Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đánh giá các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học ở bệnh nhân nhồi máu não do căn nguyên mạch máu lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.63 KB, 6 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
VÀ HÌNH ẢNH HỌC Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO
DO CĂN NGUYÊN MẠCH MÁU LỚN
Cao Phi Phong*, Lê Thị Cẩm Linh*

TÓM TẮT
Mở đầu: Nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn là một căn nguyên quan trọng, đặc biệt là xơ vữa mạch
máu nội sọ bởi nó chiếm tỉ lệ rất cao trong dân số châu Á, hơn nữa, đây còn là phân nhóm có tỉ lệ nhồi máu não
tái phát cao nhất.
Mục tiêu nghiên cứu: Thứ nhất, đánh giá những đặc điểm của nhồi máu não do hẹp tắc mạch máu lớn bao
gồm yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết cục lúc xuất viện. Thứ hai, đánh giá mối liên quan
giữa các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng với đặc điểm về hình ảnh học.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt ca, bệnh nhân nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn, tuổi từ
18 – 80, khởi phát triệu chứng trong 7 ngày. Tất cả bệnh nhân được khảo sát MRI não và MRA, siêu âm Doppler
động mạch. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
Kết quả: Tổng số 125 bệnh nhân, tuổi trung bình 61,13; nam chiếm 60,8%. Tỉ lệ tăng huyết áp 75,2%, đái
tháo đường 33,6%, rối loạn lipid máu 65,5%, nhồi máu não cũ 20,6%. Đột quỵ trung bình chiếm 59,2%. Xơ vữa
mạch máu nội sọ chiếm ưu thế 60%, vị trí thường gặp là động mạch não giữa và cảnh trong, 71,2% tắc hoàn toàn
động mạch. Kết cục xấu lúc xuất viện chiếm 76%. Béo phì là yếu tố có liên quan đến xơ vữa mạch máu ngoài sọ
và đái tháo đường lại có liên quan đến nhồi máu não tuần hoàn sau. Hẹp tắc động mạch nhiều vị trí có liên quan
đến béo phì, nhồi máu não cũ và điểm NIHSS cao. Bệnh nhân lớn tuổi, điểm NIHSS cao lại có liên quan đến tắc
hoàn toàn mạch máu.
Kết luận: Nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn gây ra đột quỵ mức độ trung bình và kết cục xấu lúc xuất
viện, vị trí thường gặp vẫn là mạch máu nội sọ.
Từ khóa: nhồi máu não, xơ vữa mạch máu lớn, ngoài sọ, trong sọ.

ABSTRACT


EVALUATION OF THE RISK FACTORS, THE CLINICAL AND IMAGING CHARACTERISTICS IN
ISCHEMIC STROKE PATIENTS CAUSED BY LARGE ARTERY ATHEROSCLEROSIS
Cao Phi Phong, Le Thi Cam Linh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 48 - 53
Background : Ischemic stroke caused by large-artery atherosclerosis is an important etiology, especially the
intracranial atherosclerosis, not only because of its high prevalence in Asians, but also of its highest rate of
recurrence.
Objective: The aim of this study was to evaluate the features of the large-artery stenosis in ischemic stroke,
including the risk factors, the clinical and imaging characteristics, the outcome at discharge as well as the
association between them.
Methods: In this case series study, we evaluated patients who had large-artery atherosclerosis
infarction (onset ≤ 7 days) and were from 18 to 80 years of age. All the patients were undertaken cranial
*

Bộ môn Thần Kinh, ĐHYD TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Lê Thị Cẩm Linh,

