Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Đánh giá kết quả điều trị phác đồ hóa trị phối hợp Bevacizumab trên bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.12 MB, 9 trang )

Bệnh viện Trung ương Huế

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHÁC ĐỒ
HÓA TRỊ PHỐI HỢP BEVACIZUMAB TRÊN
BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG DI CĂN
La Thị Hoàng Oanh, Phan Thị Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Thanh Nga, Trần Trọng Bảo.

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hóa trị là phương pháp điều trị chính giúp cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian sống
thêm cho bệnh nhân ung thư đại trực tràng (UTĐTT) giai đoạn muộn.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ đáp ứng điều trị, thời gian sống không tiến triển bệnh, thời gian sống thêm toàn
bộ và một số độc tính của phác đồ. Đối tượng và phương pháp: 29 bệnh nhân UTĐTT di căn được điều trị
bằng phác đồ hóa trị phối hợp Bevacizumab với phương pháp mô tả hồi cứu và tiến cứu.
Kết quả: Dung nạp hóa trị tốt với độc tính chủ yếu ở độ 1-2, có thể kiểm soát được và không gây ảnh
hưởng đến liệu trình điều trị. Tỉ lệ kiểm soát bệnh sau điều trị 6 tháng đạt 96,6%. Thời gian sống thêm không
tiến triển bệnh trung bình là 17,1 ± 9,8 tháng, trung vị là 14,5 tháng. Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình
là 21,0 ± 12,6 tháng, trung vị 16,5 tháng.
Kết luận: Bevacizumab giúp cải thiện kết quả điều trị khi phối hợp với các phác đồ hóa trị, độc tính trên
các cơ quan ở mức độ vừa phải và mang lại hiệu quả tương đối cao trong điều trị bệnh nhân UTĐTT di căn.
Từ khóa: Ung thư đại trực tràng di căn, hóa trị phối hợp Bevacizumab.

ABSTRACT
EVALUATE RESULTS OF BEVACIZUMAB PLUS CHEMOTHERAPY IN PATIENTS
WITH METASTATIC COLORECTAL CANCER
La Thi Hoang Oanh, Phan Thi Đo Quyen, Nguyen Thi Thanh Nga, Tran Trọng Bao
Background: Chemotherapy is the main treatment that improves symptoms and prolongs the survival
of colorectal cancer patients in the late stage.
Objectives: Evaluate the responses, disease – free survival, overall survival and toxicities of therapies.
Materials and methods: Cross-sectional study in 29 patients with metastatic colorectal cancer.
Results: Good chemotherapy tolerance with major toxicity at 1-2 degrees, can be controlled and didn’t
affect the course of treatment. The rate of disease control after 6 months was 96.6%. The average disease


- free survival was 17.1 ± 9.8 months, the median was 14.5 months. The average overall survival was 21.0
± 12.6 months, median 16.5 months. Conclusion: Bevacizumab helps improve treatment results when
combined with chemotherapy regimens, toxicity on organs at a moderate level and brings relatively high
1. Bệnh viện TW Huế

- Ngày nhận bài (Received): 15/6/2019; Ngày phản biện (Revised): 30/7/2019;
- Ngày đăng bài (Accepted): 26/8/2019
- Người phản hồi (Corresponding author): La Thị Hoàng Oanh
- Email:
. ; ĐT:

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

131


Đánh giá kết quảBệnh
điềuviện
trị phác
Trung
đồương
hóa trị...
Huế
efficacy in the treatment of metastatic colorectal cancer patients.
Key words: Metastatic colorectal cancer, Bevacizumab plus chemotherapy.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng là một trong những ung

mục tiêu chính:

1. Mô tả một số độc tính thường gặp.

thư thường gặp nhất của đường tiêu hóa, trên thế giới

2. Đánh giá tỉ lệ đáp ứng, thời gian sống thêm

cũng như ở Việt Nam. Theo Globocan 2018, thế giới

không tiến triển bệnh, thời gian sống thêm toàn

phát hiện khoảng 1,8 triệu ca mới mắc UTĐTT và

bộ.

