Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Đề tài: Vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy hoá học vô cơ trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.32 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT NHÂN CHÍNH

BÀI DỰ THI 
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

ĐỀ TÀI:
“Vậ n d ụng ki ến th ức liên môn vào giả ng dạ y Hoá họ c vô cơ  
THPT”

Môn học chính: Hoá học
Các môn tích hợp: Toán, Vật lí, Sinh, Công nghệ nông nghiệp, Văn học

1


Hà Nội, tháng 12 năm 2014

2


PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI:
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội
Trường THPT Nhân Chính
Địa chỉ: Phố Ngụy Như Kon Tum – Quận Thanh Xuân – TP Hà Nội
Điện Thoại: 0435583332
Email: 
Thông tin về giáo viên dự thi:
Họ và tên: Nguyễn Thị Thiên Nga
Ngày sinh: 5/7/1969
Điện thoại: 0989198476


Email: 

3


I­ TÊN CHỦ ĐỀ DẠY HỌC  
“Vậ n dụng ki ến th ức liên môn vào giả ng d ạy Hoá họ c vô cơ  
THPT” 
II­ MỤC TIÊU DẠY HỌC 
Nhằm góp phần đổi mới hình thức tổ  chức dạy học, tăng cường hiệu  
quả sử dụng thiết bị dạy học, trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học, tôi  
nhận thấy việc xây dựng cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ đúng 
đắn đối với bộ  môn Hóa học và các môn học liên quan  ở  trường phổ  thông  
trong bài giảng là thực sự cần thiết. 
Trong quá trình dạy học, việc vận dụng  liên kết các đối tượng nghiên 
cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau 
(như  kiến thức các môn: Toán, Vật lí, Sinh học, Văn học, Công nghệ,…) 
trong cùng một kế hoạch dạy học là mục đích của dạy học tích hợp, nó giúp 
cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức một cách chủ  động và có hứng thú 
hơn.
Liên hệ  giữa các kiến thức lí thuyết môn Hoá học vô cơ  và hữu cơ  vào 
giải thích các hiện tượng đời sống, vận dụng vào sản xuất nhằm nâng cao  
năng suất lao động và hiệu quả  công việc, nâng cao chất lượng sống, giảm  
thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí), … và bảo vệ 
môi trường. 
Thực chất của việc sử dụng kiến thức liên môn trong quá trình dạy học  
chính là dạy học tích hợp nội dung để nhằm hướng đến mục đích:
+ Gắn kết đào tạo với lao động.
+ Học đi đôi với hành, chú trọng năng lực hoạt động.
+ Dạy học hướng đến hình thành các năng lực nghề  nghiệp, đặc biệt 

năng lực hoạt động nghề.
+ Khuyến kích học sinh học một cách toàn diện hơn (Không chỉ  là kiến 
thức chuyên môn mà còn học năng lực từ ứng dụng các kiến thức đó).
+ Nội dung dạy học có tính động hơn là dự trữ.
+ Người học tích cực, chủ động, độc lập hơn,...

4


Một bài học nữa mà học sinh sẽ đạt được là lợi ích và kĩ năng hoạt động 
nhóm; việc phối hợp kiến thức của nhiều môn, kết hợp hoạt động của nhiều  
người sẽ giúp học sinh đạt hiệu quả cao hơn trong học tập.
Từ  thực tế  giảng dạy,  tùy theo yêu cầu, nội dung của từng bài học, 
người giáo viên có thể lựa chọn, vận dụng kiến thức liên môn cho việc giảng 
dạy một vấn đề cụ thể. Tùy từng vấn đề trong bài dạy mà lựa chọn sử dụng 
kiến thức của hai hoặc nhiều môn học liên quan để sử dụng kết hợp trong bài 
giảng, nhằm đạt mục đích cao nhất là học sinh hiểu bài, có thể vận dụng và  
vận dụng sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đó trong các tình huống khác 
nhau từ đó giúp học sinh có thể vận dụng được vào thực tiễn cuộc sống.
 Những ví dụ bài học được đề cập trong đề tài này của tôi là:
Bài

Lớ p

Tên bài học

3

10
Cơ 

bản

Luyện tập: Thành phần 
nguyên tử.

