Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường ở người 45-69 tuổi và một số yếu tố liên quan tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.21 KB, 8 trang )

TỶ LỆ HIỆN MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở NGƯỜI 45-69 TUỔI VÀ MỘT
SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI THỊ TRẤN SA THẦY, HUYỆN SA THẦY, TỈNH
KON TUM NĂM 2016
Nguyễn Bá Trí1*, Lê Trí Khải2, Đào Duy Khánh2, Lê Nam Khánh2, Nguyễn Trọng Hào1
1
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum
2
Sở Y tế tỉnh Kon Tum

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm mô tả tỷ lệ hiện mắc và xác định một số yếu tố liên quan của bệnh đái tháo đường
(ĐTĐ) ở người 45-69 tuổi tại thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm 2016 một cách khoa
học để làm cơ sở cho công tác phòng chống bệnh ĐTĐ trong thời gian tới. Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt
ngang có phân tích sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trên 400 người. Thời gian nghiên cứu từ
tháng 5-12/2016. Chọn mẫu cụm theo 2 giai đoạn: Chọn cụm và chọn đơn vị mẫu theo phương pháp ngẫu
nhiên đơn. Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn, khám các chỉ số nhân trắc theo mẫu thiết kế sẵn và
xét nghiệm đường máu mao mạch. Kết quả cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung là 16,8%, trong đó ĐTĐ là
3,5% và tiền ĐTĐ là 13,3%. Các yếu tố dân tộc kinh, tính chất công việc nhẹ, trình độ học vấn thấp, có tiền
sử gia đình, tiền sử về tim mạch và tiền sử rối loạn mỡ máu liên quan chặt chẽ với bệnh ĐTĐ.
Từ khóa: Đái tháo đường, 45-69 tuổi, Sa Thầy, Kon Tum.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong
những vấn đề sức khỏe chính trong thế kỷ 21
và ước tính 80% các ca bệnh mới ở những nước
đang phát triển [1], trong đó có Việt Nam. Kết
quả điều tra STEPwise do Bộ Y tế thực hiện
năm 2015 ở nhóm tuổi từ 18-69, cho thấy tỷ
lệ ĐTĐ toàn quốc là 4,1%, tiền ĐTĐ là 3,6%.
Trong số các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển
hóa thì ĐTĐ đang trở thành căn bệnh phổ biến,


đang gia tăng nhanh trên giới ở cả những nước
phát triển và những nước đang phát triển, bệnh
có liên quan đến các yếu tố như: Giới, nhóm
tuổi, dân tộc, tính chất công việc, trình độ học
vấn, tiền sử gia đình, tiền sử về tim mạch, tiền
sử rối loạn mỡ máu,... [1, 2]. Bệnh có thể diễn
biến thầm lặng trong vòng 5-10 năm, có tới
65% bệnh nhân mắc bệnh nhưng không được
phát hiện. Tuy nhiên bệnh ĐTĐ có thể được
ngăn chặn nếu cải thiện được các yếu tố nguy
cơ gây mắc bệnh [1]. Những người bị ĐTĐ
cũng có thể sống lâu và khỏe mạnh nếu được
*Tác giả: Nguyễn Bá Trí
Địa chỉ: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kon Tum
Điện thoại: 0166 738 8579
Email:

146

phát hiện, quản lý và chăm sóc tốt tình trạng
bệnh của mình [3-6]. Điều này phụ thuộc rất
nhiều vào sự quan tâm của các cấp Đảng, chính
quyền, các cơ quan chức năng đặc biệt là ngành
y tế. Cần đánh giá đúng tình hình bệnh tại địa
phương, sự hiểu biết của người dân về ĐTĐ
để có chiến lược, biện pháp phòng chống bệnh
một cách có hiệu quả.
Kon Tum là một tỉnh vùng cao, miền núi
thuộc khu vực Tây Nguyên, điều kiện kinh tế,
xã hội còn thấp, việc tiếp cận các thông tin bệnh

