Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Định lượng C-reactive protein siêu nhạy và lipoprotein-associated phospholipase A2 huyết thanh ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.46 KB, 9 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

ĐỊNH LƯỢNG C-REACTIVE PROTEIN SIÊU NHẠY
VÀ LIPOPROTEIN-ASSOCIATED PHOSPHOLIPASE A2 HUYẾT THANH
Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP
Trần Thành Vinh*, Nguyễn Văn Khôi**, Lê Xuân Trường***, Nguyễn Chí Thanh***

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định liên quan giữa nồng độ high sensitive C-reactive protein (hs-CRP) và hoạt độ
lipoprotein-associated phospholipase A2 (Lp-PLA2) với các thể lâm sàng và các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân hội
chứng mạch vành cấp.
Phương pháp: Thiết kế mô tả cắt ngang trên 276 bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp lần đầu, 95 nữ
(34%), trung bình 62,6 12,7 tuổi. Nhóm chứng gồm 72 người tình nguyện khỏe mạnh, được chọn tương đồng
với nhóm bệnh về tuổi và giới.Thu thập mẫu từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2012 tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Nồng độ hs-CRP có phân phối lệch phải, nhóm bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có trung vị và
khoảng giữa tứ phân vị hs-CRP là 5,91 (2-17,2) mg/L cao hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng 1,04 (0,38 –
2,83)mg/L. Nồng độ hs-CRP có liên quan thể lâm sàng của hội chứng mạch vành cấp nhưng không liên quan các
yếu tố nguy cơ và hoạt độ Lp-PLA2. Hoạt độ Lp-PLA2 có phân phối chuẩn, nhóm bệnh nhân hội chứng mạch vành
cấp có hoạt độ Lp-PLA2212,2 57,7 nmol/min/mL cao hơn ở nhóm chứng 183,6  58,3 nmol/min/mL. Hoạt độ
Lp-PLA2 có liên quan đến thể lâm sàng hội chứng mạch vành cấp, tương quan thuận với nồng độ cholesterol,
LDL-C và nghịch với HDL-C.
Kết luận:Có sự tăng nồng độ hs-CRP và Lp-PLA2ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp, và sự tăng này có
liên quan đến thể lâm sàng. Sự phối hợp của hai chỉ dấu này rất có triển vọng trong phân tầng nguy cơ và tiên
lượng sự cố bệnh động mạch vành.
Từ khóa: high sensitivity C-reactive protein, hs-CRP, lipoprotein-associated phospholipase A2, Lp-PLA2, hội
chứng mạch vành cấp.

ABSTRACT
SERUM HIGH SENSITIVITY C-REACTIVE PROTEIN AND LIPOPROTEIN-ASSOCIATED


PHOSPHOLIPASE A2IN VIETNAMESE PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROME
Tran Thanh Vinh, Nguyen Van Khoi, Le Xuan Truong, Nguyen Chi Thanh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 138 - 146
Objectives: We aimed to identify levels of serum high sensitivity C-reactive protein (hs-CRP) and
lipoprotein-associated phospholipase A2(Lp-PLA2) in serum of Vietnamese patients with acute coronary
syndrome (ACS) and to evaluate the association of these novel biomarkers with traditional risk factors of
coronary artery disease.
Method: Cross sectional analysis was conducted on 276 Vietnamese patients with ACS (95 females,
34%), mean of age 62.6  12.7ys (patient group) and 72 Vietnamese volunteers (32 females, 43%) were
apparently healthy and matched by age, sex (control group). The samples were taken from Jan-2011 to Feb2012 at Cho Ray Hospital.

* Khoa Sinh hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy
** Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy
*** Bộ môn Sinh hóa, ĐHYD TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Trần Thành Vinh ĐT: 0908487348
Email:

138

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

Nghiên cứu Y học

Results: Distribution of hs-CRP levels in serum of both study populations were not normal, highly skewed
to the right. In ACS patients group, the median CRP values were 5.91 mg/L (interquartile range – IQR: 2-17.2)
higher that in control group 1,04 (IQR: 0.38-2.83). Post-Hoc analysis, Bonferroni test, showed both NSTEMI and
STEMI were higher in hs-CRP concentrations compared to those of unstable angina (UA) (p<0.017). There was

not significant evidence to support association between hs-CRP levels and clinical risk factors and lipids, as
long as Lp-PLA2 activity. Distribution of Lp-PLA2 activity in serum of these study populations were normal.
Mean of Lp-PLA2 activity of patients with ACS: 212.2  57.7 nmol/min/mL, higher than that of control group:
183.6  58/3 nmol/min/mL and related with ACS subtypes. Serum Lp-PLA2 activity correlated significantly with
cholesterol, HDL-Cholesterol and LDL-C levels in patients withes.
Conclusions: Serum hs-CRP levels and Lp-PLA2activity in ACS patients were higher than those in healthy
people, and associated with clinical subtypes of ACS. There can be multimarkers approach, including hs-CRP
levels and Lp-PLA2 activity, demonstrates the potential to assist clinicians in predicting prognosis of ACS.
Keywords: High sensitivity C-reactive protein, hs-CRP, lipoprotein-associated phospholipase A2, Lp-PLA2,
acute coronary syndrome.
béo oxid hóa và lyso-phosphatidylcholine.Cả hai
ĐẶT VẤN ĐỀ
sản phẩm của quá trình thủy phân này là các
Quá trình viêm giữ vai trò chủ đạo trong việc
chất gây viêm mạch và gây rối loạn nội mô
trình hình thành và phát triển mãng xơ vữa,
thành mạch. Các nghiên cứu cho thấy Lp-PLA2
sang thương chiếm đến hơn 90% trường hợp
là YTNC độc lập với các YTNC truyền thống
bệnh động mạch vành.Quá trình viêm còn liên
trong tiên lượng(1,3,8,17).
quan đến hình thành huyết khối gây hẹp và tắc
Nghiên cứu về sự phối hợp giữa nồng độ hslòng mạch, huyết khối xảy ra trên nền xơ vữa và
CRP và hoạt độ Lp-PLA2trong phân tầng và tiên
là cơ chế chính gây ra hội chứng mạch vành
lượngnguy cơ bệnh động mạch vành đang được
cấp(16). Thời gian gần đây, các nghiên cứu tập
quan. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm
trung vào các chỉ dấu giúp đánh giá quá trình
khảo sát mối liên quan giữa hai chỉ dấu này với

