Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.42 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

PHẪU THUẬT KẾT HỢP XƯƠNG BẰNG NẸP VÍT
ĐIỀU TRỊ GÃY LỒI CẦU XƯƠNG HÀM DƯỚI
Trần Quý Đệ*, Lê Đức Lánh**

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị gãy lồi cầu (LC) bằng phương pháp kết hợp xương bằng nẹp vít tại
Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bình Định.
Phương pháp: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng - Báo cáo loạt ca tiến hành trên 41 trường
hợp bệnh nhân gãy lồi cầu tại Khoa Răng Hàm Mặt, bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định từ tháng 1/2010 đến tháng
7/ 2013, theo dõi và đánh giá dựa trên lâm sàng và phim Xquang cho đến sau phẫu thuật 6 tháng.
Kết quả và kết luận: Đường rạch dưới hàm biến đổi là một kỹ thuật điều trị gãy cổ lồi cầu tương đối dễ tiến
hành và đem lại thành công về mặt chức năng, giải phẫu, thẩm mỹ ở mức độ chấp nhận được và ít gây biến
chứng.
Từ khoá: Gãy cổ lồi cầu xương hàm dưới, kết hợp xương, đường rạch dưới hàm biến đổi.

ABSTRACT
TREATMENT OF MANDIBULAR CONDYLAR NECK FRACTURES USING OSTEOSYNTHESIS WITH
PLATE
Tran Quy De, Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 313 - 318
Objective: To evaluate the results of treatment of mandibular condylar neck fractures using osteosynthesis
with plate at Binh Dinh hospital.
Methods: Clinical trial and case series report without control group on 41 patients with condylar fractures
that were treated at the Departure of Maxillofacial, Binh Dinh Hospital from January 2010 to July 2013. These
subjects were followed up based on clinical signs and radiographs during 6 months.
Results and conclusions: The modified-submandibular approach, a technique applied in treatment of
condylar neck fracture, was fairly easy to perform and effective to re-establish acceptable anatomic structure,
function and aesthetics. There was also low rate of complication following this technique.


Key words: mandibular condylar neck fractures, osteosynthesis, modified-submandibular approach.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy LC sẽ ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng
của hệ thống nhai và sự di lệch của lồi cầu gãy sẽ
làm phá vỡ cấu trúc diện khớp, đĩa khớp, các
dây chằng và cơ bám vào khớp, từ đó có thể để
lại các di chứng như loạn năng khớp, cứng khớp,
rối loạn vận động hàm dưới (HD), rối loạn tăng
trưởng HD, sai khớp cắn.... ảnh hưởng trực tiếp
đến chức năng ăn nhai và phần nào thẩm mỹ
của bệnh nhân(BN)(4)4.

Tại Việt Nam, gãy LC phần lớn được điều
trị bằng phương pháp bảo tồn do đây là
phương pháp đơn giản và tương đối hiệu quả.
Tuy nhiên, với tình hình chấn thương hàm
mặt ngày càng tăng về số lượng và mức độ
trầm trọng như hiện nay, việc điều trị gãy LC
XHD bằng phương pháp phẫu thuật (PT) đang
ngày càng trở nên cần thiết. Có nhiều kỹ thuật
đã được mô tả trong việc điều trị kết hợp
xương lồi cầu, trong đó, sử dụng hệ thống nẹp
vít nhỏ đang trở nên ngày càng thông dụng và

*Bệnh Viện đa khoa tỉnh Bình Định
**Bộ môn Cấy ghép nha khoa- Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Trần Quý Đệ
ĐT: 0918015014
Email:


Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

313


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

phương pháp PT qua đường vào ngoài mặt
vẫn còn được sử dụng bên cạnh việc cải tiến
sao cho giảm tối đa biến chứng. Đồng thời, tại
tỉnh Bình Định do tỉ lệ BN bị tai nạn cao,
phương tiện điều trị ở tuyến tỉnh còn hạn chế
và hệ thống nẹp-vít nhỏ bắt đầu được áp dụng
trong điều trị gãy XHD vào năm 2010 nên
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên
cứu “Phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít điều
trị gãy lồi cầu xương hàm dưới tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình định từ năm 2010 - 2013” với các
mục tiêu sau:

