Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus trên các cầu khuẩn gram dương và đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.52 KB, 8 trang )

Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

TỶ LỆ NHIỄM STAPHYLOCOCCUS AUREUS TRÊN CÁC CẦU KHUẨN
GRAM DƯƠNG VÀ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN NÀY
TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TỪ THÁNG 01/2013 ĐẾN THÁNG 12/2015
Trần Thị Thanh Nga*, Trương Thiên Phú*, Mai Nguyệt Thu Hồng**, Lục Thị Vân Bích**,
Nguyễn Văn Khôi***
Đặt vấn đề: Staphylococcus aureus là tác nhân vi sinh nguy hiểm gây nhiễm trùng huyết, bệnh lý van tim,
du khuẩn huyết, nhiễm trùng hậu phẫu, viêm phổi, nhiễm trùng liên quan đến vật liệu giả như khớp giả, ghép
mạch máu. Một vấn đề nguy hiểm là sự xuất hiện S. aureus đề kháng methicillin - methicillin-resistant S. aureus
(MRSA), đề kháng với khá nhiều kháng sinh. Do đó, nghiên cứu này đã khảo sát tỷ lệ nhiễm và tính đề kháng
kháng sinh của S. aureus trên bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram dương để góp thêm phần tài liệu cho các nghiên
cứu về nhiễm khuẩn và kháng thuốc.
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ nhiễm và sự đề kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus trên cầu khuẩn Gram
dương từ 01/2013 - 12/2015 tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp: mô tả cắt ngang trên bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram dương tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
01/2013-12/2015. Kỹ thuật vi sinh theo thường quy kỹ thuật tại Khoa Vi Sinh Bệnh viện Chợ Rẫy.
Kết quả: Trong 5.039 bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram dương từ 01/2013 đến 12/2015, 61,34% là
Staphylococcus aureus. Vi khuẩn này đề kháng mạnh với aminoglycoside, cephalosporin thế hệ 2, quinolone,
macrolide và đã xuất hiện Staphylococcus aureus kháng vancomycin.
Kết luận: Trên các bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram dương, vi sinh vật thường gây nhiễm khuẩn trên
bệnh nhân là S. aureus. Vi khuẩn đề kháng mạnh với nhiều kháng sinh thế hệ mới và đã xuất hiện S. aureus
kháng vancomycin.
Đề nghị: Phát hiện tính kháng thuốc của vi khuẩn cũng như tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị kháng
sinh trên lâm sàng để có thể hạn chế phần nào khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.
Từ khóa: Staphylococcus aureus, Antibiotic resistance, vancomycin resistance

ABSTRACT
THE RATIO OF STAPHYLOCOCCUS AUREUS AND ANTIBIOTIC RESISTANCE


AMONG GRAM POSITIVE-COCCI INFECTION FROM HUMAN CLINICAL SPECIMENS
IN CHO RAY HOSPITAL FROM JANUARY 2013 TO DECEMBER 2015
Tran Thị Thanh Nga, Trương Thien Phu, Mai Nguyet Thu Hong, Luc Thi Van Bich, Nguyen Van Khoi
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 72- 79
Background: Staphylococcus aureus is an important cause of sepsis, heart valve damage, bacteremia, postoperation infection, pneumoniae and infection associated with other types of prosthetic material such as prosthetic
joints, vascular grafts. The dangerous matter in contemporary laboratories is the emergence of methicillinresistant Staphylococcus aureus (MRSA) isolates that can be confirmed as multidrug resistance species.
Therefore, the study has been carried out and we expected that the output partly contributes to the understanding
on infectious disease and antibiotic resistance of this disease.
Objectives: To observe the ratio of S. aureus and their antibiotic resistance among Gram positive-cocci
**
* Bệnh viện Chợ Rẫy
Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: TS.BS. Mai Nguyệt Thu Hồng
ĐT: 0909753294

72

***

Đại Học Y Dược TP. HCM
Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

Nghiên cứu Y học

infection from human clinical specimens in Cho Ray hospital from January, 2013 to December, 2015.

