Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khảo sát tình hình điều trị, yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân bệnh động kinh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.35 KB, 4 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

Nghiên cứu Y học

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ, YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN SỰ TUÂN THỦ DÙNG THUỐC TRÊN BỆNH NHÂN BỆNH ĐỘNG KINH
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH
Phạm Hồng Thắm*, Nguyễn Thị Việt Thi*, Lương Thị Thu Lam*, Huỳnh Thị Minh Hiếu*, Trần Mạnh Hùng*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Động kinh là một trong những bệnh thần kinh thường gặp với tỉ lệ mắc bệnh động kinh trên
thế giới là 05-10 người/1000 dân và là gánh nặng của gia đình cũng như xã hội.
Tuân thủ điều trị trong sử dụng thuốc chống động kinh (ADE) rất quan trọng để kiểm soát cơn động kinh ở
bệnh nhân động kinh (PWE).
Mục tiêu: Khảo sát tình hình điều trị, đặc điểm bệnh nhân, tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tuân thủ của bệnh nhân bệnh động kinh.
Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang dựa vào phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân bằng bảng câu hỏi.
Kết quả: Có 204 bệnh nhân bệnh động kinh tham gia nghiên cứu, với độ tuổi trung bình 49.09 ± 16,78
(năm). Tỉ lệ tuân thủ điều trị tốt là 40,2%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ tuân thủ và
giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, số lượng thuốc chống động kinh. Có mối liên hệ giữa tần suất xuất hiện cơn
động kinh và mức độ tuân thủ, nhóm bệnh nhân tuân thủ cao kiểm soát bệnh tốt hơn nhóm tuân thủ trung bình
và thấp (p = 0,039 < 0,05)
Kết luận: Tuân thủ sử dụng thuốc ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát bệnh động kinh. Cần đánh giá thường
xuyên mức độ tuân thủ của bệnh nhân và có biện pháp can thiệp nhằm nâng cao tỉ lệ tuân thủ của bệnh nhân
trong điều trị bệnh động kinh.
Từ khóa: bệnh động kinh, thuốc chống động kinh, tuân thủ, co giật

ABSTRACT
SURVEY OF TREATMENT SITUATION, FACTORS AFFECTING ADHERENCE IN PATIENTS WITH
EPILEPSY AT GIA DINH PEOPLE’S HOSPITAL
Pham Hong Tham, Nguyen Thi Viet Thi, Luong Thi Thu Lam, Huynh Thi Minh Hieu,


Tran Manh Hung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 281 - 284
Background: The point prevalence of the epilepsy is approximately 05-10 cases per 1000 persons in the
world and is the burden of the society. Adherence to antiepileptic drug therapy is important for controlling
seizures in patients with epilepsy (PWE).
Objective: Survey of situation treatment, patient characteristics, the rate of treatment adherence and factors
affecting adherence in patients with epilepsy.
Methods: A descriptive cross-sectional method with direct verbal interviews with patients.
Results: The research result shows that there are 204 patients fulfilled the inclusion criteria within the study
period, the mean age of the participants was 49.09 ± 16,78 years. The rate of high adherence is 40.2%. No
statistical differences were found between males and females, ages, education duration, number of ADEs. The
most important factors that were significantly affecting seizure frequency were patients’ adherence. The more
* Khoa Dược – Bệnh viện Nhân Dân Gia Định,
Tác giả liên lạc: ThS. DS Phạm Hồng Thắm

ĐT: 0919559085

Email:

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

281


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016

patients who have high adherence, the least seizure frequency, and seizure frequency as well as the regularity of
the relationship between patients and their healthcare providers.
Conclusion: Patient’s adherence affecting to the level of control epilepsy. Assessment of adherence should be

a routine part of management of epilepsy and need more interventions method to enhance patient’s adherence
rates contribute to improving treatment effectiveness.
Key words: epilepsy, antiepileptic drug, adherence, seizure