Phân loại gãy lồi cầu theo phân loại của Lindahl

1. Xác định các dữ liệu dịch tễ học gãy lồi cầu
XHD tại Bình Định.

Thời điểm đánh giá
- Đánh giá lâm sàng tại các thời điểm 02

tuần, 04 tuần, 03 tháng và 06 tháng sau PT.

2. Đánh giá hiệu quả điều trị trong gãy LC
bằng nẹp vít.

ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU
Mẫu nghiên cứu
Tất cả BN được chẩn đoán gãy LC được điều
trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện đa khoa
tỉnh Bình định, từ tháng 1/2010 đến tháng 7/2013.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: Tất cả BN được chẩn
đoán gãy cổ lồi cầu có chỉ định PT ; người nhà và
BN đồng ý điều trị PT. Tiêu chuẩn loại trừ: BN
chấn thương sọ não nặng; BN bị di chứng sau
chấn thương sọ não (Glasgow<12 điểm); Lành
thương lệch tại chỗ gãy lồi cầu; Gãy vỡ đầu lồi
cầu; BN không đồng ý tham gia điều trị.
Nghiên cứu sử dụng hệ thống nẹp vít nhỏ
dày 1mm của BioMaterials Korea, Inc.

Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối
chứng - Báo cáo loạt ca.

Chuẩn bị BN
- Lập hồ sơ bệnh án theo dõi. Ghi nhận tiền
sử và bệnh sử. Khám và ghi nhận các triệu
chứng: Đau vùng trước tai bên gãy khi sờ hoặc
khi vận động hàm, mất cân xứng mặt, chảy máu
ống tai ngoài bên gãy và mức độ: sai khớp cắn,

vị trí cắn hở, vị trí chạm sớm.
- Chụp phim CT: khảo sát hình ảnh trên CT.

314

Tiến trình điều trị
Sử dụng đường rạch dưới hàm biến đổi
(đường rạch Risdon biến đổi)
Sau Phẫu thuật: Tất cả các BN đều: thực hiện
chế độ ăn lỏng, dùng thuốc kháng sinh, kháng
viêm, giảm đau, BN cử động hàm từ ngày đầu
tiên sau PT và nói, xuất viện sau 1 tuần. Yêu cầu
BN ăn mềm trong thời gian 4-6 tuần và tập há
ngậm miệng, đưa hàm ra trước và sang bên.

Phương pháp đánh giá

- Đánh giá cận lâm sàng được thực hiện vào
thời điểm 1 tuần sau PT trên phim CT, 04 tuần,
03 tháng và 06 tháng sau PT bằng phim mặt
thẳng, phim chếch nghiêng HD.

Tiêu chí đánh giá kết quả điều trị
1. Tình trạng vết mổ: Bung chỉ, hở vết mổ: Có/
không. Nhiễm trùng (0: không, 1: nhẹ, 2: vừa, 3:
nặng). Tụ máu vết mổ (0: không, 1: ít, 2: nhiều).
Dò mủ vết mổ: Có/ không. Sẹo mổ ngoài da:
Đẹp, Vừa, Xấu. Tổn thương thần kinh mặt: Có/
không.
2. Vận động hàm dưới sau phẫu thuật: Độ há