viêm này nhằm phòng ngừa nguyên phát và thứ
các YTNCtim mạch ở bệnh nhân hội chứng
phát bệnh động mạch vành.
mạch vành cấp(HCMVC).
CRP siêu nhạy (high sensitiveC reactive
ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
protein: hs-CRP) là chỉ dấu của pha cấp quá trình
viêm chung trong đó có viêm thành mạch. HsPhương pháp nghiên cứu
CRP đã được dùng để phân tầng nguy cơ ở đối
Phân tích cắt ngang tiến hành trên đối
tượng nguy cơ trong dân số chung và bệnh nhân
tượngbệnh nhân hội chứng mạch vành cấp
bệnh động mạch vành(5). So với các yếu tố nguy
vào bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 1/2011 đến
cơ (YTNC)truyền thống, hs-CRP là yếu tố tiên
tháng 2/2012.
lượng mạnh nhất, kết hợp với các yếu tố tiên
Tiêu chuẩn chọn bệnh
lượng khác như nồng độ cholesterol, LDLNhóm bệnh
cholesterol, triglyceride, và glucose,… làm tăng
khả năng tiên lượng bệnh(5,12,13). Hướng dẫn mới
được đưa ra năm 2009 xem nồng độ hs-CRP < 2
mg/L là mục tiêu điều trị thứ hai (secondary
target) của statins(13,14).
Lipoprotein-associated phospholipase A2
(Lp-PLA2) là enzyme thủy phân các
phospholipid oxid hóa sinh ra hai sản phẩm acid

Hội chứng mạch vành cấp lần đầu, và
không dùng các thuốc hạ lipid trong một năm

trước đó.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau thắt ngực không
ổn định.
Đau thắt ngực điển hình: Xảy ra cả những

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017

139


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

Nghiên cứu Y học

lúc nghĩ ngơi hoặc gắng sức nhẹ, kéo dài trên 20
phút nếu không cắt cơn bằng nitroglycerin.
Hoặc triệu chứng đau thắt ngực nặng và mới
xảy ra trong vòng 1 tháng.
Hoặc đau thắt ngực ổn định nhưng ngày
càng nặng hơn: đau nhiều hơn, kéo dài hơn hay
nhiều cơn trong ngày hơn.
Điện tâm đồ có đoạn ST chênh xuống nhưng
không có dấu hoại tử cơ tim.
Nhồi máu cơ tim: Theo tổ chức y tế thế giới
NMCT được chẩn đoán khi hội đủ 2 trong 3 tiêu
chuẩn sau:
Lâm sàng có đau thắt ngực kiểu mạch vành
với cường độ lớn hơn, thời gian kéo dài hơn 1530 phút và không giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc
ngậm dưới lưỡi nitroglycerin.
Điện tâm đồ: phù hợp với NMCT hoặc thiếu

máu cơ tim.
Tăng men tim đặc hiệu cho tổn thương cơ
tim (Troponin I,T và CK-MB).
ST chênh lên: ST chênh lên mới hoặc giả định
là mới sau điểm J, ≥ 2 chuyển đạo liên tiếp, ≥
1mm ở các chuyển đạo V1, V2, V3 hoặc ≥ 2mm ở
các chuyển đạo khác.
Nhóm bệnh sẽ được chia thành 3 nhóm: đau
thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim
không ST chênh lên và nhồi máu cơ tim có ST
chênh lên.

Tiêu chuẩn loại trừ
Từ chối tham gia nghiên cứu.
Có bằng chứng xác định không có tổn
thương mạch vành (hội chứng mạch vành cấp
do co thắt mạch vành).
Phát hiện có các bệnh cấp hoặc mãn tính
khác trừ tăng huyết áp, đái tháo đường.
Nhóm chứng
Người khỏe mạnh thường xuyên theo dõi
sức khỏe (khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện,
sức khỏe loại I). Được ghi nhận không có tiền
căn bệnh mạch vành và hiện tại không có dấu
hiệu của HCMVC. Chọn nhóm chứng tương
đồng với nhóm bệnh về tuổi và giới.