Methods: Cross - sectional descriptive study in Gram positive-cocci isolated from human clinical specimens
in Cho Ray hospital from January, 2013 to December, 2014. Microbiology technique followed the guideline of
Microbiology department of Cho Ray hospital.
Result: Of 5039 specimens from January 2013 to December 2015, S. aureus was the major species detected
61.34%. The bacteria had strongly resistance to antibiotics as aminoglycoside, cephalosporin 2 (second
generation), quinolone, macrolide, and particularly, there have been the presence of S. aureus that containing the
vancomycin resistance phenotype.
Conclusion: The major microorganism causing infectious diseases was S. aureus and some strains of S.
aureus began to have the resistance to vancomycin and teicoplanin.
Suggestion: Detecting the antibiotic resistance of S. aureus and complying strictly the regime antibiotic in
clinic for restriction the antibiotic resistance of bacteria.
Key words: Staphylococcus aureus, Antibiotic resistance, vancomycin resistance
tháng 01/2013 đến tháng 12/2015 tại bệnh viện
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chợ Rẫy.
Staphylococcus aureus là tác nhân vi sinh nguy
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
hiểm gây nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn cũng gây
nhiều thể bệnh như bệnh lý do độc tố TSS (toxic
Thiết kế nghiên cứu
shock syndrome) có thể gây tử vong, nhiễm
Mô tả cắt ngang trên bệnh phẩm nhiễm cầu
trùng mô sâu, bệnh van tim. S. aureus còn gây
khuẩn gram dương tại bệnh viện Chợ Rẫy từ
nhiễm trùng hậu phẫu, viêm phổi, du khuẩn
01/2013-12/2015.
huyết, nhiễm trùng liên quan đến vật liệu giả
Kỹ thuật
như khớp giả, van tim, ghép mạch máu(8). Gần
Kỹ thuật chẩn đoán

đây, một hội chứng hiếm, nhưng quan trọng là
Thu thập mẫu - nuôi cấy - phân lập – định
S. aureus gây viêm phổi hoại tử và bệnh lý xâm
danh vi khuẩn – kháng sinh đồ (27,25,26,2).
lấn trên trẻ con và người trẻ tuổi(2). Một vấn đề
nguy hiểm khác là sự xuất hiện S. aureus đề
kháng methicillin - methicillin-resistant S. aureus
(MRSA), đề kháng với nhiều kháng sinh và các
trường hợp nhiễm vi khuẩn này có tiên lượng tử
vong khá cao(3,33,13).

Thu thập mẫu
Bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram dương
được chọn vào mẫu nghiên cứu. Các vi khuẩn
này phân lập từ đàm, máu, mủ, nước tiểu, dịch
vết thương, các loại dịch của cơ thể.

Do tác động nguy hiểm của S. aureus trên
lâm sàng và sự xuất hiện của S. aureus đề kháng
methicillin đã gây khó khăn trong điều trị nên
nghiên cứu này đã khảo sát tỷ lệ nhiễm và tính
đề kháng kháng sinh của S. aureus trên các bệnh
phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram dương để góp
thêm phần tài liệu cho các nghiên cứu về nhiễm
khuẩn và kháng thuốc(13,2).

Cỡ mẫu
Tất cả mẫu bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram
dương trong thời gian từ 01/2013-12/2015.


Mục tiêu
Khảo sát tỷ lệ nhiễm S. aureus trên mẫu
bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram dương và
tính đề kháng kháng sinh của vi khuẩn này từ

Công thức tính cỡ mẫu:
n ≥ C2 f(1-f)
e2
n: số lượng mẫu (bệnh phẩm nhiễm cầu khuẩn Gram
dương).
a: độ tin cậy của nghiên cứu. Chọn a=1%, do đó Ca=2,58.
f: tỷ lệ % (tỷ lệ S. aureus trong tổng số cầu khuẩn Gram
dương). Theo Trần Thị Thanh Nga (2016) tại bệnh viện

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018

73


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

Nghiên cứu Y học

Chợ Rẫy(28), tỷ lệ này là 60,20%. Để tăng độ tin cậy, chúng
tôi chọn tỷ lệ f là 50%. e: sai số: chọn sai số 2%.

Vậy, cỡ mẫu cần thiết để nghiên cứu có giá
trị: n≥ 3.786.
Nuôi cấy - phân lập vi khuẩn:


Các kháng sinh: thực hiện kỹ thuật kháng
sinh đồ Kirby Bauer (khuếch tán trên đĩa thạch
MHA) hoặc máy Vitek 2 compact.
Riêng kháng sinh Vancomycin chỉ thực hiện
E -test hoặc trên máy Vitek 2 compact.

Trên các môi trường thioglycolate, thạch
máu.

Phân tích số liệu

Định danh vi khuẩn
Xác định tính chất của vi khuẩn bằng kỹ
thuật nhuộm Gram, định danh bằng trắc nghiệm
sinh hóa, Crystal, Vitek 2 compact.

KẾT QUẢ

Kháng sinh đồ
Thực hiện kỹ thuật kháng sinh đồ theo
phương pháp Kirby – Bauer, MIC. Kỹ thuật thực
hiện và tiêu chuẩn biện luận kháng sinh đồ theo
hướng dẫn của CLSI.

Sử dụng phần mềm Excel 2016 để xử lý số liệu.

Tổng số mẫu thu được: 5.039. Số mẫu này
lớn hơn số mẫu cần thiết nên có giá trị để tính
toán.
Phân bố vi sinh vật gây nhiễm

Trong 5039 mẫu bệnh phẩm nhiễm cầu
khuẩn Gram dương thì 61,34% (3091/5039)
nhiễm Staphylococcus aureus.