48

ĐT: 0989155479

Email: ,

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học


MRI, MRA, also the duplex scanning of the extracranial arteries. Statistical analysis is done with the
software SPSS 16.0 for window.
Results: A study included 125 patients with mean age of 61.13 years and 60.8% of the patients were
men. The prevalence of hypertension, diabetes, hyperlipidemia, and history of cerebral ischemia is 75.2%,
36.6%, 65.5% and 20.6%, respectively. Most of patients had more moderate stroke at admission (59.2%
cases). Intracranial atherosclerosis proportion is 60%. Occlusive lesion was usually found in middle
cerebral artery and internal carotid artery. Complete stenosis was found in 71.2% patients. 76% patients
had poor outcome at discharge from hospital. Analysis showed that obesity was associated with extracranial
atherosclerosis while diabetes was a predictor of posterior circulation ischemia stroke. Obesity, history of
stroke and high NIHSS score at admission were associated with multiple arterial stenosis. Old age and high
NIHSS score were predictors of complete stenosis.
Conclusion: Ischemia which is the consequence of large-artery atherosclerosis results in moderate stroke and
poor outcome. The most common site of infarction is intracranial arteries.
Keywords: ischemic stroke, large-artery atherosclerosis, extracranial, intracranial.
Vì vậy nghiên cứu của chúng tôi tiến hành với
ĐẶT VẤN ĐỀ
các mục tiêu chính như sau: thứ nhất là đánh giá
Đột quỵ hiện vẫn còn là một trong những
những đặc điểm của bệnh nhân nhồi máu não
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và
do hẹp tắc mạch máu lớn bao gồm yếu tố nguy
tàn tật trên thế giới. Năm 2011, đột quỵ đã
cơ, đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết cục
xuống hạng thứ tư trong những nguyên nhân
lúc xuất viện; thứ hai là đánh giá mối liên quan
gây tử vong tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tại Việt
giữa các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng với
Nam nó vẫn còn là gánh nặng bệnh tật hàng
đặc điểm về hình ảnh học.
đầu ở cả nam lẫn nữ.

Phân loại TOAST(1) (the Trial of Org 10172 in
Acute Stroke Treatment) đã chia nhồi máu não
thành 5 phân nhóm chính, trong đó, bệnh lý xơ
vữa mạch máu lớn là một căn nguyên quan
trọng, đặc biệt là xơ vữa mạch máu trong sọ bởi
nó chiếm tỉ lệ rất cao ở người châu Á.
Xét về khía cạnh mức độ nặng của đột quỵ,
xơ vữa mạch máu lớn chỉ đứng sau thuyên tắc
từ tim trong những nguyên nhân gây đột quỵ
nặng. Hậu quả của xơ vữa mạch máu lớn có
thể chỉ là cơn thoáng thiếu máu não, đột quỵ
nhẹ hay nặng nề nhất là nhồi máu não diện
rộng gây tử vong.
Hiện nay, xơ vữa mạch máu lớn vẫn còn
được chú ý nhiều bởi tỉ lệ tái phát cao nhất trong
các phân nhóm của nhồi máu não(10).
Ở Việt Nam cũng như các nước châu Á, các
nghiên cứu tập trung chủ yếu vào xơ vữa mạch
máu trong sọ mà chưa khảo sát chung về tất cả
các khía cạnh của bệnh lý xơ vữa mạch máu lớn.

Thần kinh

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dân số nghiên cứu bao gồm tất cả các bệnh
nhân nhập vào khoa bệnh lý mạch máu não
bệnh viện nhân dân 115 trong thời gian
nghiên cứu (tháng 2/2015 – 04/2015) với các
tiêu chuẩn nhận bệnh: bệnh nhân được chẩn

đoán nhồi cấp trên lâm sàng, khởi phát trong
vòng 7 ngày, tuổi từ 18 đến 80 và hình ảnh
mạch máu não (MRI và MRA, siêu âm doppler
mạch máu) có hẹp động mạch trong sọ/ ngoài
sọ tương ứng > 50%. Tiêu chuẩn loại trừ là
những bệnh nhân nhồi máu não khả năng do
thuyên tắc từ tim hoặc những nguyên nhân
hiếm gặp khác, bệnh nhân có bệnh nội khoa
nặng kèm theo. Thiết kế nghiên cứu là nghiên
cứu loạt ca. Các biến số trong nghiên cứu: tuổi,
giới tính, dân tộc, yếu tố nguy cơ (hút thuốc lá,
uống rượu, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối
loạn lipid máu, bệnh mạch vành, tiền sử đột
quỵ, cơn thoáng thiếu máu não, mRS trước đợt
bệnh, tiền sử đột quỵ trong gia đình), chỉ số