miệng: theo Hoàng Tử Hùng và cs (2005)(3). Tiếp
xúc cắn khớp trong các vận động chức năng:
(Lồng múi tối đa, Vận động trượt: Ra trước và
Sang bên). Đánh giá tình trạng ăn nhai sau PT
theo tiêu chí của Gupta (0: không ăn nhai được,
1: chỉ có thể ăn nhai thức ăn mềm, 2: chỉ có thể ăn
nhai thức ăn cứng vừa phải,3: có thể ăn nhai
thức ăn cứng).
3. Hình ảnh Xquang lành thương sau phẫu thuật:
Mức độ tiếp hợp xương (Chính xác: Khoảng hở
giữa hai đầu đoạn gãy <1mm và bờ xương liên
tục; Lệch ít: khoảng hở giữa 2 đầu đoạn gãy
<1mm và bờ xương lệch <1mm; Lệch nhiều:
khoảng hở giữa 2 đầu đoạn gãy >1mm hay bờ
xương lệch >1mm). Gãy nẹp (có/ không), bong
vít (có/ không).

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Dữ liệu dịch tễ của mẫu nghiên cứu trước
điều trị
Tỉ lệ BN gãy LC XHD tại BV đa khoa tỉnh
Bình Định là 10%, cao hơn nghiên cứu của
L.P.Vũ và L.Đ.Lánh (2010)(6) trên BN tại BV đa
khoa tỉnh Tiền Giang (5,9%) và thấp hơn
N.T.K.Khôi và L.Đ.Lánh (2011)(9) khảo sát tại BV
đa khoa tỉnh Đồng Nai là 23,9%. Người trẻ bị

chấn thương chiếm tỉ lệ cao nhất 63,4% (20-30
tuổi), với tỉ lệ nam (82,9%) gấp gần 5 lần so với
nữ (17,1%). Trong số các nguyên nhân chấn
thương, tai nạn giao thông xe gắn máy hai bánh
chiếm xuất độ cao nhất (90,3%), đây là vấn đề
thường gặp trong các nghiên cứu về chấn
thương hàm mặt ở nước ta. Nghiên cứu này
không ghi nhận được trường hợp nào bị gãy LC
do tai nạn thể thao. Hầu hết đều bị gãy ở vị trí
dưới LC (63,4%) và cổ LC (34,2%) (Bảng 1). Có
40/41 (97,6%) BN bị gãy lồi cầu có di lệch, trong
đó có 22 trường hợp bị di lệch chồng ngắn ra
ngoài (53,7%), 12 trường hợp bị di lệch chồng
ngắn vào trong (29,3%), 6 trường hợp di lệch
chồng ngắn vào trong và lùi sau ( 14,6%); 1
trường hợp bi di lệch gập góc (2,4%).
Bảng 1. Tỉ lệ gãy lồi cầu phân bố theo hướng lực tác
động
Hướng lực
Lên Cằm
Lên cành ngang
Tổng

n
38
3
41

Tỉ lệ %
93,7

7,3
100,0

Đa số các trường hợp gãy lồi cầu đều bị tác
động lực lên vùng cằm, điều này cũng tương
ứng với tỉ lệ gãy lồi cầu do tai nạn giao thông
chiếm đa số 90,3%. Độ há miệng tối đa trước PT
thay đổi từ 5 - 25mm ở nam và từ 8 - 20mm ở nữ
(Bảng 2). Há miệng quá hạn chế đều xảy ra ở
những trường hợp gãy LC di lệch ra ngoài. Mặc
dù đa số các trường hợp BN đều được cột cung 2
hàm trước PT, nhưng sau khi nắn chỉnh và nẹp
đoạn gãy bằng hệ thống nẹp vít nhỏ thì không có
trường hợp nào cần cố định 2 hàm. Trong
nghiên cứu này, tất cả BN đều thực hiện chế độ
ăn mềm trong 1 tháng. Sau đó, nếu BN có hạn