Bảng 1. Phân bố vi sinh vật gây nhiễm (n=5039)
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Vi sinh vật gây nhiễm
S. aureus
Enterococcus faecalis
Coagulase-negative staphylococcus
Enterococcus facium
Staphylococcus haemolyticus
Staphylococcus hominis
Staphylococcus saprophyticus
Staphylococcus epidermidis
Staphylococcus hyicus

n
3091
817

700
246
161
4
3
15
2

Tỷ lệ nhiễm (%) - KTC 95%
61,34% (60,00-62,69)
16,21% (15,20-17,23)
13,89% (12,94-14,85)
4,88% (4,29-5,48)
3,20% (2,71-3,68)
0,08% (0,00-0,16)
0,06% (0,00-0,13)
0,30% (0,15-0,45)
0,04% (0,00-0,09)

Tính đề kháng kháng sinh của S. aureus
Bảng 2. Tính đề kháng kháng sinh của S. aureus
TT
1
2
3
4

Nhóm Kháng sinh
Benzylpenicillin
Oxacillin

Cefoxitin
Carbapenem

5

Aminoglycoside

6
7

Quinolone thế hệ 2
Quinolone thế hệ 4

8

Macrolide

9
10
11
12
13

Lincosamide
Tetracycline
Glycylcyclines
Oxazolidinones
Glycopeptide

74


Kháng sinh
(Pe)
PNC
Oxacillin
Cefoxitin
Imipenem
Gentamicin
Amikacin
(c)
Cipro
(m)
Moxi
(e)
Ery
Azithromycin
(cl)
Clin
Doxycycline
(ti)
Tige
Linezolid
Teicoplanin

Tổng số mẫu
203
3091
3091
203
3091

2888
3091
203
3091
2888
3091
2888
203
203
3091

Số mẫu đề kháng
202
2386
2386
175
2055
609
2033
3
2592
2431
2185
374
0
0
5

Tỷ lệ đề kháng (%) - KTC 95%
99,40% (98,34-100)

77,19% (75,71-78,67)
77,19% (75,71-78,67)
86,40% (81,68-91,12)
66,48% (64,82-68,15)
21,09% (19,60-22,58)
65,77% (64,10-67,44)
1,70% (0,00-3,48)
83,86% (82,56-85,15)
84,18% (82,84-85,51)
70,69% (69,08-72,29)
12,95% (11,73-14,17)
0.00%
0.00%
0,16% (0,02-0,30)

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
TT

Nhóm Kháng sinh

14
15
16
17

Sul/Tri*****
Fosfomycin

Rifamycin
(fu)
Fusi

Kháng sinh
(va)
Van
TMP *****
(fo)
Fos
(Ri)
Rifam
(fu)
Fusi

Tổng số mẫu
3091
3091
3091
203
203

Số mẫu đề kháng
1
541
123
7
0

Nghiên cứu Y học

Tỷ lệ đề kháng (%) - KTC 95%
0,03% (0,00-0,10)
17,50% (16,16-18,84)
3,98% (3,29-4,67)
3,40% (0,91-5,89)
0,00%

(c)

: Ciprofloxacin, (cl): Clindamycin, (e): Erythromycin, (fo): Fosfomycin, (fu): Fusidic acid, (m): Moxifloxacin, (Pe):

Penicillin, (ti): tigecycline, (va): Vancomycin, (Ri): Rifampin, *****: Sulfonamide – Trimethoprim

Trong 3091 vi khuẩn Staphylococcus aureus thì
trên 70% đề kháng cefoxitin, oxacillin,
Imipenem,
azithromycin,
erythromycin,
clindamycin. 65,77% S. aureus đề kháng
ciprofloxacin, 66,48% đề kháng gentamicin,
17,50% đề kháng Sulfamide – Trimethoprim. Chỉ
3,98% đề kháng Fosfomycin, 3,4% đề kháng
Rifampin, 1,7% đề kháng Moxifloxacin, 0,16% đề
kháng
Teicoplanin,
0,03%
đề
kháng
Vancomycin. Chưa phát hiện vi khuẩn kháng
Tigecycline, Linezolid và Fusidic acid.


BÀN LUẬN
Phân bố vi sinh vật gây nhiễm
Staphylococcus aureus là vi sinh vật gây nhiễm
phổ biến nhất chiếm tỷ lệ 61,34%. Vi sinh vật
thường gặp trong nghiên cứu này phù hợp với
nhận xét của Lê Thị Anh Thư(14) (2012), Trần Thị
Thanh Nga(25,26) (2011, 2012) tại bệnh viện Chợ
Rẫy và Hidron I. Alicia(9) (2008) quan sát 28.502
bệnh nhân nhiễm khuẩn bệnh viện (463 báo cáo
được gửi đến CDC – Atlanta).
Tính đề kháng kháng sinh của Staphylococcus
aureus
Đề kháng với kháng sinh Aminoglycoside:
66,48% (2055/3091) S. aureus đề kháng
gentamycin, 21,09% (609/2888) đề kháng
Amikacin. Nguyễn Hữu An(15) (2013), khảo sát
143 vi khuẩn S. aureus tại Viện Pasteur TP. HCM
nhận thấy 60,8% đề kháng Kanamycine. Ở
nghiên cứu của chúng tôi và của tác giả An thì
Gentamicin và Kanamycin đều đề kháng trên
60%, còn Amikacin trong nghiên cứu của chúng
tôi thì chỉ đề kháng 21,09%. Điều này có thể do
Gentamicin và Kanamycin là kháng sinh tự
nhiên, còn Amikacin là kháng sinh bán tổng hợp