49


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

BMI, tình trạng ý thức, mức độ nặng của đột
quỵ bằng điểm NIHSS, sinh hiệu thời điểm
nhập viện, điều trị cấp, cận lâm sàng (đường
huyết, HbA1C, bộ mỡ), hình ảnh học (phân bố
tổn thương não, tuần hoàn trước/sau, bán cầu
trái/phải, vị trí động mạch, mức độ hẹp) và
thời điểm xuất viện (mRS lúc xuất viện, số

ngày nằm viện.
Các dữ liệu thu thập được ghi trong bệnh án
nghiên cứu, sau đó nhập liệu vào phần nhập dữ
liệu của phần mềm thống kê SPSS 16.0. Số liệu
được trình bày dạng bảng hoặc biểu đồ. Các biến
định tính được thống kê theo tần suất, tỉ lệ phần
trăm, so sánh bằng phép kiểm chi bình phương
(phân phối chuẩn) hoặc Fisher exact test (phân
phối không chuẩn). Các biến định lượng được
thống kê theo giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung
bình và độ lệch chuẩn, so sánh bằng phép kiểm
Independent sample T test và One – way
ANOVA (phân phối chuẩn), Mann-Whitney U
(phân phối không chuẩn).

KẾT QUẢ
Đặc điểm dân số mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu 125 bệnh nhân, trong đó
có nam chiếm 60,8%, tuổi trung bình 61,13 
11,3, trong đó nhỏ nhất 27 tuổi, lớn nhất 80

tuổi. Bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp
chiếm 75,2%, đái tháo đường 33,6%, rối loạn
lipid máu 65,5%, bệnh mạch vành 9,6%, nhồi
máu não cũ chiếm 20,6%.
Bệnh nhân suy giảm ý thức (GCS < 13 điểm)
lúc nhập viện chiếm 24%. Điểm NIHSS trung
bình 12,02 ± 6,9, đột quỵ trung bình (NIHSS từ 16
– 20) chiếm tỉ lệ cao nhất 59,2%. Trong 125 bệnh
nhân, có 12,8% được điều trị đặc hiệu với thuốc

tiêu sợi huyết tĩnh mạch hoặc lấy huyết khối
bằng dụng cụ. Tăng huyết áp lúc nhập viện
chiếm 51,2%, 17,6% có tăng đường huyết lúc
nhập viện.
Về hình ảnh học, phân bố tổn thương não
phổ biến nhất là nhồi máu não thuỳ nhiều
mảng với 33%, hẹp tắc động mạch nội sọ vẫn
chiếm ưu thế với 60%, vị trí xơ vữa thường
gặp nhất là động mạch não giữa và động mạch
cảnh trong, 37,6% xơ vữa động mạch đồng
thời ở nhiều vị trí và có 71,2% trường hợp tắc
hoàn toàn mạch máu.
Kết cục xấu (mRS ≥ 3) lúc ra viện chiếm 76%,
thời gian nằm viện kéo dài trung bình 7,2 ngày.
Đột quỵ trung bình nặng có liên quan đến kết
cục xấu với p < 0,001.

Sự liên quan của các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng với đặc điểm về hình ảnh học
Bảng 1: Liên quan giữa các yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng với xơ vữa ĐM trong sọ, ngoài sọ
Đặc điểm
Lớn tuổi
Nam giới
Hút thuốc lá
Uống rượu
THA
ĐTĐ
RLLP máu
Bệnh mạch vành
Béo phì
CTTMN

NMN cũ
Tiền sử đột quỵ trong gia đình
NIHSS

Trong sọ
(n = 75)
33 (44,0)
46 (61,3)
31 (41,3)
18 (24,0)
57 (76,0)
28 (37,3)
47 (62,7)
07 (9,3)
07 (9,3)
02 (2,7)
13 (17,3)
15 (20,0)
11,47±6,31