36

10
Cơ 
bản

Tốc độ phản ứng hóa 
học

38

10
Cơ 
bản

8

11
Cơ 
bản

12

11
Cơ 

bản

20

12
Cơ 
bản

7

21

8

28

STT
1

2

3

4

5

6

Kiến thức liên môn 

cần vận dụng
Hóa học ­ Toán ­ Vật lí

Hóa học ­ Vật lí – Toán

Cân bằng hóa học

Hóa học – Vật lí­Toán­ 
Sinh

Amoniac và muối amoni

Hóa học ­ Toán ­ Vật lí ­ Kĩ 
thuật ­ Văn học

Phân bón hóa học

Hóa học ­ Sinh học ­ Công 
nghệ nông nghiệp

Sự ăn mòn kim loại

Hóa học ­ Công nghệ công 
nghiệp ­ Vật lí

12
Cơ 
bản

Điều chế kim loại


Hóa học ­ Công nghệ công 
nghiệp ­ Vật lí

12
Cơ 

Luyện tập tính chất của 
kim loại kiềm, kiềm thổ 

Hóa học ­ Công nghệ công 
nghiệp ­ Vật lí

5


bản

và hợp chất của chúng

Yêu cầu về người học: 
Học sinh cần có năng lực vận dụng sáng tạo những kiến thức liên môn  
như: Hoá ­ Toán ­ Vật lí ­ Sinh học ­ Văn ­ Công nghệ  nông nghiệp, … để 
giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
III­ ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC
+ Đối tượng dạy học:
Trong phạm vi đề tài này, trọng tâm là áp dụng kiến thức hoá học vô cơ 
lớp 10, 11 và 12, có sử dụng các kĩ năng và kiến thức cơ bản của các môn học  
trên. 


Nghiên cứu đã tiến hành trên đối tượng:
Lớ p

Ban 

Số học sinh

Năm học

Thực hiện

11A4

Cơ bản A

40

2011 ­ 2012

Đã thực hiện

11D4

Cơ bản

39

2011 ­ 2012

Đã thực hiện


12A4

Cơ bản A

40

2012 ­ 2013

Đã thực hiện

12D4

Cơ bản

39

2012 ­ 2013

Đã thực hiện

11A8

Cơ bản

39

2014 ­ 2015

Đã thực hiện


11A9

Cơ bản

36

2014 ­ 2015

Đã thực hiện

10A1

Cơ bản A

41

2014 ­ 2015

Đã thực hiện

10A3

Cơ bản A

40

2014 ­ 2015

Đang thực hiện


+ Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình dạy học tích hợp phần hoá học vô cơ. 
IV­ Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC
Giúp học sinh có cảm hứng học tập môn Hoá học và vận dụng vào đời  
sống thực tiễn, định hướng lựa chọn công việc tương lai.
V­ THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
6


Máy chiếu projector, bảng, phấn, các sơ  đồ, hình vẽ  thích hợp phục vụ  cho  
bài giảng.
Sách giáo khoa lớp 10, 11, 12 (Cơ bản và nâng cao). 
VI­ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Dựa trên cơ sở 
a. Lí thuyết hoá học vô cơ các lớp 9, 10, 11, 12:
* Tinh chât cua nit
́
́ ̉
ơ, photpho và các hợp chất của chúng:
Các phản  ứng đặc trưng của nitơ, amoniac, axit nitric, photpho, các oxit 
của nitơ, photpho, các hợp chất của nitơ, photpho, phân bón hoá học,…
* Đặc điểm của các phản ứng đặc trưng:
Phản ứng tổng hợp amoniac, phản  ứng điều chế các chất như phân supe  
photphat đơn, photphat kép,… 
b. Các nguyên lí và định luật: 
Nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa­tơ­li­ê; Định luật bảo toàn khối lượng,  
Định luật bảo toàn nguyên tố, lí thuyết về phản  ứng oxi hoá – khử, phản ứng 
nhiệt hoá học, cân bằng hoá học, tốc độ phản ứng,…
c. Các công thức, các khái niệm hoá học, toán học, vật lí,… cơ bản.

2. Nội dung trọng tâm: 
Kiến thức phần hoá học vô cơ  chương VII lớp 10, chương II lớp 11  
chương trình cơ bản và nâng cao.   
3. Nội dung
a. Mục đích của các ví dụ và bài tập sau đây:
Trong nông nghiệp và công nghiệp, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào 
sản xuất làm tăng hiệu suất của phản  ứng, giảm giá thành và bảo đảm an 
toàn trong lao động là việc làm rất cần thiết. Tăng năng suất cây trồng, bảo 
vệ  môi trường và an toàn cho người sử  dụng là mục đích của các nhà sản  
xuất.
Nghiên cứu cân bằng hoá học (chương VII lớp 10, chương II lớp 11),  
kiến thức đại cương kim loại (chương V, VI lớp 12) để vận dụng giải quyết  
các bài tập và lí thuyết trong các tiết dạy và luyện tập trên.
Áp dụng: 
7


1. 
STT
1

Bài

Lớ p

Tên bài học

Kiến thức liên môn 
cần vận dụng


3

10
Cơ 
bản

Luyện tập: Thành phần 
nguyên tử.