nên tỷ lệ xuất hiện vi khuẩn đề kháng thấp hơn
là hợp lý. Gần đây, vai trò của enzyme cải biến
cũng được chú ý, các enzyme này được tìm thấy
ở Staphylococcus, và Enterococcus species và chịu

trách nhiệm chính cho tính đề kháng cao với
aminoglycosides(6). Ngoài ra, một số biến chủng
khuẩn lạc nhỏ (SCV - Small-colony variants) của
S. aureus không thể vận chuyển aminoglycoside
vào trong tế bào cũng gây ra hiện tượng đề
kháng(2), nhưng hiện nay, chưa có phương pháp
xác định kiểu hình nhạy cảm của
aminoglycoside đối với vi khuẩn SCV này.
Đề kháng với kháng sinh Quinolone
65,77% (2033/3091) S. aureus đề kháng
Ciprofloxacine (Quinolone thế hệ thứ 2) và
1,70% đề kháng Moxifloxacine (Quinolone thế hệ
4). Nghiên cứu của Trần Thị Thanh Nga(27) tại
bệnh viện Chợ Rẫy năm 2015, trên 2888 vi khuẩn
S. aureus thì 65,9% kháng ciprofloxacine. Tanaka
M.(23) (2000), nghiên cứu 344 vi khuẩn S. aureus,
tại Nhật Bản, nhận thấy có hiện tượng biểu hiện
quá mức protein GrlA và GrlB của topoisomerase
IV, và protein GyrA, GyrB DNA gyrase. Kết quả là
xuất hiện đột biến kháng quinolone. George A.
Jacoby(11) (2005) nêu vấn đề đề kháng Quinolone
trên vi khuẩn MRSA. Sanfilippo C.M.(21) (2011)
tìm thấy các đột biến ở gen GyrA, GyrB, ParC, và
ParE chủ yếu ở ciprofloxacin và levofloxacin khi
khảo sát 52 vi khuẩn S. aureus và biểu hiện ở kiểu
hình gia tăng nồng độ ức chế tối thiểu của kháng
sinh. Những kết quả trên đây phù hợp để giải
thích hiện tượng kháng ciprofloxacine đến 60%
trong nghiên cứu của chúng tôi.
Đề kháng với kháng sinh Sulfamide –

trimethoprim
17,50% (541/3091) S. aureus đề kháng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018

75


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

Trimethoprim /sulfamide. Cơ chế kháng
khuẩn là do bệnh nhân sử dụng nhiều acid
folinic(33), một số biến chủng SCV hạn chế
kháng sinh đi qua vách tế bào(2). Mặc dù có
những cơ chế đề kháng, nhưng trong nghiên
cứu của chúng tôi chỉ 17,50% S. aureus đề
kháng Sulfamide – trimethoprim. Nghiên cứu
này phù hợp với kết quả của Jose Cadena(4)
(2011), nhận thấy kháng sinh này vẫn còn
nhạy cảm trên lâm sàng khi điều trị nhiễm
trùng da, ngay cả với chủng MRSA.
Đề kháng với kháng sinh Penicillin
99,40% (202/203) đề kháng Benzylpenicillin và
77,19% (2386/3091) đề kháng Oxacillin. Vấn đề
cần lưu ý đối với S. aureus là sự xuất hiện vi
khuẩn đề kháng methicillin - methicillinresistant S. aureus (MRSA), đề kháng với rất
nhiều kháng sinh. Vì MRSA đề kháng dị hợp tử
với b -lactam nên không thể hiện tính kháng