Ngoài sọ
(n = 13)
06 (46,1)
10 (76,9)
05 (38,5)
04 (30,8)
11 (84,6)
03 (23,1)
11 (84,6)
00 (0)

04 (30,8)
01 (7,7)
04 (30,8)
01 (7,7)
10,31±5.35

Trong và ngoài sọ
(n = 37)
17 (45,9)
20 (54,1)
11 (29,7)
05 (13,5)
26 (70,3)
11 (29,7)
24 (64,9)
05 (13,5)
09 (24,3)
01 (2,7)
09 (24,3)
08 (21,6)
13,76±8,24

P
0,976
0,344
0,535*
0,286*
0,643*
0,519*
0,374*

0,384*
0,025*
0,552*
0,387*
0,663*
0,164

*Fisher exact test

50

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

Nghiên cứu Y học

Bảng 2: Liên quan giữa yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng với hẹp tắc một hay nhiều động mạch
Đặc điểm
Lớn tuổi
Nam giới
Hút thuốc lá
Uống rượu
THA
ĐTĐ
RLLP máu
Bệnh mạch vành
Béo phì
CTTMN

NMN cũ
Tiền sử đột quỵ trong gia đình
NIHSS

Hẹp tắc 1 ĐM (n = 78)
33 (42,3)
47 (60,3)
29 (37,2)
20 (25,6)
61 (78,2)
23 (29,5)
52 (66,7)
09 (11,5)
07 (9,0)
03 (3,8)
11 (14,1)
11 (14,1)
11,19 ± 5,7

Nhiều ĐM (n = 47)
23 (48,9)
29 (61,7)
18 (38,3)
07 (14,9)
33 (70,2)
19 (40,4)
30 (63,8)
03 (6,4)
13 (27,7)
01 (2,1)

15 (31,9)
13 (27,7)
13,4 ± 8,42

P
0,47
0,873
0,9
0,157
0,316
0,21
0,746
0,33*
0,006
0,586*
0,017
0,062
0,002**

*Fisher exact test, **Mann-Whitney U

Bảng 3: Liên quan giữa yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng với nhồi máu não tuần hoàn trước và tuần hoàn
sau
Đặc điểm
Tuổi
Nam giới
Hút thuốc lá
Uống rượu
THA
ĐTĐ

RLLP máu
Bệnh mạch vành
Béo phì
CTTMN
NMN cũ
Tiền sử đột quỵ trong gia đình
NIHSS

Tuần hoàn trước
42 (42,0)
59 (59,0)
36 (36,0)
23 (23,0)
77 (77,0)
29 (29,0)
64 (64,0)
11 (11,0)
15 (15,0)
4 (4,0)
21 (21,0)
18 (18,0)
12,12 ± 6,09

Tuần hoàn sau
14 (56,0)
17 (68,0)
11 (44,0)
04 (16,0)
17 (68,0)
13 (52,0)

18 (72,0)
01 (4,0)
05 (20,0)
00 (0)
05 (20,0)
06 (24,0)
11,64 ± 9,65

P
0,208
0,41
0,46
0,447
0,351
0,029
0,451
0,245*
0,551*
0,178*
0,912
0,505*
0,757

*Fisher exact test
Bảng 4: Liên quan giữa yếu tố nguy cơ và đặc điểm lâm sàng với mức độ hẹp mạch máu
Đặc điểm
Lớn tuổi
Nam giới
Hút thuốc lá
Uống rượu

THA
ĐTĐ
RLLP máu
Bệnh mạch vành
Béo phì
CTTMN
NMN cũ
Tiền sử đột quỵ trong gia đình
NIHSS

Hẹp nhẹ - trung bình (n = 36)
09 (25,0)
19 (52,8)
11 (30,6)
09 (25,0)
24 (66,7)
15 (41,7)
23 (63,9)
04 (11,1)
07 (19,4)
03 (8,3)
12 (33,3)
10 (27,8)
9,92 ± 5,65

