Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2012-2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.77 KB, 4 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI
NGOÀI CƠ THỂ TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
NĂM 2012 – 2015
Lê Quang Trung*, Đàm Văn Cương*, Trần Huỳnh Tuấn*, Nguyễn Trung Hiếu**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện Trường Đại Học Y
Dược Cần Thơ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 603 bệnh nhân sỏi thận được tán sỏi
ngoài cơ thể tại Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ tháng 1/2012 đến tháng 11/2015. Phát hiện sỏi
chủ yếu dựa vào hình ảnh học: KUB, Siêu âm.
Kết quả: Tỷ lệ mắc sỏi nam/nữ là 1,3/1. Tuổi trung bình là 48,17±15,21. Tỷ lệ thành công chung sau tán sỏi
là 88,2%. Biến chứng sau tán sỏi thấp. Kết quả tán sỏi chịu ảnh hưởng kích thước sỏi, độ cản quang của sỏi.
Kết luận: Điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể có kết quả thành công cao, an toàn.
Từ khóa: tán sỏi ngoài cơ thể, sỏi thận, điều trị sỏi thận.

ABSTRACT
TREATMENT OUTCOMES OF KIDNEY STONE BY EXTRACORPOREAL SHOCKWAVE
LITHOTRIPSY AT CAN THO UNIVERSITY HOSPITAL 2012-2015
Dam Van Cuong, Le Quang Trung, Tran Huynh Tuan, Nguyen Trung Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 28 - 31
Objective: Assess the results of ESWL for kidney stones at Can Tho University Hospital.
Materials and methods: A retrospective study, 603 patients with kidney stones was treated by ESWL at
Can Tho University Hospital from 1/2012 to 11/2015. The results were compared with stone size, stone contrast
level. Stone diagnosis was mainly based on imaging materials: KUB, ultrasound, for detecting stones.
Results: The sex ratio of stones is 1.3 for male. The mean age was 48.17±15.21. Overall stone-free rate was
88.2%. Results were related with size and contrast level of stones. Complication was low.


Conclusion: ESWL for kidney stones is a safe and effective method.
Key words: ESWL, kidney stone, treatment of kidney stone.
biến chứng – tai biến nặng về sau.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là một bệnh phổ biến trên thế
giới, đứng hàng đầu trong các bệnh lý tiết niệu.
Theo nghiên cứu về mô hình bệnh lý tiết niệu
sinh dục tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần
Thơ từ năm 2006-2010, nhóm bệnh lý tiết niệu
gặp nhiều nhất, sỏi niệu chiếm 53,97%, riêng sỏi
thận chiếm 36,07%(3). Mổ hở là phương pháp
điều trị sỏi thận truyền thống nhưng để lại nhiều

Với những thành tựu vượt bậc trong y học,
điều trị sỏi thận bằng phương pháp mổ hở được
thay thế bằng những phương pháp ít hoặc
không gây sang chấn, trong đó có tán sỏi ngoài
cơ thể, nguyên lý là sóng xung kích tập trung
vào viên sỏi với một áp lực cao làm vỡ hoặc làm
vụn sỏi, từ đó được bài tiết ra theo đường tự
nhiên. Đây là phương pháp này được áp dụng
rộng rãi trong những năm gần đây.

* BM ngoại, ĐHYDCT
**BM Điều Dưỡng, ĐHYDCT
Tác giả liên lạc: BS. Lê Quang Trung
ĐT:

28


E-mail:

Chuyên Đề Niệu - Thận


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
được thành lập từ năm 2011, và đã triển khai
phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị
sỏi thận, qua 4 năm điều trị cho kết quả tốt.
Chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả
điều trị sỏi thận bằng tán sỏi ngoài cơ thể tại
Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ
2012- 2015.

mắc sỏi nhiều nhất là từ 40-59 tuổi.
- Giới nam 346 (57,4%), nữ 257 (42,6%).
- Kích thước sỏi:
Bảng 1: Kích thước sỏi trên Siêu âm (n = 603)
Kích thước sỏi
5-10 mm
10-16 mm
16-20 mm
> 20 mm
Tổng cộng

ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bị sỏi thận được điều trị bằng
phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện

Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ từ 1/2012 đến
11/2015.