thuốc. Để phát hiện các vi khuẩn MRSA này, có
thể dùng đĩa oxacillin hoặc đĩa cefoxitin(2). Theo
Bộ Y Tế(16) trong báo cáo sử dụng kháng sinh tại
15 bệnh viện Việt Nam, tỷ lệ đề kháng oxacillin
của S. aureus 40-68%, Trần Đỗ Hùng(24) (2013), 312
vi khuẩn S. aureus phân lập tại Bệnh viện Đa
Khoa Trung Ương Cần Thơ thì trên 50% đề
kháng Oxacillin và Venditti M. (31) (2017) phát
hiện 79,5% S. aureus tiết men b- lactamase từ
bệnh nhân ngoại khoa. Như vậy, tỷ lệ 77,19%
MRSA trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với các nghiên cứu nêu trên.
Đề kháng với kháng sinh Cephalosporin
77,19% (2386/3091) S. aureus đề kháng
cefoxitin.Theo Trần Thị Thanh Nga(28) (2015) trên
2888 vi khuẩn S. aureus tại bệnh viện Chợ Rẫy,
thì 77,49% đề kháng cefoxitin. Fusun
ZeynepAkcam(1) 2009, khảo sát tính kháng
methicillin bằng đĩa cefoxitin và so sánh với sự
xuất hiện của gen mecA, femA, femB, femX thì
thấy đĩa cefoxitin có giá trị tin cậy để xác định
tính đề kháng methicillin. Clarence J.
Fernandes(7) 2005, xác định tính đề kháng
methicillin của 871 vi khuẩn S. aureus bằng

76

kháng sinh thì thấy độ nhạy cảm và độ đề kháng
là 100%. MIC của cefoxitin là ≤ 4 mg/L đối với vi
khuẩn nhạy cảm. Gavin K. Paterson(18) 2014, lưu

ý vai trò của gen mecC trên S.aureus. Chủng
mang gen mecC vẫn nhạy cảm với methicillin
nên gây sai lầm trong chẩn đoán. Trần Văn
Ngọc(29) (2013) lưu ý vai trò gây nhiễm trùng
bệnh viện của S. aureus vì 70-80% S. aureus là
MRSA gây nhiễm trùng bệnh viện. Tổng kết tại
Bệnh Viện Chợ Rẫy và Bạch Mai(16,20) cũng cho
thấy tỷ lệ MRSA là 57% và 43%. Như vậy, kết
quả 77,19% vi khuẩn đề kháng cefoxitin đã thể
hiện sự xuất hiện gen mec A trên quần thể S.
aureus này và gen mecA này cũng là gen quy
định tính đề kháng methicillin của vi khuẩn.
Đề kháng với kháng sinh Glycopeptide
0,16% (5/3091) S. aureus đề kháng teicoplanin
và 0,03% (1/3091) đề kháng vancomycin. Đề
kháng vancomycin và teicoplanin là do gia tăng
tích tụ tiền chất peptidoglycan làm dầy vách tế
bào và hạn chế thẩm thấu thuốc vào bên trong
các lớp vách tế bào của các S. aureus có kiểu hình
đề kháng trung gian(33). Vancomycin là một trong
số ít kháng sinh được sử dụng trên bệnh nhân
đa kháng thuốc, vì vậy, khi kháng vancomycin
thì gần như điều trị kháng sinh khác rất ít hiệu
quả. Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch
bệnh đã xây dựng một khuyến cáo
“recommended algorithm” về sử dụng
vancomycin đối với S. aureus(5,10). Ngoài ra, cũng
phải lưu ý đến vi khuẩn đề kháng Vancomycine
dị hợp tử, chỉ biểu hiện kháng Vancomycin trên
lâm sàng(6,33). Vì vậy, khi xuất hiện vi khuẩn S.

aureus
kháng
Vancomycine
hoặc
các
glycopeptide khác dù tỷ lệ thấp vẫn phải thận
trọng và có những xử trí phù hợp.
Đề kháng với kháng sinh Fosfomycin
3,98% (123/3091) S. aureus đề kháng
Fosfomycin. Fosfomycin có hoạt phổ rộng chống
vi khuẩn Gram dương và Gram âm trong đó có
S. aureus. Fosfomycin ức chế pyruvyl transferase,
tác động đến quá trình tổng hợp peptidoglycan.
Rất ít phản ứng chéo giữa fosfomycin và kháng

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
sinh khác do khác biệt về cấu trúc hóa học và vị
trí tác động. Rất hiếm khi đề kháng
fosfomycin(33).
Đề kháng với kháng sinh Lincosamide
70,69% (2185/3091) S. aureus đề kháng
Clindamycin. Gen erm mã hóa rRNA methylase,
gây biến đổi đích gắn của 23SrRNA, là cơ chế đề
kháng chủ yếu của macrolide và đưa đến đồng
đề kháng macrolide-lincosamide-streptogramin
B (MLSB). Otsuka T. (17) 2007 khảo sát 269 chủng
MRSA thì 61,3% kháng macrolide – lincosamide

