Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Đánh giá kết quả điều trị gãy lún nhiều mảnh đồi gót bằng nắn kín và xuyên đinh dưới màn tăng sáng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.37 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY LÚN NHIỀU MẢNH ĐỒI GÓT
BẰNG NẮN KÍN VÀ XUYÊN ĐINH DƯỚI MÀN TĂNG SÁNG
Trương Trí Hữu*, Võ Phước Minh**

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gãy lún đồi gót phạm khớp dưới sên di lệch là loại gãy xương hay gặp. Loại gãy này nếu không
điều trị sẽ dẫn đến thoái hóa khớp dưới sên làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế người bệnh. Mổ mở kết hợp
xương sử dụng đường mổ ngoài kinh điển thường gây tổn thương phần mềm nặng khó lành vết thương. Nghiên
cứu này chúng tôi chọn phương pháp phẫu thuật nắn kín và cố định nhiều kim K Wire dưới C Arm.
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá kết quả lâm sàng nắn kín và xuyên kim dưới C Arm gãy phạm đồi gót.
Phương pháp nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt dọc trên 46 bệnh nhân gãy lún nhiều mảnh đồi gót, với tổng
số 51 xương gót được phẫu thuật nắn kín và xuyên đinh dưới màn tăng sáng tại bệnh viện Chấn thương Chỉnh
hình TP HCM từ 01/01/2017 đến 01/08/2018. Sau mổ bệnh nhân được hướng dẫn tập luyện tại phòng. Tập
khớp cổ chân và khớp bàn chân trước tập sau mổ 6 tuần. bệnh nhân được đánh giá bằng X quang xương gót để
đo góc Böhler và Gissane.
Tất cả các bệnh nhân đều tái khám theo dõi, đánh giá chức năng lâm sàng của bàn chân bằng thang điểm
Rowe, đánh giá chức năng chung bằng bảng đánh giá của Hall và Pennal. Số liệu được xử lý và phân tích với
phần mềm SPSS 18.0.
Kết quả: Từ ngày 01/01/2017 đến 01/08/2018 chúng tôi tiến hành theo dõi và điều trị 46 bệnh nhân gãy lún
nhiều mảnh đồi gót với tổng cộng 51 xương gót được phẫu thuật. Tuổi trung bình 42 (tuổi trung bình là 42).
Thời gian theo dõi trung bình 12 tháng. Góc Boehler sau mổ trung bình 30º. Góc Gissane trung bình sau mổ 120
º Chức năng lâm sàng bàn chân theo thang điểm Rowe 90 % đạt khá- xuất sắc, 5,9% trung bình và 3,9% kém.
Tất cả 100% trường họp đều lành xương với thời gian lành trung bình 13 tuần.
Kết luận: nắn kín và xuên kim cố định gãy lún đồi gót dưới màn tăng sáng cho kết quả hồi phục tốt ít biến
chứng và tốt hơn cho loại gãy lún hình lưỡi.
Từ khóa: Gãy lún đồi gót.


ABSTRACT
EVALUATION OF RESULTS IN CLOSED REDUCTION AND PERCUTANEOUS K WIRE PINNING
OF DEPRESSED CALCANEAL FRACTURES WITH FLUOROSCOPY
Truong Tri Huu, Vo Phuoc Minh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 201-208
Background: Depressed intraarticular calcaneal fractures is the most frequently. These fractures without
treatment frequently result in subtalar osteoarthritis with potentially severe economic impact on the patient.
Open reduction for osteosynthesis using an extensile lateral approach has traditionally been used to treat
displaced intra-articular calcaneal fractures, and the surgery is generally delayed until soft tissue swelling has
subsided. In this study, we choose the method of closed reduction and percutaneous K wire pinning of displaced
calcaneal fractures with fluoroscopy.
Objectives: To investigate the clinical outcome of closed reduction and percutaneous K wire pinning of
displaced intraarticular calcaneal fractures with fluoroscopy.
*BV Chấn Thương Chỉnh Hình
**BV An Bình
Tác giả liên lạc: TS Trương Trí Hữu. ĐT 0918591576. Email:

Chuyên Đề Ngoại Khoa

201


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

Nghiên cứu Y học

Methods: A prospective review of 46 patients with 51 calcaneal fractures who had percutaneous reduction
and multiple pinning fixation for displaced intraarticular fracture of calcaneus with fluoroscopy was done. This
researsh was in HTO, HCM City from 01/01/2017 to 01/08/2018. During this post-op period, the patients were
educated on how to perform bed exercises for joints above the surgical site, including muscle strengthening and

body conditioning. Active range of motion exercises for the ankle and forefoot began 6 weeks postoperatively. All
patients were followed up regularly The patients were assessed with plain calcaneus radiography to measure
Böhler’s angle and Gissane ’s angle of the calcaneus. The results were assessed using Rowe score and Böhler’s
angle of the calcaneus. Functional assessment involved the use of Rowe scoring system and Hall và Pennal foot
scoring. statistical analysis was SPSS 18.0 Version.
Results: we operated 46 cases incuding 51 displaced intraarticular calcaneal fractures from 01/01/2017 to
01/08/2018. The frequent age of the patients ranged from 30 to 49 years (mean: 42 years). The mean time of
follow- up was 12 months. The posoperative radiography to measure Böhler’s angle was 30º and Gissane ’s angle
of the calcaneus was 120º. The Rowe foot score was 90% of patients achieving fair to excellent 90.2 %, average
5.9% and fair 3.9%. the rate of bone union was 100% and the time to union averaged 13 weeks
Conclusion: Closed reduction and percutaneous fixation of intraarticular fracture of calcaneus with
fluoroscopy offers the prospect of fewer complications and better outcome especially in tongue-type fracture
Keyword: Depressed intraarticular calcaneal fractures.
tiếp cận xương gót, vật liệu sử dụng KHX ổ gãy,
ĐẶT VẤN ĐỀ
vật liệu cấy ghép.Tuy nhiên, tranh cải vẩn tồn tại
Gãy xương gót là loại gãy xương hay gặp ở
liên quan đến việc phân loại, điều trị, quản lý
độ tuổi lao động (khoảng 90% xảy ra ở độ tuổi
sau mổ cũng như dụng cụ để KHX cho loại gãy
21-49)(1). So với các bệnh lý gãy xương khác, gãy
này(9). Do đó, điều trị gãy xương gót vẫn là một
xương gót chiếm khoảng 2% trong tất cả các
thách thức đối với phẫu thuật viên chấn thương
bệnh lý gãy xương khác ở người trưởng thành,
chỉnh hình
và chiếm khoảng 26% trong gãy xương chi dưới,
nhưng chiếm 60% các gãy xương vùng cổ bàn
chân(7). Gãy xương gót phạm khớp chiếm 60 –
75%, trong đó khớp dưới sên là nơi chịu lực và

truyền lực chính của xương gót nếu không được
phục hồi giải phẫu tốt sẽ gây ra thoái hóa khớp
kèm các rối loạn tĩnh và động của toàn bộ bàn
chân, làm giảm khả năng chịu lực và đi đứng
hạn chế(6). Chính vì vậy, làm giảm nghiêm trọng
chất lượng cuộc sống và tăng gánh nặng kinh tế
cho gia đình và xã hội. Baron(2) cảnh báo gãy
xương gót là một tổn thương nặng và tàn tật,
tiên lượng xấu.
Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật
điều trị gãy xương gót phạm khớp: nâng đồi gót
theo phương pháp Essex-Lopresti bằng đinh
Steinman(3) dưới màn tăng sáng, kết hợp xương
(KHX) bên trong bằng đường mổ rộng bên ngoài
hay KHX bằng nẹp vít khóa ít xâm lấn(11), các
phương pháp phẫu thuật này khác nhau ở cách

202

Năm 1952 Essex-Lopresti(3) đưa ra phương
pháp nắn kín qua da bằng đinh Steinman dưới
màn tăng sáng và tăng cường bột cẳng bàn chân.
Ưu điểm của phương pháp này là kỹ thuật đơn
giản, thời gian phẫu thuật nhanh, hạn chế được
nhiễm trùng hoại tử mép da. Tuy nhiên, nó chỉ
thích hợp với các loại gãy phạm khớp dưới sên
có dạng gãy hình lưỡi.
Gần dây phẫu thuật mở KHX bên trong cho
những trường hợp gãy lún phạm khớp xương
gót được thực hiện khá rộng rãi. Với lợi thế kiểm

soát tốt ổ gãy, thao tác nắn chỉnh mặt khớp dễ
dàng và chính xác cùng với việc ghép thêm
xương xốp đã cải thiện rõ rệt việc phục hồi lại
giải phẫu cho xương gót. Tuy nhiên, bên cạnh đó
phương pháp này cũng để lại nhiều vấn đề đáng
phải quan tâm. Đó là tỷ lệ nhiễm trùng và hoại
tử mép da sau mổ khá cao 16-25%(5), do đặc
điểm giải phẫu vùng này rất ít phần mềm che
phủ xương. Kỹ thuật mổ phức tạp đòi hỏi phẫu