tật còn hạn chế, người dân chưa có điều kiện
để tìm hiểu về ĐTĐ nhiều. Từ các đợt khám
sàng lọc hàng năm, chúng tôi nhận thấy số
lượng bệnh nhân tại cộng đồng chưa được phát
hiện bệnh là rất lớn so với số người đã được
chẩn đoán và điều trị, nhiều người được phát
hiện bệnh qua các đợt khám sàng lọc chưa từng
nghĩ rằng mình có thể mắc ĐTĐ. Các nghiên
cứu về ĐTĐ trên phạm vi toàn tỉnh chưa được
thực hiện, nghiên cứu tại các huyện qua các đợt
khám sàng lọc cũng còn rất ít.
Ngày nhận bài: 30/06/2017
Ngày phản biện: 15/09/2017
Ngày đăng bài: 10/10/2017

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017


Sa Thầy là huyện đã được triển khai Dự
án Phòng chống ĐTĐ từ năm 2013, số lượng
bệnh nhân mắc bệnh tương đối nhiều, tuy nhiên
chưa có nghiên cứu khoa học nào để đánh giá
tình hình mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ liên
quan tại địa bàn. Để đánh giá tình hình ĐTĐ tại
huyện Sa Thầy một cách khoa học, nhằm huy
động sự tham gia tích cực của các ban ngành
vào công tác phòng chống bệnh, đồng thời có
chiến lược, biện pháp phòng chống bệnh, góp
phần giảm gánh nặng về kinh tế cho cá nhân,
gia đình người bệnh và cho toàn xã hội là vấn

đề là hết sức cần thiết. Vì vậy chúng tôi tiến
hành đề tài này nhằm mô tả tỷ lệ hiện mắc bệnh
đái tháo đường ở người 45-69 tuổi tại thị trấn
Sa Thầy năm 2016; xác định một số yếu tố
liên quan của bệnh đái tháo đường ở đối tượng
nghiên cứu.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 45-69
tuổi (sinh từ năm 1947 đến năm 1971), đang
sinh sống tại thị trấn Sa Thầy. Những người
từ chối tham gia, phụ nữ có thai, những người
đang điều trị các thuốc có thể gây tăng đường
máu (corticosteroid, hormon tuyến giáp, các
thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai chứa steroid,
diazoxid, vitamin B3,…) không được chọn vào
nghiên cứu.
2.2 Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang có phân tích sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng [7].
2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.3.1 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 5-12/2016, trong đó thời gian thu
thập mẫu từ ngày 12-25/11/2016.
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu
Tại 8/8 thôn, làng thuộc thị trấn Sa Thầy.

2.4 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
2.4.1 Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ
lệ, ta có
n = Z2(1 - /2)

p(1-p)
d2

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu; Z(1-α/2): Hệ số
tin cậy, với mức tin cậy 95%, kiểm định 2 phía,
Z(1-α/2) = 1,96; P: Ước tính tỷ lệ mắc tại cộng
đồng, chọn p = 0,15 (số liệu điều tra năm 20022003 toàn quốc 11,9% [1]); d: Sai số tuyệt đối
giữa mẫu và quần thể, chọn d = 0,05.
Sử dụng phần mềm Sample Size 2.0 của
WHO (mục 1.1) tính được cỡ mẫu nghiên cứu
là 196. Vì đây là mẫu cụm (mỗi thôn, làng là
một cụm) nên ta cần nhân với hệ số thiết kế (de:
design effect) bằng 2 nên cỡ mẫu cần nghiên
cứu là: 196 x 2 = 392, chúng tôi lấy tròn số 400
người. Mỗi thôn, làng cần điều tra 400/8 = 50
người. Trên thực tế chúng tôi đã điều tra được
400 người, trong đó mỗi cụm là 50 người.
2.4.2 Cách chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu
này là chọn mẫu cụm theo 2 giai đoạn:
Chọn cụm: Chọn toàn bộ 8/8 thôn, làng của
thị trấn Sa Thầy, vì vậy mỗi thôn, làng là một
cụm. Mỗi cụm có tối thiểu 50 người (= 400
người /8 cụm) được nghiên cứu.
Chọn đơn vị mẫu: Đơn vị mẫu nghiên cứu
được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn

[7]. Khung mẫu là danh sách tất cả những người
từ 45-69 tuổi theo từng cụm nghiên cứu được lấy
từ sổ nhân khẩu thôn, làng. Sử dụng phần mềm
R 3.2.2 chọn ngẫu nhiên mỗi cụm 50 người
để nghiên cứu và chọn thêm 10% cỡ mẫu (40
người chia ra mỗi cụm 5 người) từ các khung
mẫu (không tính 400 mẫu đã được chọn) để dự
phòng mẫu không đạt tiêu chuẩn lựa chọn hoặc
không tiếp cận được đối tượng nghiên cứu.
2.5 Vật liệu, hóa chất và thiết bị chính
Đo cân nặng bằng cân sức khỏe Nhơn Hòa,
Việt Nam, tiêu chuẩn ISO 9001. Đo chiều cao

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017

147


bằng thước đo chiều cao SECA 216, Đức. Đo
vòng eo, vòng mông bằng thước dây Cefes 15150, Đức. Đo huyết áp bằng máy đo huyết áp
thủy ngân ALPK2, Nhật Bản. Đo đường máu
bằng máy OneTouch Verio, hãng sản xuất
Jonhson&Jonhson. Sử dụng bộ câu hỏi được
thiết kế sẵn của Dự án phòng chống ĐTĐ
- Bệnh viện Nội tiết Trung ương để thu thập
thông tin.
2.6 Các biến số nghiên cứu chính
Biến số định lượng: Năm sinh, chiều cao,
cân nặng, vòng bụng, huyết áp tâm thu, huyết
áp tâm trương, cân nặng của con lúc sinh, kết

quả xét nghiệm đường máu.
Biến số định tính: Giới, nhóm tuổi, dân tộc,
tính chất công việc, trình độ học vấn, tiền sử
gia đình, tiền sử về tim mạch, tiền sử rối loạn
mỡ máu.
Biến phụ thuộc: Bệnh đái tháo đường.
Biến độc lập: Giới, nhóm tuổi, dân tộc, tính
chất công việc, trình độ học vấn, tiền sử gia đình,
tiền sử về tim mạch, tiền sử rối loạn mỡ máu.
2.7 Phương pháp quản lý, xử lý và và phân
tích số liệu
Các thông tin được mã hóa, làm sạch trước
khi nhập bằng Chương trình Epidata 3.1 và sử
dụng phần mềm Stata 10.0 để xử lý và phân
tích số liệu.
Áp dụng các phân tích mô tả để tính tần số
(N) và tỷ lệ phần trăm (%).

148

So sánh, tìm sự khác biệt cho biến định tính:
Nếu là của 1 nhóm, áp dụng trắc nghiệm thống
kê ztest; nếu là của trên 1 nhóm, áp dụng test
khi bình phương (χ2) khi tần số mong đợi của
các ô đều lớn hơn hoặc bằng 5 hoặc fisher’s
exact test khi tần số mong đợi của một ô nào
đó nhỏ hơn 5. Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05
được áp dụng.
Xây dựng mô hình hồi quy logistic đa biến
để phân tích mối liên quan giữa bệnh ĐTĐ với

một số yếu tố liên quan.

III. KẾT QUẢ
3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu trên 400 người trong độ tuổi 4569 tuổi tại thị trấn Sa Thầy, mỗi cụm là 50 người.
Trong đó: Nam 134 (33,5%); nữ 266 (66,5%).
Dân tộc kinh 251 (62,75%); dân tộc khác 149
(37,25%). Nhóm 45-49 tuổi 84 (21,0%); nhóm
50-54 tuổi 86 (21,5%); nhóm 55-59 tuổi 95
(23,7%); nhóm 60-64 tuổi 47 (11,8%); nhóm
65-69 tuổi 88 (22,0%). Tính chất công việc
hoàn toàn tĩnh tại 10 (2,50%); công việc nhẹ 90
(22,50%); công việc trung bình 225 (56,25%);
công việc nặng 75 (18,75%). Số người không
biết đọc, không biết viết 18 (4,50%); biết đọc,
biết viết 64 (16,00%); tốt nghiệp tiểu học
107 (26,75%); tốt nghiệp trung học cơ sở 91
(22,75%); tốt nghiệp phổ thông trung học 29
(7,25%); tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp
(THCN) trở lên 91 (22,75%).