Hóa học ­ Toán ­ Vật lí,…

Ví dụ 1: 
Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả  thiết rằng, trong tinh 
thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần  
còn lại là khe rỗng. Bán kính nguyên tử canxi tính theo lí thuyết là 
A. 0,155nm. 
B. 0,196nm. 
C. 0,185nm. 
D. 0,168nm.
Phân tích:
Kiến thức hoá học:  nguyên tố  Ca, hình dạng của nguyên tử  Ca (hình 
dung như quả cầu rỗng), số Avogađro.
Kiến thức toán học: Công thức tính thể tích hình cầu, cách tính thể tích 
mol, thể tích thực của 1 mol Ca, tính bán kính nguyên tử Ca.
Kiến thức lí học: khối lượng riêng (khối lượng của một chất trong một  
đơn vị thể tích) 
m
Công thức:   D =    (g/cm3) hoặc (g/ml),… 
v
Hướng dẫn: 

Thể tích mol của Ca là:  V = 

M
 
D

Thể tích thực của 1 mol Ca là: Vthực = 

M
.0,74  
D

Thể tích 1 nguyên tử Ca là:
vnguyên tử Ca = 

M 0,74  
.
= 31,8.10­24 cm3.
D 6.1023

Bán kính nguyên tử Ca là:  R =  3

3V


 = 1,96.10­8 cm.

⇒ Đáp án B.
2. 
STT


Bài

Lớ p

Tên bài học

2

36

10

Tốc độ phản ứng hóa 
học
8

Kiến thức liên môn 
cần vận dụng
Hóa học ­ Vật lí ­ Toán


Cơ 
bản
Ví dụ 2: Khi xây dựng cho học sinh khái niệm về tốc độ phản ứng, giáo viên 
cho học sinh quan sát hai thí nghiệm:
TN1: BaCl2 + H2SO4 
 BaSO4↓ + HCl 
(1)
TN2: Na2S2O3 + H2SO4 


S↓ + SO2  + H2O + Na2SO4  (2)

Học sinh có thể xác định đúng phản ứng nào xảy ra nhanh, phản ứng nào xảy  
ra chậm. 
Phân tích:
Vậy kiến thức liên quan ở đây là: 
+ Kiến thức môn Hóa học: Phản ứng hoá học, dấu hiệu phản  ứng, sự nhận 
biết các sản phẩm (kết tủa màu vàng của S, màu trắng của BaSO4, bọt khí 
SO2 thoát ra có mùi xốc, ...).
+ Kiến thức môn Vật lí: Tốc độ phản ứng tức thời và tốc độ phản ứng trung 
bình, cách xác định và công thức tính. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản 
ứng như: áp suất, nhiệt độ, diện tích bề  mặt, nồng độ, xúc tác và bản chất 
của chất.
+ Kiến thức môn Toán: Quá trình tính toán độ  biến thiên nồng độ  các chất 
phản ứng tại các thời điểm khác nhau.
+ Kiến thức xã hội: Ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống đó là các yếu tố  ảnh 
hưởng đến tốc độ  phản ứng được vận dụng nhiều trong đời sống sản xuất, 
việc tăng diện tích tiếp xúc bề  mặt, tăng nồng độ  chất, tăng nhiệt độ  thích 
hợp, tăng áp suất khí (như  quá trình đun nấu ta dùng nối áp suất để nấu chín 
thực phẩm nhanh hơn,...) hoặc dùng xúc tác (như quá trình lên men rượu, quá 
trình sản xuất NH3  cần xúc tác bột Fe, điều chế  SO 3  từ  SO2  cần xúc tác 
V2O5,...).
3.
STT
3

Bài

Lớ p


Tên bài học

Kiến thức liên môn 
cần vận dụng:

38

10
Cơ 
bản

Cân bằng hóa học

Hóa học ­ Vật lí ­ Toán ­ Sinh

Ví dụ 3. Cho cân bằng hoá học sau: 
 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). 
9


Khi tăng nhiệt độ thì tỉ  khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu 
đúng khi nói về cân bằng này là: 
A. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi  
tăng nhiệt độ. 
B. Phản  ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi 
tăng nhiệt độ. 
C. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi  
tăng nhiệt độ. 
D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi 

tăng nhiệt độ.
Phân tích:
Kiến thức liên quan ở đây là: 
+  Kiến thức môn Hóa học:  Phản  ứng hóa học, nguyên lí chuyển dịch cân 
bằng Lơ Sa­tơ­li­ê,
+  Kiến thức môn Vật lí:  Nhiệt tỏa trong phản  ứng, các đại lượng vật lí: 
nhiệt độ, áp suất, xúc tác cần thiết để cân bằng chuyển dịch... 
+ Kiến thức môn Toán: sử  dụng các kĩ năng tính toán để xác định phía tăng 
nhiệt, giảm nhiệt,...
+ Kiến thức môn Sinh học: Khí SO2 gây hại với môi trường, vì vậy, khi tiến 
hành quá trình sản xuất axit sunfuric cần thực hiện quy trình khép kín và dùng 
các chất như dung dịch kiềm để khử lượng SO2 thoát ra môi trường.
Ví dụ 4. 
Cho cân bằng hoá học: H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k);  H > 0. 
Cân bằng không bị chuyển dịch khi 
A. giảm áp suất chung của hệ. 