tỉ lệ tử vong vì bệnh này là 9,2 % (khoảng 881.000
ca). Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2018,
phát hiện thêm 14.733 ca mới mắc UTĐTT, đứng
hàng thứ tư trong các loại ung thư ở nam (chiếm tỉ lệ
8,4%) và thứ hai trong các loại ung thư ở nữ (chiếm
tỉ lệ 9,6%), chỉ sau ung thư vú [1].
Theo WHO năm 2008, trong những bệnh nhân
UTĐTT mới được phát hiện thì qua chẩn đoán có
40% trường hợp đã có di căn ngay tại thời điểm ban
đầu và 25% trường hợp phát hiện tái phát, di căn sau
điều trị [2]. Ở Việt Nam, tỉ lệ bệnh nhân đến ở giai
đoạn muộn và di căn sau phẫu thuật còn khá cao.
Hóa trị trong giai đoạn này là phương pháp điều trị
chính giúp cải thiện triệu chứng và kéo dài thời gian
sống thêm cho người bệnh. Các nghiên cứu đối với
những bệnh nhân ở giai đoạn muộn cho thấy hóa trị

có vai trò rõ rệt hơn việc chỉ điều trị chăm sóc nâng
đỡ cho bệnh nhân [4].
Điều trị hóa trị trong UTĐTT di căn đã có lịch
sử lâu dài từ phác đồ điều trị đơn chất 5-FU cho
tới các phác đồ đa hóa trị phối hợp Bevacizumab,
Cetuximab. Tại Bệnh viện Trung ương Huế, việc
kết hợp điều trị đa mô thức trong UTĐTT như kết
hợp phẫu thuật với xạ trị và hóa chất đã nâng cao
chất lượng điều trị và kéo dài thời gian sống thêm
cho bệnh nhân. Trong đó, điều trị hóa chất phối hợp
Bevacizumab có vai trò quan trọng đối với những
bệnh nhân UTĐTT giai đoạn di căn. Vì vậy, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả
điều trị phác đồ hóa trị phối hợp Bevacizumab trên
bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn” với hai

132

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: 29 bệnh nhân
UTĐTT di căn ngay từ đầu hoặc tiến triển di căn sau
phẫu thuật, hóa trị được điều trị bằng phác đồ phối
hợp 5-FU hoặc Capecitabin (FOLFOX6, XELOX,
FOLFIRI, FOLFOXIRI) với Bevacizumab tại Bệnh
viện Trung ương Huế từ tháng 5/2015 đến tháng
7/2019.
2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh
- Chẩn đoán mô học là ung thư biểu mô đại
tràng, trực tràng.

- Không mắc bệnh ung thư trước đó.
- Chỉ số toàn trạng ECOG ≤ 2.
- Chức năng tủy xương, gan, thận, tim mạch
trong giới hạn bình thường.
- Điều trị tối thiểu 6 tháng hóa trị, có hồ sơ lưu
trữ đầy đủ.
2.3. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô
tả hồi cứu và tiến cứu
2.4. Các bước tiến hành
Bước 1: Lựa chọn, đánh giá bệnh nhân theo tiêu
chuẩn chọn bệnh.
- Đánh giá giai đoạn theo AJCC.
- Đánh giá đáp ứng theo tiêu chuẩn đánh giá đáp
ứng cho u đặc (RECIST).
- Đánh giá độc tính theo tiêu chuẩn của Tổ chức
Y tế Thế giới-NCI 2.0
Bước 2: Điều trị phác đồ phối hợp thuốc có 5-FU
hoặc Capecitabine (FOLFOX6, XELOX, FOLFIRI,
FOLFOXIRI) với Bevacizumab và đánh giá sau
mỗi 2 tháng.

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm
n

Nam
18
Giới
Nữ
11
Tuổi

Tuổi trung bình
<60
≥60

ECOG

0
1
2

%
62,1
37,9

48,5± 13,4 (20-69)
23
6

79,4
20,6

11
18

0

37,9
62,1
0

Tổng
52
100
- Tuổi trung bình trong nghiên cứu 48,5 ± 13,4 (20-69), bệnh nhân dưới 60 tuổi chiếm 79,4% . Tỷ lệ
nam/nữ=1,64/1.
- Chỉ số toàn trạng ECOG 1 chiếm cao nhất (62,1%), không có trường hợp nào ECOG 2.
3.2. Đặc điểm vị trí khối u nguyên phát

Biểu đồ 3.1: Đặc điểm vị trí khối u nguyên phát
Khối u đại tràng trái chiếm đa số trường hợp (48%).
3.3. Vị trí di căn
Bảng 2. Vị trí di căn
Vị trí di căn
n

%

Gan

14

29,2

Phổi


12

25,0

Phúc mạc

11

22,9

Xương

2

4,2

Não

1

2,1

Khác

8

16,6

- Di căn gan và di căn phổi chiếm tỉ lệ cao nhất, với tỉ lệ lần lượt là 29,2% và 25%.