– streptogramin B và 434 chủng MSSA thì 1,3%
đề kháng MLSB. Kết quả này phù hợp với
nghiên cứu của chúng tôi.
Đề kháng với kháng sinh Macrolide
84,18% S. aureus đề kháng azithromycine
(2431/2888) và 83,86% (2592/3091) đề kháng
Erythromycin. Macrolides gắn kết với bán đơn
vị 23S và 50S của ribosome, ức chế phản ứng
chuyển vị của quá trình kéo dài chuỗi
polypeptide(33). Theo Trần Đỗ Hùng(24), (2013) tại
bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ trên
312 vi khuẩn S. aureus thì trên 50% đề kháng
Erythromycin, Clindamycin. Phaff SJ(19) (2006),
theo dõi đề kháng Erythromycine trên 715 vi
khuẩn S. aureus từ bệnh nhân xơ namg phổi tại
Erasmus MC-Sophia Children’s Hospital,
Netherlands thì tỷ lệ đề kháng tăng dần từ 6,953,89%. Franz-Josef Schmitz(22), (2000) nghiên cứu
gen đề kháng macrolide trên 851 bệnh phẩm
nhiễm S. aureus tại 24 bệnh viện của Châu Âu thì
thấy tỷ lệ xuất hiện gen ermA là 88% trên MRSA
và 38% trên MSSA – gen ermA, ermB, ermC,
msrA/msrB, ereA và ereB quy định tính đề kháng
Erythromycin của S. aureus. Henry Wong(32)
(2009) lưu ý vai trò của gen ermA ở MRSA có
khả năng đề kháng macrolide, lincosamide, và
streptogramin B. Tác giả cũng phát hiện kiểu
hình nhạy cảm Erythromycine và Clindamycin
trên vi khuẩn có đột biến thiếu các nucleotide từ
5.277 – 5.324 (48bp). Các nhận xét nêu trên phù
hợp với nghiên cứu của chúng tôi.


Nghiên cứu Y học

Đề kháng với kháng sinh Doxycycline
12,95% (374/2888) S. aureus đề kháng
Doxycycline. Trzcinski K(30) (2000) dùng thử
nghiệm PCR để phát hiện quyết định kháng
thuốc tetK, tetL, tetM hoặc tetO. Tác giả thấy
rằng dù kết quả nhạy cảm, nhưng tất cả chủng
đề kháng với tetracycline thì xem như cũng đề
kháng với doxycycline và các chủng dương tính
với tetM thì đề kháng với tất cả tetracycline.
Đề kháng với kháng sinh Rifamycin
3,40% (7/203) chủng S. aureus đề kháng
Rifampin. Vi khuẩn đề kháng là do enzyme
RNA polymerase biến đổi và sự biến đổi này
xuất hiện dễ dàng từ quá trình điều trị chỉ với
một kháng sinh rifampin. Wenjing Zhou(34) (2012)
phát hiện 94,3% vi khuẩn S. aureus trong số 88
chủng phân lập đề kháng cao với Rifampin
(MIC≥8 mg/L). Tất cả chủng đề kháng đều đột
biến ở cluster I của rpo gene. James R. Johnson(12)
(2011) nhận thấy có thể dùng Rifampin để điều
trị các trường hợp nhiễm trùng khớp ở bệnh
nhân nhiễm MRSA.
Kháng sinh chưa bị đề kháng
Glycylcycline (203 chủng), Oxazolidinone
(203 chủng): và Fusidic acid (203 chủng).

KẾT LUẬN

Khảo sát 5.039 mẫu bệnh phẩm nhiễm cầu
khuẩn Gram dương từ 01/2013 đến 12/2015 cho
thấy vi khuẩn được phát hiện chủ yếu là
Staphylococcus aureus chiếm tỷ lệ 61,34%. Vi
khuẩn đề kháng mạnh với kháng sinh
aminoglycoside, cephalosporin thế hệ 2,
quinolone, macrolide và đáng chú ý là sự xuất
hiện Staphylococcus aureus kháng vancomycin.

ĐỀ NGHỊ
Cầu khuẩn Gram dương, đặc biệt
Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây bệnh phổ
biến với nhiều thể bệnh lâm sàng nguy hiểm có
thể dẫn đến tử vong. Tính kháng kháng sinh của
vi khuẩn này ngày càng đa dạng và nhiều dòng
vi khuẩn đề kháng với kháng sinh thế hệ mới và
nhiều dòng đa kháng thuốc. Vì vậy, cần thực

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018

77


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018

hiện đúng các nguyên tắc chẩn đoán vi khuẩn,
phát hiện tính kháng thuốc cũng như tuân thủ
nghiêm ngặt phác đồ điều trị kháng sinh để có