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

thuật viên phải có kinh nghiệm, trang thiết bị hỗ
trợ phải đồng bộ, chi phí cho cuộc mổ cao,
không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được.
Từ những thực tế trên, đề tài “Đánh giá kết
quả điều trị gãy lún nhiều mảnh đồi gót bằng
nắn kín và xuyên đinh dưới màn tăng sáng”
được chúng tôi thực hiện dựa trên nguyên lý của
kỹ thuật Essex-Lopresti. Với ưu điểm kỹ thuật
đơn giản, có thể nắn chỉnh tốt để phục hồi các
đường gãy phạm khớp dưới sên, cố định các
mảnh gãy bằng nhiều đinh nhỏ chống di lệch
thư phát sau nắn chỉnh và hạn chế được tỷ lệ
nhiễm trùng, hoại tử mép da do mổ mở gây ra.

Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá kết quả lâm sàng và phục hồi giải
phẫu của xương gót trên phim x-quang.

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn chọn bệnh
Các bệnh nhân được chẩn đoán gãy lún
nhiều mảnh xương gót, dựa trên lâm sàng và Xquang, CT Scan nếu có.
Bệnh nhân không có chống chỉ định
phẫu thuật.
Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên, xương đã
trưởng thành không bệnh lý
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân có bệnh lý về thần kinh: liệt chi
dưới, rỗng tủy, bệnh phong….
Bệnh gãy xương hở.
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu.
Nơi thực hiện
Khoa Cấp cứu và khoa Chi dưới bệnh viện
Chấn thương chỉnh hình – TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tiền cứu mô tả cắt
dọc trên 46 bệnh nhân gãy lún nhiều mảnh đồi
gót, với tổng số 51 xương gót được phẫu thuật
nắn kín và xuyên đinh dưới màn tăng sáng tại
bệnh viện chấn thương chỉnh hình từ 01/01/2017
đến 01/08/2018. Lập hồ sơ bệnh án theo dõi cho


Chuyên Đề Ngoại Khoa

từng bệnh nhân, đánh giá chức năng lâm sàng
của bàn chân bằng thang điểm Rowe(11), đánh giá
chức năng chung bằng bảng đánh giá của Hall
và Pennal(4), đo đạt chỉ số góc Boehler, góc
Gissane trước và sau mổ đánh giá hình thái giải
phẫu của xương gót. Chụp X quang bàn chân tư
thế nghiêng và Harris đánh giá sự lành xương.
Số liệu được xử lý và phân tích với phần
mềm SPSS 18.0.

Kỹ thuật mổ
Dụng cụ cần có
Đinh kirschner từ 2.4 – 3.0, khoan pin, kiềm
cắt đinh, màn tăng sang.
Phương pháp vô cảm
Tê tủy sống.
Tư thế bệnh nhân
Bệnh nhân được đặc nằm trên bàn mổ với tư
thế nằm nghiêng 90o về bên chân lành hoặc nằm
ngữa. Đặc ga-rô gốc chi.
Kiểm tra đánh giá các đường gãy bằng màn
tăng sáng, đo đạc các góc Boehler, góc Gissane(8).
Nắn ép hai bên xương gót để nắn chỉnh hình
thái xương gót và thao tác được thực hiện liên
tục trong suốt quá trình nâng đồi gót. Xuyên 1
đinh vào xương gót ngay sau lồi củ gót hướng
về phía xương hộp nhưng không vướt qua
đường gãy làm đòn bẩy, tiến hành nắn chỉnh các

di lệch. Kiểm tra dưới màn tăng sáng với các
bình diện nghiêng, tư thế chụp Harris và
Broden(2,10) đến khi thấy góc Boehler đạt từ 20 –
40o, chiều cao và độ bè xương gót phục hồi càng
nhiều càng tốt, tiến hành xuyên đinh vào xương
hộp sau khi mặt khớp dưới sên được phục hồi.
Một đinh thứ 2 được xuyên vào ở vị trí thấp hơn
đinh thứ nhất theo hướng song song trục xương
gót vào xương hộp để hỗ trợ cố định ổ gãy. Nếu
cần thiết có thể xuyên thêm đinh thứ 3, thứ 4 để
cố định các mảnh gãy.
Sau phẫu thuật, chân được bó bột cẳng bàn
chân ngay tại phòng mổ, đợi bột khô tiến hành
cắt sát chân đinh. Chụp x-quang kiểm tra hai
bình diện nghiêng và Harris. Sau mổ bệnh nhân
được tư vấn đi bằng 2 nạng không chạm chân

203


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
đau, tái khám sau 2 tuần sau mổ, 04 tuần ở lần
tiếp theo và sau mỗi 06 tuần. Bỏ bột và rút đinh
sau 10 -12 tuần sau đó bắt đầu tập đi nạng chịu
lực chân đau tăng dần.