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

chế vận động hàm dưới, thì hướng dẫn thêm tập
há miệng.
Bảng 2. Độ há miệng tối đa trước phẫu thuật
Độ há miệng
Độ há miệng
tối đa nhỏ nhất(mm)
Độ há miệng
tối đa lớn nhất(mm)
TB Độ há miệng

tối đa (mm)
Trung bình

Nam

Nữ

5mm

8mm

25mm

20mm

12,15 ± 5.4 12,71 ± 4.1
mm
mm
12,24 ± 5,2mm

Theo dõi sau phẫu thuật
Tình trạng sai khớp cắn sau PT 2 tuần, có 3
trường hợp (7,3%). 100% đạt lồng múi tối đa.
Việc tái lập lại tình trạng khớp cắn và vận động
HD là việc cần thiết trong điều trị gãy LC XHD
trong đó tập vận động HD là yếu tố quan
trọng.Vận động há tối đa hồi phục rất nhanh sau
PT, gần như trở về giá trị bình thường sau mổ 2
tuần nhờ hệ thống nẹp –vít nhỏ đủ vững chắc để
không cần cố định liên hàm hỗ trợ. Ở nam, độ há

tối đa TB: 41,06 ± 5,8mm và ở nữ: 40,00 ± 7,4mm
(cả 2 giới: 40,88 ± 5,93mm). Gãy lồi cầu XHD có
thể làm tăng nguy cơ đau khớp TDH, di lệch đĩa
khớp, há miệng hạn chế và những rối loạn thái
dương hàm khác cũng đã được ghi nhận trong
nhiều nghiên cứu. Một tuần sau PT, hầu hết BN
còn than phiền đau ở khớp TDH với mức độ 4
chiếm đa số: 39%, có đến 8 trường hợp đau dữ
dội (19,5%). Tỉ lệ này giảm dần sau 1 tháng và
gần như hết đau sau 3 tháng theo dõi. BN dễ
dàng vận động hàm sớm sau mổ và rất thoải mái
do không có cung cố định hàm trong miệng, đây
là ưu điểm rất lớn khi sử dụng hệ thống nẹp ốc
này điều trị gãy LC XHD. Có tỉ lệ nhỏ hở vết mổ
do bung chỉ (1,24%) được khâu lại dưới gây tê và
1 trường hợp nhiễm trùng nhẹ sau mổ (1,24%)
xuất hiện trong 2 tuần đầu sau mổ được rạch
dẫn lưu và điều trị kháng sinh và ổn định ngay
sau đó. Nghiên cứu này không có trường hợp
nào bị viêm xương, lộ nẹp-vít hay phản ứng thải
nẹp-vít. Ngoài ra cũng không ghi nhận trường
hợp nào chậm liền xương, tất cả đường gãy đều
vững ổn. Tại thời điểm đánh giá trên X quang 7
ngày sau PT, kết quả về tình trạng lành thương

315


Nghiên cứu Y học


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

sau phẫu thuật của nghiên cứu này (Bảng 3)
không tốt bằng Meyer (2008)(8): 10 ngày sau PT
có 62/75 trường hợp (83%) có kết quả tốt.
Bảng 3. Tình trạng lành thương xương sau PT
Tiếp hợp xương
Chính xác
Lệch ít
Lệch nhiều
Tổng số

2 tuần
25 (61,0)
15 (36,6)
1(2,4)
41 (100%)

Nghiên cứu này cũng có kết quả thành công
cao với 40/41 BN, không có trường hợp nào mất
trương lực cơ mặt tạm thời. Trong số 93 BN PT
qua đường dưới hàm của Ellis có 17,2% mất
trương lực tạm thời và tất cả đều hồi phục trong
vòng 6 tháng(1). Tang và csự (2009), Hammer
(1997)(2,12) đã ghi nhận tỷ lệ tổn thương dây thần
kinh mặt sau PT qua đường rạch trước tai dao
động từ 3,2% đến 42,9%. So với các phương
pháp PT khác, đường rạch sau hàm cho phép
nhìn thấy rõ cành đứng XHD và đầu LC hơn.
Tuy nhiên, theo Ellis và cộng sự (2000) và Tang