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương pháp nghiên cứu

Động kinh là một trong những bệnh thần
kinh thường gặp với tỉ lệ bệnh động kinh trên
thế giới là 05-10 người/1000 dân(12). Năm 2009, Tổ
chức y tế thế giới ước tính có khoảng 50 triệu
người trên thế giới mắc bệnh động kinh, trong
đó 90% là ở các nước đang phát triển(8,13). Báo cáo
của Tổ chức Y tế thế giới cũng cho thấy rằng
trung bình có khoảng 50% bệnh nhân không
uống thuốc theo chỉ định ở Mỹ(3,14), sự kém tuân
thủ là một vấn đề y tế phổ biến trên thế giới và là
một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn
đến thất bại điều trị đối với bệnh nhân bệnh
động kinh, ảnh hưởng đến nguy cơ co giật, tăng
thời gian điều trị, tăng tỷ lệ nhập viện, tăng tỷ lệ
tử vong ở nhóm bệnh nhân tuân thủ kém(5), một
số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ kém tuân thủ ở
bệnh nhân bệnh động kinh từ 30% đến 50%(2, 3,13).

Sử dụng bảng câu hỏi; Thang đo sự tuân thủ
dùng thuốc (4 câu) của Morisky.

Tại Việt Nam khoảng 2% dân số bị bệnh

động kinh trong đó gần 60% số bệnh nhân là trẻ
em, tỉ lệ tuân thủ theo một nghiên cứu thực hiện
năm 2009 trên đối tượng bệnh nhi khoảng
77%(11). Chính vì thế, chúng tôi tiến hành đề tài
này với mục tiêu khảo sát tình hình điều trị, đặc
điểm, tỉ lệ tuân thủ dùng thuốc và các yếu tố ảnh
hưởng đến sự tuân thủ của bệnh nhân bệnh
động kinh.

ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân bệnh động kinh điều trị ngoại trú
tại phòng khám Bệnh viện Nhân dân Gia Định
từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2016

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, mô tả cắt ngang

282

Phân tích số liệu
Dữ liệu thu thập được tổng hợp thành bảng
tính và biểu đồ, sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và
Excel 2007 để xử lý số liệu.

KẾT QUẢ - BÀN LUẬN
Đặc điểm bệnh nhân bệnh động kinh:
Trong thời gian nghiên cứu, số bệnh nhân
với phiếu trả lời đạt yêu cầu để đưa vào phân
tích là 204 bệnh nhân, đặc điểm như sau:

Bảng 1: Đặc điểm cá nhân nhóm nghiên cứu (n =
205)
Giới tính

Độ tuổi

Thời gian
điều trị
bệnh

Thông tin
Nữ
Nam
<20
21 – 40
41 – 60
> 60
Dưới 1 năm
Từ 1 đến dưới 5 năm
Từ 5 đến dưới 10 năm
Từ 10 năm trở lên

Tần số
87
117
11
53
84
56
25

155
77
85

Tỉ lệ (%)
42,65%
57,35%
5,39%
25,98%
41,18%
27,45%
7,3
45,3
22,5
24,9

Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân điều
trị động kinh là 49.09 ± 16,78 (năm). Trong đó,
bệnh nhân trẻ tuổi nhất là 15 tuổi và bệnh nhân
lớn tuổi nhất là 96 tuổi. Thời gian điều trị trung
bình từ 1 đến 5 năm chiếm 45,3%, tỉ lệ mới chẩn
đoán dưới 1 năm là 7,3%.
Bảng 2. Các nguyên nhân động kinh (n = 23)
Nguyên nhân động kinh
Vô căn, chưa rõ nguyên nhân
Biến chứng viêm màng não
Chấn thương đầu
U não
Di chứng NMN


Tần số
85
13
27
9
70

Tỉ lệ (%)
41,67
6,37
13,24
4,41
34,31%

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
Các nguyên nhân của động kinh triệu
chứng là chấn thương đầu, di chứng nhồi máu
não, viêm não, u não. Trong đó, di chứng nhồi
máu não là chiếm tỉ lệ cao với 34,31%, đa số
trường hợp chưa rõ nguyên nhân và vô căn
chiếm 41,67%.