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017


3.2 Tỷ lệ hiện mắc bệnh đái tháo đường
Bảng 1. Tỷ lệ mắc bệnh
Kết quả xét nghiệm đường máu

Số lượng (N)


Tỷ lệ %

Bình thường

333

83,2

Đái tháo đường

14

3,5

Tiền đái tháo đường

53

13,3

Tổng cộng

400

100

Bảng 1 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ chung là 16,8%, trong đó ĐTĐ là 3,5% và tiền ĐTĐ là
13,3%.
Bảng 2. So sánh với kết quả điều tra STEPwise do Bộ Y tế thực hiện năm 2015
Nội dung


Tỷ lệ toàn quốc (%)

Tỷ lệ trong nghiên cứu (%)

Tăng (+), giảm (-)

p của ztest

Đái tháo đường

4,1

3,5

- 0,8

0,727

Tiền đái tháo đường

3,6

13,3

+ 9,7

0,001

Bảng 2 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ thấp hơn tỷ

lệ toàn quốc năm 2015 sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (p của ztest > 0,05); tỷ lệ

tiền ĐTĐ cao hơn tỷ lệ toàn quốc năm 2015 sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p của ztest
< 0,05).

Bảng 3. So sánh với tỷ lệ mắc ở vùng núi cao năm 2002-2003 [1]
Nội dung

Tỷ lệ toàn quốc (%)

Tỷ lệ trong nghiên cứu (%)

Tăng (+), giảm (-)

p của ztest

Đái tháo đường

2,1

3,5

+ 1,4

0,001

Tiền đái tháo đường


9,3

13,3

+ 4,0

0,003

Bảng 3 cho thấy tỷ lệ mắc ĐTĐ và tiền ĐTĐ
trong nghiên cứu của chúng tôi đều cao hơn so
với các tỷ lệ tương ứng ở vùng núi cao của toàn

quốc năm 2002-2003 và các sự khác biệt này
đều có ý nghĩa thống kê (p của ztest < 0,05).

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017

149


3.3 Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường
Bảng 4. Mô hình hồi quy logistic đa biến phân tích mối liên quan giữa bệnh đái tháo đường
với một số yếu tố liên quan
Biến phụ thuộc
Bệnh đái tháo đường
Đặc điểm

OR

95%CI


1

-

2,85

0,7 - 10,9

1

-

45-49 tuổi

0,7

0,1 - 5,3

55-59 tuổi

0,8

0,1 - 5,2

60-64 tuổi

KXĐ

KXĐ


65-69 tuổi

1,6

0,3 - 9,7

1

-

19,7 *

1,4 - 283,9

1

-

Hoàn toàn tĩnh tại

KXĐ

KXĐ

Nhẹ

13,1 *

1,1 - 154,1


3,6

0,3 - 40,7

1

-

Không biết đọc, biết viết

32,5 *

1,3 - 804,5

Biết đọc, biết viết

10,2 *

>1,0 - 98,6

Tốt nghiệp tiểu học

3,2

0,4 - 26,8

Tốt nghiệp trung học cơ sở

5,2


0,8 - 32,8

Tốt nghiệp phổ thông trung học

0,9

0,1 - 13,3

1

-

12,5 *

2.5 - 61,8

1

-

5,27 *

1,14 - 24,4

Giới
Nữ (nhóm só sánh)
Nam
Nhóm tuổi
50-54 tuổi (nhóm só sánh)


Dân tộc
Khác (nhóm só sánh)
Kinh
Tính chất công việc
Nặng (nhóm so sánh)

Trung bình
Trình độ học vấn
Tốt nghiệp THCN trở lên (nhóm so sánh)

Tiền sử gia đình
Không (nhóm so sánh)

Tiền sử về tim mạch
Không (nhóm so sánh)

Tiền sử rối loạn mỡ máu
Không (nhóm so sánh)