thể hạn chế khả năng kháng thuốc của vi khuẩn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Akcam FZ, Tinaz GB, Tigli A, Ture E, Hosoglu S (2009).
Evaluation of methicillin resistance by cefoxitin disk diffusion
and PBP2a latex agglutination test in mecA-positive
Staphylococcus aureus and comparison of mecA with femA,
femB, femX positivities. Microbiology research, Vol 164, Issue 4,
pp: 400-403
2.
Bannerman TL (2003) Staphylococcus, Micrococcus and other
catalase positive cocci that grow aerobically. In: Murray RP,
Baron JE, Jorgensen HJ, Pealler AM, Yolken HR. Clinical
microbiology Vol 1, 8th edition, Chapter 28, pp: 384-404.
3.
Bratu S (2005) Community – associated methicillin – resistant
Staphylococcus aureus in hospital nursey and maternity units.
Emerg. Infect. Dis. 11: 808-813
4.
Cadena J, Nair S, Henao-Martinez AF, Jorgensen JH, Patterson
JE, Sreeramoju PV (2011) Dose of TrimethoprimSulfamethoxazole to treat skin and skin structure infections
caused by Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus.
Antimicrob Agents Chemother.; 55 (12): pp. 5430–5432.
5.
Centers for Disease Control and Prevention (CDC), Atlanta,
Georgia (1995). Recommendations for Preventing the Spread
of Vancomycin Resistance. Morbdity and mortality report weekly,
September 22, Vol. 44, No. RR-12.

6.
Cui L, Ma X, Sato K, Okuma K, Tenover FC, Mamizuka EM,
Gemmel CG, Kim MN, Plov MC, El Solh NE, Ferraz V,
Hiramatsu K (2003). Cell wall thickening is a common feature
of vanconmycin resistace in Staphylococcus aureus. J. Clin.
Microbiol. 41, pp. 5-14.
7.
Fernandes CJ, Fernandes LA, Peter Collignon (2005). Cefoxitin
resistance as a surrogate marker for the detection of
methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Journal of
Antimicrobial Chemotherapy, Vol. 55, Issue 4, pp. 506–510
8.
Fowler VG, Miro Jr JM, Cabell CH, Abrutyn E, Rubinstein E,
Corey GR, Spelman D, Bradley SF, Barsic B, Pappas PA,
Anstrom KJ, Wray D, Forters CQ, Anguera I, Athan E, Jones P,
Van der Meer JT, Elliot TS, Levine DP, Bayer AS et al (2003).
Clinical identifiers of complicated Staphylococcus aureus
bacteremia. Arch. Intern. Med. 163, pp. 2006-2072.
9.
Hidron AI, Edwards JR, Patel J, et al (2008). Antimicrobial
Resistant Pathogens Associated With Healthcare Associated
Infections: Annual Summary of Data Reported to the National
Healthcare Safety Network at the Centers for Disease Control
and Prevention, 2006–2007. Infection Control and Hospital
Epidemiol... Vol. 29, No. 11, November 2008, NHSN Annual
Update.
10. Health Organization (2016) WHO’s first
global report on antibiotic resistance reveals serious,
worldwide threat to public health 2016. New WHO report
provides the most comprehensive picture of antibiotic

resistance to date, with data from 114 countries.
11. Jacoby GA. (2005. Mechanisms of Resistance to Quinolones.
Clinical Infectious Diseases, Volume 41, Issue Supplement 2, pp.
S120–S126.

78

12.

13.

14.

15.

16.

17.

18.

19.

20.

21.

22.

23.


24.

25.

26.

Johnson JR 2011. Rifampin and Methicillin-Resistant
Staphylococcus aureus Bone and Joint Infections Clinical
Infectious Diseases, Vol. 53, Issue 1, pp. 98–99,
Kamile RJ, Fred TC (2003) Detection and characterization of
antimicrobial resistance genes in Bacteria. In: Murray RP,
Baron JE, Jorgensen HJ, Pealler AM, Yolken HR. Clinical
microbiology Vol 1, 8th edition, pp. 1196-1217.
Lê Thị Anh Thư, Phạm Hồng Trường, Trần T. Thanh Nga,
Nguyễn Trường Sơn (2012) Tình hình viêm phổi liên quan thở
máy tại khoa Hồi Sức Tích Cực, bệnh viện Chơ Rẫy. Y Học
Thực Hành, No: 831, pp. 5-8.
Nguyễn Hữu An, Trần Thị Tuyết Nga, Cao Hữu Nghĩa, Vũ
Lê Ngọc Lan (2013). Tỷ lệ kháng kháng sinh của
Staphylococcus aureus trong các mẫu bệnh phẩm tại Viện
Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học dự phòng, Tập XXIII, số
10 (146), tr. 270
Nguyễn Văn Kính (2009) Báo cáo sử dụng kháng sinh và
kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam năm 2008-2009.
Bộ Y Tế và GARP –VN
Otsuka T, Zaraket H, Takano T, Saito K, Dohmae S, Higuchi
W,
Yamamoto
T