Hẹp nặng (n = 89)
47 (52,8)
57 (64,0)
36 (40,4)
18 (20,2)

70 (78,7)
27 (30,3)
59 (66,3)
08 (9,0)
13 (14,6)
01 (1,1)
14 (15,7)
14 (15,7)
12,88 ± 7,20

P
0,005
0,243
0,301
0,557
0,160
0,225
0,798
0,719*
0,504
0,052*
0,028
0,121
0,029

*Fisher exact test

Thần kinh

51



Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016

BÀN LUẬN
Về đặc điểm dân số, nam giới chiếm ưu thế,
có thể giải thích do xơ vữa liên quan đến hút
thuốc lá, hầu như chỉ gặp ở giới nam. Ngoài ra,
nam giới cũng là yếu tố nguy cơ kinh điển của
xơ vữa mạch máu. Độ tuổi trung bình trong
nghiên cứu là 61,13 ± 11,3. Khi phân thành hai
nhóm lớn tuổi (≥65 tuổi) và < 65 tuổi, chúng tôi
thấy không có sự khác biệt giữa hai nhóm này.
Độ tuổi trung bình tương tự các nghiên cứu lớn
ở châu Á(13) và hơi thấp hơn so với các nghiên
cứu ở châu Âu(3). Về yếu tố nguy cơ, chúng tôi
thấy tăng huyết áp và rối loạn lipid máu là hai
yếu tố phổ biến nhất. Tiền căn tăng huyết áp ghi
nhận được 69,6%, sau khi ra viện tỉ lệ này tăng
lên 75,2%. Tuy nhiên, rối loạn lipid máu chỉ có
9,6% thì sau khi ra viện, tỉ lệ này tăng lên đến
65,5%. Có sự khác biệt như vậy có thể do tăng
huyết áp là yếu tố có thể dễ dàng được phát hiện
do bệnh nhân có thể tự đo tại nhà hoặc trạm y tế.
Tỉ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu chúng tôi
tương tự các nghiên cứu trong và ngoài
nước(3,5,6,9), tuy nhiên tỉ lệ rối loạn lipid máu lại
cao hơn nhiều(3,5,6). Điều này có thể được giải

thích do sự khác biệt trong cách chọn mốc các chỉ
số lipid và thời điểm lấy máu xét nghiệm. Tỉ lệ
hút thuốc lá và uống rượu tương tự như các
nghiên cứu khác và hầu như chỉ gặp trong dân
số nam giới. Chúng tôi không ghi nhận được
trường hợp nào đau cách hồi chi. Thậm chí các
nghiên cứu lớn tại châu Á cũng chỉ ghi nhận
được khoảng 1% các trường hợp(13). Chúng tôi
ghi nhận có 20,6% bệnh nhân có nhồi máu não
cũ, nghĩa là có đến 1/5 bệnh nhân nhập viện đợt
này là nhồi máu não tái phát.
Về tình trạng lâm sàng lúc nhập viện. Chúng
tôi ghi nhận có 24% có suy giảm ý thức (GCS <
13 điểm) lúc nhập viện. Điểm NIHSS trung bình
là 12,02 ± 6,9, cao nhất là 33 và thấp nhất là 0. Đột
quỵ trung bình (NIHSS từ 5 – 15 điểm) là chủ
yếu với 59,2%. Mức độ nặng của đột quỵ trong
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với một số
nghiên cứu tại Đức(3) và Nhật Bản(8). Điều này có

52

thể giải thích do ý thức và sự quan tâm đến bệnh
tật của người dân còn kém, bệnh nhân nhập viện
trễ nên không tiếp cận được với các điều trị đặc
hiệu trong giai đoạn cấp. Hơn nữa những bệnh
nhân nặng cũng thường được chuyển lên các
tuyến trên. Trong 125 bệnh nhân, 12,8% được
điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mạch hoặc lấy huyết
khối bằng dụng cụ.