KẾT QUẢ
Chúng tôi đã theo dõi và điều trị 46 bệnh
nhân (40 nam và 6 nữ) với tuổi trung bình là
41,59 tuổi, tập trung nhiều ở lứa tuổi 30 -49 tuổi

(65,2%). Nguyên nhân của tai nạn chủ yếu là do
té cao 41 ca (89,1% các trường hợp) và 5 ca
(10,9% các trường hợp) bị tai nạn lưu thông.
13/46 ca (28,3%) gãy xương gót 2 bên và 7/46 ca
(15,2%) có các tổn thương phối hợp khác như
gãy cột sống, gãy xương chi dưới... Trong 13 ca
bị gãy xương gót 2 bên có 5 ca phải phẫu thuật
cả hai chân nên tổng số xương gót phẫu thuật là
51 ca. 100% các ca đều đạt lành xương sau 3 – 6
tháng, trung bình 3,75 tháng. Góc Boehler trước
mổ tất cả các trường hợp đều có số đo ≤ 0o, sau
mổ góc Boehler trung bình 30,80 (Bảng 1).
Bảng 1. Sự hồi phục góc Boehler sau mổ
Góc Boehler
Số lượng
Nhỏ nhất
Lớn nhất
Trung bình
Trung vị

Trước mổ
51
<0
0
0
0

Sau mổ
51
10

40
30,80 ± 6,81
30

Có 30 ca (58,8%) trong số 51 xương gót trong
lô nghiên cứu không đau khi đi bộ liên tục tại
thời điểm đánh giá lại lần cuối. 14 ca (27,5%) đau
nhẹ khi chạy nhảy, 5 ca (9,8%) đau khi đi lại làm
việc nhẹ và 2 ca (3,9%) đau khi làm nặng. 48 ca
(94,2%) có biên độ vận động khớp cổ chân bằng
với chân không lành. 2 ca (3,92%) có dáng đi
khập khiểng. 48/15 ca (94,12%) có hoạt động
bình thường và 5 ca (5,98%) bị hạn chế công việc
trong đó có 2 ca (3,92%) phải thay đổi công việc.
Bảng 2: Đánh giá chức năng bàn chân theo Rowe(11)
Mức độ
Xuất sắc
Khá
Trung bình
Kém
Tổng cộng

Số ca
37
9
3
2
51

Tỷ lệ (%)

72,6
17,6
5,9
3,9
100

Tỷ lệ khá và xuất sắc là 90,2%, trung bình

204

Nghiên cứu Y học

5,9%, có 2 trường hợp (3,9%) kém bị nhân đau
khi đi lại và cần thay đổi công việc (Bảng 2).
Đánh giá kết quả chung theo tiêu chuẩn Hall
và Pennal(4) (Bảng 3), với số ca tốt và khá 89,1%,
trung bình và xấu 10,8%.
Bảng 3: Kết quả chung theo tiêu chuẩn Hall và
Pennal(4)
Kết quả
Tốt
Khá
Trung bình
Xấu
Tổng số

Số ca
34
7
3

2
46

Tỷ lệ (%)
73,9
15,2
6,5
4,3
100

Các biến chứng
Trong số 51 trường họp được phẫu thuật.
Trong đó có 9 ca (17,6%) lành xương mà không
có bất kỳ biến chứng nào. 42/51 ca (82,4%) có
biểu hiệu của rối loạn dinh dưỡng da với da khô,
nhăn nheo, bàn chân nhỏ hơn bên lành, tê nhẹ.
Đây cũng là biến chứng thường gặp nhất của
việc bó bột. Có 2/51 ca (3,9%) nhiễm trùng chân
đinh được điều trị kháng sinh cắt lọc lành hẳn
sau 2 tuần không để lại di chứng.
Có 2 trường họp bị lún lại đồi gót sau khi
theo dõi, 3 trường họp (6,5%) phải thay đổi nghề
nghiệp sau điều trị.