140

Thu thập dữ liệu và lấy mẫu

Các đối tượng nghiên cứu được khai thác
tiền sử, bệnh sử (chú ý thời gian khởi bệnh), quá
trình dùng thuốc và điều tra các YTNC theo mẫu
soạn sẵn vàđo chiều cao, cân nặng rồi tính ra chỉ
số khối cơ thể (BMI: body mass index).
Nhóm bệnh:được lấy máu tĩnh mạch ngay
khi vào cấp cứu để chẩn đoán bệnh, thực hiện
các xét nghiệm thường quy theo chỉ định của Bác
sĩ chuyên khoa, đồng thời lưu mẫu huyết thanh
(serum) theo điều kiện (để ở 4oC trong 24 -72 giờ)
thực hiện xét nghiệm đo nồng độ hs-CRP và
hoạt độ Lp-PLA2 nếu bệnh nhân được chọn vào
nhóm nghiên cứu. Riêng mẫu xét nghiệm các
lipid được lấy huyết tương với chất chống đông
EDTA, lúc đói (12 giờ không ăn).
Nhóm chứng được lấy mẫu tại phòng xét
nghiệm Sinh Hóa bệnh viện Chợ Rẫy ở lần tái
khám định kỳ và được thực hiện các xét nghiệm
nghiên cứu như ở nhóm bệnh.

Các tiêu chuẩn và phương pháp dùng trong
nghiên cứu
BMI chia thành 4 mức độ là: gầy < 18,5;
bình thường 18,5- 24,9; quá cân 25 – 29,9; và
béo phì ≥ 30.
Hút thuốc: có hút là đang hút hoặc đã từng
hút, không hút là chưa bao giờ hút thuốc.
Uống rượu: nghiện rượu là hầu như ngày
nào cũng uống, ngoài ra được xem là không
nghiện rượu.

Tăng huyết áp là theo tiêu chuẩn JNC VII 2003 (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc
huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg) hoặc đang
dùng thuốc hạ áp trong 2 tuần hoặc có chẩn
đoán của bác sĩ.
Đái tháo đường được xác định theo tiêu
chuẩn WHO- 1997 (đường huyết khi đói ở hai lần
thử khác nhau ≥ 126 mg/dL hoặc nghiệm pháp
dung nạp glucose ở giờ thứ hai ≥ 200 mg/dL) hoặc
đang dùng insulin hay thuốc hạ đường huyết
dạng uống, có chẩn đoán của bác sĩ.
Xét nghiệm định lượng
triglycerides,
high
density

cholesterol,
lipoprotein-

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
cholesterol (HDL-C) và low density lipoproteincholesterol (LDL-C) tại khoa Sinh Hóa bệnh viện
Chợ Rẫy bằng phương pháp enzyme trên máy
Advia 1800 của hãng Siemens, nội kiểm 2 mức
nồng độ (bình thường vàbất thường) đi kèm mỗi
đợt chạy và có tham gia ngoại kiểm (chứng nhận
tham gia kiểm chuẩn số 159/KCXN-GCN).
Xét nghiệm hoạt độ Lp-PLA2 thực hiện trên
máy Advia 1800 của hãng Siemens, thuốc thử

theo phương pháp động học (kinetic) của hãng
diaDexus (PLAC test), chuẩn 5 nồng độ từ 0 -500
ng/mL, mẫu chứng 2 mức nồng độ luôn được
chạy kèm theo mỗi đợt xét nghiệm. Khoảng
tuyến tính 7 - 360 ng/mL.
Xét nghiệm nồng độ hs-CRP: thuốc thử của
hãng Randox (Anh), đo trên máy BS 800M của
hãng Mindray. Phương pháp miễn dịch độ đục
với hạt latex.Chuẩn 6 điểm và chứng (control)
hai mức nồng độ. Độ nhạy 0,477 mg/L và
khoảng đo được lên đến 25 mg/L.

Xử lý số liệu
Phần mềm SPSS for Window phiên bảng
18.0; số liệu định lượng được trình bày dạng
trung bình và độ lệch chuẩn ( x ± SD) đối với các
biến liên tục có phân phối chuẩn, trung vị và
khoảng giữa tứ phân vị (bách phân vị 25-75) đối
với các biến có phân phối không chuẩn.Dùng
hàm logarite tự nhiên (Ln) để chuyển từ phân
phối lệch phải sang phân phối chuẩn để dùng
trong các phép kiểm, Các biến nhị giá hoặc danh
định trình bày dạng tỷ lệ %.
T test dùng so sánh 2 trung bình, ANOVA
kết hợp Post-hoc so sánh nhiều giá trị trung
bình, phép kiểm pearson phân tích mối tương
quan, chi bình phương so sánh tỷ lệ. Tất cả phép
kiểm đều dùng hai phía, thống kê có ý nghĩa với
ngưỡng P = 0,05.
Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức

trong nghiên cứu y sinh học bệnh viện Chợ Rẫy
thông qua, quyết định số 252/QĐ-BVCR.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu Y học

65%) và ở người cao tuổi, trung bình 63 tuổi, nhỏ
nhất 32 và cao nhất 91 tuổi.Hút thuốc lá chỉ gặp
ở nam giới, chiếm 49% nhiều hơn nhóm chứng
39%. Không khác biệt về tỷ lệ uống rượu giữa
hai nhóm. Do nhóm chứng chọn người không
mắc bệnh nên không có đối tượng tăng huyết áp
và đái tháo đường, trong khi tỷ lệ này ở nhóm
bệnh lần lượt là 54% và 17%. Các chỉ số BMI và
tỷ lệ béo bụng ở nhóm bệnh cao hơn nhóm
chứng và khảo sát các thông số lipid cho thấy
nồng độ HDL-C (High Density LipoproteinCholesterol) thấp hơn và triglyceride cao hơnở
nhóm hội chứng mạch vành cấp so với chứng,
trong khi cholesterol và LDL-C (Low Density
Lipoprotein-Cholesterol) khác biệt không có ý
nghĩa (bảng 1).
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Các đặc điểm