(2007).
Macrolide–lincosamide–
streptogramin B resistance phenotypes and genotypes among
Staphylococcus aureus clinical isolates in Japan. Clin Microbiol
Infect.; 13: 325–327
Gavin K, EM Harrison, et al (2014), The emergence of mecC
methicillin-resistant Staphylococcus aureus. Trends in
Microbiology, Vol. 22, No. 1, pp: 42-47.
Phaff SJ, Tiddens HA, Verbrugh HA, Ott A 2006. Macrolide
resistance of Staphylococcus aureus and Haemophilus species
associated with long-term azithromycin use in cystic fibrosis. J
Antimicrob Chemother.; 57(4), pp. 741-746
Phạm Hùng Vân và CS (2005) Surveillance on the in-vitro
antibiotic resistance of Staphylococcus aureus and the
effectivity of Linezolid – Results from the multicenter study on
235 isolates. Y Học Thực Hành. 513: 244-248
Sanfilippo CM, Hesje CK, Haas W, Morris TW (2011)
Topoisomerase Mutations That Are Associated with HighLevel Resistance to Earlier Fluoroquinolones in Staphylococcus
aureus Have Less Effect on the Antibacterial Activity of
Besifloxacin. Chemotherapy; 57: pp. 363–371.
Schmitz FJ, Sadurski R, Kray A, Boos M, Geisel R, Köhrer K,
Verhoef J, Ad C. Fluit (2000) Prevalence of macrolideresistance genes in Staphylococcus aureus and Enterococcus
faecium isolates from 24 European university hospitals. Journal
of Antimicrobial Chemotherapy, Vol. 45, Issue 6, pp. 891–894.
Tanaka M, Wang T, Onodera Y, Uchida Y, Sato K. (2000).
Mechanism of quinolone resistance in Staphylococcus aureus.
J Infect Chemother.; 6(3), pp. 131-139.
Trần Đỗ Hùng, Trần Thái Ngọc (2013) Nghiên cứu sự đề
kháng kháng sinh và sinh men beta - lactamase phổ rộng của
S. aureus được phân lập từ những bệnh phẩm tại bệnh viện

Đa khoa Trung Ương Cần Thơ. Tạp chí Y Học thực hành, số 5,
tr. 75-79.
Trần Thị Thanh Nga (2011) Nhiễm khuẩn và đề kháng kháng
sinh tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2008-2009. Y học TP. Hồ Chí
Minh. Tập 15. Phụ bản số 4, pp. 545-549.
Trần Thị Thanh Nga 2012 Các tác nhân gây nhiễm khuẩn
đường tiết niệu thường gặp và đề kháng kháng sinh tại bệnh
viện Chợ Rẫy năm 2010-2011. Y Học Thực Hành. No: 831, pp.
33-36.

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018
27.

28.

29.

30.

31.

32.

Trần Thị Thanh Nga và CS (2009) Kết quả khảo sát nồng độ
tối thiểu của vancomycin trên 100 chủng S. aureus phân lập tại
BV. Chợ Rẫy. Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 13 (phụ bản 1): tr.
295-299

Trần Thị Thanh Nga, Mai Nguyệt Thu Hồng, Hoàng Thị
Thanh Hằng, Lục Thị Vân Bích, Nguyễn Văn Khôi (2015)
Khảo sát tính kháng thuốc của cầu khuẩn Gram dương tại
bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2013 đến tháng 12/2014. Y học
TP. Hồ Chí Minh, Vol 19, No 3, pp. 329-333.
Trần Văn Ngọc (2013) Điều trị viêm phổi bệnh viện do
Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA). Y Học TP. Hồ
Chí Minh, Tập 17, Phụ bản của Số 1, tr. 38-41
Trzcinski K, Cooper BS, Hryniewicz W, Dowson CG (2000).
Expression of resistance to tetracyclines in strains of
methicillin-resistant Staphylococcus aureus. J Antimicrob
Chemother. 45(6): pp. 763-70.
Venditti M, Baiocchi P, Brandimarte C, Capone A, Fimiani C,
Santini C, Tarasi A. (2017) High Rate of Oxacillin-Resistant
Staphylococcus aureus Isolates in an Italian University Hospital.
Journal of Chemotherapy. Vol. 6, Issue 1, pp. 25-28.
Wong H, Louie L, Watt C, et al. (2009) Characterization of
ermA in Macrolide-Susceptible Strains of Methicillin-Resistant

33.

34.

Nghiên cứu Y học

Staphylococcus
aureus.
Antimicrobial
agents
and

chemotherapy, Vol. 53, No. 8, pp. 3602–3603, American
Society for Microbiology.
Yao JDC, Moellering RC, Jr. (2007). Antibacterial agents. In:
Patrick MR, Ellen BJ, Jame JH, Pealler AM, Yolken HR.
Manual clinical microbiology, 9th edition, Vol 2, chapter 71: pp.
1077–1114
Zhou W, Shan W, Ma X, Chang W, Zhou X, Lu H, Dai Y
(2012). Molecular characterization of rifampicin-resistant
Staphylococcus aureus isolates in a Chinese teaching hospital
from Anhui, China. BMC Microbiol. Vol: 12, p. 240.

Ngày nhận bài báo:

02/01/2018

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

18/02/2018

Ngày bài báo được đăng:

20/04/2018

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018

79




×