1

-

7,4 *

1,4 - 39,3

Ghi chú: *: Có ý nghĩa thống kê; KXĐ: Không xác định; THCN: Trung học chuyên nghiệp


150

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017


Kết quả tại bảng 4 cho thấy các biến giới,
nhóm tuổi không thấy có ảnh hưởng đáng kể
đối với bệnh ĐTĐ và sự khác biệt đều không
có ý nghĩa thống kê (do 95%CI đều chứa 1).
So với người dân tộc khác thì người kinh có
xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 19,7 lần và
sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR =
19,7; 95%CI: 1,4 - 283,9). So với nhóm người
có tính chất công việc nặng thì người có tính
chất công việc nhẹ có xác xuất mắc bệnh ĐTĐ
cao gấp 13,1 lần và sự khác biệt này là có nghĩa
thống kê (OR = 13,1; 95%CI: 1,1 - 154,1).
Trình độ học vấn càng thấp thì xác xuất mắc
bệnh ĐTĐ càng cao, so với người tốt nghiệp
THCN trở lên thì người chỉ biết đọc, biết viết
có xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 10,2 lần
và sự khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR
= 10,2; 95%CI: >1,0 - 98,6); người không biết
đọc, biết viết cao gấp 32,5 lần và sự khác biệt
này là có nghĩa thống kê (OR = 32,5; 95%CI:
1,3 - 804,5). So với người không có tiền sử gia
đình thì người có tiền sử gia đình có xác suất
mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 12,5 lần và sự khác biệt
này là có nghĩa thống kê (OR = 12,5; 95%CI:

2.5 - 61,8). Người có tiền sử về tim mạch có
xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao hơn 5,27 lần so
với người không có tiền sử về tim mạch và sự
khác biệt này là có nghĩa thống kê (OR = 5,27;
95%CI: 1,14 - 24,4). Người có tiền sử rối loạn
mỡ máu có xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao hơn
7,4 lần so với người không có tiền sử rối loạn
mỡ máu và sự khác biệt này là có nghĩa thống
kê (OR = 7,4; 95%CI: 1,4 - 39,3).

thời điểm năm 2016, không phải của cả năm;
không phân tích gộp cả ĐTĐ và tiền ĐTĐ.
4.1 Tỷ lệ mắc bệnh
Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu của
chúng tôi là 3,5%, thấp hơn tỷ lệ mắc ĐTĐ toàn
quốc năm 2015 (4,1%) sự khác biệt này không
có ý nghĩa thống kê (p của ztest > 0,05); cao
hơn tỷ lệ mắc ĐTĐ vùng núi cao (2,1%) qua
cuộc điều tra toàn quốc năm 2002-2003 [1] sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p của ztest
< 0,05). Tỷ lệ tiền ĐTĐ trong nghiên cứu của
chúng tôi là 13,3%, cao hơn tỷ lệ tiền ĐTĐ toàn
quốc năm 2015 (3,6%) và tỷ lệ tiền ĐTĐ vùng
núi cao (9,3%) qua cuộc điều tra toàn quốc năm
2002-2003 [1] và các sự khác biệt này đều có
ý nghĩa thống kê (p của ztest < 0,05). Điều này
cho thấy sự khác biệt tỷ lệ bệnh ĐTĐ tại thị
trấn Sa Thầy tỉnh Kon Tum so với toàn quốc
không nhiều và sau hơn 10 năm tỷ lệ mắc bệnh
đái tháo đường đã tăng lên đáng kể.

4.2 Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái
tháo đường
4.2.1 Giới và tuổi
Theo nghiên cứu tại Cao Bằng của Tạ Văn
Bình và Hoàng kim Ước, tỷ lệ mắc ĐTĐ giữa
nam và nữ chênh lệch không nhiều, tỷ lệ mắc
ĐTĐ ở nhóm tuổi trên 45 cao hơn so với dưới
45 tuổi [8]. Trong nghiên cứu chúng tôi các yếu
tố giới và nhóm tuổi không thấy có ảnh hưởng
đáng kể đối với bệnh ĐTĐ.
4.2.2 Dân tộc