Nhóm chứng (n Nhóm bệnh (n
= 74)
= 276)


Tuổi, năm
Giới nữ
Hút thuốc lá
Uống rượu
Tăng huyết áp
Đái tháo đường
Tiền căn gia đình
Nhẹ cân
Bình thường
BMI
Quá cân và
béo phì
Cholesterol, mg/dL
HDL-C, mg/dL
LDL-C, mg/dL
Triglycerid, mg/dL

64,3 11,5
32(43,2)
30 (40,5)
11 (14,9)
0 (0)
8 (10,8)
60 (81,1)

62,6 12,7
95(34,4)
49%
14%
148 (53,6)

44 (15,9)
39 (14,1)
33 (12)
197 (71,3)

6 (8,1)

46 (16,7)

184,4  39,3
40  9,8
118,2  37,4
188,5  55,3

P
0,074
0,161
0,148
0.821
< 0,001
0,158

191,3  49,7 0,272
34,1  10,2 < 0,001
115,8  42,8 0,659
211,4  60,8 0,004

Đặc điểm nồng độ hs-CRP ở nhóm hội
chứng mạch vành cấp và người khỏe mạnh
Nồng độ hs-CRP có phân phối không chuẩn,

lệch phải ở cả 2 nhóm đối tượng, bệnh nhân hội
chứng mạch vành cấp và người khỏe mạnh.
Nhóm chứng có trung vị hs-CRP 1,04 mg/L và
khoảng giữa tứ phân vị (interquartiles range)
0,38 -2,83 mg/L. Nhóm bệnh nhân HCMVC có
trung vị 5,91 và khoảng giữa tứ phân vị 217,2.Hàm logarite tự nhiên (Ln) được dùng để
đưa biến hs-CRP về phân phối chuẩn(hình 1). T
test được dùng so sánh nồng độ hs-CRP giữa

HCMVC thường xảy ra ở nam hơn nữ (nam

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017

141


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

Nghiên cứu Y học

nhóm bệnh và chứng cho thấy có sự tăng nồng
độ hs-CRP ở nhóm bệnh so với chứng, p < 0,01.

(*) Số liệu được trình bày trung vị

Đặc điểm hoạt độ Lp-PLA2 ở nhóm
HCMVC và người khỏe mạnh
Hoạt độ Lp-PLA2 tuân theo quy luật phân
phối chuẩn. Nhóm chứng có 74 đối tượng, trung
bình hoạt độ Lp-PLA2 183,6 nmol/min/mL; trung

vị 182,9; skewness =0,5 và kurtosis= 1,5. Nhóm
bệnh nhân HCMVC có hoạt độ Lp-PLA2 212,2
nmol/min/mL; trung vị 210,7; skewness =0,107 và
kurtosis= -0,903(hình 2). T test cho thấy có sự
tăng có ý nghĩa hoạt độ Lp-PLA2 ở bệnh nhân
hội chứng mạch vành cấp so với người khỏe
mạnh (chứng), p < 0,01.

Hình 1: Phân phối của nồng độ hs-CRP sau khi
chuẩn với logarite tự nhiên, Ln(hs-CRP).

Nồng độ hs-CRP giữa các thể lâm sàng
HCMVC
Phép kiểm ANOVA kết hợp Post-hoc để so
sánh các trung bình nồng độ hs-CRP sau khi đã
đưa về phân phối chuẩn với hàm Ln. Kết quả
cho thấy nhóm NMCTKSTC có nồng độ hs-CRP
cao nhất, kế đến là NMCTCSTC và thấp nhất là
nhóm ĐTNKOĐ, p < 0,05; bảng 2.
Bảng 2: So sánh nồng độ hs-CRP giữa các thể lâm
sàng của HCMVC

(*)

Hs-CRP (mg/L)

ĐTNKOĐ và
NMCTKSTC
ĐTNKOĐ và
NMCTCSTC

NMCTKSTC và
NMCTCSTC

ĐTNKOĐ NMCTKSTC NMCTCSTC
n = 40
n = 24
n = 212
3,79
12,24
6,06
(1,35- 8,26) (3,44 -35,97) (2,01-18,6)

Hình 2: Phấn phối hoạt độ Lp-PLA2 ở bệnh nhân
HCMVC và người khỏe mạnh (chứng).

Liên quan hoạt độ Lp-PLA2 với thể lâm
sàng của HCMVC
One way ANOVA so sánh hoạt độ Lp-PLA2
ở các nhóm ĐTNKOĐ, NMCTKSTC và
NMCTCSTC, khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm
NMCTKSTC và NMCTCSTC so với nhóm
ĐTNKOĐ, hình 3.

p = 0,001
p = 0,027
p = 0,037

p = 0,03

Lp-PLA2

(nmol/min/mL)

p = 0,75
p = 0,005

ĐTNKÔĐ
n = 40

x

= 188 ± 50,4

NMCTKSTC
n = 24

x

= 219,8±51,6

NMCTCSTC
n = 212

x

= 215,9±58,8

Hình 3: So sánh hoạt độ Lp-PLA2 giữa các thể lâm sàng của hội chứng mạch vành cấp.

142


Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
Khảo sát liên hệ nồng độ hs-CRP và hoạt độ
Lp-PLA2 với các YTNC lâm sàng cho thấy hầu
hết không có liên quan giữa hai chỉ dấu trên với
tuổi, giới, BMI, tình trạng hút thuốc, uống rượu,

Nghiên cứu Y học

tăng huyết áp, và tiền căn gia đình bị NMCT
sớm ở đối tượng HCMVC (trừ hoạt độ Lp-PLA2
có liên hệ với tình trạng đái tháo đường,
p=0,049).