BÀN LUẬN
Hầu hết gãy xương gót là một chấn thương
năng lượng cao đi kèm với các tổn thương đi
kèm cũng như mức độ tổn thương mô mềm
vùng gót chân khác nhau. Thời gian gần đây
phẫu thuật mở kết hợp xương bên trong đã

được sử dụng rộng rãi trong điều trị gãy lún
đồi gót nhằm phục hồi cấu trúc giải phẫu
xương gót, tuy nhiên phẫu thuật thường phải
trì hoãn cho đến khi mô mềm bớt sưng nề
(thường 7 - 14 ngày)(5). Các biến chứng liên
quan đến mổ mở là các biến chứng liên quan
đến vết thương, mặc dù có nhiều kỹ thuật
phẫu thuật tiên tiến, thiết kế tiện lợi cùng với
các tiến bộ của vật liệu cấy ghép xương, nhưng
tỷ lệ biến chứng vết mổ vẫn còn cao. Theo
Myerson tỉ lệ biến chứng vết thương dao động
từ 16-25%(8). Essex- Lopresti(3) giới thiệu kỹ

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

thuật nắn kín, xuyên đinh qua da dưới màn
tăng sáng vài thập kỷ trước, nhằm hạn chế các
biến chứng của việc mổ mở và đã đạt được
một số thành công nhất định. Được chứng
minh bằng nhiều công trình nghiên cứu của
các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên các
chỉ định của thủ thuật này chỉ giới hạn ở loại
gãy hình lưỡi, theo phân loại Sander(12) loại IIC
hoặc ở những bệnh nhân không có khả năng
phẫu thuật.

Kỹ thuật điều trị gãy lún nhiều mảnh đồi gót
bằng nắn kín và cố định với đinh dưới màn tăng
sáng là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, được
cải biên từ kỹ thuật Essex- Lopresti đã được
nhiều tác giả trên thế giới sử dụng rộng rãi và
chứng minh về những lợi ích của kỹ thuật này
như giảm tỷ lệ biến chứng vết thương, phục hồi
hình thái giải phẫu xương gót, cải thiện chức
năng bàn chân.
Góc Boehler sau mổ
Trong 51 xương gót được mổ nâng đồi gót
kín dưới màng tăng sáng trong luận văn các ca
đều có số đo góc Boehler ≤ 0o, góc Boehler sau
mổ được cải thiện từ 20o – 40o, có 3 trường hợp
góc Boehler <10o. Trung bình góc Boehler sau mổ
là 30,8o.
Phục hồi hình lại giải phẫu xương gót là cần
thiết cho chức năng của bàn chân sau và mắc cá
chân. Sanders(11) báo cáo 82 bệnh nhân được theo
dõi (8-12 năm) sau phẫu thuật để so sánh với
phương pháp điều trị không phẫu thuật của gãy
xương gót phạm khớp, cho thấy có sự khác biệt
giữa nhóm phẫu thuật phục hồi giải phẫu xương
gót với nhóm không phẫu thuật về triệu chứng
đau, chức năng bàn chân và giảm tỷ lệ thoái hóa
khớp sau chấn thương. Một khi hình thái giải
phẫu của xương gót phục hồi kém và thoái hóa
khớp sau chấn thương (thoái hóa khớp dưới sên)
tiến triển sẽ làm giảm chức năng bàn chân và cần
phải được điều trị thêm.

Sự tương quan giữa góc Boehler và diễn biến
lâm sàng trong gãy xương gót phạm khớp đã
được chứng minh. Hay nói cách khác, việc phục
hồi hình thái giải phẫu của bàn chân sau sẽ cho

Chuyên Đề Ngoại Khoa

kết quả lâm sàng tốt hơn.
Sự lún trở lại đồi gót
Do xương gót là một xương xốp, khi bị gãy
nhiều mảnh và lún đồi gót thì xương bị nát và
mất xương nhiều vì vậy làm cho xương gót trở
nên rỗng bên trong. Việc nắn kín xuyên đinh
qua phần vỏ xương cứng có thể nâng được mặt
khớp, tuy nhiên rất dễ bị lún trở lại khi chân chịu
lực quá sớm do bệnh nhân chống chân đau sớm
hoặc do chưa đạt được độ lành xương vững
chắc, hay do kết hợp xương chưa đủ vững chắc,
một số trường hợp phẫu thuật viên xuyên đinh
cố định không qua khớp gót hộp, về nguyên tắc
kết hợp xương như vậy không vững đây cũng có
thể xem như 1 nguyên nhân lún lại đồi gót.
Trong lô nghiên cứu có 2/52 ca (3,92%) bệnh
nhân bị lún trở lại đồi gót sau thời gian theo dõi
12 tháng. Trong 2 trường hợp này 1 ca do xương
gót gãy nát sau mổ nâng góc Boehler lên được
30o, sau đó bị lún lại. Trường hợp còn lại bệnh
nhân trẻ tuổi, bị gãy cả hai gót, sau mổ góc
Boehler 2 bên 30o, bó bột cả 2 chân khi xuất viện
về bệnh nhân chống chân đi sớm, nên lún lại đồi