và cs (2009)(1,12) phương pháp phẫu thuật qua
đường rạch sau hàm cổ điển yêu cầu phải banh
vạt từ thùy sau hoặc thùy dưới tuyến mang tai
để bộc lộ vị trí gãy xương. Điều này có thể gây ra
chấn thương dây thần kinh mặt, đã được ghi
nhận với tỉ lệ 30% trường hợp.
Đường rạch dưới hàm và đường rạch sau
hàm đã được mô tả trong y văn giúp điều trị tốt
cho đường gãy lồi cầu nhưng có nhược điểm là
yêu cầu đường rạch dài và có nguy cơ tổn
thương DTK mặt, đặc biệt là nhánh bờ hàm
dưới. Đường rạch dưới hàm cao xuyên cơ cắn
(HSTA) là đường rạch thuận lợi, tiếp cận nhanh
đến vùng lồi cầu thường được sử dụng trong
phẫu thuật hàm mặt. Đường rạch này được sử
dụng trong khoa của Lutz (từ năm 1994). Điểm
đặc biệt của phương pháp này là rạch cơ cắn
giữa các nhánh của thần kinh mặt. Đây là bước
khó khăn khiến cho các phẫu thuật viên ngại
dùng phương pháp này, dù phương pháp này
được cho là phương pháp an toàn do tỷ lệ tổn
thương dây thần kinh mặt thấp. Lutz (2010)(7)
thực hiện đường rạch này trên 10 xác nhằm xác

316

định chiều cao của các nhánh bờ hàm dưới và
nhánh má dưới. Với kết quả: chiều cao trung
bình của nhánh má dưới là 16,8mm ± 7,2, nhánh
bờ hàm dưới có chiều trung bình là 3,2mm ± 3,0,

tác giả đã kết luận rằng đường rạch hàm cao
xuyên cơ cắn tạo ra đường bộc lộ rõ và ít tổn
thương các nhánh dây thần kinh mặt trên cơ cắn
ngay cả khi chạm đúng dây thần kinh mặt. Do
vậy, một số tác giả đã cải tiến đường rạch sau
hàm như: đường rạch sau hàm ngắn (chiều dài
đường rạch ≤ 20mm) giúp thu hẹp đường rạch
nhưng vẫn bảo đảm cho phẫu thuật viên thao tác
được vuông góc với đường gãy. Nghiên cứu này
đã chọn đường rạch dưới hàm (đường rạch
Risdon) biến đổi (có cải tiến) để điều trị cho tất cả
các BN vì những lý do sau: Theo Lutz (2010)(7)
cho thấy chiều cao thấp nhất của nhánh má dưới
là 7mm, cao nhất là 32mm, trong khi đó nhánh
bờ hàm dưới có chiều cao thấp nhất là -3mm và
cao nhất là 9mm. Như vậy đường rạch dưới hàm
cao mà được chọn trong nghiên cứu này chỉ cần
cách bờ dưới XHD về phía dưới tối thiểu 4mm là
tương đối an toàn (đường rạch trong nghiên cứu
này cách bờ dưới XHD khoảng 5mm). Ngoài ra
đường rạch dưới hàm này không bộc lộ các
nhánh DTK mặt giống như các đường rạch khác
và đường rạch này cũng gần vị trí gãy hơn
đường rạch Risdon cổ điển. Đường rạch này
cũng hoàn toàn không chạm đến tuyến mang tai.
Như vậy hạn chế tối đa nguy cơ xuất hiện 2 biến
chứng nặng nhất của PT điều trị gãy lồi cầu (tổn
thương DTK mặt và dò tuyến nước bọt). Nghiên
cứu này ghi nhận không có trường hợp biến
chứng nào bị liệt thần kinh mặt. Ngoài ra, đường

rạch này cũng gần vị trí gãy hơn đường rạch
Risdon cổ điển, giúp tiếp cận nhanh vùng gãy.
Chiều dài đường rạch cũng ngắn hơn đường
rạch cổ điển để hạn chế phần nào thẩm mỹ
không đạt do nhìn thấy sẹo, nhiễm trùng vết mổ.
Sau phẫu thuật 4 tuần, vết sẹo đã bắt đầu có màu
sắc bình thường tuy nhiên còn 16 trường hợp vết
sẹo còn hơi đỏ nhưng nhờ đường rạch dưới hàm
nên vết sẹo cũng hơi khuất nhìn kỹ mới phát
hiện. Silvennoinen và cs(11) không ghi nhận được