Bảng 3. Liên quan giữa nồng độ hs-CRP, hoạt độ Lp-PLA2 với các YTNCở bệnh nhân HCMVC.
Giới

BMI

Tăng huyết áp
Đái tháo
đường
Hút thuốc
Nghiện rượu
Tiền căn

Nam
Nữ

Nhẹ cân
Bình thường
Quá cân

Không

Không

Không

Không

Không

hs - CRP
5,99 (2,01 - 19,5) (181)
5,77 (1,96 - 15,93) (95)
5,95 (1,45 - 14,44) (33)
5,86 (1,96 - 19,5) (197)
5,83 (2,22 - 14,48) (46)
6,2 (2 - 17,18) (148)
5,12 (2 - 17,7) (128)
5,18 (2,34 - 16,01) (44)
6,28 (1,98 - 18,17) (232)
4,88 (1,52 - 15,13) (138)
6,04 (2,24 - 19,64) (138)
6,79 (1,75 - 19,18) (44)
5,72 (2,01 - 17,18) (232)
3,48 (1,52 - 25,41) (39)
6,2 (2,03 - 16,66) (236)


Tương quan của hai chỉ dấu này với các lipid
cho thấy hs-CRP không có tương quan, trong khi
Lp-PLA2 có tương quan thuận với cholesterol và
LDL-C và nghịch với HDL-C.Chúng tôi không
trình bày kết quả liên quan với các YTNC nhóm
chứng vì là người khỏe mạnh nên số liệu hạn
chế.Nồng độ hs-CRP không tương quan với hoạt
độ Lp-PLA.
Bảng 4. Tương quan giữa hoạt độ Lp-PLA2, nồng độ
hs-CRP với tuổi và nồng độ các lipid.

Tuổi
Cholesterol
HDL-C
LDL-C
Triglyceride
Hs-CRP
Tuổi
Cholesterol
HDL-C
LDL-C
Triglyceride
Lp-PLA2

Nhóm chứng
r
p
Hoạt độ Lp-PLA2
+ 0,074

0,529
+0,336
0,003
- 0,090
0,446
+0,131
0,265
- 0,028
0,815
- 0,151
0,199
Nồng độ hs-CRP
- 0,007
0,954
- 0,083
0,482
+ 0,041
0,729
- 0,072
0,542
- 0,006
0,961
- 0,151
0,199

Nhóm bệnh
r
P
- 0,015
+0,157

- 0,16
+0,166
- 0,050
+ 0,088

0,799
0,009
0,008
0,006
0,408
0,147

+0,107
+0,090
- 0,032
+ 0,132
- 0,034
+ 0,088

0,076
0,136
0,598
0,029
0,579
0,147

p
0,985

0,708


0,893
0,804
0,113
0,675
0,872

Lp-PLA2
207,6  57,5 (181)
220,9  57,4 (95)
224,5  54,7 (33)
212  57,6 (197)
204  60,3 (46)
207,3  54,4 (148)
217,8  61 (128)
196,5  57,2 (44)
215,2  57,5 (232)
208,5  58,1 (138)
215,9  57,3 (138)
211,7  61,3 (44)
212,3  57,2 (232)
210,3  58,2 (39)
222  54,5 (236)

p
0,069

0,299

0,132

0,049
0,287
0,952
0,241

BÀN LUẬN
Nhóm chứng trong nghiên cứu này được
chọn từ những người bình thườngvà tương
đồng với nhóm bệnh về tuổi và giới (bảng 1).
Hầu hết (không phải tất cả) các nghiên cứu thấy
hoạt độ Lp-PLA2 có liên quan đến giới: Nghiên
cứu Rotterdam nhận thấy nam có hoạt tính LpPLA2 cao hơn nữ khi đo ở nồng độ nền
(baseline), các nghiên cứu cộng đồng trên các
chủng tộc khác nhau cũng cho kết quả tương
tự(1,8). Mặt khác, Stefan Blankenberg và các cộng
sự thấy sự khác biệt hoạt tính Lp-PLA2 giữa hai
giới chỉ có ở nhóm người bình thường (chứng),
trong khi ở nhóm bệnh mạch vành gồm hội
chứng mạch vành cấp và đau thắt ngực ổn định
thì hoạt tính Lp-PLA2không khác nhau ở hai
giới. Hầu hết các nghiên cứu đều thấy hoạt tính
Lp-PLA2 không liên quan đến tuổi. Ngược lại,
các nghiên cứu cho rằng hs-CRP tăng nhẹ theo
tuổi, nữ có nồng độ hs-CRP cao hơn nam giới.
Tác giả Sharad Gupta và các cộng sự (CS)(6)
nghiên cứu trên 337 bệnh nhân hội chứng mạch
vành cấp nhận thấy nữ có tỷ lệ hs-CRP > 3ng/mL
nhiều hơn nam giới có ý nghĩa, kết quả này