B. tăng nồng độ H2. 

C. tăng nhiệt độ của hệ. 

D. giảm nồng độ HI.

Phân tích:
+  Kiến thức môn Hóa học:  Phản  ứng hóa học, nguyên lí chuyển dịch cân 
bằng Lơ Sa­tơ­li­ê,...
+  Kiến thức môn Vật lí:  Nhiệt tỏa trong phản  ứng, các đại lượng vật lí: 
nhiệt độ, áp suất,..., trạng thái của chất (ở thể khí),...
+  Kiến thức môn Toán:  Xác  định và so sánh số  mol các chất trước và sau 
phản ứng.

Kết quả học sinh sẽ xác định được:
­ Các chất tham gia và tạo thành đều ở thể khí.
10


­ Tổng số mol khí trước và sau phản ứng không đổi.
­ Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng xác định được cân bằng của hệ 
phản  ứng trên sẽ  không bị  chuyển dịch về  phía nào khi thay đổi áp suất của  
hệ.
4.
STT
4

Bài

Lớ p

Tên bài học

Kiến thức liên môn 
cần vận dụng

8

11
Cơ 
bản

Amoniac và muối amoni


Hóa học ­ Toán ­ Vật lí ­ Kĩ 
thuật ­ Ngữ văn

Ví dụ 5. 
Áp dụng trong bài giảng NH3 phần V.2. Điều chế NH3 trong công nghiệp
Khí amoniac được điều chế bằng phản ứng: 
 N2 + 3H2 

t 0 , p

 2NH3 ; ΔH = –92kJ

Đặc điểm của phản  ứng trên là phản  ứng thuận nghịch; phản  ứng thuận là 
phản ứng tỏa nhiệt.
Để tăng hiệu suất của phản ứng tạo thành NH3, ta phải dùng các biện pháp kĩ 
thuật nào sau đây?
A. giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
B. giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
C. tăng áp suất, tăng nhiệt độ.

D. tăng áp suất, giảm nhiệt độ.

Phân tích:
Kiến thức hoá học:  Sản xuất amoniac (một giai đoạn trong quá trình 
sản xuất axit nitric, phân bón hoá học) sử dụng phản  ứng giữa N 2 và H2, đây 
là phản  ứng thuận nghịch, cần phải kết hợp với các kiến thức các môn học  
khác để nghiên cứu sao cho quá trình sản xuất thu được nhiều amoniac nhất, 
an toàn và giảm bớt các chi phí cho quá trình sản xuất (vì hiệu suất phản ứng  
thuận tối đa chỉ 20 – 25%).
Kiến thức lí học: Phản  ứng trên xảy ra giữa các chất khí, việc nén các 

khí ở nhiệt độ thích hợp cần sử dụng các biện pháp chuyên môn để đạt được 
hiệu quả.
Kiến thức toán học: Cần tính toán sự  thay đổi về  số  mol hỗn hợp khí 
trước và sau phản ứng, kết hợp với sự thay đổi nhiệt tỏa ra (chiều thuận) hay 
thu vào (chiều nghịch) để áp dụng.

11


Kiến thức Sinh học và kĩ thuật nông nghiệp:  Khí NH3 sử  dụng trong 
quá trình sản xuất phân bón hoá học như phân đạm hai lá (kích thích sự  phát  
triển của cây), đạm kali nitrat (giữ ấm cho cây),..
Kết luận: Phản ứng N2 + 3H2 

4500 C, bôt Fe, p

 2NH3 ; ΔH = –92kJ

Chiều thuận là phản ứng tỏa nhiệt ( ΔH < 0) nên để thu được nhiều NH3 
hơn, ta sử dụng các biện pháp:
+ Giảm nhiệt độ  (kiến thức môn Hoá lí)  của hệ  để  cân bằng chuyển 
dịch sang phải (theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa­tơ­li­ê), nhưng nên 
duy trì  ở  4500C do N2  có liên kết ba trong phân tử  nên khá trơ   ở  nhiệt độ 
thường, ở nhiệt độ cao nó trở nên hoạt động (kiến thức hoá học).
+ Tăng áp suất (kiến thức môn Vật lí) của hệ do chiều thuận có 4 mol 
(1 mol N2 và 3 mol H2 phản ứng), sản phẩm chỉ còn 2 mol NH3, có sự giảm số 
mol (kiến thức toán học) nên khi tăng áp suất, cân bằng trên sẽ chuyển dịch 
sang chiều thuận, có lợi cho việc tăng hiệu suất phản ứng.
+ Sử dụng xúc tác bột Fe (dù không làm ảnh hưởng đến sự chuyển dịch 
cân bằng) nhưng làm cho phản  ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng (kiến  

