói riêng và 
Môn khoa học lãnh đạo, quản lý nói chung, đã tìm ra tính phổ  biến, tính quy 
luật của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Trên cơ sở đó tạo nền tảng xây dựng, 
xác định mục tiêu, nội dung, phương thức, cách thức, chính sách, công cụ,  
phương pháp khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý phù hợp thực tế 
khách quan, vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo quản lý tại cơ quan đã góp phần 
nâng cao chất lượng, hiệu quả  trong lãnh đạo, quản lý  cũng như  thực hiện 
nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Quan hệ  giữa lãnh đạo, quản lý với ngườ i đượ c nghiên cứu trên mộ t  
phươ ng diện mới, đó là khoa học và nghệ  thuật trong lãnh đạo, quản lý. 
Môn khoa h ọc lãnh đạo, quản lý không là  ngoại  lệ,  nó nghiên cứu các 
phươ ng thức, cách thức mà lãnh đạo, quản lý tác độ ng tới các quan hệ 
ngườ i với  ngườ i,  quan h ệ  lãnh đạo, quản lý với ngườ i  là khoa học và 
nghệ thật để đạt mục tiêu định trướ c. 
Học viên: Trần Tiến Hưng

 10


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.   Văn   kiện   Đại   hội  Đại   biểu   Toàn   quốc   ĐCSVN   lần   thứ   X,   NXB  
CTQG, Hà Nội, 2006. Mục XII. Đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực  
lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Tr 130 ­ 139; tr 306 ­ 311.
2. Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc ĐCSVN lần thứ XI.

3. Nghị quyết BCH TW lần thứ 4 khóa XI
4. Lãnh đạo và quản lý ­ Một nghệ thuật, NXB Lao động ­ Xã hội, 2002.
5. Vương Lạc Phú ­ Tương Nguyệt Thầm, Khoa học lãnh đạo hiện đại, 
NXB CTQG, Hà Nội, 2000.
6. Các kỹ năng quản lý hiệu quả, NXB Tổng hợp TPHCM, 2006. Thiết  
lập mục tiêu (tr13­19), Trở thành nhà lãnh đạo (tr236 ­ 249).
Học viên: Trần Tiến Hưng

 11


Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

7. Nguyễn Hữu Lam, Nghệ thuật lãnh đạo, NXB Hồng Đức, 2007.
8. Từ điển Quản lý kinh tế, NXB ST, Hà Nội, 1989. Phong cách lãnh đạo  
(tr121), Uy tín lãnh đạo (tr326).
6. Đại từ điển Kinh tế thị trường. Viện Nghiên cứu và phổ biến tri thức  
bách khoa, Hà Nội 2008 (tr514­516).

MỤC LỤC

Nội dung

Học viên: Trần Tiến Hưng

Trang

 12



Tiểu luận môn Khoa học lãnh đạo, quản lý

LỜI NÓI ĐẦU

1

LÝ DO ĐỀ TÀI

2

Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT
TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
1. Khái niệm khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản 

2. Đặc điểm khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản 
lý 

3
3
4

3. Vai trò của khoa học và nghệ thuật trong lãnh đạo, quản lý  
con người
Phần 2
PHÂN TÍCH VỀ KHOA HỌC VÀ NGHỆ THUẬT 
TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

4


1. Nội dung chủ  yếu khoa học và nghệ  thuật trong lãnh 
đạo, quản lý

9

2.  Phương   thức   khoa   học   và   nghệ   thuật   trong   lãnh 
đạo, quản lý

10

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

11
12

MỤC LỤC

Học viên: Trần Tiến Hưng

 13



×