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017


143


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

tương tự nghiên cứu cộng đồng của tác giả Amit
Khera và CS(7).
Liên hệ giữa nồng độ hs-CRP với các yếu tố
nguy cơ, kết quả các nghiên cứu cho kết quả khá
thống nhất, nhìn chung không có liên hệ hoặc
chỉ ở mức độ yếu (/r /< 0,2) giữa nồng độ hs-CRP
với BMI, hút thuốc, uống rượu, tăng huyết áp,
đái tháo đường, tiền căn gia đình bị NMCT sớm
và nồng độ các lipid. Tác giả Sharad Gupta và
các CS(6) nhận thấy nồng độ hs-CRP không liên
quan với tăng huyết áp, đái tháo đường, và tình
trạng rối loạn lipid. Trong khi đó, nồng độ hsCRP có liên quan với hút thuốc và tiền căn gia
đình bị NMCT sớm. Tác giả Amit Khera và CS(7)
lại thấy nữ có tương quan nồng độ hs-CRP với
các YTNC rõ hơn nam giới và hệ số tương quan
nếu có cũng chỉ ở mức yếu (trừ tương quan
nghịch với nồng độ HDL-C, r = - 0,24 ở đối
tượng nam giới người da trắng). Tương tự,
Magdalena Krintus và các CS(9) nồng độ hs-CRP
không liên quan với các YTNC lâm sàng và nồng
độ các lipid ở nhóm chứng, nhóm bệnh nhân
HCMVC độ hs-CRP tương quan nghịch với với

HDL-C (r = - 0,14, p =0,04).Nghiên cứu của
chúng tôi cho kết quả tương tự,không có liên
quan giữa hs-CRP với các YTNC lâm sàng và
nồng độ lipid ở nhóm chứng, nồng độ hs-CRP
tương quan thuận với với LDL-C (r = 0,132, p
=0,029) ở nhóm HCMVC, không tương quan với
các YTNCkhác.
Lp-PLA2 là enzym liên quan đến quá trình
chuyển hóa lipid (phospholipid). Trong tuần
hoàn 80% Lp-PLA2 gắn với LDL và khoảng gần
20% còn lại gắn với HDL, do đó trong hầu hết
các nghiên cứu đều thấy enzym này có tương
quan với các lipid như nồng độ LDL-Cvà với
HDL-C trong máu(1,2,10,18). Trong nghiên cứu của
chúng tôi, kết quả nhóm chứng cho thấy có mối
tương quan thuận có ý nghĩa giữa hoạt độ LpPLA2 với nồng độ cholesterol, hệ số tương quan
r = 0,336, và không thấy tương quan với các
YTNC khác. Trong khi ở nhóm bệnh nhân
HCMVC, hoạt độ Lp-PLA2 cho thấy có tương
quan thuận với nồng độ cholesterol, LDL-C và

144

nghịch với HDL-C với hệ số tương quan (r) lần
lượt + 0,157; + 0,166 và – 0,16; hoạt độ Lp-PLA2
không liên quan đến các YTNClâm sàng nhưcác
mức BMI, hút thuốc, uống rượu, tăng huyết áp,
tiền căn gia đình bị NMCT sớm (bảng 3).
Về mặt sinh bệnh học, hs-CRP là chỉ dấu pha
cấp đáp ứng các kích thích bao gồm xơ vữa, tổn

thương, thiếu máu và hoại tử, được sử dụng
đánh giá nguy cơ của bệnh mạch vành. Nồng độ
hs-CRP ở mức bình thường (đo bằng xét nghiệm
hs-CRP) có ý nghĩa phân tầng nguy cơ bệnh
mạch vành ở người khỏe mạnh hay bệnh nhân
đau thắt ngực ổn định. Hiệp hội tim (The
American Heart Association-AHA) và trung tâm
kiểm soát và phòng ngừa bệnh của Mỹ (US
Centers for Disease Control and PreventionCDC) phân nhóm nguy cơ bệnh mạch vành ở
người bình thường theo nồng độ hs-CRP. Nguy
cơ thấp: hs-CRP < 1 mg/L, nguy cơ vừa: hs-CRP 1
– 3 mg/L, nguy cơ cao: hs-CRP > 3 mg/L. So với
các YTNCtruyền thống, hs-CRP là yếu tố tiên
lượng mạnh nhất, kết hợp với các yếu tố tiên
lượng khác như nồng độ cholesterol, LDLcholesterol, triglyceride, và glucose,… làm tăng
khả năng tiên lượng bệnh(9,11). Trong khi đó, hsCRP tăng ở đối tượng bệnh động mạch vành lại
có ý nghĩa trong tiên lượng nguy cơ thứ phát. Ở
các phân tích cắt ngang trên đối tượng bệnh
động mạch vành, hầu hết các nghiên cứu đều
thấy tăng nồng độ hs-CRP có liên quan đến độ
nặng và sự lan rộng của xơ vữa. Tác giả Tenzin
Nyandak và các CS(15) nồng độ hs-CRP cao nhất
ở nhóm HCMVC kế đến là nhóm bệnh động
mạch vành mãn và thấp nhất là nhóm chứng (có
đau ngực nhưng không có bệnh mạch vành trên
hình ảnh chụp mạch vành), kết quả nghiên cứu
cững cho thấy nồng độ hs-CRP tăng có liên quan
đến độ nặng của bệnh và mức độ lan rộng của
xơ vữa. Tác giả Magdalena Krintus và CS(9) nhận
thấy nhóm nhồi máu cơ tim có và không có ST