gót bên P. cả hai trường hợp lún lại đồi gót đều
không có giới hạn về chức năng cổ chân.
Qua đây cho thấy sự hợp tác của bệnh nhân
cũng đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng
đến kết quả điều trị nhất là đối với phẫu thuật
nắn kín nâng đồi gót dưới màn tăng sáng.
Thời gian lành xương
Xương gót là một xương xốp, dễ lành xương.
Tỷ lệ không lành xương ở xương gót rất thấp,
theo Mann(6) tỷ lệ không lành xương ở xương gót
không đáng kể do vùng này là xương xốp. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng lành
xương: bệnh lý tiểu đường, hút thuốc lá, nhiễm
trùng sau mổ. Trong nghiên cứu này thời gian
lành xương sớm nhất là 3 tháng, trễ nhất là 6
tháng. Thời gian trung bình là 3,75 tháng tháng,
tỷ lệ lành xương đạt 100%. Việc đánh giá sự lành
xương chủ yếu dựa vào các yếu tố: triệu chứng
lâm sàng và hình ảnh can xương trên phim X
quang. Một bệnh nhân được đánh giá lành
xương khi trên lâm sàng bệnh nhân chống chân

205


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
đi không đau và trên phim X-quang can xương
xóa mờ các đường gãy.
Vai trò của ghép xương trong điều trị gãy
xương gót

Với cấu tạo và giải phẫu của xương gót khi
bị gãy do chấn thương với lực dồn nén sẽ có mất
xương sau chấn thương. Sự khuyết hổng xương
sẽ rõ ràng hơn khi tiến hành nâng mặt khớp bị
lún. Việc lấp đầy khoảng trống xương sau khi
nâng mặt khớp góp phần hỗ trợ thêm về mặt cơ
học cũng như kích thích sự lành xương nhanh
hơn. Mặc dù việc sử dụng kỹ thuật nâng đồi gót
kín và cố định bằng đinh dưới màn tăng sáng để
điều tri gãy xương gót có nguy cơ lành xương
không đầy đủ và đặc biệt là tái tạo mặt khớp
không tốt bằng mổ mở kết hợp xương bên trong
kèm ghép xốp, tuy nhiên chúng tôi cũng đã đạt
được giải phẫu của xương gót một cách tương
đối (góc Boehler trung bình sau mổ 300, lành
xương đạt 100%) mà không sử dụng bất kỳ một
loại mảnh ghép nào( xương tự thân hay chất
thay thế xương). Theo Menon(7) xương gót có
mạch máu nuôi phong phú và nhanh lành
xương với việc tái tạo hủy cốt bào trong vòng 4 –
8 tuần sau phẫu thuật. Trên thực tế việc ghép
xương tự thân đã không được chứng minh là có
lợi hơn về mặt hình thái và chức năng.

Nghiên cứu Y học

Nhiễm trùng chân đinh
Trong lô nghiên cứu có 2/51 trường hợp
nhiễm trùng chân đinh (3,92%), có dịch mủ chảy
ra theo chân đinh và 1 ca làm lỏng đinh. Cả hai

trường hợp được phát hiện sớm và tiến hành rút
dụng cụ sớm (6 tuần sau mổ), cắt lọc và dùng
kháng sinh sau 02 tuần ổn định và được bó bột
tăng cường.
Theo một số công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước, có những sự khác biệt đáng kể về tỷ
lệ này như tác gả Essex- Lopresti(3) tỷ lệ này là
0%, Trần Đức Vinh(13) với 100 ca nghiên cứu có tỷ
lệ nhiễm trùng chân đinh là 2%
Có sự khác biệt như vậy có lẽ một phần do
lỗi của phẫu thuật viên. Vì phẫu thuật nâng đồi
gót kín dưới màn tăng sáng là 1 phẫu thuật ít
xâm lần, nguy cơ nhiễm trùng thấp, nên công tác
vô khuẩn trước, trong và sau cuộc mổ không
được phẫu thuật viên quan tâm đúng mức. Đây
là một quan điểm sai lầm dễ dẫn đến nguy cơ
nhiễm trùng chân đinh.
Một nguyên nhân nữa cũng đáng quan tâm
đólà ý thức giữ vệ sinh của bệnh nhân. Nhiều
bệnh nhân không hề vệ sinh vùng chân đinh
hàng ngày, chống chân đi sớm làm gãy bột,
thấm nước và bẩn. Đây cũng là một nguyên
nhân gây nhiễm trùng đáng phải lưu tâm.