Phương tiện
Máy tán sỏi ngoài cơ thể HK.ESWL-Vm,
định vị sỏi bằng C-arm.

KẾT QUẢ

Tỷ lệ %
50,2
29,8
14,8
5,2
100

- Độ cản quang của sỏi
Bảng 2: Độ cản quang sỏi trên phim XQ – KUB
Độ cản quang
Kém
Trung bình
Mạnh
Tổng cộng

Thiết kế nghiên cứu:
Hồi cứu.

Phương pháp thu thập
Số liệu: dựa trên tham khảo từ hồ sơ bệnh
án.


N
303
180
89
31
603

Nhận xét: Kích thước sỏi gặp nhiều nhất là từ 5 –
10mm với 50,2%

Phương pháp nghiên cứu

Cỡ mẫu
Tất cả những bệnh nhân điều trị trong thời
gian trên, qua 4 năm điều trị thì chúng tôi thu
thập được 603 trường hợp. Các biến số nghiên
cứu bao gồm: Tuổi, giới tính, kích thước sỏi, độ
cản quang của sỏi, và kết quả điều trị. Kết quả
điều trị thành công nếu kiểm tra lại trên Siêu âm
hoặc KUB sau ESWL sạch sỏi hoặc có sỏi < 5mm,
có thể tự tiểu ra ngoài được

Nghiên cứu Y học

N
218
311
74
603


Tỷ lệ %
36,1
51,6
12,3
100

Nhận xét: Sỏi có độ cản quang trung bình chiếm
tỷ lệ cao nhất với 51,1%

Kết quả tán sỏi ngoài cơ thể
Qua 603 Trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể,
chúng tôi thu được kết quả thành công là 532 TH
chiếm tỷ lệ 88,2%.
Bảng 3: Bảng kết quả điều trị theo số lần tán sỏi
(n=603)
Kết quả
N Tỷ lệ %
1 lần tán sỏi 213 35,3
2 lần tán sỏi 150 24,9
Thành công
3 lần tán sỏi 94
15,6
4 lần tán sỏi 75
12,4
Thất bại
71
11,8
Tổng
603 100


Cộng dồn %
35,3
60,2
75,8
88,2

Nhận xét: Tỷ lệ thành công chung sau 4 lần tán
sỏi là 88,2%.

Đặc điểm chung
- Tuổi trung bình là 48,17 ± 15,21. Độ tuổi

Kết quả tán sỏi theo kích thước sỏi thận
Bảng 4: Bảng kết quả tán sỏi theo kích thước sỏi
Kích thước sỏi (mm)
5-10

1 lần n (%)
158 (53,9%)

Chuyên Đề Niệu - Thận

Số lần tán thành công
2 lần n (%)
3 lần n (%)
72 (24,6%)
34 (11,6%)

4 lần n (%)

29 (9,9%)

Thành công chung

Thất Bại

293 (96,7%)

10 (3,3%)

29


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016

Nghiên cứu Y học
Kích thước sỏi (mm)
10-16
16-20
> 20
Tổng

1 lần n (%)
50 (30,1%)
5 (7,7%)
0 (0%)
213 (35,3%)

Số lần tán thành công
2 lần n (%)

3 lần n (%)
63 (38%)
37 (22,3%)
15 (23,3%)
21 (16,2%)
0 (0%)
2 (22,2%)
150 (24,9%) 94 (15,6%)

4 lần n (%)
16 (9,6%)
23 (32,8%)
7 (77,8%)
75 (12,4%)

Thành công chung

Thất Bại

166 (92,2%)
64 (71,9%)
9 (29%)
532 (88,2%)

14 (7,8%)
25 (28,1%)
22 (71%)
71 (11,8%)

Nhận xét: Tỷ lệ thành công cao nhất với sỏi <

10mm và sỏi càng nhỏ thì tỷ lệ thành công càng tăng
vớ p = 0,025

thường gặp sỏi cản quang vừa và kém. Có thể
sỏi canxi chiếm đa số nên phần lớn sỏi cho cản
quang gần với mật độ cản quang của xương.

Kết quả tán sỏi theo mức độ cản quang của
sỏi

- Siêu âm hệ niệu phát hiện sỏi thận 100%
và kích thước trung bình đo trên siêu âm là
13,62mm. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi
gần tương đương với kết quả nghiên cứu của
Trần Bửu Giám(9) kích thước trung bình của
sỏi là 12,5mm.