chênh đều có nồng độ hs-CRP cao hơn nhóm
đau thắt ngực không ổn định. Kết quả nghiên
cứu này cũng nhận thấy có sự tăng cao có ý
nghĩa nồng độ hs-CRP ở các nhóm NMCT (nồng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017
độ hs-CRP ở nhóm NMCTKSTC 12,24 mg/L và
NMCTCSTC 6,06 mg/L) so với nhóm
ĐTNKOĐ(nồng độ hs-CRP 3,79 mg/L), bảng 2.
Lp-PLA2 là dấu ấn sinh học chuyên biệt cho
viêm thành mạch, nó hiện diện rất nhiều trong
các mảng xơ vữa đặc biệt là các xơ vữa dọa vỡ,
nhiều tác giả nhận thấy đây là yếu tố tiên lượng
độc lập với các YTNCtruyền thống các sự cố tim
mạch. Ở thiết kế cắt ngang, chúng tôi thấy rằng
nồng độ Lp-PLA2 có liên quan đến thể lâm sàng
trong cả phân tích đơn biến lẫn đa biến: nhóm
NMCTCSTC 215,9  58,8 (nmol/min/mL) và
nhóm NMCTKSTC 219,8  51,6 cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm ĐTNKOĐ 188  50,4
nmol/min/mL (hình 2). Tác giả Emmanouil S. B
và các CS nghiên cứu nồng độ Lp-PLA2 ở người
có hẹp động mạch vành nhận thấy nồng độ của
chỉ dấunày tăng theo số nhánh mạch vành hẹp,
tuy nhiên sau khi hiệu chỉnh với các YTNCkhác
trong hồi quy đa biến thì khác biệt không còn ý
nghĩa (p> 0,05)(3), Stefan Blankenberg và các CS(2)

nhận thấy hoạt tính Lp-PLA2 có liên quan đến độ
nặng ở phân tích đơn biến lẫn đa biến, hoạt tính
của enzym này cao nhất ở nhóm hội chứng mạch
vành cấp, kế đến là nhóm đau thắt ngực ổn định
và thấp nhất là nhóm chứng, mối liên quan này
ở nữ rõ hơn ở nam và các yếu tố hiệu chỉnh bao
gồm tuổi, BMI, hút thuốc, tăng huyết áp,
triglyceride, HDL-C và LDL-C.
Vai trò tiên đoán nguy cơ của Lp-PLA2 trong
việc phối hợp với các markerkhác cũng đã được
nghiên cứu, một marker viêm đáng chú ý gần
đây là hs-CRP. Khác với hs-CRP là marker của
quá trình viêm cấp, Lp-PLA2 không phản ứng
cấp tính. Các nghiên cứu cho thấy Lp-PLA2 và
hs-CRP là độc lập nhau, hỗ trợ nhau trong tiên
lượng nguy cơ bệnh mạch vành cả ở đối tượng
nguyên phát và thứ phát. Nghiên cứu MONICA
tác giả Wolfgang Koenig và các CS(8) thấy rằng
nồng độ Lp-PLA2 không tương quan với hs-CRP
và cả hai đều có vai trò trong tiên lượng nguy cơ
tử vong do tim và nhồi máu với HR hiệu chỉnh
đầy đủ là 1,23 (1,02 – 1,47) đối với Lp-PLA2 và
1,28 (1,03 – 1,6) đối với CRP. Việc phối hợp cả hai

Nghiên cứu Y học

dấu ấn này giúp tăng khả năng tiên lượng, cụ
thể ở đối tượng có cả hai dấu ấn này cao
(ngưỡng của Lp-PLA2 là tam phân vị cao nhất và
CRP là > 3mg/L) có nguy cơ vượt trội so với đối

tượng chỉ tăng một trong hai marker và HR so
với đối tượng có cả hai marker đều bình thường
là 1,93 (1,09 – 3,4).
Nghiên cứu Atherosclerosis Risk in
Communities (ARIC), tác giả Christie M.
Ballantyne và các CS(1)cho thấy không có tương
quan giữa nồng độ Lp-PLA2 và marker viêm
khác là hs-CRP và cả nồng độ Lp-PLA2 và hsCRP đều có ý nghĩa trong tiên đoán nguy cơ
bệnh mạch vành. Các kết quả trên cho thấy ý
nghĩa của sự phối hợp hai marker viêm này vừa
độc lập vừa tăng khả năng tiên đoán bệnh mạch
vành. Tác giả Lori B. Daniels và các CS(4) thực
hiện nghiên cứu Rancho Bernardo trên 1077 đối
tượng > 40 tuổi, kết quả cho thấy nồng độ hsCRP không làm tăng diện tích dưới đường cong
của các YTNCbao gồm tuổi, giới, tăng huyết áp,
đái tháo đường, hút thuốc và tập thể dục, trong
khi thêm vừa nồng độ hs-CRP và Lp-PLA2 làm
diện tích này tăng từ 0,595 (0,55 – 0,641) lên 0,617
(0,572 – 0,662) với p = 0,037. Nghiên cứu này thiết
kế cắt ngang, các kết quả ban đầu cho thấy
không có tương quan giữa nồng độ hs-CRP và
hoạt độ Lp-PLA2 ở cả hai đồi tượng HCMVC và
nhóm chứng cũng phần nào phản ánh vai trò
độc lập của chúng trong tiên lượng nguy cơ
bệnh động mạch vành.

KẾT LUẬN
Nồng độ hs-CRP có phân phối không
chuẩn, lệch phải. Tăng nồng độ hs-CRP có liên
quan đến hội chứng mạch vành cấp và các thể

lâm sàng của hội chứng này. Hoạt độ Lp-PLA2
có phân phối chuẩn và liên quan đến thể lâm
sàng của hội chứng mạch vành cấp. Nồngđộ
hs-CRP không liên quan Lp-PLA2 và hai chỉ
dấu này có thể phối hợp nhau trong phân tầng
nguy cơ và tiên lượng sự cố bệnh động mạch
vành.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017

145


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.