IV. BÀN LUẬN
Sa Thầy là một huyện có điều kiện kinh tế
xã hội ở mức trung bình của tỉnh Kon Tum, qua
khám sàng lọc hàng năm nhận thấy số lượng
bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tương đối nhiều, tuy
nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh
giá tình hình mắc, chúng tôi thực hiện đề tài
này với mục tiêu mô tả tỷ lệ hiện mắc và xác
định một số yếu tố liên quan với bệnh ĐTĐ ở
người 45-69 tuổi tại thị trấn Sa Thầy.
Đề tài này còn có một số hạn chế đó là: Tỷ
lệ hiện mắc trong nghiên cứu này chỉ là một

Nghiên cứu cho thấy người kinh có xác suất
mắc bệnh ĐTĐ cao gấp 19,7 lần so với người
dân tộc khác và sự khác biệt này là có nghĩa
thống kê (OR = 19,7; 95%CI: 1,4 - 283,9).
Bệnh ĐTĐ có liên quan đến dân tộc [1], nghiên

cứu của Nguyễn Văn Lành thì tỷ lệ mắc ĐTĐ
ở người Khmer là 11,91% [9] . Để hiểu rõ sự
khác nhau về yếu tố dân tộc tại địa bàn nghiên
cứu, cần có những nghiên cứu sâu hơn .
4.2.3 Hoạt động thể lực
Nghiên cứu của Trần Ngọc Dung và Nguyễn
Văn Lành, người ít hoạt động thể lực mắc bệnh

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017

151


ĐTĐ cao hơn người hoạt động thể lực [10].
Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả
tương tự và phù hợp với y văn bệnh ĐTĐ [1].
4.2.4 Trình độ học vấn
Nghiên cứu của Trần Văn Hải và Đàm Văn
Cương người có học vấn thấp dưới trung học
cơ sở có tỉ lệ mắc ĐTĐ cao gấp 1,7 lần so với
người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở
lên [11]. Điều này cũng tương tự như nghiên
cứu của chúng tôi, trình độ học vấn càng thấp
thì xác xuất mắc bệnh ĐTĐ càng cao. Nhìn
chung, trình độ học vấn càng cao kiến thức
càng rộng, vì vậy việc thiếu thông tin và hiểu
biết về bệnh có thể là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ
mắc bệnh.
4.2.5 Tiền sử gia đình
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình [8] và nghiên

cứu của Trần Hữu Dàng [12] đều cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ ở người có tiền sử gia đình cao
hơn ở người không có tiền sử gia đình. Trong
nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả
tương tự và điều này cũng phù hợp với y văn
bệnh ĐTĐ [1].
4.2.6 Tiền sử về tim mạch
Tại bảng 4 cho thấy người có tiền sử về tim
mạch có xác suất mắc bệnh ĐTĐ cao hơn 5,27
lần so với người không có tiền sử về bệnh này và
điều này cũng phù hợp với y văn bệnh ĐTĐ [1].
4.2.7 Tiền sử rối loạn mỡ máu
Nghiên cứu của Tạ Văn Bình thì tỷ lệ mắc
bệnh ĐTĐ ở người có tiền sử rối loạn mỡ máu
cao hơn ở người không có tiền sử bệnh này [8].
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết
quả tương tự và cũng phù hợp với y văn bệnh
ĐTĐ [1].

V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ ĐTĐ tại thị trấn Sa Thầy năm 2016 là
16,8% (trong đó ĐTĐ 3,5%, tiền ĐTĐ 13,3%).
Một số yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ: Dân
tộc kinh, tính chất công việc nhẹ, trình độ học
152

vấn thấp, có tiền sử gia đình, tiền sử về tim
mạch và tiền sử rối loạn mỡ máu.
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu trân trọng
cảm ơn Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh,