Số vị trí di căn: Di căn 1 vị trí chiếm tỉ lệ cao nhất 48,2%, tiếp đến là di căn 2 vị trí chiếm tỷ lệ 34,5%,
có 1 trường hợp di căn 5 vị trí (phổi, não, tụy, thượng thận, xương).

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

133


Đánh giá kết quảBệnh
điềuviện
trị phác
Trung
đồương
hóa trị...
Huế
3.4. Các phác đồ hóa trị phối hợp
Bảng 3. Phác đồ hóa trị phối hợp
Phác đồ

n

%

XELOX

2

6,9

FOLFOX6


15

51,7

FOLFIRI

10

34,5

FOLFOXIRI

2

6,9

29

100

Tổng

- Đa số bệnh nhân được điều trị phối hợp với phác đồ FOLFOX6, chiếm 51,7%.
3.5. Các tác dụng phụ.
3.5.1. Tác dụng phụ lên hệ tạo huyết
Bảng 4. Tác dụng phụ lên hệ tạo huyết
Độc tính

Phân độ

Độ 0

Độ 1

Độ 2

Độ 3

Độ 4

Tổng

Giảm
bạch cầu

14
7
6
2
29
48,3%
24,1%
20,7%
6,9%
100
20
8
1
29
Thiếu máu

68,9%
27,7%
3,4%
100%
Giảm
26
3
29
tiểu cầu
89,7%
10,3%
100%
- Giảm bạch cầu gặp ở 51,7% bệnh nhân, trong đó chủ yếu là giảm bạch cầu độ 1 và độ 2, chiếm tỉ lệ
lần lượt là 24,1% và 20,7%.
- Thiếu máu chiếm 31,1% trường hợp, trong đó chủ yếu là độ 1(27,7%).
- Có 3/29 bệnh nhân có giảm tiểu cầu độ 1(chiếm 10,3%).
3.5.2. Tác dụng phụ trên chức năng gan, thận
Bảng 5. Tác dụng phụ trên chức năng gan, thận
Phân độ
Tổng
Độc tính
Độ 0
Độ 1
Độ 2
Độ 3
Độ 4
29
100%
28
1

Creatinin
96,5%
3,4%
24
4
AST
82,8%
13,8%
24
4
ALT
82,8%
13,8%
29
Bilirubin
100%
- Tăng creatinin độ 1 chiếm 3,4%.
- Tăng AST/ALT máu độ 1-2 chiếm 17,2%.
- Không có trường hợp nào tăng bilirubin máu.
Ure

134

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

1
3,4%
1
3,4%
-

29
100%
29
100%
29
100%
29

100%
29
100%

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
3.5.3 Tác dụng phụ trên một số cơ quan khác
Bảng 6. Tác dụng phụ khác
Phân độ
Độc tính

Tổng
Độ 0

Độ 1

Độ 2

Độ 3

Độ 4

Nôn

3
10,4%

14

48,3%

10
34,4%

2
6,9%

-

29
100%

Tiêu
chảy

17
58,7%

11
37,9%

1
3,4%

-

-

29

100%

Viêm
miệng

25
86,2%

4
13,8%

-

-

-

29
100%

Tăng
huyết áp

28
96,6%

1
3,4%

-


-

-

29
100%

HFS

26
89,7%

1
3,4%

2
6,9%

-

-

29
100%

TK ngoại
Vi

11

37,9%

15
51,7%

3
10,4%

-

-

29
100%

Đạm
niệu

26
89,7

3
10,4%

-

-

-


29
100%

Xuất
huyết

28
96,6%

-

1
3,4%

-

-

29
100%

HFS: Hội chứng bàn tay chân ; TK: thần kinh
- Số bệnh nhân nôn chiếm tỉ lệ 89,6%, chủ yếu là độ 1 và độ 2.
- Có 62,1% bệnh nhân có bệnh lý thần kinh ngoại vi, chủ yếu là độ 1(51,7%).
- Có 3 trường hợp mắc hội chứng bàn tay chân, trong đó độ 2 chiếm 6,9%.
- 41,3% bệnh nhân bị tiêu chảy do hóa trị, trong đó độ 1 chiếm 37,9%.
- Chỉ có 1 trường hợp bị tăng huyết áp, 1 trường hợp xuất huyết trong quá trình điều trị, chiếm 3,4%.
3.6 Đánh giá đáp ứng và thời gian sống thêm.
3.6.1 Đánh giá đáp ứng điều trị
Bảng 3.7 Đánh giá đáp ứng điều trị