Tác giả Mann(6) mô tả kỹ thuật điều trị gãy
xương gót bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu
kèm tăng cường chất thay thế xương hoặc xi
măng sinh học qua da và đã chứng minh kết
quả lâm sàng tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng các
chất thay thế xương sẽ làm tăng nguy cơ

nhiễm trùng.

Với các trường hợp nhiễm trùng chân đinh,
cần phải được phát hiện kịp thời, điều trị tích
cực, đặc biệt tốt nhất nên lấy mủ cấy khuẩn làm
kháng sinh đồ để điều trị hiệu quả hơn.

Thời gian phẫu thuật

Quay lại công việc cũ

Thời gian phẫu thuật trung bình 25 phút,
đây là thời gian phẫu thuật ít hơn đáng kể so
với mổ mở kết hợp xương bên trong của Lâm
Quốc Thanh(5) 68 phút, hay của Rowe(11) 155
phút. Việc rút ngắn thời gian phẫu thuật sẽ
giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm vết mổ cũng
như hạn chế đáng kể những tai biến về gây mê
hồi sức.

Gãy xương gót là một tổn thương nghiêm
trọng, để lại nhiều di chứng nặng nề, làm giảm
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tăng gánh
nặng kinh tế cho gia đình và xã hội nếu việc điều
trị không đạt kết quả tốt.

206

Vì vậy phẫu thuật khi làm phẫu thuật này
cũng phải đảm bảo công tác vô trùng như bao

cuộc mổ khác.

Trong luận văn có 46 ca thì có 3 trường hợp
(chiếm 6,52%) phải thay đổi nghề nghiệp do đau
và không chịu được sức nặng, hay do lớn tuổi ở

Chuyên Đề Ngoại Khoa


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019

nhà nội trợ. so với các tác giả khác tỷ lệ này cũng
tương đối phù hợp.
Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ thay đổi công
việc trong gãy xương gót khá cao, có thể giải
thích tỷ lệ thay đổi công việc cao như vậy là vì
bệnh nhân đa phần là ở độ tuổi lao động làm
những công việc nặng nhọc như đi dứng nhiều,
leo trèo, mang vát nặng. Trong 3 trường hợp
thay đổi công việc của luận văn, đều có tổn
thương nặng nề về giải phẫu của xương gót (gãy
lún nhiều mảnh độ 3), trong đó có 1 trường hợp
tổn thương gãy cột sống thắt lưng kèm theo, 1
trường hợp bệnh nhân nữ 60 tuổi sau khi điều trị
gãy xương gót thì nghĩ làm việc ở nhà nội trợ.
Chính vì vậy, đứng trước 1 bệnh nhân gãy
xương gót nặng khi nắn kín phục hồi giải phẫu
chưa tốt, bệnh nhân trẻ tuổi cần cân nhắc mổ mở

để nắn chỉnh đồng thời ghép xương xốp?
Thoái hóa khớp dưới sên
Do thời gian nghiên cứu và theo dõi còn
ngắn, thời gian theo dõi dài nhất khoảng 16
tháng chưa đủ để kết luận là có hay không có
thoái hóa khớp dưới sên sau khi phẫu thuật
nâng đồi gót kín dưới màn tăng sáng cố định
bằng đinh. Theo tác giả Essex- Lopresti để đánh
giá thoái hóa khớp dưới sên thì phải sau 6
năm(3), còn theo Hall(4) thì thời gian này là 10
năm. Còn theo tác giả Trần Đức Vinh(13) ghi nhận
được 4/70 ca (5,7%) sau 3 năm điều trị gãy
xương gót bằng thủ thuật Essex – Lopresti.
Đánh giá kết quả chung
Mục tiêu của việc điều trị gãy xương gót
bằng phương pháp nâng đồi gót kín và cố đinh
bằng đinh “K” dưới màn tăng sáng là phục hồi
lại giải phẫu, nâng mặt khớp lún, cố định vững
chắc. Do đó kết quả đạt được tùy thuộc nhiều
vào việc phục hồi lại các tổn thương giải phẫu
của xương gót. Việc đánh giá này chủ yếu dựa
trên theo dõi lâm sàng và hình ảnh học theo
từng giai đoạn bệnh.
Sự hài lòng của bệnh nhân cũng là một tiêu
chí cần thiết để đánh giá điều trị thành công hay
thất bại của gãy xương gót. Bảng đánh giá phân