thức hoá học), tiết kiệm được nhiên liệu và công lao động.
Ví dụ 6. (Áp dụng trong bài giảng NH3 phần cấu tạo của NH3)
Nhận định nào sai?
A. Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp tứ giác.
B. Liên kết N–H trong phân tử NH3 là liên kết có cực, lệch về phía nguyên tử 
N.
C. Nguyên tử N trong phân tử NH3 còn một đôi electron tự do.
D. Trong phân tử NH3 có 3 liên kết σ.
Phân tích:
Kiến thức hoá học: liên kết hoá học.
Kiến thức lí học: đôi electron tự do của nguyên tử nitơ.
Kiến thức toán học: hình chóp tứ giác.
Ví dụ 7.
 Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 25%, thì thể tích H2 cần dùng 
ở cùng điều kiện là
A. 12 lít. 
B. 6 lít. 
C. 8 lít. 
D. 24 lít.
Phân tích:
Kiến thức hoá học: phản ứng điều chế NH3.
12


Kiến thức lí học: thể tích khí tỉ lệ thuận với số mol khí ở cùng điều kiện.
Kiến thức toán học: tính hiệu suất phản ứng.
Chú ý tính thực tiễn của bài toán: hiệu suất thực tế cao nhất của phản  ứng  
tạo NH3 là 25% (theo SGK).
Ví dụ 8.
Cho 2 lít N2 và 7 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có 

thể  tích bằng 8,2 lít (thể  tích các khí được đo  ở  cùng điều kiện). Hiệu suất  
phản ứng và thể tích của NH3 trong hỗn hợp thu được sau phản ứng là
A. 50%; 2l.
  
B. 30%; 1,2l.
C. 20%; 0,8l

D. 40%; 1,6l.

Phân tích:
Kiến thức hoá học: phản ứng điều chế NH3.
Kiến thức lí học: thể tích khí.
Kiến thức toán học: tính hiệu suất phản ứng.
Hướng dẫn:
N2   +   3H2 

t 0 , p

Cho:
2l 
    7l 
Phản ứng:
x
    3x
Sau phản ứng:      2 – x      7 – 3x

 2NH3
    2x
    2x


Ta có: 2 – x + 7 – 3x + 2x = 8,2   x = 0,4 ⇒  VNH3 = 2.0,4 = 0,8 (l)
H=

0,4
.100% = 20% ⇒ Đáp án C.
2

Ví dụ 9.
Hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối so với không khí bằng 0,293. Thành phần % về 
thể tích của N2 trong hỗn hợp là
A. 25%.
B. 50%.
C. 75%.
D. 35%.
Phân tích:
Kiến thức hoá học: phản  ứng điều chế  NH3; đặc điểm của phản  ứng: 
thuận nghịch, tỏa nhiệt; quy tắc đường chéo,...
Kiến thức lí học: thể tích khí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất đã cho.
13


Kiến thức toán học:  Tính hiệu suất phản  ứng; tính đại lượng trung 
bình,..
Hướng dẫn:
M hh = 29.0,293 = 8,497
N2     28

8,497

6,497

19,502

H2     2

⇒  %N =

6,497
.100% 25%  
6,497 + 19,503

⇒ Đáp án A.
5.
STT
5

Bài

Lớ p

Tên bài học

Kiến thức liên môn 
cần vận dụng

12

11
Cơ 
bản


Phân bón hóa học

Hóa học ­ Sinh học ­ Công 
nghệ nông nghiệp,…

Ví dụ 10. 
Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? 
A. KCl. 

B. NH4NO3. C. NaNO3. 

D. K2CO3.

Phân tích:
Kiến thức hoá học:  pH của dung dịch muối, công thức tính pH = ­lg  
+
[H ], ý nghĩa của pH,..
Kiến thức toán: công thức tính logarit.
Kiến thức kĩ thuật nông nghiệp và sinh học: phân bón làm tăng độ chua 
của đất.
Hướng dẫn:
+ KCl, NaNO3 tạo bởi các axit mạnh và bazơ mạnh (hoặc tạo bởi các ion 
trung tính) nên dung dịch của chúng cho môi trường trung tính, pH = 7, vì vậy  
không làm thay đổi pH của đất.
+ K2CO3 tạo bởi bazơ mạnh và axit yếu (hoặc tạo bởi ion trung tính: K+ 
và ion bazơ:  NO3− ) nên dung dịch này có pH > 7, làm giảm độ chua của đất.
+ NH4NO3 có pH < 7 do đó làm tăng độ chua của đất.
⇒ Đáp án B.
14