Đáp ứng

n

%

Hoàn toàn

9

31,0

Một phần

19

65,6

Tiến triển

1

3,4

Tổng

29

100


- Bệnh nhân đáp ứng điều trị chiếm tỉ lệ cao

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

(96,6%), chỉ có 1 trường hợp bệnh tiến triển, chiếm
tỉ lệ 3,4%.
3.6.2. Thời gian sống thêm không tiến triển
bệnh
- Thời gian sống thêm không tiến triển bệnh
trung bình là 17,1 ± 9,8 tháng, cao nhất là 49 tháng,
thấp nhất là 7 tháng.
- Trung vị thời gian sống thêm không tiến triển
bệnh là 14,5 tháng.

135


Đánh giá kết quảBệnh
điềuviện
trị phác
Trung
đồương
hóa trị...
Huế
3.6.3 Thời gian sống thêm toàn bộ
- Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 21,0 ±
12,6 tháng, cao nhất là 49 tháng, thấp nhất là 7 tháng.
- Trung vị thời gian sống thêm toàn bộ là 16,5
tháng.
Tỉ

lệ

Tỉ
lệ

Thời gian (tháng)

Biểu đồ 3.2: Thời gian sống thêm không tiến triển bệnh

Thời gian

Biểu đồ 3.3: Thời gian sống thêm toàn bộ

IV. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu và tính tuổi, lớn nhất là 69 tuổi, trong đó bệnh nhân lớn tuổi
chất bệnh lý
chiếm tỷ lệ 20,6%. Đây cũng là lứa tuổi thường gặp
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung nhất của ung thư đại trực tràng. Kết quả này thấp hơn
bình mắc UTĐTT di căn là 48,5 tuổi, trẻ nhất là 20 so với các nghiên cứu trong nước và thế giới:
Bảng 8. So sánh độ tuổi của các nghiên cứu
Nghiên cứu

Tuổi trung bình

Độ tuổi

56

28 – 75


57,7

28 – 79

Leonard B Slatz và cs [6] (2008)

60

19 – 83

J. Ocvirk và cs [7] (2010)

58

31 – 77

Đỗ Huyền Nga và cs [2] (2018)
Nguyễn Thị Phương Thảo và cs [5] (2019)

Nam giới gặp nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ 1,64/1,
tỉ lệ này tương đồng với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Phương Thảo và Đỗ Huyền Nga với tỉ
lệ nam/ nữ lần lượt là 1,65/1 và 1,7/1[2][5].
Các bệnh nhân trong nghiên cứu thể trạng còn
tốt với chỉ số ECOG ở mức 1 chiếm tỉ lệ cao nhất
(62,1%) và mức 0 chiếm 37,9%. Chỉ số toàn trạng
này phù hợp với tiêu chuẩn chọn bệnh để áp dụng
phác đồ phối hợp Bevacizumab với 2 - 3 thuốc hóa
chất trong ung thư đại trực tràng di căn.


136

Vị trí di căn hay gặp nhất là gan, sau đó là di
căn phổi, não và các vị trí khác [3]. Trong nghiên
cứu, chúng tôi nhận thấy di căn 1 vị trí chiếm tỉ lệ
cao nhất 51,7%, tiếp đến là di căn 2 vị trí chiếm tỷ
lệ 34,5%, có 1 trường hợp di căn 5 vị trí (phổi, não,
tụy, thượng thận, xương), trong đó di căn gan và di
căn phổi chiếm tỉ lệ cao nhất, với tỉ lệ lần lượt là
30,4% và 26%. Kết quả này tương đồng với nghiên
cứu của Lorenzo Antonuzzo với tỉ lệ 1 vị trí di căn là
53,3%, 2 vị trí là 36,5%, ≥ 3 vị trí là 10,2%, trong đó