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016
trường hợp nào có sẹo phì đại trong các BN được
điều trị gãy lồi cầu qua đường dưới hàm, tất cả
BN đều hài lòng với các vết sẹo. Worsaae và
Thorn(13) cũng cho rằng vết sẹo ở đường rạch
dưới hàm hầu hết gần như không nhìn thấy rõ.
Nghiên cứu của Kallela thì ghi nhận có 1/ 11 BN
than phiền về vết sẹo. Ellis (2000)(1) đánh giá tỷ lệ
vết sẹo sau phẫu thuật ở 183 BN có 79 (43%)
trường hợp nhìn không rõ vết sẹo, có 92 (50%) có
thể nhìn thấy vết sẹo nhưng da phủ bình
thường, 4 (2%) vết sẹo phì đại; có 3 (2%) sẹo lớn
và 5 trường hợp hình ảnh không rõ không đánh
giá được. Đa số các nghiên cứu có thời gian đánh
giá vết sẹo tương đối lâu, kéo dài đến 3 năm.
Mặc dù thời gian đánh giá của nghiên cứu này (6

tháng) ngắn hơn so với thời gian đánh giá của
các tác giả khác nhưng cũng ghi nhận được 1
trường hợp phì đại sẹo ngay vị trí mổ (Bảng 4).
Bảng 4. Biểu hiện và màu sắc của sẹo
Thời gian
4 tuần
3 tháng
6 tháng

n
41
41
41

Sẹo đẹp
25
36
40

Sẹo vừa
16
5
0

Sẹo xấu
0
0
1

Lauer (2007)(5) đã kết luận rằng dùng nẹp

nhỏ với chiều dày ≥ 1mm, 2 nẹp nhỏ hoặc nẹp
nén thì ít biến chứng xảy ra. Tương tự Seeman
(2007)(10) cũng cho rằng dùng nẹp để cố định gãy
cổ lồi cầu là hiệu quả. Ngoài ra, đa số các tác giả
đều đồng ý rằng nên sử dụng 2 nẹp và phải đặt
nẹp theo hướng tạo ra sức căng cơ nhai khi nhai
để giúp ổn định lồi cầu bên gãy khi nhai và
không bị gãy nẹp. Hệ thống nẹp vít nhỏ đã được
sử dụng trong điều trị tại Việt Nam từ bệnh viện
Răng Hàm Mặt Trung Ương thành phố HCM
năm 2006, với bước đầu sử dụng có khó khăn về
kĩ thuật và chi phí đắt hơn cột chỉ thép, nhưng
đa số các tác giả đồng ý rằng hệ thống nẹp vít
nhỏ mang lại sự vững ổn cao trong việc cố định
vị trí gãy, tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, sau
điều trị tỉ lệ biến chứng thấp và kết quả lành
thương rất tốt trên gãy XHD vùng cành ngang
vùng gốc hàm và vùng cằm. Do điều kiện hạn
chế về kinh tế của địa phương, nên cho tới nay
hệ thống nẹp nhỏ được sử dụng để điều trị BN

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

Nghiên cứu Y học

trong nghiên cứu này vẫn là phương tiện tốt
nhất và duy nhất được sử dụng tại bệnh viện đa
khoa tỉnh Bình Định. Trong nghiên cứu này,
chúng tôi sử dụng 2 nẹp nhỏ để cố định cho tất
cả các trường hợp.