Chuyên Đề Ngoại Khoa

loại chung theo Hall và Pennal(4) có 4 mức độ:

Tốt, khá, trung bình và xấu. Chủ yếu dựa vào
mức độ hài lòng và chức năng của cổ chân.
Với thời gian theo dõi từ 12-18 tháng
phương pháp điều trị của chúng tôi có kết quả
tương đương với một số tác tác giả khác trong và
ngoài nước.
Trong kết quả luận văn, tỷ lệ tốt và khá
89,1% cũng tương đương với 1 số tác giả khác
Essex – Lopresti 85%(3), King 82%, Trần Đức
Vinh 81%(13).
Tỷ lệ trung bình – xấu là 10,8%, cũng không
chênh lệch nhiều so với một số tác giả trong và
ngoài nước.
Trong số 10,8% (5/46 ca) xấu- trung bình thì
có 2 ca khi mổ nâng góc Boehler thất bại, gây
đau khi đi lại và giảm chức năng cổ bàn chân, 3
ca còn lại có 2 ca do lún lại góc Boehler sau mổ, 1
ca góc Boehler sau mổ <100, cho thấy có mối liên
quan giữa phục hồi góc Boehler với chức năng
lâm sàng. Những ca có góc Boehler > 250, thường
có dự hậu lâm sàng và phục hồi chức năng cổ
chân tốt hơn. Với p < 0,05 (paired sample test), có
ý nghĩa thống kê.

KẾT LUẬN
Phương pháp điều trị gãy lún nhiều mảnh
đồi gót bằng nắn kín và xuyên đinh dưới màn
tăng sáng là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện,
thời gian phẫu thuật nhanh có thể phẫu thuật
ngay sau chấn thương, rút ngắn được thời gian

nội trú của bệnh nhân, làm giảm chi phí điều trị.
Tỷ lệ biến chứng nhiễm trùng không đáng kể,
không ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Phương
pháp này giúp phục hồi hình thái xương gót
thông qua việc cải thiện góc Boehler và kết quả
chức năng lâm sàng hồi phục tốt.

TÀILIỆUTHAMKHẢO
1. Bajammal S, Tornetta IP, Sander D et al (2005). “Displaced intraarticular calcaneal fractures”. J Orthop trauma; 19: pp. 360-4
2. Baron LR, Stragielski FC, Christman AR (2015). “Positioning
Techniques and Terminology” Foot And Ankle Radiology,
2E(4):pp.138-181
3. Essex-Loprest P (1952). “The mechanism, reduction technique,
and results in fractures of the os calcis”. Br J Surg; 39:pp 395-419

207


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
4. Hall MC, and Pennal GF (1960). “Primary subtalar arthrodesis
in the treatment of severe fractures of the calcaneum”, J. Bone
Joint Surg.42B: pp 336-343.
5. Lâm Quốc Thanh (2016). “Đánh giá kết quả điều trị gãy lún
nhiều mảnh xương gót bằng phẫu thuật mở KHX nẹp ốc”. Luận
văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch
6. Mann RA, Haskell A (2007). “Biomechanic of the Foot and
Ankle”. Surgery of the Foot and Ankle, 1:pp 19-20
7. Menon KV, Suresh SS, (2013). “Clinical anatomy and injury
mechanics” Fracture of Calcaneus, Adobe Acrobat Reader DC, 2,
pp 6-13

8. Myerson M, Quill GE Jr. (1993). Late complication of fracture of
the calcaneus, J Bone Joint Surg [Am], 75-A:pp. 331-341
9. Jones C, Parekh GS (2012). “The basics of foot and ankle”. Foot
and Ankle Surgery, 2:pp 10-12

208

Nghiên cứu Y học

10. Jone PC, Alastair SE (2007). “Imaging of the Foot and Ankle”.
surgery of the Foot and Ankle,3:pp71-77
11. Rowe CR, Sakellarides H, Freeman P, et al (1963), Fractures of os
calcis: a long term follow-up study of one hundred forty-six
patients. JAMA; 184:920..
12. Sanders R (2000). “Displaced intra-articular fractures of the
calcaneus". J Bone Joint Surg Am; 82A: pp. 225-250.
13. Trần Đức Vinh (2007). “Đánh giá kết quả điều trị gãy lún đồi gót
bằng thủ thuật Essex-Lopresti”. Luận văn thạc sỹ Y Khoa, Đại học
Y Dược TP Hồ Chí Minh.

Ngày nhận bài báo:

08/11/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

10/12/2018

Ngày bài báo được đăng:


10/03/2019

Chuyên Đề Ngoại Khoa



×