Bảng 5: Bảng kết quả tán sỏi theo độ cản quang sỏi
Độ cản quang
của sỏi
Kém
Trung bình
Mạnh
Tổng Cộng

n(%)
n(%)
n(%)
n(%)


Kết quả
Thành công Thất bại
208 (95,4%) 10 (4,6%)
291 (93,5%) 20(6,4%)
33 (44,6%) 41 (55,4%)
532 (88,2%) 71 (11,8%)

Tổng
218 (100%)
311 (100%)
74 (100%)
603 (100%)

Nhận xét: Tỷ lệ thành công càng cao khi độ cản
quang sỏi càng kém với p = 0,04

Biến chứng sau tán sỏi ngoài cơ thể
Bảng 6: Biến chứng sau tán sỏi ngoài cơ thể
Biến chứng
Buồn nôn và nôn
Nhiễm trùng huyết
Tiểu máu kéo dài
Sốt sau tán
Đau quặn thận
Tắc nghẽn niệu quản
Không biến chứng

Tần số (n)
1
0

10
28
86
38
440
603

Tỷ lệ %
0.2%
0%
1,6%
4,6%
14,3%
6,3%
73%
100%

Nhận xét: Biến chứng thường gặp nhất sau tán
sỏi là đau quặn thận.

BÀN LUẬN
Đặc điểm lâm sàng
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ
nam/nữ là 1,3/1, độ tuổi mắc sỏi nhiều nhất từ
40 – 59 tuổi. Tuổi trung bình của bệnh nhân là
48,17±15,21, phù hợp với tác giả Nguyễn Việt
Cường(8).
- Sỏi thận ghi nhận trên KUB phần lớn là sỏi
cản quang mức độ trung bình và kém, sỏi cản
quang mạnh chiếm tỷ lệ thấp. Điều này cũng

phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Khoa(6)

30

Kết quả tán sỏi
Trong 4 lần tán sỏi, tỷ lệ sạch sỏi sau 1 lần
tán là 35,3%, sau 2 lần tán là 60,2%, sau 3 lần
tán là 75,8% và sau 4 lần tán sỏi là 88,2%. Kết
quả của chúng tôi cũng tương đương so với
kết quả các nghiên cứu Nguyễn Văn Thuận(7)
(86,7%), Nguyễn Việt Cường(8) (85,4%), Vũ Lê
Chuyên(1) (84%)(5,2).

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tán sỏi
- Kích thước sỏi: Nghiên cứu chúng tôi không
khác nhiều so với Nguyễn Văn Thuận(7), Trần
Văn Hinh(10). Trong nghiên cứu chúng tôi cho
thấy tỷ lệ thành công cao nhất ở sỏi < 10mm là
96,7% và kích thước sỏi càng nhỏ thì số tỷ lệ tán
thành công càng tăng (p = 0,025).
- Độ cản quang của sỏi: Nhiều nghiên cứu
cho thấy, sỏi có độ cản quang càng lớn thì tỷ lệ
thành công sau tán càng thấp, sỏi có cản
quang mạnh thì cần tán với cường độ lớn hơn,
số xung nhiều hơn và số lần tán nhiều hơn(7,6).
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi
nhận mối liên quan giữa độ cản quang và tỷ lệ
thành công, kết quả lần lượt là 95,4%, 93,5% và
44,6%, và số lần tán sỏi thành công tỷ lệ thuận
với độ cản quang (p=0,04).


Biến chứng sau tán sỏi ngoài cơ thể
- Đau quặn thận là biến chứng chiếm tỷ lệ
nhiều nhất (14,3%) sau tán sỏi, do sỏi vỡ vụn và

Chuyên Đề Niệu - Thận


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
ra ngoài theo niệu quản. Theo Al-Marhoon MS(1)
ghi nhận có 5% cần tán sỏi nội soi kết hợp sau
TSNCT, chúng tôi có 38 TH bị sỏi rớt xuống tạo
thành chuỗi sỏi và chúng tôi can thiệp bằng tán
sỏi nội soi ngược dòng và 100% đều cho kết quả
thành công. Điều này cho thấy kết hợp TSNCT
và tán sỏi nội soi ngược dòng điều trị sỏi thận
nhỏ hiệu quả và ít xâm lấn.
- So sánh với các phương pháp điều trị sỏi
thận it sang chấn hiện nay thì tán sỏi ngoài cơ
thể được xem là phương pháp điều trị sỏi thận ít
biến chứng(11, 4).