Về hình ảnh học, nhồi máu não do xơ vữa
mạch máu lớn do hai cơ chế chính gây ra là
huyết khối từ động mạch đến động mạch và cơ
chế huyết động. Phân bố tổn thương não phổ
biến trong nghiên cứu của chúng tôi là nhồi máu
thuỳ nhiều mảng (33%) gây ra do mảnh vỡ của
các huyết khối. Xơ vữa mạch máu nội sọ vẫn
chiếm ưu thế với tỉ lệ 60%. Tuy nhiên
Hachinski(4) khi phân tích lại các nghiên cứu tại
Hàn Quốc từ 1996 – 2004 về bệnh lý động mạch
cảnh trong ở trong và ngoài sọ đã đưa ra nhận
định rằng mô hình đột quỵ đang thay đổi, xơ
vữa động mạch cảnh trong nội sọ đang giảm dần
và ngoài sọ đang tăng lên. Nghiên cứu của
chúng tôi cũng như các nghiên cứu khác(5,6) đều
ghi nhận rằng động mạch não giữa và cảnh
trong là hai vị trí xơ vữa thường gặp nhất. Tỉ lệ
tắc hoàn toàn mạch máu là 71,2%, cao hơn so với
1 số nghiên cứu khác tại châu Á(5,13) có thể dân số
trong mẫu nghiên cứu là đột quỵ trung bình
nặng, liên quan đến tắc hoàn toàn mạch máu
hơn là hẹp.
Chúng tôi dùng thang điểm mRS để đánh
giá tình trạng ra viện, mRS = 4 chiếm 56%, nghĩa
là bệnh nhân tàn phế nặng, không đi lại được và
phải phụ thuộc người thân. Khi phân thành hai
nhóm, kết cục xấu (mRS ≥ 3) chiếm 76%. Thời
gian nằm viện kéo dài, trung bình 7,18 ngày.
Khảo sát các yếu tố liên quan đến kết cục, chúng
tôi thấy đột quỵ trung bình – nặng có liên quan

đến kết cục xấu với p < 0,001.
Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố nguy
cơ, đặc điểm lâm sàng và xơ vữa mạch máu
trong ngoài sọ, chúng tôi thấy béo phì là yếu tố
có liên quan đến xơ vữa mạch máu ngoài sọ,
tương tự tác giả Ogawa(7). Nhìn chung, các

Chuyên Đề Nội Khoa II


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
nghiên cứu hiện nay vẫn còn bàn cãi nhiều về
ảnh hưởng của các yếu tố nguy cơ với xơ vữa
mạch máu trong và ngoài sọ. Gần đây, hội
chứng chuyển hoá được chú ý nhiều và được
cho là có liên quan đến xơ vữa mạch máu nội sọ,
tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chưa đánh
giá được đầy đủ về hội chứng chuyển hoá. Về xơ
vữa động mạch nhiều vị trí, nghiên cứu của
chúng tôi ghi nhận béo phì, nhồi máu não cũ,
NIHSS nặng là yếu tố có liên quan. Kết quả này
khác so với tác giả Kang(5) (tuổi cao, NIHSS nặng)
có thể do có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xơ
vữa mạch máu tại một hoặc nhiều vị trí. Nhồi
máu não tuần hoàn trước trong nghiên cứu của
chúng tôi gấp 4 lần so với tuần hoàn sau. Tỉ lệ
đái tháo đường ở tuần hoàn sau là 52%, tuần
hoàn trước là 29%, sự khác biệt này là có ý nghĩa.
Kết quả này tương tự các tác giả Kim(6) và Tao(11).
Trong nghiên cứu của Kim, bên cạnh đái tháo

đường, tăng huyết áp và hội chứng chuyển hoá
cũng là các yếu tố liên quan. Về mức độ hẹp của
mạch máu, chúng tôi xác định lớn tuổi và NIHSS
cao là hai yếu tố có liên quan đến tắc hoàn toàn
mạch máu, tương tự tác giả Wanamaker(12) và
Drohomirecka(2), tuy nhiên 2 tác giả này còn thấy
rằng bệnh mạch máu ngoại biên cũng là một yếu
tố. Như chúng ta đã biết, bệnh mạch máu ngoại
biên hiếm gặp trong dân số châu Á nên chúng
tôi chưa đánh giá được mối liên quan này.

vữa động mạch nhiều vị trí; lớn tuổi và NIHSS
nặng liên quan đến tắc hoàn toàn mạch máu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.
5.