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
gan và phổi là 2 cơ quan di căn thường gặp nhất [8].
Vị trí khối u nguyên phát có liên quan đến tiên
lượng bệnh và có thể ảnh hưởng đến quyết định điều
trị. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ bệnh nhân
có u nguyên phát ở đại tràng trái cao hơn so với đại
tràng phải, góp phần tiên lượng bệnh tốt hơn.
Chúng tôi lựa chọn phác đồ điều trị phối hợp với
Bevacizumab dựa vào mục tiêu điều trị, thể trạng
và các bệnh lý đi kèm của bệnh nhân, tiền sử dụng
thuốc hóa chất trước đó, giải thích kỹ các độc tính
do thuốc có thể xảy ra và bệnh nhân chấp nhận được,
xem xét khả năng tuân thủ điều trị cũng như điều
kiện kinh tế của bệnh nhân. Đa số bệnh nhân trong

nghiên cứu này được điều trị phối hợp với phác đồ
FOLFOX6 với tỉ lệ đáp ứng khá cao, độc tính tương
đối thấp và bệnh nhân dung nạp được.
4.2 Các độc tính điều trị
4.2.1 Trên hệ tạo huyết
Trong nghiên cứu, giảm bạch cầu là độc tính
thường gặp và chiếm tỷ lệ khá cao. Giảm bạch cầu
gặp ở 51,7% bệnh nhân, trong đó chủ yếu là giảm
bạch cầu độ 1 và 2 chiếm tỉ lệ lần lượt là 24,1%
và 20,7%. Phần lớn bệnh nhân giảm bạch cầu hạt
không ảnh hưởng đến liệu trình điều trị do đáp ứng
tốt với thuốc tăng trưởng kích thích dòng bạch cầu
hạt (G-CSF).
Thiếu máu chiếm 31,1% trường hợp, trong đó
có 27,7% mức độ nhẹ, chỉ điều trị phối hợp nội khoa
bù sắt, không cần phải truyền máu. Ngoài nguyên
nhân do các thuốc hóa trị thì còn do đặc điểm bệnh
lý gây ra như bệnh nhân ăn uống kém và tập quán
hạn chế thịt đỏ của bệnh nhân ung thư nên thiếu
máu nhẹ hay gặp ở nhóm bệnh nhân này.
Nghiên cứu của chúng tôi có 3/29 bệnh nhân
giảm tiểu cầu độ 1(chiếm 10,3%). Tỉ lệ này thấp hơn
so với nghiên cứu của Đỗ Huyền Nga và Nguyễn
Thị Sang với tỉ lệ giảm tiểu cầu lần lượt là 41,6%
(trong đó có 1 trường hợp giảm tiểu cầu độ 4) và
22,1% (trong đó độ 3-4 là 5,9%) [10].
4.2.2 .Ngoài hệ tạo huyết
Trong nghiên cứu, hầu như các phác đồ phối hợp

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


hóa trị với Bevacizumab không ảnh hưởng đến chức
nặng thận, chỉ có 1 trường hợp tăng creatinin máu ở
mức 1. Độc tính trên gan cũng không nghiêm trọng, số
bệnh nhân có tăng AST/ALT độ 1-2 chỉ chiếm 17,2%.
Đối với độc tính trên một số cơ quan khác: nôn là
độc tính thường gặp nhất, chiếm 89,6% số bệnh nhân,
chủ yếu độ 1-2 (chiếm 82,7%). Tỉ lệ này cao hơn
nghiên cứu của Đỗ Huyền Nga (2018) là 58,3% [2].
Theo nghiên cứu của chúng tôi, 41,3% bệnh nhân
bị tiêu chảy do hóa trị, trong đó độ 1 chiếm 37,9%.
So sánh với kết quả nghiên cứu của Đỗ Huyền
Nga, tỉ lệ này lần lượt là 43,7% và 33,3% [2]. Tỉ lệ
tiêu chảy trong nghiên cứu của Cassidy J và cs là
61%[9]. Không có trường hợp nào phải ngừng điều
trị do độc tính tiêu chảy và tất cả bênh nhân này đều
cải thiện triệu chứng khi dùng Loperamid 2mg, có
thể phối hợp thêm Atropin trước truyền Irinotecan.
Một số thuốc trong phác đồ có thể gây tiêu chảy bao
gồm: Irinotecan, Capecitabine và 5-FU.
Hội chứng bàn tay chân là tác dụng phụ đặc trưng và
thường gặp khi điều trị phác đồ có chứa Capecitabine.
Trong nghiên cứu này, hội chứng bàn tay chân gặp ở 3
trường hợp, trong đó độ 2 chiếm 6,9%.
Độc tính thần kinh ngoại vi thường liên quan
đến liều điều trị Oxaliplatin. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi có 62,1% số bệnh nhân có bệnh lý
thần kinh ngoại vi, chủ yếu là độ 1 chiếm 51,7% với
dấu hiệu dị cảm nhẹ, tê đầu chi. Nghiên cứu của Đỗ
Huyền Trang ghi nhận tỉ lệ độc tính rối loạn cảm