KẾT LUẬN
Qua 603 trường hợp sỏi thận ghi nhận tuổi
trung bình là 48,17 ± 15,21. Tỷ lệ mắc sỏi nam/nữ
là 1,31. Sỏi có độ cản quang vừa và kém chiếm tỷ
lệ cao, và kích thước sỏi trung bình là 13,62 mm.
Kết quả điều trị bằng tán sỏi ngoài cơ thể,
tỷ lệ thành công chung khá cao là 88,2%, tỷ lệ
biến chứng thấp. Cho thấy tán sỏi ngoài cơ thể

là phương pháp có hiệu quả, an toàn và ít biến
chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

Al-Marhoon MS, Shareef O, Al-Habsi IS (2013),
“Extracorporeal Shock-wave Lithotripsy Success Rate and
Complications: Initial Experience at Sultan Qaboos University
Hospital”, Med J., 28(4), pp. 255-9.
Azab S, Osama A (2013), “Factors affecting lower calyceal
stone clearance after Extracorporeal shock wave lithotripsy”,
African Journal of Urology, volume 19, pp. 13–17.

Chuyên Đề Niệu - Thận

3.

4.

5.

6.

7.

8.


9.

10.

11.

12.

Nghiên cứu Y học

Đàm Văn Cương và cs. (2011), “Nghiên cứu mô hình bệnh lý
tiết niệu sinh dục tại Bệnh viện Đa Khoa Trung Uơng Cần
Thơ”, Tạp chí Y học thực hành, số 769+770, tr. 49-51.
Lingema JE, Matlaga E (2007), “Surgical management of
upper urinary tract calculi”, Campell-Wash Urolory 9th,
Saunders Elsevier, Ch 44.
Matsuoka Y, Ishizaka K, Machida T et al. (2002), “Treatment of
2019 cases with upper urinary tract calculi using a piezoelectric
lithotripter ESL-500A”, Nippon Hinyokika Gakkai Zasshi,
93(3), pp. 476-482.
Nguyễn Văn Khoa, Huỳnh Quốc Mến, Trần Văn Quốc,
Nguyễn Văn Sách (2010), “Kết quả bước đầu điều trị sỏi niệu
bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể tại bệnh viện Đa Khoa
Trung Tâm An Giang”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
số 14(3), tr 48-51.
Nguyễn Văn Thuận và cs (2011), “Đánh giá kết quả điều trị
sỏi tiết niệu bằng máy tán sỏi ngoài cơ thể thủy điện lực
compact XL”, Tạp chí Y học thực hành, số 769+770, tr. 133-138.
Nguyễn Việt Cường (2008), Nghiên cứu chỉ định, kỹ thuật và kết
quả điều trị sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, Luận

án Tiến sỹ Y học, Học viện Quân y.
Trần Bửu Giám (2012), Đánh giá kết quả bước đầu điều trị sỏi
thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể trên máy HD.ESWL108A tại bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ, Luận án
Chuyên khoa cấp II, Đại học Y dược Cần Thơ.
Trần Văn Hinh, Kiều Đức Vinh (2011), “Biến chứng điều trị
sỏi thận bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể theo kích
thước sỏi”, Tạp chí Y học thực hành, số 769+170, tr 139-142.
Trần Văn Quốc, Trần Ngọc Sinh (2010), “Các yếu tô ảnh
hưởng đến tán sỏi ngoài cơ thể trong điều trị sỏi cực dưới
thận”, Y học TPHCM, 14(1),tr 22-26
Vũ Lê Chuyên và cs. (2007), “Tổng kết kinh nghiệm tán sỏi
ngoài cơ thể (ESWL) sỏi niệu tại Bệnh viện Bình Dân”, Tạp chí
Y học thực hành, số 631+632, tr. 314-322.

Ngày nhận bài báo:

17/5/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

04/6/2016

Ngày bài báo được đăng:

30/06/2016

31




×