Ví dụ 11.
Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không 
chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm 
khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là 
A. 87,18%. 
B. 65,75%. 
C. 88,52%. 
D. 95,51%.
Phân tích:
Kiến thức hoá học: quặng xinvinit, độ  dinh dưỡng của phân kali được 
đánh giá theo % về  khối lượng của K 2O tương  ứng với lượng K có trong 
thành phần của nó.
Kiến thức toán học: tính thành phần phần trăm về khối lượng.
Kiến thức kĩ thuật nông nghiệp: phân bón, độ dinh dưỡng.
Hướng dẫn:
2KCl 
 K2O
2.74,5g tương ứng với 94g K2O

   55g
⇒ x = 87,18g KCl ⇒ Đáp án A.
Ví dụ 12.
Phân supe photphat kép có độ  dinh dưỡng là 40,0%. Hàm lượng % của canxi 
đihiđrophotphat trong phân bón này là:
A. 69,0.
B. 65,9.
C. 7,3.
D. 73,1.
Phân tích:

Kiến   thức   hoá   học:  công   thức   của   phân   supe   photphat   kép   (canxi 
đihiđrophotphat).
Kiến thức toán học: tính thành phần phần trăm về khối lượng.
Kiến thức kĩ thuật nông nghiệp: phân bón, độ dinh dưỡng.
Hướng dẫn:
P2O5     
    Ca(H2PO4)2
142g tương ứng với 234g
40g      
        xg
⇒ x = 65,9g Ca(H2PO4)2
15


Độ dinh dưỡng của Ca(H2PO4)2 là 

65,9.100%
 = 65,9%.
100

6.
STT
6

Bài

Lớ p

Tên bài học


Kiến thức liên môn 
cần vận dụng

20

12
Cơ 
bản

Sự ăn mòn kim loại

Hóa học ­ Công nghệ công 
nghiệp ­ Vật lí,…

Ví dụ 13.
Cơ chế của sự ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa:

Phân tích:
Kiến thức hoá học: các phản  ứng oxi hóa khử; bản chất của kim loại, 
điều kiện có sự ăn mòn điện hóa, chất điện li.
Kiến thức toán học: cân bằng điện tích ion.
Kiến thức vật lí: sự chuyển dịch electron, sự chênh lệch điện thế khi có 
hai tấm kim loại khác chất tiếp xúc trực tiếp với nhau và với một dung dịch 
chất điện li.
16


Kiến thức công nghệ  công nghiệp: các phương pháp bảo vệ  kim loại 
khỏi sự ăn mòn.
Kiến thức xã hội: để tránh tổn thất cho nền kin tế quốc dân, hàng năm 

phải sửa chữa, thay thế các chi tiết thiết bị máy móc, hoặc tổn thất do thiên 
tai, do môi trường, cần phải nghiên cứu ăn mòn kim loại để bảo vệ kim loại  
khỏi bị ăn mòn.
7.
STT
7

Bài

Lớp

Tên bài học

Kiến thức liên môn 
cần vận dụng

21

12
Cơ 
bản

Điều chế kim loại
(phần luyện tập: hướng dẫn 
HS giải bài tập trong SGK)

Hóa học ­ Công nghệ 
công nghiệp ­ Vật lí,



Ví dụ 14.
Điện phân 150ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ 
dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được 
chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 12,6 gam Fe vào Y, sau khi các phản 
ứng kết thúc thu được 14,5 gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử 
duy nhất của N+5). Giá trị của t là 
A. 1,2. 
B. 0,3. 
C. 0,8. 
D. 1,0.
Phân tích: 
Kiến thức hoá học: Phản ứng điện phân dung dịch muối AgNO3.
Kiến thức lí học: điện phân, dòng điện, công thức Farađay:  m = 

A.I.t
.
F.n

Kiến thức toán học: tính thời gian thực hiện điện phân.
Hướng dẫn: 
Vì sau phản  ứng thu được hỗn hợp kim loại, chứng tỏ có Fe dư, suy ra 
muối thu được sau khi cho Fe vào là muối Fe2+.
Xét thí nghiệm 1: phản ứng điện phân:
2AgNO3 + H2O dpdd (cmnx)  2Ag + 2HNO3 + ½O2 (1)
      x 
  x  
 x
(mol)
Xét thí nghiệm 2: lọc bỏ kết tủa X (Ag), dung dịch cho 0,225 mol Fe vào:
3Fe + 8HNO3 

 3Fe(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)
17


3

8

 x

(mol)

Fe + 2AgNO3 dư 
1
 y 
2

 Fe(NO3)2 + 2Ag    (3)

 y

 y

(mol)

Fedư: z mol.
⇒ Chất rắn sau phản ứng có y mol Ag và z mol Fe dư.
nAg ban đầu = x + y = 0,15 (mol).
3
8