Tỉ lệ sử dụng thuốc chống động kinh
Bảng 3. Tỉ lệ thuốc chống động kinh sử dụng (n =
204)
Số lượng thuốc ĐK sử dụng
Carbamazepin

Phenytoin
Valproat
Levetiracetam
Khác
Đơn trị liệu
Phối hợp 2 thuốc
Phối hợp > 2 thuốc

Tần số
77
14
88
60
13
161
39
4

Tỉ lệ (%)
37,75%
6,86%
43,14%
29,41%
6,37%
78,92%
19,12%
1,96%

Thuốc được sử dụng chiếm tỉ lệ cao nhất là
valproate (43,14%), kế tiếp là carbamazepine

(37,75%) và levetiracetam tương tự như các
nghiên cứu tại Việt Nam và quốc tế(5,11,7). Đa
phần bệnh nhân được đơn trị liệu với một
thuốc chống động kinh chiếm 64,51%. Tỉ lệ
bệnh nhân kiểm soát động kinh với hai thuốc
và ba thuốc lần lượt là 19,12% và 1,96%. Tỉ lệ
bệnh nhân đơn trị liệu tương tự so với nghiên
cứu của tác giả Lê Văn Tuấn năm 2003 (75,9%)
và Wael M. Gabr (2014), cao hơn khi so sánh
với nghiên cứu của tác giả Mohammed Al
Za’abi năm 2013 tại Oman (53%).
Bảng 4. Tần suất xảy ra cơn động kinh
Số cơn/ tháng
Không có
1 cơn, thỉnh thoảng
2 – 4 cơn
Thường xuyên

Tần số
88
41
66
9

Tỉ lệ (%)
43,14%
20.10%
32,35%
4.41%


Đa số các trường hợp bệnh được kiểm soát
tốt với tỉ lệ 43,1% không xuất hiện cơn co giật,
20,10% có xuất hiện thỉnh thoảng cơn, từ 2 đến 4
cơn/ tháng chiếm tỉ lệ 32,35%.

Tỉ lệ tuân thủ của mẫu nghiên cứu
Qua nghiên cứu khảo sát, kết quả có 40,2%
bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị, còn lại 59,8%

Nghiên cứu Y học

bệnh nhân được khảo sát tuân thủ trung bình
và kém.
Tỉ lệ tuân thủ trong nghiên cứu này tương
đồng với nghiên cứu của Gomes (1998) từ 3050%, nghiên cứu của tác giả McAuley JW năm
2008 là tỉ lệ tuân thủ cao chiếm 42%, tỉ lệ tuân thủ
trung bình và thấp lần lượt là 54% và 4%, tương
tự với nghiên cứu của tác giả RM Jone năm 2006
là tỉ lệ tuân thủ trung bình và thấp chiếm 59%. Tỉ
lệ này thấp hơn trong nghiên cứu của tác giả
Gabr Wael M. tại Ả Rập Saudi năm 2014 (không
tuân thủ 38,3%), nghiên cứu của Faught năm
2008 (tỉ lệ tuân thủ 74%).

Mối liên hệ của từng yếu tố với mức độ
tuân thủ điều trị
Mối liên hệ giữa giới tính, nhóm tuổi, trình độ
học vấn, số lượng thuốc chống động kinh
động kinh và mức độ tuân thủ điều trị
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về

mức độ tuân thủ và giới tính (p = 0,082 > 0,05),
mức độ tuân thủ giữa các nhóm tuổi (p = 0,072 >
0,05), mức độ tuân thủ và trình độ học vấn (p >
0,05), mức độ tuân thủ và số lượng thuốc chống
động kinh (p = 0,426 > 0,05).
Mối liên hệ giữa tần suất cơn động kinh và
mức độ tuân thủ điều trị
Bảng 5: Tần suất cơn động kinh và sự tuân thủ của
bệnh nhân
Mức độ kiểm soát
Tuân thủ TB Tuân thủ
cơn động kinh
và kém
tốt
Tần số
70
59
Không xuất hiện cơn
hoặc dưới 1cơn/ tháng Tỉ lệ (%)
54,26
45,74
Tần số
52
23
Từ 2 cơn trở lên/ tháng
Tỉ lệ (%)
69,33
30,67