7.

8.

9.

Ballantyne CM, Hoogeveen RC, Bang H, Coresh J, Folsom AR,
et al. (2005). ‟Lipoprotein-associated phospholipase A2, highsensitivity c-reactive protein, and risk for incident ischemic
stroke in middle-aged men and women in the atherosclerosis
risk in communities (ARIC) study”. The journal of American
Heart Association, 109:837-842.
Blankenberg S, Stengel D, Rupprecht HJ, Bickel C, Meyer J,
Cambien F, Tiret L, Ninio E (2003). “Plasma PAFacetylhydrolase in patients with coronary artery disease: results
of a cross-sectional analysis”.J. Lipid Res, 44(7):1381-6.
Brilakis ES, McConnell JP, Lennon RJ, et al. (2005). ‟Association
of lipoprotein-associated phospholipase A2 levels with
coronary artery disease risk factors, angiographic coronary
artery disease, and major adverse events at follow-up”.
European heart journal, 26(2):137-44.
Daniel LB, Laughlin GA, Sarno MJ, Bettencourt R, Robert L,
Wolfert and Elizabeth Barrett-Connor (2008). “Lipoproteinassociated phospholipase A2 is an independent predictor of
incident coronary heart disease in an apparently healthy older
population”. Journal of the American College of Cardiology,
51(9):913-919.
Ge PC, Chen ZH, Pan RY, Ding XQ, Liu JY, et al. (2016),
“Synergistic Effect of LipoproteinAssociated Phospholipase A2
with Classical Risk Factors on Coronary Heart Disease: A
Multi-Ethnic Study in China”. Cell Physiol Biochem;40(5):953968.
Gupta S, Gupta VK, Gupta R, Arora S, Gupta V (2013).
“Relationship of high-sensitive C-reactive protein with

cardiovascular risk factors, clinical presentation and
angiographic profile in patients with acute coronary syndrome:
An Indian perspective”. Indian Heart J, 65(3):359–365.
Khera A, McGuire DK, Murphy SA, Stanek HG, Das SR,
Vongpatanasin W,Wians FH Jr,Grundy SM,de Lemos JA
(2005). “Race and Gender Differences in C-Reactive Protein
Levels”. Journal of the American College of Cardiology, 46(3):464–
469.
Koenig W, Twardella D, Brenner H, Rothenbacher D (2006).
“Lipoprotein-associated phospho-lipase A2 predicts future
cardiovascular events in patients with coronary heart disease
independently of traditional risk factors, markers of inf
lammation, renal function and hemodynamic stress”.
Arterioscler Thromb Vasc Biol; 26(7):1586–93.
Krintus M, Kozinski M, Stefanska A, Sawicki M, Obonska K, et
al (2012). “Value of C-Reactive Protein as a Risk Factor for
Acute Coronary Syndrome: A Comparison with

146

10.

11.

12.

13.

14.


15.

16.

17.

18.

Apolipoprotein Concent rations and Lipid Profile”. Mediators of
Inflammation, vol 2012, 1-10.
Oei HH, Van der Meer IM, Hofman A, Koudstaal PJ, Stijnen T,
Breteler MM, Witteman JC (2005), “Lipoprotein-associated
phospholipase A2 is associated with risk of coranary heart
disease and ischemic stroke:the Rotterdam study”. Cirrculation,
111(5):570-5.
Pearson TA, Mensah GA, Alexander RW, et al. (2003).
“Markers of inflammation and cardiovascular disease:
application to clinical and public health practice: a statement
for healthcare professionals from the centers for disease control
and prevention and the American Heart Association”.
Circulation, 107(3):499-511.
Polfus LM, Gibbs RA, Boerwinkle E (2015). “Coronary heart
disease and genetic variants with low phospholipase A2
activity”. The New England journal of medicine, 372:295-296.
Riba-Llena I, Penalba A, Pelegri D, Vilar A, Jarca CI, Filomena
J, Montaner J, Delgado P (2014), “Role of lipoprotein-associated
phospholipase A2 activity for the prediction of silent brain
infarcts in women”. Atherosclerosis; 237(2):811-5.
Ridker PM, Danielson E, Fonseca A, Genest J, et al. (2002).
“Reduction in C-reactive protein and LDL cholesterol and

cardiovascular event rates after initiation of rosuvastatin: a
prospective study of the JUPITER trial”. The Lancet,
373(9670):1175-82.
Tenzin N, Arun G, Sandeep B, Manorama D (2007). “High
sensitive C-reactive protein (hs-CRP) and its correlation with
angiographic severity of coronary artery disease (CAD)”.
JIACM; 8(3):217-21.
Trương Quang Bình (2009). Bệnh động mạch vành, Bệnh học
nội khoa, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, bài 7,
trang 62-75. NXB Y Học.
Wallentin L, Held C, Armstrong PW, Cannon CP, et al. (2016).
“Lipoprotein-Associated Phospholipase A2 Activity Is a
Marker of Risk But Not a Useful Target for Treatment in
Patients With Stable Coronary Heart Disease”. J Am Heart
Assoc, 5(6):e003407.
Zalewski A, Macphee C (2005). “Role of lipoprotein-associated
phospholipase A2 in atherosclerosis: biology, epidemiology,
and possible therapeutic target”. Journal of the American Heart
Association,25(5):923-31.

Ngày nhận bài báo:

20/02/2017

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

06/03/2017

Ngày bài báo được đăng:


05/04/2017

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017



×