giác thần kinh ngoại vi là 52,1%, trong đó mức độ
nhẹ gặp 29,2% đến mức độ vừa 22,9%. Tỉ lệ này
trong nghiên cứu của Cassidy J và cs là 80%, trong
đó độ 3-4 là 17% [2][9].
Các độc tính liên quan đến Bevacizumab: Nghiên
cứu của chúng tôi chưa ghi nhận trường hợp nào bị
thủng đường tiêu hóa hoặc huyết khối liên quan đến
Bevacizumab, chỉ ghi nhận có 1 trường hợp bị tăng
huyết áp, 1 trường hợp xuất huyết (chảy máu mũi)
trong quá trình điều trị, chiếm 3,4% và 3 trường hợp
có đạm niệu độ 1, chiếm 10,4%. Trường hợp bệnh
nhân tăng huyết áp được phát hiện ở chu kỳ thứ 2

137


Đánh giá kết quảBệnh
điềuviện
trị phác
Trung
đồương
hóa trị...
Huế
của hóa trị phối hợp FOLFOX6 với Bevacizumab,
được kiểm soát tốt với thuốc huyết áp Amlodipin
trong quá trình điều trị hóa chất cho đến nay.
4.3. Đánh giá tỉ lệ đáp ứng và thời gian sống
thêm không tiến triển bệnh, sống thêm toàn bộ
Trong kết quả nghiên cứu, tỉ lệ kiểm soát bệnh sau
điều trị 6 tháng đạt 96,6%, với chủ yếu là đáp ứng một

phần chiếm 65,6% trường hợp, đáp ứng hoàn toàn là
31% và chỉ có 1 bệnh nhân tiến triển ngay sau hóa
trị, chiếm 3,4%. Tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn và một phần
trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo với tỉ lệ lần lượt là
11,1% và 51,1%[5]. Nghiên cứu của Đỗ Huyền Nga
trên 48 bệnh nhân với phác đồ Bevacizumab phối
hợp hóa trị FOLFOX4 cho thấy tỉ lệ kiểm soát bệnh
sau 6 tháng là 77,1%, đáp ứng hoàn toàn là 12,5%,
một phần là 52,1%, giữ nguyên là 12,5%, bệnh tiến
triển chiếm 22,9% [2]. Lorenzo Antonuzzo nghiên
cứu trên 197 bệnh nhân UTĐTT giai đoạn muộn
được điều trị với Bevacizumab kết hợp XELOX cho
tỉ lệ đáp ứng hoàn toàn là 5,1%, một phần là 44,2%,
giữ nguyên là 27,9%, bệnh tiến triển chiếm 6,6% [8].
Như vậy, tỉ lệ đáp ứng của Bevacizumab phối hợp
với các phác đồ hóa trị khá cao, cho thấy đây là một
phương thức điều trị hiệu quả.
Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, thời
gian sống thêm không tiến triển bệnh trung bình là
17,1 ± 9,8 tháng, cao nhất là 49 tháng, thấp nhất là
7 tháng, trung vị là 14,5 tháng. Kết quả này cao hơn
so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo với
thời gian sống thêm bệnh không tiến triển là 10,39
tháng, cao nhất là 19,3 tháng, thấp nhất là 3,5 tháng,
trung vị là 10,1 tháng [5]. Theo kết quả nghiên cứu
của Đỗ Huyền Nga, sống thêm không tiến triển trung
vị là 11 tháng. Như vậy, sự phối hợp Bevacizumab
với các phác đồ hóa trị cho thấy cải thiện đáng kể