6.

7.

8.


9.

10.

11.

12.

KẾT LUẬN
Nhồi máu não do xơ vữa mạch máu lớn gây
ra đột quỵ mức độ trung bình và kết cục xấu lúc
xuất viện, vị trí thường gặp vẫn là mạch máu nội
sọ. Béo phì và xơ vữa mạch máu ngoài sọ, đái
tháo đường và nhồi máu tuần hoàn có mối liên
hệ ý nghĩa. Ngoài ra, các yếu tố béo phì, nhồi
máu não cũ, NIHSS nặng có liên quan đến xơ

Thần kinh

Nghiên cứu Y học

13.

Adams HP, Bendixen BH, Kappelle LJ, et al. (1993),
"Classification of subtype of acute ischemic stroke. Definitions
for use in a multicenter clinical trial. TOAST. Trial of Org
10172 in Acute Stroke Treatment". Stroke, 24(1), 35-41.
Drohomirecka A, Koltowski L, Kwinecki P, et al. (2010), "Risk
factors for carotid artery disease in patients scheduled for
coronary artery bypass grafting". Kardiol Pol, 68(7), 789-94.

Grau AJ, Weimar C, Buggle F, et al. (2001), "Risk factors,
outcome, and treatment in subtypes of ischemic stroke: the
German stroke data bank". Stroke, 32(11), 2559-66.
Hachinski V (2008), "Stroke in Korean". Stroke, 39(4), 1067.
Kang J, Park TH, Lee KB, et al. (2014), "Symptomatic stenoocclusion in patients with acute cerebral infarction:
prevalence, distribution, and functional outcome". J Stroke,
16(1), 36-43.
Kim JS, Nah HW, Park SM, et al. (2012), "Risk factors and
stroke mechanisms in atherosclerotic stroke: intracranial
compared with extracranial and anterior compared with
posterior circulation disease". Stroke, 43(12), 3313-8.
Ogawa K, Ueda K, Sasaki H, et al. (2004), "History of obesity
as a risk factor for both carotid atherosclerosis and
microangiopathy". Diabetes Res Clin Pract, 66(1), 165-8.
Omori T, Kawagoe M, Moriyama M, et al. (2013), "Difference
in prognoses among subtypes after first-ever ischemic stroke".
Nagoya Med. J., 53, 1-10.
Phan Đăng Lộc (2012), "Tần suất và tiên lượng hẹp động
mạch nội sọ ở bệnh nhân thiếu máu não cấp". Tạp chí y học
thành phố Hồ Chí Minh, Tập 16(1), tr 299 – 305.
Rovira A, Grive E, Rovira A, et al. (2005), "Distribution
territories and causative mechanisms of ischemic stroke". Eur
Radiol, 15(3), 416-26.
Tao WD, Liu M, Fisher M, et al. (2012), "Posterior versus
anterior circulation infarction: how different are the
neurological deficits?". Stroke, 43(8), 2060-5.
Wanamaker KM, Moraca RJ, Nitzberg D, et al. (2012),
"Contemporary incidence and risk factors for carotid artery
disease in patients referred for coronary artery bypass
surgery". J Cardiothorac Surg, 7, 78.

Wang Y, Zhao X, Liu L, et al. (2014), "Prevalence and
outcomes of symptomatic intracranial large artery stenoses
and occlusions in China: the Chinese Intracranial
Atherosclerosis (CICAS) Study". Stroke, 45(3), 663-9.

Ngày nhận bài báo:

20/11/2015

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

30/11/2015

Ngày bài báo được đăng:

15/02/2016

53



×