1
2

nFe ban đầu =  x +  y + z = 0,225 (mol).
mhỗn hợp kim loại = 108y + 56z = 14,5 (g).
x = 0,1 mol; y = 0,05 mol; z = 0,1625 mol.
Từ công thức:  m = 

A.I.t
I.t
⇒n e  =   ⇒ t = 3600s hay 1 giờ.
F.n
F

⇒ Đáp án D.
Ví dụ 15. 
Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn 
điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn­Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là: 
A. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại. 
B. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện. 
C. Đều sinh ra Cu ở cực âm. 
D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hoá Cl–. 
Phân tích:
Kiến thức hoá học: phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực 
trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá.
Kiến thức lí học: điện phân, pin điện.Hướng dẫn:
Phản ứng điện phân dung dịch CuCl 2 có màng ngăn, tại catot xảy ra  quá 
trình khử ion Cu2+:
Cu2+ + 2e 

 Cu
Phản  ứng xảy  ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn­Cu vào 
dung dịch HCl:
Tại cực âm (anot) xảy ra quá trình oxi hoá kim loại Zn:
Zn 
 2e + Zn2+.
⇒ Đáp án A.
18


8.
STT
8

Bài

Lớ p

Tên bài học

Kiến thức liên môn 
cần vận dụng

28

12
Cơ 
bản

Luyện tập tính chất của 

kim loại kiềm, kiềm thổ 
và hợp chất của chúng

Hóa học ­ Công nghệ công 
nghiệp ­ Vật lí

Ví dụ 16.
Phản  ứng nào sau đây giải thích cho sự  xâm thực núi đá vôi và sự  tạo thành  
thạch nhũ trong hang động?
A. CaCO3  t  CaO + CO2
0

B. CaCO3 + H2O + CO2 
C. Ca(HCO3)2 

 Ca(HCO3)2

 CaCO3 + H2O + CO2

D. CaCO3 + H2O + CO2 

 Ca(HCO3)2

Phân tích:
Kiến thức hoá học: Công thức của đá vôi, các phản ứng hoá học.
Kiến thức văn học:  có thể  dùng câu tục ngữ  “nước chảy đá mòn” để 
giải thích sự xâm thực núi đá vôi.
Hướng dẫn:
Trong dân gian, câu tục ngữ này nói lòng người có thể thay đổi khi có các  
tác động bên ngoài, dù rất chậm.

Trong hoá học, câu tục ngữ  trên có thể  giải thích bằng phản  ứng hoá 
học, nước có hoà tan CO2 có thể  hoà tan núi đá vôi, dù phản  ứng xảy ra rất 
chậm, nhưng đó là quá trình bào mòn, xâm thực núi đá vôi. Phản ứng cũng chỉ 
ra nguyên nhân của gây ra tính cứng của nước trong nước sinh hoạt, sản xuất.
Và đó là phản ứng thuận của hệ: CaCO3 + H2O + CO2 

 Ca(HCO3)2

Phản ứng nghịch của hệ trên giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong hang 
động núi đá vôi. (Ở  nước ta có rất nhiều hang động được phát hiện như 
Phong Nha Kẻ Bàng, động Hương tích,…).
Ví dụ 17. 
Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương? 
A. Đá vôi (CaCO3). 
19


B. Vôi sống (CaO). 
C. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). 
D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). 
Phân tích:
Kiến thức hoá học: thành phần của các loại đá vôi, vôi sống và thạch 
cao,…
Kiến thức y học: bó bột khi gãy xương.
Kiến thức lí học: sự giãn nở thể tích và tính chất ăn khuôn.
Hướng dẫn:
Đáp án C.
Ví dụ 18. 
Phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh 

lỏng. 
B. Đám cháy magie có thể được dập tắt bằng cát khô. 
C. CF2Cl2 bị cấm sử dụng do khi thải ra khí quyển thì phá hủy tầng ozon. 
D. Trong phòng thí nghiệm, N2 được điều chế bằng cách đun nóng dung  
dịch NH4NO2 bão hoà.
Phân tích:
Kiến thức hoá học: ứng dụng, điều chế và tính chất và công thức của 
các chất Na2SiO3 và K2SiO3, NH4NO2,…
Kiến thức lí học: tính chất của thủy tinh lỏng.
Kĩ năng sống: dập tắt đám cháy có hoá chất.
Hướng dẫn:
Các phương án A, C, D đều đúng (từ tính chất của các chất suy ra).
Đám cháy magie không thể được dập tắt bằng cát khô, do kim loại có 
tính khử mạnh như Mg, Al,… có thể cháy trong CO2 theo phương trình hoá 
học:
2Mg + CO2  t  2MgO + C.
Vì vậy, người ta không dùng CO2 để dập đám cháy magie hoặc nhôm.
0

 ⇒ Đáp án B.
20


VII­ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1­ Bằng thực nghiệm sư  phạm để  so sánh chất lượng tiếp thu của học  
sinh và khả năng vận dụng giữa lí thuyết và kiến thức thực tế.
2­ Phương pháp điều tra bằng phiếu để lấy ý kiến của học sinh về vấn  
đề:
­ So sánh kết quả học tập trên các đối tượng học sinh cụ thể.
­ Các phương  pháp nghiên cứu khác (phương  pháp thống kê, phương  

pháp quan sát…).
* Kế hoạch nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu: các năm học, từ năm 2011 đến 2015.