Trung tâm Y tế huyện Sa Thầy, UBND, Trạm
Y tế và nhân viên y tế thôn làng thị trấn Sa
Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi
triển khai nghiên cứu; trân trọng cảm ơn các
đối tượng nghiên cứu đã hợp tác tham gia vào
nghiên cứu rất nhiệt tình và có trách nhiệm.
Nhóm nghiên cứu cam kết không xung đột lợi
ích từ kết quả nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Văn Bình. Bệnh Đái tháo đường - Tăng glucose
máu. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2006.
2. WHO. Definition, diagnosis and classification of
diabetes mellitus and its complications. Diagnosis
and classification of diabetes mellitus. 1999;Part
1:2-16.
3. Franz MJ, Warshaw H, Daly AE, Green-Pastors
J. Evolution of diabetes medical nutrition therapy.
British Med J 2003;79(927): 30-35
4. WHO. Global report on diabetes. 20 Avenue
Appia, 1211 Geneva 27, Switzerland: Printed in
France; 2016.
5. Tạ Văn Bình. Những nguyên lý nền tảng đái tháo
đường - Tăng glucose máu. Hà Nội: Nhà xuất bản
Y học; 2007.
6. Tạ Văn Bình. Người bệnh đái tháo đường cần
biết. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2007.
7. Hoàng Văn Minh, Lưu Ngọc Hoạt. Tài liệu hướng
dẫn xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học y
học. Đại học Y Hà Nội: Nhà xuất bản Y học; 2011.

8. Tạ Văn Bình, Hoàng Kim Ước. Kết quả điều tra
đái tháo đường và rối loạn đường huyết ở đối
tượng có nguy cơ cao tại Cao Bằng năm 2004.
Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị
khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và
Chuyển hóa. 2007:825-38.
9. Nguyễn Văn Lành. Thực trạng bệnh Đái tháo
đường, tiền Đái tháo đường ở người Khmer tỉnh
Hậu Giang và đành giá hiệu quả một số biện pháp
can thiệp. Hà Nội: Viện Vệ sinh dịch tễ Trung
ương; 2014.
10. Trần Ngọc Dung, Nguyễn Văn Lành. Yếu tố liên
quan bệnh đái tháo đường ở người dân độ tuổi 4069 tại thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu Giang năm 2009.
Y học thực hành 2011; 788:81-4.
11. Trần Văn Hải, Đàm Văn Cương. Nghiên cứu tình

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017


hình đái tháo đường và kiến thức, thực hành dự
phong biến chứng ở người dân 30-64 tuổi tại tỉnh
Hậu Giang năm 2011. Y học thực hành 2013; 865:.
12. Trần Hữu Dàng, Huỳnh Văn Đôm. Nghiên cứu tình

hình đái tháo đường ở người 30 tuổi trở lên tại thành
phố Quy Nhơn năm 2005. Báo cáo toàn văn các đề
tài khoa học - Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên
ngành Nội tiết và Chuyển hóa. 2007:648-60.

DIABETES MELLITUS PREVALENCE OF PEOPLE AGED FROM 45 TO 69

AND SOME RELATED FACTORS IN SA THAY TOWN, SA THAY DISTRICT,
KON TUM PROVINCE, 2016
Nguyen Ba Tri1, Le Tri Khai2, Dao Duy Khanh2, Le Nam Khanh2, Nguyen Trong Hao1
1
Preventive Medicine Center of Kon Tum Province
2
Health Department of Kon Tum Province
Diabetes is one of the major health problems of
the 21st century and accounts for 80% new cases
in developing countries including Vietnam. This
study was to describe the prevalence of diabetes
mellitus in people aged 45-69 and its related
factors in Sa Thay Town, Sa Thay District,
Kon Tum Province in 2016 then use it as. The
study was a quantitative cross-sectional survey
of 400 people from May 2016 to December
2016, using a multi-stage sampling techique:
cluster sampling and single random sampling.
Data were collected by a pre-tested structured

questionnaire,
measuring
anthropometric
indicators and capillary blood glucose testing.
The results show that the prevalence of diabetes
mellitus was 16.8%, in which diabetes mellitus
was 3.5% and pre-diabetes mellitus was 13.3%.
Ethnic factors, job, low educational level,
family history, cardiovascular disease history
and Dyslipidemia history are closely related to

diabetes mellitus.
Keywords: Diabetes mellitus, aged 45-69,
Sa Thay, Kon Tum.

Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 8 - 2017

153



×