Sau phẫu thuật, độ há miệng tối đa của BN
cải thiện đáng kể, há miệng chủ động gần như
bình thường (Bảng 5). Bệnh nhân dễ dàng vận
động hàm sớm sau mổ và thoải mái do không có
cung cố định hàm trong miệng, đây là ưu điểm
rất lớn khi sử dụng hệ thống nẹp vít nhỏ này để
điều trị gãy lồi cầu xương hàm dưới. Phép kiểm t
bắt cặp với p<005 cho thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Kết quả cho thấy tình trạng há
miệng cải thiện đáng kể sau khi cố định bằng
nẹp và vít nhỏ (Bảng 6). Khi cho há miệng tối đa,
BN vẫn còn đau tăng dần với mức độ từ đau nhẹ
(14,6%) đến đau nhiều 29,3%. Sau 6 tháng, chưa
ghi nhận được những tổn thương ở đầu LC như
tình trạng tiêu xương, mòn đầu lồi cầu, hình
thành gai xương hoặc xơ hóa đầu lồi cầu.
Bảng 5. Độ há miệng tối đa sau phẫu thuật
Độ há miệng
Độ há miệng
tối đa nhỏ nhất(mm)
Độ há miệng
tối đa lớn nhất(mm)
TB Độ há miệng
tối đa (mm)
Trung bình

Nam

Nữ


25 mm

30 mm

47 mm

47 mm

41,06 ± 5,8 mm 40,00 ± 7,4 mm
40,88 ± 5,93mm

Bảng 6. So sánh độ há miệng tối đa giữa trước và sau
phẫu thuật
Độ há miệng tối đa
Trước PT (mm)
Sau PT (mm)

TBình
12,24
40,88

ĐLC
5,02
5,93

p
0,001

KẾT LUẬN
Qua điều trị PT 41 trường hợp gãy lồi cầu

bằng đường ngoài mặt với cố định bằng hệ
thống nẹp và vít nhỏ tại Khoa Răng Hàm Mặt,
bệnh viện đa khoa tỉnh Bình định từ tháng 1
năm 2010 đến tháng 7 năm 2013, chúng tôi nhận
thấy trong số các đường rạch ngoài mặt, đường
rạch dưới hàm được cho là phương pháp an
toàn, ít biến chứng, hiệu quả trong việc cải thiện
chức năng, giải phẫu và thẩm mỹ cho bệnh nhân

317


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

bị chấn thương gãy cổ lồi cầu. Cùng với hướng
điều trị mới với đường vào trong miệng để nắn
chỉnh và kết hợp xương còn trong giai đoạn
nghiên cứu thử nghiệm tại Việt nam, nghiên cứu
này góp phần cung cấp một phác đồ điều trị
hoàn chỉnh về điều trị gãy lồi cầu xương hàm
dưới cho Bác sĩ Răng Hàm Mặt tuyến tỉnh.

8.

9.

10.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.
4.

5.
6.

7.

318

Ellis E., McFadden D., Simon P, Throckmorton G., (2000).
"Surgical Complications With Open Treatment of Mandibular
Condylar Process Fractures." J Oral Maxillofac Surg 58: 950-958.
Hammer B.Schier P., et al. (1997). "Osteosynthesis of condylar
neck fractures: a review of 30 patients." Br J Oral Maxillofac
Surg 35(4): 288- 291.
Hoàng Tử Hùng (2005). Cắn Khớp học. Nhà xuất bản Y học, chi
nhánh Thành phố Hồ Chí Minh.
Kallela, I.A. L. Soderholm, et al. (1995). "Lag-screw
osteosynthesis of mandibular condyle fractures: a clinical and
radiological study." J Oral Maxillofac Surg 53(12): 1397-1404;
discussion 1405-1396.
Lauer G.Haim D., et al. (2007). "Plate osteosynthesis of the
mandibular condyle." Ann Anat189: 412—417.
Lê Phong Vũ và Lê Đức Lánh (2011). "Dịch tễ lâm sàng và điều

trị gãy xương hàm dưới tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang
từ năm 2006 đến 2010."
Lutz J-C., Clavert P., Wolfram-Gabel R.,Wilk A.,Kahn J-L.,
(2010). "Is the high submandibular transmasseteric approach
to the mandibular condyle safe for the inferior buccal branch?"
Surg Radiol Anat 32: 963– 969.