Kết quả kiểm định cho thấy sự khác biệt có ý

nghĩa thống kê về mức độ tuân thủ và tần suất
xảy ra cơn co giật trong vòng 30 ngày (p=0,034 <
0,05). Có sự tương quan nghịch giữa mức độ
tuân thủ và tần suất cơn co giật, sự kém tuân thủ
ảnh hưởng đến mức độ kiểm soát cơn động
kinh. Kết quả này tương đồng với các nghiên
cứu khác(2,13).

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016

283


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 6 * 2016
7.

KẾT LUẬN
Sự tuân thủ điều trị ảnh hưởng đến tình
trạng kiểm soát bệnh động kinh. Vì thế, việc nắm
rõ các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ là rất
cần thiết để từ đó đề ra những biện pháp cải
thiện sự tuân thủ trên bệnh nhân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.


3.
4.

5.

6.

284

Ambaw AD, Alemie GA et al. (2012), “Adherence to
antihypertensive treatment and associated factors among
patients on follow up at University of Gondar Hospital”,
Northwest Ethiopia, BMC Public Health 12, pp. 282-299.
Carla Maria Maluf Ferrari (2015), Economic evaluation of a
behavior-modifying intervention to enhance antiepileptic
drug adherence, Epilepsy & Behavior 45, 180–186
Devin Stone (2010), “The Business Case for Adhenrence”,
American‘s Phamacist, pp.31-33.
Faught E, Duh MS, Weiner JR, Guerin A, Cunnington MC.
Nonadherence to antiepileptic drugs and increased mortality:
findings
from
the
RANSOM
study.
Neurology
2008;71(20):1572-8. 

Gabr WM et al (2014), Adherence to medication among
outpatient adolescents with epilepsy. Saudi Pharmaceutical
Journal

Gomes MM, Filho HS, Noe RA (1998), Anti-epileptic drug
intake adherence. The value of the blood drug level
measurement and the clinical approach. Arq Neuro-Psiquiatr.
56, 708–713.

8.

9.

10.

11.

12.

13.

14.

Jones RM et al (2006), "Adherence to treatment in patients
with epilepsy: Associatión with seizure control and illness
beliefs", Seizure, 15, 504-508.
Krasowski MD (2011), "Therapeutic Drug Monitoring of
Antiepileptic Medications", Novel Treatment of Epilepsy, 133154.
Lê Văn Tuấn (2003), "Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân và
điều trị bệnh nhân động kinh tại khoa thần kinh bệnh viện
Chợ Rẫy", Nghiên cứu Y học, 7.
McAuley JW (2008), An evaluation of self-management
behaviors and medication adherence in patients with
epilepsy, Epilepsy & Behavior 13, 637–641.

Nguyễn Thị Thanh Mai (2009), Tuân thủ điều trị của cha mẹ
có con bị động kinh được điều trị ngoại trú tại bệnh viện nhi
trung ương.
Paschal AM (2008), Measures of adherence to epilepsy
treatment: Review of present practices and recommendations
for future directions, Epilepsia, 49(7):1115–1122.
Patsalos PN (2008), "Antiepileptic drugs-best practice
guidelines for therapeutic drug monitoring : A position paper
by the subcommission on therapeutic drug monitoring",
Epilepsia, 49(7), 1239-1276.
World Health Organization (2003), Adherence to long-term
therapies: evidence for action. Geneva, Switzerland: World Health
Organization.

Ngày nhận bài báo:

15/08/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

22/09/2016

Ngày bài báo được đăng:

15/11/2016

Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định năm 2016




×