thời gian sống thêm không tiến triển của bệnh nhân
UTĐTT giai đoạn muộn, so với trước đây chỉ điều
trị chăm sóc triệu chứng đơn thuần thời gian này là
khoảng 2-3 tháng và tăng lên 5-6 tháng khi điều trị
kết hợp 5-FU và Leucovorin.
Thời gian sống thêm toàn bộ bị ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố, trong đó có việc sử dụng các phác
đồ bước 2 và bước 3 sau khi tiến triển với phác đồ
bước 1. Đối với các bệnh nhân có thể dung nạp được
hóa trị phối hợp, các phác đồ 2 thuốc (FOLFOX,
XELOX, FOLFIRI) được khuyến cáo sử dụng hơn
là đơn hóa trị, đặc biệt là đối với các khối u có tiềm
năng phẫu thuật. Nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 21,0
± 12,6 tháng, cao nhất là 49 tháng, thấp nhất là 7
tháng, trung vị là 16,5 tháng, thấp hơn so với kết
quả nghiên cứu trung vị của Đỗ Huyền Nga là 21,25
tháng và Cassidy J là 19,8 tháng [2] [9].
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 29 bệnh nhân UTĐTT di căn
được điều trị hóa chất phối hợp Bevacizumab,
chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
- Dung nạp hóa trị tốt với độc tính chủ yếu ở độ
1-2, có thể kiểm soát được và không gây ảnh hưởng
đến liệu trình điều trị.
- Tỉ lệ đáp ứng điều trị cao với tỉ lệ kiểm soát
bệnh sau điều trị 6 tháng đạt 96,6%
- Thời gian sống thêm không tiến triển bệnh
trung bình là 17,1 ± 9,8 tháng, trung vị là 14,5 tháng.
- Thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 21,0

± 12,6 tháng, trung vị là 16,5 tháng.
- Bevacizumab giúp cải thiện kết quả điều trị khi
phối hợp với các phác đồ hóa trị, độc tính trên các
cơ quan ở mức độ vừa phải và mang lại hiệu quả
tương đối cao trong điều trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GLOBOCAN 2018(IARC) />today/data/factsheets/populations/704-vietnam-fact-sheets.pdf

138

2. Đỗ Huyền Nga (2018), “Đánh giá kết quả hóa trị
phác đồ bevacizumab kết hợp FOLFOX4 trong
ung thư đại tràng di căn”, Luận án Tiến sỹ Y học,

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019


Bệnh viện Trung ương Huế
Đại học Y Hà Nội, tr 1.
3. Tol J, Koopman M, and Cats A(2009), “Chemotherapy, bevacizumab, and cetuximab in metastatic colorectal cancer”, N Engl J Med. 360, p. 563.
4. Saltz LB, lenz HJ, and Kindler HL (2007),
“Randomized phase II trial of cetuximab,
bevacizumab, and irinotecan compared with
cetucimab and bevacizumab alone in irinotecanrefractory colorectal cancer: the BOND -2
study”, J Clin Oncol. 25, p.4557.
5. Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Thắng (2019),
“Đánh giá kết quả phác đồ Bevacizumab phối
hợp XELOX trong điều trị ung thư đại trực tràng
giai đoạn IV”, Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số

1 -2019, pp. 339 - 343 .
6. Saltz LB, Clarke S, et al (2008) “ Bevacizumab in
combination with oxaliplatin-based chemotherapy as first- line therapy in metastatic colorectal
cancer: a randomized phase III study”, J Clin

Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 55/2019

Oncol. 26(12), pp. 2013-2019.
7. Ocvirk J, Brodowicz T et al (2010), “Cetuximab plus FOLFOX6 or FOLFIRI in metastatic
colorectal cancer: ECOG trial”, World J Gastroenterol, 16(25), pp. 3133-3143.
8. Lorenzo Antonuzzo, Elisa Giommoni, et al
(2015), “Bevacizumab plus XELOX as first-line
treatment of metastatic colorectal cancer: The
OBELIX study”, World J Gastroenterol, 21(23),
pp. 7281-7288.
9. Cassidy J, Clarke S, et al (2012), “XELOX vs
FOLFOX4 as first-line therapy for metastatic
colorectal cancer: NO16966 updated results”,
Br J Cancer,105, p.58. .
10. Nguyễn Thị Sang và cs (2019), “Đánh giá đáp
ứng của Bevacizumab kết hợp XELOX trên bệnh
nhân ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn”,
Tạp chí Ung thư học Việt Nam, số 1 -2019, pp.
344 - 347 .

139




×