11.

12.

13.

MEYER C.ZINK S., et al. (2008). "Clinical experience with
osteosynthesis of subcondylar fractures of the mandible using
TCP plates." Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery(), 36: 260268.
Nguyễn Kim Khôi và Lê Đức Lánh (2011). Tình hình gãy
xương hàm dưới tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai từ
2006- 2009, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y dược TP. Hồ Chí
Minh.
Seemann R.Schicho K., et al. (2007). "Clinical evaluation of
mechanically optimized plates for the treatment of condylar
process fractures." Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol
Endod 104(6): e1- 4.
Silvennoinen, U.T. Iizuka, et al. (1994). "Analysis of possible
factors leading to problems after nonsurgical treatment of
condylar fractures." J Oral Maxillofac Surg 52(8): 793-799.
Tang W.Gao C., et al. (2009). "Application of Modified
Retromandibular Approach Indirectly From the Anterior
Edge of the Parotid Gland in the Surgical Treatment of

Condylar Fracture." J Oral Maxillofac Surg 67: 552-558.
Worsaae, N. and J. J. Thorn (1994). "Surgical versus
nonsurgical treatment of unilateral dislocated low
subcondylar fractures: a clinical study of 52 cases." J Oral
Maxillofac Surg 52(4): 353-360; discussion 360- 351.

Ngày nhận bài báo:

06/02/2016

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

17/02/2016

Ngày bài báo được đăng:

25/03/2016

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016

Nghiên cứu Y học

FLUORIDE CONCENTRATION AND MICROHARDNESS IN ENAMEL AMONG 12-14-YEAR-OLD CHILDREN
LIVING IN FLUORIDATED AND NON-FLUORIDATED AREAS IN HO CHI MINH CITY, VIET NAM
272
Nguyen Thi Thanh Tung, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 272 - 277
272

ASSOCIATION OF BODY MASS INDEX WITH GINGIVITIS AND DENTAL CARIES IN 10 YEAR
SCHOOLCHILDREN IN HO CHI MINH CITY
278
Pham Anh Vu Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 278 - 285
278
ASSOCIATION OF OBESITY WITH TYPE 2 DIABETES AND PERIODONTAL STATUS IN PATIENTS
REPORTING AT THE TRADITIONAL MEDICINE INSTITUTE, HO CHI MINH CITY
286
Pham Anh Vu Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 286 - 291
286
CLINICAL STUDY TO EVALUATE THE DESENSITIZING EFFICACY OF A PASTE CONTAINING 8% ARGININE
AND CALCIUM CARBONATE AS PRE-PROCEDURAL TREATMENT BEFORE DENTAL PROPHYLAXIS
292
Nguyen Thi Anh Thu, Pham Anh Vu Thuy, * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 292 297
292
ORAL HEALTH STATUS AND TREATMENT NEEDS OF NURSING HOME ELDERLY IN HO CHI MINH CITY 298
Pham Anh Vu Thuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 298 - 304
298
LOWER INCISOR POSITION AND SYMPHYSEAL DIMENSIONS IN ADULTS WITH CLASS I AND III OF JAW
RELATIONSHIP (A LATERAL CEPHALOMETRIC FILMS STUDY)
305
Vo Thi Huong Phu, Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 305 - 312
305
TREATMENT OF MANDIBULAR CONDYLAR NECK FRACTURES USING OSTEOSYNTHESIS WITH PLATE 313
Tran Quy De, Le Duc Lanh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 2 - 2016: 313 - 318
313

Chuyên Đề Răng Hàm Mặt

319




×