Lớp thực hiện

12

12

A4

D4

(NC) (CB)
%   Học   sinh   làm   62%
được khi chưa vận  
dụng tích hợp 

50%

%   Học   sinh   vận   90%
dụng học tập tích  
hợp   và   có   hiệu  
quả

85%

11A8  11A9  11A4  11D4

(CB) (CB) (NC) (CB)

10A1 10A3
(CB)

(CB)

65%

55,75
%

50%

60% 63,4% 62%

87,5
%

92,5
%

90%

86,5
%

92,7% 92%

VIII. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

* Kết luận:
Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ  của đề  tài, tôi đã giải quyết được 
một số vấn đề lí luận và thực tiễn sau đây:
­ Nghiên cứu cơ  sở  lí luận về  sử  dụng kiến thức liên môn phát triển t ư 
duy của học sinh trong quá trình dạy, học hoá học.
­ Nghiên cứu cơ sở phân loại kiến thức lí thuyết và bài tập theo các mức  
độ  nhận thức và đã lựa chọn được cách phân loại kiến thức theo 4 mức độ 
phù hợp với thực tế học sinh Trung học phổ thông hiện nay.
­ Lựa chọn và xây dựng được các dạng bài tập, trong đó gồm các bài tập  
trắc nghiệm khách quan và một số  bài tập tự  luận của phần nitơ, photpho, 
21


phần bón hoá học, cân bằng hoá học, kim loại, hoá học với các vấn đề  phát  
triển kinh tế, xã hội và môi trường trong chương trình hoá học lớp 10, 11, 12 
(chương trình cơ bản và nâng cao).
­ Nghiên cứu, đề xuất cách sử dụng phương pháp dạy tích hợp liên môn 
trong khi thiết kế soạn giảng phần nitơ, photpho, phân bón hoá học, cân bằng 
hoá học, kim loại và hợp chất, hoá học.
* Khuyến nghị
Phương pháp vận dụng linh hoạt các môn học khác như  Toán, Vật lí, 
Sinh học, Kĩ thuật nông nghiệp, … vận dụng vào các bài giảng thích hợp để 
tạo hiệu quả cao.
Song, việc vận dụng kiến thức liên môn cần phù hợp với từng bài, từng 
vấn đề sao cho có hiệu quả và chính xác nhất, tránh lan man, không đi sâu vào 
trọng tâm của bài.
* Với những kết quả thực tế có được cho thấy những đóng góp nhất định 
của đề tài trong việc giảng dạy nhằm gây hứng thú học tập tăng động lực học 
tập cho học sinh, phát triển năng lực nhận thức và tư  duy của học sinh (theo 
chương trình cơ bản và nâng cao).

Trong khuôn khổ  của đề  tài, mới chỉ  thực hiện trên hệ  thống bài tập 
thuộc phần Hoá học vô cơ  Trung học phổ  thông các nội dung: cân bằng hoá 
học (lớp 10), nitơ, photpho, phân bón hoá học (lớp 11), kim loại và hợp chất 
của chúng, hoá học với các vấn đề  phát triển kinh tế, xã hội và môi trường  
(lớp 12),… nên mới chỉ đạt được những kết quả nhất định. 
Hướng phát triển của đề tài là tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các phương 
pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực để hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh các  
tri thức có tính chất tích hợp liên môn, nội môn hiệu quả hơn nữa.
Mặc dù đã rất cố gắng, song chắc chắn còn nhiều điều cần được góp ý 
và bổ xung, rất mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô để tôi được rút  
kinh nghiệm và học hỏi.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 5.1.2015
Người viết

Nguyễn Thị Thiên Nga 

22


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa nâng cao và cơ bản lớp 10, 11 và 12
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
 2. Hoá học vô cơ và hữu cơ (tập 1, 2, 3)
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
 
 
 3, Hoá học vô cơ và hữu cơ 
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 
  

4. Đặng Thị Oanh (chủ biên). (2002 ­ 2009)
Giới thiệu đề tuyển sinh Đại học và Cao đẳng.
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 
      
5.  Nguyễn Xuân Trường. 2008. 
Phương pháp giảng dạy.  
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm
.
   

23



×